-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập thực hành bào chế | Đại học Dược Hà Nội
Bài tập thực hành bào chế | Đại học Dược Hà Nội. Tài liệu gồm 17 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
THỰC HÀNH BÀO CHẾ I. Tính toán:
1. Tính lượng chất đẳng trương hóa:
- Công thức Lumiere-Chevrotier: 0,52 − |∆tA| 𝑥 = |∆t1%|
Trong đó x: lượng chất đẳng trương hóa cần thêm vào
∆tA: độ hạ băng điểm của dd nhược trương
∆t1%: độ hạ băng điểm của chất dùng để ĐTH ở nồng độ 1%
Vd: bài Thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat 0,5%
∆tA của ZnSO4 1% = -0,083oC
∆tA của ZnSO4 0,5% = -0,043oC ∆t1% của H3BO4 = -0,288oC 0,52 − | − 0.043| 𝑥 = = 1,66(𝑔) | − 0,288|
Vd: bài Thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4%
∆tA của Cloramphenicol 1% = -0,06oC, m=0,4g
∆tA của H3BO3 1% = -0,288oC, m=1,14g
∆tA của Natri borat = -0,25oC, m=0,15g ∆t1% của NaCl = -0,58oC Vdd = 100ml
0,52 − |0,4. (−0,06) + 1,14. (−0,288) + 0,15. (−0,25)| 𝑥 = = 0,22(𝑔) | − 0,58| - Trị số Sprowls:
B1: Tính lượng nước cần thiết để hòa tan dược chất – trị số Sprowls (bảng sgk/206)
B2: Tính lượng nước dư cần đẳng trương
B3: Tính lượng NaCl rồi suy ra chất đẳng trương khác.
Vd: bài Thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat 0,5%:
Trị số Spowls của ZnSO4 = 16,7 ml
Kẽm sulfat = 0,5g => nước để hòa tan Kẽm sulfat = 0,5.16,7 = 8,35 ml
Nước dư (cần đẳng trương hóa) = 100-8,35 = 91,65 ml
Lượng NaCl để đẳng trương = 91,65.0,9% = 0,82 (g)
Lượng H3BO4 tương đương NaCl = 0,82.2,11 = 1,74 (g) 2. Tính hệ đệm:
Vd: hệ đệm Palitzsch ở thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4%: DD1: Borax 0,05M gồm Natri borat.10H2O 19,108g Nước cất vđ 1000ml DD2: Acid boric 0,2M gồm Acid boric 12,404g Nước cất vđ 1000ml
Để pH=7,0-7,5 thì tỉ lệ DD1/DD2=8/92 Trong 100ml dung dịch: 19,108 . 8
𝑁𝑎𝑡𝑟𝑖 𝑏𝑜𝑟𝑎𝑡 = = 0,15(𝑔) 1000 12,404 . 92
𝐴𝑐𝑖𝑑 𝑏𝑜𝑟𝑖𝑐 = = 1,14(𝑔) 1000
3. Tính khối lượng chất từ mEq: Áp dụng công thức: m 𝑚𝐸𝑞 = n. . 1000 M Trong đó n: hóa trị của ion M: phân tử khối
m: khối lượng cần tính Vd:
bài Thuốc tiêm truyền đa điện giải: mEq của NaCl = 147mEq mEq của KCl = 4mEq mEq của CaCl2 = 3mEq Áp dụng công thức: mEq. M 𝑚 = n. 1000 Khối lượng NaCl = 8,6g KCl = 0,3g CaCl2 = 0,17g
4. Tính nồng độ Osmol: Công thức: 𝑀𝑜𝑙
𝑁ồ𝑛𝑔 độ 𝑂𝑠𝑚𝑜𝑙 = 𝑠ố
. 𝑠ố 𝑝ℎâ𝑛 𝑡ừ 𝑝ℎâ𝑛 𝑙𝑖 𝑙 𝑚𝐸𝑞
𝑁ồ𝑛𝑔 độ 𝑂𝑠𝑚𝑜𝑙 =
. 𝑠ố 𝑝ℎâ𝑛 𝑡ử 𝑝ℎâ𝑛 𝑙𝑖 n Vd:
Chứng minh thuốc tiêm truyền đa điện giải đẳng trương: 147.2 4.2 3.3
𝑁ồ𝑛𝑔 độ 𝑂𝑠𝑚𝑜𝑙 = + + = 306,5 1 1 2 Nằm trong khoảng 209±15%
Vậy thuốc tiêm truyền đa điện giải đẳng trương 5. Pha cồn: - Công thức pha cồn: 𝑏 − 𝑐 𝑥 = 𝑝. 𝑎 − 𝑐 Trong đó
a,b,c: độ cồn thực của cồn cao độ, trung bình, thấp độ (%)
x, p: thể tích của cồn cao độ, trung bình (ml)
Tiến hành: Lấy x(ml) cồn cao độ a% cho vào ống đong 250ml (p=250), thêm cồn
thấp độ c% vào ống đong vừa đủ vạch 250ml (nếu dùng nước cất, c=0)
- Xác định lại độ cồn: Nếu t=15oC:
độ cồn đọc được là độ cồn thực (T) Nếu t≠15oC:
độ cồn đọc được là độ cồn biểu kiến (B)
B≥56%: tra bảng Gay-Lussac
B<56%: áp dụng công thức T=B-0,4(t1-15oC)
Trong đó T: độ cồn thực (%)
B: độ cồn biểu kiến (%)
t1 : nhiệt độ lúc đo (oC) II. Vấn đáp: SIRO IODOTANIC
1. Nêu vai trò các thành phần trong công thức Iodotanic?
- Iod và Tannin: phản ứng với nhau tạo hoạt chất – Iodotanic.
- Đường Saccarose: tạo độ ngọt, nhớt và tỷ trọng cho siro.
- Nước cất: dung môi hòa tan các chất.
2. Trình bày (ngắn gọn) qui trình pha chế siro Iodotanic?
Xử lý dụng cụ: rửa sạch, để khô hoặc lau khô, picnomet sau khi rửa tráng cồn cao
độ, để khô tự nhiên. Cân đong nguyên liệu
Hòa tan Tannin, 1/5 đường với nước cất vào bình cầu đáy bằng
Cân Iod, cho nhanh vào bình cầu và đậy kín bằng bông không thấm nước ngay
Đun cách thủy ở 60 độ C, vừa đun vừa lắc để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau 5ph
thử bằng giấy tẩm hồ tinh bột, có vết màu xanh tím, 45ph sau thử tiếp có vết màu
vàng nhạt, 5ph nữa thử tiếp đến khi mất màu xanh tím hoặc khi 2 vết kế tiếp nhau
không đổi màu). Dừng đun
Thêm hết phần đường còn lại. Đun cho tan hết.
Lọc nóng qua giấy lọc xếp nếp chữ V vào ống đong sạch, khô, làm nguội, xác định thể tích siro.
Đo tỷ trọng siro: cân picnomet, ghi nhận khối lượng m1, cho siro vào đầy
picnomet, lau sạch phần siro tràn ra ngoài, cân ghi nhận khối lượng m2. Tỷ trọng siro = (m2-m1)/25 (g/ml)
Đóng chai, dán nhãn thành phẩm.
3. Tại sao giai đoạn trước khi cho Iod vào bình phản ứng chỉ cần hòa tan 1/5 lượng đường?
Thêm 1/5 lượng đường để tạo cho dd 1 độ nhớt nhất định để hạn chế Iod thăng
hoa. Tuy nhiên, không cho hết đường vì dd sẽ quá nhớt, làm chậm quá trình tiếp
xúc và phản ứng của Iod và Tannin.
4. Nêu các phương pháp điều chế siro thuốc. Siro Iodotanic điều chế bằng phương pháp nào? Có 2 phương pháp:
- Hòa tan đường vào dd dược chất
- Trộn siro đơn với dd dược chất.
Siro Iodotanic áp dụng phương pháp Hòa tan đường vào dd dược chất
5. Trình bày cách nhận biết điểm kết thúc của phản ứng tạo Iodotanic?
Ta nhận biết Iod dư bằng giấy tẩm hồ tinh bột, nếu dd còn Iod thì thử trên giấy
tâm hồ tinh bột sẽ cho màu xanh tím.
Ta thử đến khi giấy tẩm hồ tinh bột không có màu Iod (màu vàng nhạt của
Iodotanic) hoặc khi 2 vết liên tiếp không có sự thay đổi màu. Thời điểm đó Iod đã
hết và phản ứng xảy ra hoàn toàn.
6. Trình bày tiêu chuẩn chất lượng của siro Iodotanic?
- Hàm lượng: nồng độ đường 64% (kl/kl)
- Tính chất: chất lỏng màu nâu đỏ, sánh, có vị ngọt đặc trưng của siro, mùi dễ
chịu, siro phải trong (dạng dung dịch), không có mùi lạ, bọt khí hoặc có sự biến
chất trong quá trình bảo quản - Tỷ trọng: 1,30 g/ml
- Nồng độ hoạt chất, pH, độ nhiễm khuẩn và các chỉ tiêu khác: Đạt theo quy định
trong các chuyên luận riêng
- Giới hạn cho phép thể tích: +6% đến - +10% tùy thể tích đóng gói.
THUỐC NHỎ MẮT KẼM SULFAT
1. Nêu vai trò các thành phần trong công thức thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat 0,5%?
Kẽm sulfat dược dụng: hoạt chất
Acid boric đẳng trương: chất đẳng trương
Nipagin M 20%: chất bảo quản
NaOH và HCl: chất điều chỉnh pH
Nước cất: dung môi hòa tan.
2. Trình bày (ngắn gọn) quy trình pha chế thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat 0,5%?
Xử lý chai đựng thuốc nhỏ mắt: rửa, tháo rời, luộc trong nước 30ph kể từ lúc sôi
Xử lý dụng cụ pha chế: rửa, tráng nước cất Cân đong nguyên liệu
Đun 90% lượng nước đến khi nước bắt đầu sủi tăm, cho Nipagin M, acid boric vào hòa tan.
Để nguội hoàn toàn, cho Kem Sulfat vào hòa tan.
Đo pH dung dịch, điều chỉnh pH để pH đạt trong khoảng 4,5-5,5
Chuyển vào ống đong, bổ sung nước cất vừa đủ thể tích
Lọc trong bằng giấy lọc xếp nếp hình quạt
Lọc vô khuẩn: Hút thuốc vào xy lanh đến 11ml, đuổi hết bọt khí, lắp màng lọc
Milipore 0,20µm, bơm trực tiếp vào chai thành phẩm.
Đóng chai 10ml. Dán nhãn thành phẩm có chữ “THUỐC TRA MẮT”
3. Trình bày yêu cầu chất lượng của thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat 0,5%?
- Hàm lượng: Kẽm sulfat đạt 95,0% đến 105,0% so với hàm lượng ghi trên nhãn - pH: 4,5 – 5,5
- Tính chất: dung dịch trong suốt, không màu
- Định tính: cho phản ứng của ion Kẽm và Sulfat
- Định lượng: Lấy chính xác một thể tích thuốc nhỏ mắt chứa 25mg Kẽm sulfat,
thêm 50ml nước và 10ml dung dịch đệm ammoniac pH=10,0. Chuẩn độ bằng
dung dịch EDTA 0,01M, dùng hỗn hợp đen eriocrom T làm chỉ thị
1ml EDTA 0,01M tương đương 2,875mg ZnSO4.7H2O
- Độ trong: dung dịch thuốc nhỏ mắt phải trong suốt, không có các tiểu phân quan
sát được bằng mắt thường
- Kích thước tiểu phân: (Thử theo Phụ lục 11.8 phần A)
Lắc mạnh và chuyển một lượng thể tích tương đương với 10mg pha rắn vào
buồng đếm hoặc trên phiến kính và quan sát trên kính hiểu vi có độ phóng đại
thích hợp. Không được có quá 20 tiểu phân có kích thước hơn 25mm, không
quá 2 tiểu phân có kích thước trên 50mm, không có tiểu phân nào có kích thước lớn hơn 90mm.
- Thử vô khuẩn: đạt yêu cầu thử vô khuẩn (Phụ lục 13.7 DĐVN IV)
- Giới hạn cho phép thể tích: +10%
4. Nêu tính chất của Kẽm Sulfat dược dụng? - ZnSO4.7H2O - P.t.l: 287,5
- Phải chứa từ 99,0% đến 104,0% Kẽm Sulfat
- Bột kết tinh màu trắng hoặc tinh thể trong suốt, không màu, không mùi, dễ
thăng hoa khi để ngoài không khí khô.
- Rất tan trong nước, dễ tán trong Glycerin, thực tế không tan trong Ethanol 96%
- Dung dịch của 2,5g Kẽm Sulfat trong vừa đủ 50ml nước có pH từ 4,4 – 5,6
- Tạo tủa khi hòa tan vào dung dich có ion borat (pH>7), carbonat, ở nhiệt độ cao
bị phân hủy tạo thành Kem hydroxyd
- Có tác dụng sát trùng, săn se
5. Nêu tính chất của Acid boric và Nipagin M?
- Acid boric: Bột kết tinh màu trắng, ít tan trong nước lạnh, tan trong nước nóng.
- Nipagin M: khó tan trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong nước nóng, dê tan
trong cồn, được sử dụng làm chất bảo quản, kháng khuẩn tốt hơn kháng nâm,
hoạt tính tối đa ở pH<6. Tỉ lệ dùng 0,05-0,1%
6. Vai trò của Acid boric trong công thức và chất thay thế?
- Vai trò: đẳng trương hóa - Chất thay thế: NaCl
THUỐC NHỎ MẮT CLORAMPHENICOL
1. Nêu vai trò các thành phần trong công thức thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4%?
Cloramphenicol: hoạt chất
Acid boric khan, Natri borat.10H2O: hệ đệm pH
Natri clorid: chất đẳng trương hóa
Nipagin M: chất bảo quản
Nước cất: dung môi hòa tan
2. Trình bày (ngắn gọn) quy trình pha chế thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4%?
Xử lý chai thuốc nhỏ mắt và dụng cụ pha chế giống TNM Kẽm sulfat Cân đong nguyên liệu
Đun sôi 90% lượng nước đến sủi tăm, cho Nipagin M, Acid boric, Na borat, NaCl vào hòa tan.
Để nước nguội đến khoảng 60 độ C cho Cloramphenicol vào hòa tan
Để nguội hoàn toàn, đo pH dung dịch, pH chuẩn 7,4
Bổ sung nước cất vừa đủ thể tích
Lọc trong qua giấy lọc xếp nếp hình quạt
Lọc vô khuẩn: hút thuốc vào xylanh đến 11 ml, đuổi bọt khí, gắn màng lọc
Milipore 0,20 µm bơm thẳng thuốc vào chai thành phẩm
Đóng chai 10ml, dán nhãn thành phẩm có dòng chữ “THUỐC TRA MẮT”
3. Trình bày yêu cầu chất lượng của thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4%?
- Hàm lượng: Cloramphenicol phải đạt hàm lượng 99,0% - 110,0% so với hàm lượng ghi trên nhãn
- Tính chất: dung dịch trong suốt, không màu
- Định tính: theo chuyên luận “Viên nén Cloramphenicol” bắt đầu từ Săc ký lớp mỏng - pH: 7,0 – 7,5
- Định lượng: đo độ hấp thu tại bước song 278 nm
- Giới hạn cho phép về thể tích: +10%
- Vô khuẩn theo Phụ lục 13.7 DĐVN IV
4. Nêu tính chất của Cloramphenicol?
Bột kết tinh màu trắng, trắng xám hoặc trắng vàng hay tinh thể hình kim hoặc
phiến dài, ít tan trong nước (1:400), dê tan trong Ethanol 96% và propylene glycol
Bị phân hủy ở nhiệt độ trên 80 độ C, nồng độ từ 0,4% trở lên có tác dụng diệt
khuẩn, bền trong môi trường hơi acid hoặc trung tính, độ tan tăng trong môi trường
kiềm nhưng dễ bị phân hủy ở pH>7,5 làm thuốc mất tác dụng
5. Nêu tính chất, vai trò, chất thay thế Nipagin M trong công thức?
- Tính chất: khó tan trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong nước nóng, dê tan trong
cồn, được sử dụng làm chất bảo quản, kháng khuẩn tốt hơn kháng nâm, hoạt
tính tối đa ở pH<6. Tỉ lệ dùng 0,05-0,1%
- Vai trò: chất bảo quản
- Chất thay thế: hỗn hợp Nipagin M và Nipagin P, các hợp chất thủy ngân hữu cơ, clorocresol
6. Nêu tên, thành phần, vai trò của hệ đệm pH trong công thức? Hệ đệm Palitzsch
Gồm: Acid boric – Natri borat
Vai trò: giữ pH ở khoảng 7,2 -7,4 để Cloramphenicol có thể hòa tan hoàn toàn
mà đồng thời giữ cho hoạt chất ổn định trong dung dịch và không gây kích ứng mắt
7. Khoảng pH phù hợp cho thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4% và các hệ đệm
có thể sử dụng (ít nhất 3 hệ đệm)?
- Khoảng pH phù hợp: 7,0 – 7,5
- Các hệ đệm có thể sử dụng:
Hệ đệm Gifford: Acid boric – Natri carbonat
Tỉ lệ Acid boric 0,2M : Na2CO3 khan 0,2M là 30:1 => pH: 7,23 30:1,5 =>pH: 7,42
Hệ đệm Palitzsch: Acid boric – borax
Hệ đệm Acid boric – Natri acetat:
Tỉ lệ Natri acetat 2% : Acid boric 1,9% là 100:5 => pH 7,40 CỒN QUẾ
1. Nêu nguồn gốc, bộ phận dùng, thành phần hóa học và công dụng của vỏ quế?
Nguồn gốc: từ lâu đời tại Việt Nam, đắc biệt là Quảng Nam, Yên Bái, Tuyên
Quang. Thanh Hóa,… được thu hái vào mua thu hay hạ, lấy vỏ thân, ủ nguyên
cho khô hẳn ở bóng râm thoáng gió. Bộ phận dùng: vỏ thân
Thành phần hóa học: Tinh dầu Aldehyd cinnamic
Công dụng: chữa cảm lạnh, đau bụng kinh, đau nhức cơ do lạnh
2. Trình bày (ngắn gọn) quy trình bào chế cồn quế? Xử lý dụng cụ
Pha cồn với độ cồn phù hợp để chiết cồn quế (80%)
Cân bột vỏ quế (bột nửa mịn) rồi làm ẩm vừa đủ với cồn vừa pha, đậy kín, để yên trong 2-3 giờ
Cho DL đã làm ẩm vào bình ngấm kiệt, có lót bông và giấy lọc, lót thêm 1 tờ
giấy lọc trên dược liệu, kích thước giấy vừa đủ với đường kính của bình
Cho dung môi, đuổi bọt khí và lượng dung môi ngập hơn dược liệu 2-3cm
Ngâm lạnh, rút dịch chiết đến 100ml, tốc độ rút 1ml/phút (tương đương 3s/1 giọt)
Để lắng 2-3 ngày, gạn lấy dịch lọc
Đóng chai, dán nhãn đúng quy định.
3. Trình bày yêu cầu chất lượng của cồn quế?
- Tỷ trọng: 0,87-0,98 g/ml
- Độ cồn, hàm lượng Ethanol: 80% - Hàm lượng hoạt chất
- Tạp chất: trong giới hạn cho phép của DĐVN IV
- Tính chất: chất lỏng màu nâu đó, mùi thơm Quế, vị cay - Cắn khô: 1,5-2%
- Hệ số vẩn đục: 5-6 (số ml H2O cho vào 10ml cồn để xuất hiện tủa)
- Định tính và định lượng: phải đạt tiêu chuẩn được quy định trong DĐVN I.
4. Kể tên các giai đoạn ngấm kiệt? - Chuẩn bị Dược liệu - Làm ẩm - Nạp dược liệu - Cho dung môi - Ngâm lạnh 24-48h - Rút dịch chiết - Kết thúc ngấm kiệt
5. Đề nghị dung môi chiết xuất cồn quế? Giải thích tại sao chọn dung môi đó?
Dùng Ethanol 80% vì mục đích ta cần chiết Tinh dầu Quế, nhưng tính dầu
không tan trong nước, mà tan trong Ethanol 70-90%.
6. Nêu các phương pháp điều chế cồn Quế và lượng dung môi cần dùng ở mỗi phương pháp?
- Phương pháp ngâm lạnh: dung môi 12-15 lần dược liệu
- Phương pháp ngấm kiệt: dung môi 6-7 lần dược liệu
- Hòa tan: cao/dung môi = 1/4
7. Trình bày quy trình điều chế cồn quế bằng phương pháp ngâm lạnh?
Cho dược liệu đã chia nhỏ vào dung cụ thích hợp, vói lượng Ethanol nhất định
Đậy kín, để ở nhiệt độ thường trong 3-10 ngày, thỉnh thoảng trộn đều
Gạn lấy dịch chiết, ép lấy dịch ép. Gộp 2 dịch và bổ sung cồn vừa đủ thế tích cần pha
Để yên 1-3 ngày, gạn lấy dịch trong
Đóng chai, dán nhãn theo quy định.
8. Định nghĩa bột nủa mịn? Giải thích tại sao chọn bột vỏ quế nửa mịn cho
phương pháp ngấm kiệt?
- Bột nửa mịn (355/180) là bột mà không ít hơn 95% phần tử qua được rây số
355 và không quá 40% qua được rây 180.
- Phương pháp ngấm kiệt: nếu dùng bột quá mịn, sẽ gây tắt bình, nếu dùng bột
quá thô, dung môi sẽ không ngấm và chiết hoàn toàn hoạt chất trong dược liệu
nên cỡ bột phù hợp nhất là bột nửa mịn.
9. Mục đích của việc làm ẩm dược liệu trong phương pháp ngấm kiệt? trường
hợp nào có thể bỏ qua bước này?
- Mục đích làm ẩm: để dược liệu trương nở trước, tránh dược liệu trương nỡ trong bình, gây tắc bình.
- DL không có cấu trúc tế bào có thể bỏ qua bước này.
10. Mô tả quá trình nạp dược liệu vào bình ngấm kiệt?
Lót bông gòn cỡ đầu ngón tay út vào bình ngấm kiệt
Lót một miếng giấy lọc tròn có đường kính vừa với kích thước bình
Nạp dược liệu (đã làm ẩm) bằng vẩy mica, nạp không quá 2/3 thể tích bình
Lót 1 miếng giấy lọc, kích thước lớn hơn 1 chút so với giấy lọc dưới
Thêm 3-4 viên sỏi trên mặt giấy lọc
11. Mô tả quá trình nạp dung môi vào bình ngấm kiệt?
Để khóa van ở vị trí mở, cầm ống lên cao
Đổ dung môi từ từ vào bình, đến khi có dịch chiết chảy ra khỏi bình, đuổi hết
bọt khí, để dịch chảy từ từ
Đóng khóa van, thêm dung môi sao cho ngập dược liệu 2-3cm.
12. Từ x(g) vỏ quế có thể điều chế được bao nhiêu ml cồn thuốc? tại sao?
Vì Quế là dược liệu không độc, nên tỉ lệ dược liệu và cồn thuốc thu được là 1:5.
Vậy từ x(g) vỏ quế ta có thể điều chế được 5x (ml) cồn thuốc.
DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN ĐA ĐIỆN GIẢI
1. Nêu quy trình pha chế thuốc tiêm truyền đa điện giải?
Chuẩn bị phòng pha chế thuốc tiêm
Xử lý bao bì và dụng cụ pha chế
Pha chế: thực hiện trong phòng vô khuẩn Cân đong nguyên liệu
Hòa tan các chất với khoảng 90% lượng nước Kiểm tra pH sơ bộ
Bổ sung nước cất cho vừa đủ thể tích
Lọc trong bằng lọc chân không
Kiểm tra bán thành phẩm (độ trong) Đóng chai 200ml
Tiệt khuẩn bằng nồi hấp ở 121 độ C trong 20 phút
Để nguội, soi kiểm tra độ trong
Dán nhãn thành phẩm có dòng chữ “DỊCH TRUYỀN TĨNH MẠCH”.
2. Cách xử lý bao bì cấp 1 của dung dịch tiêm truyền đa điện giải?
- Ống và lọ thủy tinh, thể tích nhỏ: rửa sạch, sấy khô tiệt khuẩn ở 160oC/2h. Bảo
quản, vận chuyển vô trùng.
- Chai thủy tinh, thể tích lớn: rửa sạch, tiệt trùng bằng cách sấy khô 160oC/2h hay
250oC/1h hay tiệt trùng ướt: đóng nước cất khoảng 1/3 chai, đóng nút, hấp
121oC/15ph, tráng lại chai bằng nước cất pha tiêm rồi đóng thuốc.
- Chai, túi nhựa: súc rửa bằng nước cất, tiệt trùng bằng xông hơi oxid ethylene ở
55-65oC, hay hỗn hợp ethylen bromic và metylbromic. Hoặc ngâm dd hydro
peroxide 3%, peracetic 0,01%, propiolacton 1%,…Cần súc sạch hóa chất sát
khuẩn bằng nước cất nóng, vô khuẩn trước khi đóng thuốc.
Cũng có thể tiệt trùng bằng nhiệt ẩm 105-121oC, nhưng cần thiêt bị và làm khô liên hoàn.
- Chai thuốc tiêm truyền cũ (thủy tinh loại I): xử lý với dung dịch sulfo-cromic 10%.
- Nút cao su: rửa sạch, luộc 30ph, vớt, để ráo, sấy nhẹ ở 70oC cho đến khô. Có
thể ngâm với chất tẩy rửa hoặc luộc với dung dịch Na2CO3 5-10%, để khử tạp nhả từ cao su.
- Nắp nhôm: rửa sạch, sấy khô.
3. Nêu tiêu chuẩn phòng pha chế thuốc tiêm?
- Điều kiện sản xuất vô khuẩn
- Vị trí: nơi ít ô nhiễm không khí, xa khu dân cư, thuận lợi giao thông, dễ dàng
cung cấp điện nước và các dịch vụ khác
- Diện tích: vừa đủ để sắp xếp sơ đồ Liên tục – Một chiều tránh ô nhiễm chéo, có
nơi vệ sinh và nghỉ ngơi cho nhân viên
- Bề mặt nhẵn bóng, dễ lau chùi - Cung cấp đủ ánh sang - Nhiệt độ: 18-25oC - Độ ẩm: 35-50%
4. Phân biệt thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền? Tiêu chí Thuốc tiêm Thuốc tiêm truyền Thể tích Nhỏ Lớn Đường dùng IM, IC, SC, IV IV Y cụ xylanh Bộ tiêm truyền
5. Nêu cách nhận biết một dung dịch đẳng trương?
- Đo áp suất thẩm thấu: P = 7,4 atm
- Đo độ hạ bặng điểm: ∆t = -0,52oC
- Nghiệm pháp Hemacrip: thử dung dịch với máu, nếu hồng cầu nguyên hình
(không teo, không vỡ) thì dung dịch đó đẳng trương.
- Tinh toán nồng độ Osmol: 290 ± 15%
6. Nêu cách đẳng trương hóa một dung dịch, nêu cách tính (nếu có)?
- Nếu dung dịch ban đầu ưu trương: pha loãng đến đẳng trương
- Nếu dung dịch ban đầu nhược trương: thêm chất đẳng trương hóa NaCl, Glucose,…
Tính toán bằng công thức Lumiere-Chevrotier, trị số Spowls,…
7. Trình bày các phương pháp tiệt khuẩn thuốc tiêm?
- Tiệt trùng bằng nhiệt độ cao
- Tiệt trùng bằng tia bức xạ - Tiệt trùng bằng lọc
- Tiệt trùng bằng hóa chất.