Bài tập thẩm định thông tin | Pháp luật và đạo đức báo chí | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Trong môn học Pháp Luật và Đạo Đức Báo Chí tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, bài tập thẩm định thông tin là một phần quan trọng giúp sinh viên phát triển kỹ năng phân tích và đánh giá thông tin truyền thông một cách chính xác và đạo đức. Sinh viên sẽ được giao các tài liệu báo cáo, bài báo, hoặc video và được yêu cầu thực hiện việc phân tích và đánh giá tính đúng đắn của thông tin trong tài liệu đó. Bài tập này không chỉ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quy trình thẩm định thông tin mà còn giúp họ rèn luyện kỹ năng viết và trình bày ý tưởng một cách rõ ràng và logic.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM NHẬP MÔN BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀI KIỂM TRA CÁ NHÂN
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm
2022
BÀI TẬP THẨM ĐỊNH NGUỒN TIN MÔN BÁO CHÍ ĐA
PHƯƠNG TIỆN Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Tấn
Khang Lớp: Báo chí CLC K20 B Họ và tên: Lê Diễm Hạnh
MSSV: 2056031008
lOMoARcPSD| 41487872
Thẩm định thông tin trước khi tiếp nhận thông tin một điều cần thiết đối với độc giả
thông minh trong thời đại số, khi những thông tin sai sự thật đang xuất hiện tràn lan trên
nền tảng số. Một vấn đề mới được đặt ra rằng, liệu những thông tin được sao chép
những trang uy tín thì có nên được coi là uy tín. Lấy bài viết “Nhiều câu hỏi cần giải đáp
từ hoạt động của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam” được dẫn nguồn từ trang web
sao2sao để làm ví dụ cho vấn đề này.
Để thẩm định nguồn tin, điều đầu tiên cần làm xem xét nguồn gốc thông tin. Từ uy tín
của cơ quan xuất bản thông tin, chúng ta sẽ có được độ tin cậy nhất định đối với thông tin
được cung cấp. đây, thông tin được đăng tải bởi trang web https://sao2sao.com/ nhưng
lại tên trang web là VTV-News. mục bản quyền (copyright) liên hệ (contact)
cũng không thông tin cụ thể về tòa soạn. Như vậy, thể dễ dàng nhận thấy đây
không phải là phiên bản điện tử của VTV hay những chuyên trang có liên quan của VTV.
Tên miền của VTV https://vtv.vn/ với tên trang web đầy đủ VTV.vn: Báo điện t
VTV News - Đài Truyền Hình Việt Nam. Như vậy, ràng trang web sao2sao với tên
VTV-News một trang web giả mạo. vậy, đây không phải một nơi đăng tải thông
tin đáng tin cậy. Đến bước này, độc giả n dừng việc tiếp nhận thông tin từ trang web
này bởi lẽ nó đã không đảm bảo độ xác thực về cơ quan chủ quản.
Thứ hai, bài viết “Nhiều câu hỏi cần giải đáp từ hoạt động của Nhà Xuất bản Giáo dục
Việt Nam” được trang web sao2sao dẫn nguồn bài viết gốc của tạp chí điện tử Giáo dục
Việt Nam, tác giả Trần Phương. Bài viết gốc có địa chỉ trang web
https://giaoduc.net.vn/nhieu-cau-hoi-can-giai-dap-tu-hoat-dong-cua-nha-xuat-ban-giao-
duc-viet-nam-post226805.gd . Tức là có nguồn gốc từ trang web https://giaoduc.net.vn/ -
Giáo dục Việt Nam tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt
Nam được Giấy phép hoạt động Báo điện tử số 74/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và
Truyền thông cấp ngày 26/02/2020. Trang web cũng có cơ quan chủ quản là Hiệp hội các
Trường đại học, cao đẳng Việt Nam, chuyên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Vì vậy,
thông tin đăng tải ở trang web này là đáng tin cậy. Tuy nhiên, việc đăng lại bài viết của
trang Giáo dục Việt Nam ở một trang web khác như sao2sao thì không thể đảm bảo độ tin
cậy cho bài viết bởi nó có thể cắt ghép, chỉnh sửa làm méo mó nội dung thông tin
Tiếp đến phần tác giả. bài viết gốc, tên tác giả được đề một ch công khai Trần
Phương, ngoài ra còn thêm thông tin của Tổng Biên tập Nguyễn Tiến Bình để độc giả
thể liên hệ trong trường hợp những vấn đề liên quan đến thông tin. Việc này nhằm
đảm bảo độ tin cậy cho tác giả cũng như quan. vậy, trang web sao2sao, tác giả
chỉ tài khoản ẩn danh adminhn. Đây cũng tài khoản chủ yếu đăng tải bài lên trang
web. Ngoài ra không còn bất kỳ thông tin tài khoản này. Đối với một tài khoản lịch
không ràng nhiều điểm hồ như vậy, độc giả quyền nghi ngờ về tính xác
thực của thông tin từ phía người đăng tải. Việc một người ẩn danh đăng tải những thông
lOMoARcPSD| 41487872
tin gây tranh cãi trong hội không qua bất kỳ trường lớp đào tạo trong ngành báo
chí sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng xấu trong xã hội.
Như vậy, việc dẫn nguồn từ một trang báo điện tử uy tín không khiến nội dung bài báo có
thêm phần đáng tin cậy khi được đăng tải một nơi khác. Độc giả phải mất thêm thời
gian để truy xuất nguồn bài viết gốc kiểm tra chất lượng của nguồn nơi đăng tải. Sau
đó phải so sánh với bản tin gốc để đề phòng những móp méo sự thật. Như vậy rất mất
thời gian vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro. vậy, ngay khi tiếp nhận thông tin từ những
trang web không đáng tin cậy, độc giả nên dừng lại thay vì đọc tiếp.
Tiếp đến, độc giả thông minh nên truy xét đến thời gian đăng tải của bài viết để cái
nhìn khách quan về vấn đề. Thời gian đăng tải của bài viết này trên trang web
sao2sao.com 22/10/2022 trong khi bài đăng gốc đăng tải lúc 28/05/2022. Nghĩa trễ
hơn nửa tháng so với bài đăng gốc. Trên phương diện đảm bảo tính thời sự, bài viết đã
không đảm bảo được yếu tố thời sự của thông tin. Nhìn nhận sự việc theo một góc nhìn
khác, bài viết đã đăng tải thông tin gây tranh cãi trong luận nhưng trong một thời gian
khác khả năng làm độc giả hoang mang thêm một lần nữa. Ngoài ra, trong báo chí
luôn tồn tại khái niệm “sự thật tức thời”, nghĩa sự thật chỉ đúng đến thời điểm được
đưa tin, còn về lâu dài nó có thể phát triển theo một chiều hướng khác. vậy, việc đăng
lại một bài viết một thời điểm khác cũng góp phần làm độc giả hoang mang về tính sự
thật của vấn đề.
Về mặt hình thức, ràng nhận ra trong bài viết nhiều phông chữ lạ. Đây một
trong những đặc trưng của những trang web ăn cắp chất xám. Để tránh bị quét kiểm
duyệt, chủ trang web đã “cách điệu” những phông chữ để tránh kiểm duyệt hay vi phạm
bản quyền. Ngoài ra, trong bài viết nhiều lỗi typo cũng gây sự khó chịu cho độc
giả. Đối với những trang báo điện tử uy tín, hđặt tiêu chuẩn cao hơn cho chất lượng bài
viết, đòi hỏi phóng viên phải lao động chất xám nhiều hơn như thế họ hạn chế được
những lỗi sơ đẳng như thế.
Tiếp đến là phần nội dung. Mặc dù trích dẫn nguồn từ Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam
nhưng trang web sao2sao lại những thay đổi về mặt nội dung, không giữ nguyên nội
dung gốc. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tính chất tiên quyết của một bài báo, ấy
tính thông tin, khách quan và trung thực.
Đầu tiên, tác giả đã tự ý chèn hình Nguyễn Thị Kim Thúy một Đại biểu Quốc hội.
Mặc không được nhắc tên ở phần Sapo, hình ảnh của bà vẫn được chèn bên dưới kèm
với lời dẫn liên quan đến một nhân vật khác - Bộ Trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo
Nguyễn Kim Sơn. Như vậy, đây tác giả đã ý hay cố ý phạm vào lỗi chèn hình ảnh
không liên quan trong bài. Độc giả có thể nhầm lẫn về hai nhân vật nói trên hồ về
tính xác thực của thông tin được đưa ra. chèn ảnh không liên quan nên bài viết
có lỗi khi không có chú thích cho hình ảnh.
lOMoARcPSD| 41487872
hình ảnh tiếp theo, tác giả lại tiếp tục chèn hình ảnh trong khi bài viết gốc không có.
Đây hình ảnh sử dụng trong bài viết gốc “Dạy theo chương trình hay sách giáo khoa,
nhiều giáo viên vẫn hồ” của tác giả Nhật Duy ảnh của Tiến với chú thích ảnh
“Dạy theo chương trình mới như thế nào, hay vẫn dạy theo sách giáo khoa như hiện nay
nhiều giáo viên vẫn còn hồ chưa được tập huấn”. Phía bên dưới, adminhn vẫn tiếp
tục chèn ảnh một cách bừa bãi, những hình ảnh không hề được xuất hiện trong bài viết
gốc. Việc chèn hình ảnh của một người khác, một bài viết khác mà không có sự cho phép
là trái với đạo đức nghề nghiệp của một phóng viên, nhà báo.
Ngược lại, bài viết đăng lại lại không có ảnh mà tác giả đã chèn như bài viết gốc. Dù vậy,
vẫn chú thích nh. Nghĩa rằng, đây, tác giả adminhn đã ẩu tả trong việc dẫn
nguyên bản thông tin từ bài viết.
Ngoài ra, người đăng tải bài viết sao2sao.com còn mắc những lỗi đẳng như xáo trộn
vị trí của từng đoạn văn trong bài hay lỗi typo. Việc thay đổi bố cục so với i viết gốc
cũng là một trong những cách bóp méo thông tin của sự thật.
bài viết gốc, tác giả Trần Phương trích dẫn tổng cộng 9 i viết tham khảo liên
quan, từ những trang web uy tín như VnExpress Trang báo điện tử nhiều người xem
nhất Việt Nam, thông tin của Bộ Giáo dục Đào tạo, Tin Tức trang thông tin của
Thông tấn Việt Nam, và 3 bài viết từ Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Nhìn chung,
tác giả Trần Phương đều trích xuất nguồn gốc từ những trang báo uy tín, độ tin cậy
cao. Tuy nhiên, khi sao2sao dẫn nguồn về trang web của họ lại bỏ đi phần Tài liệu tham
khảo khiến cho độc giả gặp khó khăn trong việc truy suất nguồn gốc của những thông tin
trên. Bên cạnh đó, cũng khiến người đọc khó chịu khi xuất hiện những vị trí đánh số
nhưng lại không có một lời giải thích.
Như vậy, sau khi thẩm định thông tin trong bài viết “Nhiều câu hỏi cần giải đáp từ hoạt
động của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam” của tác giả Trần Phương được đăng tải trên
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, được đăng lại trên trang web sao2sao.com bởi
adminhn, độc giả nên thật sự tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin từ những trang web không
chính thống, không phải báo điện tử. Mặc được viết đăng tải một nơi uy tín
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhưng việc bị đăng tải ở một nơi khác với sự bóp
méo chi tiết cũng khiến sự thật trong bài viết bị bóp méo.
lOMoARcPSD| 41487872
Tài liệu tham khảo
1. Nhật Duy. Dạy theo chương trình hay sách giáo khoa, nhiều giáo viên vẫn hồ,
Giáo dục Việt Nam. 07/11/2020. Truy xuất từ https://giaoduc.net.vn/day-theo-chuong-
trinh-hay-sach-giao-khoa-nhieu-giao-vien-van-mo-ho-post213494.gd
2. Minh Bằng, Đại học Harvard gợi ý các bước kiểm tra tin giả, Khoa Báo chí Truyền
thông, Trường Đại học Khoa học hội Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh. Truy xuất từ https://hcmussh.edu.vn/news/item/5728
3. Trần Phương. Nhiều câu hỏi cần giải đáp từ hoạt động của Nhà Xuất bản Giáo dục
Việt Nam. 28/05/2022. Truy xuất từ https://giaoduc.net.vn/nhieu-cau-hoi-can-giai-dap-tu-
hoat-dong-cua-nha-xuat-ban-giao-duc-viet-nam-post226805.gd
| 1/5

Preview text:


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
NHẬP MÔN BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
BÀI KIỂM TRA CÁ NHÂN
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2022
BÀI TẬP THẨM ĐỊNH NGUỒN TIN MÔN BÁO CHÍ ĐA
PHƯƠNG TIỆN Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Tấn
Khang Lớp: Báo chí CLC K20 B Họ và tên: Lê Diễm Hạnh MSSV: 2056031008 lOMoAR cPSD| 41487872
Thẩm định thông tin trước khi tiếp nhận thông tin là một điều cần thiết đối với độc giả
thông minh trong thời đại số, khi những thông tin sai sự thật đang xuất hiện tràn lan trên
nền tảng số. Một vấn đề mới được đặt ra rằng, liệu những thông tin được sao chép ở
những trang uy tín thì có nên được coi là uy tín. Lấy bài viết “Nhiều câu hỏi cần giải đáp
từ hoạt động của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam”
được dẫn nguồn từ trang web
sao2sao để làm ví dụ cho vấn đề này.
Để thẩm định nguồn tin, điều đầu tiên cần làm là xem xét nguồn gốc thông tin. Từ uy tín
của cơ quan xuất bản thông tin, chúng ta sẽ có được độ tin cậy nhất định đối với thông tin
được cung cấp. Ở đây, thông tin được đăng tải bởi trang web https://sao2sao.com/ nhưng
lại có tên trang web là VTV-News. Ở mục bản quyền (copyright) và liên hệ (contact)
cũng không có thông tin cụ thể về tòa soạn. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy đây
không phải là phiên bản điện tử của VTV hay những chuyên trang có liên quan của VTV.
Tên miền của VTV là https://vtv.vn/ với tên trang web đầy đủ là VTV.vn: Báo điện tử
VTV News - Đài Truyền Hình Việt Nam
. Như vậy, rõ ràng trang web sao2sao với tên
VTV-News là một trang web giả mạo. Vì vậy, đây không phải là một nơi đăng tải thông
tin đáng tin cậy. Đến bước này, độc giả nên dừng việc tiếp nhận thông tin từ trang web
này bởi lẽ nó đã không đảm bảo độ xác thực về cơ quan chủ quản.
Thứ hai, bài viết “Nhiều câu hỏi cần giải đáp từ hoạt động của Nhà Xuất bản Giáo dục
Việt Nam”
được trang web sao2sao dẫn nguồn bài viết gốc của tạp chí điện tử Giáo dục
Việt Nam, tác giả Trần Phương. Bài viết gốc có địa chỉ trang web
https://giaoduc.net.vn/nhieu-cau-hoi-can-giai-dap-tu-hoat-dong-cua-nha-xuat-ban-giao-
duc-viet-nam-post226805.gd . Tức là có nguồn gốc từ trang web https://giaoduc.net.vn/ -
Giáo dục Việt Nam – tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt
Nam
được Giấy phép hoạt động Báo điện tử số 74/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và
Truyền thông cấp ngày 26/02/2020. Trang web cũng có cơ quan chủ quản là Hiệp hội các
Trường đại học, cao đẳng Việt Nam, chuyên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Vì vậy,
thông tin đăng tải ở trang web này là đáng tin cậy. Tuy nhiên, việc đăng lại bài viết của
trang Giáo dục Việt Nam ở một trang web khác như sao2sao thì không thể đảm bảo độ tin
cậy cho bài viết bởi nó có thể cắt ghép, chỉnh sửa làm méo mó nội dung thông tin
Tiếp đến là phần tác giả. Ở bài viết gốc, tên tác giả được đề một cách công khai là Trần
Phương, ngoài ra còn có thêm thông tin của Tổng Biên tập Nguyễn Tiến Bình để độc giả
có thể liên hệ trong trường hợp có những vấn đề liên quan đến thông tin. Việc này nhằm
đảm bảo độ tin cậy cho tác giả cũng như cơ quan. Dù vậy, ở trang web sao2sao, tác giả
chỉ là tài khoản ẩn danh adminhn. Đây cũng là tài khoản chủ yếu đăng tải bài lên trang
web. Ngoài ra không còn bất kỳ thông tin gì tài khoản này. Đối với một tài khoản lý lịch
không rõ ràng và có nhiều điểm mơ hồ như vậy, độc giả có quyền nghi ngờ về tính xác
thực của thông tin từ phía người đăng tải. Việc một người ẩn danh đăng tải những thông lOMoAR cPSD| 41487872
tin gây tranh cãi trong xã hội mà không qua bất kỳ trường lớp đào tạo trong ngành báo
chí sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng xấu trong xã hội.
Như vậy, việc dẫn nguồn từ một trang báo điện tử uy tín không khiến nội dung bài báo có
thêm phần đáng tin cậy khi nó được đăng tải ở một nơi khác. Độc giả phải mất thêm thời
gian để truy xuất nguồn bài viết gốc và kiểm tra chất lượng của nguồn nơi đăng tải. Sau
đó phải so sánh với bản tin gốc để đề phòng những móp méo sự thật. Như vậy rất mất
thời gian mà vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy, ngay khi tiếp nhận thông tin từ những
trang web không đáng tin cậy, độc giả nên dừng lại thay vì đọc tiếp.
Tiếp đến, độc giả thông minh nên truy xét đến thời gian đăng tải của bài viết để có cái
nhìn khách quan về vấn đề. Thời gian đăng tải của bài viết này trên trang web
sao2sao.com là 22/10/2022 trong khi bài đăng gốc đăng tải lúc 28/05/2022. Nghĩa là trễ
hơn nửa tháng so với bài đăng gốc. Trên phương diện đảm bảo tính thời sự, bài viết đã
không đảm bảo được yếu tố thời sự của thông tin. Nhìn nhận sự việc theo một góc nhìn
khác, bài viết đã đăng tải thông tin gây tranh cãi trong dư luận nhưng trong một thời gian
khác có khả năng làm độc giả hoang mang thêm một lần nữa. Ngoài ra, trong báo chí
luôn tồn tại khái niệm “sự thật tức thời”, nghĩa là sự thật chỉ đúng đến thời điểm nó được
đưa tin, còn về lâu dài nó có thể phát triển theo một chiều hướng khác. Vì vậy, việc đăng
lại một bài viết ở một thời điểm khác cũng góp phần làm độc giả hoang mang về tính sự thật của vấn đề.
Về mặt hình thức, rõ ràng nhận ra là trong bài viết có nhiều phông chữ lạ. Đây là một
trong những đặc trưng của những trang web ăn cắp chất xám. Để tránh bị quét kiểm
duyệt, chủ trang web đã “cách điệu” những phông chữ để tránh kiểm duyệt hay vi phạm
bản quyền. Ngoài ra, trong bài viết có có nhiều lỗi typo cũng gây sự khó chịu cho độc
giả. Đối với những trang báo điện tử uy tín, họ đặt tiêu chuẩn cao hơn cho chất lượng bài
viết, đòi hỏi phóng viên phải lao động chất xám nhiều hơn và như thế họ hạn chế được
những lỗi sơ đẳng như thế.
Tiếp đến là phần nội dung. Mặc dù trích dẫn nguồn từ Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam
nhưng trang web sao2sao lại có những thay đổi về mặt nội dung, không giữ nguyên nội
dung gốc. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tính chất tiên quyết của một bài báo, ấy là
tính thông tin, khách quan và trung thực.
Đầu tiên, tác giả đã tự ý chèn hình bà Nguyễn Thị Kim Thúy – một Đại biểu Quốc hội.
Mặc dù không được nhắc tên ở phần Sapo, hình ảnh của bà vẫn được chèn bên dưới kèm
với lời dẫn liên quan đến một nhân vật khác - Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo –
Nguyễn Kim Sơn. Như vậy, ở đây tác giả đã vô ý hay cố ý phạm vào lỗi chèn hình ảnh
không liên quan trong bài. Độc giả có thể nhầm lẫn về hai nhân vật nói trên và mơ hồ về
tính xác thực của thông tin được đưa ra. Và vì chèn ảnh không liên quan nên bài viết có
có lỗi khi không có chú thích cho hình ảnh. lOMoAR cPSD| 41487872
Ở hình ảnh tiếp theo, tác giả lại tiếp tục chèn hình ảnh trong khi bài viết gốc không có.
Đây là hình ảnh sử dụng trong bài viết gốc “Dạy theo chương trình hay sách giáo khoa,
nhiều giáo viên vẫn mơ hồ”
của tác giả Nhật Duy và ảnh của Lã Tiến với chú thích ảnh
“Dạy theo chương trình mới như thế nào, hay vẫn dạy theo sách giáo khoa như hiện nay
nhiều giáo viên vẫn còn mơ hồ vì chưa được tập huấn”
. Phía bên dưới, adminhn vẫn tiếp
tục chèn ảnh một cách bừa bãi, những hình ảnh không hề được xuất hiện trong bài viết
gốc. Việc chèn hình ảnh của một người khác, một bài viết khác mà không có sự cho phép
là trái với đạo đức nghề nghiệp của một phóng viên, nhà báo.
Ngược lại, bài viết đăng lại lại không có ảnh mà tác giả đã chèn như bài viết gốc. Dù vậy,
nó vẫn có chú thích ảnh. Nghĩa rằng, ở đây, tác giả adminhn đã ẩu tả trong việc dẫn
nguyên bản thông tin từ bài viết.
Ngoài ra, người đăng tải bài viết ở sao2sao.com còn mắc những lỗi sơ đẳng như xáo trộn
vị trí của từng đoạn văn trong bài hay lỗi typo. Việc thay đổi bố cục so với bài viết gốc
cũng là một trong những cách bóp méo thông tin của sự thật.
Ở bài viết gốc, tác giả Trần Phương trích dẫn tổng cộng 9 bài viết tham khảo có liên
quan, từ những trang web uy tín như VnExpress – Trang báo điện tử nhiều người xem
nhất Việt Nam
, thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tin Tức – trang thông tin của
Thông tấn xã Việt Nam
, và 3 bài viết từ Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Nhìn chung,
tác giả Trần Phương đều trích xuất nguồn gốc từ những trang báo uy tín, có độ tin cậy
cao. Tuy nhiên, khi sao2sao dẫn nguồn về trang web của họ lại bỏ đi phần Tài liệu tham
khảo khiến cho độc giả gặp khó khăn trong việc truy suất nguồn gốc của những thông tin
trên. Bên cạnh đó, nó cũng khiến người đọc khó chịu khi xuất hiện những vị trí đánh số
nhưng lại không có một lời giải thích.
Như vậy, sau khi thẩm định thông tin trong bài viết “Nhiều câu hỏi cần giải đáp từ hoạt
động của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam”
của tác giả Trần Phương được đăng tải trên
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam,
được đăng lại trên trang web sao2sao.com bởi
adminhn, độc giả nên thật sự tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin từ những trang web không
chính thống, không phải báo điện tử. Mặc dù được viết và đăng tải ở một nơi uy tín là
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhưng việc nó bị đăng tải ở một nơi khác với sự bóp
méo chi tiết cũng khiến sự thật trong bài viết bị bóp méo. lOMoAR cPSD| 41487872 Tài liệu tham khảo
1. Nhật Duy. Dạy theo chương trình hay sách giáo khoa, nhiều giáo viên vẫn mơ hồ,
Giáo dục Việt Nam
. 07/11/2020. Truy xuất từ https://giaoduc.net.vn/day-theo-chuong-
trinh-hay-sach-giao-khoa-nhieu-giao-vien-van-mo-ho-post213494.gd
2. Minh Bằng, Đại học Harvard gợi ý các bước kiểm tra tin giả, Khoa Báo chí và Truyền
thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh. Truy xuất từ https://hcmussh.edu.vn/news/item/5728
3. Trần Phương. Nhiều câu hỏi cần giải đáp từ hoạt động của Nhà Xuất bản Giáo dục
Việt Nam. 28/05/2022. Truy xuất từ https://giaoduc.net.vn/nhieu-cau-hoi-can-giai-dap-tu-
hoat-dong-cua-nha-xuat-ban-giao-duc-viet-nam-post226805.gd