Bài tập trắc nghiệm - Kinh tế vĩ mô | Học viện Chính sách và Phát triển

Bài tập trắc nghiệm - Kinh tế vĩ mô | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VI MÔ 1
1. Khi Chính phủ quyết định sử dụng nguồn lực để xây dựng một con đê,
nguồn lực đó sẽ không còn để xây đường cao tốc. Điều này minh họa khái
niệm nào?
A. Chi phí cơ hội
B. Chi phí cố định
C. Chi phí kinh tế
D. Chi phí tính toán
2. Sự khan hiếm sẽ bị loại trừ bởi lý do nào dưới đây?
A. sự hợp tác
B. cạnh tranh
C. cơ chế thị trường
D. không đáp án nào đúng
3. Vấn đề nào dưới đây không thuộc kinh tế vi mô?
A. Sự khác biệt thu nhập của quốc gia
B. Sự thay đổi công nghệ
C. Tiền công và thu nhập
D. Tiêu dùng
4. Các kết hợp hàng hóa nằm phía trong đường giới hạn khả năng sản xuất là:
A.sản xuất không hiệu quả
B. phân bổ không hiệu quả
C. tiêu dùng không hiệu quả
D. không đáp án nào đúng.
5. Đối với hàng hóa thông thường, khi thu nhập giảm.....
A. đường cầu dịch chuyển sang trái.
B. đường cầu dịch chuyển sang phải.
C. đường cung dịch chuyển sang trái.
D. đường cung dịch chuyển sang phải.
6. Đường cung về thịt bò dịch chuyển là do yếu tố nào?
A. Thị hiếu về thịt bò thay đổi.
B. Giá hàng hóa liên quan với thịt bò thay đổi.
C. Thu nhập thay đổi.
D. Không điều nào đúng.
7. Điều gì chắc chắn gây ra sự gia tăng của lượng cân bằng?
A. Cả cung và cầu đều tăng
B. Cả cung và cầu đều giảm.
C. Sự tăng lên của cầu kết hợp với sự giảm xuống của cung.
D. Sự giảm xuống của cầu kết hợp với sự tăng lên của cung.
8. Nếu giá hàng hoá A tăng lên gây ra sự dịch chuyển đường cầu đối với hàng
hoá B về phía bên trái thì....
A. A và B là hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng
B. A và B là hàng hoá thay thế trong tiêu dùng
C. B là hàng hoá thứ cấp
D. B là hàng hoá bình thường
9. Với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, hạn hán có thể sẽ....
A. làm cho đường cung đối với lúa gạo dịch chuyển lên trên sang bên trái.
B. gây ra sự vận động dọc theo đường cung lúa gạo tới mức giá cao hơn.
C. gây ra cầu tăng làm cho giá lúa gạo cao hơn.
D. làm cho cầu đối với lúa gạo giảm xuống.
10. Đường cầu về hàng hóa A là (D): P = 75 - 6Q và đường cung (S):
P=35+2Q. Giá cân bằng trên thị trường sản phẩm A là bao nhiêu?
A. 5
B. 10
C. 40
D. 45
11. Đường cầu về hàng hóa A là (D): P = 75 - 6Q và đường cung (S):
P=35+2Q. Với mức giá thị trường là P = 30, thị trường sẽ ở trạng thái nào?
A. Dư thừa hàng hóa
B. Thiếu hụt hàng hóa
C. Cân bằng
D. Không có phương án nào đúng
12. Đường cầu về hàng hóa A là (D): P = 75 - 6Q và đường cung (S):
P=35+2Q. Với mức giá thị trường là P = 45, thị trường sẽ ở trạng thái nào?
A. Dư thừa hàng hóa
B. Thiếu hụt hàng hóa
C. Cân bằng
D. Không có phương án nào đúng
13. Thị trường sản phẩm A có hàm cung là P = Q/5 – 10, hàm cầu P =20 – Q/5.
Với giá thị trường P = 10, thị trường sẽ ở trạng thái như thế nào?
A. Cân bằng.
B. Dư thừa 50 đơn vị hàng hóa
C. Thiếu hụt 50 đơn vị hàng hóa
D. Dư thừa 100 đơn vị hàng hóa
14. Đường cầu nằm ngang có hệ số co giãn của cầu ...
A. theo giá bằng vô cùng
B. theo thu nhập là bằng không.
C. theo giá bằng không.
D. theo giá bằng 1.
15. Nếu cầu về một hàng hoá giảm khi thu nhập tăng thì...
A. hàng hoá đó là hàng hoá bình thường.
B. hàng hoá đó là hàng hoá xa xỉ
C. co dãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 0.
D. co dãn của cầu theo thu nhập ở giữa 0 và 1.
16. Khi giá hàng hoá tăng lên 1% mà tổng doanh thu giảm 1% thì cầu về hàng
hoá đó là...
A. Cầu co giãn
B. Cầu không co giãn
C. Cung không co giãn
D. Không kết luận được
17. Nếu X và Y là 2 hàng hoá bổ sung thì co dãn chéo EX,Y sẽ:
A. EX,Y > 0
B. EX,Y < 0
C. EX,Y = 0
D. EX,Y = 1
18. Hàng hóa Y có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập = 1,5. Ta nói đây là
hàng hóa
A. Thứ cấp
B. Thiết yếu
C. Xa xỉ
D. Không câu nào đúng
19. Cho hàm cầu về một loại hàng hóa A là Q = 18 – P. Hệ số co giãn của cầu
theo giá trong khoảng P = 10 đến P = 12 là bao nhiêu?
A. EpD = - 1,6
B. EpD = - 2,6
C. EpD = - 3,6
D. EpD = - 0,6
20. Cho hàm cầu về một loại hàng hóa A là Q = 18 – P. Hệ số co giãn của cầu
theo giá tại mức giá P = 8 là bao nhiêu?
A. EpD = - 0,6
B. EpD = - 0,8
C. EpD = - 2
D. EpD = - 3,6
21. Cho hàm cầu về một loại hàng hóa A là Q = 200-20P. Tại mức giá P = 8,
muốn tăng doanh thu doanh nghiệp nên làm gì?
A. Giảm giá.
B. Tăng giá.
C. Không thay đổi giá.
D. Tăng sản lượng cung ứng.
22. Lợi ích được định nghĩa là…
A. giá trị của hàng hóa.
B. sự hài lòng tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa
C. sự hài lòng hoặc thỏa mãn từ việc tiêu dùng hàng hóa
D. giá của hàng hóa
23. Khi lợi ích cận biên dương (MU>0) thì tổng lợi ích…
A. tăng lên.
B. giảm xuống.
C. không đổi.
D. tối đa
24. Một người tiêu dùng hai hàng hóa X và Y, với giá tương ứng là Px và Py.
Điều kiện để người tiêu dùng này tối đa hóa lợi ích là gì?
25. Đường ngân sách được hiểu là...
A. số lượng của mỗi hàng hóa một người tiêu dùng có thể mua.
B. các tập hợp hàng hóa khi người tiêu dùng chi hết ngân sách của mình.
C. mức tiêu dùng mong muốn đối với một người tiêu dùng.
D. các tập hợp hàng hóa được lựa chọn của một người tiêu dùng
26. Khi sản phẩm cận biên của lao động nhỏ hơn sản phẩm bình quân của lao
động thì…
A. sản phẩm bình quân của lao động đang tăng.
B. sản phẩm cận biên của lao động đang tăng.
C. đường tổng sản phẩm có độ dốc âm.
D. doanh nghiệp đang gặp năng suất cận biên giảm dần
27. Nếu đường ATC đang giảm, khi đó đường MC phải…
A. đang giảm.
B. đang tăng.
C. nằm phía trên đường ATC.
D. nằm phía dưới đường ATC
28. Phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A. Nếu MC tăng khi Q tăng thì ATC cũng tăng khi Q tăng.
B. Nếu ATC > MC thì ATC giảm khi Q tăng
C. MC = ATC tại mọi điểm thì ATC không đổi khi Q tăng.
D. Nếu ATC < MC thì ATC tăng khi Q tăng.
29. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chi phí kinh tế lớn hơn chi phí tính toán và lợi nhuận kinh tế lớn hơn lợi nhuận
tính toán.
B. Chi phí kinh tế lớn hơn chi phí tính toán và lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn lợi nhuận
tính toán.
C. Chi phí kinh tế nhỏ hơn chi phí tính toán và lợi nhuận kinh tế lớn hơn lợi nhuận
tính toán.
D. Chi phí kinh tế nhỏ hơn chi phí tính toán và lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn lợi nhuận
tính toán.
30. Chi phí cố định của một hãng là 100 triệu đồng. Nếu tổng chi phí để sản
xuất ra một sản phẩm là 120 triệu đồng, hai sản phẩm là 150 triệu đồng,
chi phí cận biên của sản phẩm thứ hai là…
A. 120 triệu đồng.
B. 50 triệu đồng.
C. 20 triệu đồng.
D. 30 triệu đồng
31. Khi hãng tăng lượng đầu vào từ (2L,2K) lên (4L,4K) thì sản lượng đầu ra
tăng từ 20 lên 45. Hàm sản xuất của hãng cho biết…
A. hiệu suất tăng theo quy mô.
B. hiệu suất giảm theo quy mô.
C. lợi tức tăng theo quy mô.
D. lợi tức giảm theo quy mô.
32. Hàm sản xuất nào dưới đây cho biết hiệu suất giảm dần theo quy mô?
A. Q = 2K + 3L.
B. Q = 0.5KL.
C. Q = 0.5K0.5L0.5 .
D. Q = 0.5K0.4L0.4
33. Điều nào dưới đây không xảy ra trong cạnh tranh hoàn hảo?
A. Có nhiều người bán.
B. Có những cản trở đáng kể đối với việc gia nhập ngành.
C. Người bán và người mua có thông tin hoàn hảo về giá của sản phẩm trên thị
trường.
D. Các hãng trong ngành không có lợi thế so với những người gia nhập mới.
34. Cản trở nào là cản trở tự nhiên đối với các hãng mới muốn xâm nhập thị
trường?
A. Bằng phát minh.
B. Tính kinh tế của quy mô.
C. Bản quyền.
D. Tất cả các đáp án đều đúng
35. Sức mạnh thị trường đề cập tới vấn đề gì?
A. Việc sản xuất một sản phẩm chất lượng cao mà rất ít người mua có thể cưỡng
lại được.
B. Khả năng đặt giá.
C. Khả năng đạt được chỉ tiêu sản xuất.
D. Khả năng kiểm soát thị trường
36. Đối với một nhà độc quyền, sự thay đổi tổng doanh thu do bán thêm một
đơn vị sản phẩm …
A. bằng giá sản phẩm.
B. lớn hơn giá sản phẩm.
C. lớn hơn chi phí cận biên.
D. nhỏ hơn giá sản phẩm
37. Nhận định nào dưới đây đúng với cả hãng độc quyền và hãng cạnh tranh
hoàn hảo?
A. Hãng tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất tại mức sản lượng có
doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên.
B. Hãng là người chấp nhận giá.
C. Hãng có thể bán bất cứ sản lượng nào tại mức giá hiện hành.
D. Chi phí cận biên nhỏ hơn giá bán
38. Một nhà độc quyền có hàm cầu về sản phẩm của mình là 500 – Q. Hàm
tổng chi phí TC = Q2 + 4Q + 8000. Lợi nhuận tối đa của nhà độc quyền thu
được là bao nhiêu?
A. 22752
B. 21500
C. 35500
D. 46624
39. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi AVC = 2Q + 4.
Nếu giá bán sản phảm là 84, hãng sẽ sản xuất tại mức sản lượng là bao nhiêu?
A. Q = 20.
B. Q = 40.
C. Q = 50.
D. Q = 60
40. Một nhà độc quyền có đường cầu P = 12 – Q và hàm tổng chi phí TC =
Q2+4. Chỉ số đo lường sức mạnh độc quyền là bao nhiêu?
A. 0,33.
B. 0,44.
C. 0,55.
D. 0,66
| 1/6

Preview text:

TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VI MÔ 1
1. Khi Chính phủ quyết định sử dụng nguồn lực để xây dựng một con đê,
nguồn lực đó sẽ không còn để xây đường cao tốc. Điều này minh họa khái niệm nào?
A. Chi phí cơ hội B. Chi phí cố định C. Chi phí kinh tế D. Chi phí tính toán
2. Sự khan hiếm sẽ bị loại trừ bởi lý do nào dưới đây? A. sự hợp tác B. cạnh tranh C. cơ chế thị trường
D. không đáp án nào đúng
3. Vấn đề nào dưới đây không thuộc kinh tế vi mô?
A. Sự khác biệt thu nhập của quốc gia
B. Sự thay đổi công nghệ C. Tiền công và thu nhập D. Tiêu dùng
4. Các kết hợp hàng hóa nằm phía trong đường giới hạn khả năng sản xuất là:
A.sản xuất không hiệu quả
B. phân bổ không hiệu quả
C. tiêu dùng không hiệu quả
D. không đáp án nào đúng.
5. Đối với hàng hóa thông thường, khi thu nhập giảm.....
A. đường cầu dịch chuyển sang trái.
B. đường cầu dịch chuyển sang phải.
C. đường cung dịch chuyển sang trái.
D. đường cung dịch chuyển sang phải.
6. Đường cung về thịt bò dịch chuyển là do yếu tố nào?
A. Thị hiếu về thịt bò thay đổi.
B. Giá hàng hóa liên quan với thịt bò thay đổi. C. Thu nhập thay đổi. D. Không điều nào đúng.
7. Điều gì chắc chắn gây ra sự gia tăng của lượng cân bằng?
A. Cả cung và cầu đều tăng
B. Cả cung và cầu đều giảm.
C. Sự tăng lên của cầu kết hợp với sự giảm xuống của cung.
D. Sự giảm xuống của cầu kết hợp với sự tăng lên của cung.
8. Nếu giá hàng hoá A tăng lên gây ra sự dịch chuyển đường cầu đối với hàng
hoá B về phía bên trái thì....
A. A và B là hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng
B. A và B là hàng hoá thay thế trong tiêu dùng
C. B là hàng hoá thứ cấp
D. B là hàng hoá bình thường
9. Với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, hạn hán có thể sẽ....
A. làm cho đường cung đối với lúa gạo dịch chuyển lên trên sang bên trái.
B. gây ra sự vận động dọc theo đường cung lúa gạo tới mức giá cao hơn.
C. gây ra cầu tăng làm cho giá lúa gạo cao hơn.
D. làm cho cầu đối với lúa gạo giảm xuống.
10. Đường cầu về hàng hóa A là (D): P = 75 - 6Q và đường cung (S):
P=35+2Q. Giá cân bằng trên thị trường sản phẩm A là bao nhiêu?
A. 5 B. 10 C. 40 D. 45
11. Đường cầu về hàng hóa A là (D): P = 75 - 6Q và đường cung (S):
P=35+2Q. Với mức giá thị trường là P = 30, thị trường sẽ ở trạng thái nào?
A. Dư thừa hàng hóa B. Thiếu hụt hàng hóa C. Cân bằng
D. Không có phương án nào đúng
12. Đường cầu về hàng hóa A là (D): P = 75 - 6Q và đường cung (S):
P=35+2Q. Với mức giá thị trường là P = 45, thị trường sẽ ở trạng thái nào?
A. Dư thừa hàng hóa B. Thiếu hụt hàng hóa C. Cân bằng
D. Không có phương án nào đúng
13. Thị trường sản phẩm A có hàm cung là P = Q/5 – 10, hàm cầu P =20 – Q/5.
Với giá thị trường P = 10, thị trường sẽ ở trạng thái như thế nào?
A. Cân bằng.
B. Dư thừa 50 đơn vị hàng hóa
C. Thiếu hụt 50 đơn vị hàng hóa
D. Dư thừa 100 đơn vị hàng hóa
14. Đường cầu nằm ngang có hệ số co giãn của cầu ...
A. theo giá bằng vô cùng
B. theo thu nhập là bằng không. C. theo giá bằng không. D. theo giá bằng 1.
15. Nếu cầu về một hàng hoá giảm khi thu nhập tăng thì...
A. hàng hoá đó là hàng hoá bình thường.
B. hàng hoá đó là hàng hoá xa xỉ
C. co dãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 0.
D. co dãn của cầu theo thu nhập ở giữa 0 và 1.
16. Khi giá hàng hoá tăng lên 1% mà tổng doanh thu giảm 1% thì cầu về hàng hoá đó là... A. Cầu co giãn B. Cầu không co giãn C. Cung không co giãn
D. Không kết luận được
17. Nếu X và Y là 2 hàng hoá bổ sung thì co dãn chéo EX,Y sẽ: A. EX,Y > 0 B. EX,Y < 0 C. EX,Y = 0 D. EX,Y = 1
18. Hàng hóa Y có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập = 1,5. Ta nói đây là hàng hóa A. Thứ cấp B. Thiết yếu C. Xa xỉ D. Không câu nào đúng
19. Cho hàm cầu về một loại hàng hóa A là Q = 18 – P. Hệ số co giãn của cầu
theo giá trong khoảng P = 10 đến P = 12 là bao nhiêu?
A. EpD = - 1,6 B. EpD = - 2,6 C. EpD = - 3,6 D. EpD = - 0,6
20. Cho hàm cầu về một loại hàng hóa A là Q = 18 – P. Hệ số co giãn của cầu
theo giá tại mức giá P = 8 là bao nhiêu?
A. EpD = - 0,6 B. EpD = - 0,8 C. EpD = - 2 D. EpD = - 3,6
21. Cho hàm cầu về một loại hàng hóa A là Q = 200-20P. Tại mức giá P = 8,
muốn tăng doanh thu doanh nghiệp nên làm gì?
A. Giảm giá. B. Tăng giá. C. Không thay đổi giá.
D. Tăng sản lượng cung ứng.
22. Lợi ích được định nghĩa là…
A. giá trị của hàng hóa.
B. sự hài lòng tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa
C. sự hài lòng hoặc thỏa mãn từ việc tiêu dùng hàng hóa D. giá của hàng hóa
23. Khi lợi ích cận biên dương (MU>0) thì tổng lợi ích… A. tăng lên. B. giảm xuống. C. không đổi. D. tối đa
24. Một người tiêu dùng hai hàng hóa X và Y, với giá tương ứng là Px và Py.
Điều kiện để người tiêu dùng này tối đa hóa lợi ích là gì?

25. Đường ngân sách được hiểu là...
A. số lượng của mỗi hàng hóa một người tiêu dùng có thể mua.
B. các tập hợp hàng hóa khi người tiêu dùng chi hết ngân sách của mình.
C. mức tiêu dùng mong muốn đối với một người tiêu dùng.
D. các tập hợp hàng hóa được lựa chọn của một người tiêu dùng
26. Khi sản phẩm cận biên của lao động nhỏ hơn sản phẩm bình quân của lao động thì…
A. sản phẩm bình quân của lao động đang tăng.
B. sản phẩm cận biên của lao động đang tăng.
C. đường tổng sản phẩm có độ dốc âm.
D. doanh nghiệp đang gặp năng suất cận biên giảm dần
27. Nếu đường ATC đang giảm, khi đó đường MC phải… A. đang giảm. B. đang tăng.
C. nằm phía trên đường ATC.
D. nằm phía dưới đường ATC
28. Phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A. Nếu MC tăng khi Q tăng thì ATC cũng tăng khi Q tăng.
B. Nếu ATC > MC thì ATC giảm khi Q tăng
C. MC = ATC tại mọi điểm thì ATC không đổi khi Q tăng.
D. Nếu ATC < MC thì ATC tăng khi Q tăng.
29. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chi phí kinh tế lớn hơn chi phí tính toán và lợi nhuận kinh tế lớn hơn lợi nhuận tính toán.
B. Chi phí kinh tế lớn hơn chi phí tính toán và lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn lợi nhuận tính toán.
C. Chi phí kinh tế nhỏ hơn chi phí tính toán và lợi nhuận kinh tế lớn hơn lợi nhuận tính toán.
D. Chi phí kinh tế nhỏ hơn chi phí tính toán và lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn lợi nhuận tính toán.
30. Chi phí cố định của một hãng là 100 triệu đồng. Nếu tổng chi phí để sản
xuất ra một sản phẩm là 120 triệu đồng, hai sản phẩm là 150 triệu đồng,
chi phí cận biên của sản phẩm thứ hai là…
A. 120 triệu đồng. B. 50 triệu đồng. C. 20 triệu đồng. D. 30 triệu đồng
31. Khi hãng tăng lượng đầu vào từ (2L,2K) lên (4L,4K) thì sản lượng đầu ra
tăng từ 20 lên 45. Hàm sản xuất của hãng cho biết…
A. hiệu suất tăng theo quy mô.
B. hiệu suất giảm theo quy mô.
C. lợi tức tăng theo quy mô.
D. lợi tức giảm theo quy mô.
32. Hàm sản xuất nào dưới đây cho biết hiệu suất giảm dần theo quy mô? A. Q = 2K + 3L. B. Q = 0.5KL. C. Q = 0.5K0.5L0.5 . D. Q = 0.5K0.4L0.4
33. Điều nào dưới đây không xảy ra trong cạnh tranh hoàn hảo?
A. Có nhiều người bán.
B. Có những cản trở đáng kể đối với việc gia nhập ngành.
C. Người bán và người mua có thông tin hoàn hảo về giá của sản phẩm trên thị trường.
D. Các hãng trong ngành không có lợi thế so với những người gia nhập mới.
34. Cản trở nào là cản trở tự nhiên đối với các hãng mới muốn xâm nhập thị trường? A. Bằng phát minh.
B. Tính kinh tế của quy mô. C. Bản quyền.
D. Tất cả các đáp án đều đúng
35. Sức mạnh thị trường đề cập tới vấn đề gì?
A. Việc sản xuất một sản phẩm chất lượng cao mà rất ít người mua có thể cưỡng lại được. B. Khả năng đặt giá.
C. Khả năng đạt được chỉ tiêu sản xuất.
D. Khả năng kiểm soát thị trường
36. Đối với một nhà độc quyền, sự thay đổi tổng doanh thu do bán thêm một đơn vị sản phẩm …
A. bằng giá sản phẩm.
B. lớn hơn giá sản phẩm.
C. lớn hơn chi phí cận biên.
D. nhỏ hơn giá sản phẩm
37. Nhận định nào dưới đây đúng với cả hãng độc quyền và hãng cạnh tranh hoàn hảo?
A. Hãng tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất tại mức sản lượng có
doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên.
B. Hãng là người chấp nhận giá.
C. Hãng có thể bán bất cứ sản lượng nào tại mức giá hiện hành.
D. Chi phí cận biên nhỏ hơn giá bán
38. Một nhà độc quyền có hàm cầu về sản phẩm của mình là 500 – Q. Hàm
tổng chi phí TC = Q2 + 4Q + 8000. Lợi nhuận tối đa của nhà độc quyền thu được là bao nhiêu?
A. 22752 B. 21500 C. 35500 D. 46624
39. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi AVC = 2Q + 4.
Nếu giá bán sản phảm là 84, hãng sẽ sản xuất tại mức sản lượng là bao nhiêu?
A. Q = 20. B. Q = 40. C. Q = 50. D. Q = 60
40. Một nhà độc quyền có đường cầu P = 12 – Q và hàm tổng chi phí TC =
Q2+4. Chỉ số đo lường sức mạnh độc quyền là bao nhiêu?
A. 0,33. B. 0,44. C. 0,55. D. 0,66