-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập tự học số 3 Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phương pháp nghiên cứu khoa học là tập hợp những cách thức, biện pháp thu thập thông tin về đối tượng, xử lí các thông tin đó để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã xác định và làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Bài tập tự học số 3 Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phương pháp nghiên cứu khoa học là tập hợp những cách thức, biện pháp thu thập thông tin về đối tượng, xử lí các thông tin đó để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã xác định và làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 69 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Họ và tên: Phùng Đoàn Khánh Ly Mã sinh viên: 2356110032
Lớp tín chỉ: TG01004 K43.2
Lớp hành chính: Quan hệ Chính trị & Truyền thông Quốc tế K43
BÀI TẬP TỰ HỌC 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐƯỢC PHÂN LOẠI THEO LOGIC BIỆN CHỨNG I. Khái niệm
Phương pháp nghiên cứu khoa học là tập hợp những cách thức, biện pháp
thu thập thông tin về đối tượng, xử lý các thông tin đó để đạt được các mục
tiêu nghiên cứu đã xác định và làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu
II. Phương pháp nghiên cứu được phân loại theo logic biện chứn g
1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ ra thành từng bộ phận để
đi sâu nhận thức các bộ phận đó.
Tổng hợp là phương pháp thống nhất các bộ phận đã được phân tích nhằm
nhận thức cái toàn bộ.
=> Hai phương pháp nhận thức đối lập nhưng thống nhất với nhau giúp tìm hiểu đối
tượng như một chỉnh thể toàn vẹn.
Muốn hiểu thực chất của đối tượng phải kết hợp chúng với nhau, trong một
số trường hợp nghiên cứu nhất định, bản thân mỗi phương pháp vẫn có ưu thế riêng của mình.
2. Phương pháp quy nạp và diễn dịch
Quy nạp là phương pháp suy luận đi từ tiền để chứa đựng tri thức riêng
đến kết luận chứa đựng tri thức chung.
Diễn dịch là phương pháp suy luận đi từ tiền đề chứa đựng tri thức chung
đến kết luận chứa đựng tri thức riêng.
=> Hai phương pháp nhận thức đối lập nhưng thống nhất với nhau giúp phát hiện ra
những tri thức mới về đối tượng. Sự đối lập:
Quy nạp: Khái quát các tài liệu quan sát, thí nghiệm nhằm xây dựng các
giả thuyết, nguyên lý, định luật tổng quát của khoa học. Có giá trị lớn
trong khoa học thực nghiệm.
Diễn dịch: Cụ thể hóa các giả thuyết, nguyên lý, định luật tổng quát của
khoa học trong các điều kiện tình hình cụ thể. Có giá trị lớn trong khoa học lý thuyết .
Sự thống nhất: Quy nạp xây dựng tiền đề cho diễn dịch, còn diễn dịch bổ sung
thêm tiền đề cho quy nạp để thêm chắc chắn.
=> Muốn hiểu thực chất của đối tượng phải kết hợp cả hai với nhau, trong một số
trường hợp nghiên cứu nhất định, bản thân mỗi phương pháp vẫn có ưu thế của riêng mình.
3. Phương pháp lịch sử - logic
Lịch sử là phạm trù dùng để chỉ quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong
của sự vật trong tính đa dạng, sinh động của nó.
Logic là phạm trù dùng để chỉ tính tất yếu - quy luật của sự vật (logic khách
quan) hay mối liên hệ tất yếu giữa các tư tưởng (logic chủ quan).
Phương pháp lịch sử là phương pháp đòi hỏi phải tái hiện lại trong tư duy quá
trình lịch sử - cụ thể với những chi tiết của nó, nghĩa là phải nắm lấy sự vận
động, phát triển lịch sử của sự vật trong toàn bộ tính phong phú của nó.
Phương pháp logic là phương pháp đòi hỏi phải vạch ra bản chất, tính tất nhiên
- quy luật của quá trình vận động, phát triển của sự vật dưới hình thức trừu
tượng và khái quát của nó, nghĩa là phải loại bỏ cái ngẫu nhiên, vụn vặt ra
khỏi tiến trình nhận thức sự vận động, phát triển của sự vật.
=> Hai phương pháp nghiên cứu đối lập nhau nhưng thống nhất biện chứng với nhau
giúp xây dựng hình ảnh cụ thể và sâu sắc về sự vật. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng
và nhiệm vụ nghiên cứu mà nhà nghiên cứu khoa học có thể sử dụng phương pháp nào chủ yếu .
4. Phương pháp đi từ cụ thể đến trừu tượng và từ t ừu
r tượng đến cụ thể
Cái cụ thể là phạm trù dùng để chỉ sự tồn tại trong tính đa dạng.
Cái trừu tượng là phạm trù dùng để chỉ kết quả của sự trừu tượng hóa tách
một mặt, một mối liên hệ nào đó ra khỏi cái tổng thể phong phú đa dạng của sự vật.
=> Cái trừu tượng là một bộ phận, một mặt của cái cụ thể, là một bậc thang trong
quá trình xem xét cái cụ thể (khách quan). Từ những cái trừu tượng tư duy tổng hợp
lại thành cái cụ thể (trong tư duy).
Nhận thức khoa học là sự thống nhất của hai quá trình nhận thức đối lập: Từ
cụ thể (cảm tính) đến trừu tượng và Từ trừu tượng đến cụ thể (trong tư duy).
Từ cụ thể (cảm tính) đến trừu tượng: Phương pháp đòi hỏi phải xuất
phát từ những tài liệu cảm tính thông qua phân tích xây dựng các khái
niệm đơn giản, những định nghĩa trừu tượng phản ánh từng mặt, từng
thuộc tính của sự vật.
Từ trừu tượng đến cụ thể (trong tư duy): Phương pháp đòi hỏi phải xuất
phát từ những khái niệm đơn giản, những định nghĩa trừu tượng thông
qua tổng hợp biện chứng đi đến cái cụ thể (trong tư duy).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn; biên soạn TS.
Phan Thanh Hải, PGS. TS Hoàng Anh, ThS. Lê Thành Khôi