-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập tâm lí học sư phạm | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Điều kiện cần và đủ để có tâm lí? Làm thế nào để người học dễ dàng hình dung được hình ảnh đầy đủ và chính xác về bài học? Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lí học sư phạm đối với bản thân? Để hiểu tâm lí con người, chúng ta cần làm gì? Làm như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Tâm lý học sư phạm 8 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Bài tập tâm lí học sư phạm | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Điều kiện cần và đủ để có tâm lí? Làm thế nào để người học dễ dàng hình dung được hình ảnh đầy đủ và chính xác về bài học? Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lí học sư phạm đối với bản thân? Để hiểu tâm lí con người, chúng ta cần làm gì? Làm như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tâm lý học sư phạm 8 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Vũ Văn Thành-2255330041 Lớp TTHCM K42 Bài tập về nhà buổi 1
1. Điều kiện cần và đủ để có tâm lí?
Điều kiện cần: phải có não
Điều kiện đủ: phải có hiện thực khách quan tác động vào não và não hoạt động bình thường.
2. Làm thế nào để người học dễ dàng hình dung được hình ảnh
đầy đủ và chính xác về bài học?
Muốn có hình ảnh tâm lí thì điều kiện đủ là phải thông qua con đường hoạt
động và giao tiếp. Vì thế để người học dễ dàng hình dung được đầy đủ và
chính xác về bài học, trước hết ta cần có dụng cụ học tập, ghi chép lại bài học
1 cách đầy đủ, việc viết bài học ra giấy hoặc note trên các phương tiện học
như máy tính, laptop có thể giảm tải sự gấp gáp trong việc ghi nhớ cho não
rất nhiều và tránh bị rối cũng như nhớ nhầm. Và đương nhiên, việc ghi chép
cũng phải thật tỉ mỉ và chính xác để tránh việc ta tiếp thu thông tin sai
Tiếp theo chúng ta cũng cần có sự tập trung trong quá trình tiếp thu bài
giảng, lắng nghe 1 cách tích cực và ghi chép sẽ đảm bảo được việc ta có thể
hiểu được nội dung bài và nhớ dễ dàng hơn
Ngoài ra, ta cần biết cách chủ động tránh xa những sự phiền nhiễu xung
quanh như những chỗ ồn ào gây mất tập trung, các phương tiện điện tử,
truyền thông như mạng xã hội, game, nghe nhạc,… để tránh việc tiếp thu
thiếu xót hay sai lệch kiến thức hoặc gây ra việc không hiểu về nội dung bài giảng
Ta cũng cần biết cách đặt câu hỏi nếu ta chưa thực sự hiểu về nội dung bài và
tự tìm ra cho mình cách ghi nhớ nhanh và chính xác nhất đối với bản thân
mỗi người, vì mỗi bộ não đều có cách tiếp thu và ghi nhớ 1 cách khác nhau
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lí học sư phạm đối với bản thân?
Là một sinh viên chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh, việc nghiên cứu tâm
lí học sư phạm giúp đem lại cho em những hiểu biết về sự hình thành quá
trình nhận thức, giúp hiểu hơn về sự nhận thức của bản thân từ đó tìm ra cách
học phù hợp. Ngoài ra, nghiên cứu tâm lí học sư phạm cũng sẽ hỗ trợ cho
công việc trong tương lai của em.
Sự hiểu biết về tính chủ thể trong phản ánh tâm lí người giúp
cho giảng viên có những lưu ý gì trong việc giảng dạy?
Tâm lí mỗi cá nhân mang tính chủ thể rõ nét, cá nhân tiếp nhận những tác
động từ thế giới bên ngoài thông qua lăng kính chủ quan, tạo ra đời sống tâm
lí của mỗi cá nhân mang tính riêng lẻ. Cùng 1 sự vật hiện tượng tác động vào
các chủ thể khác nhau sẽ xuất hiện những hình ảnh tâm lí với những mức độ
khác nhau, bởi mỗi người có đặc điểm não bộ và hệ thần kinh khác nhau, mỗi
chủ thể sẽ có hoặt động, hoàn cảnh sống, kinh nghiệm sống khác nhau
Vì vậy, trong việc giảng dạy, trong giao tiếp ứng xử, giảng viên cần lưu ý đến
những cái riêng của mỗi cá nhân, tôn trọng và không nên áp đặt những ý chủ
quan của mình cho người khác. Ngoài ra, cũng cần cgus ý đến việc bám sát
đối tượng, vừa sức với đối tượng và những nguyên tắc giáo dục như việc học
viên vi phạm hay có những ý nghĩ không đúng trong quá trình giáo dục thì
cũng cần kiên nhẫn giải thích cho đối tượng hiểu đúng.
4. Để hiểu tâm lí con người, chúng ta cần làm gì? Làm như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ?
Để có thể hiểu tâm lí con người, ta cần học cách nói ít đi hơn 1 chút, thay vào
đó là việc chăm chú lắng nghe, hãy lắng nghe cả điều người khác nói lẫn cách
họ nói bởi hầu hết mọi người có xu hướng nói nhiều hơn những thứ họ muốn
nói, vì vậy việc ta im lặng sẽ khiến họ nói nhiều điều hơn sau đó và ta sẽ có
thể phần nào hiểu được tâm lí của họ
Ngoài ra, ta cần biết quan sát mọi thứ một cách tích cực và khách quan hơn,
suy xét mọi việc 1 cách khôn ngoan hơn. Ta không nên nhìn mọi thứ theo 1
cách phiến diện hay đánh giá chỉ qua cái nhìn của mình, đánh giá vội vã mà
nên nhìn vấn đề mà ta có thể tìm hiểu được về họ qua mọi mặt, nhiều cách
nhìn và thử đặt vị trí của mình vào họ để có thể cảm nhận được vấn đề qua
góc nhìn của họ. Việc này cũng giúp ta hiểu được tâm lí của họ 1 cách dễ
dàng và khách quan, tích cực hơn rất nhiều
Ví dụ, trong 1 cuộc thám hiểm, bạn của bạn có vẻ đang rất lo sợ, thay vì ta
ngắn gọn an ủi và nói với bạn rằng đừng lo lắng nữa thì ta hãy chọn cách hỏi
thăm bạn về lí do bạn có sự sợ hãi đó và tìm cách trấn an phù hợp, giúp bạn
cảm thấy bình tĩnh hơn. Điều đó cũng giúp ta phần nào hiểu thêm được về
người bạn của mình, hiểu thêm được về tâm lí của bạn và việc ta lắng nghe
bạn chia sẻ như vậy cũng giúp bạn có cái nhìn tốt hơn về bản thân mình, giúp
mối quan hệ trở nên tốt hơn
5. Bằng kiến thức tâm lí học, hãy xác định vai trò của các yếu
tố có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lí?
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lí bao gồm -
Di truyền(tiền đề): những khiếm khuyết về mặt cơ thể, về gen… đã có ảnh
hưởng không nhỏ tới sự phát triển con người, tới thế giới quan, định hướng
giá trị... của họ, hay những năng khiếu bẩm sinh, những tài năng như tai nghe
nhạc của Moza, mắt hội họa của Raphaen... chính là do các yếu tố sinh học
chi phối. Ví dụ như những trẻ em khiếm khuyết hay dị tật bẩm sinh thường
sống khép kín, ngại tiếp xúc,… so với những đứa trẻ có thể chất phát triển bình thường -
Môi trường(quy định): Môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đối với việc
hình thành và phát triển tâm lí, ví dụ môi trường sống xung quanh của chủ thể
đó được tiếp xúc với những người, những điều tích cực thì tâm lí của họ cũng
sẽ hình thành sự tích cực và phát triển theo hướng đó, tâm lí con người được
hình thành từ khi con bé và những đứa trẻ cũng hình thành tâm lí trong quá
trình bố mẹ dạy bảo uốn nắn, nếu đứa trẻ được sống trong tình yêu thương,
phát triển lên đó sẽ là đứa trẻ sống tích cực, và ngược lại 1 số đứa trẻ phải
sống trong sự bạo hành, hành hạ thì tâm lí của chúng cũng sẽ khép kín, lo sợ,
và thậm chí là nảy sinh những tâm lí xấu như sinh lòng thù hận,… -
Giáo dục(chủ đạo): giáo dục bao gồm giáo dục nhà trường, giáo dục xã
hội và giáo dục gia đình. Giáo dục xã hội thông qua sách báo, phim ảnh,
truyền hình, giao tiếp xã hội … với những nội dung lành mạnh là những tác
động tích cực hỗ trợ cho giáo dục nhà trường. Giáo dục gia đình tuy không có
chương trình, kế hoạch và nội dung xác định như giáo dục nhà trường; song
với việc tổ chức cuộc sống có nền nếp, trật tự, gia phong, với việc xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên của gia đình
thuộc các thế hệ,… là những tác động góp phần tạo nên nền tảng ban đầu của sự hình thành nhân cách. -
Giao tiếp(quyết định): Giao tiếp đóng vai trò quyết định trong sự hình
thành và phát triển nhân cách. Bởi vì: con người thông qua giao tiếp để tiếp
thu, lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội mà các thế hệ trước để lại để
trở thành thành viên của xã hội. Ví dụ như: Con người không thể tự mình
chứng minh các định lí, công thức toán học mà phải thông qua giao tiếp dưới
hình thức học tập, trao đổi các nghiên cứu của những nhà toàn học thời trước
để lĩnh hội kết quả nghiên cứu của họ. -
Hoạt động(quyết định): Hoạt động là nhân tố quyết định trực tiếp đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách. Bởi vì : Con đường tác động có mục
đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ không có hiệu quả nếu
như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác
động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lý,
hình thành nhân cách. Hay nói cách khác là không có yếu tố hoạt động thì sự
hình thành và phát triển nhân cách của chủ thể sẽ không được đảm bảo. Ví dụ:
Khi trẻ được dạy cho cách viết chữ, nếu trẻ không tập viết thường xuyên thì
trẻ sẽ không thể biết viết, hay nói cách khác là nhân tố giáo dục trong trường
hợp này không phát huy tác dụng,