










Preview text:
ÔN TẬP HÈ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
NỘI DUNG 2: SỰ ĐA DẠNG – CÁC THỂ CỦA CHẤT – TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
A. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. Sự đa dạng chất
Các loại vật thể Khái niệm Ví dụ Vật thể tự nhiên
là những vật thể có sẵn trong tự cây cối, đồi núi, con nhiên người,... Vật thể nhân tạo
là những vật thể do con người tạo bàn, ghế, máy tính,...
ra để phục vụ cuộc sống. Vật hữu sinh (vật
là vật thể có các đặc trưng sống. Ví dụ: con mèo, con sống) người,... Vật vô sinh (vật
là vật thể không có các đặc trưng
Ví dụ: cái bàn, núi đá không sống) sống vôi,...
2. Các thể của chất, gồm: rắn, lỏng khí
Ví dụ: Nước có thể tồn tại ở thể rắn (nước đá, băng, tuyết), thể lỏng, thể khí (hơi nước) Thể rắn Thể lỏng Thể khí Hình dạng
Hình dạng cố Có hình dạng của vật chứa Có hình dạng của định nó phần vật chứa nó
Khả năng lan Các hạt liên kết Các hạt liên kết không chặt Các hạt chuyển truyền (hay chặt chẽ chẽ. động tự do. Dễ khả năng Không
chảy Có thể rót được và chảy dàng lan truyền chảy)
được (không tự trên bề mặt trong không gian di chuyển được) theo mọi hướng Khả năng rất khó nén khó bị nén Dễ bị nén chịu nén
3. Tính chất của chất
3.1. Tính chất vật lí
Thể (rắn, lỏng, khí).
Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng.
Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác.
Tính nóng chảy, sôi của một chất.
Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
3.2. Tính chất hóa họcCó sự tạo thành chất mới + Chất bị phân hủy + Chất bị đốt cháy
Ví dụ: quá trình đường bị hóa đen khi đun tạo chất mới là tính chất hóa học.
4. Sự chuyển thể của chất
+ Sự nóng chảy: quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất.
+ Sự đông đặc: quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất.
+ Sự bay hơi: quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất.
+ Sự sôi: là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên bề mặt thoáng của chất lỏng.
Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi. Ví dụ:
B. PHIẾU CÂU HỎI ÔN TẬP
Phần I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án: Mỗi câu chọn một phương án đúng nhất.
Câu 1. Cho các vật thể: vi khuẩn, đôi giày, con cá, con mèo, máy bay. Những vật sống
trong các vật thể đã cho là:
A. vi khuẩn, đôi giày, con cá.
B. vi khuẩn, con cá, con mèo.
C. con cá, con mèo, máy bay.
D. vi khuẩn, con cá, máy bay.
Câu 2. Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy
mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A. Dễ dàng nén được
B. Không có hình dạng xác định
C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng
D. Không chảy được.
Câu 3. Dãy gồm tính chất đều thuộc tính chất vật lí là
A. Sự cháy, khối lượng riêng
B. Nhiệt độ nóng chảy, tính tan.
C. Sự phân hủy, sự biến đổi thành chất khác.
D. Màu sắc, thể rắn – lỏng – khí.
Câu 4. Quá trình thể hiện tính chất hóa học của muối ăn (sodium chloride) là:
A. Hòa tan muối vào nước.
B. Rang muối tới khô.
C. Điện phân dung dịch để sản xuất sodium hydroxide trong công nghiệp.
D. Làm gia vị cho thức ăn.
Câu 5. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây do hơi nước ngưng tụ?
A. Tạo thành mây B. Gió thổi.
C. Mưa rơi D. Lốc xoáy.
Câu 6. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Ngưng tụ. B. Hóa hơi. C. Sôi. D. Bay hơi.
Câu 7. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là A. Sự ngưng tụ. B. Sự bay hơi. C. Sự đông đặc. D. Sự nóng chảy
Câu 8. Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của sắt A. Không ngừng tăng. B. Không ngừng giảm.
C. Mới đầu tăng, sau đó giảm. D. Không đổi.
Câu 9. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là sự bay hơi:
A. Quần áo sau khi giặt được phơi khô.
B. Lau ướt bảng, một lúc sau nước bay hơi hết bảng sẽ khô.
C. Mực khô sau khi viết.
D. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm.
Câu 10. Khi nấu cơm, ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do:
A. Hơi nước trong nồi ngưng tụ
B. Hạt gạo bị nóng chảy
C. Hơi nước bên ngoài nồi ngưng tụ
D. Hơi nước bên ngoài nồi đông đặc
Phần II. Trắc nghiệm đúng – sai
Câu 1. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Vật không sống có khả năng trao đổi chất với môi trường
nhưng không có khả năng sinh sản và phát triển.
b) Vật thể tự nhiên là vật sống.
c) Bánh mì và nước ngọt có gas là vật thể nhân tạo
d) Đun nóng bát đựng muối đến khi có tiếng nổ lách tách thể hiện tính chất vật lí
Câu 2. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Vật thể được tạo nên từ chất
b) Kích thước miếng nhôm (aluminium) càng lớn thì khối lượng
riêng của nhôm càng lớn
c) Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó
d) Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi
Câu 3. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Đặc điểm của thể khí là các hạt liên kết chặt chẽ, có hình dạng
và thể tích xác định, rất khó bị nén.
b) Đặc điểm của thể lỏng là các hạt chuyển động tự do; có hình
dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.
c) Ở nhiệt độ thường (25oC, 1 atm), nước ở trạng thái lỏng
d) Đặc điểm của thể rắn là các hạt liên kết chặt chẽ, có hình dạng
và thể tích xác định, rất khó bị nén.
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn
Mỗi câu yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào chỗ trống.
Câu 1. Cho mẫu chất có đặc điểm sau: Có khối lượng xác định, không có thể tích xác
định và không có hình dạng xác định mà man hình dạng của vật chứa nó. Mẫu chất đó đang ở thể nào?
Trả lời: ..........
Câu 2. Có các vật thể sau: quả chanh, máy tính, cây mít, cái chậu, lọ hoa, xe máy, cây
tre. Số vật thể tự nhiên là bao nhiêu?
Trả lời: ..........
Câu 3. Một bình thủy tinh dung tích 20 lít chứa 20 lít oxygen. Nếu ta thêm vào bình 2 lít
khí oxygen nữa thì thể tích oxygen trong bình lúc này là bao nhiêu?
Trả lời: ..........
Câu 4. a) Xoong nồi thường được làm bằng hợp kim của iron vì iron là kim loại dẫn nhiệt
tốt, giúp quá trình nấu ăn nhanh hơn.
b) Bát, đĩa thường được làm bằng sứ vì cách nhiệt tốt, khi đựng thức ăn làm cho thức ăn
lâu nguội và người dùng không bị nóng, an toàn.
Số chất được đề cập đến trong phát biểu trên là bao nhiêu?
Trả lời ...........
Câu 5. Cho các tính chất sau: 1) Sự cháy 2) Khối lượng riêng 3) Nhiệt độ nóng chảy 4) Tính tan 5) Sự phân hủy
6) Sự biến đổi thành chất khác 7) Màu sắc
8) Thể rắn – lỏng – khí
Số tính chất đều không thuộc tính chất vật lý là?
Trả lời: ........... Phần IV. Tự luận
Câu 1. ường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng
cho con người. Đường saccharose là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt
là trong nước nóng, nóng chảy ở 185oC. Khi đun nóng, đường saccharose bị phân hủy thành carbon và nước.
Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt
nốt. Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi
đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường
có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng.
a) Em hãy chỉ tên vật thể tự nhiên, tên chất ở những từ in đậm trong đoạn văn trên.
b) Nêu các tính chất vật lí, tính chất hóa học của đường saccharose.
c) Nếu tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide thì sẽ không tốt cho môi trường. Do đó,
công nghệ hiện đại đã tẩy trắng đường bằng biện pháp khác. Em hãy tìm hiểu xem biện
pháp đó là biện pháp nào?
Câu 2. Cho các từ sau: vật lí; chất; sự sống; không có; rắn; lỏng; khí; tự nhiên/ thiên
nhiên; tính chất; thể / trạng thái; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp điền
vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Các chất có thể tồn tại ở ba (1)... cơ bản khác nhau, đó là (2)...
b) Mỗi chất có một số (3)... khác nhau khi tồn tại ở các thể khác nhau.
c) Mọi vật thể đều do (4)... tạo nên. Vật thế có sẵn trong (5)... được gọi là vật thể tự
nhiên; Vật thể do con người tạo ra được gọi là (6)...
d) Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7)... mà vật vô sinh (8)...
e) Chất có các tính chất (9)... như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng,
nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo.
f) Muốn xác định tính chất (10)... ta phải sử dụng các phép đo.
Câu 3. Vào những ngày trời nồm (không khí chứa nhiều hơi nước, độ ẩm cao), sự chênh
lệch nhiệt độ giữa nền nhà và lớp không khí bao quanh khiến hơi nước trong không khí
bị ngưng tụ tạo thành những hạt nước nhỏ gây ẩm ướt cho nền nhà. Để giảm thiểu hiện
tượng này, chúng ta nên đóng kín cửa, hạn chế không khí ẩm vào nhà. Em hãy giải thích
tại sao làm như vậy.
Câu 4. Cho quá trình thực tế dưới đây tương ứng với khái niệm nào trong số các khái
niệm sau: Sự ngưng tụ; Sự đông đặc; Sự bay hơi; Sự nóng chảy; Sự sôi.
Hiện tượng thực tế Khái niệm
1. Tơ nhện được hình thành từ một loại
protein dạng lỏng trong cơ thể nhện. Khi làm
tơ, nhện thả ra protein đó khỏi cơ thể, protein
đó sẽ chuyển thành tơ nhện.
2. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho
nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống
làm lạnh sẽ thu được nước cất.
3. Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển
thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ
thu được các sản phẩm như nồi, chậu thau, …
Câu 5. Bạn Lan lấy một viên đá lạnh nhỏ trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một
giờ sau, bạn Lan không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa.
Bạn Lan để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước.
a) Theo em, nước đã biến đi đâu mất?
b) Nước có thể tồn tại ở những thể nào?
c) Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước?
d) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên bề mặt đĩa.
e) Nếu để một cốc có chứa nước đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy có nước ở
bên ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
PHẦN I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án 1B 2C 3D 4C 5A 6C 7A 8D 9B 10C
Câu 1. → Đáp án: B Câu 2. Đáp án C
Giải thích : Ở thể khí, các hạt di chuyển tự do và chiếm quanh không gian, lan tỏa theo
mọi hướng, điều này thể hiện tính chất vật lí của thể khí.
Câu 3. → Đáp án: D
Tính chất vật lí là những tính chất đo được, hoặc cảm nhận được bằng giác quan và những
biến đổi không xuất hiện chất mới.
Gồm: thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng, tính
tan trong nước hoặc chất lỏng khác, tính nóng chảy, sôi của một chất, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
Câu 4. Đáp án: C
Tính chất hóa học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác.
Điện phân dung muối ăn (sodium chloride) được chất mới là sodium hydroxide thể hiện
tính chất hóa học của muối ăn.
Câu 5. Đáp án A
Giải thích: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt
nước nhỏ, tạo thành mây.
Câu 6. → Đáp án: C
Giải thích: Sự sôi là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi, xảy ra trong toàn bộ khối
chất lỏng. Sự sôi chỉ xảy ra tại nhiệt độ sôi
Câu 7. → Đáp án: A
Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ
Câu 8. → Đáp án: D
Giải thích: Trong thời gian đông đặc thì nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 9. → Đáp án: D
Giải thích: Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm không phải là sự bay hơi.
Câu 10. → Đáp án: A
Bên trong nắp có các giọt nước bám vào đó là do hơi nước trong nồi bốc lên gặp lạnh
đã ngưng tụ lại.
Phần II. Trắc nghiệm Đúng – Sai
Câu 1. Hướng dẫn
a) Sai vì vật không sống không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển.
b) sai vì vật thể tự nhiên chưa chắc đã là vật sống, ví dụ: núi đá vôi là vật thể tự nhiên
nhưng không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển. c) Đúng d) Đúng
Câu 2. Hướng dẫn trả lời a) Đúng
b) Sai vì khối lượng riêng không phụ thuộc vào kích thước
c) sai vì Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi theo hình dạng của nó. d) Đúng Câu 3.
a) Sai vì thể khí các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.
b) sai vì thể lỏng là các hạt liên kết không chặt chẽ, có hình dạng không xác định, có thể
tích xác định, khó bị nén. c) Đúng d) Đúng
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn
Câu 1. → Đáp án: Khí
Chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định.
Câu 2. → Đáp án: 3
Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên. Vậy quả chanh, cây mít, cây tre là vật thể tự nhiên.
Câu 3. → Đáp án: 20
Câu 4. → Đáp án: 2
a) đề cập 1 loại chất đó là : iron
b) đề cập 1 loại chất đó là : sứ
Câu 5. → Đáp án: 4
Số tính chất đều không thuộc tính chất vật lý là: 1) Sự cháy 5) Sự phân hủy 7) Màu sắc
8) Sự biến đổi thành chất khác Phần IV. Tự luận Câu 1.
a) Tên chất: saccharose; nước; sulfur dioxide
Tên vật thể: con người, cây mía, cây thốt nốt, củ cải đường.
b) Tính chất vật lý của đường saccharose: chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc
biệt là trong nước nóng, nóng chảy ở 185oC
Tính chất hóa học của đường saccharose: Khi đun nóng, đường saccharose bị phân hủy thành carbon và nước.
c) Nếu tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide thì sẽ không tốt cho môi trường.
Do đó ngày nay, công nghệ hiện đại thường dùng than hoạt tính để tẩy trắng đường vừa
đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Câu 2.
a) (1). thể/trạng thái; (2). rắn, lỏng, khí b) (3). tính chất
c) (4). chất; (5). tự nhiên/thiên nhiên; (6). vật thể nhân tạo
d) (7). sự sống; (8). không có e) (9). vật lý f) (10). vật lý Câu 3
Nhiệt độ trong nhà thấp hơn nhiệt độ ngoài trời, nên khi không khí có độ ẩm cao (chứa
nhiều hơi nước) tràn vào nhà sẽ ngưng tụ tạo thành các giọt nước bám vào nền nhà làm
nền nhà trơn trượt , do đó cần đóng kín cửa. Câu 4.
Hiện tượng thực tế Khái niệm
1. Tơ nhện được hình thành từ một loại Sự đông đặc
protein dạng lỏng trong cơ thể nhện. Khi làm
tơ, nhện thả ra protein đó khỏi cơ thể, protein
đó sẽ chuyển thành tơ nhện.
2. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho Sự bay hơi và ngưng tụ
nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống
làm lạnh sẽ thu được nước cất.
3. Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển Sự nóng chảy và sự đông đặc
thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ
thu được các sản phẩm như nồi, chậu thau, … Câu 5.
a) Nước đã bốc hơi mất nên không còn trên đĩa nữa.
b) Nước tồn tại ở 3 thể khác nhau: Thể rắn (viên nước đá), thể lỏng (nước trong đĩa); thể khí (hơi nước).
c) Sơ đồ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước:
d) Có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa vì ở thể lỏng các hạt cấu tạo nên chất liên
kết lỏng lẻo nên nó trượt đều ra.
e) Có nước bám bên ngoài cốc là do đá lạnh nên môi trường xung quanh cốc lạnh hơn
làm cho hơi nước trong không khí ngưng tụ thành nước lỏng mà ta nhìn thấy.