Bài tập thảo luận nhóm chương 2 | Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Ông Năm là một thợ thủ công có tiếng, ông đã phải mất 3 tháng lao động miệt mài để chế tạo nên bộ lư đồng. Để làm được bộ lư đồng ông Năm phải trải qua các khâu tạo mẫu, làm khuôn, đúc, mài và đánh bóng rất tỉ mỉ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46831624
BÀI TẬP THẢO LUẬN
Câu 1: Thảo luận tình huống: Bộ lư đồng của ông Năm
NỘI DUNG: Ông Năm là một thợ thủ công có tiếng, ông đã phải mất 3 tháng lao
động miệt mài để chế tạo nên bộ lư đồng. Để làm được bộ lư đồng ông Năm phải
trải qua các khâu tạo mẫu, làm khuôn, đúc, mài và đánh bóng rất tỉ mỉ. Bộ lư
đồng dùng để chưng trên bàn thờ tổ tiên của đại đa số người Việt Nam và nó
được ông Năm bán cho người mua với giá 3 triệu đồng/bộ.
a) Trong đoạn văn trên cụm từ nào thể hiện các khái niệm: lao động trừu
tượng, lao động cụ thể, giá trị sử dụng của hàng hóa, giá trị của hàng hóa.
- Cụm từ thể hiện khái niệm lao động trừu tượng: bán
- Cụm từ thể hiện khái niệm lao động cụ thể: tạo mẫu, làm khuôn, đúc, mài, đánh bóng
- Cụm từ thể hiện khái niệm giá trị sử dụng của hàng hóa: chưng trên bàn thờ tổ tiên
- Cụm từ thể hiện khái niệm giá trị của hàng hóa: 3 tháng
b) Bạn hãy đặt tình huống khi nào Ông Năm không bán được lư đồng nữa.
- Mặt hàng lư đồng của Ông Năm không còn phù hợp với xu hướng thị trường
- Mặt hàng lư đồng của ông năm không đáp ứng được nhu cầu thị hiếu và sở
thích của người tiêu dùng
- Giá lư đồng của Ông Năm cao hơn giá lư đồng trên thị trường.
- Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh và các mặt hàng, sản phẩm thay thế.
Các trường hợp trên dẫn đến cầu giảm đi, số lượng lư đồng mà Ông Năm bán
ra sẽ giảm xuống hoặc Ông Năm sẽ có thể không bán được bộ lư đồng nào nữa.
Câu 2: Khi sản xuất hàng hóa ra đời, tiền tệ có xuất hiện ngay hay không? Vì sao?
Khi sản xuất hàng hóa ra đời, tiền tệ không xuất hiện ngay.
Vì nhu cầu cũng như nhận thức của con người ngay tại thời điểm đó chưa đủ cao để xuất hiện tiền tệ:
o Khi chế độ công xã nguyên thủy tan ra, sự tư hữu về của cải và tư liệu sản xuất bắt
đầu xuất hiện. Lúc này, để có cái ăn, mỗi cá nhân đều phải tự lao động để làm ra
của cải. Tuy nhiên, mỗi cá nhân trong xã hội đều không thể tự làm ra hết của cải
mà mình muốn hưởng thụ. Vì vậy, người ta phải trao đổi của cải với nhau để đáp
ứng nhu cầu về các của cải, vật chất mà họ không làm ra. Ta có thể thấy rằng họ lOMoAR cPSD| 46831624
vẫn dùng hàng hóa để trao đổi chứ không nhất thiết phải là dùng tiền để trao
đổi.Tuy nhiên, việc trao đổi trực tiếp giữa hàng với hàng có những nhược điểm là
trao đổi mang tính giản đơn, ngẫu nhiên mà không có sự đồng nhất. Bên cạnh đó,
trao đổi vẫn là trực tiếp giữa hàng với hàng. Vì vậy, việc trao đổi trực tiếp này đã
gây nhiều khó khăn cho các cá nhân khi tham gia trao đổi dẫn tới hệ quả kìm hãm
sự phát triển của các nền kinh tế. Khi các nền kinh tế phát triển ở giai đoạn cao
hơn, số lượng các giao dịch về trao đổi hàng hóa ngày càng được gia tăng và diễn
ra thường xuyên hơn. Điều này đòi hỏi phải có vật trung gian trong trao đổi nhằm
khuyến khích trao đổi hàng hóa. Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển hơn
nữa, đặc biệt là khi mở rộng giữa cácvùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá
chung thống nhất thì hình thái tiền được ra đời. Giá trị của tất cả các hàng hoá ở
đây đều được biểu hiện ở một hàng hoá đóng vai trò tiền tệ. Lúc này, khi nhu cầu
và nhận thức của con người đều đã cao hơn và đạt đến mức đủ thì đơn vị tiền tệ
đầu tiên được tạo ra.Trong lịch sử, lúc đầu có nhiều kim loại đóng vai trò tiền tệ,
nhưng về sau được cố định lại ở kim loại quý: vàng, bạc và cuối cùng là vàng.
Khi sản xuất hàng hóa ra đời, tiền tệ không xuất hiện vì tiền tệ là kết quả phát
triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi tiền tệ ra đời thì thế giới
hàng hóa được phân thành hai cực: một cực là các hàng hoá thông thường;
còn một cực là hàng hoá (vàng: đóng vai trò tiền tệ, đại biểu cho giá trị). Đến
đây giá trị các hàng hoá đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất.
Câu 3: Vì sao nói tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt?
Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo nghĩa hẹp,
hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao
đổi, mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được.
Tiền tệ được xem là một loại hàng hóa đặc biệt vì nó được dùng để trao đổi, mua bán
nhưng sở hữu những đặc điểm khác so với các loại hàng hóa thông thường. Một số lý do chính:
- Tiền được tách ra làm vật ngang giá chung so với tất cả các hàng hóa khác.
- Tiền tệ là hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.
- Tiền tệ còn có nhiều chức năng khác:
o Là thước đo giá trị: Tiền tệ được sử dụng để biểu hiện giá trị của hàng
hóa thông thường. Giá tiền càng cao thì giá trị hàng hóa càng lớn.
o Là phương tiện lưu thông: Khi sản xuất phát triển, thị trường mở rộng,
cần một vật ngang giá chung duy nhất để thuận tiện trao đổi, mua bán.
Tiền tệ được chọn làm trung gian trao đổi, trong đó: Hàng – Tiền (quy
trình bán), Tiền – Hàng (quy trình mua).
o Là phương tiện lưu trữ: Ngoài việc trao đổi mua bán, con người còn
có nhu cầu tiết kiệm cho những dự định khác trong tương lai. Khi đó,
tiền rút khỏi lưu thông, trở thành phương tiện lưu trữ, khi cần sẽ đem
ra để tiếp tục lưu thông. lOMoAR cPSD| 46831624
o Là phương tiện thanh toán: Tiền dùng để chi trả cho các khoản giao dịch như nộp thuế,…
o Tiền tệ thế giới: Không dừng lại ở việc lưu thông trong nước, tiền tệ
còn được dùng để trao đổi của cải với các nước khác, được quy đổi
dựa trên tỉ giá hối đoái.
Tóm lại, tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt bởi nó là kết quả lao động của con người,
trực tiếp phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Câu 4: Vì sao khi tiền có chức năng là phương tiện lưu thông và phương tiện
thanh toán làm tăng nguy cơ khủng hoảng trong nền kinh tế?
4.1.Phương tiện lưu thông:
- Tiền được dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa (tiền giấy, tiền kế
toán, tiền điện tử, tiền séc). Để thực hiện chức năng này phải có sự hiện diện của
tiền mặt. Khi tiền là phương tiện lưu thông, lưu thông hàng hóa vấn động theo
công thức: T-H-T, sự vận động này làm cho quá trình mua và bán tách rời nhau
có thể dẫn đến mất cân đối và khủng hoảng kinh tế.
- Với chức năng phương tiện lưu thông không nhất thiết phải dùng tiền vàng mà
chỉ cần tiền kí hiệu giá trị. Từ đó tiền giấy ra đời và dần thay thế tiền vàng, bạc.
Tuy nhiên, nếu phát hành quá nhiều tiền giấy sẽ làm cho giá trị của đồng tiền
giảm xuống, kéo theo lạm phát xuất hiện. Ngoài ra còn kéo theo nhiều tiêu cực
như: tăng chi phí phát hành (in ấn, bảo quản, vận chuyển, tiêu huỷ tiền); nạn
tiền giả, tham nhũng; hối lộ; trốn thuế; đầu cơ và các thị trường ngầm điển hình
là đầu cơ nhà đất, rửa tiền ... gây thiệt hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống con người.
- Điều kiện để tiền làm phương tiện lưu thông là phải có sẵn một số tiền thực tế
trên thị trường, số tiền cần thiết được tính theo công thức: M=(PxQ)/V. Khi số
tiền thực tế trên thị trường ít hoặc nhiều hơn số tiền cần thiết có trong lưu thông
thì sẽ gây ra những tiêu cực cho xã hội và thị trường. Chưa kể số tiền cần thiết
còn thay đổi phù hợp theo từng giai đoạn hình thái xã hội nên khi tiền làm
phương tiện lưu thông có thể làm tăng nguy cơ khủng hoảng cho nền kinh tế. 4.2. Phương tiện thanh toán
- Tiền tệ được dùng làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp
thuế, trả tiền mua chịu hàng… Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến
một trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong việc mua bán chịu
người mua trở thành con nợ, ngươi bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và
con nợ phát triển rộng rãi. Và đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không
thanh toán. Điều này sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả
năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.
- Khi tiền làm phương tiện thanh toán sẽ dẫn đến tạo ra nhiều phương thức thanh
toán thay vì chỉ dùng tiền mặt, điển hình là thanh toán online; chuyển khoản...
Điều này giúp việc thanh toán trở nên dễ dàng hơn nhưng bên cạnh đó thì việc lOMoAR cPSD| 46831624
quá phụ thuộc vào các hình thức thanh toán điện tử làm giảm đi lượng tiền mặt
lưu thông trong thị trường và chắc chắn sẽ có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Câu 5: Khi tiền có chức năng phương tiện cất trữ, người ta thường tích trữ loại tiền nào? Vì sao?
Đối với một số loại tiền tệ ở các quốc gia có mức lạm phát cao như Venezuela (tỉ lệ
lạm phát 440%), Syria (tỉ lệ lạm phát 139%), ... thì tiền tệ nơi đây không được coi là
phương tiện cất trữ giá trị tối ưu. Vì vậy người ta sẽ tìm đến một phương thức cất trữ
khác giữ được nguyên vẹn giá trị của tiền tệ, hay thậm chí có thể sinh ra lợi nhuận
cho người lưu trữ một cách thụ động và hiệu quả. Sau đây là những giải pháp thay
thế một cách ổn định và hiệu quả:
5.1. Vàng là một trong những phương tiện cất trữ giá trị truyền thống và phổ biến
nhất. Bởi lẽ, vàng không bị ảnh hưởng bởi lạm phát hay giá trị của tiền tệ. Hơn hết,
vàng cũng được xem là công cụ sinh lời cho 1 nhà đầu tư nhỏ, khi giá vàng tăng,
người mua có thể hưởng chênh lệch từ số vàng đã mua trước đó, đó là cách đầu tư
sinh lời thụ động mà số tiền đầu tư không cần quá nhiều, và rất ít rủi ro.
5.2.Tiền với mệnh giá ổn định, không bị lạm phát cao: Đối với mục đích cất trữ
thì người ta sẽ ưu tiên cho những loại tiền có mệnh giá ổn định. Điều này có nghĩa là
giá trị của đồng tiền đó sẽ không bị thay đổi quá nhiều trong thời gian dài hạn. Nó
giúp đảm bảo được giá trị của tài sản người dùng không bị mất giá quá nhiều bởi quá
trình lạm phát của quốc gia sử hữu loại tiền đấy.
5.3.Tiền của quốc gia ổn định và có nền kinh tế mạnh: Các quốc gia có nền kinh
tế ổn định, hệ thống tài chính phát triển và chính sách tiền tệ ổn định thường được coi
là đáng tin cậy để tích trữ giá trị. Ví dụ như người ta có thể chọn tích trữ đô la Mỹ. Vì
Mỹ là một trong những nền kinh tế hàng đầu trên thế giới và khá ổn định, do đó
người ta sẽ tin tưởng và tích trữ tiền dưới dạng đồng đô la. Tuy nhiên, sự ổn định của
một quốc gia có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy việc đánh giá sự ổn định kinh tế là
quan trọng khi tích trữ tiền.
Câu 6: Liệt kê một số đồng tiền có chức năng làm tiền tệ thế giới? Khi đồng nội
tệ được định giá cao so với đồng ngoại tệ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt
động xuất - nhập khẩu hàng hóa?
- Một số đồng tiền có chức năng làm tiền tệ thế giới: Đồng Đô-la Mỹ, Đồng Euro,
Đồng Bảng Anh, Đồng Yên Nhật…
- Khi đồng nội tệ được định giá cao hơn so với đồng ngoại tệ sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa. Cụ thể: * Đối với nhập khẩu:
Nếu đồng nội tệ được định giá cao hơn so với đồng ngoại tệ thì hoạt động nhập
khẩu sẽ được đẩy mạnh hơn. Gía của thị trường trong nước của một mặt hàng nào
đó cao hơn so với thị trường nước ngoài hay quốc tế, lợi nhuận từ việc nhập khẩu lOMoAR cPSD| 46831624
cao hơn so với việc tự sản xuất ở trong nước. Chính điều này làm cho việc nhập
khẩu phát triển hơn và được khuyến khích hơn. * Đối với xuất khẩu:
Ngược lại với nhập khẩu thì nếu đồng nội tệ được định giá cao hơn so với
đồng ngoại tệ sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu bị hạn chế và không được khuyến
khích. Bởi vì lúc đó giá của mặt hàng hàng hóa đó xuất khẩu ra các nước khác sẽ
thấp hơn so với giá của hàng hóa đó ở thị trường trong nước. Điều này làm cho
doanh nghiệp sẽ giảm đi sản lượng xuất khẩu.
-------------------------------------------- HẾT -------------------------------------------