Bài tập thực hành môn Kinh tế vĩ mô | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Chính sách tiền tệ của Việt Nam sau đại dịch và tác động đến nền kinh tế. Chính sách tiền tệ (CSTT) được biết đến như một công cụ điều chỉnh hoạt động kinh tế của một quốc gia như ổn định tiền tệ, giảm lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế…Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

lOMoARcPSD| 46578282
3.2 Chính sách tiền tệ của Việt Nam sau đại dịch và tác động đến nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ (CSTT) được biết đến như một công cụ điều chỉnh hoạt động kinh tế của
một quốc gia như ổn định tiền tệ, giảm lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế…
Đại dịch COVID-19 đã có những tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội của Việt
Nam. Sự xuất hiện của dịch bệnh COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, làm trì
trệ quá trình sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp giảm quy mô hoạt động dẫn
đến việc người lao động mất việc hoặc bị giảm thu nhập. Trong thời điểm nhạy cảm ấy, Việt Nam
đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải thực hiện song song việc bảo vệ sức khoẻ cho người dân và
duy trì nền kinh tế trong nghịch cảnh.
Chính vì thế, để phục hồi và phát triển kinh tế sau khoảng gian đình trệ ấy, Việt Nam cần phải
đưa ra CSTT linh hoạt, phù hợp, đồng thời phải thực hiện sát sao chính sách đó.
Cuối năm 2021, bước đầu lên kế hoạch cho việc phục hồi lại nền kinh tế. Nhận thấy rằng, sự
phục hồi của kinh tế toàn cầu tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi kinh tế trong nước. Song với
đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã đưa ra những dự báo về rủi ro đi kèm với sự phục hồi
kinh tế, bao gồm lạm phát, xu hướng tăng giá hàng hoá cơ bản trên thế giới và sự biến động phức
tạp của thị trường tài chính… Những rủi ro lạm phát này xuất phát từ cộng hưởng bởi áp lực
cung-cầu. Giá hàng hoá diễn biến khó lường từ trong và ngoài nước, cùng với quá trình mở cửa
nền kinh tế thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, trong khi đó, lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ do
Nhà nước quản lý vẫn đang trên đà triển khai.
Bám sát các chỉ đạo của Đảng, nhằm ổn định lại nền kinh tế đất nước NHNN đã lên kế hoạch
thực hiện CSTT phù hợp với đặc thù và tình trạng của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời cẩn trọng
với các rủi ro tài chính đã được dự đoán từ các tổ chức kinh tế thế giới. Trong đó, ngành ngân
hàng được nhấn mạnh vai trò của mình, với hi vọng sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp và người
dân vượt qua khó khăn. Chính sách tiền tệ, quản lí giá cần có sự đồng bộ, điều chỉnh linh hoạt
với những biến động thị trường. Cụ thể:
Thứ nhất, bảo đảm thanh khoản trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để các TCTD tiếp tục
giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng nguồn vốn hỗ trợ các TCTD đẩy mạnh tín dụng.
Thứ hai, ổn định lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện để mặt bằng lãi suất cho vay và
huy động của TCTD giảm.
Thứ ba, bảo đảm cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh
trong nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng đối với các
TCTD theo hướng tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng.
Thứ tư, ổn định thị trường ngoại tệ.
Thứ năm, triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi
đại dịch COVID-19 (Nguyễn Thị Hồng, 2021)
Dựa trên cơ sở của CSTT được đề ra như trên, NHNN đã thực hiện đúng theo chủ trương linh
hoạt, chủ động, cẩn thận và kịp thời mà Chính phủ đề ra. Cụ thể như sau:
Trong quá trình hỗ trợ vận hành và duy trì dòng tiền cho hệ thống các TCTD, NHNN đã bước
đầu thực hiện các chính sách nới lỏng định lượng bao gồm việc mua lượng lớn ngoại tệ, mua
những giấy tờ có giá trên thị trường nhằm phát tín hiệu sẵn sàng sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn
lOMoARcPSD| 46578282
định thị trường. Ngoài ra mức lãi suất liên ngân hàng giảm xuống mức 0,5%/năm đến 0,9%/
năm, đây được coi là mức lãi suất thấp nhất trong lịch sử), đồng thời giảm chi phí vốn đầu vào
cho các TCTD, từ đó tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay. Theo báo cáo nhận được
(tính đến ngày 22/11/2021), các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 1,94 triệu khách hàng
bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ lên đến 3,81 triệu tỷ đồng; cho vay lãi suất hơn 1,2 triệu khách
hàng với doanh số luỹ kế từ 7,1 triệu tỷ đồng (thấp hơn so với trước dịch COVID-19). Tổng lại,
TCTD đã thực hiện miễn, giảm, hạ lãi suất khoảng 32,6 tỷ đồng (từ 23/01/2020 đến 22/11/2021).
Về lãi suất, đây là một yếu tố rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế của Việt Nam. Với
đặc trưng của một nền kinh tế đang phát triển cộng thêm việc trải qua thời gian ngưng trệ kinh tế
vì dịch bệnh, nhu cầu vốn phục vụ cho việc quay trở lại hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp
phụ thuộc phần lớn vào lãi suất của ngân hàng. Biết được điều đó, để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia
đình trong hoàn cảnh này, ngành ngân hàng đã nhiều lần giảm lãi suất cho vay, nới lỏng thời hạn
trả nợ, miễn giảm lãi …. So với cuối năm 2020 lãi suất tiếp tục giảm thêm 0.81%/năm, trong đó
lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ở mức 4,3%/năm,
thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (4,5%/năm). Tính đến
hết năm 2021, tổng số tiền lãi tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 34,9
nghìn tỷ đồng. Thông qua việc giảm lãi suất, NHNN đã tăng cung tiền trên thị trường, tạo cơ sở
cho việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Về tăng trưởng tín dụng kinh tế, kết quả nhận được khá tích cực góp phần đưa tín dụng kinh tế
và tổng dư nợ nền kinh tế tăng lên so với cùng kỳ năm 2020. Đến ngày 30/12/2021, tín dụng tăng
13,47% so với cuối năm 2020, tăng 13,79% so với cùng kỳ năm 2020. Cơ cấu tín dụng đã có sự
chuyển dịch tích cực và phù hợp với chủ trương mà Chính phủ đề ra, 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức
tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2020. Góp phần cải thiện quá trình tái cơ
cấu ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh
nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi
ro như bất động sản, chứng khoản, việc tăng trưởng tin dụng luôn được kiểm soát chặt chẽ. Thực
hiện theo định hướng của NHNN, các tổ chức tín dụng đã thực hiện tốt cơ cấu lại thời trả nợ và
đồng thời cũng đẩy mạnh việc giảm phí với tổng số tiền đạt hơn 2.500 tỷ đồng. (Ngô Hải,
02/02/2022)
Với nền kinh tế có độ mở cao, việc điều chỉnh tý giá của Việt Nam gặp không ít khó khắn khi
phải đứng trước tình trạng thu hẹp các gói nới lỏng tiền tệ của các nước lớn, đồng USD lên giá,
xu hướng rút vốn khoải các nước đang phát triển khiến đồng tiền của các nước trong khu vực
mất giá khá lớn. Tuy nhiên, NHNN đã kịp thời thanh khoản thị trường thông sống, đáp ứng các
nhu cầu hợp phát về ngoại tệ, từ đó tỷ giá VND/USD tiếp tục ổn đỉnh, tỷ giá trung tâm tương
đương năm trước (tính đến tháng 10/2021)
Để khắc phục những khó khăn của doanh nghiệp, người dân, NHNN đã chỉ đạo các TCTD
đồng loạt triển khai các biện pháp hỗ trợ thiết thực. Trong đó, NHNN ban hành thông tư cho
phép các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ. Đồng thời
tái cấp vốn với lãi suất 0% và không yêu cầu tài sản thế chấp đối với Ngân hàng Chính sách xã
hội nhằm hỗ trợ người sử dụng lao đồng trả lương ngừng việc cho người lao động. Với 2 đợt hỗ
trợ (kết thúc vào ngày 25/10/2021), đã có khoảng 190 nghìn người lao động được tả lương ngừng
việc. Đặc biệt, NHNN đã thực hiện tái cấp vốn 4 nghìn tỷ đồng để các TCTD Tổng công ty Hàng
không Vietnam Airlines (VNA) vay lại nhằm tháo gỡ khó khăn cho VNA trong thời gian ngừng
hoạt động.
lOMoARcPSD| 46578282
Nhìn chung, trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, NHNN đã thực
hiện CSTT mở rộng, tăng lượng tiền lưu thông trong thị trường kinh tế thông qua việc giảm lãi
suất, tăng hạn mức cho vay… Có thể nói, NHNN đã điều hành CSTT đi đúng hướng, thận trọng,
kịp thời và chủ động trước những biến động của nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói
riêng.
| 1/3

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46578282
3.2 Chính sách tiền tệ của Việt Nam sau đại dịch và tác động đến nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ (CSTT) được biết đến như một công cụ điều chỉnh hoạt động kinh tế của
một quốc gia như ổn định tiền tệ, giảm lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế…
Đại dịch COVID-19 đã có những tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội của Việt
Nam. Sự xuất hiện của dịch bệnh COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, làm trì
trệ quá trình sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp giảm quy mô hoạt động dẫn
đến việc người lao động mất việc hoặc bị giảm thu nhập. Trong thời điểm nhạy cảm ấy, Việt Nam
đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải thực hiện song song việc bảo vệ sức khoẻ cho người dân và
duy trì nền kinh tế trong nghịch cảnh.
Chính vì thế, để phục hồi và phát triển kinh tế sau khoảng gian đình trệ ấy, Việt Nam cần phải
đưa ra CSTT linh hoạt, phù hợp, đồng thời phải thực hiện sát sao chính sách đó.
Cuối năm 2021, bước đầu lên kế hoạch cho việc phục hồi lại nền kinh tế. Nhận thấy rằng, sự
phục hồi của kinh tế toàn cầu tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi kinh tế trong nước. Song với
đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã đưa ra những dự báo về rủi ro đi kèm với sự phục hồi
kinh tế, bao gồm lạm phát, xu hướng tăng giá hàng hoá cơ bản trên thế giới và sự biến động phức
tạp của thị trường tài chính… Những rủi ro lạm phát này xuất phát từ cộng hưởng bởi áp lực
cung-cầu. Giá hàng hoá diễn biến khó lường từ trong và ngoài nước, cùng với quá trình mở cửa
nền kinh tế thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, trong khi đó, lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ do
Nhà nước quản lý vẫn đang trên đà triển khai.
Bám sát các chỉ đạo của Đảng, nhằm ổn định lại nền kinh tế đất nước NHNN đã lên kế hoạch
thực hiện CSTT phù hợp với đặc thù và tình trạng của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời cẩn trọng
với các rủi ro tài chính đã được dự đoán từ các tổ chức kinh tế thế giới. Trong đó, ngành ngân
hàng được nhấn mạnh vai trò của mình, với hi vọng sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp và người
dân vượt qua khó khăn. Chính sách tiền tệ, quản lí giá cần có sự đồng bộ, điều chỉnh linh hoạt
với những biến động thị trường. Cụ thể:
Thứ nhất, bảo đảm thanh khoản trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để các TCTD tiếp tục
giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng nguồn vốn hỗ trợ các TCTD đẩy mạnh tín dụng.
Thứ hai, ổn định lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện để mặt bằng lãi suất cho vay và
huy động của TCTD giảm.
Thứ ba, bảo đảm cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh
trong nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng đối với các
TCTD theo hướng tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng.

Thứ tư, ổn định thị trường ngoại tệ.
Thứ năm, triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi
đại dịch COVID-19 (Nguyễn Thị Hồng, 2021)
Dựa trên cơ sở của CSTT được đề ra như trên, NHNN đã thực hiện đúng theo chủ trương linh
hoạt, chủ động, cẩn thận và kịp thời mà Chính phủ đề ra. Cụ thể như sau:
Trong quá trình hỗ trợ vận hành và duy trì dòng tiền cho hệ thống các TCTD, NHNN đã bước
đầu thực hiện các chính sách nới lỏng định lượng bao gồm việc mua lượng lớn ngoại tệ, mua
những giấy tờ có giá trên thị trường nhằm phát tín hiệu sẵn sàng sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn lOMoAR cPSD| 46578282
định thị trường. Ngoài ra mức lãi suất liên ngân hàng giảm xuống mức 0,5%/năm đến 0,9%/
năm, đây được coi là mức lãi suất thấp nhất trong lịch sử), đồng thời giảm chi phí vốn đầu vào
cho các TCTD, từ đó tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay. Theo báo cáo nhận được
(tính đến ngày 22/11/2021), các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 1,94 triệu khách hàng
bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ lên đến 3,81 triệu tỷ đồng; cho vay lãi suất hơn 1,2 triệu khách
hàng với doanh số luỹ kế từ 7,1 triệu tỷ đồng (thấp hơn so với trước dịch COVID-19). Tổng lại,
TCTD đã thực hiện miễn, giảm, hạ lãi suất khoảng 32,6 tỷ đồng (từ 23/01/2020 đến 22/11/2021).
Về lãi suất, đây là một yếu tố rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế của Việt Nam. Với
đặc trưng của một nền kinh tế đang phát triển cộng thêm việc trải qua thời gian ngưng trệ kinh tế
vì dịch bệnh, nhu cầu vốn phục vụ cho việc quay trở lại hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp
phụ thuộc phần lớn vào lãi suất của ngân hàng. Biết được điều đó, để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia
đình trong hoàn cảnh này, ngành ngân hàng đã nhiều lần giảm lãi suất cho vay, nới lỏng thời hạn
trả nợ, miễn giảm lãi …. So với cuối năm 2020 lãi suất tiếp tục giảm thêm 0.81%/năm, trong đó
lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ở mức 4,3%/năm,
thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (4,5%/năm). Tính đến
hết năm 2021, tổng số tiền lãi tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 34,9
nghìn tỷ đồng. Thông qua việc giảm lãi suất, NHNN đã tăng cung tiền trên thị trường, tạo cơ sở
cho việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Về tăng trưởng tín dụng kinh tế, kết quả nhận được khá tích cực góp phần đưa tín dụng kinh tế
và tổng dư nợ nền kinh tế tăng lên so với cùng kỳ năm 2020. Đến ngày 30/12/2021, tín dụng tăng
13,47% so với cuối năm 2020, tăng 13,79% so với cùng kỳ năm 2020. Cơ cấu tín dụng đã có sự
chuyển dịch tích cực và phù hợp với chủ trương mà Chính phủ đề ra, 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức
tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2020. Góp phần cải thiện quá trình tái cơ
cấu ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh
nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi
ro như bất động sản, chứng khoản, việc tăng trưởng tin dụng luôn được kiểm soát chặt chẽ. Thực
hiện theo định hướng của NHNN, các tổ chức tín dụng đã thực hiện tốt cơ cấu lại thời trả nợ và
đồng thời cũng đẩy mạnh việc giảm phí với tổng số tiền đạt hơn 2.500 tỷ đồng. (Ngô Hải, 02/02/2022)
Với nền kinh tế có độ mở cao, việc điều chỉnh tý giá của Việt Nam gặp không ít khó khắn khi
phải đứng trước tình trạng thu hẹp các gói nới lỏng tiền tệ của các nước lớn, đồng USD lên giá,
xu hướng rút vốn khoải các nước đang phát triển khiến đồng tiền của các nước trong khu vực
mất giá khá lớn. Tuy nhiên, NHNN đã kịp thời thanh khoản thị trường thông sống, đáp ứng các
nhu cầu hợp phát về ngoại tệ, từ đó tỷ giá VND/USD tiếp tục ổn đỉnh, tỷ giá trung tâm tương
đương năm trước (tính đến tháng 10/2021)
Để khắc phục những khó khăn của doanh nghiệp, người dân, NHNN đã chỉ đạo các TCTD
đồng loạt triển khai các biện pháp hỗ trợ thiết thực. Trong đó, NHNN ban hành thông tư cho
phép các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ. Đồng thời
tái cấp vốn với lãi suất 0% và không yêu cầu tài sản thế chấp đối với Ngân hàng Chính sách xã
hội nhằm hỗ trợ người sử dụng lao đồng trả lương ngừng việc cho người lao động. Với 2 đợt hỗ
trợ (kết thúc vào ngày 25/10/2021), đã có khoảng 190 nghìn người lao động được tả lương ngừng
việc. Đặc biệt, NHNN đã thực hiện tái cấp vốn 4 nghìn tỷ đồng để các TCTD Tổng công ty Hàng
không Vietnam Airlines (VNA) vay lại nhằm tháo gỡ khó khăn cho VNA trong thời gian ngừng hoạt động. lOMoAR cPSD| 46578282
Nhìn chung, trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, NHNN đã thực
hiện CSTT mở rộng, tăng lượng tiền lưu thông trong thị trường kinh tế thông qua việc giảm lãi
suất, tăng hạn mức cho vay… Có thể nói, NHNN đã điều hành CSTT đi đúng hướng, thận trọng,
kịp thời và chủ động trước những biến động của nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng.