Bài tập phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Làm rõ được thực trạng bạo lực học đường tại các trường THCS và THPT tại Việt  Nam. Đánh giá ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với mọi người trong xã hội. Đề xuất và xây dựng nên một số đề giải pháp và kiến nghị giúp đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường tại các trường bậc trung học ở Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
------------------------------------------
BÀI TẬP
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XÃ HỘC VÀ NHÂN VĂN
Lớp : Báo truyền hình – K43
Nhóm bao gồm:
1. Nguyễn Thị Thu Hằng - 2356050007
2. Trần Phương Mai – 2356050027
3. Nguyễn Bảo Ngọc - 2356050031
4. Lê Thị Yến Nhi - 2356050033
5. Lê Linh Uyên – 2356050048
Đề bài: Anh/chị hãy nêu tên một đề tài thuộc lĩnh vực
KHXH-NV và xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài ấy.
Bài Làm:
1. Khách thể nghiên cứu:
Hiện tượng bạo lực học đường tại các trường bậc trung học ở Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Các hình thức bạo lực học đường tại trường THCS và THPT ở Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu :
a) Mục đích nghiên cứu:
- Xác định những hệ quả tiêu cực đến học tập và đời sống của học sinh, gia
đình và xã hội khi đối mặt với “trào lưu” bạo lực học đường ở các trường THCS và
THPT tại Việt Nam.
Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của
mỗi người trong việc đẩy lùi và lên án những hành vi bạo lực học đường ở
bậc trung học tại Việt Nam để hướng tới một xã hội an toàn và bình đẳng.
b) Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ được thực trạng bạo lực học
đường tại các trường THCS và THPT
tại Việt Nam
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến
bao lực học đường xảy ra phổ
biến ở lứa tuổi vị thành niên
(tâm sinh lý học sinh, gia đình,
nhà trường, xã hội)
- Thống kê số liệu số vụ bạo lực
học đường tại các trường bậc
trung học tại Việt Nam
- Xác định các hành vi, hình thức
của bạo lực học đường
- Chỉ ra những biểu hiện của bạo
lực học đường
- Tìm hiểu thông tin về địa điểm
và người tham gia, chứng kiến
bạo lực học đường
Đánh giá ảnh hưởng của bạo lực học
đường đối với mọi người trong xã hội
- Khảo sát thái độ của học sinh,
phụ huynh và nhà trường trước
và sau khi xảy ra bạo lực học
đường
- Thống kê tỷ lệ mắc bệnh trầm
cảm và số liệu các vụ tự tự của
học sinh do bị bạo lực học
đường
Đề xuất và xây dựng nên một số đề giải
pháp và kiến nghị giúp đẩy lùi vấn nạn
bạo lực học đường tại các trường bậc
trung học ở Việt Nam
- Trang bị kiến thức đầy đủ về
quyền trẻ em và trẻ vị thành
niên; quyền được pháp luật bảo
đảm an toàn về sức khỏe và thân
thể; quyền được pháp luật bảo hộ
về danh dự.
- Tìm hiểu và áp dụng đúng đắn
những quy định xử phạt đối với
người thực hiện hành vi bạo lực
học đường.
4. Đối tượng khảo sát, phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
- Đối tượng khảo sát: Học sinh, giáo viên đang học tập, làm việc và công tác
tại các trường THCS và THPT tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về phạm vi không gian nghiên cứu được thực hiện thông qua việc thu thập
thông tin kết quả khảo sát của các đối tượng hiện đang học tập và làm việc
tại các trường THCS và THPT tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Về phạm vi thời gian nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian
3-5 năm.
- Giới hạn nghiên cứu:
Chỉ áp dụng ở các trường THCS và THPT tại Hà Nội, Hồ Chí Minh.
5. Khái niệm trung tâm:
- Bạo lực là việc sử dụng sức mạnh thể chất để thực hiện hành vi như: Đánh
đập thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm,… tác động
đến thân thể của một người khiến họ bị tổn thương về mặt thể chất và tinh
thần.
- Học đường là môi trường, không gian sinh hoạt, học tập của các đối tượng là
học sinh, sinh viên. Tại đây học sinh, sinh viên sẽ được nhà trường đào tạo,
giảng dạy những kiến thức văn hóa xã hội và rèn luyện thể lực,… để trở
thành một người có ích cho xã hội.
Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại
đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy
chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức
khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các tổ chức, cơ sở giáo dục.
6. Điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu:
*Điều kiện khách quan:
- Từ phía nhà trường:
+ Ngày nay, các trường học mới chỉ tập trung giáo dục và đào tạo về văn hoá,
chưa linh động trong việc kết hợp giữa giáo dục tri thức với pháp luật, chưa tạo
nhiều cơ hội cho học sinh tham gia các hoạt động có ích cho xã hội và giúp định
hướng phát triển nhân cách.
+ Các trường học chưa có biện pháp phòng tránh, ngăn chặn và giải quyết
triệt để, nghiêm khắc đối với các hành vi bắt nạt, bạo lực ở trường học, vẫn còn
tình trạng coi nhẹ những hậu quả của bạo lực học đường dẫn tới thờ ơ, thiếu
nhạy bén trước các biểu hiện của bạo lực học đường.
- Từ phía gia đình:
+ Gia đình thiếu quan tâm tới việc giáo dục nhận thức đúng đắn, giáo dục đạo
đức, hình thành nhân cách cho trẻ, thiếu quan tâm tới sự thay đổi tâm sinh lý ở
độ tuổi dậy thì của học sinh.
+ Gia đình chưa chú trọng trong việc rèn luyện những kĩ năng sống và kĩ
năng ứng xử xã hội cần thiết cho học sinh, có hành động bao che hoặc thiếu tính
răn đe trước những hành vi sai trái, bạo lực.
+ Bạo lực trong gia đình khiến tâm lý trẻ trở nên tiêu cực và hình thành thói
quen bạo lực.
- Từ phía xã hội:
+ Sự tác động tiêu cực của xã hội và truyền thông đến nhận thức của học sinh.
Ngày nay, các phương tiện công nghệ thông tin ngày càng phát triển, trên các
nền tảng mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin thiếu chính xác, gây kích động
(video, game online có hình ảnh bạo lực) dẫn đến tâm lý và hành động của học
sinh bị sai lệch.
+ Bạn bè lôi kéo, kích động khiến học sinh có những hành vi bạo lực, thiếu
suy nghĩ, tiêu cực.
*Điều kiện chủ quan:
+ Sự thay đổi về mặt tâm sinh lý trong độ tuổi dậy thì khiến học chưa phát
triển đầy đủ về nhận thức và tâm lý, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
+ Ham muốn được thể hiện, chứng tỏ bản thân, không biết cách kiểm soát cảm
xúc và làm chủ hành vi của mình dẫn đến hành động quá khích.
+ Sự thiếu chín chắn trong hành động, ứng xử xã hội, lối sống vô cảm, vô
trách nhiệm với chính bản thân.
| 1/6

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
------------------------------------------BÀI TẬP
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XÃ HỘC VÀ NHÂN VĂN
Lớp : Báo truyền hình – K43 Nhóm bao gồm:
1. Nguyễn Thị Thu Hằng - 2356050007
2. Trần Phương Mai – 2356050027
3. Nguyễn Bảo Ngọc - 2356050031
4. Lê Thị Yến Nhi - 2356050033
5. Lê Linh Uyên – 2356050048

Đề bài: Anh/chị hãy nêu tên một đề tài thuộc lĩnh vực
KHXH-NV và xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài ấy.
Bài Làm:
1. Khách thể nghiên cứu:
Hiện tượng bạo lực học đường tại các trường bậc trung học ở Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Các hình thức bạo lực học đường tại trường THCS và THPT ở Việt Nam. 3. Mục tiêu
và nhiệm vụ nghiên cứu :
a) Mục đích nghiên cứu:
- Xác định những hệ quả tiêu cực đến học tập và đời sống của học sinh, gia
đình và xã hội khi đối mặt với “trào lưu” bạo lực học đường ở các trường THCS và THPT tại Việt Nam.
 Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của
mỗi người trong việc đẩy lùi và lên án những hành vi bạo lực học đường ở
bậc trung học tại Việt Nam để hướng tới một xã hội an toàn và bình đẳng.
b) Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ được thực trạng bạo lực học
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến
đường tại các trường THCS và THPT
bao lực học đường xảy ra phổ tại Việt Nam
biến ở lứa tuổi vị thành niên
(tâm sinh lý học sinh, gia đình, nhà trường, xã hội)
- Thống kê số liệu số vụ bạo lực
học đường tại các trường bậc trung học tại Việt Nam
- Xác định các hành vi, hình thức
của bạo lực học đường
- Chỉ ra những biểu hiện của bạo lực học đường
- Tìm hiểu thông tin về địa điểm
và người tham gia, chứng kiến bạo lực học đường
Đánh giá ảnh hưởng của bạo lực học
- Khảo sát thái độ của học sinh,
đường đối với mọi người trong xã hội
phụ huynh và nhà trường trước
và sau khi xảy ra bạo lực học đường
- Thống kê tỷ lệ mắc bệnh trầm
cảm và số liệu các vụ tự tự của
học sinh do bị bạo lực học đường
Đề xuất và xây dựng nên một số đề giải
- Trang bị kiến thức đầy đủ về
pháp và kiến nghị giúp đẩy lùi vấn nạn
quyền trẻ em và trẻ vị thành
bạo lực học đường tại các trường bậc
niên; quyền được pháp luật bảo trung học ở Việt Nam
đảm an toàn về sức khỏe và thân
thể; quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.
- Tìm hiểu và áp dụng đúng đắn
những quy định xử phạt đối với
người thực hiện hành vi bạo lực học đường.
4. Đối tượng khảo sát, phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
- Đối tượng khảo sát: Học sinh, giáo viên đang học tập, làm việc và công tác
tại các trường THCS và THPT tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu:
+ Về phạm vi không gian nghiên cứu được thực hiện thông qua việc thu thập
thông tin kết quả khảo sát của các đối tượng hiện đang học tập và làm việc
tại các trường THCS và THPT tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Về phạm vi thời gian nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian 3-5 năm. - Giới hạn nghiên cứu:
Chỉ áp dụng ở các trường THCS và THPT tại Hà Nội, Hồ Chí Minh.
5. Khái niệm trung tâm:
- Bạo lực là việc sử dụng sức mạnh thể chất để thực hiện hành vi như: Đánh
đập thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm,… tác động
đến thân thể của một người khiến họ bị tổn thương về mặt thể chất và tinh thần.
- Học đường là môi trường, không gian sinh hoạt, học tập của các đối tượng là
học sinh, sinh viên. Tại đây học sinh, sinh viên sẽ được nhà trường đào tạo,
giảng dạy những kiến thức văn hóa xã hội và rèn luyện thể lực,… để trở
thành một người có ích cho xã hội.
 Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại
đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy
chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức
khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các tổ chức, cơ sở giáo dục.
6. Điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu :
*Điều kiện khách quan:
- Từ phía nhà trường:
+ Ngày nay, các trường học mới chỉ tập trung giáo dục và đào tạo về văn hoá,
chưa linh động trong việc kết hợp giữa giáo dục tri thức với pháp luật, chưa tạo
nhiều cơ hội cho học sinh tham gia các hoạt động có ích cho xã hội và giúp định
hướng phát triển nhân cách.
+ Các trường học chưa có biện pháp phòng tránh, ngăn chặn và giải quyết
triệt để, nghiêm khắc đối với các hành vi bắt nạt, bạo lực ở trường học, vẫn còn
tình trạng coi nhẹ những hậu quả của bạo lực học đường dẫn tới thờ ơ, thiếu
nhạy bén trước các biểu hiện của bạo lực học đường.
- Từ phía gia đình:
+ Gia đình thiếu quan tâm tới việc giáo dục nhận thức đúng đắn, giáo dục đạo
đức, hình thành nhân cách cho trẻ, thiếu quan tâm tới sự thay đổi tâm sinh lý ở
độ tuổi dậy thì của học sinh.
+ Gia đình chưa chú trọng trong việc rèn luyện những kĩ năng sống và kĩ
năng ứng xử xã hội cần thiết cho học sinh, có hành động bao che hoặc thiếu tính
răn đe trước những hành vi sai trái, bạo lực.
+ Bạo lực trong gia đình khiến tâm lý trẻ trở nên tiêu cực và hình thành thói quen bạo lực. - Từ phía xã hội:
+ Sự tác động tiêu cực của xã hội và truyền thông đến nhận thức của học sinh.
Ngày nay, các phương tiện công nghệ thông tin ngày càng phát triển, trên các
nền tảng mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin thiếu chính xác, gây kích động
(video, game online có hình ảnh bạo lực) dẫn đến tâm lý và hành động của học sinh bị sai lệch.
+ Bạn bè lôi kéo, kích động khiến học sinh có những hành vi bạo lực, thiếu suy nghĩ, tiêu cực.
*Điều kiện chủ quan:
+ Sự thay đổi về mặt tâm sinh lý trong độ tuổi dậy thì khiến học chưa phát
triển đầy đủ về nhận thức và tâm lý, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
+ Ham muốn được thể hiện, chứng tỏ bản thân, không biết cách kiểm soát cảm
xúc và làm chủ hành vi của mình dẫn đến hành động quá khích.
+ Sự thiếu chín chắn trong hành động, ứng xử xã hội, lối sống vô cảm, vô
trách nhiệm với chính bản thân.