Bài tập thảo luận tình huống - Luật hình sự | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
A và B cùng thống nhất rủ nhau đi dọc phố tìm cơ hội để trộm cắp xe gắn máy . Nhân lúc ông C để xe bên lề đường vào mua báo, A và B dùng khoá vạn năng nhanh chóng mở khoá để lấy xe của ông C thì bị bắt giữ. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự (ĐHQG)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46342576
7. Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm tội phạm kết thúc. Nhận định này là sai.
Thời điểm hoàn thành của tội phạm được xác định như sau:
• Đối với những tội phạm có CTTP vật chất: tội phạm được coi là hoàn thành khi có
hậu quả luật định xảy ra.
• Đối với những tội phạm có CTTP hình thức: tội phạm hoàn thành khi người phạm
tội thực hiện hết những hành vi khách quan được mô tả trong CTTP.
Thời điểm tội phạm kết thúc là thời điểm mà hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế.
Không phải trong trường hợp nào thời điểm tội phạm hoàn thành cũng là thời điểm tội phạm kết thúc.
Ví dụ: Ngày 1/9, A dùng dao đâm B nhiều nhát dẫn đến B bị thương nặng, sau khi nhập
viện đến ngày 5/9 B chết. => Thời điểm tội phạm hoàn thành là ngày 5/9. Thời điểm tội
phạm kết thúc là ngày 1/9. Bài tập 6:
A và B cùng thống nhất rủ nhau đi dọc phố tìm cơ hội để trộm cắp xe gắn máy . Nhân lúc
ông C để xe bên lề đường vào mua báo, A và B dùng khoá vạn năng nhanh chóng mở khoá
để lấy xe của ông C thì bị bắt giữ.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Hành vi phạm tội của A, B thực hiện ở giai đoạn nào?
Theo Điều 15 BLHS: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực
hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.”
Hành vi phạm tội của A, B thực hiện ở giai đoạn chưa đạt, vì có đủ ba đặc điểm sau:
• A và B đã trực tiếp thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP hoặc hành
vi đi liền trước hành vi khách quan (hành vi dùng khoá vạn năng để mở khoá lấy xe).
• A và B chưa thực hiện tội phạm được đến cùng (chưa lấy được xe của ông C).
• Do nguyên nhân ngoài ý muốn (bị băt giữ). lOMoAR cPSD| 46342576
2. Nếu A (17 tuổi), B (15 tuổi) thì A và B có đồng phạm hay không? Tại sao?
Nếu A (17 tuổi), B (15 tuổi) thì A và B không phải đồng phạm. Vì trong các dấu hiệu của
đồng phạm có dấu hiệu số lượng người tham gia phải từ hai người trở lên có đủ điều kiện
là chủ thể của tội phạm: Có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. A (17 tuổi) đã đủ tuổi
chịu TNHS theo quy định tại khoản 1 Điều 12 BLHS 2015 nên A có đủ điều kiện của chủ
thể tội phạm. Nhưng B (15 tuổi), theo khoản 2 Điều 12 chỉ chịu TNHS về tội rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng tại Điều 173, B phạm tội tại khoản 1 Điều 173 là tội ít
nghiêm trọng. Do vậy B không chịu TNHS. => A và B không phải đồng phạm.