Bài tập tình huống - Quản trị kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
9 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập tình huống - Quản trị kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

103 52 lượt tải Tải xuống
Họ và tên: Phạm Lê Thuỳ Linh
Mã sinh viên: 11218612
Lớp chuyên ngành: Kiểm toán chất lượng cao 63A
Bài tập tình huống môn học quản trị kinh doanh về thương
hiệu Eva de Eva
1. Phân tích môi trường kinh doanh và nguyên nhân thành công của Eva de
Eva trước khi tái cấu trúc thương hiệu.
Ý 1: Phân tích môi trường kinh doanh trước khi tái cấu trúc thương hiệu:
a) Môi trường kinh tế quốc dân:
- : “Eva de Eva được bà Dung Tô thành lập vào năm 2007, với Bối cảnh kinh tế
cửa hàng đầu tiên đặt tại 69 Tràng Thi, Hà Nội. Đến tháng 10/2010, doanh
nghiệp chính thức được thành lập, lấy tên là Công ty TNHH Mỹ Phục.”
Eva de Eva được thành lập trong bối cảnh kinh tế Việt Nam có sự thuận lợi cơ
bản sau hơn 20 năm đổi mới và có những kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều
hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được tăng lên đáng
kể. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi bước đầu cho sự thành lập thương hiệu Eva de
Eva đến khi đạt thành công sau 9 năm.
Trước khi Zara chính thức bước sang Việt Nam ( 9/2016), thị trường thời trang
công sở vẫn còn ảm đạm và quá thiếu những sản phẩm chất lượng so với nhu
cầu của nữ giới.
- Bối cảnh quốc tế: “Tháng 9/2016, Zara chính thức đặt chân vào thị trường Việt
Nam …Thị trường bán lẻ Việt Nam từng được cho rằng "cần một
thập kỉ để phát triển", thì đến nay đã có bước đột phá đầy ấn tượng”
Từ việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
đã tạo thêm cơ hội cho nền kinh tế hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào nền kinh
tế thế giới. Toàn cầu hoá đã giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài có
cơ hội tiếp cận và khai thác thị trường Việt Nam. Hoạt động kinh doanh sôi nổi
và tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng mang tính cạnh tranh cao vào thị trường
trước khi Eva de Eva chính thức đưa ra quyết định tái cơ cấu thương hiệu.
b) Môi trường ngành:
- Sự cạnh tranh giữa người bán: “Tháng 9/2016, Zara chính thức đặt chân vào thị
trường Việt Nam… doanh số ngày đầu bán hàng lên đến 5,5 tỷ đồng, phá kỷ lục
doanh thu ngày khai trương của nhãn hàng này trên toàn thế giới”
- : “H&M và Uniqlo cũng rậm rịch bước chân vào Những đối thủ cạnh tranh mới
thị trường mà các hãng thời trang ngoại nhìn như một miền đất hứa.”
Từ sự cạnh tranh từ những đối thủ hiện tại và tiềm ẩn, khi thị trường mở rộng,
các thương hiệu thời trang quốc tế bắt đầu manh nha xâm nhập vào thị trường
Việt Nam với những lợi thế về mẫu mã khác biệt, chất lượng cao tương đương
và nắm bắt xu thế. Các đối thủ cạnh thủ cạnh tranh từ các thương hiệu nước
ngoài thường vượt trội về công nghệ, có thế mạnh tài chính, Việt Nam là một
thị trường mới và tiềm năng, các chiến lược marketing qua quảng cáo và
khuyến mãi được đẩy mạnh dần thay đổi cục diện thời trang Việt Nam.
Đây sẽ là những đối thủ ảnh hưởng trực tiếp với Eva de Eva trong lĩnh vực thời
trang trong thời điểm hiện tại và tương lai lâu dài sau này.
- : “ đáp ứng đúng nhu cầu cho 1 trong 3 nhóm Quyền lợi của người tiêu dùng
khách hàng chính trong lĩnh vực thời trang nữ tại Việt Nam.”
Phân khúc khách hàng mục tiêu mà Eva de Eva hướng tới là giới công sở văn
phòng chiếm tỉ lệ lớn trong lĩnh vực thời trang cao cấp. Eva de Eva đã có một
tệp khách hàng trung thành từ đây và sự ủng hộ từ họ đã tạo ra những thành
công nhất định trong 9 năm từ khi thành lập.
c) Môi trường nội bộ:
- Nhà lãnh đạo doanh nghiệp: “Tôi thấy nguy cơ thị trường thời trang Việt Nam
không còn là miếng bánh màu mỡ như 10 năm trước,.. tôi ra quyết định tái định
vị thương hiệu”
Mặc dù thương hiệu Eva de Eva đang có sự phát triển thuận lợi, tuy nhiên bà
Dung Tô – lãnh đạo của thương hiệu lại có những phân tích mới về thị trường
và có những quyết định hết sức táo bạo. Từ đó cho thấy lãnh đạo của doanh
nghiệp luôn có những ý tưởng sáng tạo, nhạy bén với thị trường và luôn tìm
cách để thương hiệu ngày càng đổi mới và phát triển đa chiều hướng trước sự
tác động của thị trường bắt đầu có sự hội nhập sâu sắc.
d) Đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh:
- Mang bản chất nền kinh tế thị trường: “thị trường bán lẻ Việt Nam từng được
cho rằng "cần một thập kỉ để phát triển", thì đến nay đã có bước đột phá đầy ấn
tượng, xuất phát từ nhu cầu mua sắm hàng ngoại nhập giá bình dân bị dồn nén
và sự thỏa mãn nhỏ giọt từ hàng xách tay”
Thị trường mang bản chất là thị trường cạnh tranh. Bản chất của thị trường cạnh
tranh là sự vận động của các quy luậ cạnh tranh, quy luật cung cầu. Khi đời
sống của người dân tăng lên đồng nghĩa với việc nhu cầu về sản phẩm thời
trang chất lượng cũng tăng lên. Tuy nhiên đây chỉ là thời điểm manh nha xâm
nhập vào thị trường Việt Nam trong khi đó Eva de Eva đã có một chỗ đứng
vững vàng trong thị trường thời trang nữ.
Ý 2: Nguyên nhân thành công trước khi tái cấu trúc thương hiệu:
a) duy kinh doanh:
- Tư duy kinh doanh thể hiện ở tư duy sản xuất cung cấp sản phẩm, dịch vụ cụ
thể cho thị trường, bản thân nhà lãnh đạo lãnh đạo doanh nghiệp – bà Dung
đã trả lời được các câu hỏi trong kinh doanh, quyết định từ khái lược đến rất cụ
thể liên quan đến:
+ Kinh doanh đơn ngành hay đa ngành: Eva de Eva chỉ kinh doanh đơn ngành,
là thương hiệu thời trang cho nữ giới – nhóm đối tượng có sự quan tâm lớn tới
thời trang.
+ Kinh doanh ở quốc gia hay quốc tế: cho đến năm 2016, các hệ thống cửa
hàng chỉ được đặt trong phạm vi quốc gia.
+ Tự thực hiện hầu hết các khâu trong chuỗi giá trị -> tạo ra giá trị gia tăng cao
-> tối đa hoá lợi nhuận.
+ Đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng riêng biệt: nữ giới công sở, văn
phòng -> hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu từ những sản phẩm đặc thù
Xây dựng được niềm tin và sự ủng hộ trung thành từ nhóm khách hàng này.
Tư duy kinh doanh đã ảnh hưởng đến việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng,
xác lập các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Tính dài hạn: xác định rõ mục tiêu kinh doanh, đặc điểm nhận diện và phong
cách riêng cho thương hiệu là thời trang công sở nữ.
b) Môi trường kinh doanh chưa có sự cạnh tranh bùng nổ như giai đoạn sau:
- Tuy giai đoạn trước khi chính thức tái cơ cấu đã có sự xâm nhập của những
hãng thời trang nước ngoài nhưng trong giai đoạn từ khi thành lập ( 2007) đến
quãng thời gian 9 năm thành công, môi trường kinh doanh thời trang Việt Nam
còn khá trầm lắng. Thời trang Việt Nam lúc này còn non trẻ, sự lựa chọn dành
cho người tiêu dùng Việt chưa đa dạng, các mặt hàng nhập khẩu còn nhỏ giọt,
một vài thương hiệu nội địa quen thuộc với mẫu mã thông dụng, chưa có điểm
nhấn riêng trong khi nhu cầu của người yêu thời trang ngày càng cao. Đặc biệt,
với mặt hàng thời trang công sở là địa hạt chưa được khai thác triệt để dù tiềm
năng của nó rất lớn. Vì thế, với thời điểm hết sức thuận lợi, sự xuất hiện của
Eva de Eva đã tạo nên một xu hướng và làn gió mới cho thời trang thời điểm đó
và là thương hiệu đón đầu xu hướng – nhu cầu, chiếm trọn cảm tình và niềm tin
của niềm tin của phân khúc khách hàng mục tiêu.
Nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã có một tầm nhìn quản trị tốt để nắm bắt thời cơ
mở ra sự xuất hiện của thương hiệu trên thị trường thời trang.
Thành công vang dội với sự tăng trưởng chóng mặt trong khoảng thời gian
trước khi tái cấu trúc thương hiệu.
2. Phân tích môi trường kinh doanh và nguyên nhân thành công của Eva de
Eva sau khi tái cấu trúc thương hiệu.
Ý 1: Phân tích môi trường kinh doanh sau khi tái cấu trúc thương hiệu:
a) Môi trường kinh tế vĩ mô:
- Bối cảnh kinh tế: tiếp tục từ thời điểm cuối năm 2016 đến nay sau khi Eva de
Eva tái cấu trúc thương hiệu.
Eva de Eva bắt đầu tái cấu trúc thương hiệu vào những năm 2016, 2017, thời
điểm này đã không còn những đối thủ cạnh tranh nước ngoài manh nha vào thị
trường ( như đã phân tích ở câu 1) mà đã thật sự ồ ạt tấn công, đặt ra những
thách thức lớn cho Eva de Eva khi vừa tái cấu trúc thương hiệu với một bộ mặt
mới, vừa cạnh tranh với sự ra đời của hàng loạt các thương hiệu mới cùng với
sự tấn công của các hãng thời trang quốc tế.
b) Môi trường ngành:
- Sự tồn tại sản phẩm và dịch vụ thay thế: “thay đổi toàn bộ hệ thống nhận diện
thương hiệu, hình ảnh showroom, logo cũng thay đổi trẻ trung hơn, đổi hẳn
định hướng thiết kế, định hướng sản phẩm để tiếp cận nhóm khách hàng trẻ,
những diện tích đẹp đẽ nhất được ưu tiên để trưng bày các dòng sản phẩm mang
hơi thở thiết kế mới.”
Eva de Eva đã tiến hành “thay máu” toàn bộ hệ thống, không còn tập trung vào
các sản phẩm cũ đã làm nên thương hiệu mà khoác lên tấm áo hoàn toàn khác
biệt cho thương hiệu để cạnh tranh thị trường, thực hiện nhiều chiến lược
marketing tuy nhiên không tập trung nhiều về phương tiện truyền thông mạng
xã hội trong một thời đại số hoá và công nghệ cao. Thương hiệu cũng hướng tới
những phân khúc khách hàng mới thế nhưng vô hình chung đã dẫn tới sự lệch
pha giữa hai phong cách sản phẩm khác nhau trong cùng một cửa hàng.
- Quyền lực của người tiêu dùng: “Khách hàng mới thì không tiếp cận được,
khách hàng cũ thì bỏ ra đi, nhóm đối tượng trẻ hơn không sẵn sàng bước chân
vào cửa tiệm..vì tư duy họ vẫn nghĩ Eva de Eva là thời trang công sở, dành cho
các chị văn phòng.”
Eva de Eva bị mất một lượng lớn khách hàng do tái cấu trúc thương hiệu chưa
triệt để để có thể tạo xu hướng và cảm giác mới mẻ cho khách hàng trong một
thời gian dài. Bên cạnh đó, việc thay máu thương hiệu nhưng chưa hoạt động
truyền thông hiệu quả đã làm cho nhiều khách hàng tiềm năng còn những nhầm
lẫn về tái cấu trúc thương hiệu.
c) Môi trường nội bộ doanh nghiệp:
- Nhà lãnh đạo doanh nghiệp: “xây dựng một hình ảnh Eva de Eva hoàn toàn
mới trong mắt khách hàng… muốn thương hiệu "renew", gần như thay máu",
tiếp cận tệp khách hàng trẻ hơn… Tôi tin vào sự nhạy cảm thị trường của mình,
tự tin có một tệp khách hàng trung thành và mình rất hiểu họ.”
Nhà lãnh đạo doanh nghiệp là những người đưa ra những quyết định quan trọng
quyết định đến thành công và thất bại của doanh nghiệp. Quyết định táo bạo
thay đổi diện mạo Eva de Eva đã chứng tỏ bản lĩnh kinh doanh của bà Dung
cũng như tầm nhìn sáng tạo của nhà lãnh đạo. Bà Dung Tô đã có tầm nhìn chiến
lược khi thị trường có sự cạnh tranh lớn và chiến lược rõ ràng. Tuy nhiên đây
còn là một quyết định mạo hiểm khi bản thân nhà lãnh đạo đã quá tự tin vào tư
duy kinh doanh lúc đó của mình và chưa biết nó sẽ ảnh hưởng thế nào tới
những gì bản thân đã xây dựng trong thời gian qua.
- Các chuyên gia: “ thuê một chuyên gia nước ngoài làm thiết kế, và ra đầu bài
cho cô ấy làm ra một thương hiệu khác hẳn Eva de Eva hiện tại,… bắt tay với
một tổ chức chuyên dự đoán xu hướng thời trang thế giới WGSN… WGSN tìm
ra chính xác lý do trước kia Eva de Eva thành công”
Để thực hiện chiến dịch tái cấu trúc thương hiệu, Eva de Eva đã rất đầu tư trong
việc mời các chuyên gia cố vấn về làm việc với mình, điều đó đã cho thấy sự
nghiêm túc và cầu tiến của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Tác động của các
chuyên gia đối với hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào tính
chất sử dụng các chuyên gia của doanh nghiệp đó. Vì thế ban đầu, Eva de Eva
đã thất bại trong việc sử dụng nhà thiết kế đưa những sản phẩm hoàn toàn mới
ra thị trường mà chưa nắm bắt tâm lí của khách hàng. Sau những lần thất bại, họ
loay hoay tìm lí do để có thể vực dậy thương hiệu và đó là điều mà WGSN đã
làm được. Có thể thấy mục đích sử dụng hai chuyên gia là hoàn toàn khác nhau
và WGSN đã tìm ra lợi điểm khách hàng độc nhất, phác hoạ rõ nét chân dung
khách hàng để từ đó thương hiệu bám vào tâm lí thiết kế nên những sản phẩm
tập trung phục vụ đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Nhà đầu tư: “mối duyên với nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm Seedcom cũng
chấm dứt, Eva de Eva tìm được nhà đầu tư mới”
Nhà đầu tư cũng như các cổ đông, cung cấp các vốn cần thiết vào vốn cố định
và vào vốn luân chuyển và đó là lí do các nhà đầu tư cũng muốn bảo vệ lợi ích
của họ như các cổ đông. Những thất bại liên tiếp trong công cuộc tái định vị
thương hiệu đã khiến Eva de Eva phải tìm kiếm nhà tài trợ mới đáp ứng những
nhu cầu về nhân lực và vật lực để tiếp tục phát triển công ty trong thời buổi khó
khăn.
d) Đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh:
- Tư duy còn manh mún, truyền thống, cũ kỹ: Thiếu cái nhìn dài hạn về sự phát
triển và lợi ích: “thất bại cũng bởi không xác định được cụ thể, rõ ràng, cũng
không kiên định và bám sát những cái mình theo đuổi, mong muốn sáng tạo,
đổi mới tại thời điểm 9 năm trước là phù hợp, nhưng nay thì không”
Mong muốn sáng tạo và đổi mới của bà Dung Tô là hoàn toàn hợp lí tuy nhiên
lại chưa thay đổi tư duy phù hợp với từng thời kì, xu hướng của xã hội, bỏ qua
yếu tố thành công quan trọng nhất của thương hiệu. Trong khi Eva de Eva đang
có một sự phát triển rất thuận lợi và sinh lời đều đặn thì lại biến thương hiệu
thành một phiên bản hoàn toàn khác khiến nó mất đi những cơ hội phát triển
ban đầu.
- Mang bản chất nền kinh tế thị trường: tiếp tục phát triển từ thời điểm trước khi
Eva de Eva bắt đầu tái cấu trúc thương hiệu, Việt Nam tiếp tục xây dựng nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ý 2: Nguyên nhân thất bại sau khi tái cấu trúc thương hiệu:
a) Cách tiếp cận phòng thủ chưa hợp lí: “Tôi thấy nguy cơ thị trường thời trang
Việt Nam không còn là miếng bánh màu mỡ… Tôi ra quyết định tái định vị
thương hiệu”
Mặc dù nhà lãnh đạo của Eva de Eva đã có tầm nhìn tốt trong việc dự đoán biến
động thị trường, tuy nhiên với cách tiếp cận phòng thủ này, thương hiệu đã vội
vã thay đổi theo thị trường và quay lại định vị cũ một cách mập mờ.
b) Thay đổi tư duy kinh doanh và xác định sai cách đổi mới:
+ : “khi quyết định tái định vị thươngTính định hướng chiến lược chưa rõ ràng
hiệu, tôi cũng tự tin lắm. 9 năm kinh doanh mình chưa bao giờ thua trận nào”
->Tính định hướng chiến lược thể hiện ở tầm nhìn bao quát và rộng lớn, khả
năng dự đoán những biến cố có thể xảy ra trong tương lai tuy nhiên Eva de Eva
không được dự trù những thất bại có thể đối mặt.
+ “ không xác định được cụ thể, rõ ràng, cũng Phá vỡ tính dài hạn ban đầu:
không kiên định và bám sát những cái mình theo đuổi.” -> Mục tiêu ban đầu
của thương hiệu Eva de Eva là hướng tới thời trang công sở nữ tuy nhiên sau đó
chuyển hướng sang một lĩnh vực và đối tượng hoàn toàn mới.
Làm giảm số lượng khách hàng mục tiêu – phân khúc khách hàng tạo nên thành
công lâu dài cho Eva de Eva trước đó, đi chệch quỹ đạo về lợi điểm khách
hàng.
Không xác định rõ ràng, chính xác lợi điểm bán hàng độc nhất của doanh
nghiệp, chân dung thương hiệu dù được thay mới tuy nhiên còn nhập nhằng
giữa 2 đối tượng khách hàng: khách hàng trẻ và khách hàng nữ công sở. Bản
thân nhà lãnh đạo đã quá tự tin vào tệp khách hàng trung thành mà chưa nắm rõ
được ý kiến và mong muốn của họ trước khi tái cơ cấu thương hiệu.
Để thích ứng nhanh với sự thay đổi của thời cuộc mà đánh mất đi những giá trị
tạo nên khác biệt cho thương hiệu là thời trang công sở nữ.
3. Với tư cách là 1 nhà quản trị kinh doanh, bản thân em nhận thấy được
những bài học kinh doanh có liên quan mật thiết đến kiến thức môn học:
a) Muốn kinh doanh thành công phải đặt ra mục tiêu và kiên định với mục tiêu
đó:
- Mục tiêu có thể bắt nguồn từ những khao khát đơn thuần hay mang đầy tính cá
nhân của nhà quản trị hoặc cũng có thể là những điều nhà quản trị muốn làm đ
mang đến giá trị tốt đẹp cho người khác. Khi đã hoạch định được rõ ràng mục
tiêu kinh doanh thì đó sẽ là kim chỉ nam dẫn đường cho những hành động và
định hướng tiếp theo của doanh nghiệp.
- Bài học được liên hệ ở tư duy kinh doanh thể hiện trong . Đặc tính tính dài hạn
này giúp nhà quản trị tập trung vào những mục tiêu mang tính dài hạn, tránh sa
đà vào các mục tiêu ngắn hạn, nhất quán về định hướng phát triển của doanh
nghiệp. Thực tế, Eva de Eva ban đầu đã xác định được mục tiêu dài hạn của
mình là gì tuy nhiên sau biến động thị trường lại đánh mất bản chất của thương
hiệu và làm cho khách hàng khó tập trung vào định hướng sản phẩm mà thương
hiệu hướng tới.
b) Nhìn vào thất bại, tìm ra nguyên nhân và phương án giải quyết vấn đề.
- Thất bại là điều không thể tránh khỏi với mỗi doanh nghiệp khi chạm tới những
thành công cao hơn. Tuy nhiên, một nhà quản trị không bao giờ từ bỏ, chủ
đông, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn trở ngại, tận dụng được tốt các mối
quan hệ thì mới là nhà lãnh đạo có nhiều thời gian và cơ hội để đạt được thành
công. Một thương hiệu hay doanh nghiệp có thể thay đổi nhiều cách, nhiều lần
nhưng không được dễ dàng từ bỏ mục tiêu mà tìm ra những phương pháp, chìa
khoá đưa doanh nghiệp về quỹ đạo ổn định.
- Trong môn học quản trị kinh doanh, chúng ta có thể nhận thấy bài học này có sự
liên hệ ở tư duy kinh doanh tốt thể hiện ở . Sự đa tính đa chiều và đa dạng
chiều của tư duy thể hiện ở các góc độ xem xét, đánh giá và giải quyết vấn đề,
sự nhìn nhận từ các chiều hướng khác nhau, giúp cho nhà quản trị phân tán rủi
ro và chủ động trong mọi tình huống.
- Trên thực tế, sau 9 năm ở thành công, Eva de Eva đã liên tiếp gặp phải những
thất bại khi tái thương hiệu. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo công ty – bà Dung Tô đã
không bao giờ chùn bước, chủ động tìm kiếm những nhà đầu tư, những chuyên
gia mới để tìm ra nguyên nhân thất bại và vực dậy thương hiệu một lần nữa trở
lại thành công.
c) Hướng đến phân khúc khách hàng mục tiêu, dành nhiều thời gian tìm hiểu
và nắm rõ về khách hàng:
- Trước khi bắt đầu một ý tưởng sản phẩm mới, nhà quản trị nên dành thời gian
để tìm hiểu thật kĩ về đối tượng khách hàng và thị trường cạnh tranh. Việc lấy
khách hàng làm trọng tâm thay vì sản phẩm, hiểu rõ khách hàng là ai, họ cần gì
và muốn được đáp ứng như thế nào là yếu tố quan trọng đầu tiên và trên hết.
Hành vi và nhu cầu của khách hàng cũng dần thay đổi. Qua phân khúc khách
hàng, các doanh nghiệp có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả
hơn, bằng cách phục vụ một sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu độc đáo của
khách hàng, đặc biệt trong thời đại cá nhân hoá hiện nay. Việc xác định rõ lợi
thế độc tôn của doanh nghiệp, kiên định bám sát USP ( lợi điểm bán hàng độc
nhất) của sản phẩm góp phần rất lớn vào thành công.
- Trong môn học quản trị kinh doanh, khi tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu là
kinh doanh, người kinh doanh cần phải trả lời 1 trong 3 câu hỏi kinh điển: “Sản
xuất cho ai ?”. Khi một nhà quản trị chỉ cần trả lời không đúng 1 trong 3 câu
hỏi đó thì hoạt động kinh doanh sẽ bị lệch hướng, đem lại kết quả và hiệu quả
không như mong muốn. Ngoài ra, trong phần tư duy kinh doanh, nhà quản trị
cần tư duy và quyết định đến câu hỏi sau: “ Đáp ứng cầu đại trà hay cầu từng
nhóm khách hàng riêng biệt?” quy luật 80/20 Đó cũng chính là trong kinh
doanh: “ 80% doanh thu của doanh nghiệp do 20% khách hàng mục tiêu đem
lại”. Chính vì vậy, thành công hay thất bại của doanh nghiệp chính là kết quả
của việc tìm hiểu đúng hay không nhóm đối tượng này.
- Trong tình huống của Eva de Eva, nguyên nhân thất bại khi tái cấu trúc thương
hiệu cũng xuất phát từ việc nhà quản trị quá tự tin vào sự hiểu biết về tệp khách
hàng mà không có sự tìm hiểu kĩ càng về nhu cầu, mong muốn của khách hàng
làm chệch hướng quỹ đạo của doanh nghiệp khiến khách hàng không được đáp
ứng.
d) Luôn xem xét và thích ứng với những biến đổi mới trong xu hướng thị
trường tuy nhiên phải phù hợp với định hướng sản phẩm của doanh nghiệp:
- Nắm bắt được nhu cầu của thị trường là điều vô cùng quan trọng. Để làm được
việc này, nhà quản trị cần phải có sự nghiên cứu, thẩm định thị trường, xem sản
phẩm kinh doanh còn đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không để không bị
tụt hậu so với sự phát triển và cạnh tranh của thị trường, từ đó tạo sự phát triển
bền vững cho thương hiệu. Tuy nhiên, mọi sự thay đổi cần có lộ trình hợp lí và
có sự liên hệ chặt chẽ với mục tiêu dài hạn ban đầu, nhà quản trị cần cân nhắc kĩ
lưỡng những hướng đi để cuối cùng vẫn hướng đến những giá trị cốt lõi, bản
sắc của mình.
- Bài học kinh doanh trên cũng được thể hiện trong tư duy tốt giúp nhà quản trị
và dễ dàng thay đổi để hơn trong thế tầm nhìn quản trị tốt thích nghi tốt
giới kinh doanh đang ngày càng biến động. Khi nhà quản trị có khả năng nhìn
xa trông rộng, xác định hướng đi mang tính dài hạn cho doanh nghiệp trên cơ sở
phân tích hiện trạng và xu hướng biến động trong môi trường kinh doanh, cùng
với đó tốc độ xu hướng đổi mới ngày càng cao khiến nhà quản trị cần phải nỗ
lực, đổi mới, sáng tạo để khai phá những con đường mới nhằm chiến thắng
trong cạnh tranh thì khi đó doanh nghiệp mới có thể phát triển vững vàng been
cạnh các đối thủ khác trong thị trường.
- Thương hiệu Eva de Eva đã chủ động tiếp cận thị trường, tìm hướng đi mới tuy
nhiên lại sáng tạo khác với mục tiêu dài hạn ban đầu và thay đổi quá nhanh nên
đã dẫn đến những thất bại khi tái cấu trúc thương hiệu.
| 1/9

Preview text:

Họ và tên: Phạm Lê Thuỳ Linh Mã sinh viên: 11218612
Lớp chuyên ngành: Kiểm toán chất lượng cao 63A

Bài tập tình huống môn học quản trị kinh doanh về thương hiệu Eva de Eva
1. Phân tích môi trường kinh doanh và nguyên nhân thành công của Eva de
Eva trước khi tái cấu trúc thương hiệu.
Ý 1: Phân tích môi trường kinh doanh trước khi tái cấu trúc thương hiệu:
a) Môi trường kinh tế quốc dân:
- Bối cảnh kinh tế: “Eva de Eva được bà Dung Tô thành lập vào năm 2007, với
cửa hàng đầu tiên đặt tại 69 Tràng Thi, Hà Nội. Đến tháng 10/2010, doanh
nghiệp chính thức được thành lập, lấy tên là Công ty TNHH Mỹ Phục.”
 Eva de Eva được thành lập trong bối cảnh kinh tế Việt Nam có sự thuận lợi cơ
bản sau hơn 20 năm đổi mới và có những kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều
hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được tăng lên đáng
kể. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi bước đầu cho sự thành lập thương hiệu Eva de
Eva đến khi đạt thành công sau 9 năm.
 Trước khi Zara chính thức bước sang Việt Nam ( 9/2016), thị trường thời trang
công sở vẫn còn ảm đạm và quá thiếu những sản phẩm chất lượng so với nhu cầu của nữ giới.
- Bối cảnh quốc tế: “Tháng 9/2016, Zara chính thức đặt chân vào thị trường Việt
Nam …Thị trường bán lẻ Việt Nam từng được cho rằng "cần một
thập kỉ để phát triển", thì đến nay đã có bước đột phá đầy ấn tượng”
 Từ việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
đã tạo thêm cơ hội cho nền kinh tế hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào nền kinh
tế thế giới. Toàn cầu hoá đã giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài có
cơ hội tiếp cận và khai thác thị trường Việt Nam. Hoạt động kinh doanh sôi nổi
và tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng mang tính cạnh tranh cao vào thị trường
trước khi Eva de Eva chính thức đưa ra quyết định tái cơ cấu thương hiệu.
b) Môi trường ngành:
- Sự cạnh tranh giữa người bán: “Tháng 9/2016, Zara chính thức đặt chân vào thị
trường Việt Nam… doanh số ngày đầu bán hàng lên đến 5,5 tỷ đồng, phá kỷ lục
doanh thu ngày khai trương của nhãn hàng này trên toàn thế giới”
- Những đối thủ cạnh tranh mới: “H&M và Uniqlo cũng rậm rịch bước chân vào
thị trường mà các hãng thời trang ngoại nhìn như một miền đất hứa.”
 Từ sự cạnh tranh từ những đối thủ hiện tại và tiềm ẩn, khi thị trường mở rộng,
các thương hiệu thời trang quốc tế bắt đầu manh nha xâm nhập vào thị trường
Việt Nam với những lợi thế về mẫu mã khác biệt, chất lượng cao tương đương
và nắm bắt xu thế. Các đối thủ cạnh thủ cạnh tranh từ các thương hiệu nước
ngoài thường vượt trội về công nghệ, có thế mạnh tài chính, Việt Nam là một
thị trường mới và tiềm năng, các chiến lược marketing qua quảng cáo và
khuyến mãi được đẩy mạnh dần thay đổi cục diện thời trang Việt Nam.
 Đây sẽ là những đối thủ ảnh hưởng trực tiếp với Eva de Eva trong lĩnh vực thời
trang trong thời điểm hiện tại và tương lai lâu dài sau này.
- Quyền lợi của người tiêu dùng: “ đáp ứng đúng nhu cầu cho 1 trong 3 nhóm
khách hàng chính trong lĩnh vực thời trang nữ tại Việt Nam.”
 Phân khúc khách hàng mục tiêu mà Eva de Eva hướng tới là giới công sở văn
phòng chiếm tỉ lệ lớn trong lĩnh vực thời trang cao cấp. Eva de Eva đã có một
tệp khách hàng trung thành từ đây và sự ủng hộ từ họ đã tạo ra những thành
công nhất định trong 9 năm từ khi thành lập.
c) Môi trường nội bộ:
- Nhà lãnh đạo doanh nghiệp: “Tôi thấy nguy cơ thị trường thời trang Việt Nam
không còn là miếng bánh màu mỡ như 10 năm trước,.. tôi ra quyết định tái định vị thương hiệu”
 Mặc dù thương hiệu Eva de Eva đang có sự phát triển thuận lợi, tuy nhiên bà
Dung Tô – lãnh đạo của thương hiệu lại có những phân tích mới về thị trường
và có những quyết định hết sức táo bạo. Từ đó cho thấy lãnh đạo của doanh
nghiệp luôn có những ý tưởng sáng tạo, nhạy bén với thị trường và luôn tìm
cách để thương hiệu ngày càng đổi mới và phát triển đa chiều hướng trước sự
tác động của thị trường bắt đầu có sự hội nhập sâu sắc.
d) Đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh:
- Mang bản chất nền kinh tế thị trường: “thị trường bán lẻ Việt Nam từng được
cho rằng "cần một thập kỉ để phát triển", thì đến nay đã có bước đột phá đầy ấn
tượng, xuất phát từ nhu cầu mua sắm hàng ngoại nhập giá bình dân bị dồn nén
và sự thỏa mãn nhỏ giọt từ hàng xách tay”
 Thị trường mang bản chất là thị trường cạnh tranh. Bản chất của thị trường cạnh
tranh là sự vận động của các quy luậ cạnh tranh, quy luật cung cầu. Khi đời
sống của người dân tăng lên đồng nghĩa với việc nhu cầu về sản phẩm thời
trang chất lượng cũng tăng lên. Tuy nhiên đây chỉ là thời điểm manh nha xâm
nhập vào thị trường Việt Nam trong khi đó Eva de Eva đã có một chỗ đứng
vững vàng trong thị trường thời trang nữ.
Ý 2: Nguyên nhân thành công trước khi tái cấu trúc thương hiệu:
a) Tư duy kinh doanh:
- Tư duy kinh doanh thể hiện ở tư duy sản xuất cung cấp sản phẩm, dịch vụ cụ
thể cho thị trường, bản thân nhà lãnh đạo lãnh đạo doanh nghiệp – bà Dung Tô
đã trả lời được các câu hỏi trong kinh doanh, quyết định từ khái lược đến rất cụ thể liên quan đến:
+ Kinh doanh đơn ngành hay đa ngành: Eva de Eva chỉ kinh doanh đơn ngành,
là thương hiệu thời trang cho nữ giới – nhóm đối tượng có sự quan tâm lớn tới thời trang.
+ Kinh doanh ở quốc gia hay quốc tế: cho đến năm 2016, các hệ thống cửa
hàng chỉ được đặt trong phạm vi quốc gia.
+ Tự thực hiện hầu hết các khâu trong chuỗi giá trị -> tạo ra giá trị gia tăng cao
-> tối đa hoá lợi nhuận.
+ Đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng riêng biệt: nữ giới công sở, văn
phòng -> hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu từ những sản phẩm đặc thù
 Xây dựng được niềm tin và sự ủng hộ trung thành từ nhóm khách hàng này.
 Tư duy kinh doanh đã ảnh hưởng đến việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng,
xác lập các chiến lược kinh doanh phù hợp.
 Tính dài hạn: xác định rõ mục tiêu kinh doanh, đặc điểm nhận diện và phong
cách riêng cho thương hiệu là thời trang công sở nữ.
b) Môi trường kinh doanh chưa có sự cạnh tranh bùng nổ như giai đoạn sau:
- Tuy giai đoạn trước khi chính thức tái cơ cấu đã có sự xâm nhập của những
hãng thời trang nước ngoài nhưng trong giai đoạn từ khi thành lập ( 2007) đến
quãng thời gian 9 năm thành công, môi trường kinh doanh thời trang Việt Nam
còn khá trầm lắng. Thời trang Việt Nam lúc này còn non trẻ, sự lựa chọn dành
cho người tiêu dùng Việt chưa đa dạng, các mặt hàng nhập khẩu còn nhỏ giọt,
một vài thương hiệu nội địa quen thuộc với mẫu mã thông dụng, chưa có điểm
nhấn riêng trong khi nhu cầu của người yêu thời trang ngày càng cao. Đặc biệt,
với mặt hàng thời trang công sở là địa hạt chưa được khai thác triệt để dù tiềm
năng của nó rất lớn. Vì thế, với thời điểm hết sức thuận lợi, sự xuất hiện của
Eva de Eva đã tạo nên một xu hướng và làn gió mới cho thời trang thời điểm đó
và là thương hiệu đón đầu xu hướng – nhu cầu, chiếm trọn cảm tình và niềm tin
của niềm tin của phân khúc khách hàng mục tiêu.
 Nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã có một tầm nhìn quản trị tốt để nắm bắt thời cơ
mở ra sự xuất hiện của thương hiệu trên thị trường thời trang.
 Thành công vang dội với sự tăng trưởng chóng mặt trong khoảng thời gian
trước khi tái cấu trúc thương hiệu.
2. Phân tích môi trường kinh doanh và nguyên nhân thành công của Eva de
Eva sau khi tái cấu trúc thương hiệu.
Ý 1: Phân tích môi trường kinh doanh sau khi tái cấu trúc thương hiệu:
a) Môi trường kinh tế vĩ mô:
- Bối cảnh kinh tế: tiếp tục từ thời điểm cuối năm 2016 đến nay sau khi Eva de
Eva tái cấu trúc thương hiệu.
 Eva de Eva bắt đầu tái cấu trúc thương hiệu vào những năm 2016, 2017, thời
điểm này đã không còn những đối thủ cạnh tranh nước ngoài manh nha vào thị
trường ( như đã phân tích ở câu 1) mà đã thật sự ồ ạt tấn công, đặt ra những
thách thức lớn cho Eva de Eva khi vừa tái cấu trúc thương hiệu với một bộ mặt
mới, vừa cạnh tranh với sự ra đời của hàng loạt các thương hiệu mới cùng với
sự tấn công của các hãng thời trang quốc tế.
b) Môi trường ngành:
- Sự tồn tại sản phẩm và dịch vụ thay thế: “thay đổi toàn bộ hệ thống nhận diện
thương hiệu, hình ảnh showroom, logo cũng thay đổi trẻ trung hơn, đổi hẳn
định hướng thiết kế, định hướng sản phẩm để tiếp cận nhóm khách hàng trẻ,
những diện tích đẹp đẽ nhất được ưu tiên để trưng bày các dòng sản phẩm mang
hơi thở thiết kế mới.”
 Eva de Eva đã tiến hành “thay máu” toàn bộ hệ thống, không còn tập trung vào
các sản phẩm cũ đã làm nên thương hiệu mà khoác lên tấm áo hoàn toàn khác
biệt cho thương hiệu để cạnh tranh thị trường, thực hiện nhiều chiến lược
marketing tuy nhiên không tập trung nhiều về phương tiện truyền thông mạng
xã hội trong một thời đại số hoá và công nghệ cao. Thương hiệu cũng hướng tới
những phân khúc khách hàng mới thế nhưng vô hình chung đã dẫn tới sự lệch
pha giữa hai phong cách sản phẩm khác nhau trong cùng một cửa hàng.
- Quyền lực của người tiêu dùng: “Khách hàng mới thì không tiếp cận được,
khách hàng cũ thì bỏ ra đi, nhóm đối tượng trẻ hơn không sẵn sàng bước chân
vào cửa tiệm..vì tư duy họ vẫn nghĩ Eva de Eva là thời trang công sở, dành cho các chị văn phòng.”
 Eva de Eva bị mất một lượng lớn khách hàng do tái cấu trúc thương hiệu chưa
triệt để để có thể tạo xu hướng và cảm giác mới mẻ cho khách hàng trong một
thời gian dài. Bên cạnh đó, việc thay máu thương hiệu nhưng chưa hoạt động
truyền thông hiệu quả đã làm cho nhiều khách hàng tiềm năng còn những nhầm
lẫn về tái cấu trúc thương hiệu.
c) Môi trường nội bộ doanh nghiệp:
- Nhà lãnh đạo doanh nghiệp: “xây dựng một hình ảnh Eva de Eva hoàn toàn
mới trong mắt khách hàng… muốn thương hiệu "renew", gần như thay máu",
tiếp cận tệp khách hàng trẻ hơn… Tôi tin vào sự nhạy cảm thị trường của mình,
tự tin có một tệp khách hàng trung thành và mình rất hiểu họ.”
 Nhà lãnh đạo doanh nghiệp là những người đưa ra những quyết định quan trọng
quyết định đến thành công và thất bại của doanh nghiệp. Quyết định táo bạo
thay đổi diện mạo Eva de Eva đã chứng tỏ bản lĩnh kinh doanh của bà Dung Tô
cũng như tầm nhìn sáng tạo của nhà lãnh đạo. Bà Dung Tô đã có tầm nhìn chiến
lược khi thị trường có sự cạnh tranh lớn và chiến lược rõ ràng. Tuy nhiên đây
còn là một quyết định mạo hiểm khi bản thân nhà lãnh đạo đã quá tự tin vào tư
duy kinh doanh lúc đó của mình và chưa biết nó sẽ ảnh hưởng thế nào tới
những gì bản thân đã xây dựng trong thời gian qua.
- Các chuyên gia: “ thuê một chuyên gia nước ngoài làm thiết kế, và ra đầu bài
cho cô ấy làm ra một thương hiệu khác hẳn Eva de Eva hiện tại,… bắt tay với
một tổ chức chuyên dự đoán xu hướng thời trang thế giới WGSN… WGSN tìm
ra chính xác lý do trước kia Eva de Eva thành công”
 Để thực hiện chiến dịch tái cấu trúc thương hiệu, Eva de Eva đã rất đầu tư trong
việc mời các chuyên gia cố vấn về làm việc với mình, điều đó đã cho thấy sự
nghiêm túc và cầu tiến của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Tác động của các
chuyên gia đối với hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào tính
chất sử dụng các chuyên gia của doanh nghiệp đó. Vì thế ban đầu, Eva de Eva
đã thất bại trong việc sử dụng nhà thiết kế đưa những sản phẩm hoàn toàn mới
ra thị trường mà chưa nắm bắt tâm lí của khách hàng. Sau những lần thất bại, họ
loay hoay tìm lí do để có thể vực dậy thương hiệu và đó là điều mà WGSN đã
làm được. Có thể thấy mục đích sử dụng hai chuyên gia là hoàn toàn khác nhau
và WGSN đã tìm ra lợi điểm khách hàng độc nhất, phác hoạ rõ nét chân dung
khách hàng để từ đó thương hiệu bám vào tâm lí thiết kế nên những sản phẩm
tập trung phục vụ đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Nhà đầu tư: “mối duyên với nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm Seedcom cũng
chấm dứt, Eva de Eva tìm được nhà đầu tư mới”
 Nhà đầu tư cũng như các cổ đông, cung cấp các vốn cần thiết vào vốn cố định
và vào vốn luân chuyển và đó là lí do các nhà đầu tư cũng muốn bảo vệ lợi ích
của họ như các cổ đông. Những thất bại liên tiếp trong công cuộc tái định vị
thương hiệu đã khiến Eva de Eva phải tìm kiếm nhà tài trợ mới đáp ứng những
nhu cầu về nhân lực và vật lực để tiếp tục phát triển công ty trong thời buổi khó khăn.
d) Đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh:
- Tư duy còn manh mún, truyền thống, cũ kỹ: Thiếu cái nhìn dài hạn về sự phát
triển và lợi ích: “thất bại cũng bởi không xác định được cụ thể, rõ ràng, cũng
không kiên định và bám sát những cái mình theo đuổi, mong muốn sáng tạo,
đổi mới tại thời điểm 9 năm trước là phù hợp, nhưng nay thì không”
 Mong muốn sáng tạo và đổi mới của bà Dung Tô là hoàn toàn hợp lí tuy nhiên
lại chưa thay đổi tư duy phù hợp với từng thời kì, xu hướng của xã hội, bỏ qua
yếu tố thành công quan trọng nhất của thương hiệu. Trong khi Eva de Eva đang
có một sự phát triển rất thuận lợi và sinh lời đều đặn thì lại biến thương hiệu
thành một phiên bản hoàn toàn khác khiến nó mất đi những cơ hội phát triển ban đầu.
- Mang bản chất nền kinh tế thị trường: tiếp tục phát triển từ thời điểm trước khi
Eva de Eva bắt đầu tái cấu trúc thương hiệu, Việt Nam tiếp tục xây dựng nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ý 2: Nguyên nhân thất bại sau khi tái cấu trúc thương hiệu:
a) Cách tiếp cận phòng thủ chưa hợp lí: “Tôi thấy nguy cơ thị trường thời trang
Việt Nam không còn là miếng bánh màu mỡ… Tôi ra quyết định tái định vị thương hiệu”
 Mặc dù nhà lãnh đạo của Eva de Eva đã có tầm nhìn tốt trong việc dự đoán biến
động thị trường, tuy nhiên với cách tiếp cận phòng thủ này, thương hiệu đã vội
vã thay đổi theo thị trường và quay lại định vị cũ một cách mập mờ.
b) Thay đổi tư duy kinh doanh và xác định sai cách đổi mới:
+ Tính định hướng chiến lược chưa rõ ràng : “khi quyết định tái định vị thương
hiệu, tôi cũng tự tin lắm. 9 năm kinh doanh mình chưa bao giờ thua trận nào”
->Tính định hướng chiến lược thể hiện ở tầm nhìn bao quát và rộng lớn, khả
năng dự đoán những biến cố có thể xảy ra trong tương lai tuy nhiên Eva de Eva
không được dự trù những thất bại có thể đối mặt.
+ Phá vỡ tính dài hạn ban đầu: “ không xác định được cụ thể, rõ ràng, cũng
không kiên định và bám sát những cái mình theo đuổi.” -> Mục tiêu ban đầu
của thương hiệu Eva de Eva là hướng tới thời trang công sở nữ tuy nhiên sau đó
chuyển hướng sang một lĩnh vực và đối tượng hoàn toàn mới.
 Làm giảm số lượng khách hàng mục tiêu – phân khúc khách hàng tạo nên thành
công lâu dài cho Eva de Eva trước đó, đi chệch quỹ đạo về lợi điểm khách hàng.
 Không xác định rõ ràng, chính xác lợi điểm bán hàng độc nhất của doanh
nghiệp, chân dung thương hiệu dù được thay mới tuy nhiên còn nhập nhằng
giữa 2 đối tượng khách hàng: khách hàng trẻ và khách hàng nữ công sở. Bản
thân nhà lãnh đạo đã quá tự tin vào tệp khách hàng trung thành mà chưa nắm rõ
được ý kiến và mong muốn của họ trước khi tái cơ cấu thương hiệu.
 Để thích ứng nhanh với sự thay đổi của thời cuộc mà đánh mất đi những giá trị
tạo nên khác biệt cho thương hiệu là thời trang công sở nữ.
3. Với tư cách là 1 nhà quản trị kinh doanh, bản thân em nhận thấy được
những bài học kinh doanh có liên quan mật thiết đến kiến thức môn học:
a) Muốn kinh doanh thành công phải đặt ra mục tiêu và kiên định với mục tiêu đó:
- Mục tiêu có thể bắt nguồn từ những khao khát đơn thuần hay mang đầy tính cá
nhân của nhà quản trị hoặc cũng có thể là những điều nhà quản trị muốn làm để
mang đến giá trị tốt đẹp cho người khác. Khi đã hoạch định được rõ ràng mục
tiêu kinh doanh thì đó sẽ là kim chỉ nam dẫn đường cho những hành động và
định hướng tiếp theo của doanh nghiệp.
- Bài học được liên hệ ở tư duy kinh doanh thể hiện trong tính dài hạn. Đặc tính
này giúp nhà quản trị tập trung vào những mục tiêu mang tính dài hạn, tránh sa
đà vào các mục tiêu ngắn hạn, nhất quán về định hướng phát triển của doanh
nghiệp. Thực tế, Eva de Eva ban đầu đã xác định được mục tiêu dài hạn của
mình là gì tuy nhiên sau biến động thị trường lại đánh mất bản chất của thương
hiệu và làm cho khách hàng khó tập trung vào định hướng sản phẩm mà thương hiệu hướng tới.
b) Nhìn vào thất bại, tìm ra nguyên nhân và phương án giải quyết vấn đề.
-
Thất bại là điều không thể tránh khỏi với mỗi doanh nghiệp khi chạm tới những
thành công cao hơn. Tuy nhiên, một nhà quản trị không bao giờ từ bỏ, chủ
đông, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn trở ngại, tận dụng được tốt các mối
quan hệ thì mới là nhà lãnh đạo có nhiều thời gian và cơ hội để đạt được thành
công. Một thương hiệu hay doanh nghiệp có thể thay đổi nhiều cách, nhiều lần
nhưng không được dễ dàng từ bỏ mục tiêu mà tìm ra những phương pháp, chìa
khoá đưa doanh nghiệp về quỹ đạo ổn định.
- Trong môn học quản trị kinh doanh, chúng ta có thể nhận thấy bài học này có sự
liên hệ ở tư duy kinh doanh tốt thể hiện ở tính đa chiều và đa dạng. Sự đa
chiều của tư duy thể hiện ở các góc độ xem xét, đánh giá và giải quyết vấn đề,
sự nhìn nhận từ các chiều hướng khác nhau, giúp cho nhà quản trị phân tán rủi
ro và chủ động trong mọi tình huống.
- Trên thực tế, sau 9 năm ở thành công, Eva de Eva đã liên tiếp gặp phải những
thất bại khi tái thương hiệu. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo công ty – bà Dung Tô đã
không bao giờ chùn bước, chủ động tìm kiếm những nhà đầu tư, những chuyên
gia mới để tìm ra nguyên nhân thất bại và vực dậy thương hiệu một lần nữa trở lại thành công.
c) Hướng đến phân khúc khách hàng mục tiêu, dành nhiều thời gian tìm hiểu
và nắm rõ về khách hàng:
- Trước khi bắt đầu một ý tưởng sản phẩm mới, nhà quản trị nên dành thời gian
để tìm hiểu thật kĩ về đối tượng khách hàng và thị trường cạnh tranh. Việc lấy
khách hàng làm trọng tâm thay vì sản phẩm, hiểu rõ khách hàng là ai, họ cần gì
và muốn được đáp ứng như thế nào là yếu tố quan trọng đầu tiên và trên hết.
Hành vi và nhu cầu của khách hàng cũng dần thay đổi. Qua phân khúc khách
hàng, các doanh nghiệp có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả
hơn, bằng cách phục vụ một sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu độc đáo của
khách hàng, đặc biệt trong thời đại cá nhân hoá hiện nay. Việc xác định rõ lợi
thế độc tôn của doanh nghiệp, kiên định bám sát USP ( lợi điểm bán hàng độc
nhất) của sản phẩm góp phần rất lớn vào thành công.
- Trong môn học quản trị kinh doanh, khi tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu là
kinh doanh, người kinh doanh cần phải trả lời 1 trong 3 câu hỏi kinh điển: “Sản
xuất cho ai ?”.
Khi một nhà quản trị chỉ cần trả lời không đúng 1 trong 3 câu
hỏi đó thì hoạt động kinh doanh sẽ bị lệch hướng, đem lại kết quả và hiệu quả
không như mong muốn. Ngoài ra, trong phần tư duy kinh doanh, nhà quản trị
cần tư duy và quyết định đến câu hỏi sau: “ Đáp ứng cầu đại trà hay cầu từng
nhóm khách hàng riêng biệt?”
quy luật 80/20 Đó cũng chính là trong kinh
doanh: “ 80% doanh thu của doanh nghiệp do 20% khách hàng mục tiêu đem
lại”. Chính vì vậy, thành công hay thất bại của doanh nghiệp chính là kết quả
của việc tìm hiểu đúng hay không nhóm đối tượng này.
- Trong tình huống của Eva de Eva, nguyên nhân thất bại khi tái cấu trúc thương
hiệu cũng xuất phát từ việc nhà quản trị quá tự tin vào sự hiểu biết về tệp khách
hàng mà không có sự tìm hiểu kĩ càng về nhu cầu, mong muốn của khách hàng
làm chệch hướng quỹ đạo của doanh nghiệp khiến khách hàng không được đáp ứng.
d) Luôn xem xét và thích ứng với những biến đổi mới trong xu hướng thị
trường tuy nhiên phải phù hợp với định hướng sản phẩm của doanh nghiệp:
- Nắm bắt được nhu cầu của thị trường là điều vô cùng quan trọng. Để làm được
việc này, nhà quản trị cần phải có sự nghiên cứu, thẩm định thị trường, xem sản
phẩm kinh doanh còn đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không để không bị
tụt hậu so với sự phát triển và cạnh tranh của thị trường, từ đó tạo sự phát triển
bền vững cho thương hiệu. Tuy nhiên, mọi sự thay đổi cần có lộ trình hợp lí và
có sự liên hệ chặt chẽ với mục tiêu dài hạn ban đầu, nhà quản trị cần cân nhắc kĩ
lưỡng những hướng đi để cuối cùng vẫn hướng đến những giá trị cốt lõi, bản sắc của mình.
- Bài học kinh doanh trên cũng được thể hiện trong tư duy tốt giúp nhà quản trị
tầm nhìn quản trị tốt và dễ dàng thay đổi để thích nghi tốt hơn trong thế
giới kinh doanh đang ngày càng biến động. Khi nhà quản trị có khả năng nhìn
xa trông rộng, xác định hướng đi mang tính dài hạn cho doanh nghiệp trên cơ sở
phân tích hiện trạng và xu hướng biến động trong môi trường kinh doanh, cùng
với đó tốc độ xu hướng đổi mới ngày càng cao khiến nhà quản trị cần phải nỗ
lực, đổi mới, sáng tạo để khai phá những con đường mới nhằm chiến thắng
trong cạnh tranh thì khi đó doanh nghiệp mới có thể phát triển vững vàng been
cạnh các đối thủ khác trong thị trường.
- Thương hiệu Eva de Eva đã chủ động tiếp cận thị trường, tìm hướng đi mới tuy
nhiên lại sáng tạo khác với mục tiêu dài hạn ban đầu và thay đổi quá nhanh nên
đã dẫn đến những thất bại khi tái cấu trúc thương hiệu.