Bài tập thảo luận tâm lí trẻ em lứa tuổi tiểu học | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Bài tập thảo luận tâm lí trẻ em lứa tuổi tiểu học của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 10 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Họ và tên: Tạ Thị Mỹ Linh Sinh ngày: 26/04/2000 Lớp: TH2022-04 (VHVL)
BÀI TẬP THẢO LUẬN
Môn: Sinh lý học trẻ em
CHƯƠNG I: NHẬP MÔN SINH LÝ HỌC TRẺ EM
Câu 1. Chứng minh cơ thể trẻ em là một khối thống nhất. Cho ví dụ minh họa?
Bài làm:
- Cơ thể người là 1 khối thống nhất. Sự thống nhất này được thể hiện như sau:
- Sự thống nhất giữa đồng hóa và dị hóa:
+ Đồng hóa: là sự trao đổi và hấp thụ các chất được đưa ra từ môi trường bên ngoài vào cơ thể
Ví dụ: quá trình tổng hợp protein từ các axit amin
+ Dị hóa: là sự phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản
Ví dụ: quá trình chuyển đổi gycogen trong gan -> glucose cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, dưới tác dụng của hoocmon
=> Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình không thể tách rời nhau được, không có đồng hóa thì không có dị hóa và ngược lại
- Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức phận: giữa cấu tạo hình thái với sinh lí, chức phận có sự thống nhất chặt chẽ với nhau
Ví dụ: mũi làm ẩm, làm ấm, lọc không khí bởi mũi có lớp niệm mạc tiết chất nhày, có lớp mao mạch dày đặc và có nhiều lông mũi
- Sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể: các cơ quan và các hệ cơ trong cơ thể luôn luôn có sự phối hợp nhịp nhàng và thống nhất với nhau:
+ Một bộ phận này ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Ví dụ: khi ta lao động, cơ làm việc,
đồng thời nhịp tim đập nhanh hơn, nhịp thở gấp hơn
+ Toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến một bộ phận. Ví dụ: hiện tượng đói là biểu hiện toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa
+ Trong từng cơ quan có sự phối hợp với nhau. Ví dụ: khi ta nhảy thì có sự phối hợp giữa chân trái và chân phải
- Sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường: khi môi trường thay đổi thì cơ thể cũng có những phản ứng phù hợp với sự thay đổi của môi trường nếu không thì cơ thể sẽ không tồn tại được. Ví dụ: khi trời rét ta nổi da gà.
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của cơ thể trẻ em. Tại sao sinh viên ngành Sư phạm mầm non và Sư phạm Tiểu học cần học tập môn Sinh lý học trẻ em?
Bài làm:
- Đặc điểm chung của cơ thể trẻ
1
- Cơ thể trẻ em nói chung và từng cơ quan nói riêng không hoàn toàn giống người trưởng thành.
- Cơ thể trẻ em ko phải là cơ thể người lớn thu nhỏ lại theo 1 tỷ lệ nhất định.
- Giữa cơ thể trẻ em và người lớn có nhiều điểm khác nhau: khác nhau về kích.
- Sự hoạt động của cơ thể trẻ cũng như của người lớn ko phải là gồm những hoạt động riêng lẻ của từng hệ cơ quan mà các cơ quan trong cơ thể đều hđ thống nhất trong 1 hệ thống hoàn chỉnh
- Cơ thể trẻ em là 1 cơ thể đang lớn và trưởng thành
- Sinh viên ngành SPMN và SPTH cần học tập môn Sinh lý học trẻ em vì:
- Sinh lý học trẻ em là một ngành của sinh lý học người và động vật, có nhiệm vụ nghiên cứu những quy luật hình thành và phát triển của các chức năng sinh lý của cơ thể trẻ em. Trọng tâm của giáo trình này là những vấn đề có ý nghĩa nhất đối với hoạt động thực tiễn của người giáo viên mầm non và tiểu học và nhà giáo nói chung.
- Sinh lý học trẻ em có nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn và là một trong những thành tố cần thiết và quan trọng của kiến thức sư phạm liên quan đến trẻ em:
+ Cung cấp những kiến thức về các đặc điểm giải phẫu và sinh lý của trẻ em và thiếu niên cần thiết cho công tác của các nhà giáo dục.
+ Hình thành sự hiểu biết biện chứng đúng đắn về những quy luật sinh học cơ bản của sự phát triển cơ thể trẻ em và thiếu niên
+ Làm quen với những cơ sở phản xạ có điều kiện của các quá trình dạy học và giáo dục trẻ em và thiếu niên
+ Làm quen với các cơ chế sinh lý của các quá trình tâm lý phức tạp như cảm giác, tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy những cơ sở sinh lý của ngôn ngữ và các phản ứng xúc cảm.
+ Phát triển ở người giáo viên mầm non và tiểu học tương lai kỹ năng sử dụng các kiến thức về đặc điểm hình thái - chức năng của cơ thể trẻ em và về sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao của chúng khi tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục, khi phân tích các quá trình và hiện tượng sư phạm.
=> Giúp cho người học hiểu được cơ thể trẻ em có những đặc điểm khác Giúp cho người học hiểu được cơ thể trẻ em có những đặc điểm khác
=> Giúp cho người học hiểu được cơ thể trẻ em có những đặc điểm khác với người lớn: khác về cấu tạo, chức năng của từng cơ quan đó và của cả cơ thể.
=> Những đặc điểm khác nhau đó thay đổi trong các giai đoạn lứa tuổi khác nhau của trẻ.
=> Xây dựng cơ sở khoa học, giúp cô giáo nhà trẻ, mẫu giáo và tiểu học chăm sóc và giáo dục trẻ một cách hợp lý, tạo điều kiện tốt cho sự hoàn thiện và phát triển cơ thể trẻ em.
=>Cung cấp những kiến thức cơ sở để người học có khả năng tiếp thu những kiến thức của các môn học khác: tâm lý học, giáo dục học, dinh dưỡng, các bộ môn phương pháp,
… học
Câu 3. Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của mô thượng bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh ở cơ thể người.
Bài làm:
2
ST T | Tên | Cấu tạo | Chức năng |
1 | Mô thượng bì | - Là 1 loại mô phủ bề mặt 1 cơ quan, giới hạn cơ quan đó với môi trường xung quanh | - Bảo vệ, che chở tránh những tác động cơ học, hóa học và các tác động khác từ bên ngoài |
2 | Mô liên kết | - Các tế bào của mô liên kết xếp ko sít nhau, xen giữa các tế bào là chất gian bào. Bao gồm: máu và bạch huyết, mô liên kết sợi xốp, mô liên kết sợi chắc, mô sụn và mô xương |
|
3 | Mô cơ | - Bao gồm: mô cơ vân và mô cơ trơn | - Co, dãn, tạo nên sự vận động của các cơ quan và cơ thể |
4 | Mô thần kinh | - Gồm các tế bào thần kinh (Nơron) | - Tạo nên hệ thần kinh. Ngoài ra còn có chức năng quy định và kết hợp sự hđ của tất cả các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, cũng như đảm bảo mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. |
3
BÀI TẬP THẢO LUẬN
Môn: Sinh lý học trẻ em
Câu 1. Trình bày đặc điểm phát triển cơ thể trẻ em trong tử cung người mẹ. Người mẹ khi mang thai nên làm gì để đảm bảo sức khỏe của thai nhi?
Bài làm:
- Đặc điểm phát triển cơ thể trẻ em trong tử cung người mẹ:
- Thời kỳ này được bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi đứa trẻ ra đời (khoảng 270 – 280 ngày)
- Thời kỳ này có 2 gđ nhỏ:
+ Giai đoạn phát triển phôi thai (3 tháng đầu): là giai đoạn hình thành thai nhi
+ Giai đoạn phát triển nhau thai nhi (từ T4 đến khi sinh): thai nhi phát triển rất nhanh
- Từ 4 – 6 tháng: thai nhi phát triển về chiều dài
- Từ 7 – 9 tháng: thai nhi phát triển về cân nặng
- Đặc điểm chung của thời kỳ này:
+ Hình thành thai nhi và thai nhi phát triển rất nhanh
+ Sự dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể mẹ. Hoàn cảnh sinh hoạt vật chất, tinh thần, tình trạng bệnh tật, điều kiện lao động của người mẹ khi có thai đều ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe của bà mẹ có thai là việc thiết thực bảo vệ trẻ em
- Người mẹ khi mang thai nên làm để đảm bảo sức khỏe của thai nhi là:
- Ăn uống lành mạnh, tập thể dục và nghỉ ngơi nhiều
- Tránh những thứ gây hại cho thai nhi như: rượu, thuốc lá,…
- Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết
- Đi khám thai định kì
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc khi mang thai
- Tránh làm việc nặng nhọc
Câu 2. Trình bày đặc điểm phát triển cơ thể trẻ em thuộc thời kỳ sơ sinh và thời kỳ bú mẹ?
Bài làm:
- Đặc điểm phát triển cơ thể trẻ em thuộc thời kỳ sơ sinh là:
- Thời kỳ sơ sinh (1 tháng đầu từ khi sinh)
- Trẻ bắt đầu làm quen và thích nghi với môi trường sống ngoài bụng mẹ
4
- Cơ thể trẻ rất yếu, chức năng của tất cả các bộ phận đều chưa hoàn chỉnh (nhất là hệ thần kinh)
- Chức năng hô hấp và tuần hoàn cũng thay đổi hẳn
- Bộ máy tiêu hóa bắt đầu làm việc
Do thay đổi môi trường sống nên trẻ có 1 số hiện tượng sinh lý: bong da, vàng da, sụt cân, rụng rốn,…Nhìn chung cơ thể trẻ còn rất non yếu
- Đặc điểm phát triển cơ thể trẻ em thuộc thời kỳ bú mẹ là:
- Thời kỳ bú mẹ (1 – 12 tháng)
- Cơ thể lớn nhanh, nhất là 3 tháng đầu
- Trẻ 12 tháng: cân nặng tăng 3 lần, chiều cao tăng 1,5 lần so với lúc đẻ
- Chức năng của các bộ phận cũng phát triển nhanh, nhưng vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là chức năng tiêu hóa
- Cuối thời kỳ này, trẻ đã có nhiều phản xạ có điều kiện và hiểu được nhiều điều
- Chức năng điều hòa nhiệt của não trẻ chưa hoàn chỉnh
- Hệ thống xương phát triển nhanh, 1 tuổi trẻ đã đi được
Câu 3. Trình bày đặc điểm phát triển cơ thể trẻ em thuộc thời kỳ răng sữa và thiếu niên.
- Đặc điểm phát triển cơ thể trẻ em thuộc thời kỳ răng sữa
- Thời kỳ răng sữa (12 – 60 tháng):
- Thời kỳ này chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn nhà trẻ: 1 – 3 tuổi
+ Giai đoạn mẫu giáo: 4 – 6 tuổi
- Đặc điểm chủ yếu của thời kỳ này:
+ Chủ yếu biến đổi về số lượng hơn là biến đổi về chất lượng
+ Trẻ chậm lớn hơn thời kỳ bú mẹ
+ Chức năng các bộ phận hoàn thiện dẩn. Chức năng vận động phát triển nhanh
+ Hệ thần kinh phát triển mạnh, các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, phong phú, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh. Hệ thống ngôn ngữ phát triển nhanh
- Đặc điểm phát triển cơ thể trẻ em thuộc thời kỳ thiếu niên
- Thời kỳ thiếu niên (7 – 15 tuổi) Thời kỳ này chia làm 2 giai đoạn:
+ Gđ HS nhỏ: 7 – 12 tuổi
+ Gđ HS lớn: 12 – 15 tuổii
- Đặc điểm chung của thời kỳ này:
+ Cấu tạo và chức năng các bộ phận hoàn chỉnh
+ Hệ thống cơ phát triển mạnh
+ HTK hoàn thiện về cấu tạo
+ Chức năng não phát triển mạnh, phức tạp, vỏ não chiếm ưu thế dần
+ Răng sữa thay bằng răng vĩnh viễn
5
+ Có những biểu hiện về sự phát triển trí tuệ, về tâm sinh lý của từng giới
Câu 4. Trình bày khái niệm, ý nghĩa và cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng ở trẻ em.
- Khái niệm: Là đồ thị thể hiện chiều hướng phát triển cân nặng của một đưa trẻ ứng với tuổi của nó
Ý nghĩa:
+ Giúp theo dõi và đánh giá sự phát triển thể chất 1 cách dễ dàng
+ Phát hiện kịp thời tình trạng dinh dưỡng của trẻ cho phù hợp
=>Từ đó, có kế hoạch điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và các biện pháp chăm sóc trẻ cho phù hợp.
Cách sử dụng:
+ Hàng tháng tiến hành cân đều đặn cho trẻ bằng 1 loại cân nhất định.
+ Ghi kết quả mỗi lần cân vào biểu đồ tăng trưởng
+ Nối các điểm ghi kết quả các lần cân, nếu đường biểu diễn đi lên là tốt, nằm ngang (-) trẻ không lên cân là nguy hiểm, cần can thiệp kịp thời
+ Đồ thị nằm trong kênh nào, tình trạng dinh dưỡng thể hiện độ đó.
6
BÀI TẬP THẢO LUẬN
Môn: Sinh lý học trẻ em
Câu 1: Trình bày vai trò của hệ thần kinh ở người. Phản xạ và cung phản xạ là gì? Cho một ví dụ minh hoạ?
Bài làm:
- Vai trò của hệ thần kinh:
- Điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể.
- Phối hợp sự hoạt động của các cơ quan làm cho chúng trở thành một khối thống nhất.
- Điều chỉnh sự hoạt động cảu các cơ quan phù hợp với sự thay đổi của ngoại cảnh làm cho cơ thể thích nghi với môi trường sống.
- Sự điều hành các hoạt động của hệ cơ là do :
+ Hệ thần kinh động vật tính - thần kinh cơ, xương: điều khiển sự hoạt động của cơ vân
- hoạt động theo ý muốn của con người.
+ Hệ thần kinh thực vật tính - thần kinh dinh dưỡng: điều khiển sự hoạt động của cơ trơn, cơ tim - hoạt động không tuân theo ý muốn của con người.
- Phản xạ là: hoạt động trả lời của cơ thể đối với sự thích nghi của cơ quan nhận cảm, được thực hiện qua hệ thần kinh trung ương.
Ví dụ: Sờ tay vào nước nóng rụt lại.
- Cung phản xạ là: đường truyền của xung động thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan thực hiện.
Ví dụ: + Khi tay chạm vào ngọn nến →cảm thấy đau (nhờ thụ quan cảm giác đau trong da) →xung thần kinh theo noron hướng tâm noron trung gian ở trung ương thần
kinh → phân tích xung thần kinh → noron li tâm → cơ ở tay → cơ co → rụt tay lại.
Câu 2: Trình bày đặc điểm hưng phấn và dẫn truyền hưng phấn của tế bào thần kinh. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ dẫn truyền hương phấn dựa trên cấu tạo của tế bào thần kinh?
Bài làm:
- Đặc điểm hưng phấn và dẫn truyền hưng phấn của tế bào thần kinh:
7
+) Hưng phấn: là sự thay đổi từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động biểu hiện trước hết ở sự xuất hiện dòng điện động của noron. Dòng điện động chỉ xuất hiện khi tế bào sống hoạt động nên được coi là cơ sở của sự hưng phấn.
+) Sự dẫn truyền của noron (tế bào thần kinh): Trong 1 noron, hưng phấn được dẫn truyền theo 2 chiều, nhưng trong cơ thể nó chỉ dẫn truyền 1 chiều.
Tốc độ dẫn truyền của noron phụ thuộc vào cấu tạo của noron thần kinh:
- Các sợi thần kinh có đường kính to dẫn truyền nhanh hơn các sợi có đường kính nhỏ.
- Các sợi không có bao myelin dẫn truyền liên tục theo kiểu “cuốn chiếu”, các sợi có bao myelin dẫn truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo này sang eo khác, vì vậy tốc độ dẫn truyền lớn hơn so với sợi không có bao myelin. Trong một bó sợi thần kinh, xung động được dẫn truyền riêng rẽ trong từng sợi.
- Sự dẫn truyền xung động qua synap được thực hiện bởi các chất môi giới hóa học.
Câu 3: Chứng minh tế bào thần kinh phù hợp với chức năng của nó?
Bài làm:
- Noron là đơn vị tổ chức và chức năng của HTK, noron là loại tế bào được biệt hóa cao độ
- Mỗi noron điển hình có một thân và sợi trục, một sợi trục và nhiều đuôi gai:
- Thân: có nhiều hình dạng: hình sao, hình tháp, hình que, hình cầu,…đường kính tế bào 30μm, bao bọc bởi màng lipo – protit mỏng, trong thân to có một số cấu trúc: thể Niss, ti thể, tơ thần kinh, nhân
+ Thể Niss: là những hạt màu xám ái kiềm vì vậy thân noron tạo nên chất xám của HTK, chứa nhiều ARN, thể Niss tham gia vào quá trình tổng hợp protein, liên quan đến trạng thái chức năng của noron, nó mất đi khi noron bị tổn thương
+ Ti thể: chứa nhiều enzim liên quan đến quá trình photphoril hóa và oxi hóa tế bào
+ Tơ thần kinh: là các tơ nhỏ đan vào nhau thành mạng lưới, ra đến sợi nhánh thì chạy theo 1 chiều xác định, tơ thần kinh được cấu tạo từ các sợi nguyên tơ thần kinh có đường kính 60 – 100 A◦, tơ thần kinh có vai trò trong việc tái sinh các sợi thần kinh
+ Nhân: chứa AND, làm nhiệm vụ nuôi dướng tế bào, dẫn truyền hưng phấn và giữ lại dấu vết của các luồng kích thích đi qua
- Đuôi gai:
+ Là những tua bào tương đối ngắn phân ra nhiều nhánh, trong bào tương cũng có cả thể Nissl và ti thể
+ Mỗi noron có nhiều đuôi gai
+ Hình dạng: ngắn hơn so với sợi trục
+ Vai trò: tiếp nhận xung thần kinh, thu tín hiệu
- Sợi trục:
+ Là 1 tua bào tương đối dài từ vài μ đến 90 cm, đầu tận cùng chia nhiều nhánh, mỗi nhánh tận cùng bằng 1 cúc tận cùng
+ Nhờ các các xinap mà luồng TK từ noron này sang noron khác chỉ đi theo 1 chiều: bắt đầu từ các tua ngắn quan thân tế bào tới các tua dài và lại sang tua ngắn của noron tiếp theo
+ Ở người và động vật bậc cao các tua dài được bao bở vỏ mielin
8
+ Nhiệm vụ: tiếp nhận và dẫn truyền những xung động thần kinh
BÀI TẬP THẢO LUẬN
Môn: Sinh lý học trẻ em Câu 1: Phân tích đặc điểm phát triển thị giác ở trẻ em?
Bài làm:
- Đặc điểm phát triển thị giác ở trẻ em:
- Mắt trẻ sơ sinh có trọng lượng 2 – 4g. Trọng lượng tặng chủ yếu trong năm đầu, 3-4 tuổi có trọng lượng tương tự người lớn
- Hốc mắt còn nông, mắt hơi lồi về phía trước - Trẻ sơ sinh có mắt màu xanh xám vì lòng đen chứa ít sắc tố, sau vài tháng có màu bình thường
- Trẻ sơ sinh cầu mắt có đường kính trước sau ngắn, khả năng đàn hồi lớn, độ hội tụ kém. Càng lớn đường kính cầu mắt tăng lên, độ đàn hồi giảm, độ hội tụ tăng lên, sự viễn thị tự nhiên giảm dần
+ Trẻ sơ sinh đã có phản ứng lại ánh sáng, 3 – 4 tháng trẻ có thể theo dõi được vật di chuyển chậm
+ 6 tháng: mắt trẻ phân biệt được sự khác nhau giữa người lạ và người quen 18
+ 1 năm: mắt trẻ nhận dạng được đồ vật + 30 tháng: mắt trẻ nhận biết được 1 số màu cơ bản
+ 5 tuổi: mắt trẻ phân biệt 1 số màu trung gian càng lớn, khả năng thu nhận và phân biệt những kích thích càng phong phú
+ Tuyến lệ hđ ngay từ sau khi sinh, nhưng phản xạ tăng cường tiết nước mắt xuất hiện khi trẻ 3 – 5 tháng
Câu 2: Phân tích đặc điểm thu nhận âm thanh ở trẻ em. Hãy đề xuất biện pháp phát triển thính giác của trẻ.
Bài làm:
- Đặc điểm thu nhận âm thanh ở trẻ em :
- Trẻ sơ sinh : cấu tạo của cơ quan phân tích thính giác đã đủ điều kiện để thực hiện chức năng. Trẻ đã có phản ứng với âm thanh, có khả năng thu nhận âm thanh với tần số cao hơn người lớn
9
- Trẻ càng lớn khả năng thu nhận và nhận biết âm thanh ngày cảng tăng
+ Trẻ 3 – 4 tháng : có thể phân biệt âm thanh có độ cao khác nhau, phân biệt được người lạ người quen qua âm thanh
+ 8 – 9 tháng : trẻ có thể hiểu được những từ riêng biệt
+ 12 tháng : trẻ có thể phân biệt được âm sắc, có khả năng tập trung thính giác
+ 18 tháng : trẻ thích hát và nghe nhạc
+ 30 tháng : trẻ thích và hiểu được câu chuyện đơn giản
+ 36 tháng : trẻ có thể phân biệt được giai điệu bài hát, khả năng nghe và phân biệt âm thanh phụ thuộc rất nhiều vào sự luyện tập
=> Khả năng nghe và phân biệt âm thanh phụ thuộc rất nhiều vào sự luyện tập
Các biện pháp phát triển thính giác của trẻ.
- Cho trẻ nghe nhạc phù hợp với lứa tuổi, không nên cho trẻ nghe nhạc quá buồn hoặc có tính kích động mạnh.
Trẻ trong bụng mẹ: nhạc cổ điển không lời.
Trẻ 1 -2 tuổi: nhạc giao hưởng.
Trẻ 2 – 5 tuổi: nhạc thiếu nhi.
- Thường xuyên trò chuyện với trẻ.
- Đọc sách, truyện cho trẻ nghe với giọng diễn cảm.
- Rèn cho trẻ định hướng về nguồn phát ra âm thanh qua các trò chơi.
- Cho trẻ tìm hiểu thiên nhiên bằng các âm thanh quanh ta như tiếng các con vật kêu.
- Cần chú ý chăm sóc và bảo vệ tai của trẻ, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là bệnh viêm tai giữa. Không dùng vật nhọn ngoáy tai cho trẻ, nên dùng khăn sạch lâu tai khi rửa mặt, dùng tăm bông để lau khô tai sau khi tắm.
- Hạn chế dùng các loại thuốc kháng sinh vì có thể gây ù tai, điếc tai.
- Nhà trẻ, trường học nên xây dựng ở nơi yên tĩnh, tránh nơi ồn ào.
10