-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập quá trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự vững mạnh là nguyên tắc nào? Hãy phân tích nội dung nguyên tắc đó và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Bài tập quá trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự vững mạnh là nguyên tắc nào? Hãy phân tích nội dung nguyên tắc đó và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
thật sự vững mạnh là nguyên tắc nào? Hãy phân tích nội dung nguyên tắc đó và liên hệ
thực tiễn Việt Nam hiện nay. Trả lời:
Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự vững
mạnh là nguyên tắc: Tập trung dân chủ.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong 5 nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Đảng;
được xem là nguyên tắc căn bản chi phối các nguyên tắc khác. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ
góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hòa và khoa học giữa hai mặt tập trung và dân chủ tạo thành
chỉnh thể thống nhất của một nguyên tắc. Dân chủ là điều kiện là tiền đề của tập trung; tập trung
là cơ sở, là cái bảo đảm cho dân chủ được thực hiện.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản trong xây dựng Đảng. Nguyên tắc này thể hiện
sự thống nhất hữu cơ, biện chứng giữa “tập trung” và “dân chủ”. Mặt này là điều kiện của mặt
kia và ngược lại, về mối quan hệ giữa “tập trung” và “dân chủ” được Hồ Chí Minh khẳng định:
tập trung trên nền tảng dân chủ và dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung, là cơ sở của tập trung. Nếu
không có sự gắn bó và thống nhất với nhau thì sẽ dẫn tới độc đoán chuyên quyền và tự do vô tổ
chức, vô kỷ luật. Tuy nhiên, “tập trung” và “dân chủ” có nội dung cụ thể.
“Tập trung” là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, đảng viên chấp hành vô
điều kiện nghị quyết của Đảng. Từ đó, làm cho Đảng ta “tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh
chỉ như một người”. Còn dân chủ theo Hồ Chí Minh, là của quý báu nhất của nhân dân, là thành
quả của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Dân chủ được thể hiện tư tưởng phải được tự do.
Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người được quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp
phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi, mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi
người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do
phục tùng chân lý. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến việc thực hiện và phát huy dân chủ nội bộ, vì
nếu không có dân chủ nội bộ thì sẽ làm cho “nội bộ của Đảng âm u”. Hơn nữa, dân chủ trong
Đảng mới có thể nói dân chủ trong xã hội, mới định hướng cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thật sự.
Nguyên tắc tập trung dân chủ bao gồm 6 nội dung, được quy định tại Điều 9 Điều lệ Đảng: "
1) Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2) Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi
cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là
Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy).
3) Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp,
trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ
chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình. 4) Tổ chức đảng và đảng viên phải
chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân
phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
5) Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số
thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý
kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy
cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết,
không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu
xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
6) Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được
trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên”.
Liên hệ với thực tiễn hiện nay của Việt Nam:
Kể từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nhờ thực hiện nghiêm nguyên tắc này, chế độ tập trung, kỷ cương, kỷ luật trong Đảng được giữ
vững. Những quyết sách lớn của Đảng đều được tổ chức thảo luận rộng rãi, lấy ý kiến của đảng
viên và tổ chức đảng từ cơ sở. Sinh hoạt chi bộ, các hội nghị Đảng được tiến hành dân chủ, bàn
bạc công khai, quyết theo đa số, dân chủ trong Đảng ngày càng được mở rộng. Công tác tổ chức
và cán bộ, nhất là đánh giá tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ được tiến hành cơ bản công khai, dân
chủ. Tình trạng cục bộ, mất đoàn kết trong cán bộ được chấn chỉnh, những tổ chức cá nhân vi
phạm bị xử lý kịp thời...
Có thể lấy ví dụ từ việc bầu cử được tiến hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, toàn công dân
Việt Nam đều có quyền đi bầu cử và lựa chọn ra những ứng cử viên thích hợp, xứng đáng, để
những ứng cử viên đó tiếp tục bầu cử và chọn ra những người lãnh đạo có tâm có tầm đứng
trong đội ngũ lãnh đạo các cấp. Ngoài ra còn có các cuộc họp thường niên ở các cấp để lấy ý
kiến người dân trong việc quy hoạch, xây dựng kinh tế, các cuộc người dân đối thoại bộ trưởng
trả lời,… Từ những cuộc họp, tiếp xúc cử tri, Đảng ta có thể lắng nghe được nhiều ý kiến, phần
hồi, những mong muốn, góp ý trong việc xây dựng và quản lí nhà nước. Trên đó là cơ sở để
Đảng tiếp thu, có những chính sách phù hợp để xây dựng đất nước của dân, do dân và vì dân
thực sự vững mạnh và phát triển. Từ đó, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch và vững mạnh hơn.
Câu 2: Luận điểm: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân
dân lao động và của cả dân tộc” nhằm xác định vấn đề gì trong Tư tưởng Hồ Chí Minh? Trả lời:
Đảng ta từ lúc ra đời và suốt quá trình xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn giữ vững bản
chất giai cấp công nhân. Những biểu hiện cụ thể là xác định mục tiêu, lý tưởng cách mạng, đi tới
chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội. Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ
nghĩa Mác-Lênin. Nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt là tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình,
kỷ luật nghiêm minh tự giác, đoàn kết thống nhất.
Cùng với tính giai cấp, Đảng phải giữ vững tính tiền phong, nghĩa là Đảng luôn luôn ở vị trí đi
đầu, dẫn đầu, hăng hái, tích cực nhất.. Đảng đứng mũi chịu sào, đi tiên phong, có mặt trong quần
chúng nhưng không bao giờ đứng trên hoặc theo đuôi quần chúng. Những vấn đề đó từ Mác đến
Lênin, đặc biệt là Lênin đã khẳng định và nhiều lần nhấn mạnh, sau đó Hồ Chí Minh đã cụ thể
hoá vấn đề "trở thành dân tộc" trong lý luận Mác-Lênin phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam nơi mà
chủ yếu là nông dân và các thành phần yêu nước khác, còn giai cấp công nhân chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Dưới ánh sáng lý luận Mác- Lênin và từ thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định bản chất
giai cấp công nhân mà không triệt tiêu vấn đề dân tộc trong Đảng; nói "Đảng của dân tộc Việt
Nam" mà không làm mất và giảm lập trường giai cấp; ngược lại là một minh chứng hùng hồn
cho "Đảng của giai cấp công nhân". Bản chất giai cấp của Đảng càng sâu sắc thì tính dân tộc
càng đậm nét; tính dân tộc càng đậm nét thì càng làm cho tính giai cấp sâu sắc hơn. Hai tính
chất này bổ sung cho nhau để khẳng định một đảng cách mạng chân chính theo đúng nguyên lý
Đảng kiểu mới của Lênin, nhưng ra đời và trưởng thành ở một nước thuộc địa.
Căn cứ vào luận điểm kinh điển và tuân thủ những quan điểm của Lênin về xây dựng đảng kiểu
mới của giai cấp vô sản thì chỉ cần khẳng định Đảng ta là "Đảng của giai cấp công nhân" là đủ.
Nhưng một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh là Người đã bổ sung một vế "đồng thời cũng là Đảng
của dân tộc Việt Nam". Vì thế, cần thấm nhuần bản lĩnh và trí tuệ của Người trên mấy mặt:
Thứ nhất, về mặt bản chất giai cấp của Đảng thì chỉ có một, đó là Đảng mang bản chất giai cấp
công nhân, nhưng cơ sở xã hội của Đảng là toàn dân tộc. Mọi công dân Việt Nam - chớ không
phải chỉ có giai cấp công nhân - qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm
đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Thứ hai, Đảng có trách nhiệm to lớn không chỉ đối với giai cấp công nhân, mà còn đối với nhân
dân lao động và cả dân tộc. Trách nhiệm này vừa có tính chiến lược lâu dài, là xây dựng một
nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng, văn minh, góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới, vừa mang tính lợi ích cụ thể. Hồ Chí Minh
khẳng định: "Hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương,
cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ. Cho nên Đảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền
kinh tế và văn hoá lạc hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn hoá tiên tiến, đồng thời lại
luôn luôn quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hằng
ngày của nhân dân"(5). Trách nhiệm này đồng thời cũng là vinh dự của Đảng. Bởi vì nếu Đảng
làm được điều đó thì Đảng vừa "bao trùm cả nước, đồng thời vì nó gần gũi tận trong lòng của
mỗi đồng bào ta"(6). Đảng ta không thiên tư thiên vị, lo việc cho cả nước. Ngoài lợi ích của giai
cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác. Đó là một trong những lý do
làm cho Đảng ta vĩ đại.
Thứ 3, Đảng của dân tộc Việt Nam nghĩa là Đảng có một cội nguồn vững chắc tạo nên sức mạnh
to lớn cho Đảng là dân tộc; đó là những "đồng bào" tuy chưa phải là đảng viên nhưng vẫn luôn
tự hào nói tới "Đảng ta". Vì vậy, nói tới Đảng của dân tộc Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện
Đảng cầm quyền, thì một yêu cầu cơ bản, xuyên suốt đối với Đảng là Đảng phải gắn bó mật
thiết với quần chúng nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân
dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng.
Tóm lại, khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là
Đảng của dân tộc Việt Nam là một luận điểm mới của Hồ Chí Minh, bổ sung vào học thuyết về
Đảng Cộng sản của chủ nghĩa Mác-Lênin
Câu 3: Yêu cầu việc học tập, nghiên cứu, tuyền truyền chủ nghĩa Mác - Lênin trong công
tác xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận phải đáp ứng những yêu cầu nào? Hãy liên hệ với
việc học tập các môn Lý luận chính trị trong sinh viên hiện nay? Trả lời:
Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũng chiến đấu trong
dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, sống có tình, có nghĩa, nhân ái Việt Nam. Trong
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự
hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ
bán nước và lũ cướp nước”
Chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúc giục Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đi tìm đường
cứu nước, cứu dân. Đó là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cả
cuộc đời hoạt động cách mạng. Đó cũng chính là cơ sở tư tưởng đã dẫn dắt Người đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải
chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”
Tinh hoa văn hoá nhân loại: phương Đông và phương Tây
Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Đông.
Người cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhân văn của văn hoá Phục
hưng, thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây và cách mạng Trung Quốc.
Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh được theo học chữ Nho với các thầy vốn là những nhà Nho
yêu nước. Đạo đức Nho giáo thấm vào tư tưởng tình cảm của Người không phải là những giáo
điều “tam cương”, “ngũ thường” nhằm bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến, mà tinh thần “nhân
nghĩa”, đạo “tu thân”, sự ham học hỏi, đức “khiêm tốn”, tính “hoà nhã”, cách đối nhân xử thế
“có lý, có tình”. Những mệnh đề “trung hiếu”, “nhân nghĩa”, “tứ hải giai huynh đệ”, “dân vi
quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, phương châm “khắc kỷ phục lễ”,... của các nhà hiền triết
phương Đông được Hồ Chí Minh hết sức trân trọng. Trong khi tiếp thu, vận dụng những yếu tố
tích cực của Nho giáo, Người cũng đồng thời phê phán loại bỏ những yếu tố thủ cựu, tiêu cực của nó.
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu tư
tưởng dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái, chủ nghĩa Tam
dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc)... Người đã vận dụng và phát triển các trào lưu tư tưởng
học thuyết ấy lên một trình độ mới phù hợp với dân tộc và thời đại mới.
Như vậy, trong quá trình hình thành phát triển tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã kế thừa có
chọn lọc tinh hoa văn hoá phương Đông phương Tây, nâng lên một trình độ mới trên cơ sở
phương pháp luận mácxít - lêninnít.
Chủ nghĩa Mác - Lênin
Từ khi rời Tổ quốc (1911) cho đến năm 1917, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước thuộc địa và
nhiều nước tư bản đế quốc. Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh được bổ sung thêm những
nhận thức mới về những gì ẩn dấu đằng sau các từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái mà vào trạc tuổi 13,
lần đầu tiên Người đã nghe. Khoảng cuối năm 1917, khi trở lại Pari, Hồ Chí Minh đã làm quen
với nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội của nước Pháp và nhiều nước trên thế giới. Năm 1919,
Hồ Chí Minh tham gia Đảng Xã hội Pháp (SFIO), một đảng tiến bộ lúc bấy giờ thuộc Quốc tế II.
Việc Hồ Chí Minh tiếp thu bản Luận cương của Lênin tháng 7-1920 và trở thành người cộng sản
vào cuối năm đó đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong tư tưởng của Người. Thế giới quan và
phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn nhận, đánh giá phân tích tổng kết các
học thuyết, tư tưởng, đường lối các cuộc cách mạng một cách khoa học; cùng với kinh nghiệm
hoạt động thực tiễn của mình để đề ra con dường cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh
Lý luận tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra trên cơ sở
nhận thức các nhân tố khách quan.
Ngay từ khi còn trẻ, Hồ Chí Minh đã có hoài bão lớn, có bản lĩnh kiên định, giàu lòng nhân ái và
sớm có chí cứu nước, tự tin vào mình.
Tư chất thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới là
những đức tính dễ thấy ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Phẩm chất đó được rèn luyện,
phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong
phú và sinh động, giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, giữa biết bao tình huống phức
tạp, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, phân tích tổng hợp, khái quát hình thành những luận điểm đúng
đắn và sáng tạo, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Cũng như môn học Tư tưởng Hồ Chí
Minh, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh mới chỉ được bắt đầu nghiên cứu, tuy vậy, đến nay đã có
tới mấy chục khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà
khoa học căn cứ vào các văn kiện của Đảng thì tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan
điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước lao kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Câu 4: Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân
liệu cũng xong”. Hãy lấy ví dụ thực tiễn hiện nay ở Việt Nam để chứng minh cho luận điểm trên Trả lời:
Câu nói “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó tăm lần dân liệu cũng xong” của chủ tịch Hồ
Chí Minh nhấn mạnh về tầm quan trọng của sức mạnh dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết dân tộc là hệ thống những luận điểm, nguyên tắc, phương pháp tập hợp quần chúng
nhân dân, tổ chức lực lượng cách mạng nhằm phát huy cao nhất sức mạnh tolớn của toàn dân
tộc. Trong lịch sử tư tưởng của Việt Nam, đã có nhiều người nhắc đến đoàn kết dân tộc nhưng
đến Hồ Chí Minh, đoàn kết trở thành đại đoàn kết toàn dân.
Đoàn kết có thể hiểu là sự tập hợp, kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục
đích chung nào đó. Còn đại đoàn kết là đoàn kết rộng rãi, tức muốn nhấn mạnh tới thành phần,
quy mô, lực lượng của khối đoàn kết. Đại đoàn kết có thể nhân lên sức mạnh to lớn của cả một
dân tộc như Hồ Chí Minh khẳng định: "Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số
nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động
khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã
có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác"
Theo Hồ Chí Minh, cốt lõi của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân dân lao động mà trước hết
là nông dân, công nhân. Người khẳng định: "Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa
số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động
khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có
nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết với các tầng lớp nhân dân lao động khác". Trong các tầng
lớp nhân dân lao động khác mà Hồ Chí Minh nhắc đến, Người chú trọng đến đội ngũ trí thức vì
đó là những người có thể giúp cho nước nhà phát triển và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Người viết: "Trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động
trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang; và công, nông, trí cần phải đoàn kết chặt chẽ thành
một khối". Như vậy, khác với các nhà cách mạng tiền bối khi chỉ nhìn ra vai trò của giai cấp
nông dân hoặc tầng lớp sĩ phu trí thức, Hồ Chí Minh đã thấy được vai trò to lớn của quần chúng
nhân dân lao động và chỉ ra sự cần thiết phải đoàn kết, tập hợp họ thành một khối thống nhất,
cùng với các giai cấp, lầng lớp khác để tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là tư tưởng
tiến bộ của Hồ Chí Minh, trên cơ sở kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của
quần chúng nhân dân và thể hiện tầm nhìn xa trộng rộng của Người về việc phát huy sức mạnh
toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng. Ví dụ 1:
Cách đây 1 năm, khi nhà nước thực hiện việc làm mới đường ở một thôn nhỏ tại tỉnh
Quảng Ngãi đã được thực hiện, tuy nhiên khi thực hiện con đường này, hàng chục hộ dân
nơi đây còn đắn đó tiếc của do cây trồng lâu năm trên đất không được đền bù khi san lấp
để làm đường. Vì lợi ích cộng đồng, bác nông dân Bùi Tấn Dũng, ở thôn An Tráng, xã
Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa đã tự nguyện hiến trên 600 mét vuông đất của gia đình để
nhà nước mở đường mà không yêu cầu đền bù. Việc làm của ông dũng đã tạo sự lan tỏa
mạnh mẽ trong cộng đồng. Các hộ dân dần hiểu được lợi ích thiết thực, lâu dài của việc
làm đường nên cũng tự nguyện hiến hàng nghìn mét vuông đất, chặt phá cây cối, hoa
màu, vật kiến trúc để mở đường. Chính sự chung tay hiến đất của người dân mà con
đường nhanh chóng được xây dựng hoàn thành tạo thuận lợi cho việc đi lại của người
dân. Sự chung tay xây dựng công trình của người dân đã minh chứng cho sức mạnh của
tình thần đại đoàn kết toàn dân, đúng như lời căn dặn của Bác: “Dễ trăm lần không dân
cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Nguồn: http://l.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fquangngaitv.vn%2Ftin-tuc-
n5461%2Fkho-van-lan-dan-lieu-cung-
xong.html&h=AT1iIqoDCI5mQauCdrl1NLLpCieu0zYOBx8Q6UOEeGFk5y5rcbNENM
HVpHFQktbe5yIzFgitjbb0AQLBJEcj4XDkBxZQyax7vYO0_gxK1cOmfvUUrjUUr0F4t m-9aT-0Evl_pWidWLn2N_I&s=1
Ví dụ 2: Vận dụng trong phòng chống Covid 19
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã từng bước vào nhiều cuộc chiến với quy
mô, tính chất khác nhau. Từ cuối năm 2019, có một cuộc chiến không có tiếng súng
nhưng lại rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người dân trên phạm vi toàn cầu.
Đó là cuộc chiến chống Covid-19.
Ngay từ khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên (ngày 22/1/2020), Việt Nam đã xác định đây là
một dịch bệnh nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng đến nhiều người, trên phạm vi rộng
nên cần phải nêu cao tinh thần: Chống dịch như chống giặc. Sự chủ động đó đã giúp cho
Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp hữu ích. Một trong những giải pháp đã mang lại hiệu
quả cao là huy động sự tham gia của đông đảo nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc
trong công tác phòng, chống Covid-19.
Chủ trương của Đảng, Chính phủ huy động sức mạnh toàn dân tộc tham gia phòng, chống dịch.
Khi ca bệnh đầu tiên xuất hiện không lâu, ngày 29/1/2020,Ban Bí thư đã ban hành công
văn số 79-CV/TW gửi các tỉnh, thành phố, các cơ quan Trung ương yêu cầu phải coi
phòng, chống dịch là nhiệm vụ "trọng tâm, cấp bách". Từ đó, kêu gọi toàn thểnhân dân cả
nước đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động để tham gia chống dịch với quyết tâm cao, nỗ lực lớn.
Ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra lời kêu gọi toàn thể
dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức
để chiến thắng đại dịch Covid-19. Lời kêu gọi nêu rõ: "Với tinh thần coi sức khỏe và tính
mạng của con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả
nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động,
thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận
phòng, chống dịch bệnh". Lời kêu gọi giống như một lời hiệu triệu khơi dậy tinh thần
đoàn kết của cả dân tộc trong công tác phòng, chống dịch.
Để cùng Đảng, Nhà nước tập trung phòng, chống dịch và có thêm nguồn lực để tăng
cường các biện pháp phòng, chữa bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, ngày 17/3/2020 Đoàn
Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra Lời kêu gọi "Toàn dân ủng
hộ phòng, chống dịch Covid-19". Mục đích của Lời kêu gọi là phát huy tinh thần đoàn
kết, đồng sức đồng lòng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch.
Tỏa sáng truyền thống đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, kế thừa truyền thống đại đoàn kết của
dân tộc và hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, nhân dân Việt Nam lại cùng
chung tay, đồng lòng chống dịch. Tất cả tỉnh, thành phố, bộ, ngành, địa phương, cơ quan,
đơn vị, tổ chức, cá nhân đều nhiệttình,tích cực tham gia phòng, chống dịch.
Đi đầu là lực lượng cán bộ, nhân viên ngành Y tế. Họ đã không kể ngày đêm tham gia xét
nghiệm, sàng lọc, cứu chữa bệnh nhân bị mắc Covid-19. Mặc dù cũng có không ít nhân
viên y tế bị nhiễm bệnh nhưng với tinh thần "tất cả vì cộng đồng", các y, bác sĩ trên tuyến
đầu chống dịch đã nêu cao tinh thần đoàn kết, chia sẻ những khó khăn, vất vả trong các
khu điều trị cách ly để hàng ngày, hàng giờ cứu chữa người bệnh. Đặc biệt, có nhiều sinh
viên ngành y mặc dù chưa tốt nghiệp nhưng đã tình nguyện tham gia chống dịch tại địa
phương cũng như xung phong đến những vùng dịch lớn để tăng cường cho các y, bác sĩ.
Lực lượng cán bộ các cấp, các ngành tại địa phương đã đồng sức, đồng lòng ngày đêm rà
quét, khoanh vùng dập dịch tại các khu dân cư. Ở khắp cả nước, đã có nhiều Tổ Covid
cộng đồng với sự tham gia của nhiều cán bộ cơ sở như công an, dân phòng, mặt trận, phụ
nữ, thanh niên... Nhiều doanh trại quân đội được trưng dụng làm cơ sở cách ly cho nhân
dân. Nhiều cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng vào rừng nhường lại nơi ăn, chốn ở cho nhân dân có
điều kiện tốt để cách ly. Trong các doanh trại cách ly của quân đội, người cán bộ, chiến sĩ
vừa là người hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng quy định của Nhà nước về cách ly tập
trung song họ cũng giống như những người thân trong gia đình, luôn sẵn sàng giúp đỡ
những người cách ly mỗi khi họ cần. Có thể nói, chưa bao giờ các doanh trại quân đội lại
được sưởi ấm tình quân dân đến thế!
Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", cả hệ thống chính trị của Việt Nam đã cùng
vào cuôc để chung tay bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Hưởng ứng Lời kêu
gọi của Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân cả nước không chỉ đóng
góp công sức mà còn tích cực đóng góp tiền bạc, vật chất cho công tác phòng, chống
dịch. Ở nhiều nơi trên khắp đất nước đã hình thành các ATM đặc biệt như ATM gạo,
ATM mì, ATM khẩu trang và nhiều của hàng 0 đồng. Nhiều người dân, trong đó có cả
những ca sĩ, người mẫu vốn chỉ quen ánh đèn sân khấu nhưng cũng đã chung tay phát đồ
ăn, nhu yếu phẩm miễn phí cho nhân dân vùng dịch. Đã có nhiều bếp ăn từ thiện được
mọc lên khắp nơi để lan tỏa tinh thần yêu thương, sẻ chia, tình đoàn kết của nhân dân
Việt Nam. Hiếm có một đất nước nào mà có sự tham gia đông đảo, đầy trách nhiệm của
Đảng, Chính phủ và các tầng lớp nhân dân trong cuộc chiến chống covid-19 như Việt Nam. Nguồn tài liệu:
http://baohagiang.vn/Ke-chuyen-ve-bac/201801/de-tram-lan-khong-dan-cung-chiu-kho-
van-lan-dan-lieu-cung-xong-718696/
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-
minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/can-phai-hoc-tap-chu-nghia-mac-lenin-tu-tuong-ho- chi-minh-3852 Ví dụ 3:
“Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Ban Chỉ đạo
Trung ương Các Chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.
Chương trình là một trong những hoạt động thường niên thiết thực nhằm vận động toàn
thể nhân dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các cá nhân, người Việt Nam ở nước ngoài
chung tay đóng góp nguồn lực vào Quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã
hội, hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị
bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Câu 5: Theo Hồ Chí Minh, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên cần những yêu
cầu gì? Bạn có mong muốn đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam hay không? Tại sao?
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ,
xây dựng đội ngũ Đảng viên. Người coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công
tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhà nước. Hệ thống các quan điểm trong tư
tưởng của Người về công tác cán bộ là sự kết hợp tinh tế giữa lý luận chủ nghĩa Mác-
Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam, trở thành cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng
lãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu đặt ra trong từng thời kỳ
cách mạng trước đây và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hiện nay.
Các quan điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng cán bộ, Đảng viên qua các
thời kỳ cho thấy nổi lên những yêu cầu lớn sau:
Một là Người cán bộ, Đảng viên phải có đạo đức cách mạng:
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao đạo đức của người cán bộ cách mạng. Người
cho rằng, cán bộ chỉ có giác ngộ chính trị chưa đủ, mà còn phải thấm nhuần, tu
dưỡng đạo đức cách mạng. Người từng viết: “… Người cách mạng phải có đạo
đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc
to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình hủ hóa, xấu xa thì
còn làm nổi việc gì?”. Người coi đó là thuộc tính nhất quán trong mọi hoàn cảnh,
bởi đã là cán bộ cách mạng thì phải có đạo đức cách mạng. Người cán bộ chân
chính phải biết giữ đạo đức cách mạng. Bởi vì, mọi việc thành hay bại là do cán bộ
có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chủ
nghĩa cá nhân là gốc của tình trạng suy thoái đạo đức cách mạng, là căn bệnh nguy
hiểm nhất phải tập trung chữa trị từ sớm. Người căn dặn các cán bộ của Đảng phải
tránh sa vào chủ nghĩa cá nhân, ví chủ nghĩa cá nhân là một thứ “vi trùng rất độc”,
nó là thứ “bệnh mẹ”, do nó mà sinh ra các thứ “bệnh con”, các chứng bệnh nguy
hiểm như: bệnh quan liêu, bệnh tham lam, bệnh kiêu ngạo, bệnh lười biếng, thiếu
kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương… Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách
mạng của người cán bộ phải được thường xuyên rèn dũa.
Hai là, là Người cán bộ, Đảng viên phải Trung với nước, hiếu với dân.
Người cán bộ cách mạng, Đảng viên phải thể hiện trung thành, tận tụy, cống hiến
vì lợi ích của Tổ quốc; phải vì lợi ích của nhân dân, mưu cầu hạn phúc cho nhân
dân. Người khuyên cán bộ, đảng viên phải gắn bó với dân, thương dân, lấy trí tuệ
ở dân, học hỏi dân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải xác định mình là công bộc của
dân: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức
tránh”. Trung với nước, hiếu với dân là hạt nhân cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh, là tiêu chuẩn đạo đức quan trọng nhất đối với cán bộ, đảng viên.
Ba là, là Người cán bộ, Đảng viên phải Có tình thương yêu con người, tình
thương đồng bào, đồng chí.
Bốn là , Người cán bộ, Đảng viên phải Có Phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bốn là ,Người cán bộ, Đảng viên Phải có tinh thần trách nhiệm trước công việc.
Năm là, Người cán bộ, Đảng viên phải tích cực học tập và tự trau dồi kiến
thức, phải được huấn luyện và rèn luyện kỹ năng để trưởng thành
Sáu là, Đảng viên “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, phải có tác phong
dân chủ, nói đi đôi với làm
Là một công dân của Việt Nam, được trở thành Đảng viên và đứng vào đội ngũ Đảng là
niềm mơ ước và mong muốn của rất nhiều người, bởi lẽ đó là một niềm vinh hạnh lớn lao. Trở
thành Đảng viên có nghĩa là chúng ta không chỉ mang những nhiệm vụ của một công dân bình
thường mà còn mang trong mình những lí tưởng cao đẹp của Hồ chủ tịch về Đảng viên, bên
cạnh đó còn mang cho mình những nhiệm vụ lớn lao cho tổ quốc, cho nhân dân.
Người Đảng viên sẽ là cầu nối, là đầy tớ giúp cho những nguyện vọng của nhân dân thành hiện
thực, sẽ là người xây dựng đất nước. Chính vì thế, trở thành Đảng viên cần thêm rất nhiều sự rèn
luyện về tinh thần, thói quen, phong cách và đạo đức của Hồ Chí Minh. Nếu được đứng vào
hàng ngũ Đảng viên em nghĩ bản thân cần phải học hỏi tư tưởng chính trị, tư tưởng đạo đức của
Hồ Chí Minh nhiều và nhiều hơn nữa. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sỹ cách
mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt
đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động lên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, các Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của
Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. Bởi Đảng viên chính là lòng tin mà nhân dân đặt
vào chúng ta không thể để nhân dân thất vọng, thế nên chúng ta cần phải trau dồi thật nghiều để
làm bản thân trong sạch, vững mạnh và sáng suốt trong mọi việc.
Câu 6: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam để phân tích
vấn đề phòng và chống các tiêu cực trong Đảng hiện nay. Trả lời:
Những biểu hiện tiêu cực/sự suy thoái mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra đều là "con
đẻ" của chủ nghĩa cá nhân, không chỉ phản ánh sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt
của người cán bộ, đảng viên mà còn chính là là kẻ thù của cách mạng. Vì vậy, phòng và
chống các biểu hiện tiêu cực là thiết thực xây dựng và chỉnh đốn Đảng, để Đảng "là đạo
đức, là văn minh", xứng đáng với vai trò tiền phong.
Ví dụ hành vi: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm
quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây
ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi...
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra lúc sinh thời về cơ bản cũng nằm trong số 27 biểu hiện
suy thoái mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nêu; trong đó, tham nhũng, suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chính là biểu hiện rõ nét nhất của sự tiêu cực đang
diễn ra trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc các cơ quan công quyền.
Tham nhũng là sản phẩm của sự tha hóa, lạm dụng, lợi dụng quyền lực để mưu lợi cho cá
nhân và người thân. Tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực đều là "kẻ thù khá nguy hiểm,
vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng
công việc của ta... Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó
phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính"
Do đó, phòng và đấu tranh chống tham nhũng, chống các biểu hiện tiêu cực không chỉ
cần phải được tiến hành đồng thời, đồng bộ mà còn phải có sự kết hợp, gắn bó chặt chẽ
với nhau, để phát huy hiệu quả của từng bộ phận và bảo đảm tính toàn diện của nhiệm vụ quan trọng này.
Theo Tổng Bí thư, trong công tác PCTN, trước hết phải có quyết tâm chính trị cao và
phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tập trung, thống nhất của Đảng. Tổng Bí thư
nhấn mạnh: “Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi
với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính
quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN”.
Có thể tóm lược lại thành 6 bài học chủ yếu, gồm:
•Thứ nhất, biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế
Tham nhũng liên quan đến lợi ích, tiền tài, chức vụ, danh vọng, uy tín của tổ chức, cá
nhân. Vì vậy, phải có quyết tâm chính trị rất cao, phải kiên quyết, không khoan nhượng
và hành động quyết liệt, cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Người được giao chức vụ, quyền hạn
phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa; đồng thời phải tăng
cường giám sát, kiểm soát có hiệu quả việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn.
•Thứ hai, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng
Không được chủ quan, nóng vội, thỏa mãn; không được né tránh, cầm chừng, không
“ngừng”, không “nghỉ”, thiếu quyết liệt; vừa phải kiên quyết phát hiện, xử lý tham
nhũng, vừa phải kiên trì giáo dục, quản lý, ngăn ngừa không để xảy ra tham nhũng, vừa
phải luôn cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch,
phần tử xấu lợi dụng đấu tranh PCTN để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
•Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý
Trong phát hiện, xử lý phải quán triệt nguyên tắc: Có vụ việc thì phải xác minh làm rõ;
tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó; xử lý cả hành vi tham nhũng và hành vi
dung túng, bao che cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng. Có dấu
hiệu phạm tội thì phải khởi tố, điều tra; kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử theo quy
định của pháp luật; vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự thì xử lý kỷ luật nghiêm theo quy
định của Đảng, Nhà nước, đoàn thể.
•Thứ tư, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh PCTN
Để PCTN có hiệu quả, cần phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của cơ quan và đại biểu
dân cử, MTTQ và các tổ chức thành viên, nhân dân, cơ quan truyền thông và báo chí,
doanh nghiệp, doanh nhân... Phải “lấy dân làm gốc”, dựa vào dân, lắng nghe dân, lắng
nghe dư luận để chọn lọc tiếp thu cái đúng, nhưng không chạy theo dư luận. Triển khai có
hiệu quả hoạt động PCTN ra khu vực ngoài Nhà nước; tăng cường hợp tác quốc tế về PCTN.
•Thứ năm, tăng cường kiểm soát quyền lực
Trong đó, đội ngũ cán bộ làm công tác PCTN phải có bản lĩnh vững vàng, có dũng khí
đấu tranh, phải trung thực, liêm chính, “chí công vô tư”, thực sự là “thanh bảo kiếm” của
Đảng, Nhà nước trong công tác này.
•Thứ sáu, các giải pháp PCTN, tiêu cực phải phù hợp với đặc điểm, tình hình ở Việt Nam
Các giải pháp PCTN phải phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài.
Câu 7: Phân tích những điểm đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước Việt Nam. Trả lời:
Hồ Chí Minh có quan điểm, nhà nước là của nhân dân, tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và
trong xã hội dều thuộc về nhân dân. Nguyên lý “dân là chủ” khảng định địa vụ chủ thể tối cao
của mọi quyền lực là của nhân dân. Quyền lực nhà nước là “thừa ủy quyền” của nhân dân. Tự
bản thân nhà nước không có quyền lực. Quyền lực của nhà nước là do nhân dân ủy thác. Nhân
dân có quyền kiểm soát, phê bình nhà nước, có quyền bãi miễn những đại biểu mà họ đã lựa
chọn, bầu ra và có quyền giải tán những thiết chế quyền lực mà họ đã lập nên. Luật pháp dân
chủ và là công cụ quyền lực của nhân dân. Hồ Chí Minh ưu tiên quyền lợi và công bằng cho
nhân dân, coi nhân dân là chủ thể tối cao của mọi quyền lực trong xã hội và nhà nước, và nhà
nước chỉ tồn tại khi được nhân dân ủy thác. Quan điểm này đề cao vai trò của nhân dân trong
xây dựng và điều khiển nhà nước, và coi đây là yếu tố quan trọng trong xây dựng một xã hội dân chủ vững mạnh.
Tầm quan trọng của của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống chính trị - xã hội được Hồ Chí
Minh đánh giá cao từ sớm để xây dựng nhà nước hợp hiến, hợp pháp. Cùng với công tác lập
pháp, Hồ Chí Minh còn chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật
được thi hành và có cơ chế giám sát việc thi hành pháp luật. Hồ Chí Minh luôn nêu cao tính
nghiêm minh của pháp luật. Người khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Nhà
nước, giám sát các quá trình Nhà nước thực thi pháp luật, đồng thời không ngừng nhắc nhỏ cán
bộ các cấp, các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là các cán bộ
thuộc ngành hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên cần phải có “pháp quyền nhân nghĩa” tức là Nhà
nước phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền con người, chăm lo đến lợi ích của
mọi người. Hồ Chí Minh đề cao tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, tôn trọng quyện lợi
của mọi cá nhân trong xã hội, tuy nhiên người không thi hành luật pháp một cách máy móc mà
còn phải có tính nhân văn, khuyến thiện, bảo vệ cái đúng, cái tốt, lấy mục đích giáo dục cảm
hóa, thức tỉnh con người làm căn bản.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh. Theo quan điểm
của Hồ Chí Minh, kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu. Các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà
nước đều nắm giữ quyền lực trong tay qua sự ủy thác của nhân dân. Tuy nhiên, khi đã nắm giữ
quyền lực thì ai cũng có thể trở nên làm quyền. Đồng thời, phòng chống tiêu cực trong nhà
nước, Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí, quan liêu là “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”, thứ
giặc nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Người thường phê bình những người “lấy của công dùng
vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức”. Hồ Chí Minh xác định lãng phí là lãng phí sức lao
động, lãng phí thời gian, lãng phí tiền của. Chống lãng phí là biện pháp để tiết kiệm, là quốc
sách của mọi quốc gia. Hồ Chí Minh cho rằng, quan liêu là bệnh gốc sinh ra các bệnh tham ô,
lãng phí; muốn trừ sạch bệnh tham ô, lãng phí thì trước hết phải tẩy sạch bệnh quan liêu. Tiêu
cực khác nữa là “từ túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo” là những căn bệnh gây mất đoàn kết, gây rối cho công tác.
Qua phân tích nguyên nhân nảy sinh, Hồ Chí Minh khái quát lại một số biện pháp cơ bản để
chống tiêu cực như sau: nâng cao trình độ dân chủ trong xã hội. Pháp luật của Nhà nước, kỷ luật
của Đảng phải nghiêm minh, công tác kiểm tra thường xuyên. Phạt nghiêm minh, nghiêm khắc,
đúng người đúng tội là cần thiết, song việc gì cũng xử phạt thì lại không đúng. Cần coi trọng
giáo dục, lấy giáo dục, cảm hóa làm chủ yếu. Cán bộ phải đi trước làm gương, cán bộ giữ chức
vụ càng cao, trách nhiệm nêu gương càng lớn. Phải huy động sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước
vào cuộc chiến chống lại tiêu cực trong con người, trong xã hội và trong bộ máy nhà nước.
Hồ Chí Minh cho rằng cần phải xây dựng một nhà nước trong sạch và vững mạnh. Để đảm bảo
cho mọi quyền lực thuộc về nhân dân, người xác định cần phải kiểm soát quyền lực nhà nước và
đưa ra biện pháp cụ thể. Hồ Chí Minh còn xác định phóng chống tiêu cực thông qua việc phân
tích các tiêu cực và nguyên gây ra chúng một cách khoa học và từ đó rút ra được các phương
hướng giải quyết. Điều này thể hiện tầm nhìn xa và tài năng lạnh đạo của Hồ Chí Minh.
Câu 8: Trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân do Đảng lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần chú ý điều gì? Trả lời:
- Một là, về đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do
Nhân dân và vì Nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Trong điều kiện mới, xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các
nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch,
phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước.
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; xác
định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan nhà nước. Lấy quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới
sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.
- Hai là, về tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, tăng tính chuyên nghiệp, hiệu quả và dân
chủ trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, trong thực hiện chức năng lập pháp, quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan
đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Đổi mới quy trình lập pháp, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; hoàn
thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, cơ chế giám sát, lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những
người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Bảo đảm tiêu chuẩn, cơ cấu, nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, tăng hợp lý số lượng đại
biểu hoạt động chuyên trách; giảm số lượng đại biểu công tác ở các cơ quan hành pháp, tư pháp.
- Ba là, về xây dựng Chính phủ.
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Chính phủ, các bộ, ngành theo hướng tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực; phát huy
đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch; tăng cường năng lực dự báo và khả năng thích ứng chính sách trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành;
giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương, bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất.
- Bốn là, về xây dựng nền tư pháp Việt Nam.
Xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính,
phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức
tham gia vào quá trình tố tụng tư pháp; phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của
tội phạm và vi phạm pháp luật; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các loại tranh chấp, khiếu kiện theo luật định.
Tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân và doanh nghiệp.
- Năm là, về xây dựng chính quyền địa phương.
Tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải
đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thực hiện và tổng kết việc thí điểm chính quyền đô thị
nhằm xây dựng và vận hành các mô hình quản trị chính quyền đô thị theo hướng tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả.
Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, tăng cường sự kết nối, trao đổi thông tin thường xuyên
giữa chính quyền các cấp, giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp.
Tập trung chỉ đạo quyết liệt, đầu tư hợp lý nguồn lực và các điều kiện để thực hiện tốt các nhiệm
vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; kiện toàn tổ chức, tinh giảm hợp lý đầu mối, bỏ cấp trung gian, tinh giản biên chế.
- Sáu là, về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, vên chức có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ
nhân dân và sự phát triển của đất nước, có cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài,
khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đi đôi với cải cách tiền lương, chế độ, chính sách, đãi ngộ, tạo
môi trường, điều kiện làm việc để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển.