bài tập trắc nghiệm tổng cầu và sản lượng cân bằng
Trong nền kinh tế đơn giản không có chính phủ và ngoại thương, nếu tiêu dùng tự định là 50 tỉ, đầu tư tự định là 38 tỉ, khuynh hướng đầu tư biên là 0,2 và khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,75. Mức sản lượng cân bằng sẽ là. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47151201
1. Cho hàm chi tiêu chính phủ G = 5000; hàm thuế ròng T = 200 + 0,2Y. Biết rằng ngân sách
chính phủ thặng dư 750 đơn vị tiền. Sản lượng quốc gia khi ấy là: a. Y = 20.250 b. Y = 20.500 c. Y = 26.250 d. Y = 29,750
2. Trong nền kinh tế mở, điều kiện cân bằng là:
a. X – M = S – I – (T – G)
b. Y – (C + I + G) = (X – M) c. S+ G+ M = I+ T+ X
d. I = S – (Tn – G) – (X – M)
3. Giả sử không có chính phủ và ngoại thương, nếu tiêu dùng tự định là 200, đầu tư tự định là
100, tiết kiệm biên MPC = 0,8. Sản lượng cân bằng sẽ bằng: a. 1000 b. 1250 c. 1500 d. 1750 M2
4. Trong nền kinh tế đơn giản không có chính phủ và ngoại thương, nếu tiêu dùng tự định là 50
tỉ, đầu tư tự định là 38 tỉ, khuynh hướng đầu tư biên là 0,2 và khuynh hướng tiêu dùng biên là
0,75. Mức sản lượng cân bằng sẽ là: a. 1760 tỉ b. 2110 tỉ c. 1350 tỉ d. 2760 tỉ M1
5. Gọi G = chi tiêu chính phủ; T = thuế; Tr = chi chuyển nhượng. Thâm hụt ngân sách khi: a. T - (G + TR) < 0 b. T - (G + TR) > 0 c. T + (G - TR) < 0 d. T + (G + TR) < 0 M2
6. Gọi G = chi tiêu chính phủ; T = thuế; Tr = chi chuyển nhượng. Thặng dư ngân sách khi a. T - (G + TR) > 0 b. T + (G + TR) > 0 c. T - (G + TR) < 0 d. T + (G - TR) > 0 M2 lOMoAR cPSD| 47151201
7. Nếu thu nhập khả dụng tăng 100 triệu làm tiêu dùng tăng 90 triệu, khuynh hướng tiêu dùng biên là: a. 0,9 b. 0,6 c. 0,75 d. 0,8 M2
8. Nếu thu nhập khả dụng giảm 40 tỷ làm tiêu dùng giảm 30 tỷ thì hàm tiêu dùng có hệ số góc là: a. 0,75 b. 0,3 c. 0,4 d. 1,33 M2 9. Có thông tin như sau: Tiêu dùng Thu nhập khả dụng $600 $1 000 $900 $1 500 $1200 $2 000
Khuynh hướng tiêu dùng biên là: a. 0,6 b. 0,5 c. 0,75 d. 0,8 M2
10. Trong ngắn hạn, một sự suy giảm tổng cầu thường làm:
a. Tăng tiền lương thực tế của những người vẫn đang làm được theo hợp đồng
b. Chi phí sản xuất giảm nhanh hơn giá cả hàng hóa
c. Tổng cung cũng sẽ suy giảm theo
d. Mở rộng cơ hội kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp M2
11. Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng kinh tế thị trường có xu hướng cân bằng dài hạn ở mức
toàn dụng dựa vào giả định chấp nhận là:
a. Giá cả và tiền lương là hoàn toàn linh hoạt
b. Nguyên lý “bàn tay vô hình” của Adam Smith
c. Hàng hóa thì điều chỉnh linh hoạt còn nguồn lực thì không linh hoạt
d. Tự do hóa các chính sách thương mại quốc tế M2 lOMoAR cPSD| 47151201
12. Nếu hàm tiêu dùng C cắt đường phân giác 450 tại mức có Yd = 3.000 và xu hướng tiêu dùng biên bằng 0,8 thì:
a. Tiết kiệm âm khi Yd nhỏ hơn 3.000
b. Tại đó không có chi tiêu tự định
c. Tại đó tiết kiệm là 600
d. Tại đó tiêu dùng bằng tiết kiệm M1
13. Quan điểm cho rằng những nỗ lực để tiết kiệm nhiều hơn trong những trường hợp nhất định
có thể làm số tiền tiết kiệm thực tế giảm đi được gọi là: a. Nghịch lý tiết kiệm b. Bẫy thanh khoản
c. Hiệu ứng tiết kiệm tự động d. Hiệu ứng keo kiệt M1
14. So với các phần khác cấu thành GDP thì tiêu dùng được coi là thành phần:
a. Ổn định nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất
b. Dễ thay đổi nhất và dẫn tới chu kỳ kinh doanh
c. Bị ảnh hưởng chủ yếu bởi kỳ vọng và lãi suất
d. Chủ yếu là tự định M1
15. Mức sản lượng tiềm năng là mức đầu ra nền kinh tế sản xuất ở:
a. Mức sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả
b. Tại điểm đường giới hạn khả năng sản xuất gặp trục tung
c. Mức có tỷ lệ thất nghiệp bằng không
d. Tại mức chi tiêu bằng sản lượng M1
16. Những người có tiêu dùng vượt mức thu nhập khả dụng được coi là có: a. Tiết kiệm âm b. Đầu tư âm
c. Thặng dư tiêu dùng tăng d. Không có tiết kiệm M1
17. Mô hình nền kinh tế vĩ mô giản đơn chỉ có khu vực tư nhân giả định là không có:
a. Xuất nhập khẩu, thuế và chi tiêu chính phủ
b. Tiêu dùng, đầu tư, thất nghiệp
c. Tiết kiệm, đầu tư, lãi suất
d. Sự khác nhau giữa đầu tư thực tế và đầu tư danh nghĩa M1 lOMoAR cPSD| 47151201
18. “Cầu sẽ tạo ra cung bằng chính nó” khi nền kinh tế suy thoái là quan điểm của a. Lý thuyết Keynes b. Định luật Say
c. Các nhà kinh tế “trọng cung”
d. Lý thuyết cổ điển M2
19. Thu nhập khả dụng năm ngoái của tôi là 30 triệu, năm nay tăng lên 32 triệu. Nếu xu hướng
tiêu dùng biên là 0,8 thì tiêu dùng của tôi năm nay sẽ nhiều hơn năm ngoái là: a. 1,6 triệu b. 2 triệu c. 9,6 triệu d. 11 triệu M1
20. Câu nào sau đây về số nhân là đúng?
a. Khuynh hướng tiêu dùng biên càng nhỏ chừng nào thì số nhân càng nhỏ chừng nấy
b. Số nhân có giá trị từ không đến một
c. Số nhân chỉ phụ thuộc vào khuynh hướng tiêu dùng biên
d. Không có tác động số nhân khi chi tiêu tự định giảm M2
21. Xu hướng tiết kiệm biên bằng:
a. Phần thay đổi của thu nhập khả dụng chia cho phần thay đổi tiết kiệm
b. Thu nhập khả dụng chia cho tiêu dùng
c. Thu nhập khả dụng chia cho tiết kiệm
d. Phần thay đổi của thu nhập khả dụng chia cho phần thay đổi tiêu dùng M1
22. Mức đầu tư tự định chủ yếu bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong: a. Chi phí sản xuất
b. Lãi suất thị trường và tỷ suất sinh lợi c. Thu nhập cá nhân
d. Mức thâm hụt ngân sách M2
23. Tốc độ tăng xuất khẩu chậm hơn tốc độ tăng nhập khẩu sẽ làm cho: a. Giảm tổng cầu b. Thất nghiệp giảm c. Tăng lạm phát
d. Giảm thâm hụt cán cân thương mại M1
24. Tổng cầu sẽ không tăng nếu tăng: a. Nhập khẩu lOMoAR cPSD| 47151201 b. Xuất khẩu c. Đầu tư d. Chi tiêu chính phủ M1
25. Tiết kiệm trong mô hình đơn giản của Keynes thì:
a. Có giá trị âm nếu tiêu dùng nhiều hơn thu nhập
b. Không đổi và có giá trị dương
c. Được quyết định chủ yếu bởi lãi suất
d. Luôn duy trì giá trị âm M1
26. Nếu xu hướng tiêu dùng biên giảm thì xu hướng tiết kiệm biên: a. Chắc chắn tăng b. Chắc chắn giảm
c. Có thể giảm hoặc không đổi
d. Có thể tăng hoặc không đổi M1
27. “Nghịch lý tiết kiệm” của John Maynard Keynes diễn tả khả năng là:
a. Tăng tiết kiệm ở những thời điểm sai lầm sẽ làm suy thoái thêm trầm trọng
b. Đầu tư là tự định
c. Nỗ lực tiết kiệm nhiều hơn sẽ làm giảm suất sinh lợi của đầu tư
d. Tiêu dùng chắc chắn giảm khi hộ gia đình nỗ lực tiết kiệm nhiều hơn M1
28. Đầu tư trong kinh tế sẽ được dễ dàng hơn nhờ:
a. Đầu tư tài chính bằng cách mua cổ phiếu của hộ gia đình
b. Lãi suất cao trên thị trường vốn
c. Tỷ lệ tiết kiệm thấp của hộ gia đình
d. Thâm hụt ngân sách của chính phủ M2
29. Mức chi tiêu có quan hệ biến đổi theo GDP gọi là:
a. Chi tiêu ứng dụ (cảm ứng) b. Chi tiêu tự định c. Chi tiêu cố định d. Chi tiêu về sau M1
30. Xu hướng tiêu dùng biên được diễn tả trên đồ thị bởi độ dốc của:
a. Đường biểu diễn hàm tiêu dùng b. Đường phân giác 450
c. Đường biểu diễn hàm tiết kiệm lOMoAR cPSD| 47151201
d. Đường nối từ gốc tọa độ đến điểm đang xét trên hàm tiêu dùng M1
31. Theo lý thuyết cổ điển về thị trường lao động thì mức hữu dụng được kích thích trong thời kỳ suy thoái:
a. Nếu tiền lương giảm nhanh hơn giá cả b. Bởi tổng cầu giảm
c. Bởi mức giảm phát không trông đợi
d. Bởi máy móc thay thế cho lao động M2
32. Đường biểu diễn tiêu dùng của hộ gia đình sẽ không dịch chuyển khi có sự thay đổi của:
a. Thu nhập khả dụng của hộ gia đình
b. Sự kỳ vọng của hộ gia đình
c. Tài sản có liên quan đến nợ nần của hộ gia đình d. Thị hiếu tiêu dùng M1
33. Trong tính toán GDP, thu nhập cá nhân khả dụng trừ đi tiết kiệm bằng: a. Tiêu dùng cá nhân b. Nợ ròng
c. Đầu tư tài chính cá nhân
d. Thay đổi trong tài sản ròng M1
34. Trường phái cổ điển cho rằng nền kinh tế có khả năng tự điều chỉnh về mức sản lượng tiềm
năng trong dài hạn thì sẽ mâu thuẫn với:
a. Sự kém linh hoạt của tiền lương và giá cả
b. Xu hướng các doanh nghiệp sẽ tăng giá khi tổng cầu tăng
c. Những khả năng thống nhất để đạt mức lương cao hơn khi nhu cầu lao động tăng
d. Sự linh hoạt của lãi suất, tiền lương và giá cả để đảm bảo mức toàn dụng M2
35. Lý thuyết vĩ mô của trường phái cổ điển cho rằng:
a. Sự linh hoạt của lãi suất, tiền lương và giá cả sẽ đảm bảo mức toàn dụng
b. Thay đổi lãi suất sẽ làm bất ổn nền kinh tế thị trường
c. Thất nghiệp không tự nguyện xảy ra khi nền kinh tế ở mức toàn dụng nhân công
d. Tăng lãi suất sẽ khuyến khích các doanh nghiệp vay mượn M1
36. Theo lý thuyết của Keynes, trong một thời kỳ bùng nổ hay suy thoái thì mức đầu ra, thu nhập
và việc làm được quyết định chủ yếu bởi: lOMoAR cPSD| 47151201 a. Tổng cầu
b. Những hoạt động thị trường thuần túy c. Lãi suất d. Tổng cung M1
37. Mức thuế biên càng thấp thì:
a. Số nhân chi tiêu càng lớn
b. Không ảnh hưởng đến số nhân chi tiêu
c. Số nhân chi tiêu càng nhỏ
d. Thuế càng tác động đến sản lượng M1
38. Kinh tế học của Keynes cho rằng: trong ngắn hạn
a. Tổng cầu quyết định sản lượng
b. Sản lượng quyết định tổng cầu
c. Tổng cung quyết định sản lượng
d. Cả tổng cung lẫn tổng cầu cùng quyết định sản lượng M1
39. Giá trị số nhân của tổng cầu phản ánh:
a. Mức thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi 1 đơn vị
b. Mức thay đổi của tổng cầu khi sản lượng thay đổi 1 đơn vị
c. Mức thay đổi của sản lượng khi chi chuyển nhượng thay đổi 1 đơn vị
d. Mức thay đổi của tổng cầu khi chi tiêu thay đổi 1 đơn vị M1
40. Hệ số tiêu dùng biên thể hiện:
a. Phần tiêu dùng giảm xuống khi thu nhập khả dụng giảm 1 đơn vị
b. Phần thu nhập khả dụng tăng thêm khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị
c. Phần thu nhập khả dụng tiêu dùng giảm xuống khi tiêu dùng giảm 1 đơn vị
d. Phần tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng giảm 1 đơn vị M1
41. Hệ số tiết kiệm biên thể hiện:
a. Phần tiết kiệm tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng 1 đơn vị
b. Phần tiết kiệm tối thiểu khi thu nhập khả dụng bằng không (Yd=0 )
c. Phần tiết kiệm tăng thêm khi sản lượng tăng 1 đơn vị
d. Phần sản lượng tăng thêm khi tiết kiệm tăng 1 đơn vị M1
42. Đầu tư tư nhân có mối quan hệ: lOMoAR cPSD| 47151201
a. Đồng biến với sản lượng và nghịch biến với lãi suất
b. Đồng biến với lãi suất và sản lượng
c. Nghịch biến với sản lượng
d. Đồng biến với lãi suất M1
43. Nhân tố không ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng của hộ gia đình là:
a. Chi cho hàng hóa và dịch vụ của chính phủ b. Thu nhập khả dụng c. Thu nhập kỳ vọng d. Lãi suất M1
44. Khái niệm thu nhập khả dụng Yd:
a. Bằng sản lượng trừ đi các khoản thuế và cộng với phần chi chuyển nhượng của chính phủ
b. Là tổng thu nhập của hộ gia đình
c. Bằng thu nhập Y trừ đi các khoản thuế
d. Bằng thu nhập Y cộng với phần chi chuyển nhượng của chính phủ M1
45. Với thu nhập khả dụng cho trước sẽ được hộ gia đình dùng để:
a. Tiêu dùng và tiết kiệm b. Tiêu dùng và đầu tư
c. Tiết kiệm và đầu tư
d. Tiêu dùng và nộp thuế M1
46. Hàm số tiêu dùng C = C0 + CmYd muốn diễn tả:
a. Sự phụ thuộc của tiêu dùng vào thu nhập khả dụng
b. Sự độc lập của chi tiêu của hộ gia đình với thu nhập khả dụng
c. Khi thu nhập khả dụng giảm 1 đơn vị thì tiêu dùng tăng Cm đơn vị
d. Khi tiêu dùng thay đổi Cm đơn vị thì thu nhập khả dụng thay đổi 1 đơn vị M1
47. Khi tiêu dùng tự định C0 = 2 thì tiết kiệm tự định S0 bằng: a. - 2 b. + 2 c. +1/2 d. - 1/2 lOMoAR cPSD| 47151201 M1
48. Khi khuynh hướng tiêu dùng biên Cm = 0,7 thì khuynh hướng tiết kiệm biên Sm bằng: a. 0,3 b. 0,7 c. - 0,7 d. - 0,3 M1
49. Hàm tiêu dùng có dạng C = 1000 + 0,75 Yd thì hàm tiết kiệm là: a. S = -1000 + 0,25 Yd b. S = 1000 + 0,25 Yd c. S = -1000 + 0,75 Yd d. S = 1000 + 0,75 Yd M1
50. Với khuynh hướng tiết kiệm biên bằng 0,2 thì khi thu nhập khả dụng tăng thêm 10 sẽ làm: a. Tiêu dùng tăng thêm 8 b. Tiêu dùng tăng thêm 2 c. Tiêu dùng giảm thêm 2 d. Tiêu dùng giảm thêm 8 M1
51. Hàm thuế T = 0,1Y và khuynh hướng tiết kiệm biên Sm = 0,2 thì khi sản lượng tăng 10: a. Tiêu dùng tăng 7,2 b. Tiêu dùng tăng 9 c. Tiêu dùng tăng 1,8 d. Tiêu dùng tăng 8 M2
52. Cân bằng của nền kinh tế giản đơn không có chính phủ khi:
a. Tiết kiệm của khu vực hộ gia đình sẽ bằng đầu tư của khu vực doanh nghiệp
b. Tiêu dùng của khu vực hộ gia đình bằng tiết kiệm của hộ gia đình
c. Tiết kiệm bằng không
d. Đầu tư của doanh nghiệp sẽ bằng với tiêu dùng hộ gia đình M1
53. Giá trị của khuynh hướng tiêu dùng biên luôn:
a. Lớn hơn không và nhỏ hơn 1 b. Lớn hơn một c. Nhỏ hơn không lOMoAR cPSD| 47151201 d. Nhỏ hơn 1 M1
54. Thể hiện mối quan hệ giữa khuynh hướng tiêu dùng biên Cm với khuynh hướng tiết kiệm biên
Sm qua biểu thức nào sau đây: a. Cm = 1- Sm b. Cm = 1/ Sm c. Cm = Sm d. Cm - Sm = 1 M1
55. Hàm tiêu dùng C= C0 + CmYd :
a. Cm thể hiện bởi độ dốc của đường tiêu dùng C
b. C0 chính là khuynh hướng tiêu dùng biên
c. C0 thể hiện độ dốc của đường tiêu dùng C
d. Cm là tiêu dùng tự định M1
56. Hàm tiêu dùng C= C0 + CmYd và hàm thuế ròng T= T0 + TmY. Hàm tiêu dùng theo sản lượng được xác định là:
a. C = (C0 – Cm T0) + Cm (1- Tm)Y
b. C = C0 + Cm Y + Cm T0 – Cm Tm Y c. C = C0 + (Cm – Tm)Y d. C = C0 + (Cm + Tm)Y – T0 M2
57. Cho hàm tiết kiệm S= S0 + Sm Yd . Tìm câu phát biểu SAI trong các phát biểu dưới đây:
a. Tiết kiệm tự định S0 bằng 0 khi tiêu dùng C bằng thu nhập khả dụng Yd
b. Tiết kiệm tự định S0 là phần tiết kiệm không phụ thuộc vào thu nhập khả dụng Yd
c. Tiết kiệm tự định S0 luôn luôn âm
d. Tiết kiệm biên luôn dương M2 58. Đầu tư tư nhân I:
a. Chỉ gồm phần bù đắp giá trị hao mòn của tài sản cố định
b. Chỉ có tác động đến tổng cầu mà không tác động đến tổng cung
c. Có tác động đến tổng cầu trong ngắn hạn và tổng cung trong dài hạn
d. Có tác động đến cả tổng cầu và tổng cung trong ngắn hạn lOMoAR cPSD| 47151201 M2
59. Đầu tư có thể tăng khi: a. Sản lượng tăng b. Thuế suất tăng c. Tiết kiệm tăng d. Lãi suất tăng M1
60. Với hàm đầu tư I = I0 + ImY thì Im được gọi là:
a. Đầu tư biên theo sản lượng
b. Đầu tư biên theo lãi suất
c. Đầu tư biên theo thuế suất d. Đầu tư tự định M1
61. Với hàm đầu tư I = I0 + ImY (0< Im< 1), tìm câu phát biểu sai:
a. Khuynh hướng đầu tư biên tăng theo sản lượng
b. I0 là đầu tư tự định, không phụ thuộc vào sản lượng
c. Đầu tư tăng theo sản lượng
d. I0 là đầu tư tự định luôn có giá trị dương M1 62. Hàm đầu tư I = I r r
0 + ImY + Im r (Y là sản lượng, r là lãi suất) thì biến số có giá trị âm là: a. Im b. I0 c. Im d. Cả I r 0 và Im M1
63. Nếu chi tiêu của chính phủ là tự định G = G0 và thuế ròng là một hàm đồng biến theo sản
lượng. Sản lượng càng tăng thì ngân sách của chính phủ có khuynh hướng: a. Được cải thiện b. Xấu đi
c. Hướng đến cân bằng
d. Có thể xấu đi mà cũng có thể được cải thiện M1
64. Câu nào sau đây không đúng:
a. Thuế ròng TN = Tr – Tx
b. Nguồn thu của chính phủ là thuế TX lOMoAR cPSD| 47151201
c. Phần chi của chính phủ bao gồm có chi chuyển nhượng (Tr) và chi tiêu cho hàng hoá dịch vụ (G)
d. Ngân sách chính phủ là mối liên quan giữa thuế ròng và chi tiêu về hàng hoá dịch vụ của chính phủ M1
65. Chi tiêu chính phủ G = 3.000; Hàm thuế ròng T = 100 + 0,1Y. Nếu ngân sách chính phủ thâm
hụt 400 thì sản lượng quốc gia khi ấy là: a. Y = 24.000 b. Y = 25.000 c. Y = 35.000 d. Y = 34.000 M1
66. Sản lượng năm t đạt 30.000, chi tiêu về hàng hoá dịch vụ của chính phủ được ấn định là 5.000.
Hàm thuế ròng T= 500 + 0,15 Y. Ngân sách chính phủ trong năm t sẽ: a. Cân bằng b. Thặng dư c. Thâm hụt d. Không thể xác định M1
67. Phát biểu nào không đúng về xuất khẩu :
a. Xuất khẩu đồng biến với sản lượng
b. Hàm xuất khẩu là một hàm tự định
c. Đường biểu diễn của hàm xuất khẩu theo sản lượng là một đường nằm ngang
d. Xuất khẩu không phụ thuộc sản lượng M1
68. Với hàm nhập khẩu M= M0 + MmY. Tìm câu phát biểu sai:
a. Khi sản lượng tăng, khuynh hướng nhập khẩu biên (Mm) cũng sẽ tăng
b. Khi sản lượng tăng nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng
c. Hàm nhập khẩu là một hàm đồng biến với sản lượng quốc gia
d. M0 luôn có giá trị dương M1
69. Cán cân thương mại cân bằng khi:
a. Xuất khẩu ròng bằng không lOMoAR cPSD| 47151201
b. Xuất khẩu ròng bằng nhập khẩu
c. Nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu
d. Nhập khẩu bằng không M1
70. Sản lượng quốc gia tăng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm cán cân thương mại: a. Xấu đi b. Cân bằng c. Được cải thiện
d. Không xác định được M1
71. Sản lượng quốc gia năm t là Y = 30.000, cán cân thương mại thâm hụt 1.000 đơn vị tiền; hàm
nhập khẩu M= 100 + 0,2Y. Xuất khẩu của năm t sẽ là: a. 5.100 b. 6.000 c. 6.100 d. 5.000 M2
72. Với một nền kinh tế đóng không có chính phủ và đầu tư biên bằng không. Nếu khuynh hướng
tiêu dùng biên Cm = 0,75 thì số nhân tổng cầu k sẽ là: a. k = 4 b. k = 1,25 c. k = 7,5 d. k = 5 M1
73. Với một nền kinh tế đóng không có chính phủ và đầu tư biên bằng không. Khuynh hướng tiết
kiệm biên Sm = 0,2 thì số nhân tổng cầu sẽ là: a. k = 5 b. k = 7,5 c. k = 2,5 d. k = 1,25 M1
74. Khi mọi người đều gia tăng tiết kiệm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì: a. Sản lượng giảm b. Sản lượng tăng
c. Sản lượng không thay đổi
d. Sản lượng có thể tăng hoặc giảm lOMoAR cPSD| 47151201 M1
75. Điều kiện cân bằng của nền kinh tế mở là: a. S+T-X = I+G-M b. I+T+G = S+I+M c. S+T+X = I+G+M d. S+M+G = I+T+X M1
76. Nền kinh tế giản đơn không có chính phủ và ngoại thương có tiêu dùng tự định là 30, hàm đầu
tư I = 40, tiết kiệm biên Sm = 0,1. Sản lượng cân bằng sẽ bằng: a. 700 b. 100 c. 70 d. 400 M2
77. Với hàm đầu tư I = 200 + 0,2Y thì khi sản lượng tăng 10 tỷ đầu tư sẽ: a. Tăng 2 tỷ b. Tăng 10 tỷ c. Tăng 200 tỷ d. Giảm 2 tỷ M1
78. Nền kinh tế giản đơn không có chính phủ và ngoại thương có tiêu dùng tự định C0 là 46 tỉ, đầu
tư tự định I0 là 35 tỉ, khuynh hướng đầu tư biên Im là 0,2 và khuynh hướng tiêu dùng biên Cm
là 0,7. Mức sản lượng cân bằng sẽ là: a. 810 tỉ b. 210 tỉ c. 350 tỉ d. 700 tỉ M2
79. Nền kinh tế đơn giản chỉ có hộ gia đình và doanh nghiệp có các hàm C=120 + 0,7Yd;
I=50+0,1Y thì sản lượng cân bằng sẽ là: a. 850 b. 600 c. 1.000 d. 750 M2 lOMoAR cPSD| 47151201
80. Số nhân tổng cầu của nền kinh tế đóng sẽ là bao nhiêu nếu khuynh hướng tiêu dùng biên
Cm=0,8; thuế biên Tm = 0,2; đầu tư biên Im = 0,16: a. k = 5 b. k = 2,5 c. k = 3 d. k = 4 M1
81. Xu hướng tiết kiệm biên Sm=0,2; thuế biên Tm=0,1; đầu tư biên Im=0,08. Số nhân tổng cầu của nền kinh tế đóng là: a. k=5 b. k=2,5 c. k=3 d. k=4 M1
82. Chính phủ tăng chi chuyển nhượng 10 tỉ và xu hướng tiết kiệm biên là 0,25 sẽ làm tổng cầu: a. Tăng 7,5 tỉ b. Tăng 75 tỉ c. Tăng 2,5 tỉ d. Tăng 25 tỉ M2
83. Nếu tiêu dùng biên Cm =0,6; nhập khẩu biên Mm = 0,1; C0 = 35; I0 = 105; G =140; X = 40; M0
=35; Im = 0 thì sản lượng cân bằng sẽ là: a. 570 b. 360 c. 610 d. 720 M3
84. Nếu nhập khẩu tự định M0 = 6; Nhập khẩu biên Mm = 0,1. Khi sản lượng Y=450 thì giá trị nhập khẩu là: a. M=51 b. M=37 c. M=41 d. M=63 M1
85. Nền kinh tế đóng có các hàm C = 100 + 0,8Yd ; I = 50; G = 20. Nếu ngân sách cân bằng thì
sản lượng cân bằng sẽ là: lOMoAR cPSD| 47151201 a. Y = 770 b. Y = 850 c. Y = 830 d. Y = 750 M2
86. Với Cm = 0,55; Im = 0,14;Tm= 0,2; Mm = 0,08 thì số nhân tổng cầu là: a. k =2 b. k =1,5 c. k =2,5 d. k =3 M1
87. Hàm tiêu dùng thể hiện mối quan hệ giữa chi tiêu cho tiêu dùng và: a. Thu nhập khả dụng b. Lãi suất c. Mức giá d. Tiết kiệm M1
88. Nếu chi tiêu của hộ gia đình vượt quá thu nhập khả dụng thì:
a. Tiết kiệm của hộ gia đình âm
b. Tiết kiệm hộ gia đình bằng không
c. Của cải của hộ gia đình bằng không
d. Hộ gia đình tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm M1
89. Đường biểu diễn hàm tiêu dùng có hệ số góc thể hiện bởi: a.
Khuynh hướng tiêu dùng biên b. Tiêu dùng tự định c.
Tiết kiệm biên cộng tiêu dùng biên d.
Khuynh hướng tiết kiệm biên M1
90. Thuế ròng bằng 25 phần trăm của GDP thực, khuynh hướng tiêu dùng biên theo thu nhập khả
dụng là 0,8 thì khuynh hướng tiêu dùng biên theo GDP thực là: a. 0,6 b. 0,2 c. 0,4 lOMoAR cPSD| 47151201 d. 0,8 M2
91. Nếu tỷ lệ lạm phát là 17% và lãi suất danh nghĩa là 12% thì lãi suất thực tế là: a. - 5% b. 29 % c. 12 % d. 5 % M1
92. Nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng khi a.
Đồng tiền Việt Nam lên giá b.
Mức độ chuyên môn hóa quốc tế giảm c.
Thu nhập của Việt Nam giảm d.
Thu nhập của thế giới tăng M2
93. Xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng khi: a.
Thu nhập của nước ngoài tăng lên b.
Lãi suất của Việt Nam giảm c.
Thu nhập của Việt Nam tăng d.
Đồng tiền Việt Nam lên giá M1
94. Đặc điểm của chi tiêu tự định là nó độc lập với: a. GDP thực b. Lãi suất c. Tỷ giá hối đoái d.
Thu nhập kỳ vọng trong tương lai M2
95. Khi hàng tồn kho ngoài dự kiến tăng lên, tổng chi tiêu: a.
Nhỏ hơn GDP thực và doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng b.
Lớn hơn GDP thực và doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng c.
Lớn hơn GDP thực và doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng d.
Nhỏ hơn GDP thực và doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng M2