Bài tập thương mại quốc tế I Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Bài tập thương mại quốc tế của Đại học Kinh Tế Quốc Dân, tài liệu gồm 7 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Bài tập 1:
Dưới đây là bảng số liệu về chi phí sản xuất gạo và TV ở Thái Lan và Trung Quốc
(với các giả định của mô hình D.R được áp dụng) Gạo Ti vi Thái lan 75 100 Trung Quốc 50 50
1. Thái lan có lợi thế tuyệt đối về sx cả 2 mặt hàng này k?
2. Thái lan có lợi thế so sánh về sx mặt hàng nào?
3. Nếu không có TMQT thì giá tương quan giữa gạo và ti vi ở Thái Lan là bao nhiêu?
Bài tâp 2: Yêu cầu về nguồn lực để sx được thể hiện ở bảng sau: Quốc gia
Yêu cầu nguồn lực (Đơn vị/Sp) Chè Lúa mì Ấn độ 8 20 Mỹ 40 10
Hãy giải quyết các vấn đề sau:
1. Có nước nào có lợi thế tuyệt đối trong việc sx cả 2 sp không?
2. Nếu không có TMQT thì giá cả 2 sp này ở hai quốc gia là bao nhiêu?
3. Nếu TM được thực hiện tự do thì điều kiện TM giữa hai sp là bao nhiêu?
4. Giả sử mỗi quốc gia có 1000 đơn vị nguồn lực hãy sử dụng đồ thị để chứng minh lợi ích của TMQT?
Bài tập 3: Giả sử 2 nước A và B chỉ sx 2 HH X và Y (áp dụng các giả định của mô hình
D.R) với chi phí LĐ như sau: Quốc gia HHX HH Y A 12 16 B 12 8
1. Có nước nào có lợi thế tuyệt đối về sx cả 2 mặt hàng không?
2. Nếu không có TMQT thì giá tương quan giữa 2 HH ở 2 nước là bao nhiêu?
3. Nếu mỗi nước chuyên môn hóa sx và trao đổi theo quy luật lợi thế so sánh thì điều kiện TM là bao nhiêu?
4. Vẽ đồ thị minh họa lợi ích của TMQT và chỉ rõ điều kiện TM trong trường hợp
mỗi nước có 1.200 đơn vị lao động?
Bài tập 4: Giả sử chi phí lao động (giờ) cho 1 đơn vị sp ở 2 quốc gia I và II như sau: Quốc gia HH X HH Y I 3 2 II 4 1
Giả sử quốc gia I có 1.200 giờ LĐ và quốc gia II có 800 giờ LĐ
1. Vẽ đường giới hạn khả năng sx và xác định giá tương quan giữa 2 HH ở 2 quốc gia
2. Nếu mỗi nước chuyên môn hóa sx và trao đổi theo quy luật lợi thế so sánh thì
khung tỷ lệ trao đổi quốc tế để TM có thể xảy ra giữa 2 quốc gia là bao nhiêu?
3. Giả sử có 1 giờ LĐ ở quốc gia I được trả 6$, ở quốc gia II được trả 2£. Hãy xác
định khung tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền để TM có thể xảy ra theo mô hình trên.
4. Phân tích lợi ích TM của mỗi quốc gia khi TMQT xảy ra nếu biết rằng điểm tự
cung tự cấp của quốc gia I là (200X, 300Y) và quốc gia II là (100X, 400Y)
Bài tập 5: Giả sử sản lượng tối đa của 2 mặt hàng X và Y mà VN và TQ có thể sx
được khi sử dụng hết tài nguyên với kỹ thuật tốt nhất như sau: Quốc gia Hàng hóa X (ngàn tấn) Hàng hóa Y (ngàn tấn) VN 160 800 TQ 400 600
1. Vẽ đường giới hạn khả năng sx của mỗi quốc gia
2. Xác định tỷ lệ trao đổi giữa hai hàng hóa ở 2 quốc gia
3. Nếu mỗi nước chuyên môn hóa sx và trao đổi theo quy luật lợi thế so sánh thì điều kiện TM là bao nhiêu
4. Giả sử khi không có TMQT, VN Sx được 80 ngàn tấn HH X và 400 ngàn tấn HH
Y. Trung Quốc sx được 200 ngàn tấn X và 300 ngàn tấn Y. Hãy tính lợi ích của
mỗi quốc gia khi TMQT xảy ra Bài tập 1:
Đồ thị cung cầu của một loại thành phẩm X ở thị trường nội địa cho bởi hai phương trình sau:
Cung: QS = -50+10P (P được tính bằng USD) Cầu: QD = 400-5P
Sản phẩm X được bán trên thị trường thế giới với giá Pw = 20USD
a. Xác định số lượng hàng NK trong trường hợp tự do hóa TM
b. Nếu chính phủ áp dụng thuế quan nhập khẩu với thuế suất t=25%, xác định số lượng hàng nhập khẩu
c. Hãy tính toán những lợi ích và thiệt hai của thuế quan nói trên
Bài tập 3: Cà chua được mua bán trên TT thế giới với giá thế giới là 9USD/1pound.
Lượng cà chua không hạn chế sẵn sàng được NK vào mỹ ở mức giá đó. Cung cầu cà chua
trên TT Mỹ ở các mức giá như sau: Giá (USD) Cung (triệu pund) Cầu (triệu pound) 3 2 34 6 4 28 9 6 22 12 8 16 15 10 10 18 12 4 Câu hỏi
1. Nếu không có thuế thì mức giá cà chua ở Mỹ và lượng cà chua NK vòa Mỹ là bao nhiêu?
2. Nếu Mỹ áp đặt mức thuế 3USSD/1pound thì giá cà chua ở Mỹ và lượng NK vào Mỹ sẽ là bao nhiều?
3. Hãy ước tính ảnh hưởng của NTD, NSX trong nước, số thu nhập của CP và tổn thất
của XH từ sắc thuế ấy
4. Mức thuế là bao nhiêu thì Mỹ sẽ không NK cà chua?
5. Nếu Mỹ không sư dụng thuế mà áp đặt hạn ngạch NK là 8 triệu pound thì giá cà chua
ở Mỹ là bao nhiêu? Hạn ngạch này gây chi phí đối với NTD là bao nhiêu? NSX là bao nhiêu?
Bài tập 3: Cho hàm cầu và hàm cung về sp X của 1 QG có dạng sau:
QDX = –20PX + 90 ; QSX = 10PX
Trong đó: QDX, QSX là số lượng sản phẩm X tính bằng đơn vị; PX là giá cả sản phẩm X
tính bằng USD. Giả thiết QG này là nước nhỏ và giá thế giới là PW = PX = 1 USD
a) Hãy phân tích thị trường sản phẩm X khi có mậu dịch tự do
b) Để bảo hộ sản xuất trong nước, chính phủ đánh thuế quan = 100% lên giá trị sản phẩm
X nhập khẩu. Hãy phân tích cân bằng cục bộ sự tác động của thuế quan này. Bài tập 4:
I. Giả sử QGI là một nước nhỏ, cung và cầu của sản phẩm X như hình dưới đây. Khi mậu
dịch tự do, giá thế giới PX = $1. Bây giờ chính phủ đánh thuế quan 100% lên giá trị sản
phẩm X nhập khẩu. Hãy xác định :
a. Mức tiêu dùng, mức sản xuất và mức nhập khẩu sản phẩm X ở trường hợp mậu dịch tự do.
b. Mức tiêu dùng, mức sản xuất và mức nhập khẩu sản phẩm X sau khi chính phủ đánh thuế quan.
c. Thặng dư của người sản xuất tăng lên bao nhiêu ?
d. Thặng dư của người tiêu dùng giảm đi bao nhiêu ?
e. Tổn thất ròng là bao nhiêu do chính phủ đánh thuế quan ?
II. Hãy tính tỷ lệ bảo hộ thực sự khi thuế quan danh nghĩa là 40%, giá trị nguyên liệu
nhập là 50USD, giá trị sản phẩm cuối cùng trước khi đánh thuế quan là 100USD, thuế
quan đánh trên nguyên liệu nhập là 40%. Tỷ lệ bảo hộ thực sự sẽ thay đổi như thế nào nếu ti = 20% và ti = 0%. E 2 1 Bài tập 5:
Giả sử hàm cung và cầu của mặt hàng café ở Thị trường Việt Nam là: QD = 100 – 30P 10 20 60 70 Qs = 20P – 50
P: giá tính bằng USD/kg. Qs là lượng cung tính bằng nghìn tấn; Qd là lượng cầu tính bằng nghìn tấn.
a. Mức giá và sản lượng cân bằng khi không có TM với bên ngoài đối với mặt hàng café ở VN là bao nhiêu?
b. Nếu VN cho phép tự do hóa TM hoàn toàn và giá cafe trên thị trường thế giới là
3USD/kg thì giá café trên thị trường VN sẽ là bao nhiêu? Lượng café sẽ được NK
là bao nhiêu trong điều kiện tự do hóa TM hoàn toàn?
c. Nếu VN đánh thuế NK café là 30% tính theo giá trị, hãy chỉ ra mức giá và mức Nhập khẩu mới của VN?
d. Mức thuế này ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng, người sản xuất trong
nước và số thu nhập của Chính phủ và xã hội?
e. Tại mức thuế quan là bao nhiêu thì nhập khẩu café ở VN sẽ ngừng lại? Bài tập 6:
Giả sử hàm cung và cầu của mặt hàng gạo ở Thị trường Thái Lan là: QD = 150 – 30P Qs = 30P – 50
P: giá tính bằng USD/đơn vị sản phẩm.
a. Vẽ đường cung và cầu gạo của Thái Lan chỉ ra mức giá và lượng cầu cân bằng nội địa
b. Giả sử Thái Lan cho tự do nhập khẩu gạo và giá thế giới là 5USD. Hỏi giá trong
nước đối với sản phẩm này là bao nhiêu? Tính lượng cung, cầu trong nước và lượng NK gạo
c. Nếu Thái Lan đánh thuế theo giá trị (thuế danh nghĩa là 12.5%) hãy tính giá nhập
khẩu gạo, lượng cung, cầu và lượng nhập khẩu gạo.
d. Tại mức thuế NK là bao nhiêu thì việc nhập khẩu sẽ dừng lại? Hãy giải thích. Bài tập 7:
Giả sử hàm cung và cầu của mặt hàng X ở Thị trường Y là: QD = 2/3P Qs = 30 – 2P
P: giá tính bằng USD/kg. Qs là lượng cung tính bằng nghìn tấn; Qd là lượng cầu tính bằng nghìn tấn.
Giả sử thị trường Y là một thị trường mở. Mặt hàng X được mua bán tự do trên thị
trường TG mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ hành động nào của Y với giá là
12USD/kg. Chính phủ Y dự định đánh thuế đối với mặt hàng X nhập khẩu vào thị
trường nội địa với mức thuế là 25%.
a. Vẽ đồ thị đường cung và đường cầu của mặt hàng X ở TT Y
b. Hãy ước tính mức giá mặt hàng X ở TT Y và lượng NK vào TT Y nếu thuế NK được áp dụng.
c. Hãy ước tính ảnh hưởng của NTD, NSX, thu nhập của CP và tổn thất XH từ việc đánh thuế đó.
d. Nếu TT Y muốn hạn chế NK bằng cách áp đặt hạn ngạch là 4 nghìn tấn thì giá HH
X ở TT Y lúc đó là bao nhiêu? Mức hạn ngạch này tương đương với mức thuế quan là bao nhiêu?