-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập tự học số 1 Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khoa học là hệ thống tri thức phản ánh bản chất, quy luật sự vật hiện tượng hay quá trình, hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn. Nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học tìm tòi khám phá bản chất và quy luật vận động của thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Bài tập tự học số 1 Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khoa học là hệ thống tri thức phản ánh bản chất, quy luật sự vật hiện tượng hay quá trình, hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn. Nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học tìm tòi khám phá bản chất và quy luật vận động của thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 69 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ---------- BÀI KI M Ể TRA T H Ự ỌC SỐ 1
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâ m Mã sinh viên: 2356020040
Lớp tín chỉ: TG01004_K43_3 Hà Nội, 202 5
BÀI KIỂM TRA TỰ HỌC SỐ 1
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XH&NV
----------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: Anh/chị hãy trình bày đặc điểm và chức năng của hoạt động nghiên cứu khoa học ?
Khoa học là hệ thống tri thức phản ánh cái bản chất, tính quy luật của sự vật hiện
tượng hay quá trình, hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn.
Nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm tìm tòi, khám
phá bản chất và các quy luật vận động của thế giới, ứng dụng vào các quá trình xã
hội để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần mãn nhu cầu của con người.
Hoạt động nghiên cứu khoa học có những đặc điểm sau:
a. Tính mới và sự kế thừa
Tính mới là biểu hiện quan trọng nhất, là thuộc tính số một của lao động khoa học.
Nghiên cứu khoa học luôn hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo những sự
vật, những giải pháp quản lý và công nghệ mới.
Biểu hiện tính mới trong nghiên cứu khoa học là sự không chấp nhận lặp lại về
phương pháp, cách tiếp cận hay sản phẩm tạo ra. Tính mới không mâu thuẫn mà bao
hàm trong nó sự kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước.
Thành quả nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào thái độ của nhà khoa học trước những
giá trị khoa học mà nhân loại đã sáng tạo ra.
b.Tính khách quan, tin cậy, trung thực của thông tin
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học là những tri thức thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như bài báo khoa học, mẫu sản phẩm, mô hình sản xuất thí điểm... song
đều đem đến cho người tiếp nhận những tin tức, thông báo và hiểu biết mới. Sự gắn
bó giữa thông tin - tri thức, tri thức - thông tin ở hoạt động nghiên cứu khoa học làm
nên đặc trưng của hoạt động này. Thông tin là nguyên liệu của hoạt động nghiên
cứu. Thông qua quá trình xử lý thông tin của tư duy (phân tích - tổng hợp, khái quát
hóa,...) để hình thành tri thức mới. Khi đƣa vào hệ t ố
h ng lưu chuyển xã hội, tri thức
ấy lại đóng vai trò là thông tin trong một quá trình nghiên cứu tiếp theo. Do vậy,
thông tin cũng là sản phẩm của nghiên cứu khoa học.
c. Tính mạnh dạn, mạo hiểm
Đặc trưng tính mới của hoạt động này đặt ra yêu câu ngƣời nghiên cứu dám đảm
nhận việc những vấn đề nghiên cứu hết sức mới mẻ. Do vậy, dù cân nhắc đến tính
hiệu quả, sự thành công thi người nghiên cứu phải luôn chấp nhận những rủi ro, khả
năng thất bại trong nghiên cứu. Ngay cả những công trình đã tạo ra sản phẩm thứ
nghiệm thành công vẫn chịu những rùi khi áp dụng trong thực tiễn. Trong lĩnh vực
khoa học xã hội, sự mạnh dạn mạo hiểm còn thể hiện ở sự vượt lên trên lối mòn và
rào cản tâm lý, để xuất những ý tưởng nghiên cứu, phương pháp tiệm cận mới. d. Tính phi kinh tế
Mục đích của nghiên cứu khoa học là giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả
chinh phục tự nhiên và tổ chức quản lý, phát triển kinh tế xã hội. Song trong nghiên
cứu khoa học, lợi ích kinh tế trước mắt không được xem là mục đích trực tiếp, động
lực duy nhất. Tinh phi kinh tế trong nghiên cứu khoa học thể hiện:
+ Lao động nghiên cứu khoa học khó định mức một cách chính xác như trong lĩnh
vực sản xuất vật chất. Trong một số trường hợp, lao động khoa học không thể định mức.
+ Những thiết bị chuyên dụng cho nghiên cứu khoa học hầu như không thể khấu
hao bởi tần suất sử dụng không ổn định. Tốc độ hao mòn vô hình luôn vượt trước xa
so với hao mòn hữu hình. Chăng hạn một thiết bị thí nghiệm có thể chưa hao mòn
hữu hình thi đã trở nên lỗi thời về kỹ thuật.
+ Hiệu quả kinh tế của nghiên cứu khoa học hầu như không thể xác định. Ngay cả
những kết quả nghiên cứu về kỹ thuật có giá trị mua bán cao trên thị trường song
vẫn có thế không đƣợc áp dụng bởi lý do thuần túy xã hội.
e. Tính cá nhân và vai trò của tập thể khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một dạng lao động xã hội. Vai trò của tập thể
khoa học được khẳng định. Song, trong nghiên cứu, những sáng tạo mới, những phát
minh, sáng chế luôn gắn với vai trò đột phá của cá nhân, của các nhà khoa học đầu
đản. Tính cá nhân thể hiện trong tư duy và chủ kiến độc đáo của nhà nghiên cứu.
Trong hoạt động nghiên cứu, cá nhân không tách rời tập thể khoa học. Tập thể khoa
học là môi trường nâng đỡ cho sự ra đời ý tƣởng mới của cá nhân, phản biện, hoàn
thiện ý tưởng ây, tập trung trí tuệ thực hiện quá trình nghiên cứu .
Hoạt động nghiên cứu khoa học bao gồm các chức năng:
Thứ nhất là chức năng mô tả.
Nhận thức một sự vật hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ mô tả sự vật hiện tượng
ấy. Mô tả sự vật là trình bày bằng ngôn ngữ, hình ảnh về cấu trúc, trạng thái, sự vận
động của sự vật. Trong nghiên cứu khoa học, sự vật được mô tả một cách chân thực
như sự tồn tại, vận động vốn có của nó. Mô tả giúp con người nhận dạng, phân biệt
sự vật hiện tượng ấy với các sự vật hiện tượng khác thong qua những dấu hiệu của
nó. Mô tả định lượng nhằm chỉ rõ những đặc trưng về lượng của sự vật. Mô tả định
tính cho phép nhận thức đặc trưng về chất của sự vật ấy
Thứ hai là chức năng giải thích.
Giải thích trong nghiên cứu khoa học là làm rõ căn nguyên dẫn đến sự hình thành,
phát triển và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật hiện tượng. Trong
nghiên cứu khoa học, giải thích bao gồm làm rõ nguồn gốc, mối quan hệ, sự tương
tác giữa các yếu tố cấu thành sự vật và giữa sự vật hiện tượng ấy với các sự vật hiện
tượng khác. Mục đích của giải thích là đưa ra thông tin về thuộc tính bản chất của
sự vật nhằm nhận thức cả những thuộc tính bên trong của sự vật.
Thứ ba là chức năng tiên đoán, dự báo.
Tiên đoán là nhìn trước quá trình hình thành, sự vận động và biến đổi của sự vật hiện
tượng trong tương lai. Tiên đoán được thực hiện trên cơ sở mô tả và giải thích. Với
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, con người có thể tiên đoán với độ
chuẩn xác cao về nhiều hiện tượng, quá trình diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Những
dự báo của khoa học thiên văn, về những biến cố chính trị - xã hội hay các hiện
tượng kinh tế... đã chứng minh khả năng tiên đoán trong nghiên cứu khoa học. Trong
nghiên cứu khoa học, mặc dù thừa nhận khả năng tiên đoán của con người về sự vật,
hiện tượng song chúng ta cần chấp nhận sự sai lệch nhất định trong chính khả năng
ấy. Sự sai lệch này có nhiều nguyên nhân: do nhận thức ban đầu về sự vật chưa
chuẩn xác, môi trường vận động của sự vật biến động... Phương pháp luận biện
chứng duy vật không cho phép người nghiên cứu tự thỏa mãn với những tiên đoán
hoặc lạm dụng tiên đoán. Mọi tiên đoán phải được kiểm chứng trong đời sống hiện thực.
Thứ tư là chức năng sáng tạo.
Sáng tạo là làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại. Sứ mệnh lớn lao của khoa học
là sáng tạo ra các giải pháp nhằm cải tạo thế giới. Giải pháp ấy có thể là những
phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
con người; có thể là những giải pháp kỹ thuật trong sản xuất, nguyên lý công nghệ
mới, vật liệu hay sản phẩm mới.
Câu 2: Anh/chị hãy trình bày phương pháp kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu
và yêu cầu cơ bản đối với các thành tố của quá trình kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu ?
Nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm tìm tòi, khám
phá bản chất và các quy luật vận động của thế giới, ứng dụng vào các quá trình xã
hội để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần mãn nhu cầu của con người.
Giả thuyết khoa học là một kết luận giả định về bản chất, biện pháp tác động đến
một hiện tượng hay một quá trình xã hội đã được đặt ra trong vấn đề nghiên cứu.
Giả thuyết là hình thức độc đáo của tư duy, do người nghiên cứu đặt ra, theo đó mà
xem xét, phân tích kiểm chứng trong suốt quá trình nghiên cứu. Giả thuyết khoa học
trước hết phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của người nghiên cứu. Thực chất đó là
sự phỏng đoán tạm thời, một nhận định sơ bộ chưa được xác nhận bằng các luận cứ
và luận chứng. Nhận định sơ bộ ấy có thể được khẳng định, điều chỉnh hoặc bác bỏ
trong quá trình nghiên cứu. Giả thuyết là một kết luận giả định, một nhận định sơ bộ
do nhà nghiên cứu đưa ra về vấn đề nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu là kết quả tư
duy của nhà khoa học. Trên cơ sở phân tích những thông tin thu nhận được từ quá
trình quan sát và dựa trên nền tảng tri thức đã tích lũy, nhà nghiên cứu rút ra kết luận
(phỏng đoán) về bản chất của sự vật, biện pháp tác động hay hình mẫu về một sự vật
hiện tượng hay cách thức tổ chức quản lý mới. Về mặt logic học, quá trình hình
thành giả thuyết thực chất là quá trình suy luận của nhà khoa học .
Giả thuyết nghiên cứu gồm có những phương pháp kiểm chứng sau:
Thứ nhất, chứng minh giả thuyết.
Chứng minh là hình thức suy luận trong đó người nghiên cứu dựa vào những luận
cứ để khẳng định tính chân xác của luận đề. Chứng minh giả thuyết được thực hiện
bằng hai cách: chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp.
Chứng minh trực tiếp là phép chứng minh đựa vào những luận cứ chân thực và bằng
các quy tắc quy luận để khẳng định tính chân xác của một giả thuyết.
Chứng minh gián tiếp là phép chứng minh trong đó tính chân xác của luận đề được
khẳng định khi nhà nghiên cứu đã chứng minh tính phi chân xác của phản luận đề.
Nghĩa là từ việc khẳng định phản luận đề là giả dối, nhà nghiên cứu rút ra luận đề là chân thực.
Chứng minh gián tiếp được chia thành hai loại: chứng minh phản chứng và chứng minh phân liệt.
Chứng minh phản chứng là phép chứng minh trong đó tính chân xác của giả thuyết
được chứng minh bằng tính phi chân xác của phản luận đề, tức là một giả thuyết đặt
ngược lại với giả thuyết ban đầu.
Chứng minh phân liệt là phép chứng minh gián tiếp dựa trên cơ sở loại bỏ một số
luận cứ này để khẳng định những luận cứ khác. Do vậy, chứng minh phân liệt còn
được gọi là chứng minh bằng phương pháp loại trừ. Phương pháp này rất có ý nghĩa
và nhiều sức thuyết phục trong khoa học xã hội.
Thứ hai, bác bỏ giả thuyết.
Bác bỏ là một hình thức chứng minh nhằm chỉ rõ tính phi chân xác, sai lầm của một
giả thuyết. Bác bỏ giả thuyết được thực hiện khi phủ định cả ba hoặc một trong ba
thành tố cấu thành của quá trình kiểm chứng.
Một là, bác bỏ luận đề. Một luận đề (tức một giả thuyết) bị bác bỏ khi người nghiên
cứu chứng minh được rằng luận đề không hội đủ các điều kiện của một giả thuyết,
không thỏa mãn các tiêu chí của một giả thuyết.
Hai là, bác bỏ luận cứ. Nhà nghiên cứu chứng minh rằng luận cứ được sử dụng để
chứng minh luận đề là sai, thiếu luận cứ để rút ra kết luận.
Ba là, bác bỏ luận chứng, vạch rõ tính phi logic, sự vi phạm nguyên tắc trong chứng minh.
Yêu cầu cơ bản đối với các thành tố của quá trình kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu:
Một giả thuyết đưa ra cần phải được kiểm chứng dựa trên những căn cứ khoa học.
Kết quả kiểm chứng là sự khẳng định hay phủ định giả thuyết. Quá trình này gồm
ba bộ phận hợp thành: luận đề, luận cứ và luận chứng.
Luận đề (giả thuyết) là những phán đoán do nhà nghiên cứu đưa ra và tính chân xác
của nó cần được chứng minh hoặc bác bỏ. Trong nghiên cứu khoa học, luận đề phải
được trình bày rõ ràng, xác định và đơn nghĩa.
Luận cứ là những căn cứ, những bằng chứng được đưa ra để chứng minh (hoặc bác
bỏ) luận đề. Tính chân xác của luận cứ đã được công nhận và được sử dụng làm tiền
đề để chứng minh giả thuyết (luận đề) do người nghiên cứu đặt ra. Có hai loại luận
cứ: luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn.
Luận cứ lý thuyết là cơ sở lý thuyết khoa học, các luận điểm khoa học, các định luật,
định lý, quy luật mà tính đúng đắn của nó đã được khoa học xác nhận.
Luận cứ thực tiễn là những căn cứ thu được từ quan sát hoặc thực nghiệm khoa học,
bao gồm các số liệu, dữ kiện …
Luận cứ sử dụng để kiểm chứng giả thuyết phải chính xác, có liên hệ với luận đề và
đảm bảo đủ cơ sở để rút ra kết luận cho luận đề. Luận c ứ
h ng là cách thức tổ chức, nối kết các luận cư và liên hệ giữa các luận cứ với
luận đề nhằm khẳng định hoặc phủ định luận đề ấy.
Luận chứng bao gồm một chuối các phép suy luận khác nhau được liên kết lại với
nhau theo một trật tự xác định. Luận chứng phải thực hiện theo đúng các quy tắc suy luận.