










Preview text:
ÔN TẬP HÈ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
NỘI DUNG 3: OXYGEN – KHÔNG KHÍ
A. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ I. OXYGEN
1. Tính chất vật lí
Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước và nặng hơn không khí.
Oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC. Ở thể lỏng và rắn, có màu xanh nhạt
2. Tầm quan trọng của oxygen
Oxygen là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật.
Oxygen cần cho quá trình đốt cháy nhiên liệu như củi, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên,...
để phục vụ đời sống con người.
* Muốn khởi đầu sự cháy, ta cần cung cấp nhiệt ban đầu cho chất cháy (sự khơi mào).
* Quá trình cháy có tỏa nhiệt và phát sáng.
* Trong điều kiện có càng nhiều khí oxygen, sự cháy diễn ra càng mạnh và càng tỏa nhiều nhiệt.
+ Oxygen với quá trình đốt cháy nhiên liệu:
* Trong điều kiện có oxygen và được khơi mào, nhiên liệu sẽ cháy và phát sinh ngọn lửa.
* Ánh sáng và nhiệt tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu đó được dùng để thắp sáng, sưởi
ấm, nấu chín thức ăn hoặc làm các hoạt động máy móc, phương tiện giao thông … 3. An toàn cháy nổ
Tuy nhiên, một số đám cháy đặc biệt (của kim loại, ...) không dập tắt được bằng cách li chất cháy với oxygen
Dùng nước dập chất cháy là gỗ và một số vật liệu rắn.
Dùng cát, khí carbon dioxide dập chất cháy là xăng, dầu.
II. KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Thành phần không khí
2. Vai trò của không khí
Mỗi thành phần trong không khí có vai trò nhất định đối với tự nhiên
Oxygen cần cho Carbon dioxide cần Nitrogen cung cấp Hơi nước góp phần ổn sự hô hấp cho sự quang hợp
một phần dưỡng định nhiệt độ Trái Đất, chất cho thực vật sinh ra mây, mưa
3. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là khi không khí có sự thay đổi lớn về thành phần, chủ yếu là do khói,
bụi hoặc các khí lạ khác.
Biểu hiện: Xuất hiện mùi khó chịu, giảm tầm nhìn, xuất hiện sương mù ban ngày, mưa acid, ..
Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và sức khỏe sinh vật.
Nguyên nhân và hậu quả Nguyên nhân Hậu quả
Tự nhiên: Núi lửa, cháy rừng, ...
Gây ra các bệnh đặc biệt về hô hấp
Con người: Rác thải, khí thải sinh hoạt, giao Gây biến đổi khí hậu và các hiện tượng như
thông, hoạt động sản xuất, ...
mưa acid, hiệu ứng nhà kính, sương mù,
Chất gây ô nhiễm: Carbon monoxide, quang hóa, suy giảm tầng ozone, ảnh hưởng
carbon dioxide, sulfur dioxide, nitrogen nghiệm trọng đến tự nhiên và con người dioxide, ...
Biện pháp bảo vệ môi trường không khí
Kiểm soát khí thải là một trong những biện pháp chính để giảm ô nhiễm không khí.
Tăng cường sử dụng các năng lượng sạch
Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm.
Xử lí khí thải, chất thải độc hại.
Bảo vệ và trồng cây xanh.
B. PHIẾU CÂU HỎI ÔN TẬP
Phần I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án: Mỗi câu chọn một phương án đúng nhất.
Câu 1. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của oxygen? A. 183oC. B. -183oC. C. 196oC. D. -196oC.
Câu 2. Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh? A. Oxygen B. Nitrogen
C. Khí hiếm D. Carbon dioxide.
Câu 3. Trong không khí, oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần về thể tích? A. 1/5 B. 1/4 C. 1/10 D. 1/20.
Câu 4. Quá trình nào sau đây cần oxygen A. Hô hấp B. Quang hợp C. Hòa tan D. Nóng chảy
Câu 5. Hoạt động của ngành kinh tế nào ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất?
A. Sản xuất phần mềm tin học.
B. Sản xuất nhiệt điện. C. Du lịch. D. Giao thông, vận tải.
Câu 6. Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào? A. Nước. B. Từ khí carbon dioxide. C. Từ không khí.
D. Từ thuốc tím (potassium permanganate)
Câu 7. Trong một số đám cháy, đôi khi ta có thể dùng một tấm chăn to, dày và nhúng nước để dập lửa nhằm
A. ngăn đám cháy tiếp xúc với oxgen
B. tăng diện tích tiếp xúc giữa oxygen và chất cháy. C. lấy chất cháy đi D. cung cấp thêm nhiệt
Câu 8. Khi đun bếp lò luôn phải phơi thoáng, quạt hoặc thổi mạnh để
A. Tăng thêm lượng oxygen. B. làm ngọn lửa nhỏ đi
C. thêm chất cháy D. Thêm nhiệt
Câu 9. Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?
A. Quan sát màu sắc của hai khí đó.
B. Ngửi mùi của hai khí đó.
C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
D. Dẫn khí vào từng cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm
tắt nến là carbon dioxide.
Câu 10. Những biện pháp nào dưới đây không góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?
A. Xử lí lượng khí thải từ các nhà máy công nghiệp. B. Trồng nhiều cây xanh.
C. Không đốt các chế phẩm nông nghiệp.
D. Tăng cường sử dụng các phương tiện như ô tô, xe máy.
Câu 11. Lí do nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
A. Khí thải từ các hoạt động công nghiệp và hoạt động xây dựng.
B. Khí thải từ các hoạt động nông nghiệp.
C. Khí thải từ các phương tiện giao thông.
D. Khí tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
Câu 12. Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây là phù hợp nhất? A. Phun nước.
B. Dùng cát đổ trùm lên.
C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào.
D. Dùng chiếc chăn khô đắp vào.
Phần II. Trắc nghiệm đúng – sai
Câu 1. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Ở nhiệt độ phòng, nitrogen tồn tại ở thể khí.
b) Trong không khí, nitrogen chiếm khoảng 1/5 về thể tích.
c) Nitrogen là khí không màu, không mùi.
d) Nitrogen là khí duy trì sự cháy.
Câu 2. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Oxygen tồn tại ở thể khí ở điều kiện nhiệt độ phòng
b) Khí oxygen không màu, không mùi, không vị tan nhiều trong nước
c) Khí oxygen duy trì sự sống và sự cháy
d) Trong không khí, oxygen chiếm 78% về thể tích.
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn
Mỗi câu yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào chỗ trống.
Câu 1. Cho các phát biểu sau về oxygen:
1) Khí oxygen nhẹ hơn không khí
2) Oxygen có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất
3) Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng được ghi lại là -89oC, khi đó oxygen ở thể rắn.
4) Oxygen không chỉ cần thiết cho sự hô hấp của người và động vật mà còn là yếu tố không
thể thiếu của sự cháy
Trả lời: ..........
Câu 2. Khi đốt cháy 1 L xăng, cần 1950 L oxygen và sinh ra 1248 L khí carbon dioxide.
Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 L xăng. Thể tích không khí
cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km là bao nhiêu Lít?. Coi oxygen
chiếm 1/5 thể tích không khí .
Trả lời: ..........
Câu 3. Một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m và chiều cao 4m. Thể tích oxygen
có trong phòng học là bao nhiêu m3. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó.
Trả lời: ..........
Câu 4. Cho các biện phap sau:
a) Hạn chế đốt rác thải sinh hoạt b) Trồng nhiều cây xanh
c) Tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch
d) Xử lí rác đúng quy trình
Số biện pháp hanh chế ô nhiễm môi trường là
Trả lời ........... Phần IV. Tự luận
Câu 1. Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng
oxygen trong không khí đó. Như vậy, mỗi người lớn, trong một ngày đêm cần trung bình:
a) Một thể tích không khí là bao nhiêu?
b) Thể tích oxygen là bao nhiêu (giả sử oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí)?
Câu 2. Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dẫn của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy.
Đầu tiên bạn đốt một ít giấy vụn, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám
cháy. Chỉ một lát sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
a) Chất nào là duy trì sự cháy ở các tờ giấy vụn?
b) Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tắc nào?
c) Tại sao khi phun chất từ bình cứu hỏa vào đám cháy thì đám cháy lại bị dập tắt?
Câu 3. Nung potassium permanganate(KMnO4) trong ống nghiệm như hình dưới đây, phản
ứng sinh ra khí oxygen. Khí được dẫn vào ống nghiệm chứa đầy nước. Khí oxygen đẩy
nước ra khỏi ống nghiệm.
a) Khí thu được trong ống nghiệm có màu gì?
b) Khi nào thì biết được ống nghiệm thu được khí oxygen đã chứa đầy khí?
Câu 4. Hãy giải thích vì sao?
a) Khi càng lên coa thì tỉ lệ lượng khí oxygen càng giảm?
b) Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxygen lại mãnh liệt hơn trong không khí?
c) Vì sao nhiều bệnh nhân bị khó thở và những người thợ lặn làm việc lâu dưới nước ... đều
phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt?
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
PHẦN I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án 1B 2D 3A 4A 5A 6C 7A 8A 9D 10D 11D 12B Câu 2.
Carbon dioxide tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh, cây xanh hấp thụ carbon
dioxide và thải ra khí oxygen. Câu 5.
A: Ít thải ra khí độc hại ra môi trường
B: Đốt nhiên liệu thải ra khí sulfur dioxide, nitrogen oxide gây ô nhiễm
C: Du lịch sử dụng các phương tiện đi lại: máy bay, ô tô, tàu hỏa...sinh ra khói bụi
D: Gây ra khói bụi gây ô nhiễm Câu 6.
Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ không khí bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Người ta hóa lỏng không khí xuống dưới -196oC và ở áp suất cao, ở điều kiện này không khí sẽ hóa lỏng.
Sau đó nâng lên nhiệt độ dưới -183oC để nitrogen bay hơi và thu riêng nitrogen.
Khi nitrogen đã hết thì còn lại chủ yếu là oxygen.
Câu 7. Trong một số đám cháy, đôi khi ta có thể dùng một tấm chăn to, dày và nhúng nước
để dập lửa nhằm ngăn đám cháy tiếp xúc với oxgen. Câu 8.
Khi đun bếp lò luôn phải phơi thoáng, quạt hoặc thổi mạnh để tăng thêm lượng oxygen.
Câu 9. Dẫn khí vào từng cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen,
khí làm tắt nến là carbon dioxide.
Câu 10. Tăng cường sử dụng các phương tiện như ô tô, xe máy sẽ làm tăng cường sự phát
sinh khí thải, do đó không góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí. Câu 11.
Khí tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh là khí oxygen do đó đây không phải là
nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí. Câu 12.
Dùng cát đổ trùm lên do cát sẽ ngăn cách oxygen tiếp xúc với xăng lên sự cháy sẽ tắt.
Không chọn đáp án A do xăng càng chảy loang ra theo nước và đám cháy sẽ khó dập tắt hơn.
Không chọn đáp án B do bình chữa cháy của gia đình là quá nhỏ để dập đám cháy của can xăng.
Không chọn đáp án D do chăn khô có thể bị cháy.
Phần II. Trắc nghiệm câu hỏi Đúng – Sai Câu 1. a) Đúng
b) Sai vì trong không khí, nitrogen chiểm khoáng c) Đúng
d) Sai vì Nitrogen là khí không duy trì sự cháy. Câu 2. a) Đúng
b) Sai vì khí oxygen ít tan trong nước. c) Đúng
d) Sai vì trong không khí, oxygen chiếm 21% về thể tích.
Phần III. Câu hỏi trả lời ngắn Câu 1. Trả lời: 2
a) Sai vì khí oxygen nặng hơn không khí
c) Sai vì nhiệt độ hóa rắn của oxygen là -218oC nên ở -89oC oxygen chưa hóa rắn.
Câu 2. Trả lời: 68250
Thể tích oxygen cần là: 7.1950 = 13650 (L)
Thể tích không khí cần là : 5. 13650 = 68250 (L) Câu 3. Trả lời: 67,2
Thể tích của phòng học: 12.7.4 = 336 m3
Thể tích oxygen có trong phòng học: 336 : 5 = 67,2 m3 Câu 4. Trả lời: 3 a), b), d) đúng
c) Sai vì cần tăng cường sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, hạn chế nhiên liệu hóa thạch Phần IV. Tự luận Câu 1.
a) Mỗi giờ hít vào trung bình 0,5 m3 thì mỗi ngày (24 giờ) hít vào 0,5.24 = 12m3 không khí.
b) Thể tích oxygen trong không khí: 12.20% = 2,4m3.
Thể tích oxygen con người sử dụng: 2,4. 1 = 0,8m3 3 Câu 2.
a) Chất duy trì sự cháy ở các tờ giấy vụn là oxygen.
b) Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện một hoặc cả 2 nguyên tắc sau:
- Cách li chất cháy với oxygen.
- Hạ nhiệt độ của vật đang cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
c) Chất từ bình cứu hỏa phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này ngăn cách
chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã bị dập tắt. Câu 3.
a) Khí thu được trong ống nghiệm là oxygen nên không có màu (vì oxygen là chất khí
không màu, không mùi, không vị)
b) Khi nước bị đẩy hết ra khỏi ống nghiệm thì khi đó ống nghiệm đã đầy khí oxygen
(phương pháp đẩy nước này áp dụng điều chế các chất khí không tan hoặc ít tan trong nước ) Câu 4.
a) Khi càng lên cao thì tỉ lệ lượng khí oxi càng giảm là do khí oxi nặng hơn không khí.
b) Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí vì khi
cháy trong oxygen, bề mặt tiếp xúc của chất cháy với oxygen lớn hơn nhiều lần so với
không khí. Trong khi cháy trong không khí, thể tích oxygen chỉ chiếm 1/5 lần, phần còn
lại là hầu hết nitrogen và các khí khác, bề mặt tiếp xúc của chất cháy sẽ nhỏ hơn và một
phần nhiệt sẽ bị tiêu hao do đốt nóng khí nitrogen trong không khí.
c) Nhiều bệnh nhân bị khó thở và các thợ lặn làm việc lâu ở dưới nước,... đều phải thở bằng
khí oxi nén trong bình đặc biệt là do sử dụng máy nén oxi để cung cấp oxi cho những người này được tốt hơn