Đỗ Minh Quang-TTHCMK42-2255330038
Bài tập Tâm lý học sư phạm
Câu 1: Làm thế nào để người học dễ dàng có được hình ảnh đầy đủ và chính xác
về bài học?
Để người học dễ dàng có được hình ảnh đầy đủ và chính xác về bài học cần:
Tăng sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên.
Cung cấp hình ảnh minh họa cho bài giảng .
Đẩy mạnh sự thuyết trình về bài học, tăng các hoạt động kể chuyện để
tăng sự liên tưởng , tư duy của học sinh.
Tạo các hoạt động tập thể, nhóm.
Sử dụng sơ đồ tư duy, khái quát nội dung một cách ngắn gọn, dễ nhớ.
Câu 2: Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý học sư phạm đối với bản thân
Việc nghiên cứu tâm lý học sư phạm giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động
học tập và rèn luyện. Tâm lý học sư phạm giúp bản thân em hiểu hơn về những
đặc trưng tâm lý của mình, những đặc trưng về kiểu nhân cách và hoạt động học
tập- nghiên cứu của lứa tuổi để điều chỉnh những hoạt động cá nhân mang tính
thích nghi.
Ngoài ra, việc nghiên cứu Tâm lý học sư phạm cũng cung cấp những cơ sở để
bản thân em có thể hình thành những ký năng học tập – nghiên cứu hướng đến
việc tự học - tự giáo dục và tự rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện theo
hướng tích cực.
Là một sinh viên của chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh với định hướng
công việc tương lai là trở thành một giảng viên thì việc nghiên cứu TLH sư
phạm cũng chuẩn bị những hành trình cần thiết để trở thành những ứng viên -
giảng viên trong tương lai.
Câu 3: Sự hiểu biết về tính chủ thể trong tâm lý người, giúp cho giảng viên có
lưu ý gì trong quá trình giảng dạy ?
Tính chủ thể là cái riêng của mỗi người. Khi tạo ra hình ảnh tâm lý con
người thường dựa và vốn hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân vào trong
việc đánh giá làm cho hình ảnh tâm lý mang đậm tính chủ quan.
Cùng là một sự vật hiện tượng tác động vào cùng một chủ thể nhưng vào
những hoàn cảnh khác nhau, trạng thái tâm lý khác nhau, điều kiện khác
nhau mà chủ thể cho những sắc thái tâm lý khác nhau.
Chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận trải nghiệm và thể hiện
rõ nhất.
Nguyên nhân tồn tại tính chủ thể trong tâm lý người là bởi vì:
+ Mỗi người có đặc điểm não bộ và hệ thần kinh khác nhau
+ Do tác động của môi trường sống, hoàn cảnh sống có sự khác biệt
+ Tính tích cực trong hoạt động khác nhau
Từ sự hiểu biết về tính chủ thể trong tâm lý người, giảng viên sẽ có những lưu ý
trong quá trình giảng dạy:
Trong giao tiếp cần phải tôn trọng cái riêng của một cá nhân, không nên
áp đặt các quan điểm mang tính chủ quan của mình lên người khác.
Cần chú ý đặc điểm riêng của cá nhân, nghiên cứu sát đối tượng.
Tâm lý người mang tính chủ thể vậy nên trong dạy học giáo dục phải chú
ý đền nguyên tắc sát đối tượng, nhìn nhận sinh viên theo quan điểm phát
triển, tôn trọng đặc điểm từng lứa tuổi.
Câu 4: Để hiểu được tâm lý con người, chúng ta cần phải làm gì ? Làm như thế
nào? Cho ví dụ
Để hiểu được tâm lý của con người, chúng ta cần phải nghiên cứu, quan sát
các cử chỉ, hành động, lời nói.
Chăm chú lắng nghe: lắng nghe lời người khác để biết các quan điểm, suy
nghĩ của họ từ đó phần nào hiểu được tâm lý người đó
Quan sát tích cực: quan sát qua các cử chỉ, nét mặt, ánh mắt hay ngôn
ngữ cơ thể. Thậm chí cách ăn mặc cũng phản ảnh nhiều nét tâm lý tính
cách của con người.
Khách quan: Trong bất cứ tình huống nào , đặc biệt là khi có sự việc gay
gắt diễn ra, giữ một thái độ khách quan thì khả năng nhìn nhân vấn đề và
quan sát sẽ tăng lên.
Ví dụ: -Khi một người căng thẳng, lo lắng họ sẽ có các biểu hiện như toát
mồ hôi, mất bình tĩnh, hai tay xoa vào nhau hoặc nắm chặt.
-Cách nắm bắt tâm lý một người nếu như họ ngẩng cao đầu, ước đi
vững chãi, lưng thẳng điều đó cho thấy đó là một người tự tin. Ngược lại khi
họ luôn cúi gằm mặt, nói lí nhí, không dám nhìn thẳng vào mắt người đối
diện có nghĩa là họ đang tự ti, xấu hổ, lòng tự trọng thấp.
-Khi một sinh viên mang phao vào phòng thi thì sẽ nói năng lắp bắp,
lén lút, ánh mắt thì thăm dò, dò xét.
Câu 5:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.”
Bằng kiến thức tâm lý học, hãy xác định vai trò của các yếu tố có ảnh hưởng
đến sự hình thành và phát triển tâm lý?
Quá trình hình thành và phát triển tâm lý được diễn ra dưới sự ảnh hưởng và
tác động bởi các yếu tố: bẩm sinh, di truyền, hoàn cảnh và môi trường sống,
việc giáo dục và tự giáo dục.
Yếu tố bẩm sinh – di truyền được coi là tiền đề vật chất có ảnh hưởng đến các
yếu tố tâm lý như tính cách, năng lực, trí nhớ,.. Một số người có cấu trúc bộ não
khác thường, với những tố chất đặc biệt hoặc có nhiều tài năng được thừa
hưởng từ cha mẹ do gen di truyền.
Yếu tố môi trường và hoàn cảnh sống cũng có ảnh hưởng đến tâm lý con
người nhưng ở đây vai trò chủ đạo chính hình thành nên tâm lý con người là do
giáo dục. Bác coi trọng chất lượng trong việc giáo dục, giáo dục phát huy những
lợi thế của yếu tố bẩm sinh di truyền, bù đắp sự thiếu hụt và khiếm khuyết của
môi trường và hoàn cảnh sống. Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc hình
thành và phát triển tâm lí con người.

Preview text:

Đỗ Minh Quang-TTHCMK42-2255330038
Bài tập Tâm lý học sư phạm
Câu 1: Làm thế nào để người học dễ dàng có được hình ảnh đầy đủ và chính xác về bài học?
Để người học dễ dàng có được hình ảnh đầy đủ và chính xác về bài học cần:
Tăng sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên.
Cung cấp hình ảnh minh họa cho bài giảng .
Đẩy mạnh sự thuyết trình về bài học, tăng các hoạt động kể chuyện để
tăng sự liên tưởng , tư duy của học sinh.
Tạo các hoạt động tập thể, nhóm.
Sử dụng sơ đồ tư duy, khái quát nội dung một cách ngắn gọn, dễ nhớ.
Câu 2: Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý học sư phạm đối với bản thân
Việc nghiên cứu tâm lý học sư phạm giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động
học tập và rèn luyện. Tâm lý học sư phạm giúp bản thân em hiểu hơn về những
đặc trưng tâm lý của mình, những đặc trưng về kiểu nhân cách và hoạt động học
tập- nghiên cứu của lứa tuổi để điều chỉnh những hoạt động cá nhân mang tính thích nghi.
Ngoài ra, việc nghiên cứu Tâm lý học sư phạm cũng cung cấp những cơ sở để
bản thân em có thể hình thành những ký năng học tập – nghiên cứu hướng đến
việc tự học - tự giáo dục và tự rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện theo hướng tích cực.
Là một sinh viên của chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh với định hướng
công việc tương lai là trở thành một giảng viên thì việc nghiên cứu TLH sư
phạm cũng chuẩn bị những hành trình cần thiết để trở thành những ứng viên -
giảng viên trong tương lai.
Câu 3: Sự hiểu biết về tính chủ thể trong tâm lý người, giúp cho giảng viên có
lưu ý gì trong quá trình giảng dạy ?
Tính chủ thể là cái riêng của mỗi người. Khi tạo ra hình ảnh tâm lý con
người thường dựa và vốn hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân vào trong
việc đánh giá làm cho hình ảnh tâm lý mang đậm tính chủ quan.
Cùng là một sự vật hiện tượng tác động vào cùng một chủ thể nhưng vào
những hoàn cảnh khác nhau, trạng thái tâm lý khác nhau, điều kiện khác
nhau mà chủ thể cho những sắc thái tâm lý khác nhau.
Chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận trải nghiệm và thể hiện rõ nhất.
Nguyên nhân tồn tại tính chủ thể trong tâm lý người là bởi vì:
+ Mỗi người có đặc điểm não bộ và hệ thần kinh khác nhau
+ Do tác động của môi trường sống, hoàn cảnh sống có sự khác biệt
+ Tính tích cực trong hoạt động khác nhau
Từ sự hiểu biết về tính chủ thể trong tâm lý người, giảng viên sẽ có những lưu ý
trong quá trình giảng dạy:
Trong giao tiếp cần phải tôn trọng cái riêng của một cá nhân, không nên
áp đặt các quan điểm mang tính chủ quan của mình lên người khác.
Cần chú ý đặc điểm riêng của cá nhân, nghiên cứu sát đối tượng.
Tâm lý người mang tính chủ thể vậy nên trong dạy học giáo dục phải chú
ý đền nguyên tắc sát đối tượng, nhìn nhận sinh viên theo quan điểm phát
triển, tôn trọng đặc điểm từng lứa tuổi.
Câu 4: Để hiểu được tâm lý con người, chúng ta cần phải làm gì ? Làm như thế nào? Cho ví dụ
Để hiểu được tâm lý của con người, chúng ta cần phải nghiên cứu, quan sát
các cử chỉ, hành động, lời nói.
Chăm chú lắng nghe: lắng nghe lời người khác để biết các quan điểm, suy
nghĩ của họ từ đó phần nào hiểu được tâm lý người đó
Quan sát tích cực: quan sát qua các cử chỉ, nét mặt, ánh mắt hay ngôn
ngữ cơ thể. Thậm chí cách ăn mặc cũng phản ảnh nhiều nét tâm lý tính cách của con người.
Khách quan: Trong bất cứ tình huống nào , đặc biệt là khi có sự việc gay
gắt diễn ra, giữ một thái độ khách quan thì khả năng nhìn nhân vấn đề và quan sát sẽ tăng lên.
Ví dụ: -Khi một người căng thẳng, lo lắng họ sẽ có các biểu hiện như toát
mồ hôi, mất bình tĩnh, hai tay xoa vào nhau hoặc nắm chặt.
-Cách nắm bắt tâm lý một người nếu như họ ngẩng cao đầu, ước đi
vững chãi, lưng thẳng điều đó cho thấy đó là một người tự tin. Ngược lại khi
họ luôn cúi gằm mặt, nói lí nhí, không dám nhìn thẳng vào mắt người đối
diện có nghĩa là họ đang tự ti, xấu hổ, lòng tự trọng thấp.
-Khi một sinh viên mang phao vào phòng thi thì sẽ nói năng lắp bắp,
lén lút, ánh mắt thì thăm dò, dò xét. Câu 5:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.”
Bằng kiến thức tâm lý học, hãy xác định vai trò của các yếu tố có ảnh hưởng
đến sự hình thành và phát triển tâm lý?
Quá trình hình thành và phát triển tâm lý được diễn ra dưới sự ảnh hưởng và
tác động bởi các yếu tố: bẩm sinh, di truyền, hoàn cảnh và môi trường sống,
việc giáo dục và tự giáo dục.
Yếu tố bẩm sinh – di truyền được coi là tiền đề vật chất có ảnh hưởng đến các
yếu tố tâm lý như tính cách, năng lực, trí nhớ,.. Một số người có cấu trúc bộ não
khác thường, với những tố chất đặc biệt hoặc có nhiều tài năng được thừa
hưởng từ cha mẹ do gen di truyền.
Yếu tố môi trường và hoàn cảnh sống cũng có ảnh hưởng đến tâm lý con
người nhưng ở đây vai trò chủ đạo chính hình thành nên tâm lý con người là do
giáo dục. Bác coi trọng chất lượng trong việc giáo dục, giáo dục phát huy những
lợi thế của yếu tố bẩm sinh di truyền, bù đắp sự thiếu hụt và khiếm khuyết của
môi trường và hoàn cảnh sống. Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc hình
thành và phát triển tâm lí con người.