Bài tập tỉ lệ thất nghiệp và chính sách tài khóa ở Việt Nam | Môn kinh tế vĩ mô

Thất nghiệp luôn là vấn đề được quan tâm bởi mọi người và chính phủ. Thất nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống mọi người và nền kinh tế của đất nước. Đối với mỗi cá nhân, thất nghiệp làm cuộc sống thiếu thốn, phải cắt giảm chi tiêu và gây bức bối về tinh thần. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

lOMoARcPSD| 47305584
1
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI:
TỶ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2022
__ MÃ LỚP HỌC PHẦN: K26TCA __
Hà Nội - 2023
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1. Thất nghiệp
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN
STT
HỌ TÊN
MÃ SINH VIÊN
% ĐÓNG GÓP
Ngô Thị Hương T
26A4010225
Nguyễn Thị Hải Yến
26A4010252
26A4011546
Thị Mỹ Hạnh
26A4011559
Bùi Thu Hoài
26A4011549
Nguyễn Minh Hằng
Nguyễn Thị Thuỷ Tiên
26A4013328
lOMoARcPSD| 47305584
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến thất nghiệp
a. Lực lượng lao động và người có việc làm
b. Thất nghiệp
c. Tỷ lệ thất nghiệp và công thức tính tỷ lệ thất nghiệp
1.2. Phân loại thất nghiệp
1.3. Những tác động của thất nghiệp người lao động và kinh tế
a. Lợi ích của thất nghiệp
b. Hạn chế của thất nghiệp
2. Chính sách tài khóa
2.1. Khái niệm
2.2. Công dụng của chính sách tài khóa
a. Công cụ chi tiêu Chính phủ
b. Công cụ thuế
2.3. Tác động của chính sách tài khóa lên nền kinh tế
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1. Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2021-2022
2. Chính sách tài khóa được thực hiện trong giai đoạn 2021-2022
3. Tác động của chính sách tài khóa đến tình trạng thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn
2021-2022
3.1. Kết quả đạt được
3.2. Những hạn chế nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện chính sách tài khóa
tới việc làm và thất nghiệp của Việt nam giai đoạn 2021-2022
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI
KHÓA NHẰM GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
1. Nâng cao hiệu quả quản lý thu chi NSNN
2. Tăng cường hiệu quả phân bố chi tiêu
3. Hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VIẾT TẮT
- NSNN: Ngân sách nhà nước
lOMoARcPSD| 47305584
3
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
lOMoARcPSD| 47305584
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Thất nghiệp luôn vấn đề được quan tâm bởi mọi người chính phủ. Thất nghiệp ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống mọi người nền kinh tế của đất nước. Đối với mỗi cá nhân, thất
nghiệp làm cuộc sống thiếu thốn, phải cắt giảm chi tiêu y bức bối về tinh thần. cấp độ
quốc gia, thất nghiệp làm sức lao động bị hoang phí, tạo ra ít sản phẩm nguồn cung ra thị
trường, do đó làm giảm GDP bình quân đầu người kiềm chế sự phát triển kinh tế của đất
nước.
Giai đoạn năm 2021-2022, 4 làn sóng dịch Covid-19 lớn bùng phát đã ảnh hưởng sâu rộng
đến thị trường lao động, việc làm, khiến tỷ lmất việc thất nghiệp tăng. Theo báo o của
Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của cả ớc 9 tháng năm 2021 2,67% (tỷ lệ thất nghiệp
thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng cao nhất kể từ quý I/2020). Đến quý I năm 2022, do
nỗ lực triển khai các hoạt động sản xuất, quyết tâm phục hồi phát triển, vươn lên khỏi tác
động xấu của đại dịch, cùng với những chính sách được đưa ra bởi chính phủ, lực lượng lao
động tiếp tục phục hồi ngay cả khi số ca nhiễm Covid-19 trong cả nước không ngừng gia tăng.
Trong bối cảnh đó, nhóm sinh viên lựa chọn vấn đề “Tỷ lệ thất nghiệp và chính sách tài khóa
của việt nam giai đoạn 2021-2022” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn phân tích thực trạng
tỷ lệ thất nghiệp chính sách tài khóa Việt Nam đưa ra trong giai đoạn đó. Từ đó đưa ra
nhận định khuyến nghị mức độ bản nhằm giải quyết những hạn chế của vấn đề nghiên
cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng tỷ lệ người thất nghiệp và chính sách tài khóa của
Việt Nam giai đoạn 2021-2022. Từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm khắc phục thực trạng tỷ lệ người
thất nghiệp ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Về nội dung: Tỷ lệ người thất nghiệp và chính sách tài khóa của Việt Nam.
Về thời gian: Giai đoạn 2021-2022.
4. Phương pháp nghiên cứu và tra cứu dữ liệu
Nhóm nghiên cứu thu thập tài liệu từ các nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy.
lOMoARcPSD| 47305584
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH
SÁCH TÀI KHÓA
1. Thất nghiệp
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến thất nghiệp
a. Lực lượng lao động và người có việc làm:
- Người trong độ tuổi lao động: những người từ đủ 15 tuổi trở lên, có nghĩa vụ và
quyềnlợi lao động
- Người việc làm (Employment): những người trong độ tuổi lao động, làm một
việc gìđó, được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật; hay
những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm lợi ích hay
vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.
- Lực lượng lao động (Labor force): một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động,
khảnăng lao động, bao gồm những người việc làm cả những người chưa
việc làm (thất nghiệp)
b. Thất nghiệp:
- Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã định nghĩa “thất nghiệp” như sau ở Điều 20,
Công ước102 (năm 1952): “Thất nghiệp tình trạng tồn tại một số người trong lực
lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm mức lương thịnh
hành”.
- Việt Nam, căn cứ chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp T0204 được hướng dẫn tại các
Phụ lụcban hành m theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg thì một người được xem
người thất nghiệp khi đó là người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu có
đầy đủ cả 03 yếu tố: Hiện không m việc, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc.
- Thế nhưng, không phải bất cứ ai không việc làm cũng là người “thất nghiệp”,
bởikhông hẳn tất cả họ đều nhu cầu tìm việc: họ thể học sinh, sinh viên, hay
những người làm công việc nội trợ trong gia đình, người đã về hưu, người không kh
năng lao động do đau ốm, bệnh tật hay đơn giản chỉ họ không muốn kiếm việc làm,…
chính vậy họ được xếp vào một nhóm khác, đó nhóm người không thuộc
lực lượng lao động.
Dân
số
Dân số
trưởng thành
Lực lượng
lao động
Có việc
làm
lOMoARcPSD| 47305584
Như vậy, ta có thể minh họa những khái niệm trên một cách rõ ràng ở bảng sau:
c. Tỷ lệ thất nghiệp và công thức tính tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp được xem như là một trong những thước đo chính xác của hiệu quả sử dụng
lao động trong một nền kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng
lao động. Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp như sau:
Tỷ lệ thất nghiệp (%) = (Số người thất nghiệp / Lực lượng lao động) x 100
Tỷ lệ thất nghiệp ở mỗi địa phương đều được công bố theo quý và năm. Kỳ quý không công
bố theo các phân tố chủ yếu, tức không công bố theo loại hình thất nghiệp.
1.2. Phân loại thất nghiệp:
Thất nghiệp được phân chia theo những yếu tố sau: theo loại hình thất nghiệp, theo lý do thất
nghiệp, theo nguồn gốc thất nghiệp và theo quan điểm xã hội.
Phân loại thất nghiệp theo loại hình thất nghiệp:
Thất nghiệp có thể xem là một vấn đề quan trọng cần có biện pháp giải quyết. Thế nhưng để
giải quyết được vấn đề này thì cần phải biết được vấn đề ấy đang nằm ở đâu, ở bộ phận dân cư
nào hay ngành nghề nào,… Có thế thì mới thể hiểu rõ được những đặc điểm, tính chất cùng
mức độ tác hại của thất nghiệp trong thực tế cuộc sống. Do đó mà ta thể phân loại thất nghiệp
theo các loại hình sau:
- Theo giới tính (nam, nữ)
- Theo lứa tuổi (tuổi – nghề)
- Theo vùng, theo lãnh thổ (thành thị, nông thôn)
- Theo ngành nghề (kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ,..) - Theo dân tộc, chủng tộc.
Phân loại thất nghiệp theo lý do thất nghiệp:
Với nền kinh tế ngày càng phát triển của xã hội hiện nay, thất nghiệp là không thể tránh khỏi,
có thể bằng lý do chủ quan hay khách quan mà nên. Có thể kể đến những lý do như sau:
- Bỏ việc (job leaver): là tình trạng người lao động tự ý thôi việc những do
khác nhaunhư: lương thấp, không hợp với công việc, hay không hợp với khu vực.
lOMoARcPSD| 47305584
7
- Mất việc (job loser): khi người lao động bị các doanh nghiệp cho thôi việc
một vài lído như công ty gặp khó khăn trong tài chính để vận hành công ty, công ty cần
đào thải nhân lực,…
- Nhập mới (new entrant): là những người lần đầu tiên được gia nhập vào lực lượng
laođộng như học sinh, sinh viên, nhưng chưa tìm được việc làm vẫn đang tìm kiếm
việc làm.
- Tái nhập (reentrant): những người trước đó đã rời khỏi lực lượng lao động,
nhưng giờmuốn quay trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Phân loại thất nghiệp theo nguồn gốc thất nghiệp:
Về nguồn gốc của thất nghiệp, ta có thể chia thành 4 loại:
- Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment): loại thất nghiệp phát sinh do
sự dịchchuyển, chuyển đổi không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại
công việc hay giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Đó có thể những người đang
tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, những người di chuyển từ nơi này sang nơi khác,
hay những người nằm ngoài lực lượng lao động mong muốn quay trở lại tìm kiếm một
công việc để có thêm thu nhập,…
- Thất nghiệp cấu (structural unemployment) : quy luật phát triển của nền kinh
tế hiện đạiđó vận động không ngừng, đi kèm đó sự đào thải, đổi mới liên tục về
mặt công nghệ lẫn nhân sự,…Như thế, khi một ngành được xem là đã cũ, đã lỗi thời thì
ngành đó sẽ bị thu hẹp lại. Song, lực lượng lao động làm việc trong những ngành này
sẽ bị thừa, và lực lượng ấy chưa theo kịp những biến đổi của công nghệ, ngành nghề
mới. Vậy nên họ mới rơi vào dạng thất nghiệp cơ cấu.
- Thất nghiệp do thiếu cầu - hay thất nghiệp chu (cyclical unemployment) : loại
thấtnghiệp này xảy ra khi nền kinh tế gặp suy thoái, sản lượng giảm, sức mua giảm, và
kéo theo thu nhập cũng giảm. Lúc này, mức cầu chung về lao động của các doanh nghiệp
giảm xuống, tức doanh nghiệp có thể thu hẹp sản xuất, cắt giảm lương hay sa thải công
nhân,… từ đó làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia ng một cách đáng kể. Tuy nhiên, khi nền
kinh tế được phục hồi, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục thuê thêm lao động thất nghiệp
chu kỳ chấm dứt.
- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường (thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển): xảy ra
khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương
cân bằng thực tế của thị trường lao động. Quy định cứng nhắc về tiền lương làm cho
lOMoARcPSD| 47305584
một bộ phận lao động không hoặc khó tìm được việc làm. Thất nghiệp do yếu tố ngoài
thị trường bao gồm:
+) Thất nghiệp do Chính phủ quy định lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng
+) Thất nghiệp do tác động tổ chức công đoàn
+) Thất nghiệp do tác động của tiền lương hiệu quả Phân
loại thất nghiệp theo quan điểm xã hội:
Trong nền kinh tế thị trường năng động hiện nay, các doanh nghiệp yêu cầu khi tìm kiếm
người lao động thì người lao động cũng có nhu cầu được đáp ứng mong muốn của bản thân khi
lựa chọn doanh nghiệp. Quan điểm của mỗi người khi lựa chọn doanh nghiệp rất khác nhau,
việc đi làm hay nghỉ cũng quyền của mỗi người. Vậy nên sự so sánh mới xuất hiện trong
quan điểm của người lao động, rằng giữa các doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng lựa chọn công ty
có mức lương cao, còn công ty nào trả lương thấp hay không phù hợp với bản thân thì nghỉ; và
còn nhiều quan điểm khác nữa… Do đó mà xảy ra tình trạng:
- Thất nghiệp tự nguyện: những người thất nghiệp do đòi hỏi mức lương cao hơn
mứclương hiện nh. Mặt khác, thất nghiệp tự nguyện còn bao gồm một bộ phận người lao động
không muốn làm việc vì lý do cá nhân nào đó như di chuyển nơi ở, sinh con,… Và thất nghiệp
loại này thường diễn ra tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định.
- Thất nghiệp không tự nguyện: những người muốn làm việc mức lương hiện
hànhnhưng vẫn không việc làm do kinh tế suy thoái, lao động không đáp ứng được nhu cầu
của doanh nghiệp,…
- Thất nghiệp trá hình ( hay hiện tượng khiếm dụng lao động): hiện tượng xuất hiện
khingười lao động được sử dụng dưới mức khả năng bình thường người lao động sẵn sàng
làm việc. Hiện tượng này xảy ra khi năng suất lao động của một ngành nào đó thấp, thất nghiệp
loại này thường gắn với việc sử dụng không hết thời gian lao động.
1.3. Những tác động của thất nghiệp người lao động và kinh tế:
a. Lợi ích của thất nghiệp:
- Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động thời gian để tìm kiếm ng việc phù hợpvới
năng lực của bản thân, cũng như đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của chính mình
- Việc các doanh nghiệp đào thải nhân lực liên tục cũng một cách để phân bổ nguồn
lựcmột cách hiệu quả hơn và góp phần làm tăng sản lượng kinh tế trong dài hạn
lOMoARcPSD| 47305584
9
- Người lao động có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
- Người lao động thời gian để trau dồi thêm kiến thức, năng, sự hiểu biết về xu thế
củanền kinh tế để tìm được cho mình ngành nghề phù hợp.
- Làm cho nền kinh tế mang tính cạnh tranh, từ đó tạo động lực phát triển cho nguồn
lực,năng suất làm việc cũng hiệu quả hơn. b. Hạn chế của thất nghiệp:
Gây tâm lý xấu đối với người thất nghiệp:
+) Nếu sau một khoảng thời gian dài không tìm được việc làm, một số người thất nghiệp sẽ
nghĩ bản thân thật vô dụng, trở nên chán nản và không còn động lực để phát triển.
+) Với những gia đình chỉ một người lao động mang lại nguồn thu nhập chính, thì khi
người đó thất nghiệp, dù ngắn hạn hay dài hạn, cũng có thể gây ra khủng hoảng tài chính cho cả
gia đình.
Ảnh hưởng đến trật tự xã hội: Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội trở nên không ổn định:
xuất hiện càng nhiều những cuộc bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống,…; xã hội
cũng phát sinh nhiều tệ nạn hơn như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm,…; sự ủng hộ, niềm
tin của người lao động với chính phủ cũng bị suy giảm. Tất cả những điều đó thể khiến cho
nền văn minh của xã hội giảm xuống đáng kể, thậm chí dẫn đến nhiều biến động về chính trị.
Làm hao phí nguồn lực xã hội: Nguồn nhân lực dồi dào nhưng lại không được tận dụng triệt
để dẫn đến sự hao phí. Điều này cũng xảy ra tương tự với một lượng lớn máy móc, công nghệ.
Cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp. Song, Chính phủ cũng mất
đi thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp. Đây chính là mặt tiêu cực mà thất nghiệp mang lại
cho cả người thất nghiệp lẫn chính phủ.
2. Chính sách tài khóa:
2.1. Khái niệm:
Tài khóa là chu kì trong khoảng thời gian 42 tháng, có hiệu lực cho báo cáo dự toán và quyết
toán hàng năm của ngân sách nhà nước cũng như của các doanh nghiệp.
Chính sách tài khóa (fiscal policy) một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động
vào quy hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ.
2.2. Công cụ của chính sách tài khóa
a. Công cụ chi tiêu Chính phủ
lOMoARcPSD| 47305584
Công cụ chi tiêu của Chính phủ chính hoạt động mua sắm hàng hóa dịch vụ chuyển
nhượng. Trong đó:
Mua sắm hàng hoá dịch vụ: Dùng để đầu tư cho quốc phòng, giáo dục, y tế, mua sắm vũ khí,
xây dựng đường xá, trường học, cầu cống, các sở hạ tầng, trả lương cho cán bộ nhân viên nhà
nước...
Chuyển nhượng: ng để hỗ trợ cho những nhóm người chính sách, dễ bị tổn thương trong
xã hội, ví dụ như người nghèo, người khuyết tật, thương binh,…
Công cụ chi tiêu của Chính phủ tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Chi tiêu hàng hóa dịch
vụ tăng lên đồng nghĩa với tổng cầu kinh tế tăng. Trợ cấp hội tăng cũng khiến thu nhập người
dân tăng, nhu cầu mua sắm nhiều hơn, dẫn đến nguồn cung tăng.
Chi tiêu Chính phủ chính là công cụ điều hòa nền kinh tế quốc gia, đưa nền kinh tế phục hồi,
đi vào quỹ đạo tăng trưởng và ổn định. b. Công cụ thuế
Thuế một khoản bắt buộc phải thu đối với nhân hay tchức, nhằm bổ sung vào ngân
sách nhà nước để phục vụ hoạt động chi tiêu vì lợi ích chung. Công cụ thuế bao gồm thuế trực
thu và thuế gián thu:
Thuế trực thu (Direct taxes): khoản thuế đánh trực tiếp vào thu nhập/tài sản của người chịu
thuế, dụ như thuế thu nhập nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, thuế thừa kế,
thuế đất… Người chịu thuế không phải là người nộp thuế.
Thuế gián thu (Indirect taxes): Là khoản thuế tác động gián tiếp vào giá cả hàng hóa, dịch vụ
thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế ví dụ như thuế giá trị gia tăng, thuế
nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Người chịu thuế không phải người nộp
thuế.
Trái ngược với công cụ chi tiêu chính phủ, thuế khoản thu vào n sẽ tác động ngược
lại. Thuế tăng, thu nhập của người dân giảm, dẫn đến giảm tiêu ng, từ đó tổng cầu giảm
GDP giảm. Thuế giảm, giá cả hàng hóa dịch vụ giảm, thúc đẩy người dân chi tiêu nhiều hơn,
tổng cầu tăng kéo theo GDP tăng.
2.3. Tác động của chính sách tài khóa lên nền kinh tế
Chính sách tài khóa tác động đến nền kinh tế thông qua 4 yếu tố sau:
công cụ của Chính phủ trong việc tác động đến tổng cầu, từ đó gây ảnh hưởng lên nền kinh
tế. Trong điều kiện bình thường, chính sách tài khóa giúp kinh tế tăng trưởng ổn định.
lOMoARcPSD| 47305584
11
Trong trường hợp kinh tế suy thoái hoặc quá “nóng”, chính sách tài khóa giúp đưa nền kinh tế
trở lại trạng thái cân bằng.
Giúp Chính phủ phân bổ hiệu quả các nguồn lực kinh tế thông qua hai công cụ của chính sách
tài khóa. Dựa vào đó, nhà nước có thể tập trung vào phát triển những lĩnh vực trọng tâm của đất
nước.
Thực hiện chức năng phân phối tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Chính sách tài khóa
giúp điều chỉnh phân phối thu nhập, hội, tài sản, hay các rủi ro từ thị trường, từ đó tạo lập
một sự ổn định về mặt xã hội để tạo ra môi trường an toàn cho đầu tư và tăng trưởng.
Thực hiện mục tiêu chính yếu của đất nước tăng trưởng (trực tiếp hoặc gián tiếp) phát
triển nền kinh tế.
lOMoARcPSD| 47305584
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH
SÁCH TÀI KHÓA
1.Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2021-2022
Trong giai đoạn này, Việt Nam đang đối mặt với đại dịch covid 19, gây thất thoát
và thiệt hại lớn về kinh tế của Việt Nam. Số liệu thống thất nghiệp ở thành thị
nông thôn sẽ cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong các khu vực đô thị nông thôn của Việt
Nam phản ánh sự khác biệt về hội việc làm tình trạng phát triển kinh tế giữa
các khu vực này. Thanh niên lực lượng lao động chính của xã hội nhưng họ thường
gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm duy trì công việc ổn định, nhất trong
thời kì đại dịch. Thanh niên thất nghiệp có thể phản ánh một thực tế là nền kinh tế có
thể không tạo ra thêm nhiều việc làm mới hoặc tạo ra những thanh niên chưa tay
nghề, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Dưới đây các số liệu
phản ảnh rõ những điều này.
Năm 2021:
Quý I năm 2021: Thị trường lao động Việt Nam đã hứng chịu những tác động xấu
do sự bùng phát lần thứ 3 của Đại dịch Covid 19. Số người thất nghiệp trong độ tuổi
lao động quý I năm 2021 là gần 1,1 triệu người, giảm 137,0 nghìn người so với quý
trước và tăng 12,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.Tỷ lệ thất nghiệp trong độ
tuổi lao động quý I năm 2021 là 2,42%. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị 1,52% còn
ở nông thôn là 2,6%
Quý II năm 2021: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là
gần 1,2 triệu người, tăng 87,1 nghìn người so với quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong
độ tuổi lao động quý II năm 2021 2,62%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước
giảm 0,23 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của lao
động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 2,8%, ở khu vực nông thôn là 2,49%. Tỷ lệ
thất nghiệp của thanh niên quý II năm 2021 là 7,47%.
Quý III năm 2021: Số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý III/2021 hơn 1,8
triệu người, tăng 700,3 nghìn người so với quý II/2021. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao
động trong độ tuổi trong quý III/2021 4,46%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động
trong độ tuổi ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là
lOMoARcPSD| 47305584
13
5,33% và 3,94%). Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn 1,7 triệu người.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III/2021 là 3,98%, tăng 1,36 điểm phần
trăm so với quý II.
Quý IV năm 2021: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021
hơn 1,6 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021
3,56%, giảm 0,42 điểm phần trăm so với quý trước tăng 0,93 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý IV năm 2021
là 8,78%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 13,23%, cao hơn 6,52
điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.
Năm 2022:
Quý I năm 2022: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2022
khoảng 1,1 triệu người, giảm 489,5 nghìn người so với quý trước và tăng 16,7 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm
2022 là 2,46%. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 2,88%, giảm
2,21 điểm phần trăm so với quý trước giảm 0,31 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý I năm 2022 là 7,93%. Tỷ
lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị 9,3%, cao hơn 2,10 điểm phần trăm
so với khu vực nông thôn.
Quý II năm 2022: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2022 là
gần 1,1 triệu người, giảm 41,6 nghìn người so với quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong
độ tuổi lao động quý II năm 2022 2,32%, giảm 0,14 điểm phần trăm so với quý
trước và giảm 0,30 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của
thanh niên 15-24 tuổi qII năm 2022 là 7,63%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu
vực thành thị là 9,13%, cao hơn 2,30 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.
Quý III năm 2022: Tình hình thất nghiệp của người lao động vẫn tiếp tục duy trì
xu hướng giảm so với quý trước cùng kỳ năm trước. Số người thất nghiệp trong
độ tuổi lao động quý III năm 2022 là gần 1,06 triệu người, giảm 13,9 nghìn người so
với quý trước đặc biệt giảm 658,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ
thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2022 là 2,28%. Tỷ lệ thất nghiệp của
thanh niên 15-24 tuổi quý III năm 2022 8,02%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên
khu vực thành thị 10,54%, cao hơn 3,84 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.
lOMoARcPSD| 47305584
Quý IV năm 2022: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2022
là hơn 1,08 triệu người, tăng 24,9 nghìn người so với quý trước và giảm 520,0 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm
2022 2,32%, tăng 0,04 điểm phần trăm so với quý trước giảm 1,24 điểm phần
trăm so với cùng kỳ m trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý IV
năm 2022 7,70%, giảm 0,32 điểm phần trăm so với qtrước. Tỷ lệ thất nghiệp
của thanh niên khu vực thành thị là 10,78%, cao hơn 4,67 điểm phần trăm so với khu
vực nông thôn.
2. Chính sách tài khóa được thực hiện trong giai đoạn 2021-2022
Dịch Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam và nhiều nước trên thế
giới, tác động mạnh mẽ và sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Trước tình
hình đó, chính sách tài khóa của Việt Nam đã được điều chỉnh linh hoạt nhằm hỗ trợ
kịp thời cho các doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Năm 2021:
-Về nguồn thu ngân sách nhà nước, Việt Nam thực hiện quản nguồn thu, đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phấn đấu ng mức
thu những địa bàn, lĩnh vực điều kiện, quyết liệt xử lý thu hồi nợ đọng thuế. Nhờ
đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối của m 2021, một số ngành, lĩnh
vực được hưởng lợi từ chính sách nới lỏng về tài khóa, tiền tệ như ngân hàng, chứng
khoán, bất động sản... tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước; tăng thu từ tăng
giá dầu thô (khoảng 70 USD/thùng) và các hoạt động xuất, nhập khẩu.
-Về chi ngân sách nhà nước, ưu tiên cân đối nguồn cung cho lĩnh vực phòng, chống
đại dịch COVID-19 hỗ trợ người dân phải chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-
19; thực hiên cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, kinh phí công tác
trong
lOMoARcPSD| 47305584
15
ngoài nước, tiết kiêm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên, tập trung kin phí cho
phòng, chống đại dịch COVID-19. Tớc tác động nghiêm trọng của đợt dịch
COVID-19 lần thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua bốn giải pháp b
sung về miễn, giảm thuế, gồm: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm
2021; miễn thuế thu nhập nhân, thuế giá trị gia tăng các loại thuế khác trong
các quý III IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, nhân kinh doanh tại các địa
bàn chịu tác động của đại dịch COVID-19; giảm thuế giá trị gia ng đối với hàng
hóa, dịch vụ trong nhiều ngành, nghề; miễn tiền chậm nộp phát sinh đối với các doanh
nghiệp, tổ chức phát sinh thua lỗ năm 2020.
Với các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cùng với sự điều chỉnh chính
sách phù hợp, kịp thời đúng đối tượng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh được kỳ
vọng sẽ có thêm lực đẩy để góp phần khôi phục nền kinh tế trong năm 2022.
Năm 2022:
Tiết giảm chi phí, hỗ trdòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế người dân; phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả;
bảo đảm an sinh hội đời sống của người dân, nhất người lao động, người
nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Về chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - hội, Quốc
hội quyết nghị giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối
với các nhóm ng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%
(còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin,
hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản,
kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác
than), than cốc, dầu mtinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa dịch vụ
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng
thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh khả năng trả nợ, khả năng phục hồi; cho vay cải tạo chung cũ,
xây dựng nhà hội, nhà cho công nhân mua, thuê thuê mua; cấp vốn điều lệ
cho Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch tối đa 300 tỷ đồng; bổ sung tối đa 113,55 nghìn tỷ
đồng vốn đầu từ ngân sách nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng: giao thông, công
lOMoARcPSD| 47305584
nghệ thông tin, chuyển đổi số, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn
hồ chứa nước, thích ứng biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai.
Tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước.
3. Tác động của chính sách tài khóa đến tình trạng thất nghiệp của Việt Nam
giai đoạn 2021-2022
3.1. Kết quả đạt được
Chính sách tài khóa đã tác động tích cực tới tình trạng thất nghiệp của Việt Nam
giai đoạn 2021-2022. Cụ thể như sau:
- Giải pháp thu NSNN: Các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2022 đã
bản hoàn thành mục tiêu đề ra. Lũy kế chi ngân sách nhà nước 12 tháng m 2022
ước đạt 1.562,3 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% dtoán; trong đó, chi đầu phát triển
ước đạt 82,8% dự toán, chi thường xuyên ước đạt 92,4% dự toán; đáp ứng kịp thời
nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện của đơn vị sử dụng ngân sách; khắc
phục hâu quả thiên tai, dịch bệ nh, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hộ i
thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn.
- Chính sách chi NSNN được tiếp tục thực hiện theo hướng chặt chẽ, tiết
kiệm,hiệu quả, ưu tiên nguồn lực ổn định an sinh xã hội.
- Bội chi NSNN được kiểm soát, nợ công đảm bảo trong ngưỡng Quốc hội cho
phép
Ngoài ra, Tăng cường đào tạo và phát triển nhân lực cũng đóng góp không nhỏ vào
việc giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.
- Chính sách tài khóa đã giúp người lao động hội tiếp cận với các khóa
học đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng, từ đó tăng khả năng tìm
được việc làm. Ngoài ra, chính sách tài khóa cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào
tạo và phát triển nhân lực, giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế
đất nước.
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện chính sách tài
khóa tới việc làm và thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2021-2022
Các chính sách tài khóa trong thời gian vừa qua nhằm ứng phó với dịch bệnh, hỗ
trợ người dân, người lao động và các doanh nghiệp được đánh giá là khá đầy đủ, kịp
thời và mục tiêu đặt ra rất rõ ràng và phù hợp. Các gói chính sách là tương đồng với
lOMoARcPSD| 47305584
17
chính sách của các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai trong
bộc lộ một số hạn chế căn bản sau:
- Các chính sách đa số được thiết kế và thực thi theo hướng bình quân hóa giữa
các địa phương, ngành nghề, quy mà ít tính đến mức độ ảnh hưởng khả năng
chống chịu.
- Liều lượng chính sách còn hạn chế, cùng với đó số ợng đối tượng được
hỗ trợ quá nhiều, nên lợi ích từ chính sách bị dàn trải.
- Các chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay tập trung chủ yếu vào
miễn, giảm, gia hạn thuế; miễn giảm, các khoản phí, lệ phí, tiền thuê đất. Các gói
chính sách này có tác dụng hỗ trợ chi phí, giảm áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên, khi lực cầu trong nền kinh tế còn yếu, cùng với đó là việc doanh
nghiệp phải tiêu tốn chi phí không nhỏ để đảm bảo phòng chống dịch, thì tác động
của các chính sách này tới sự hồi phục của nền kinh tế là hạn chế.
- Các cấp chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trực tiếp chưa nắm rõ
tinh thần của các văn bản chính sách, một phần do các quy định chưa đủ ràng,
một phần do sợ trách nhiệm của cán bộ nếu xảy ra sai sót, hỗ trợ sai đối tượng
một phần là do sự thiếu hiệu quả của bộ máy hành chính
- Việc tuyên truyền thông tin về chính sách, đối tượng thụ hưởng chính sách và
các bước cần thực hiện để được thụ hưởng chính sách còn hạn chế.
Ngoài những hạn chế về chính sách tài khóa, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế khác
dẫn tới tình trạng thất nghiệp, cụ thể như: Suy thoái toàn cầu đã ảnh hưởng đáng
kể tới tình trạng thất nghiệp của Việt Nam, làm giảm việc làm trong nước do các
doanh nghiệp gặp khó khăn và đóng cửa hoặc giảm quy mô sản xuất, số lượng người
lao động bị sa thải tăng lên. Điều này gây ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các lao động
tìm việc làm dẫn đến giảm nguồn lực lao động của đất ớc. n cạnh đó, trình
độ nhân lực cũng ảnh hưởng không nhẹ tới nh trạng thất nghiệp. Nhiều người lao
động không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nhiều người không bằng cấp,
kinh nghiệm hay kỹ năng cần thiết để đáp ứng với nhu cầu của thị trường hiện nay.
Yếu tố ảnh hưởng khác đó chính công nghệ thay thế nhân công: Công nghệ ngày
càng phát triển thay thế những công việc trước đây phải do con người thực
hiện, dẫn đến việc một số ngành nghề trở nên thừa thãi. Hơn nữa, sự cạnh tranh với
lao động nước ngoài có thể làm giảm khả năng làm việc của người lao động trong
lOMoARcPSD| 47305584
nước. Hiện nay, vẫn còn nhiều hạn chế về chính sách tài khóa có tác động dẫn tới tình
trạng thất nghiệp, đòi hỏi nhà nước cũng như các tổ chức doanh nghiệp, đội ngũ lao
động cần có những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục tình trạng này.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TRONG VIỆC ĐIỀU
HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA NHẰM GIẢI QUYẾT
TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Giai đoạn 2021-2022, đại dịch Covid-19 đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới
theo những cách thức mà chúng ta chưa từng biết, chưa từng có trong tiền lệ. Việt
Nam chúng ta không nằm ngoài những quốc gia đó. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt
gãy, phân mảnh trầm trọng; hoạt động kinh tế gần như liệt hoàn toàn đặc biệt
nghiêm trọng đối với nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam. Tác động của đại dịch
từ đầu năm 2021, đặc biệt sau đợt bùng phát dịch lần thứ 4 khiến cho nền kinh tế
ngày càng trở n nặng nề. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tài
khóa nhằm kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu các tác động tiêu cực, thúc đẩy giải quyết
vấn đề việc làm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, hỗ trợ người lao động các
doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế về trạng thái bình thường mới. Chính sách tài
khóa - chìa khóa thành công của chương trình khôi phục phát triển kinh tế ở Việt
Nam, từ đó góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp.
Sau đây, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị trong việc điều hành chính sách tài
khóa.
1. Nâng cao hiệu quả quản lý thu chi NSNN
- Hằng năm công tác lập, giao dự toán thu NSNN đảm bảo bao quát hết
nguồnthu; soát, quản chặt chẽ các nguồn thu mới phát sinh, doanh nghiệp mới
thành lập, hộ kinh doanh mới ra kinh doanh, nhất các doanh nghiệp rủi ro cao
như: ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, karaoke, kinh doanh bất động sản…các
doanh nghiệp hết thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để quản thuế kịp
thời theo quy định. Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ
thể từng địa bàn thu, từng khu vực, từng sắc thuế và phương án chỉ đạo, điều hành
thu kịp thời.
- Đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách; soát, xác định
nhữngnguồn thu còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, tập
lOMoARcPSD| 47305584
19
trung vào một số lĩnh vực như: Các khoản thu từ đất; kinh doanh thương mại điện tử;
xây dựng bản; kinh doanh xăng dầu; tăng cường công tác kiểm tra đối với các đơn
vị khoản thu từ phí chuyển sang giá dịch vụ Nhà nước không định giá; khu vực
doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ cá nhân kinh doanh.
- Quản chi NSNN bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, cắt giảm các khoản chi chưa
thực sự cần thiết, tránh dàn trải, lãng phí.
2. Tăng cường hiệu quả phân bố chi tiêu
- Đẩy mạnh đầu xây dựng bản, đẩy mạnh kích cầu các ngành thép, vật
liệuxây dựng, hóa chất, chế biến gỗ,...; sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế cho
hàng nhập khẩu tạo ra nhiều công ăn việc làm giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp.
- Tăng đầu tư, hỗ trợ phát triển ở các khu vực nông thôn, nâng cấp hệ thống cơ
sởhạ tầng để phục vụ phát triển nông nghiệp; hỗ trợ đầu ra, phân phối và công nghệ
chế biến nông sản, thủy sản; tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hỗ trvay vốn cho các làng
nghề, hợp c xã; đầu tư xây dựng các khu ng nghiệp phù hợp với thế mạnh của
từng vùng. Việc tạo động lực cho các ngành phát triển cũng giảm tình trạng thất
nghiệp.
- Đưa ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu
tưcác dự án, công trìnhquy mô lớn, tạo nhiều việc làm; hỗ trợ c doanh nghiệp
thông qua việc giảm thuế song song với cam kết duy trì việc làm cho lao động hiện
tại; hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn để duy trì sản xuất, bảo
đảm việc làm cho người lao động.
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu ớc ngoài để xây
dựngvà phát triển các khu công nghiệp, các dán kinh tế trọng điểm quốc gia, góp
phần tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm cho công nhân.
- Tạo mọi điều kiện cho lao động bị mất việc làm: giúp đỡ người thất
nghiệpthông qua các trung tâm giới thiệu tìm kiếm việc làm, mở các trung m dạy
nghề, lập quỹ trợ vốn cho lao động nghèo; sử dụng bảo hiểm thất nghiệp giúp hỗ trợ
người lao động n định cuộc sống trong lúc chưa tìm được việc làm, giúp họ học
nghề đề sớm quay trở lại thị trường lao động.
- Hệ thống các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ngày càng đồng bộ
vàhoàn thiện trên các lĩnh vực: xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ
lOMoARcPSD| 47305584
thống bảo hiểm cho người lao động, mở rộng các dịch vụ hội công, tạo điều kiện
để người dân được thụ hưởng nhiều hơn về văn hóa, giáo dục và y tế.
3. Hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên
Tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học đang diễn ra. Để khắc phục tình
trạng này thì việc làm tốt công tác hướng nghiệp trong nhà trường phthông, gia đình
và xã hội là hết sức cần thiết.
- Một là, gia đình nên sớm định ớng nghề nghiệp cho các em quan
tâmđến việc chọn nghề của các em ngay khi đang là học sinh THPT.
- Hai là, nhà trường n chương trình, kế hoạch phân công giáo viên
phụtrách tổ chức các chương trình hướng nghiệp cho học sinh.
Từ đó mở rộng các trường cao đẳng nghề trung cấp nghề nhưng cần tập trung định
hướng. Cần tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền các thông tin việc làm
nhu cầu lao động của doanh nghiệp như các hội chợ việc làm, các diễn đàn về lao
động vì hiện nay, mặc dù các chương trình đó đã xuất hiện nhưng còn hạn chế, chưa
đáp ứng được nhu cầu của người lao động.
Nhà nước cần đưa ra c chính sách nhằm khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm,
tự lập nghiệp; cần xây dựng các chương trình dạy nghề, các chương trình giảm nghèo;
tập trung phát triển nghề ngắn hạn phổ cập nghề cho lao động nông thôn, đồng bào
dân tộc thiểu số.
KẾT LUẬN
Thất nghiệp vấn đề cả thế giới đều quan tâm. bất kỳ một quốc gia nào, cho
dù nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì thất nghiệp vẫn luôn tồn tại. Đó
là vấn đề không thể tránh khỏi, chỉ có điều thất nghiệp đang mức cao hay thấp mà
thôi. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Đặc biệt, trong giai đoạn 2021-
2022, đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt
của đời sống nền kinh tế, vấn đề thất nghiệp tại Việt Nam trở nên báo động
nhức nhối hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những
chính sách tài khóa ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm kiểm soát và đẩy lùi dịch
bệnh, hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp như các chính sách cắt giảm thuế, giảm
lãi suất, tăng ờng htrợ vốn để doanh nghiệp duy trì sản xuất, tạo ra hàng hóa phục
vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng kết hợp với
| 1/22

Preview text:

lOMoAR cPSD| 47305584
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI:
TỶ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2022
__ MÃ LỚP HỌC PHẦN: K26TCA __
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN
STT MÃ SINH VIÊN HỌ VÀ TÊN % ĐÓNG GÓP 1 26A4010225
Ngô Thị Hương Trà 2 26A4010252
Nguyễn Thị Hải Yến 3 26A4011546 Lê Thị Mỹ Hạnh 4 26A4011559 Bùi Thu Hoài 5 26A4011549 Nguyễn Minh Hằng 6 26A4013328
Nguyễn Thị Thuỷ Tiên Hà Nội - 2023 MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 1. Thất nghiệp 1 lOMoAR cPSD| 47305584
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến thất nghiệp
a. Lực lượng lao động và người có việc làm b. Thất nghiệp
c. Tỷ lệ thất nghiệp và công thức tính tỷ lệ thất nghiệp
1.2. Phân loại thất nghiệp
1.3. Những tác động của thất nghiệp người lao động và kinh tế
a. Lợi ích của thất nghiệp
b. Hạn chế của thất nghiệp 2. Chính sách tài khóa 2.1. Khái niệm
2.2. Công dụng của chính sách tài khóa
a. Công cụ chi tiêu Chính phủ b. Công cụ thuế
2.3. Tác động của chính sách tài khóa lên nền kinh tế
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1. Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2021-2022
2. Chính sách tài khóa được thực hiện trong giai đoạn 2021-2022
3. Tác động của chính sách tài khóa đến tình trạng thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2021-2022
3.1. Kết quả đạt được
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện chính sách tài khóa
tới việc làm và thất nghiệp của Việt nam giai đoạn 2021-2022
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI
KHÓA NHẰM GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
1. Nâng cao hiệu quả quản lý thu chi NSNN
2. Tăng cường hiệu quả phân bố chi tiêu
3. Hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VIẾT TẮT
- NSNN: Ngân sách nhà nước lOMoAR cPSD| 47305584
DANH MỤC BẢNG, HÌNH 3 lOMoAR cPSD| 47305584 LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Thất nghiệp luôn là vấn đề được quan tâm bởi mọi người và chính phủ. Thất nghiệp ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống mọi người và nền kinh tế của đất nước. Đối với mỗi cá nhân, thất
nghiệp làm cuộc sống thiếu thốn, phải cắt giảm chi tiêu và gây bức bối về tinh thần. Ở cấp độ
quốc gia, thất nghiệp làm sức lao động bị hoang phí, tạo ra ít sản phẩm là nguồn cung ra thị
trường, do đó làm giảm GDP bình quân đầu người và kiềm chế sự phát triển kinh tế của đất nước.
Giai đoạn năm 2021-2022, 4 làn sóng dịch Covid-19 lớn bùng phát đã ảnh hưởng sâu rộng
đến thị trường lao động, việc làm, khiến tỷ lệ mất việc và thất nghiệp tăng. Theo báo cáo của
Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước 9 tháng năm 2021 là 2,67% (tỷ lệ thất nghiệp và
thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng cao nhất kể từ quý I/2020). Đến quý I năm 2022, do
nỗ lực triển khai các hoạt động sản xuất, quyết tâm phục hồi và phát triển, vươn lên khỏi tác
động xấu của đại dịch, cùng với những chính sách được đưa ra bởi chính phủ, lực lượng lao
động tiếp tục phục hồi ngay cả khi số ca nhiễm Covid-19 trong cả nước không ngừng gia tăng.
Trong bối cảnh đó, nhóm sinh viên lựa chọn vấn đề “Tỷ lệ thất nghiệp và chính sách tài khóa
của việt nam giai đoạn 2021-2022” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn phân tích rõ thực trạng
tỷ lệ thất nghiệp và chính sách tài khóa mà Việt Nam đưa ra trong giai đoạn đó. Từ đó đưa ra
nhận định và khuyến nghị ở mức độ cơ bản nhằm giải quyết những hạn chế của vấn đề nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng tỷ lệ người thất nghiệp và chính sách tài khóa của
Việt Nam giai đoạn 2021-2022. Từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm khắc phục thực trạng tỷ lệ người
thất nghiệp ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Về nội dung: Tỷ lệ người thất nghiệp và chính sách tài khóa của Việt Nam.
Về thời gian: Giai đoạn 2021-2022.
4. Phương pháp nghiên cứu và tra cứu dữ liệu
Nhóm nghiên cứu thu thập tài liệu từ các nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy. lOMoAR cPSD| 47305584
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 1. Thất nghiệp
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến thất nghiệp
a. Lực lượng lao động và người có việc làm:
- Người trong độ tuổi lao động: là những người từ đủ 15 tuổi trở lên, có nghĩa vụ và quyềnlợi lao động
- Người có việc làm (Employment): là những người trong độ tuổi lao động, làm một
việc gìđó, được trả tiền công, có lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật; hay
những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay
vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.
- Lực lượng lao động (Labor force): là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động,
có khảnăng lao động, bao gồm những người có việc làm và cả những người chưa có việc làm (thất nghiệp) b. Thất nghiệp:
- Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã định nghĩa “thất nghiệp” như sau ở Điều 20,
Công ước102 (năm 1952): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực
lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”.
- Và ở Việt Nam, căn cứ chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp T0204 được hướng dẫn tại các
Phụ lụcban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg thì một người được xem là
người thất nghiệp khi đó là người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu có
đầy đủ cả 03 yếu tố: Hiện không làm việc, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc.
- Thế nhưng, không phải bất cứ ai không có việc làm cũng là người “thất nghiệp”,
bởikhông hẳn tất cả họ đều có nhu cầu tìm việc: họ có thể là học sinh, sinh viên, hay
những người làm công việc nội trợ trong gia đình, người đã về hưu, người không có khả
năng lao động do đau ốm, bệnh tật hay đơn giản chỉ là họ không muốn kiếm việc làm,…
Và chính vì vậy mà họ được xếp vào một nhóm khác, đó là nhóm người không thuộc lực lượng lao động. Dân Dân số Lực lượng Có việc số trưởng thành lao động làm 5 lOMoAR cPSD| 47305584
Như vậy, ta có thể minh họa những khái niệm trên một cách rõ ràng ở bảng sau:
c. Tỷ lệ thất nghiệp và công thức tính tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp được xem như là một trong những thước đo chính xác của hiệu quả sử dụng
lao động trong một nền kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng
lao động. Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp như sau:
Tỷ lệ thất nghiệp (%) = (Số người thất nghiệp / Lực lượng lao động) x 100
Tỷ lệ thất nghiệp ở mỗi địa phương đều được công bố theo quý và năm. Kỳ quý không công
bố theo các phân tố chủ yếu, tức không công bố theo loại hình thất nghiệp.
1.2. Phân loại thất nghiệp:
Thất nghiệp được phân chia theo những yếu tố sau: theo loại hình thất nghiệp, theo lý do thất
nghiệp, theo nguồn gốc thất nghiệp và theo quan điểm xã hội.
Phân loại thất nghiệp theo loại hình thất nghiệp:
Thất nghiệp có thể xem là một vấn đề quan trọng cần có biện pháp giải quyết. Thế nhưng để
giải quyết được vấn đề này thì cần phải biết được vấn đề ấy đang nằm ở đâu, ở bộ phận dân cư
nào hay ngành nghề nào,… Có thế thì mới có thể hiểu rõ được những đặc điểm, tính chất cùng
mức độ tác hại của thất nghiệp trong thực tế cuộc sống. Do đó mà ta có thể phân loại thất nghiệp theo các loại hình sau:
- Theo giới tính (nam, nữ)
- Theo lứa tuổi (tuổi – nghề)
- Theo vùng, theo lãnh thổ (thành thị, nông thôn)
- Theo ngành nghề (kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ,..) - Theo dân tộc, chủng tộc.
Phân loại thất nghiệp theo lý do thất nghiệp:
Với nền kinh tế ngày càng phát triển của xã hội hiện nay, thất nghiệp là không thể tránh khỏi,
có thể bằng lý do chủ quan hay khách quan mà nên. Có thể kể đến những lý do như sau:
- Bỏ việc (job leaver): là tình trạng người lao động tự ý thôi việc vì những lý do
khác nhaunhư: lương thấp, không hợp với công việc, hay không hợp với khu vực. lOMoAR cPSD| 47305584
- Mất việc (job loser): là khi người lao động bị các doanh nghiệp cho thôi việc vì
một vài lído như công ty gặp khó khăn trong tài chính để vận hành công ty, công ty cần đào thải nhân lực,…
- Nhập mới (new entrant): là những người lần đầu tiên được gia nhập vào lực lượng
laođộng như học sinh, sinh viên, nhưng chưa tìm được việc làm và vẫn đang tìm kiếm việc làm.
- Tái nhập (reentrant): là những người trước đó đã rời khỏi lực lượng lao động,
nhưng giờmuốn quay trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Phân loại thất nghiệp theo nguồn gốc thất nghiệp:
Về nguồn gốc của thất nghiệp, ta có thể chia thành 4 loại:
- Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment): là loại thất nghiệp phát sinh do
sự dịchchuyển, chuyển đổi không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại
công việc hay giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Đó có thể những người đang
tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, những người di chuyển từ nơi ở này sang nơi ở khác,
hay những người nằm ngoài lực lượng lao động mong muốn quay trở lại tìm kiếm một
công việc để có thêm thu nhập,…
- Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment) : quy luật phát triển của nền kinh
tế hiện đạiđó là vận động không ngừng, đi kèm đó là sự đào thải, đổi mới liên tục về
mặt công nghệ lẫn nhân sự,…Như thế, khi một ngành được xem là đã cũ, đã lỗi thời thì
ngành đó sẽ bị thu hẹp lại. Song, lực lượng lao động làm việc trong những ngành này
sẽ bị dư thừa, và lực lượng ấy chưa theo kịp những biến đổi của công nghệ, ngành nghề
mới. Vậy nên họ mới rơi vào dạng thất nghiệp cơ cấu.
- Thất nghiệp do thiếu cầu - hay thất nghiệp chu kì (cyclical unemployment) : loại
thấtnghiệp này xảy ra khi nền kinh tế gặp suy thoái, sản lượng giảm, sức mua giảm, và
kéo theo thu nhập cũng giảm. Lúc này, mức cầu chung về lao động của các doanh nghiệp
giảm xuống, tức doanh nghiệp có thể thu hẹp sản xuất, cắt giảm lương hay sa thải công
nhân,… từ đó làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên, khi nền
kinh tế được phục hồi, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục thuê thêm lao động và thất nghiệp chu kỳ chấm dứt.
- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường (thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển): xảy ra
khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương
cân bằng thực tế của thị trường lao động. Quy định cứng nhắc về tiền lương làm cho 7 lOMoAR cPSD| 47305584
một bộ phận lao động không hoặc khó tìm được việc làm. Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường bao gồm:
+) Thất nghiệp do Chính phủ quy định lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng
+) Thất nghiệp do tác động tổ chức công đoàn
+) Thất nghiệp do tác động của tiền lương hiệu quả Phân
loại thất nghiệp theo quan điểm xã hội:
Trong nền kinh tế thị trường năng động hiện nay, các doanh nghiệp có yêu cầu khi tìm kiếm
người lao động thì người lao động cũng có nhu cầu được đáp ứng mong muốn của bản thân khi
lựa chọn doanh nghiệp. Quan điểm của mỗi người khi lựa chọn doanh nghiệp là rất khác nhau,
và việc đi làm hay nghỉ cũng là quyền của mỗi người. Vậy nên sự so sánh mới xuất hiện trong
quan điểm của người lao động, rằng giữa các doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng lựa chọn công ty
có mức lương cao, còn công ty nào trả lương thấp hay không phù hợp với bản thân thì nghỉ; và
còn nhiều quan điểm khác nữa… Do đó mà xảy ra tình trạng:
- Thất nghiệp tự nguyện: là những người thất nghiệp do đòi hỏi mức lương cao hơn
mứclương hiện hành. Mặt khác, thất nghiệp tự nguyện còn bao gồm một bộ phận người lao động
không muốn làm việc vì lý do cá nhân nào đó như di chuyển nơi ở, sinh con,… Và thất nghiệp
loại này thường diễn ra tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định.
- Thất nghiệp không tự nguyện: là những người muốn làm việc ở mức lương hiện
hànhnhưng vẫn không có việc làm do kinh tế suy thoái, lao động không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp,…
- Thất nghiệp trá hình ( hay hiện tượng khiếm dụng lao động): là hiện tượng xuất hiện
khingười lao động được sử dụng dưới mức khả năng mà bình thường người lao động sẵn sàng
làm việc. Hiện tượng này xảy ra khi năng suất lao động của một ngành nào đó thấp, thất nghiệp
loại này thường gắn với việc sử dụng không hết thời gian lao động.
1.3. Những tác động của thất nghiệp người lao động và kinh tế:
a. Lợi ích của thất nghiệp:
- Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động có thời gian để tìm kiếm công việc phù hợpvới
năng lực của bản thân, cũng như đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của chính mình
- Việc các doanh nghiệp đào thải nhân lực liên tục cũng là một cách để phân bổ nguồn
lựcmột cách hiệu quả hơn và góp phần làm tăng sản lượng kinh tế trong dài hạn lOMoAR cPSD| 47305584
- Người lao động có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
- Người lao động có thời gian để trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng, sự hiểu biết về xu thế
củanền kinh tế để tìm được cho mình ngành nghề phù hợp.
- Làm cho nền kinh tế mang tính cạnh tranh, từ đó tạo động lực phát triển cho nguồn
lực,năng suất làm việc cũng hiệu quả hơn. b. Hạn chế của thất nghiệp:
Gây tâm lý xấu đối với người thất nghiệp:
+) Nếu sau một khoảng thời gian dài không tìm được việc làm, một số người thất nghiệp sẽ
nghĩ bản thân thật vô dụng, trở nên chán nản và không còn động lực để phát triển.
+) Với những gia đình chỉ có một người lao động mang lại nguồn thu nhập chính, thì khi
người đó thất nghiệp, dù ngắn hạn hay dài hạn, cũng có thể gây ra khủng hoảng tài chính cho cả gia đình.
Ảnh hưởng đến trật tự xã hội: Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội trở nên không ổn định:
xuất hiện càng nhiều những cuộc bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống,…; xã hội
cũng phát sinh nhiều tệ nạn hơn như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm,…; sự ủng hộ, niềm
tin của người lao động với chính phủ cũng bị suy giảm. Tất cả những điều đó có thể khiến cho
nền văn minh của xã hội giảm xuống đáng kể, thậm chí dẫn đến nhiều biến động về chính trị.
Làm hao phí nguồn lực xã hội: Nguồn nhân lực dồi dào nhưng lại không được tận dụng triệt
để dẫn đến sự hao phí. Điều này cũng xảy ra tương tự với một lượng lớn máy móc, công nghệ.
Cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp. Song, Chính phủ cũng mất
đi thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp. Đây chính là mặt tiêu cực mà thất nghiệp mang lại
cho cả người thất nghiệp lẫn chính phủ.
2. Chính sách tài khóa: 2.1. Khái niệm:
Tài khóa là chu kì trong khoảng thời gian 42 tháng, có hiệu lực cho báo cáo dự toán và quyết
toán hàng năm của ngân sách nhà nước cũng như của các doanh nghiệp.
Chính sách tài khóa (fiscal policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động
vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ.
2.2. Công cụ của chính sách tài khóa
a. Công cụ chi tiêu Chính phủ 9 lOMoAR cPSD| 47305584
Công cụ chi tiêu của Chính phủ chính là hoạt động mua sắm hàng hóa dịch vụ và chuyển nhượng. Trong đó:
Mua sắm hàng hoá dịch vụ: Dùng để đầu tư cho quốc phòng, giáo dục, y tế, mua sắm vũ khí,
xây dựng đường xá, trường học, cầu cống, các cơ sở hạ tầng, trả lương cho cán bộ nhân viên nhà nước...
Chuyển nhượng: Dùng để hỗ trợ cho những nhóm người chính sách, dễ bị tổn thương trong
xã hội, ví dụ như người nghèo, người khuyết tật, thương binh,…
Công cụ chi tiêu của Chính phủ tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Chi tiêu hàng hóa dịch
vụ tăng lên đồng nghĩa với tổng cầu kinh tế tăng. Trợ cấp xã hội tăng cũng khiến thu nhập người
dân tăng, nhu cầu mua sắm nhiều hơn, dẫn đến nguồn cung tăng.
Chi tiêu Chính phủ chính là công cụ điều hòa nền kinh tế quốc gia, đưa nền kinh tế phục hồi,
đi vào quỹ đạo tăng trưởng và ổn định. b. Công cụ thuế
Thuế là một khoản bắt buộc phải thu đối với cá nhân hay tổ chức, nhằm bổ sung vào ngân
sách nhà nước để phục vụ hoạt động chi tiêu vì lợi ích chung. Công cụ thuế bao gồm thuế trực thu và thuế gián thu:
Thuế trực thu (Direct taxes): Là khoản thuế đánh trực tiếp vào thu nhập/tài sản của người chịu
thuế, ví dụ như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, thuế thừa kế,
thuế đất… Người chịu thuế không phải là người nộp thuế.
Thuế gián thu (Indirect taxes): Là khoản thuế tác động gián tiếp vào giá cả hàng hóa, dịch vụ
thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế ví dụ như thuế giá trị gia tăng, thuế
nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Người chịu thuế không phải là người nộp thuế.
Trái ngược với công cụ chi tiêu chính phủ, thuế là khoản thu vào nên sẽ có tác động ngược
lại. Thuế tăng, thu nhập của người dân giảm, dẫn đến giảm tiêu dùng, từ đó tổng cầu giảm và
GDP giảm. Thuế giảm, giá cả hàng hóa dịch vụ giảm, thúc đẩy người dân chi tiêu nhiều hơn,
tổng cầu tăng kéo theo GDP tăng.
2.3. Tác động của chính sách tài khóa lên nền kinh tế
Chính sách tài khóa tác động đến nền kinh tế thông qua 4 yếu tố sau:
Là công cụ của Chính phủ trong việc tác động đến tổng cầu, từ đó gây ảnh hưởng lên nền kinh
tế. Trong điều kiện bình thường, chính sách tài khóa giúp kinh tế tăng trưởng ổn định. lOMoAR cPSD| 47305584
Trong trường hợp kinh tế suy thoái hoặc quá “nóng”, chính sách tài khóa giúp đưa nền kinh tế
trở lại trạng thái cân bằng.
Giúp Chính phủ phân bổ hiệu quả các nguồn lực kinh tế thông qua hai công cụ của chính sách
tài khóa. Dựa vào đó, nhà nước có thể tập trung vào phát triển những lĩnh vực trọng tâm của đất nước.
Thực hiện chức năng phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Chính sách tài khóa
giúp điều chỉnh phân phối thu nhập, cơ hội, tài sản, hay các rủi ro từ thị trường, từ đó tạo lập
một sự ổn định về mặt xã hội để tạo ra môi trường an toàn cho đầu tư và tăng trưởng.
Thực hiện mục tiêu chính yếu của đất nước là tăng trưởng (trực tiếp hoặc gián tiếp) và phát triển nền kinh tế. 11 lOMoAR cPSD| 47305584
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1.Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2021-2022
Trong giai đoạn này, Việt Nam đang đối mặt với đại dịch covid 19, gây thất thoát
và thiệt hại lớn về kinh tế của Việt Nam. Số liệu thống kê thất nghiệp ở thành thị và
nông thôn sẽ cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong các khu vực đô thị và nông thôn của Việt
Nam phản ánh sự khác biệt về cơ hội việc làm và tình trạng phát triển kinh tế giữa
các khu vực này. Thanh niên là lực lượng lao động chính của xã hội nhưng họ thường
gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và duy trì công việc ổn định, nhất là trong
thời kì đại dịch. Thanh niên thất nghiệp có thể phản ánh một thực tế là nền kinh tế có
thể không tạo ra thêm nhiều việc làm mới hoặc tạo ra những thanh niên chưa có tay
nghề, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Dưới đây là các số liệu
phản ảnh rõ những điều này. Năm 2021:
Quý I năm 2021: Thị trường lao động Việt Nam đã hứng chịu những tác động xấu
do sự bùng phát lần thứ 3 của Đại dịch Covid 19. Số người thất nghiệp trong độ tuổi
lao động quý I năm 2021 là gần 1,1 triệu người, giảm 137,0 nghìn người so với quý
trước và tăng 12,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.Tỷ lệ thất nghiệp trong độ
tuổi lao động quý I năm 2021 là 2,42%. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 1,52% còn ở nông thôn là 2,6%
Quý II năm 2021: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là
gần 1,2 triệu người, tăng 87,1 nghìn người so với quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong
độ tuổi lao động quý II năm 2021 là 2,62%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước
và giảm 0,23 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của lao
động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 2,8%, ở khu vực nông thôn là 2,49%. Tỷ lệ
thất nghiệp của thanh niên quý II năm 2021 là 7,47%.
Quý III năm 2021: Số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý III/2021 là hơn 1,8
triệu người, tăng 700,3 nghìn người so với quý II/2021. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao
động trong độ tuổi trong quý III/2021 là 4,46%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động
trong độ tuổi ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là lOMoAR cPSD| 47305584
5,33% và 3,94%). Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn 1,7 triệu người.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III/2021 là 3,98%, tăng 1,36 điểm phần trăm so với quý II.
Quý IV năm 2021: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021
là hơn 1,6 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021 là
3,56%, giảm 0,42 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,93 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý IV năm 2021
là 8,78%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 13,23%, cao hơn 6,52
điểm phần trăm so với khu vực nông thôn. Năm 2022:
Quý I năm 2022: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2022 là
khoảng 1,1 triệu người, giảm 489,5 nghìn người so với quý trước và tăng 16,7 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm
2022 là 2,46%. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 2,88%, giảm
2,21 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,31 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý I năm 2022 là 7,93%. Tỷ
lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,3%, cao hơn 2,10 điểm phần trăm
so với khu vực nông thôn.
Quý II năm 2022: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2022 là
gần 1,1 triệu người, giảm 41,6 nghìn người so với quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong
độ tuổi lao động quý II năm 2022 là 2,32%, giảm 0,14 điểm phần trăm so với quý
trước và giảm 0,30 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của
thanh niên 15-24 tuổi quý II năm 2022 là 7,63%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu
vực thành thị là 9,13%, cao hơn 2,30 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.
Quý III năm 2022: Tình hình thất nghiệp của người lao động vẫn tiếp tục duy trì
xu hướng giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Số người thất nghiệp trong
độ tuổi lao động quý III năm 2022 là gần 1,06 triệu người, giảm 13,9 nghìn người so
với quý trước và đặc biệt giảm 658,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ
thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2022 là 2,28%. Tỷ lệ thất nghiệp của
thanh niên 15-24 tuổi quý III năm 2022 là 8,02%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên
khu vực thành thị là 10,54%, cao hơn 3,84 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn. 13 lOMoAR cPSD| 47305584
Quý IV năm 2022: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2022
là hơn 1,08 triệu người, tăng 24,9 nghìn người so với quý trước và giảm 520,0 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm
2022 là 2,32%, tăng 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,24 điểm phần
trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý IV
năm 2022 là 7,70%, giảm 0,32 điểm phần trăm so với quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp
của thanh niên khu vực thành thị là 10,78%, cao hơn 4,67 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.
2. Chính sách tài khóa được thực hiện trong giai đoạn 2021-2022
Dịch Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam và nhiều nước trên thế
giới, tác động mạnh mẽ và sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Trước tình
hình đó, chính sách tài khóa của Việt Nam đã được điều chỉnh linh hoạt nhằm hỗ trợ
kịp thời cho các doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Năm 2021:
-Về nguồn thu ngân sách nhà nước, Việt Nam thực hiện quản lý nguồn thu, đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phấn đấu tăng mức
thu ở những địa bàn, lĩnh vực có điều kiện, quyết liệt xử lý thu hồi nợ đọng thuế. Nhờ
đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối của năm 2021, một số ngành, lĩnh
vực được hưởng lợi từ chính sách nới lỏng về tài khóa, tiền tệ như ngân hàng, chứng
khoán, bất động sản... tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước; tăng thu từ tăng
giá dầu thô (khoảng 70 USD/thùng) và các hoạt động xuất, nhập khẩu.
-Về chi ngân sách nhà nước, ưu tiên cân đối nguồn cung cho lĩnh vực phòng, chống
đại dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân phải chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-
19; thực hiên cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, kinh phí công tác ̣ trong và lOMoAR cPSD| 47305584
ngoài nước, tiết kiêm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên, tập trung kinḥ phí cho
phòng, chống đại dịch COVID-19. Trước tác động nghiêm trọng của đợt dịch
COVID-19 lần thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua bốn giải pháp bổ
sung về miễn, giảm thuế, gồm: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm
2021; miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác trong
các quý III và IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại các địa
bàn chịu tác động của đại dịch COVID-19; giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng
hóa, dịch vụ trong nhiều ngành, nghề; miễn tiền chậm nộp phát sinh đối với các doanh
nghiệp, tổ chức phát sinh thua lỗ năm 2020.
Với các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cùng với sự điều chỉnh chính
sách phù hợp, kịp thời đúng đối tượng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh được kỳ
vọng sẽ có thêm lực đẩy để góp phần khôi phục nền kinh tế trong năm 2022. Năm 2022:
Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân; phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả;
bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người
nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Về chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Quốc
hội quyết nghị giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối
với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%
(còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin,
hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản,
kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác
than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng
thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi; cho vay cải tạo chung cư cũ,
xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua; cấp vốn điều lệ
cho Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch tối đa 300 tỷ đồng; bổ sung tối đa 113,55 nghìn tỷ
đồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng: giao thông, công 15 lOMoAR cPSD| 47305584
nghệ thông tin, chuyển đổi số, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn
hồ chứa nước, thích ứng biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai.
Tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước.
3. Tác động của chính sách tài khóa đến tình trạng thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2021-2022
3.1. Kết quả đạt được
Chính sách tài khóa đã tác động tích cực tới tình trạng thất nghiệp của Việt Nam
giai đoạn 2021-2022. Cụ thể như sau:
- Giải pháp thu NSNN: Các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2022 đã cơ
bản hoàn thành mục tiêu đề ra. Lũy kế chi ngân sách nhà nước 12 tháng năm 2022
ước đạt 1.562,3 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% dự toán; trong đó, chi đầu tư phát triển
ước đạt 82,8% dự toán, chi thường xuyên ước đạt 92,4% dự toán; đáp ứng kịp thời
nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện của đơn vị sử dụng ngân sách; khắc
phục hâu quả thiên tai, dịch bệ nh, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hộ i
và ̣ thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn.
- Chính sách chi NSNN được tiếp tục thực hiện theo hướng chặt chẽ, tiết
kiệm,hiệu quả, ưu tiên nguồn lực ổn định an sinh xã hội.
- Bội chi NSNN được kiểm soát, nợ công đảm bảo trong ngưỡng Quốc hội cho phép
Ngoài ra, Tăng cường đào tạo và phát triển nhân lực cũng đóng góp không nhỏ vào
việc giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.
- Chính sách tài khóa đã giúp người lao động có cơ hội tiếp cận với các khóa
học đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng, từ đó tăng khả năng tìm
được việc làm. Ngoài ra, chính sách tài khóa cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào
tạo và phát triển nhân lực, giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế đất nước.
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện chính sách tài
khóa tới việc làm và thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2021-2022
Các chính sách tài khóa trong thời gian vừa qua nhằm ứng phó với dịch bệnh, hỗ
trợ người dân, người lao động và các doanh nghiệp được đánh giá là khá đầy đủ, kịp
thời và mục tiêu đặt ra rất rõ ràng và phù hợp. Các gói chính sách là tương đồng với lOMoAR cPSD| 47305584
chính sách của các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai trong
bộc lộ một số hạn chế căn bản sau:
- Các chính sách đa số được thiết kế và thực thi theo hướng bình quân hóa giữa
các địa phương, ngành nghề, quy mô mà ít tính đến mức độ ảnh hưởng và khả năng chống chịu.
- Liều lượng chính sách còn hạn chế, cùng với đó là số lượng đối tượng được
hỗ trợ quá nhiều, nên lợi ích từ chính sách bị dàn trải.
- Các chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay tập trung chủ yếu vào
miễn, giảm, gia hạn thuế; miễn giảm, các khoản phí, lệ phí, tiền thuê đất. Các gói
chính sách này có tác dụng hỗ trợ chi phí, giảm áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên, khi lực cầu trong nền kinh tế còn yếu, cùng với đó là việc doanh
nghiệp phải tiêu tốn chi phí không nhỏ để đảm bảo phòng chống dịch, thì tác động
của các chính sách này tới sự hồi phục của nền kinh tế là hạn chế.
- Các cấp chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trực tiếp chưa nắm rõ
tinh thần của các văn bản chính sách, một phần là do các quy định chưa đủ rõ ràng,
một phần là do sợ trách nhiệm của cán bộ nếu xảy ra sai sót, hỗ trợ sai đối tượng và
một phần là do sự thiếu hiệu quả của bộ máy hành chính
- Việc tuyên truyền thông tin về chính sách, đối tượng thụ hưởng chính sách và
các bước cần thực hiện để được thụ hưởng chính sách còn hạn chế.
Ngoài những hạn chế về chính sách tài khóa, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế khác
dẫn tới tình trạng thất nghiệp, cụ thể như: Suy thoái toàn cầu đã có ảnh hưởng đáng
kể tới tình trạng thất nghiệp của Việt Nam, làm giảm việc làm trong nước do các
doanh nghiệp gặp khó khăn và đóng cửa hoặc giảm quy mô sản xuất, số lượng người
lao động bị sa thải tăng lên. Điều này gây ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các lao động
tìm việc làm và dẫn đến giảm nguồn lực lao động của đất nước. Bên cạnh đó, trình
độ nhân lực cũng ảnh hưởng không nhẹ tới tình trạng thất nghiệp. Nhiều người lao
động không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nhiều người không có bằng cấp,
kinh nghiệm hay kỹ năng cần thiết để đáp ứng với nhu cầu của thị trường hiện nay.
Yếu tố ảnh hưởng khác đó chính là công nghệ thay thế nhân công: Công nghệ ngày
càng phát triển và thay thế những công việc mà trước đây phải do con người thực
hiện, dẫn đến việc một số ngành nghề trở nên thừa thãi. Hơn nữa, sự cạnh tranh với
lao động nước ngoài có thể làm giảm khả năng làm việc của người lao động trong 17 lOMoAR cPSD| 47305584
nước. Hiện nay, vẫn còn nhiều hạn chế về chính sách tài khóa có tác động dẫn tới tình
trạng thất nghiệp, đòi hỏi nhà nước cũng như các tổ chức doanh nghiệp, đội ngũ lao
động cần có những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục tình trạng này.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TRONG VIỆC ĐIỀU
HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA NHẰM GIẢI QUYẾT
TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Giai đoạn 2021-2022, đại dịch Covid-19 đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới
theo những cách thức mà chúng ta chưa từng biết, chưa từng có trong tiền lệ. Và Việt
Nam chúng ta không nằm ngoài những quốc gia đó. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt
gãy, phân mảnh trầm trọng; hoạt động kinh tế gần như tê liệt hoàn toàn và đặc biệt
nghiêm trọng đối với nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam. Tác động của đại dịch
từ đầu năm 2021, đặc biệt là sau đợt bùng phát dịch lần thứ 4 khiến cho nền kinh tế
ngày càng trở nên nặng nề. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tài
khóa nhằm kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu các tác động tiêu cực, thúc đẩy giải quyết
vấn đề việc làm và giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, hỗ trợ người lao động và các
doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế về trạng thái bình thường mới. Chính sách tài
khóa - chìa khóa thành công của chương trình khôi phục và phát triển kinh tế ở Việt
Nam, từ đó góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp.
Sau đây, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị trong việc điều hành chính sách tài khóa.
1. Nâng cao hiệu quả quản lý thu chi NSNN
- Hằng năm công tác lập, giao dự toán thu NSNN đảm bảo bao quát hết
nguồnthu; rà soát, quản lý chặt chẽ các nguồn thu mới phát sinh, doanh nghiệp mới
thành lập, hộ kinh doanh mới ra kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp có rủi ro cao
như: ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, karaoke, kinh doanh bất động sản…các
doanh nghiệp hết thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để quản lý thuế kịp
thời theo quy định. Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ
thể từng địa bàn thu, từng khu vực, từng sắc thuế và có phương án chỉ đạo, điều hành thu kịp thời.
- Đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách; rà soát, xác định
nhữngnguồn thu còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, tập lOMoAR cPSD| 47305584
trung vào một số lĩnh vực như: Các khoản thu từ đất; kinh doanh thương mại điện tử;
xây dựng cơ bản; kinh doanh xăng dầu; tăng cường công tác kiểm tra đối với các đơn
vị có khoản thu từ phí chuyển sang giá dịch vụ mà Nhà nước không định giá; khu vực
doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ cá nhân kinh doanh.
- Quản lý chi NSNN bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, cắt giảm các khoản chi chưa
thực sự cần thiết, tránh dàn trải, lãng phí.
2. Tăng cường hiệu quả phân bố chi tiêu
- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, đẩy mạnh kích cầu các ngành thép, vật
liệuxây dựng, hóa chất, chế biến gỗ,...; sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế cho
hàng nhập khẩu tạo ra nhiều công ăn việc làm giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp.
- Tăng đầu tư, hỗ trợ phát triển ở các khu vực nông thôn, nâng cấp hệ thống cơ
sởhạ tầng để phục vụ phát triển nông nghiệp; hỗ trợ đầu ra, phân phối và công nghệ
chế biến nông sản, thủy sản; tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hỗ trợ vay vốn cho các làng
nghề, hợp tác xã; đầu tư xây dựng các khu công nghiệp phù hợp với thế mạnh của
từng vùng. Việc tạo động lực cho các ngành phát triển cũng là giảm tình trạng thất nghiệp.
- Đưa ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu
tưcác dự án, công trình có quy mô lớn, tạo nhiều việc làm; hỗ trợ các doanh nghiệp
thông qua việc giảm thuế song song với cam kết duy trì việc làm cho lao động hiện
tại; hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn để duy trì sản xuất, bảo
đảm việc làm cho người lao động.
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để xây
dựngvà phát triển các khu công nghiệp, các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia, góp
phần tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm cho công nhân.
- Tạo mọi điều kiện cho lao động bị mất việc làm: giúp đỡ người thất
nghiệpthông qua các trung tâm giới thiệu và tìm kiếm việc làm, mở các trung tâm dạy
nghề, lập quỹ trợ vốn cho lao động nghèo; sử dụng bảo hiểm thất nghiệp giúp hỗ trợ
người lao động ổn định cuộc sống trong lúc chưa tìm được việc làm, giúp họ học
nghề đề sớm quay trở lại thị trường lao động.
- Hệ thống các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ngày càng đồng bộ
vàhoàn thiện trên các lĩnh vực: xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ 19 lOMoAR cPSD| 47305584
thống bảo hiểm cho người lao động, mở rộng các dịch vụ xã hội công, tạo điều kiện
để người dân được thụ hưởng nhiều hơn về văn hóa, giáo dục và y tế.
3. Hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên
Tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học đang diễn ra. Để khắc phục tình
trạng này thì việc làm tốt công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, gia đình
và xã hội là hết sức cần thiết.
- Một là, gia đình nên sớm có định hướng nghề nghiệp cho các em và quan
tâmđến việc chọn nghề của các em ngay khi đang là học sinh THPT.
- Hai là, nhà trường nên có chương trình, kế hoạch và phân công giáo viên
phụtrách tổ chức các chương trình hướng nghiệp cho học sinh.
Từ đó mở rộng các trường cao đẳng nghề trung cấp nghề nhưng cần tập trung định
hướng. Cần tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền các thông tin việc làm
nhu cầu lao động của doanh nghiệp như các hội chợ việc làm, các diễn đàn về lao
động vì hiện nay, mặc dù các chương trình đó đã xuất hiện nhưng còn hạn chế, chưa
đáp ứng được nhu cầu của người lao động.
Nhà nước cần đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm,
tự lập nghiệp; cần xây dựng các chương trình dạy nghề, các chương trình giảm nghèo;
tập trung phát triển nghề ngắn hạn và phổ cập nghề cho lao động nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. KẾT LUẬN
Thất nghiệp là vấn đề mà cả thế giới đều quan tâm. Ở bất kỳ một quốc gia nào, cho
dù nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì thất nghiệp vẫn luôn tồn tại. Đó
là vấn đề không thể tránh khỏi, chỉ có điều thất nghiệp đang ở mức cao hay thấp mà
thôi. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Đặc biệt, trong giai đoạn 2021-
2022, đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt
của đời sống và nền kinh tế, vấn đề thất nghiệp tại Việt Nam trở nên báo động và
nhức nhối hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những
chính sách tài khóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm kiểm soát và đẩy lùi dịch
bệnh, hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp như các chính sách cắt giảm thuế, giảm
lãi suất, tăng cường hỗ trợ vốn để doanh nghiệp duy trì sản xuất, tạo ra hàng hóa phục
vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng kết hợp với