Bài tập triết học 9 | Trường Đại học Giao thông Vận tải
Bài tập triết học 9 | Trường Đại học Giao thông Vận tải được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học mác - lênin (TH01)
Trường: Đại học Giao thông vận tải
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40342981 BÀI TẬP TRIẾT HỌC 9
1. Nêu khái niệm thực tiễn. Phân tích các hình thức cơ bản của thực tiễn.
- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất - cảm tính, có tính lịch sử -
xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại
tiến bộ. -Các hình thức cơ bản của thực tiễn:
+ Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn có sớm nhất, cơ bản nhất,
quan trọng nhất, vì ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất đã phải tiến
hành sản xuất vật chất dù là giản đơn để tồn tại. Sản xuất vật chất biểu thị mối
quan hệ của con người với tự nhiên và là phương thức tồn tại cơ bản của con người
và xã hội loài người. Không có sản xuất vật chất, con người và xã hội loài người
không thể tồn tại và phát triển. Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tồn tại của các
hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người.
+ Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao
của con người nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các
quan hệ xã hội, v.v.. Hoạt động chính trị - xã hội bao gồm các hoạt động như đấu
tranh giai cấp; đấu tranh giải phóng dân tộc; đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến
bộ xã hội; đấu tranh cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội, nhằm tạo ra môi trường
xã hội dân chủ, lành mạnh, thuận lợi cho con người phát triển. Thiếu hình thức
hoạt động thực tiễn này, con người và xã hội loài người cũng không thể phát triển bình thường.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học là hình thức đặc biệt của hoạt động thực
tiễn, vì trong hoạt động thực nghiệm khoa học, con người chủ động tạo ra những
điều kiện không có sẵn trong tự nhiên để tiến hành thực nghiệm khoa học theo mục
đích mà mình đã đề ra. Trên cơ sở đó, vận dụng những thành tựu khoa học, kỹ
thuật, công nghệ vào sản xuất vật chất, vào cải tạo chính trị - xã hội, cải tạo các
quan hệ chính trị - xã hội.
2. Giải thích giai đoạn nhận thức cảm tính và liên hệ với cuộc sống của sinh viên.
- Nhận thức cảm tính: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, gắn
liềnvới thực tiễn. Ở giai đoạn này, nhận thức của con người phản ánh trực tiếp khách lOMoAR cPSD| 40342981
thể thông qua các giác quan, được diễn ra dưới ba hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng.
- Liên hệ với cuộc sống của sinh viên:
+ Cảm giác là hình thức đầu tiên, giản đơn nhất của quá trình nhận thức ở giai
đoạn cảm tính, được nảy sinh do sự tác động trực tiếp của khách thể lên các giác
quan của con người, đưa lại cho con người những thông tin trực tiếp, giản đơn nhất
về một thuộc tính riêng lẻ của sự vật. Cảm giác chính là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan. Thế giới khách quan là nguồn gốc, nội dung khách quan của cảm
giác, do đó là nguồn gốc của mọi hiểu biết của con người.
+ Tri giác cũng là một hình thức nhận thức của giai đoạn trực quan sinh động
(nhận thức cảm tính). Tri giác là kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng
thời lên nhiều giác quan của con người. Do đó, có thể nói, tri giác là tổng hợp của
nhiều cảm giác. Vì vậy, tri giác cho ta hình ảnh về sự vật trọn vẹn hơn cảm giác.
Nhưng tri giác vẫn là hình ảnh trực tiếp, cảm tính về sự vật. Từ tri giác, nhận thức
chuyển lên hình thức cao hơn là biểu tượng.
+ Biểu tượng là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảm tính.
Khác với cảm giác và tri giác, biểu tượng là hình ảnh sự vật được tái hiện trong óc,
khi sự vật không trực tiếp tác động vào giác quan của con người. Nhưng biểu
tượng vẫn giống tri giác ở chỗ, là hình ảnh cảm tính về sự vật, mặc dù tương đối
hoàn chỉnh. Do đó, biểu tượng chưa phải là hình thức của nhận thức lý tính, mà
như là khâu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính. -Liên
hệ: Khi đang trong giờ học, có một bạn trong lớp kêu: “ Giờ mà có miếng xoài
xanh chấm muối ớt thì tuyệt vời.” Dù chưa có ăn cũng chưa có thấy miếng xoài
nhưng em vẫn chảy nước miếng, trong đầu đã