Bài tập tự luận học phần Lý luận chung
Bài tập tự luận học phần Lý luận chung của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Preview text:
Câu 1:
*Các đặc trưng cơ bản của nhà nước: ( 5 đặc trưng)
• Nhà nước có quyền lực đặc biệt
+ Quyền lực nhà nước là khả năng của nhà nước nhờ đó các cá nhân, tổ chức
trong xã hội phải phục tùng ý chí của nhà nước.
+Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các cá nhân,
tổ chức trong xã hội.Hoặc nhà nước với các thành viên cũng như các cơ quan
của nó. ( trong mối quan hệ này nhà nước là chủ thể của quyền lực, các tổ chức
trong xã hội là đối tượng quyền lực)
+Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức cho toàn thể xã hội quyền lực nhà
nước là quyền lực đặc biệt.
• Nhà nước thực hiện quản lí dân cư theo lãnh thổ.
+Các tổ chức xã hội rất đa dạng ,phức tạp , hình thành và duy trì dựa trên
những điều kiện xã hội khác nhau( VD: qh huyết thống, giới tính, độ tuổi,qđ
chính trị....) Khi đó, nhà nước lấy việc quản lí dân cư làm điểm xuất phát.
+Người dân không phân biệt huyết thống, dân tộc, giới tính,…cứ sống trên 1 địa
vực nhất định thì chịu sự quản lí của 1 nhà nước nhất định.
• Nhà nước thực thi chủ quyền quốc gia
+Nhà nước có quyền lực bao trùm phạm vi lãnh thổ quốc gia, đứng trên mọi cá
nhân, tổ chức,trong xh nhà nước là tổ chức duy nhất có đủ tư cách và khả năng 1
đại diện chính thức và hợp pháp của quốc gia, thay mặt quốc gia dân tộc thực
hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
• Nhà nước ban hành pháp luật, dung pháp luật làm công cụ quản lí xh
+Nhà nước tồn tại trong mqh chặt chẽ với PL
+PL là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức
trong xã hội là phương tiện quan trọng để tổ chức, quản lí xh.
+Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành PL, mọi cá nhân , tổ chức
trong xh có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện PL 1 cách nghiêm chỉnh.
• Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế, pháp hành tiền
+Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định của PL.
+Nhà nước thực hiện chức năng quản lí xh nó được nuôi dưỡng từ nguồn của
+Ngoài ra, thuế còn là nguồn của cải quan trọng phục vụ cho sự phát triển các mặt của đời sống.
*Biểu hiện của đặc trưng” nhà nước ban hành pháp luật, dùng PL làm công cụ
quản lí xh” của nhà nước VN hiện nay
• Quốc hội là cơ quan lập pháp và sửa đổi luật, hiến pháp.
• Chính phủ thực hiện quyền thi hành PL.
• Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong khuôn khổ PL cho phép. Nếu vi phạm
thì sẽ bị phạt theo các điều khoản luật định.
• TAND dựa trên các điểu khoản của PL để xét xử các vụ án. 2 Câu 2:
Phân biệt nhà nước CHXHCN Việt Nam với ĐCS Việt Nam: Tiêu chí Nhà nước Đảng cộng sản
Định nghĩa -NN là tổ chức quyền lực chính trị của
-Đảng cộng sản là tổ
chức xh có giai cấp , có lãnh thổ, dân cư và chính trị được thành lập
theo chính quyền độc lập, có khả năng đặt trình tự thủ tục do PL
quy ra và thực thi PL nhằm thiết lập trật tự định; có cơ cấu tổ chức
chặt xh nhất định trong phạm vi lãnh thổ chẽ ; có cương lĩnh, điều lệ, của mình.
mục đích hoạt động rõ ràng
gắn liền với sự tham gia vào
bộ máy chính quyền để thực
thi quyền lực nhà nước. Vị trí
-Là trụ cột của hệ thống chính trị VN,
- Là hạt nhân lãnh đạo
hệ là công cụ thể hiện ý chí và quyền lực thống chính trị.
của nhân dân. Là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vai trò
-Quản lí các mặt của đời sống xh như - Lãnh đạo NN, xã hội tông
kinh tế, văn hóa, xã hội, QPAN.
qua việc ban hành các chủ
trương, dường lối chính
-Thể chế hóa những quan điểm chủ sách.
trương của Đảng thành HP và PL.
Quản lí xã hội thông qua PL. 3
-Định hướng chính trị cho các thành viên trong hệ
-Đảng cũng có quyền lực thống chính trị. song Đặc trưng
-NN có quyền lực đặc biệt:
+Quyền lực chỉ tác động tới
các hội viên trong Đảng.
+Quyền lực NN bao trùm lên toàn xh,
tới mọi tổ chức,cá nhân…
+Phạm vi tác động hẹp hơn
nhà nước, chỉ tới 1 bộ phận
+Phạm vi tác động rộng lớn nhất trong của dân cư. quốc gia.
+ Không có bộ máy riêng.
+ Có BMNN từ TW-> địa phương điều hành quản lí xh.
-Đảng tập hợp và quản lí
những con người theo mục
-NN thực hiện việc quản lí dân cư
đích, chính kiến,lý tưởng, …
theo lãnh thổ .Không phân biệt huyết
thống, giới tính, độ tuổi,…
-Đảng thành lập, tồn tại và tổ
chức hoạt động 1 cách hợp
-NN nắm giữ vai trò và thực thi chủ pháp khi được nhà nước cho quyền quốc gia. phép.
-NN ban hành PL và dùng PL làm
-Đảng ban hành các điều
công cụ quản lí xh.Bắt buộc mọi
lệ,chỉ thị, nghị quyết có giá
người đều phải tuân theo.(BP: Khen
trị bắt buộc các hội viên
thưởng, tuyên truyền, phổ biến, giáo
trong Đảng tôn trọng và thực
dục, động viên, cưỡng chế).
-NN quy định và thực hiện việc thu
-Thống nhất lãnh đạo công tác trong đội ngũ cán bộ. 4 thuế
hiện trên tinh thần tự giác và
các hình thức tổ chức quyền lực.
- Đảng hoạt động trên cơ sở
nguồn kinh phí do các hội
viên đóng góp hoặc từ nguồn
tài trợ của NN, các tổ chức quốc tế
Câu 3: Phân loại nhà nước, trình bày khái quát về từng loại nhà nước, cho ví dụ
Có 4 kiểu NN: NN chủ nô, NN phong kiến, NN tư sản, NN xã hội chủ nghĩa + NN chủ nô:
• Cơ sở kinh tế: Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, đất đai và các tư liệu sản
xuất khác hầu hết thuộc sở hữu tư nhân của các chủ nô, kể cả nô lệ.
• Cơ sở kinh tế xã hội: là nhân tố quyết định bản chất, chức năng, bộ máy, hình
thức NN cũng như quá trình tồn tại, phát triển của NN chủ nô. • Đặc thù:
- Phương Tây: tồn tại 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.
- Phương Đông: xuất hiện tương đối sớm, điều kiện lực lượng sản xuất còn
tương đối thấp kém Hình thành NN còn chậm chạp, kéo dài.
• Sự thay thế mang tính quy luật: 5
- Nguyên nhân dẫn đến thay thế: Do còn tồn tại và phát triển trong điều
kiệnđối kháng gay gắt giữa giai cấp chủ nô và nô lệ bị diệt vong
nhường chỗ cho NN phong kiến. +NN phong kiến:
• Cơ sở kinh tế: là quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng là sở hữu của địa
chủ , phong kiến về ruộng đất và bóc lột nông dân thông qua phát canh, thu tô.
• Đặc thù: xã hội phong kiến có kết cấu phức tạp, trong đó có 2 giai cấp cơ bản
là địa chủ phong kiến và nông dân.
• Sự thay thế mang tính quy luật:
- Nguyên nhân: do quan hệ sản xuất phong kiến dần dần tỏ ra lỗi thời, mâu
thuẫn xã hội gia tăng, xã hội dần hình thành quan hệ sản xuất mới, kết cấu giai cấp mới. +NN tư sản:
• Cơ sở kinh tế: Quan hệ sản xuất TBCN đó là quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân lao động làm thuê.
• Cơ sở xã hội: là quan hệ giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội mà cốt lõi là
quan hệ giữa các giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
• Đặc thù: chia làm 3 giai đoạn phát triển:
-Giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh ( từ đầu cuối TK XIX)
-Giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản độc quyền, lũng đoạn ( từ
cuối TK XIX sau chiến tranh t2) 6
-Giai đoạn chủ nghĩa tư bản hiện đại (từ những năm 1970 trở lại đây)
• Sự thay đổi do nguyên nhân: do phản động, tiến hành cuộc chiến tranh xâm
chiếm thuộc địa áp bức bóc lột giai cấp vô sản. Xã hội tư bản chủ nghĩa đầy rẫy những bất công. +NN XHCN:
• Cơ sở kinh tế: là quan hệ sản xuất XHCN mà đặc trưng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
• Cơ sở xã hội: là quan hệ giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội, trong đó nền
tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân ,giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. • Đặc thù:
Câu 4: Khái niệm bản chất NN. Ý nghĩa của vấn đề bản chất NN:
• Bản chất NN : Theo quan điểm của củ nghĩa Mác- lenin, NN xét về bản chất
là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tồn tại dựa trên một cơ sở kinh
tế nhất định; là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai
cấp khác, là một tổ chức quyền lực đặc biệt, có bộ máy chuyên trách để cưỡng
chế và thực hiện các chức năng quản lí nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của
giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.
Bản chất của NN được thể hiện dưới 2 đặc tính cơ bản: -Tính xã hội:
+ NN là 1 tổ chức của xã hội, được sinh ra từ xã hội để duy trì quản lí xã hội
khi xã hội đã phát triển đến 1 giai đoạn nhất định 7
+Khi NN xuất hiện, nó phải thay mặt cho xh, đứng ra tổ chức dân cư giải
quyết các vấn đề vì sự ổn định, sống còn của cả xh.
+Tính xh của NN là một thuộc tính mang tính khách quan. -Tính giai cấp:
+NN là công cụ thống trị trong xh để thực hiện ý chí của giai cấp cầm
quyền , củng cố và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xh.
Bản chất của NN chỉ rõ NN đó là của ai, do giai cấp nào tổ chức và lãnh
đạo, phục vụ lợi ích của giai cấp nào?
+Trong xh bóc lột( xh chiếm hữu nô lệ, xh phong kiến, xh tư sản) Nn đều có
bản chất chung là thiết chế bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của giai
cấp bóc lột trên 3 mặt: Kinh tế, chính trị và tư tưởng. Vì vậy NN tồn tại với 2 tư cách:
• Là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.
• Là tổ chức quyền lực công. Ý nghĩa:
-Giúp trả lời được câu hỏi tổ chức và thực hiện quyền lực NN vì lợi ích của ai, do ai và vì ai?
-Quyền ban hành và quản lí xã hội bằng pháp luật được thực hiện bới các tổ chức trong xã hội.
Câu 5:Sự thống nhât giữa tính xh và tính giai cấp của NN. Trình bày ảnh hưởng
của nó trong việc tực hiện chức năng NN Việt Nam hiện nay.
Sự thống nhất giữa tính xã hội và tín giai cấp của NN: 8
Tính giai cấp của NN thể hiện ở chỗ NN là công cụ thống trị trong xã hội để thực
hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, củng cố và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp
thống trị trong xã hội (tính xã hội). Đây chính là nền tảng cho việc thống nhất tính
giai cấp với tính xã hội bởi lợi ích giai cấp và xã hội là thống nhất trên những lợi ích cơ bản.
Sự ản hưởng thực hiện chức năng NN Việt Nam:
NN Việt Nam là tổ chức thể hiện tập trung sự lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ
của nhân dân lao động. NN Việt Nam có thực hiện được dân chủ XHCN mới tạo ra
sức mạnh thực hiện thắng lợi đường lối chính sách của Đảng, làm co bản chất giai
cấp NN càng trở nên sâu sắc. Ngược lại, dưới sự lãn đạo của Đảng, thông qua tổ
chức, hoạt động của NN, nhân dân mới thực hiện được các quyền làm chủ của
mình trong các quan hệ xã hội.
Câu 6: Vai trò xh của nhà nước CNXHVN hiện nay:
-Là đại diện chính thức co mọi giai cấp và tầng lớp trong xh. Điều đó tạo cho NN
có cơ sở xã hội rộng rãi, có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện có hiệu quả
những quyết định , chính sách của mình.
-Là chủ sở hữu đối với những tư liệu sản xuất quan trọng của xh và là nguồn tài
chính to lớn. Thông qua đó NN điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, đảm bảo cho nó
phát triển hài hòa với lợi ích chung của nhân dân.
-Nhà nước CHXHCNVN có một bộ máy chuyên làm chức năng quản lí. Các chức
năng quản lí của NN bao trùm các lĩnh vực của đời sống xh. 9
-Trong quản lí xh, NN sử dụng pháp luật và thông qua hoạt động của các cơ quan
chức năng đảm bảo cho PL được tực hiện.
-NN có hệ thống lực lượng vũ trang, công an, nhà tù, tòa án, là những phương tiện
để NN có thể duy trì trật tự và ổn định xã hội.
-NN là tổ chức mang chủ quyền quốc gia. Đồng thời với việc phát triển kt-xh, NN
cũng phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất và pháp lý cho các tổ chức chính trị-xh
hoạt động thu hút các tổ chức đó tham gia vào việc quản lí các công việc của NN.
Câu 7: Hiểu biết của a/c về NN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân:
HP 2013 đã xác định rõ bản chất của NN Việt Nam là : “ Nhà nước CHXHCN
Việt nam là NN pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân , vì nhân dân. Tất
cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân
với nông dân và đội ngũ tri thức”.
Ở nước ta tất cả quyền lực thuộc về ND vì vậy:
- Nhà nước CHXCNVN là NN của dân, nghĩa là tất cả quyền lực NN
CHXHCNVN đều thuộc về nhân dân và nhân dân sử dụng quyền lực quyền lực
NN thông qua Quốc hội và HĐND các cấp. Các cơ quan NN ở Việt Nam nhận
quyền lực NN từ nhân dân thôn qua con đường bầu cử.
-Nhà nước CHXHCNVN là NN do nhân dân, nghĩa là NN ta là do giai cấp công
nhân, nông dân, đội ngũ tri thức và những người lao động khác tổ chức thành cơ
quan quyền lực chính trị.Cụ thể QH và HĐND ở Việt Nam là những cơ quan đại
diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách 10
nhiệm trước nhân dân. Nhân dân không chỉ lập ra các cơ quan NN và còn có thể
trực tiếp làm việc trong các cơ quan NN đó để nắm giữ và thực hiện quyền lực NN.
-Nhà nước CHXHCN là NN vì dân có nghĩa là tất cả mọi chính sách, PL, hoạt
động của NN, mọi cố gắng của NN đều vì lợi ích của nhân dâ. Các cơ quan NN,
cán bộ, viên chức NN luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân hết lòng vì nhân dân và
phục vụ nhân dân một cách tận tụy.
Làm thế nào để 1 NN thực sự là NN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
-Ngiêm trị mọi hành động xâm phạm đến lợi ích của tổ quốc và nhân dân.
-Mở rộng dân chủ với nhân dân đồng thời phải chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.
Câu 8: Trình bày sự hiểu biết về nhà nước dân chủ, làm thế nào để một nhà
nước dân chủ thực sự và rộng rãi
+) Nhà nước dân chủ: là nhà nước của dân do dân và vì dân,quyền lực xã hội chủ
yếu thuộc về nhân dân, ở đó mọi người dân đều tham gia vào việc ra quyết định đối
với các chính sách của một quốc gia hay thành lập bộ máy nhà nước thông qua con
đường bầu cử. Ở đó mọi người được bảo vệ về quyền lợi, được đối xử công bằng
như nhau và được hưởng nền pháp luật hiện đại dân chủ,
Cần làm gì để nhà nước thật sự dân chủ
+) Tích cực cho người dân tham gia vào những công việc xây dựng phát triển và
kiểm soát nhà nước, người dân không bao che mà tích cực phản ánh những thiếu xót
của nhà nước để đi đến sửa đổi bổ sung. 11
Nhà nước phát huy chế độ làm việc công khai minh bạch, đẩy mạnh chế độ dân biết , dân làm, dân kiểm tra
Giáo dục, thuyết phục luôn được coi trọng hơn phương pháp cưỡng chế
Nhà nước thừa nhận thừa nhận, đảm bảo, bảo vệ các quyền tự do chính trị liên quan
trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân
Thực hiện dân chủ trực tiếp dân chủ đại diện
Câu 9: Trình bày khái niệm chức năng nhà nước. Phân tích ý nghĩa của việc
xác định và thực hiện chức năng nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
- Khái niệm: chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà
nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác
định bởi điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó.
- Ý nghĩa của việc thực hiện chức năng nhà nước trong giai đoạn hiện nay:
Việc nghiên cứu các chức năng của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường có ý nghĩa về
lý luận và thực tiễn sâu sắc đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.
Về lý luận, nó giúp chúng ra nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn bản chất, vai trò
xã hội, nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu lâu dài của nhà nước ta trong giai đoạn
quá độ lên chủ nghĩa xã hội đặc biệt là trước những yêu cầu của nên kinh tế thị
trường. Về thực tiễn, việc nghiên cứu này sẽ cung cấp những luận cứ khoa học
để đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hiệu quả vai trò của
Nhà nước đối với sự pát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay.
Câu 10: Phân tích các yếu tố quy định chức năng nhà nước.
Các yếu tố quy định chức năng nhà nước là kinh tế xã hội 12
Chức năng nhà nước trước hết phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của
đất nước trong từng thời kì phát triển của nó. thực tế cho thấy nhà nước phải làm
gì, làm như thế nào điều đó phụ thuộc rất lớn vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của
đất nước, vì vây, các nhà nước khác nhau có thể có chức năng kinh tế khác nhau.
Trong một nhà nước cụ thể, trong các giai đoạn phát triển khác nhau, số lượng
chức năng, tầm quan trọng của mỗi chức năng, nội dung, cách thức thực hiện từng
chức năng cũng có thể khác nhau. Đồng thời chức năng của nhà nước cũng phụ
thuộc vào bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước.
Câu 11: Phân tích những yêu cầu, đòi hỏi đối với chức năng nhà nước Việt
Nam hiện nay (số lượng chức năng, nội dung chức năng, phương pháp thực hiện chức năng)
- Về số lượng chức năng của nhà nước:
Có thể nói, các nhà nước đều có chức năng kinh tế, chức năng xã hội,
chức năng bảo vệ đất nước,… Tuy nhiên, có những chức năng chỉ xuất hiện ở
những nhà nước hiện đại, còn ở các nhà nước chủ nô và phong kiến chưa có
chức năng đó mà mới chỉ là những hoạt động lẻ tẻ, chưa phải là mặt hoạt động
cơ bản, chủ yếu của nhà nước.( Chẳng hạn, tổ chức và quản lí văn hóa giáo dục
công nghệ chỉ trở thành những mặt hoạt động chủ yếu của các nhà nước hiện
đại. Tương tự, chức năng thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước khác
chưa có ở nhà nước chủ nô, phong kiến, tuy nhiên đây lại là chức năng quan
trọng của các nhà nước hiện đại. ) . Tùy thuộc vào điều kiện lịch sử của đất
nước, chế độ chính trị xã hội của từng nước mà chức năng này có biểu hiện
khác nhau. Sự phát triển đa dạng, phức tạp trên mọi mặt của đời sống xã hôi có
thể khiến nhà nước còn phải thực hiện thêm một số chức năng khác, chẳng hạn
như chống biến đổi khí hậu, chống chủ nghĩa khủng bố…
Sự thay đổi về số lượng chức năng nhà nước còn thể hiện ở việc mất đi
chức năng nào đó của nhà nước. Việc mất đi những chức năng có tác động tiêu
cực tới tình hình phát triển của xã hội cũng là biểu hiện sự phát triển của chức năng nhà nước 13
- Về nội dung chức năng:
Cùng với sự phát triển ngày một phức tạp của đời sống thì nội dung mỗi
chức năng cả nhà nước cũng ngày một đa dạng, phong phú, phù hợp với
nhiều vấn đề mớ phát sinh mà nhà nước phải giải quyết.
Đối với nhà nước VN hiện nay cần thực hiện các chức năng như sau:
+ tổ chức và quản lý kinh tế
+ bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
+ giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp âm mưu tạo phản
gây mất an toàn cho đất nước
+ tổ chức và quản lí văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ
+bảo vệ trật tự pháp luật + bảo vệ tổ quốc VN
+Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực +
ủng hộ và góp phần tịc cực vào phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới
vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Về phương thức thực hiện:
Các nhà nước đều thực hiện chức năng của mình thông qua các phương thức
là xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Để
pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, các nhà nước thường kết hợp giữa
giáo dục thuyết phục và biện pháp cưỡng chế. y/cầu đối với nhà nước VN về
phương thức thực hiện:
+ Nhà nước phải quan tâm xây dựng các lực lượng an ninh, các cơ quan bảo vệ pháp luật.
+ Nhà nước có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn
trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân , chịu sự giám sát của nhân dân. Có cơ
chế và biện pháp kiểm doát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham
nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm đến quyền dân chủ của nhân dân.
+ Bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
+ Tổ chức và quản lí kinh tế- xã hội đất nước 14
Câu 12: Phân tích ý nghĩa của hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với
việc thực hiện chức năng nhà nước.
- Quyền lực nhà nước được phân chia thành các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp và được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện một các
độc lập, mỗi cơ quan chỉ thực hiện một quyền điều này đảm bảo không
một cơ quan nào nắm trọn quyền lực nhà nước, cũng không có cơ quan nào
có thể lấn sang hoạt động của cơ quan khác. Phân định một cách rạch ròi
chức năng nhiệm vụ quyền hạn của một cơ quan nhà nước đồng thời đảm
bảo sự chuyên môn hóa trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
- Giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp còn có sự kiềm chế, đối
trọng lẫn nhau theo phương châm không có cơ quan nào nằm ngoài sự kiểm
soát, giám sát từ phía cơ quan khác. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng
lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán hoặc thiếu trách nhiệm trong việc
thwucj hiện quyền lực nhà nước, qua đó đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của các cá nhân, tổ chức trong xã hội cũng như có thể tránh được
những mối nguy hại khác.
Câu 13: Phân tích vai trò của bộ máy nhà nước đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
- Quản lí nhà nước thông qua việc sử dụng quyền lực nhà nước.
- Cung cấp các loại dịch vụ hàng hóa cho xã hội, công dân bằng nguồn lực nhà nước.
Hai nhóm công việc trên mang tính phổ biên ở mọi quốc gia cà ở giai đoạn nào
của sự phát triển vẫn là những chức năng quan trong không thể thiếu. Nhóm
chức năng thức năng thứ 1 là chức năng không thể thiếu và cũng không thể
chuyển giao cho bất cứ tổ chức nào khác ngoài nhà nước. Nhóm chức năng thứ
2 đã và đang tiếp tục thay đổi và nhà nước đã và dang dần chuyển một số chức
năng vốn dĩ do nhà nước đảm nhận ra bên ngoài theo mô hình tư nhân hóa. 15
Câu 14: Phân tích mối quan hệ giữa bộ máy nhà nước và chức năng nhà nươc
với bộ phận khác của nhà nước
Bộ máy nhà nước được thành lập để thực hiện các chức năng của nhà nước
nên quy mô và cơ cấu của bộ máy nhà nước cũng như cách thức tổ chức và hoạt
động của từng cơ quan nhà nước,.. chịu sự chi phối có tính chất quyết định của
chức năng nhà nước. Chẳng hạn, nếu chức năng chủ yếu của nhà nước là trấn áp
thì trong bộ máy nhà nước các cơ quan cưỡng chế, trấn áp cũng là chủ yếu và
được coi trọng nhất, ngược lại, nếu chức năng của nhà nước là tổ chức và quản lí
kinh tế , xã hội thì trong bộ máy nhà nước cũng chủ yếu bao gồm các cơ quan quản
lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chức năng của nhà nước càng nhiều, càng đa dạng phong phú thì bộ máy nhà
nước càng đồ sộ, phức tạp, số lượng các cơ quan và nhân viên trong bộ máy nhà
nước càng đông hơn và cách thức tổ chức hoạt động của các cơ quan trong bộ máy
nhà nước càng đông hơn, cách thức tổ chức càng phải đa dạng và khoa học hơn,
hợp lý hơn. Lấy ví dụ chức năng của nhà nước Việt Nam hiện nay nhiều hơn, đa
dạng và phong phú hơn so với chức năng của các nhà nước phong kiến Việt Nam
do vậy, bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay đồ sộ và phức tạo hơn nhiều so với
các nhà nước phong kiến Việt Nam trước đây.
Do được thành lập để thực hiện các chức năng của nhà nước nên hiệu quả thực
hiện các chức năng của nhà nước lại phụ thuộc vào sự hợp lý trong tổ chức và hiệu
quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Vì vậy, việc lựa chọn mô hình BMNN và
nhận thức đầy đủ về các yếu tố có ảnh hưởng và tác động đến BMNN có ý nghĩa rất quan trọng.
Câu 15: Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước, phân biệt cơ quan nhà nước
với bộ phận khác của nhà nước. 16
- Khái niệm: cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số
lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật,
nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước. - phân tích: (5 ý)
+ cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành của nhà nước và đó chỉ là
những bộ phận then chốt thiết yếu của nhà nước: mỗi cơ quan nhà nước gồm một
số lượng ng nhất định, có thể gồm 1 người( nguyên thủ quốc gia ở nhiều nước)
hoặc một nhóm người (quốc hội, chính phủ)
+ cơ quan nhà nước do nhà nước và nhân dân thành lập: Tùy thuộc vào chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước, cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước mà
nhà nước có thể thành lập mới, sáng lập, chia tách hay xóa bỏ một cơ quan nào đó
trong bộ máy nhà nước, nhà nước có thể tổ chức các cuộc bầu cử để nhân dân bầu
cử ra các cơ quan nhà nước mới.
+ tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước do pháp luật quy định: Pháp luật
quy định cụ thể về vị trí, tính chất, vai trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức,
nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động … của mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước.
+ mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ quyền hạn riêng do
pháp luật quy định: ví dụ như chức năng của nghị viện (quốc hội) là lập pháp,
quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước…; chức năng của tòa án là xét xử các vụ án.
+ mỗi cơ quan nhà nước được trao những quyền năng nhất định để thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định: toàn bộ những những nhiệm vụ và quyền
hạn mà một cơ quan nhà nước được thực hiện và phải thực hiện tạo nên thẩm
quyền của cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực
nhà nước, sử dụng những quyền năng nhất định để thực hiện thẩm quyền của mình.
Quyền năng mà cơ quan nhà được sử dụng để thực hiện thẩm quyền của mình gồm có: 17
. Có quyền ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử xự
chung (ví dụ như luật của quốc hội) hoặc quyế định cá biệt (ví dụ bản án của
Tòa án) là những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện
đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan.
. Có quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm
chỉnh những quyết định do nó hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền ban hành.
. Có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện và sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các quyết định đó.
. Có quyền sử dụng các biện pháp cần thiết trong đó có cả các biện pháp cướng
chế mà nhà nước để bảo đảm thực hiện các quyết định đó.
- Phân biệt cơ quan nhà nước với các bộ phận khác của nhà nước:
+ các bộ phận khác của nhà nước là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của
Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội thành lập theo quy định của pháp luật,
cung cấp dịch vụ công để phục vụ quản lí nhà nước Cơ quan nhà nước:
Các bộ phận khác của nhà nước:
VD: Tòa án nhân dân, ủy ban nhân VD: Bệnh viện công lập, Trường đại dân học công lập
-Mang tính quyền lực nhà nước, -
Không mang quyền lực nhà nhân
danh nhà nước để thực thi nước, không có chức năng quản quyền lực Nhà nước.
lí nhà nước như: xây dựng thể
-Trong phạm vi thẩm quyền của
chế, thanh tra, xử lí vi phạm mình, cơ
quan Nhà nước có quyền hành chính.. các đơn vị sự ban hành văn bản quy phạm phạp
nghiệp công lập bình đẳng với pháp luật hoặc quyết
định cá biệt là các tổ chức cá nhân trong quan những quyết định có giá trị
bắt buộc hệ cung cấp dịch vụ công phải tôn trọng hoặc thực hiện đối
với các tổ chức cá nhân có liên quan 18
- Yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh
những quyết định do nó hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền ban hành
-Có quyền giám sát thực hiện các văn bản mà mình ban hành
-Có quyền thực hiện biện pháp cưỡng
chế khi cần thiết trong đó ó cả các
biện pháp cưỡng chế nhà nước để
bảo đảm thực hiện quyết định đó
-Cơ quan nhà nước do nhà nước và
- Là bộ phận cấu thành trong tổ nhân dân thành lập
chưc bộ máy nhà nước, tổ chức
- Được thành lập bởi cơ quan có chính trị- xã hội.
thẩm quyền của Nhà nước, tổ
chức chính trị- xã hội theo trình
- Tổ chức và hoạt dộng của cơ
quan nhà nước do pháp luật quy
định. PL quy định cụ thể về vị
- Các bộ phận khác của nhà nước
trí, tính chất, vai trò, con đường
chưa được giao quyền tự chủ
hình thành… của mỗi cơ quan
hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ,
trong bộ máy nhà nước tự, thủ
tài chính, tổ chức bộ máy, nhân
tục pháp luật quy định. sự
Câu 16: Phân tích nội dung, giá trị của nguyên tắc đảm bảo chủ quyền nhân
dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Nội dung
+) Trong nguyên tắc này chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân, là người thành lập,
trao quyền và kiểm tra giám sát hoạt động của nhà nước, nhân dân có quyền quyết
định tối cao trong các vấn đề quan trọng của đất nước hay trực tiếp ảnh hưởng đến
quyền lợi của họ và nhà nước phải đảm bảo phục tùng các quyết định hợp lí, sáng
suốt của nhân dân. Các nội dung của nguyên tắc này đều ưu tiên và mang đến những 19
lợi ích nhất định về phía nhân dân trong công cuộc góp phần xây dựng phát triển đất
nước cũng như về mọi mặt trong đời sống sinh hoạt xã hội Gía trị
+) Đề cao tính dân chủ và hạn chế những tiêu cực, sự thiếu minh bạch công khai
trong khâu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Chú trọng đến lợi ích của nhân dân nên sẽ là đất nước của dân do dân của dân và vì
dân từ đó từng bước đi nền xã hội chủ nghĩa mà chính quyền đã đề ra
Bộ máy nhà nước sẽ trở nên phù hợp và ngày càng hoàn thiện hơn trong việc đáp
ứng nhu cầu của nhân dân
Chính vì được lòng dân nên họ sẽ tích cực trong công cuộc đóng góp để xây dựng
bộ máy nhà nước từ đó đất nước sẽ ngày càng trở nên hiện đại và văn minh
Câu 17: Phân tích nội dung, giá trị của nguyên tắc bộ máy nhà nước được tổ
chức và hoạt động theo hiến pháp và pháp luật.
Đây là nguyên tắc đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
không thể tiến hành một cách tùy tiện , độc đoán theo ý chí cá nhân của người cầm
quyền mà phải dựa trên cơ sở các quy định của Hiến Pháp và pháp luật.
- Hầu hết các nước đương đại đều có Hiến pháp, luật quy định khá đầy đủ về cơ
cấu tổ chức bộ máy nhà nước, trình tự thành lập, chức năng, thẩm quyền, …
của các cơ quan nhân viên nhà nước. Về mặt tổ chức , nguyên tắc này đồi hỏi
việc thành lập mới , giải thể, chia tách, sát nhập một cơ quan nhà nước, cơ cấu
của nó, vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm các thành viên trong cơ quan đó đều phải
được tiến hành theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Về mặt hoạt
động , nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan và nhân viên nhà nước phải thực 20
hiện đúng đắn, đầy đủchức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo đúng trình
tự, thủ tục đã được Hiến pháp và pháp luật quy định, mọi sự vi phạm pháp luật
của nhân viên và cơ quan nhà nước đều phải bị xử lí theo pháp luật.
- NT được áp dụng trong nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Cụ thể
ở Việt Nam đây là một nguyên tắc hiến định được ghi nhận trong Hiến pháp
ngày càng rõ ràng và cụ thể hơn. Hiến pháp năm 1992 quy định: “ Nhà nước
quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa” ( Điều 12) hoặc hiến pháp 2013 quy định “ Nhà nước được tổ chức và
hoạt động theo hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng hiến pháp và pháp luật( khoản 1 điều 8).
Câu 18: Phân tích nội dung, giá trị của nguyên tắc phân quyền trong tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản.
-Là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước tư sản và hiện đc áp dụng vào rất nhiều bộ máy nn của nn đương đại.
Thuyết phân chia quyền lực được nghiên cứu và đề cập bởi nhiều nhà khoa học
với nhiều quan điểm khác nhau , điển hình là quan điểm của Montesquieu trình
bày trong tác phẩm nổi tiếng : Tinh thần pháp luật năm 1748 . Theo ông quyền lực
nhà nước bao gồm ba thứ quyền : lp, hp, tp. Trong đó quyền lực nhà nước luôn có
xu hướng tự mở rộng tự tăng cường vai trò của mình.
Bao gồm những nội dung sau:
- Quyền lực nhà nước được phân chia thành rất nhiều loại quyền khác nhau : lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau ,
thực hiện một cách độc lập , mỗi cơ quan chỉ thực hiện một quyền để đảm bảo
không cơ quan nào nắm trọn quyền và không lấn sân sang hoạt động của cơ quan khác.
- Thực chất của sự phân chia quyền lực là sự phân định một cách rạch ròi các
chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, đảm bảo sự chuyên
môn hóa trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. 21
- giữa các cơ quan có sự kiềm chế , đối trọng lẫn nhau theo phương châm không
cơ quan nào nằm ngoài sự kiểm soát, giám soát từ phía cơ quan khác nhằm
ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, chuyên quyền độc đoán, hoặc thiếu trách
nhiệm trong việc thực hiện quyền lực nn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân , tổ chức trong xã hội, trách được các mối nguy hại khác. Sự kiểm
soát, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan cũng thể hiện sự phối hợp với nhau tạo
nên sự thống nhất của quyền lực nhà nước.
- Ở các nước tư bản , tùy thuộc vào đk ktexhoi cụ thể ng tắc này 0 giống nhau.
Có 3 mô hình áp dụng nguyên tắc này là mô hình phân quyền cứng rắn , mô
hình phân quyền mềm dẻo, mh hỗn hợp.
- Trong thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước, sự phân chia quyền lực nhà nước
không chỉ giới hạn ở việc phân quyền theo chiều ngang mà còn diễn ra theo
chiều dọc, giữa các nước liên bang với thành viên, giữa chính quyền trung ương
với địa phương, giữa các cấp chính quyền với nhau.
Câu 19: Phân tích các giải pháp làm hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam ta hiện nay.
- Xây dựng và ban hành luật, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật làm
nềntảng pháp lí cho cải cách bộ máy nhà nước. Để các cơ quan hoạt động hiệu
quả, cần xác định đúng vị trí, vai trò , chức năng , nhiệm vụ, thẩm quyền, trách
nhiệm phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thúc đẩy công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Tiếp tục hoàn thiện và tinh giảm bộ máy nhà nước, trở nên gọn nhẹ , cân đối
phù hợp với nhu cầu thực tiễn trong việc giải quyết các công việc hành chính.
- Hoàn thiện thể chế nền hành chính nhà nước dân chủ - pháp quyền các cấp, có
sự tham gia của người dân. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do
dân và vì dân vậy nên cần một thể chế hoạt động toàn tâm , toàn ý vì dân.
- Tiến hành rà soát, làm rõ chức năng và nhiệm vụ , thẩm quyền của từng cơ quan
hành chính từ trung ương đến địa phương để loại bỏ sự chồng chéo , trùng lặp
giữa các cơ quan hành chính với nhauvaf phân cấp rõ ranghf, cụ thể hơn về
thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cấp trọng hệ thống bộ máy hành chính. 22
- Phân biệt rõ ràng chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan hành
chính nhà nước trong hệ thống chính trị theo chiều dọc và chiều ngang.
- Không ngừng đổi mới và hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức, chất lượng cán
bộ, công chức cần có trình độ, chuyên môn, có phẩm chất đạo đức. Xác lập quy
chế công vụ phù hợp, hiện đại nhằm thiết lập trật tự , kỉ cương và kỉ luật chặt
chẽ đối với đội ngũ cán bộ, công chức . Không ngừng trau dồi và rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức.
- Các cơ quan thanh tra từ chính phủ đến cán bộ, ngành đảm bảo hoạt động hiệu
quả và có tính độc lập tương đối.
Câu 20: Phân biệt nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang thông qua những ví dụ cụ thể về hai dạng cấu trúc nhà nước này. Nhà nước đơn nhất Nhà nước liên bang
- Nhà nước đơn nhất là một nhà -
Nhà nước liên bang là một nhà nước
duy nhất và nắm giữ toàn nước do nhiều nhà nước hợp bộ chủ quyền nhà nước trong
thành trong đó có một nhà nước phạm vi lãnh thổ quốc gia. Ví
dụ:chung cho toàn liên bang và mỗi Lào , Việt Nam, TQ,….
bang thành viên có một nhà nước
riêng. Ví dụ : Mĩ, Liên Xô( cũ), …
- Chỉ có nhà nước liên bang mới có chủ quyền hoàn toàn, mới
- Chủ quyền quốc gia do chính
được đại diện cho toàn quốc gia , quyền
trung ương nắm giữ, địa
dân tộc để thực hiện chủ quyền phương là những đơn vị hành
quốc gia và mới là chủ thể độc
chính- lãnh thổ không có chủ
lập của luật quốc tế. Các nhà quyền
nước thành viên phải phụ thuộc vào nhà nước liên bang. 23
- Trong nhà nước liên bang có nhiều hệ thống cơ quan nhà nước , trong đó có
một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có thẩm quyền tối cao trên toàn lãnh
thổ , mỗi bang thành viên lại có
- Cả nước có một hệ thống chính
- Liên bang cũng có nhiều hệ
quyền, một hệ thống pháp luật và
thống pháp luật, nhiều bản hiến một bản hiến pháp .
pháp, trong đó một hệ thống là
chung cho toàn liên bang, có
hiệu lực pháp lí cao nhất và trên
phạm vi toàn lãnh thổ liên bang ,
mỗi ban thành viên lại có một hệ
thống pháp luật, một bản hiến
pháp riêng và chỉ có hiệu lực
pháp lí trong phạm vi bang đó.
- Chính quyền bao gồm ba cấp chính là : +liên bang
- Chính quyền bao gồm hai cấp +bang
chính là trung ương và địa
phương, quan hệ giữa chính +địa phương.
quyền trung ương với chính
Sự phân chia quyền lực giữa nhà
một hệ thống cơ quan nhà nước
nước liên bang và các nhà nước
có thẩm quyền trong phạm vi
thành viên được thể hiện rõ trong bang đó.
cả ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
quyền địa phương là quan hệ
giữa cấp trên và cấp dưới.
Tuy nhiên sự phân biệt trên đây thì chỉ mang tính chất tương đối bởi thực tế cho
thấy trong nhà nước đơn nhất có thể có yếu tố liên bang và ngược lại. Chẳng hạn, ở 24
nhà nước liên bang một số khu vực lãnh thổ đặt dưới sự cai quản trực tiếp của
chính quyền liên bang, ở đó chỉ có một hệ thống chính quyền và công dân thì chịu
sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật ( ví dụ washington DC của Mỹ) . Ngược
lại, ở một số nhà nước đơn nhất, có những địa phương, quyền lực nhà nước được tổ
chức tương tự như một bang trong nhà nước liên bang , riêng vấn đề chủ quyền
quốc gia an ninh lãnh thổ thuộc thẩm quyền của chính quyền trung ương.( ví dụ
Hồng Kong Ma Cao Trung Quốc) .
Câu 21:Cho biết ý kiến cá nhân của anh/ chị về những ưu việt/ hạn chế của
chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
Chính thể quân chủ ( quân chủ chuyên chế và quân chủ hạn chế) là chính thể mà
toàn bộ hoặc một phần quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một cá nhân (
vua , quốc vương,..) theo phương thức cha truyền con nối ( thế tập)
Ưu điểm : vai trò của các vương triều nổi trội hơn cả các chính khách, người đứng
đầu nhà nước được dân bầu.Sự lựa chọn vị trí cao nhất trong chế độ quân chủ
không bị ảnh hưởng hoặc phụ thuộc tài chính, phương tiện truyền thông hay đảng phái chính trị.
- Chế độ quân chủ có thể ngăn chặn sự hình thành các chính phủ cực đoan bằng
cách điều chỉnh “nhân sự” của chính phủ. Tất cả các chính khách chính trị buộc
phải thực thi vai trò giống như thủ tướng hay bộ trưởng theo đúng luật và dưới quyền của nhà Vua. Hạn chế :
-vương triều có thể sử dụng quyền lực tuyệt đối, tùy tiện mà không qua bất kỳ sự
kiểm soát nào; thậm chí có vương triều nặng tư tưởng sinh ra để cai trị, quan tâm
nhiều đến lợi ích cá nhân hơn là lợi ích chung của đất nước.
- Tiềm ẩn nguye cơ phân quyền cát cứ, tranh quyền đoạt vị. 25
Chính thể cộng hòa (bao gồm cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ) là chính thể
mà quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan theo
phương thức chủ yếu là bầu cử.
Ưu điểm: Sự phân chia quyền lực rõ ràng và cơ chế kiềm chế giúp nhà nước có thể
quản lí nhà nước một cách rõ ràng và tối đa.
- Có tính dân chủ hơn so với chính thể quân chủ. Hạn chế:
Câu 22: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức nhà nước.
Hình thức nhà nước là cách tức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của quyền
lực nhà nước , xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với các cơ quan cấp cao khác và với nhân dân.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hình thức nhà nước như: cơ sở kinh tế, yếu tố
điều kiện lịch sử truyền thống của dân tộc, hoàn cảnh thế giới, yếu tố từ sự đấu
tranh gay gắt từ việc đấu tranh giành và giữ chính quyền, yếu tố trình độ dân trí.
Câu 23: Phân tích vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị. Trình
bày ý nghĩa của việc xác định vai trò, vị trí của nhà nước trong hệ thống chính trị. +Vị trí :
Quyền lực chính trị thể hiện tập trung ở quyền lực nhà nước , tổ chức và hoạt
động của hệ thống chính trị về căn bản luôn phải sựa trên cơ sở pháp luật do nhà
nước ban hành hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị phụ thuộc rất nhiều vào
sức mạnh và hiệu lực của nhà nước. + Vai trò : 26
Nhà nước giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống chính trị, là công cụ
thực hiện quyền lực nhân dân , giữ gìn trật ựu, kỉ cương và bảo đảm công bằng xã
hội.Là đại diện chính thức của toàn thể xã hội thực hiện các quyền lực cảu mình
một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua các cơ quan đại diện.
Nhà nước có thẩm quyền tối cáo trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại có bộ máy
quyền lực và có sức mạnh để đảm bảo việc thực hiện quyền lực chính trị và bảo vệ
chế độ chính trị của nhà nước.
Nhà nước có pháp luật là công cụ có hiệu lực nhất để thiết lập trật tự kỉ cương quản
lí mọi mặt của đời sống xã hội. +Ý nghĩa:
Khẳng định được nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị , là công cụ tổ
chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân , chịu trách
nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Nhà nước
là phương tiện quan trọng nhất của nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
Nhà nước trong hệ thống chính trị có chức năng thể chế hóa đường lối, quan điểm
của Đảng thành các quy định pháp luật trong Hiến pháp và các quy định pháp luật
khác và thực hiện quản lí đất nước. Hoạt động của nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo
của Đảng nhưng có tính độc lập tương đối, với các công cụ và phương thức quản lí của riêng mình.
Câu 24: Phân tích các ưu thế của nhà nước so với các tổ chức chính trị khác,
liên hệ thực tế ở Việt Nam
+) Được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực nên những quyết định của
nhà nước được đảm bảo thực hiện bằng pháp luật vì nhà nước là tổ chức đại diện
chính thức cho toàn thể xã hội nên mọi cá nhân đề bị chi phối trong mối quan hệ về
kinh tế chính trị cũng như đời sống xã hội
+) Bộ máy Nhà nước được thành lập qua rất nhiều lần tinh lọc, rất nhiều cuộc bầu
cử để tìm ra người xứng đáng để đại diện cho nhân dân, khiến nhân dân tin tưởng 27
trao quyền nên cách làm việc của họ cũng chuyên nghiệp hơn các thành viên trong
các tổ chức chính trị khác
+) Là tổ chức duy nhất trong xã hội có bộ máy hùng mạnh, bao gồm nhiều hệ thống
các cơ quan với đội ngũ công chức đông đảo, bao quất tất cả những lĩnh vực đời
sống kinh tế xã hội, nên nhà nước sẽ được trao quyền năng đặc biệt để tổ chức, quản
lí, điều hành các vấn đề đối nội và đối ngoại
+)Về việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính từ lớn đến nhỏ, từ trung
ương đến địa phương cũng là một ưu thế lớn mạnh đối với nhà nước vì nó giúp nhà
nước thâu tóm quyền lực nhà nước, quản lí lãnh thổ 1 cách có tổ chức dễ dàng và
khoa học, đồng thời nó còn giúp quản lí dân cư một cách chặt chẽ tránh bỏ xót, thuận
tiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa, kinh tế cũng như các dịnh vụ xã hội
khác vì nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền và trách nhiệm tuyên bố thực hiện và
bảo vệ chủ quyền quốc gia
+)Nhà nước còn có quyền ban hành luật và đảm bảo được thực hiện bằng những biện
pháp cưỡng chế, pháp luật được coi như quyền lực của nhà nước có tính quy phạm
và phổ biến chung nên mọi cá nhân đề phải tuân thủ theo, vi tuân thủ pháp luật cũng
là tuân thủ theo thể chế và chính sách mà nhà nước đã đặt ra
+)Là tổ chức duy nhất có quyền phát hành và lưu thông tiền tệ, ấn định và thu những
loại thuế dưới hình thức bắt buộc đồng nghĩa với việc tiền tệ nhà nước không ban
hành được coi là tiền lậu và không có giá trị vật chất nh hơn 28
Câu 25: phân tích mối quan hệ giữa nhà nước XHCN Việt Nam với Đảng Cộng
sản Việt Nam. Ý nghĩa của mối quan hệ này trong tổ chức, quản lý xã hội hiện nay.
Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, nhà nước giữ vị trí trung tâm và có vai
trò chủ đạo đối với quản lý xã hội nhờ có những ưu thế riêng có của mình như các
nhà nước đương đại khác. Nhà nước có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với Đảng
và các tổ chức xã hội khác. Nội dung mối qun hệ đó thể hiện ở vai trò của hai bên đối với nhau.
-Trong mối quan hệ giữa nhà nước với Đảng cộng sản Việt Nam thì nhà nước là
phương tiện quan trọng nhất để đưa đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống
thông qua ba hình thức chủ yếu là xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp
luật và bảo vệ pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu mà Đảng đã đặt ra là dân giàu
nước mạnh dân chủ công bằng văn minh.
Bên cạnh đó Nhà nước có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp
lí, vật chất, tinh thần cho Đảng hoạt động và bảo vệ uy tín, danh dự, sinh mệnh của
Đảng trước â mưu và hành động phá hoại của các lực lượng thù địch.
-ĐCS Việt Nam “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước”. Đảng lãnh đạo một cách toàn
diện từ tổ chức đến các hoạt động của nhà nước. Đảng lãnh đạo đối với nhà nước
bằng việc vạch ra đường lối chiến lược về đối nội đối ngoại để nhà nước thể chế hóa
thành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho Nhà
nước, giới thiệu đảng viên và người ngoài đảng đủ năng lực và phẩm chất để cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét, bố trí vào những vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà
nước hoặc để cử tri bầu vào các cơ quan dân cử trực tiếp. 29
Các phương pháp chủ yếu mà Đảng sử dụng để lãnh đạo Nhà nước là tuyên truyền,
vận động, giáo dục, thuyết phục và tự nêu gương của đảng viên làm việc trong bộ máy nhà nước.
→Trong điều kiện một đảng cầm quyền, việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
nhà nước và Đảng trên cơ sở phân định rõ chức năng của Nhà nước với chức năng
của Đảng có ý nghĩa quan trọng để nhà nước phát huy hết hiệu lực của mình nhưng
vẫn chịu sự lãnh đạo của Đảng, còn Đảng vẫn lãnh đạo được nhà nước nhưng không
là thay nhà nước . Việc phân định đó chỉ có thể được thực hiện bằng công cụ pháp
luật mới bảo đảm được sự chắc chắn và bền vững.
Câu 26: phân tích yêu cầu, đòi hỏi đối với pháp luật trong nhà nước pháp quyền.
-Nêu định nghĩa nhà nước pháp quyền: có nhiều quan niệm khác nhau về nhà nước
pháp quyền, tóm lại có thể hiểu nhà nhước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò
của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở
chủ quyền nhân dân, phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm
quyền con người, tự do cá nhân cũng như công bằng, bình đẳng trong xã hội.
Từ định nghĩa trên ta thấy pháp luật là nhân tố có vị trí vai trò quan trọng trong nhà nước pháp quyền.
-hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền là hệ thống pháp luật dân chủ, tiến
bộ, phù hợp và khả thi:
+hệ thống pháp luật phải thể hiện ý chí của nhân dân, thừa nhận rộng rãi các quyền
cơ bản cơ bản của con người, quyền dân chủ của công dân, đồng thời thể hiện sự tác
động qua lại , trách nhiệm tương hỗ giữa nhà nước với các tổ chức cá nhân trong xã
hội đối với nhau. Bên cạnh đó việc xây dựng pháp luật cũng có sự tha gia đóng góp 30
ý kiến của người dân nhờ vậy các quy định đó cũng bảo đảm hài hòa giữa lợi ích cá
nhân, nhóm xã hội với lợi ích chung của toàn xã hội.
+có thể khẳng định pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến không đảm bảo được
các tiêu chí pháp luật của nhà nước pháp quyền. Về hoạt động lập pháp hoàn toàn
không có sự đóng góp ý kiến của người dân mà mọi quy định đều do vua hoặc chủ
nô ban hành để buộc mọi người phải phục tùng theo vì vậy nó được gọi là “pháp
luật của kẻ mạnh”, là công cụ riêng của nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội theo
ý chí chủ quan của nhàn nước.
+pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải có hiệu lực phổ biến đối với mọi người,
phải có tính ổn định giúp cho các chủ thể có thể dự đoán trước được kết quả của
hành vi của mình cũng như có thể lường trước được phản ứng của nhà nước hoặc
các chủ thể khác đối với hành vi đó.
-Pháp luật phải phù hợp với hiến pháp. Vì hiến pháp là đạo luật cơ bản thể hiện một
cách tập trung ý chí của nhân dân, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Sự thống trị của hiếp
pháp và pháp luật là cơ sở để hình thành nên nhà nước pháp quyền.
-Pháp luật phải ở vị trí tối thượng trong nhà nước pháp quyền . Pháp luật không chỉ
giữ địa vị thống trị trong nhà nước mà cả trong đời sống xã hội. Đối với tất cả các
chủ thể trong xã hội, pháp luật luôn ở vị trí cao nhất trong số các chuẩn mực xã hội,
luôn đứng cao hơn phong tục tập quán tín điều tôn giáo, chuẩn ực đạo đức,… Tất cả
các tổ chức phi nhà nước và cá nhân có thể làm những điều pháp luật không cấm và
có nghĩa vụ tôn trọng thực hiện pháp luật trong hành vi của mình, nếu có vi phạm
pháp luật thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. 31
Câu 27: Trình bày quan điểm của anh(chị) về nhận định: “Việc đề cao pháp
luật có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng pháp luật”
*Giải thích pháp luật là gì? Lạm dụng là gì?
-Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
-Lạm dụng là sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn đã được quy định
*Theo tôi nhận định này đúng. Nhấn mạnh lại là nó đúng vì có từ “CÓ THỂ”. Vì:
-Trong nhà nước pháp quyền thì việc đề cao pháp luật là một yếu tố quan trọng, và
ở vị trí thượng tôn. Đây là đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền. Ở đây không
thể nói việc đề cao pháp luật là lạm dụng pháp luật được!
-Trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội ngoài pháp luật ra còn có các
chuẩn mực đạo đức, tập quán,… Vì vậy thông thường khi giải quyết một mâu thuẫn
nhỏ nào đó người ta vẫn thường thỏa thuận, trao đổi và giải quyết bằng phong tục
tập quán và các chuẩn mực đạo đức trước. Nếu không giải quyết được vấn đề người
ta mới đưa nhau đi kiện. Như vậy việc giải quyết vấn đề bằng phong tục tập quán và
đạo đức không những giữ được mối quan hệ hòa hảo giữa các bên chủ thề mà còn
làm giảm bớt những vụ kiện nhỏ, đơn giản. Nếu ở trong những tình huống có thể
giải quyết mà không cần dùng đến pháp luật này mà người ta đề cao pháp luật thì
quả thật là đang lạm dụng pháp luật.
→ Như vậy nhận định trên chỉ đúng khi nó có từ “CÓ THỂ” vì ở vào từng trường
hợp cụ thể việc đề cao pháp luật mới là lạm dụng pháp luật hoặc không. 32
Câu 28: Phân tích những yêu cầu, đòi hỏi đối với bộ máy nhà nước trong nhà nước pháp quyền.
-Nêu định nghĩa nhà nước pháp quyền: có nhiều quan niệm khác nhau về nhà nước
pháp quyền, tóm lại có thể hiểu nhà nhước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò
của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở
chủ quyền nhân dân, phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm
quyền con người, tự do cá nhân cũng như công bằng, bình đẳng trong xã hội.
-Như vậy nhà nước pháp quyền trước hết phải là nhà nước theo đúng nghĩa của nó.
+là một tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra
từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằ tổ chức và quản lí xã hội, phục vụ lợi
ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích chung của lực lượng cầm quyền trong xã hội.
-Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương,
được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
+cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nên nhà nước bao gồm số lượng
người nhất định được tổ chứ và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh
nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước.
-Bộ máy nhà nước phải được tổ chức và hoạt động theo cơ chế bảo đảm sự phân
công và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước:
|+quyền lực nhà nước không tập trung trong tay một người hoặc một số cá nhân mà
được phân chia cho các cơ quan nhà nước khác nhau cùng thực hiện. Mỗi cơ quan 33
đều có chức năng, thẩm quyền riêng do pháp luật quy định. Trong nhà nước pháp
quyền hoạt động của nhà nước về căn bản được Hiến pháp phân định thành ba chức
năng là lập pháp, hành pháp, tư pháp, mỗi chức năng đó chủ yếu được trao cho một
cơ quan nhà nước thực hiện. Hiến pháp trao cho mỗi cơ quan một phạm vi thẩm
quyền cụ thể và quy định mối quan hệ tương hỗ cũng như cơ chế kiểm soát thậm chí
có cả sự đối trọng giữa các cơ quan nhà nước. Nhờ đó mỗi cơ quan nhà nước không
chỉ có thể độc lập, chuyên môn hóa trong hoạt động của mình mà còn phối hợp hoạt
động với các cơ quan khác để tạo nên sự thống nhất trong hoạt động của nhà nước
đồng thời kiề chế ngăn cản cơ quan khâc, ngăn ngừa tình trạng lạm quyền chuyên
quyền độc đoán, sự thiếu trách nhiệm của nó bảo vệ quyền con người nâng cao hiệu
quả hoạt động nhà nước,… -Nhà nước gắn bó mật thiết với xã hội dân sự
+Xã hội dân sự được hiểu là một lĩnh vực độc lập tương đối của đời sống xã hội đối
với nhà nước trong đó tồn tại và vận hành các nhóm xã hội, các tổ chức mang tính
chất văn hóa tôn giáo tinh thần thể hiện các lợi ích khác nhau của con người.
+Nhà nước đáp ứng đầy đủ các điều kiện chính trị trực tiếp của xã hội dân sự.Thông
qua pháp luật , nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ pháp lí cho nhà nước công dân
và các tổ chức phi nhà nước khác nhằm bảo đảm sự tồn tại và vận hành của xã hội dân sự.
Câu 29: phân tích các đặc trưng cơ bản của pháp luật, trên cơ sở đó, làm sáng
tỏ biểu hiện một đặc trưng cơ bản của pháp luật Việt Nam hiện nay.
*Nhìn tổng quan pháp luật có những đặc trưng cơ bản sau:
-Tính quyền lực (tính nhà nước, tính cưỡng chế): 34
+pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Với tư cách của mình nhà
nước là một tổ chức hợp pháp bao trùm toản xã hội. Đặc trung này chỉ có ở pháp
luật. Các loại quy tắc xử sự khác chỉ có thể tác động trong một phạm vi hẹp, dưới
những phương thức ‘nhẹ nhàng” hơn và được bảo đảm bằng dư luận xã hội chứ
không phải bằng quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người.
-Tính quy phạm phổ biến:
+Các quy định pháp luật là những khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng cho nhận thức
và hành vi của mỗi con người, hướng dẫn cách xử sự cho cá nhân tổ chức trong xã hội.
+Tính quy phạm của pháp luật nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để
cho mọi người có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép. Giới hạn đó
được xác định ở nhiều khía cạnh khác nhau như cho phép, cấm đoán, bắt buộc,..
Vượt qua giới hạn đó là trái luật.
+Phạm vi tác động của pháp luật rất rộng lớn, nó là khuôn mẫu ứng xử cho mọi cá
nhân tổ chức trong đời sống hàng ngày, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các
lĩnh vực của cuộc sống , pháp luật tác động đến mọi địa phương, mọi vùng miền của đất nước. -Tính hệ thống:
+bản thân pháp luật là một hệ thống các quy phạm hay các quy tắc xử sự chung, các
nguyên tắc, các khái niệm pháp lí… 35
+mặc dù điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song các quy
định pháp luật không tồn tại biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại thống nhất
với nhau, tạo nên một chỉnh thể thống nhất
-Tính xác định về hình thức:
+pháp luật được thể hiện trong những hình thức xác định như tập quán pháp tiền lệ
pháp, văn bản quy phạm pháp luật. ở dạng thành văn các quy định pháp luật được
thể hiện ột cách rõ ràng cụ thể, không trừu tượng chung chung, bảo đả có thể được
hiểu và thực hiện thống nhất trên toàn xã hội. -Tính ý chí:
+pháp luật bao giờ cũng là hiện tượng ý chí, không phải là kết quả của sự tự phát hay cảm tính
|+xét về bản chất, ý chí trong pháp luật là ý chí của giai cấp, lực lượng cầm quyền.
Ý chí đó thể hiện rõ ở mục đích xây dựng pháp luật và dự kiến hiệu ứng của pháp
luật khi triển khai vào thực tế đời sống xã hội -Tính xã hội:
+là một đặc trưng không thể coi nhẹ
+muốn cho pháp luật phát huy được hiệu lực thì nó phải phù hợp với những điều
kiện cụ thể của xã hội ở thời điểm tồn tại của nó. Nghĩa là pháp luật phải phản ánh
đúng những nhu cầu khách quan của xã hội
+tuy nhiên do tính chất phức tạp của các mối quan hệ xã hội, pháp luật chỉ có khả
năng mô hình hóa những nhu cầu xã hội khách quan đã mang tính điển hình, phổ 36
biến thông qua đó để tác động các quan hệ xã hội khác, hướng chúng phát triển theo
hướng đã đượuc nhà nước xác định
→như vậy đặc trưng này là nét khác biệt của pháp luật so với các quy phạm xã hội
khác thể hiện ở tính toàn diện và tính điển hình (phổ biến) của các mối quan hệ xã
hội được pháp luật điều chỉnh. -Tính giai cấp:
+do chiếm ưu thế về mọi mặt giai cấp thống trị thông qua nhà nước tìm mọi cách đặt
ra quy định pháp luật có lợi cho giai cấp mình. Thông qua nhà nước ý chí của giai
cấp thông trị được thể hiện một cách tập trung thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí nhà nước.
+tính giai cấp là thuộc tính chung của các kiểu pháp luật, tuy nhiên mỗi kiểu pháp
luật lại có nét riêng và cách biểu hiện riêng:
• Trong pháp luật chủ nô, tư liệu sản xuất được công khai quy định thuộc về giai cấp
chủ nô, nô lệ không được coi là người, trước pháp luật họ được coi là công cụ lao động biết nói.
•Trong pháp luật phong kiến, người lao động đã thoát khỏi thân phận nô lệ, tuy nhiên
địa vị vẫn hết sức thấp kém, họ bị ràng buộc chặt chẽ vào các đặc quyền của địa chủ phong kiến.
•Trong pháp luật tư sản tính giai cấp đã được che đậy một cách tinh vi kín đáo khó
nhận thấy. Pháp luật tư sản quy định quyền tư hữu là một quyền tự nhiên thiêng liêng
và bất khả xâm phạm, pháp luật thừa nhận các quyền con người quyền công dân,
thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người… Tuy nhiên thực 37
chất pháp luật tư sản chỉ bảo vệ sở hữu của nhà tư bản. C.Mác đã chỉ rõ: “lao động
làm thuê, lao động của người vô sản liệu có tạo ra sở hữu cho người vô sản không?
Tuyệt đối không. Nó tạo ra tư bản, tức là tạo ra cái sở hữu bóc lột lao động làm
thuê.”. Trên thực tế giữa nhà tư bản và người công nhân khó có thể có được sự bình đẳng thực sự.
*Tính xã hội là thuộc tính nổi bật của pháp luật Việt Nam hiện nay. Ý nghĩa xã hội
rộng lớn của pháp luật Việt Nam hiện nay thể hiện ở nhiều mặt.
-Pháp luật không chỉ là quy tắc ứng xử của mọi tổ chức cá nhân trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội mà còn là cơ sở quan trọng để bảo đảm an ninh, an toàn cho mỗi
con người đảm bảo tính ổn định trật tự xã hội.
-Phap luật là phương tiện quan trọng nhất có hiệu quả nhất để tổ chức và quản lí hầu
hết các các lĩnh vực của đời sống xã hội.
-Pháp luật là phương tiện để liên kết mọi tầng lớp dân cư, hợp lực, chung lòng, phát
huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc bảo vệ chủ quyền quốc gia và các lợi ích quốc gia khác.
-Pháp luật là công cụ để nhà nước và xã hội thực hiện chính sách uống nước nhớ
nguồn, đền ơn đáp nghĩa, quan tâm, chăm lo cho những người ở vị thế yếu
Câu 30: phân biệt pháp luật với các công cụ khác trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội. 38 Tiêu chí Pháp luật Công cụ khác Con Do nhà nước ban hành. Do những bậc đường hình thành
Phạm vi Có những mối quan hệ pháp luật
Có thể nói phạm vi điều chỉnh điều
không điều chỉnh được. rộng hơn. chỉnh VD quan hệ tình cảm Cách
- có tính chất bắt buộc
- không có tính chất bắt buộc thức
- được bảo đảm thực hiện bằng biện
-d ư luận xã hội là một trong điều pháp cưỡng chế
những yếu tố đảm bảo thực hiện chỉnh Hình
Tồn tại dưới dạng văn bản, rõ ràng
Có thể tồn tại dưới dạng chữ thức cụ thể, chi tiết. viết, truyền miệng.
Tính quy Pháp luật được ban hành và áp dụng Tùy vào từng địa phương mà phạm
như nhau trong phạm vi cả nước. phong tục, tập quán,… có sự phổ biến khác nhau Hệ
Pháp luật được ban hành để điều
Chưa có hệ thống hoàn chỉnh.
thống chỉnh quan hệ xã hội có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau tạo thành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Câu 31: phân tích biện pháp giải quyết sự xung đột giữa pháp luật và đạo đức. 39
CÂU NÀY TỪ TỪ ĐỌC NHÉ! TỚ SẼ SỬA LẠI SAU. XIN LỖI MỌI NGƯỜI!
-Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích định hướng của nhà nước.
-Đạo đức là một khái niệm hết sức phức tạp, nó được hiểu theo nhiều cách khác nhau
trong những thời gian không gian, đối tượng khác nhau.
+Trong đời sống hàng ngày đạo đức thường được đồng nhất với ý thức đạo đức cá
nhân đó là đức hạnh phẩm hạnh của con người.
+trong khoa học, đạo đức được hiểu là tổng thể những quan điể, quan niệm về chân
thiện, mĩ, nghĩa vụ danh dự,…. (cốt lõi là điều thiện).
*Biện pháp giải quyết xung đột
-Trong cuộc sống nhiều khi gặp phải những tình huống rất khó để giải quyết cho
thấu tình đạt lí bởi giải quyết theo pháp luật thì lại bị dư luận xã hội lên án vì trái
đạo đức, còn nếu giải quyết theo đạo đức thì lại rơi vào vòng pháp luật.
→đây là bài toán khó đòi hỏi các nhà làm luật và những người áp dụng pháp luật
phải có một cái đầu lạnh và trái tim ấm để giải quyết vấn đề một cách thấu tình đạt lí nhất có thể.
-Vì các chuẩn mực đạo đức ra đời từ rất sớm, cho đến náy đã có nhiều chuẩn mực
đạo đức lạc hậu không theo kịp thời đại bị pháp luật cấm.
→đây là xung đột giữa pháp luật và đạo đức, để giải quyết xung đột này nhà nước
cần triệt để các chuẩn mực đạo đức lạc hậu, làm cho người dân hiểu và tự rời bỏ các 40
chuẩn mực cũ lạc hậu đó thay vào đó họ sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật
Câu 33: Phân tích ưu thế của pháp luật so với các công cụ khác trong điều chỉnh quan hệ xã hội.
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước. Ưu thế của pháp luật:
+ Có phạm vi tác động rộng lớn: pháp luật do nhà nước ban hành, phổ biến
chính thức thông qua các cơ quan nhà nước. Ở đâu có chính quyền, ở đó có sự tác
động của pháp luật, tác động đến mọi cá nhân, tổ chức, điều chỉnh các quan hệ xã
hội thuộc mọi lĩnh vực đời sống.
+ Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi;
còn các công cụ khác chỉ để điều chỉnh vào những dịp và thời điểm nhất định.
+ Pháp luật được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước, mang tính bắt buộc chung
đối với mọi người. Mọi người đều có nghĩa vụ thực hiện pháp luật, nếu trái luật sẽ
có những biện pháp cưỡng chế để thực hiện pháp luật nhằm thiết lập trật tự và duy
trì ổn định cuộc sống.
+ Có hình thức xác định chặt chẽ. Nhà nước quy định nghiêm ngặt về hình thức,
đặc biệt là về ngôn ngữ: một nghĩa, rõ ràng, chính xác, không trừu tượng, chung
chung,.. mọi người đều nắm bắt đầy đủ, chính xác, rõ ràng để thực hiện pháp luật 41
đúng đắn. Trong khi các công cụ khác không có sự xác định về hình thức, vì vậy
nắm bắt và nhận thức khó khăn hơn, khó thực hiện.
+ Dễ thích ứng với điều kiện thực tế của xã hội. Điều kiện kinh tế xã hội thay
đổi thì pháp luật cũng phải thay đổi nhanh chóng phù hợp, tạo điều kiện cho kinh tế,
xã hội phát triển. Các công cụ khác thường thay đổi chậm, hoặc không thay đổi gây
kìm hãm sự phát triển của kinh tế xã hội.
Câu 34: Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong nhà nước pháp quyền.
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
Đạo đức là tổng thể những quan niệm về chân, thiện, mỹ, nghĩa vụ, danh dự...
cùng những quy tắc xử sự được hình thành trên cơ sở những quan niệm, quan điểm
đó nhằm điều chỉnh hành vi, ứng xử của con người, chúng được đảm bảo thực hiện
bởi lương tâm, tình cảm cá nhân, sức mạnh của dư luận xã hội.
Pháp luật và đạo đức luôn có sự tác động qua lại hai chiều lẫn nhau: -
Sự tác động của pháp luật tới đạo đức: Pháp luật có sự tác động mạnh mẽ tới đạo đức:
+ Pháp luật là công cụ truyền bá quan điểm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức nhanh
chóng, có tính bắt buộc chung với mọi người.
+ Pháp luật hỗ trợ, củng cố, giữ gìn và pháp huy giá trị đạo đức, đảm bảo thực
hiện nghiêm trên thực tế. 42
+ Pháp luật loại trừ, ngăn chặn những quan điểm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức
sai trái, thoái hóa, đi ngược thuần phong mỹ tục. -
Sự tác động của đạo đức tới pháp luật:
+ Đạo đức là nền tảng xây dựng, phát triển và tồn tại của pháp luật.
+ Đạo đức tác động mạnh đến sự nhận thức, thái độ tôn trọng, thực hiện pháp
luật của mọi người và tính hiệu quả của pháp luật.
+ Đạo đức bổ khuyết cho pháp luật trong trường hợp pháp luật không thể phát huy.
Câu 35: Vì sao pháp luật không phải là công cụ duy nhất nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội.
Pháp luật là công cụ có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội,
nhưng nó không thể tồn tại đơn độc, vì bản thân nó không hoàn hảo tuyệt đối, mà
vẫn còn những khuyết điểm nhất định: -
Pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội, đặc biệt là các
quan hệ xã hội phát sinh trên cơ sở tình cảm con người. -
Biện pháp cưỡng chế của nhà nước không phải khi nào cũng đặt hiệu
quả như mong muốn, đối với những người không còn gì để mất thì biện pháp
cưỡng chế không có ý nghĩa gì với họ, ngay cả khi biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. -
Pháp luật đôi khi không thể tạo niềm tin to lớn như niềm tin tôn giáo.
Niềm tin tôn giáo là nhân tố có sức mạnh to lớn, thúc đẩy người ta thực hiện hành
vi một cách triệt để, tận tâm, đến cùng. 43
Như vậy, từ những nhược điểm của pháp luật có thể thấy vẫn cần các công cụ
khác để bổ khuyết, hỗ trợ, cùng phát triển, do đó pháp luật không phải là công
cụ điều chỉnh duy nhất.
Câu 36: Tại sao cần phải kết hợp giữ pháp luật với các công cụ khác trong điều
chỉnh quan hệ xã hội?
Pháp luật là công cụ có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội,
nhưng nó không thể tồn tại đơn độc, vì bản thân nó không hoàn hảo tuyệt đối, mà
vẫn còn những khuyết điểm nhất định: -
Pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội, đặc biệt là các
quan hệ xã hội phát sinh trên cơ sở tình cảm con người. -
Biện pháp cưỡng chế của nhà nước không phải khi nào cũng đặt hiệu
quả như mong muốn, đối với những người không còn gì để mất thì biện pháp
cưỡng chế không có ý nghĩa gì với họ, ngay cả khi biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. -
Pháp luật đôi khi không thể tạo niềm tin to lớn như niềm tin tôn giáo.
Niềm tin tôn giáo là nhân tố có sức mạnh to lớn, thúc đẩy người ta thực hiện hành
vi một cách triệt để, tận tâm, đến cùng.
Như vậy, từ những nhược điểm của pháp luật có thể thấy vẫn cần các công cụ
khác để bổ khuyết, hỗ trợ, cùng phát triển.
Khi pháp luật kết hợp với các công cụ khác sẽ mang tới các ưu điểm:
+ Có thể điều chỉnh quan hệ xã hội một cách toàn diện, cụ thể hơn. 44
+ Giúp pháp luật được thực hiện, tôn trọng hơn trong cuộc sống.
+ Đảm bảo được tính hiệu quả của tất cả các công cụ, đồng thời loại trừ được
những thành phần không hợp lý của các công cụ đó.
+ Đảm bảo được mục đích điều chỉnh quan hệ xã hội và pháp triển xã hội.
Câu 37: Phân tích khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội.
Điều chỉnh quan hệ xã hội là việc sử dụng các công cụ để tác động lên các quan
hệ xã hội, làm cho chúng trở nên thay đổi và phát triển theo những mục đích, định
hướng nhất định, nhằm duy trì và bảo vệ trật tự xã hội.
Điều chỉnh quan hệ xã hội thực chất là: điều chỉnh hành vi của các chủ thể
tham gia quan hệ xã hội đó, làm thay đổi hành vi của họ. Trong cuộc sống, mọi người
đều không thể tồn tại một cách biệt lập mà phải tham gia vào các mối quan hệ với
người khác, tạo nên hệ thống các mối quan hệ xã hội vô cùng phức tạp, đan xen
chằng chịt với nhau. Trong đó hành vi có lợi thì được tạo điều kiện duy trì và bảo vệ
phát triển, hành vi có hại, không phù hợp sẽ bị loại trừ, ngăn chặn.
Công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội là các loại qui phạm xã hội. Chúng
được coi là khuôn mẫu, mô hình,chuẩn mực cho hành vi ứng xử của các chủ thể khi
họ tham gia vào những mối quan hệ xã hội nhất định. Nói cách khác, các mối quan
hệ xã hội được điều chỉnh bằng cách xác định cách thức xử sự cho các chủ thể quan
hệ xã hội đó, qui định quyền, nghĩa vụ cho họ, qui định cho họ những việc được làm,
nên làm, cần phải làm hay không được làm..
Các quan hệ xã hội rất phong phú, đa dạng và phức tạp, bởi vậy, để điều chỉnh
chúng một cách có hiệu quả, cần phải có nhiều công cụ khác nhau, bao gồm pháp 45
luật,đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo, lệ làng, hương ước, luật tục, qui
định của các tổ chức xã hội...
Câu 38: Trình bày khái niệm bản chất pháp luật. Phân tích ý nghĩa của vấn đề
bản chất pháp luật.
Bản chất pháp luật là toàn bộ những mặt, những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và
những quy luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của pháp luật.
Cũng giống như bản chất của nhà nước, bản chất của pháp luật thể hiện trước
hết ở tính giai cấp. Tính giai cấp của pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp
thống trị trong xã hội, nội dung ý chí đó được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật
chất của giai cấp thống trị. Ý chí của giai cấp thống trị được cụ thể hóa trong các văn
bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã
hội, pháp luật là yếu tố điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm định
hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo một mục tiêu, một trật tự phù hợp với
ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý
nghĩa đó pháp luật chính là công cụ thể hiện sự thống trị của giai cấp.
Bên cạnh tính giai cấp, không thể coi nhẹ giá trị xã hội to lớn của pháp luật vì
trong cuộc sống hàng ngày các cá nhân và tổ chức có mối quan hệ với nhau rất đa
dạng được thể hiện qua những hành vi xử sự khác nhau. Xã hội thông qua nhà nước
ghi nhận những cách xử sự hợp lý, khách quan được số đông chấp nhận phù hợp với
lợi ích của số đông trong xã hội, cách xử sự này được nhà nước thể chế hóa thành
những quy phạm pháp luật. Giá trị xã hội của pháp luật còn được thể hiện ở chỗ một 46
quy phạm pháp luật vừa là thước đo của hành vi con người vừa là công cụ kiểm
nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều
chỉnh các quá trình xã hội. Ý nghĩa:
- Việc nắm rõ vấn đề bản chất pháp luật giúp chúng ta hiểu được các đặc
điểm, tinh thần, tính chất của loại pháp luật đó.
- Giúp chúng ta biết được bản chất pháp luật bao gồm bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Câu 39: Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của pháp luật.
Trình bày ý nghĩa của vấn đề này trong xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ
pháp luật ở nước ta hiện nay.
Nhìn bề ngoài thì có vẻ tính xã hội và tính giai cấp trong pháp luật mô thuẫn
với nhau, nhưng khi tìm hiểu ta sẽ nhận thấy nó thống nhất, bổ trợ và làm tiền đề
cho nhau. Pháp luật do giai cấp thống trị lập ra, do đó pháp luật phải mang tính giai
cấp, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu pháp luật chỉ phục vụ mỗi giai cấp thống trị? Khi
đó các mô thuẫn, các yêu cầu bức thiết nảy sinh trong đời sống xã hội của các giai
cấp còn lại chiếm số đông không được giải quyết thì xã hội sẽ rơi vào tình trạng bất
ổn, nhà nước có nguy cơ bị đánh đổ. Do đó muốn đảm bảo tính giai cấp của mình,
muốn duy trì lợi ích và duy trì nhà nước thì bắt buộc nhà nước phải ban hành pháp
luật nhằm giài quyết các công việc phát sinh từ lòng xã hội. Do đó pháp luật cũng
mang tính xã hội. Vậy chúng ta có thể thấy được sự thống nhất giữa hai đặc tính này của pháp luật. 47
Ý nghĩa: Ở nước ta thì bản chất giai cấp trong pháp luật là rất nhỏ. Pháp luật
gần như chỉ mang bản chất xã hội. Do đó, khi xây dựng và thực hiện pháp luật
chúng ta cần nhấn mạnh đến tính xã hội, hướng đến phục vụ lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
Câu 40: Phân tích tính chủ quan và khách quan trong pháp luật? Lam thế nào
để ngăn ngùa tình trạng duy ý chí trong khi xây dựng pháp luật +) Tính khách quan
Nguyên tắc trong xây dựng pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo phản ánh khái quát
những sự việc khác quan liên quan đến quá trình xây dựng pháp luật. Việc xác định
các nguyên tắc xây dựng pháp luật vừa phải từ đường lối khách quan , từ đường lối
chính trị của đất nước vừa phải xuất phát từ vai trò của pháp luật để đảm bảo việc
thể hiện đầy đủ ý chí và lợi ích của nhà nước, các tổ chức và các cá nhân trong quy định của pháp luật
Pháp luật là hiện tương mang tính khách quan, pháp luật sinh ra là đòi hỏi nhu cầu
của xã hội, phản ánh nhu cầu khách quan xuất phát từ thực tế cuộc sống. Pháp luật
nên là những ghi nhận những quy luật phát triển của xã hội bằng quy phạm pháp
luật, bất luận trong khía cạnh nào, pháp luật cũng là sự nhân thức chủ quan của con
người về thế giới khách quan, con người tự nhận thức tồn tại xã hội rồi đưa ra quy
tắc cho hành vi con người. Do vậy quá trình xây dựng pháp luật phải phù hợp với
các quy luật khách quan , bảo đảm phát huy vai trò của pháp luật đối với đời sống.
Để đảm bảo quy luật khách quan khi xây dựng pháp luật cần phải nghiên cứu sâu
sắc thực tiễn xã hội, các điều kiện kinh tế chính trị, tư tưởng tâm lí xã hội, đặc điểm
dân cư, nhu cầu các tầng lớp, các nhóm nghề nghiệp, vấn đề sắc tộc và khả năng 48
thực hiện pháp luật trên thực tế tránh tình trạng quan liêu không nắm bắt được tình
hình thực tế xa cách ý dân, tránh hiện tượng “ pháp luật trên trời, cuộc đời dưới đất” +) Tính chủ quan
Trái ngược với khách quan, chủ quan lại thiên về ý chí cá nhân nhiều hơn. Chính vì
là cá nhân, nên pháp luật rất dễ mang ý chí riêng rẽ của nhà làm luật. Pháp luật có
tính chủ quan sẽ chú trọng nhiều hơn vào một người hay chỉ là một nhóm người mà
không rộng ra toàn xã hội
+) Để ngăn chặn tình trạng duy ý chí trong khi xây dựng pháp luật cần làm
Trong quá trình xây dựng pháp luật cần có sự góp sức và lấy ý kiến của nhiều người
để có được tính khách quan
Khâu phê duyệt pháp luật trở nên có hiệu lực của Quốc hội nên được chú trọng đến
nhiều hơn để kịp thời bác bỏ hoặc xem xét lại những bộ luật mang tính duy ý chí
Lựa chọn những người có thẩm quyền, có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp lí để
tạo ra những bộ luật khách quan có tính hiệu quả cao
Câu 41: Pháp luật dân chủ là nền pháp luật như thế nào? Làm thế nào để pháp
luật thật sự dân chủ
+) Pháp luật dân chủ là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước quy định và
thừa nhận các hình thức dân chủ. Trong đó các quy định, các nội dung phải công
khai để dân biết, dân được bàn bạc và đưa ra quyết định, nhân dân được tham gia ý
kiến trước cơ quan có thẩm quyền, dân được quyền giám sát, trách nhiệm của chính
quyền cán bộ...Tóm lại nền pháp luật dân chủ là một nền pháp luật tôn trọng, bảo vệ 49
quyền dân chủ của nhân dân và đảm bảo quyền dân chủ đó được thực hiện nghiêm
túc và không bị xâm hại
+) Làm thế nào để có một nền pháp luật thật sự dân chủ
Về phía nhân dân: vì nền pháp luật này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhân
dân nên trước hết họ phải là những người có kiến thức về mọi mặt đặc biệt là về
pháp luật thì mới có thể quản lí kiểm soát nhà nước và có quyền hưởng lợi từ một nền pháp luật dân chủ
Về phía nhà nước: luôn luôn coi trọng ý kiến đóng góp của nhân dân để họ được
phát huy quyền làm chủ và hoàn thành sứ mệnh phục tùng quyền lợi của nhân dân.
Tích cực sửa bỏ đổi mới nền pháp luật nước nhà để tạo mọi điều kiện cho toàn bộ
người dân đều phát huy được quyền làm chủ của mình.
42. Phân tích các yếu tố quy định bản chất, nội dung của pháp luật
- Bản chất của pháp luật thể hiện trước nhất ở tính giai cấp của nó, pháp luật là
conđẻ của xã hội có giai cấp, bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị , thể hiện ý chí giai
cấp thống trị ; do đó nó mang bản chất giai cấp vô cũng sâu sắc.
+ Tính giai cấp của pháp luật: Pháp luật là sự biểu thị ý chí của giai cấp thống trị,
nội dung ý chí đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành. Pháp luật là công cụ thống trị về mặt giai cấp và chính trị trong xã hội.
+ Giá trị xã hội của pháp luật: Thực tiễn chỉ ra rằng các quy phạm pháp luật là kết
qur của sự hợp lí, khách quan, nghĩa là những cách xử sự được số đông chấp nhận, 50
phù hợp với lợi ích của số đông trong xã hội. Cách xử sự này được nhà nước thể
chế hoá thành những quy phạm pháp luật.
+ Tính dân tộc: Pháp luật được người dân chấp nhận là của mình thì nó phải được
xây dựng trên nền tảng dân tộc, thấm nhuần tính dân tộc. Nó phản ánh được những
phong phú, tập quán, đặc điểm lịch sử, điều kiện địa lí và trình độ văn minh, văn hoá dân tộc.
- Nội dung của pháp luật:
Pháp luật là một bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng, do vậy yếu tố giữu
vai tò quyết định đối với nội dung của pháp luật là kinh tế. Nó không chỉ quyết
định đến sự tồn tại và phát triển, nội dung và hình thức mà bản chất của pháp luật
còn mang bản chất của các quan hệ kinh tế. Pháp luật còn phản ánh trình độ phát
triển kinh tế, do đó mọi sự phát triển thay đổi kinh tế cũng đều kéo theo sự thay đổi
nội dung của pháp luật để phù hợp.
Nội dung của pháp luật còn chịu sự ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố khác trong
kiến trúc thượng tầng.
Yếu tố đầu tiên nằm trong kiến trúc thượng tầng có ảnh hưởng đến nội dung của
pháp luật là chính trị. Các quan điểm, mục tiêu, đường lối chính trị của lực lượng
cầm quyền sẽ giữu vị trí thống trị trong xã hội và có vai trò chỉ đạo việc xây dựng
nội dung pháp luật. Pháp luật là hình thức biểu hiện cụ thể của chính trị, pháp luật
làm cho đường lối chính sách của Đảng cầm quyền thành ý chí chung, ý chí nhà
nước thông qua nội dung điều chỉnh quan hệ xã hội. Tuy nhiên trong xã hội thể
hiện ý chí của giai cấp nắm quyền thì nội dung của pháp luật còn chịu ảnh hưởng
nhất định của đường lối chính trị của các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội. 51
Yếu tố thứ hai chính là vai trò và sự ảnh hưởng của nhà nước. Nhà nước và pháp
luật luôn có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời, là tiền đề, điều kiện tồn tại
của nhau. Nếu nhà nước được coi là tổ chức của quyền lực chính trị thì pháp luật là
tổng hợp các quy phạm điều chỉnh do nhà nước ban hành, luôn phản ánh những
quan diểm và đường lối chính trị của lực lượng nắm quyền lực nhà nước và đảm
bảo cho quyền lực dónđược triển khai trên toàn xã hội. Pháp luật chỉ được hình
thành bằng con đường nhà nước, nội dung của pháp luật được thể hiện và có tác
động như thế nào đối với đời sống xã hội là do sự điều chỉnh của nhà nước. Nội
dung của pháp luật là sự cụ thể hoá ý chí của giai cấp nắm trong tay quyền lực kinh
tế thông qua bộ máy nhà nước, ý chí pháp luật của giai cấp nắm quyền được hình
thành bởi các quan hệ kinh tế.
Pháp luật còn có mối quan hệ mật thiết với các quy phạm xã hội khác. Ra đời và
tồn tại rất sớm, các phong tục tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo, câc quy phạm
của các tổ chức xã hội khác có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn cách xử sự
cho con người, nội dung của chúng đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung của
pháp luật. Rất nhiều các quy phạm xã hội đã ra đời từ khi pháp luật chưa ra đời,
được hình thành từ đời sống thực tiễn của nhân dân, thể hiện lẽ sông, quan điểm, ý
chí của con người. Do vậy, khi tiến hành xây dựng pháp luật, nhà nước chọn lọc
những quy phạm nào phù hợp với ý chí nhà nước, có nội dung phù hợp để trở
thành quy phạm pháp luật, đây là một nguồn nội dung quan trọng góp phần hoàn
thiện hệ thống pháp luật.
43. Phân tích luận điểm: “Xã hội không thể một ngày thiếu pháp luật”.
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện
không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung 52
và của bền đano đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lí Nhà
nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo
đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.
Pháp luật là hệ thống các quy phạm do Nhà nước đặt ra và được bảo đảm thi hành
bằng các tổ chức, biện pháp mang tính chất nhà nước. Pháp luật của mỗi xã hội đều
thể hiện ý chí chính trịn của giai cấp thống trị, đòi hỏi phải phù hợp với cơ sở hạ
tầng xã hội đó là yếu tố điều chỉnh mang tính chất bắt buộc chung đối với các quan hệ xã hội. Vai trò của pháp luật:
+ Là phương tiện thể hiện đường lối chính sách của Nhà nước
+ Là công cụ quyền lực của quản lí nhà nước
+ Thể chế hoá và bảo vệ quyền làm chủ của giai cấp
Pháp luật là phương tiệnkhoong thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình
thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là
một công cụ quản lí Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự
phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi
đắp nên những giá trị mới. Do đó, pháp luật rất cần thiết và phải luôn có trong việc
điều chỉnh QHXH. Vì vậy xã hội không thể một ngày thiếu pháp luật.
44. Tại sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật?
Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại, cùng với Nhà nước, pháp luật ra đời
nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, pháp luật là phương tiện, là công cụ quan 53
trọng để duy trì, bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều kiện và đụng hướng cho sự phát
triển xã hội. Bên cạnh tập quán pháp, đạo đức, tín điều tôn giáo,… thì pháp luật là
công cụ quản lí xã hội chủ yếu của nhà nước, giữa nhà nước và xã hội luôn có mối
quan hệ qua lại. Từ khi xuất hiện, pháp luật luôn gắn với giai cấp cầm quyền. Đối
với xã hội có phân chia và đối kháng giai cấp, mọi hoạt động đời sống của xã hội
được đưa vào trong khuôn khổ pháp luật nhằm mang lại lựoi ích cho giai cấp thống
trị. Trên thực tế, pháp luật của những Nhà nước gắn với giai cấp tiên tiến của thời
đại thì thường phù hợp với xu hướng phát triển tiến bộ, vì nó bao hàm những
chuẩn mực, những quy định nhằm bảo cệ lựoi ích chân chính và phẩm giá con người.
Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thể hiện đúng đắn ý chí và nguyện vọng của số
đông, phù hợp với xu thế vận động của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy dự phát triển
và tiến bộ của xã hội. Sở dĩ Nhà nước phải thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật
bởi lẽ, trong cuộc sông vai trò của pháp luật được thể hiện trên mọi phương diện và
các khía cạnhcuar cuộc sống, cụ thể là:
Thứ nhất, pháp luật có vai trò quan trọng đối với các quyền và lựoi ích hợp pháp của công dân.
Pháp luật là phương tiện ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ các quyền và lợi ích hớp
pháp của công dân. Trong các văn bản pháp luật của nhà nước đều có những điều
khoản quy định về lợi ích hợp pháp của công dân pháp luật còn có những điều
khoản quy định mọi hành vi xâm phạm đến các quyền lợi và lựoi ích hợp pháp của
công dân đều bị xử lí nghiêm minh. Pháp luật không chỉ quy định các quyền và
nghĩa vụ pháp lí của công dân mà còn quy định cả cơ chế pháp lí, các quy định
pháp luật, thủ tục để thực hiện các quyền và lợi ích, hợp pháp của công dân, các 54
quyền và lợi ích đó được pháp luật quy định, bảo vệ trọn tất cả các lĩnh vực quan hệ xã hội.
Thứ hai, pháp luật là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước.
Là một cơ chế phức tạp, để thục hiện quyền lực nhà nước, BMNN luôn phải có tổ
chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật. Việc tổ chức BMNN theo pháp luật để đảm
bảo được tính chính xác, chặt chẽ và thống nhất cao trong tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước, đồng thời cũng thể hiện tầm quan trọng của hoạt động quản lí
nhà nước tạo ra sức mạnh tổng hợp. BMNN được tổ chức và hoạt động theo pháp
luật cũng tránh được hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn hoặc tuỳ tiện lạm quyền,
tạo ra một cơ chế đồng bộ thực hiện có hiệu quả quyền lực nhân dân.
Thứ ba, pháp luật là vũ khí chính trị để nhân dân lao động chống lại các giai cấp áp bức, bóc lột.
Thể hiện ý chí nhà nước của nhân dân lao động, pháp luật là vũ khí chính trị mà
nhân dân dùng để chống lại các giai cấp áp bức, bóc lột. Dựa vào pháp luật nhân
dân tiến hành trấn áp các lực lượng phản động cách mạng, giữu vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, ghi nhận và củng cố chính quyền nhân dân. Pháp luật là
phương tiện thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, pháp luật cũng
là công cụ để cải tạo xã hội cũng như trong ác lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá
xã hội,… đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân lao động.
Dựa vào các thuộc tính của mình, pháp luật trở thành công cụ quản lý có hiệu quả
nhất trong các công cụ quản lý xã hội của nhà nước và là công cụ không thể thay
thế trong giai đoạn hiện nay. Pháp luật còn là công cụ bảo vệ lợi ích của nhà nước, 55
lợi ích xã hội và mỗi người dân. Muốn bảo vệ lợi ích nhà nước, xã hội, nhân dân,
Nhà nước phải dựa trên căn cứ pháp lý và những trình tự thủ tục luật định.
45. Phân tích khái niệm nguồn của pháp luật. Cho biết các phương thức tạo
nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay
- Nguồn của pháp luật nói chung là tất cả những căn cứ được các chủ thể sử dụng
để làm cơ sở xây dựng, giải thích, thực hiện pháp luật cũng như để áp dụng pháp
luật vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế. Hiểu theo nghĩa
này thì nguồn của pháp luật gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức
Nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật, được các
chủ thể có thẩm quyền dựa vào để cây dựng, ban hành, giải thích và thực hiện pháp
luật. VD: đường lối, chính sách của đảng, các nguyên tắc chung của pháp luật…
Nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của pháp luật
trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các căn cứ pháp lý cho hoạt
động của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ
thể khác trong xã hội. VD: tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn, vấn đề nguồn nội dung
của pháp luật nhìn chung không có nhiều ý nghĩa nên ít được đề cập. Ngược lại
vấn đề nguồn hình thức của pháp luật luôn được quan tâm trên cả bình diện nhận
thức cũng như trong hoạt động thực tiễn. Do vậy, trong phạm vi môn học này, khi
nói đến nguồn của pháp luật thì chủ yếu đề cập nguồn hình thức của nó.
Trong thực tiễn, khi thực hiện một hành vi pháp lí (kí kết hợp đồng, khiếu nại, tố
cáo, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền…), các cơ quan nhà nước, nhà chức trách 56
có thẩm quyền cũng như các cá nhân, tổ chức trong xã hội đều phải dựa trên những
căn cứ pháp lý nhất định. Nới chứa đựng hoặc cung cấp các căn cứ pháp lý đó
được coi là nguồn của pháp luật, do vậy, có thể hiểu, nguồn của pháp luật là tất cả
các hình thức (yếu tố) chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động của
cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội.
-Các phương thức tạo nguồn
46. Phân tích khái niệm văn bản qui phạm pháp luật, cho ví dụ. Trình bày ưu
thế của văn bản quy phạm pháp luật so với các loại nguồn khác của pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật là ăn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành
theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa đựng các
quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
Văn bản quy phạm pháp luật vừa là nguồn, vừa là hình thức pháp luật quan trọng
bậc nhất. Đây là hình thức pháp luật thành văn, thể hiện rõ nét nhất tính xác định
về hình thức pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự
chung đó là những khuôn mẫu ứng xử cho một loại (một nhóm) đối tượng chung
nhất định, trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định. Pháp luật của các nhà nước
hiện đại đều quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thue tục ban hành đối với
từng loại văn bản quy phạm pháp luật cụ thể. Với những ưu điểm như chính xác, rõ
ràng, minh bạch, đơn giản khi ban hành hoặc sửa đổi, dễ đảm bảo sự thống nhất,
đồng bộ của cả hệ thống pháp luật, dễ phổ biến, dễ áp dụng…, văn bản pháp luật
được coi là nguồn quan trọng hàng đầu của pháp luật, trong đó có VN. Ở những
nước coi án lệ là loại nguồn chủ yếu thì vai trò của văn bản quy phạm pháp luật 57
ngày càng quan trọng hơn và ngày nay nó đã được xếp vào vị trí cao hơn án lệ. -
VD: các văn bản luật, các văn bản dưới luật - Ưu thế
+ Văn bản quy phạm pháp luật được hình thành do kết quả của hoạt động cây dựng
pháp luật, thường thể hiện trí tuệ của một tập thể và tính khoa học tương đối cao.
Trong khi đó tập quán pháp thường hình thành một cách tự phát, còn án lệ thì hình
thành do kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật, do vậy, tính khoa học thường
thấp hơn văn bản quy phạm pháp luâṭ
+ Các quy định của nó được thể hiện thành văn nên rõ ràng, cụ thể, dễ đảm bảo sự
thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, dễ phổ biến, dễ áp dụng, có thể được
hiểu và thực hiện thống nhất trên phạm vi rộng. Trong khi đó, tập quán pháp tồn tại
dưới dạng bất thành văn nên chỉ được hiểu một cách ước lệ, nó lại có tính tản mạn,
đại phương nên khó đảm bảo có thể hiểu và áp dựng một cách thống nhất trên phạm vi cả nước.
+ Văn bản quy phạm pháp luật có thể đáp ứng được kịp thời những yêu cầu, đòi
hỏi của cuộc sống vì dễ sửa đổi, bổ sung. Trong khi đó tập quán pháp thường có
tính bảo thủ, chậm thay đổi.
47. Phân tích khái niẹm tập quán pháp. Trình này những ưu điểm, hạn chế của
tập quán pháp. Cho ví dụ minh hoạ
- Tập quán pháp là là những tập quán của cộng đồng được nhà nước thừa nhận,
nâng lên thành pháp luật. 58
Tập quán pháp vừa là một loại nguồn, đồng thời cũng là một hình thức thể hiện,
một dạng tồn tại của pháp luật trên thực tế. Ở hình thức này, pháp luật tồn tại dưới
dạng thói quen ứng xử của cộng đồng. Nhà nước thừa nhận, một tập quán thành lập
tập quán pháp không chỉ đơn giản là sự chấp nhận (không phản đối) của nhà nước
đối với một tập quán, khuyến khích xử sự theo tập quán đó mà quan trọng là đưa
quyền lực nhà nước vào trong tập quán đó. Chính vì vậy, khi một tập quán được
thừa nhận là tập quán pháp nó sẽ trở nên có ý nghĩa bắt buộc và mang tính cưỡng
chế. Việc nhà nước thừa nhận một tập quán thành tập quán pháp có ý nghĩa đối với
cả nhà nước và xã hội. Đối với nhà nước, tập quán pháp đóng vai trò quan trọng
tạo nên hệ thống pháp luậ của một quốc gia. Thông thường, nhà nước thừa nhận
một tập quán nào đó, biến chúng thành tập quán pháp nhằm đáp ứng nhu cầu cần
quản lí của nhà nước, trong khi chưa có nhu cầu hoặc chưa có điều kiện xây dựng
pháp luật thành văn. Đối với xã hội, tập quán pháp thể hiện sự chấp nhận của nhà
nước đối với một thói quen ứng xử của cộng đồng, đó chính là sự thống nhất giữa
ý chí nhà nước với ý chí cộng đồng. Mặt khác, khi thừa nhận một tập quán là tập
quán pháp, nhà nước có các biện pháp kinh tế xã hội nhằm khuyến khích xử sự
theo tập quán đó, nhờ đó, tập quán được giữ gìn và pháp huy.
Nhà nước thừa nhận tập quán thành tập quán pháp bằng nhiều cách thức khác nhau,
có thể liệt kê danh mục các tập quán được nàh nước thừa nhận, viện dẫn các tập
quán trong pháp luật thành văn, áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc phát sunh
trong thực tiễn… Nói cách khác, tập quán pháp có thể được tạo ra từ hoạt động của
các cơ quan lập pháp, cũng có thể được tạo ra từ hoạt động của các cơ quan tư
pháp khi áp dụng để giải quyết một vụ việc cụ thể. Tuỳ điều kiện, hoàn cảnh của
đất nước mà nhà nươc thừa nhận một tập quán nào đó thành tập quán pháp. Nhìn 59
chung nhà nước chỉ thừa nhận những tập quán không trái với những giá trị đạo đức
xã hội và trật tự công cộng. - ưu điểm
+ Tập quán pháp xuất phát từ những thói quen, những quy tắc ứng xử từ lâu đời
nên đã ngấm sâu vào tiềm thức của nhân dân và được nhân dân tự giác tuân thủ
góp phần tạo nên pháp luật và nâng cao hiệu quả của pháp luật.
+ Góp phần khắc phục tình trạng thiếu pháp luật, khắc phục các lỗ hổng của pháp luật thành văn. - hạn chế
+ Tập quán pháp tồn tại dưới dạng bất thành văn nên thường được hiểu một cách
ước lệ, nó thường có tính tản mạn, địa phương, khó bảo đảm có thể hiểu và thực
hiện thống nhất trong phạm vi rộng.
Vì vậy, tập quán pháp là hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất và là hình thức cơ
bản, chủ yếu và quan trọng nhất trong các kiểu pháp luật chủ nô, phong kiến. Hiện
tại, phạm vi ảnh hưởng của tập quán pháp bị thu hẹp dần.
- VD: Hai bên tranh chấp ở hai địa phương khác nhau ở hai địa phương đều có tập
quán để áp dụng như th trâu bò thả rông thuộc sở hữu của ai? Ở khu vực miền núi
phía bắc Tây Nguyên đối với trâu bò thả rông. Người được trâu bò thả rông sau
một thời gian không phải là người được xác lập quyền sở hữu đối với trâu bò này
mà người sở hữu thực sự của nó là người đã thả rông nó vì tập quán của nơi này
là thả rông trâu bò. Ở địa phương khác, việc xác định chủ sở hữu đối với trâu bò
được xác định sở hữu cho người bắt được trâu bò trong một thời gian nhất định. 60
Do đó khi phát sinh tranh chấp việc lựa chọn tập quán ở địa phương nào áp dụng
để giải quyết tranh chấp còn nhiều vướng mắc.
48. Phân tích khái niệm tiền lệ pháp. Trình bày những ưu điểm, hạn chế của
tiền lệ pháp. Cho ví dụ minh hoạ
- Tiền lệ pháp là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải
quyết các vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu để
giải quyết các vụ việc khác tương tự.
Tiền lệ pháp cũng vừa là nguồn, vừa là hình thức của pháp luật. Đây là loại nguồn
pháp luật khá phức tạp, mặc dù tồn tại phổ biến trên thế giới. Với hình thức tiền lệ
pháp, pháp luật tồn tại tronh căn bản án, quyết định này vốn được các chủ thể có
thẩm quyền ban hành để giải quyết những vụ việc cụ thể, đối với những cá nhân, tổ
chức đặc biệt, xác định danh tính. Tuy nhiên, những lập luận, nhận định, phán
quyết được chứa đựng trong những văn bản đó rất điển hình, mẫu mực, giải quyết
vụ việc một cách khách quan, công bằng, “thấu lí đạt tình", chính vì vậy chúng
được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận, phát triển thành khuôn mẫu chung để giải
quyết các vụ việc khác cos tính chất tương tự. Những lập luận, nhận định, phán
quyết này có thể chưa phải là những quy tắc hoàn hảo để nhà chức trách viện dẫn
áp dụng một cách giản đơn mà có thể chỉ là cơ sở để nhà chức trách bổ sung, phát
triển theo những vụ việc cụ thể và cây dựng thành quy tắc để áp dụng giải quyết vụ việc mới.
Trong xã hội hiện đại, nhìn chung các quốc gia trên thế giới thường chỉ thừa nhận
tiền lệ pháp do toà án tạo ra, vì vậy ngày nay tiền lệ pháp còn được gọi là án lệ.
Trên thực tế có hai loại án lệ, một là án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, nguyên tắc
pháp luật mới, đây là loại án lệ cơ bản, án lệ gắn với chức năng sáng tạo pháp luật 61
của toà án; hai là án lệ hình thành bới quá trình toà án giải thích các quy định trong
pháp luạt thành văn. Loại án lệ thứ hai là sản phẩm của quá trình toà án áp dụng và
giải thích những quy định do cơ quan lập pháp ban hành. Đó là sự giải thích những
quy định mang tính nguyên tắc chung, quy định có tính nước đôi, hàm ý rộng,
không rõ nghĩa, mập mờ hay có sự xung đột với quy định khác.
Pháp luật của mỗi quốc gia có các quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục
pháp lí để tạo ra án lệ. Các bản án, quyết định được thừa nhận là án lệ sẽ được viện
dẫn làm căn cứ pháp lí để giải quyết các cụ việc có tính chất tương tự.
Án lệ được hình thành từ hoạt động thực tiễncủa câc chủ thể có thẩm quyền khi
giải quyết các vụ việc cụ thể trên cơ sở khách quan, công bầng, tôn trọng lẽ phải…
nên nó dễ dàng được xã hội chấp nhận. Với ưu điểm là linh hoạt, hợp lí, phù hợp
với thực tiễn cuộc sống…, án lệ được coi là một nguồn pháp luật chủ yếu của
nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế là thủ tục áp dụng phức
tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết pháp luật một cách thực sự sâu rộng.
Án lệ cũng có tính thứ bậc về hiệu lực pháp lí, điều này phụ thuộc vào thẩm quyền
của cơ quan tạo ra chúng. Khi đó, cơ quan cấp dưới bắt buộc phải tuân thủ án lệ do
cơ quan cấp trên tạo ra. - ưu điểm
+ Được hình thành từ hoạt động thực tiễn của các chủ thể có thẩm quyền khi giải
quyếtcasc cụ việc cụ thể trên cơ sở khách quan, công bằng, tôn trọng lẽ phải… nên
nó dễ dàng được xã hội chấp nhận.
+ Có tính linh hoạt, hợp lí, phù hợp với thực tiễn cuộc sống. 62
+ Góp phần khắc phục những lỗ hổng, những điểm thiếu sót của văn bản quy phạm
pháp luật. - hạn chế
+ Được hình thành trong quá trình áp dụng pháp luật, là sản phẩm, kết quả của hoạt
động áp dụng pháp luật nên tính khoa học không cao bằng văn bản quy phạm pháp luật.
+ Thủ tục áp dụng phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết pháp luật một
cách thực sự sâu, rộng.
+ Thừa nhận án lệ pháp có thể dẫn tới tình trạng toà án tiếm quyền cảu nghị viện và chính phủ.
- VD: bản án giải quyết vụ Donoghue kiện Stevenson (vụ án con ốc sên trong chai bia gừng)
Các thẩm phán đã lập luận: “Một nhà sản xuất sản phẩm va bán chúng dưới dạng
thức cho thấy rằng nhà sản cuất dự kiến các sản phẩm đến tay người dùng ở dạng
thức mà người tiêu dùng không thể có khả năng kiểm tra tương đối kĩ, và với nhận
thức rằng sự thiếu cẩn trọng một cách hợp lí trong việc sản xuất, đóng gói sản
phẩm sẽ dẫn tới thiệt hại về sức khoẻ, tài sản cho người tiêu dùng thì phải chịu
trách nhiệm cho sự thiếu cẩn trọng đó”. Từ lập luận này, một nguyên tắc pháp lí
được hình thành: nếu nhà sản xuất có lỗi bất cẩn gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.
Câu 49: Phân tích khái niệm quy phạm pháp luật. Nêu ý nghĩa của việc nghiên
cứu quy phạm pháp luật. 63
Trả lời: * khái niệm: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những
định hướng và nhằm để đạt được những mục đích nhất định. * Phân tích : -
Quy phạm pháp là một quy phạm xã hội, vì vậy nó mang đầy đủ những thuộc
tínhchung của quy phạm xã hội, vừa mang những thuộc tính riêng của mình.
-Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung : Quy phạm pháp luật ban hành không
phải cho một tổ chức cá nhân cụ thể mà dành cho tất cả mọi người, mọi tổ chức trong
xã hội.Quy tắc xử sự chung là sự khái quát từ các quy tắc xử sự cụ thể nên nó sẽ phù
hợp với hàu hết các trường hượp cụ thể. Mọi cá nhân, tổ chức ở tình huống mà quy
phạm pháp luật đã dự liệu đều xử sự có bản như nhau. -
Quy phạm pháp luật là chuẩn mực xác định giới hạn và đánh giá hành vi của
conngười: Không chỉ là khuân mẫu cho hành vi, quy phạm pháp luật còn là chuẩn
mực để xác định giới hạn và đánh giá các hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ
mà nó điều chỉnh từ phía nhà nước và từ các chủ thể khác về tính hợp pháp hay
không hợp pháp trong xử sự của các bên. Nghĩa là, thông qua quy phạm pháp luật
mới biết hoạt động nào của các chủ thể có hoặc không có ý nghĩa pháp lý , hoạt động
nào hợp pháp hoặc trái pháp luật,... -
Quy phạm pháp do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện :
Quyphạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành hoặc phê chuẩn , do vậy bản
chất của chúng trùng với bản chất của pháp luật. Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí
nhà nước, chúng chứa đựng trong mình những tư tưởng quan điểm chính trj - pháp
lý của nhà nước, của lực lượng cầm quyền trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. 64
Nhà nước áp đặt ý chí của mình trong quy phạm pháp luật bằng cách xác định những
tổ chức, cá nhân nào trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể nào thì phải chịu sự
tác động của quy phạm pháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà họ có và cả
những biện pháp mà nhà nước sẽ đảm bảo cho chúng được thực hiện. Thuộc tính do
các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện là thuộc tính thể hiện sự khác
biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy phạm pháp luật :
Việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật để đưa ra các quy atwcs xử sự chung quy
định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, tài chính,
tiền tệ, ngân sách thuế, dân tộc tôn giáo, văn hóa giáo dục, y tế,khoa học công nghệ
, môi trường , đối ngoại, tổ chức và hoạt động cảu booj máy nhà nước, chế độ công
vụ, cán bộ, ccoong chưc, quyền và nghĩa vụ của công dân và các biện háp đảm bảo
thwucj hiện, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống, bảo đảm sự
công bằng, tự do, và bảo vệ được lợi ích của giai cấp thống trị.
Câu 50: Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật. Nêu ý nghĩa của từng bộ
phận trong quy phạm pháp luật,
Trả lời : Cấu trúc của quy phạm pháp luật chính là những yếu tố thành phần tạo nên
quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật có các bộ phận cơ bản sau : giả định, quy
định, chế tài hoặc biện pháp tác động,..
* Giả định : là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những tình huống ( hoàn
cảnh, điều kiện ) có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ
tác động đối với những chủ thể ( tổ chức, cá nhân) nhất định, nói cách khác giả
định nêu lên phạm vi tác động của quy phạm pháp luật : quy phạm pháp luật sẽ 65
tác động đối với cá nhân tổ chức nào ? trong những hoàn cảnh, điều kiện nào? Về thời gian, không gian? -
Giả định là bộ phận không thể thiếu của quy phạm pháp luật, bởi vậy chỉ
thôngqua bộ phận giả định của quy phạm pháp luật mới biết được tổ chức, cá nhân
nào, khi ở vào những hoàn cảnh , điều kiện nào, thì chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó. -
Những tình huống ( hoàn cảnh, điều kiện) được nêu ra trong bộ phận giả định
củaquy phạm pháp luật là vô cùng phong phú. Đó có thể là những sự kiện : liên quan
đến hành vi của con người; liên quan đến sự kiện; liên quan đến thời gian,không
gian;..Về điều kiện có thể là : điều kiện về thời gian, không gian; điều kiện về chủ
thể và rất nhiều điều kiện khác như nơi nương tựa, điều kiện cứu giúp người khác
khi họ đang bị nguy hiểm đến tính mạng... thì tùy theo hoàn cảnh mà nhà nước quy
định về điều kiện đối với chủ thể. -
Những chủ thể, điều kiện, hoàn cảnh nêu trong bộ phận giả định của quy
phạmpháp luật phải rõ ràng, chính xác, sát với tình hình thực tế, tránh tình trạng nêu
mập mờ dẫn đến khả năng không thể hiểu được hoặc hiểu sai nội dung của quy phạm pháp luật -
Giả định của QPPL có thể giản đơn ( chỉ nêu một hoàn cảnh, điều kiện) hoặc
cóthể phức tạp ( nêu nhiều hoàn cảnh, điều kiện ). Những hoàn cảnh, điều kiện và
chủ thể trong bộ phận giả định quy phạm pháp luật có thể nêu được theo cách liệt
kê nhưng xũng có thể nêu theon cách loại trừ. 66
* Quy định : là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những cách xử sự mà các
chủ thể được , không được hoặc buộc phải thực hiện khi gặp phải tình huống đã nêu
ở bộ phận giả định của quy phạm pháp luật. -
Bộ phận quy định được coi là phần cột lõi của quy phạm, nó biểu hiện ý chí
củanhà nước đối với các tổ chức hay cá nhân ở vào những tình huống đã được nêu ở bộ phận gải định -
Bộ phận quy định thường được nêu ở dạng mệnh lệnh : cấm, không được,
phải ,thì, được, có,..Tác dụng đưa ra cách xử sụ để các chủ thể thực hiện sao cho phù
hợp với ý chí nhà nước. Vì vậy mức độ chính xác, chặt chẽ, rõ ràng của các mệnh
lệnh, chỉ dẫn được nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật là một trong
nhwungx điều kiện đẻ đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. -
Những mệnh lệnh, chỉ dẫn của nhà nước được nêu trong bộ phận quy định
củaquy phạm pháp luật đối với các chủ thể có thể là :
+ những cách xử sự mà chủ thể đưuọc phép thực hiện.
+ những cách xử sự mà các chủ thể không đưuọc phép thực hiện
+ những cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực hiện, thậm chí phải thực hiện như thế nào.
=> Quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể phải thực hiện.
* Chế tài : là bộ phận của quy phạm pháp luật quy định các biện pháp cưỡng chế
mang tính chất trừng phạt mà nhà nước dự kiến có thể áp dụng đối với các chủ thể
vi phạm pháp luật , không thực hiện hoặc không thực hiện đúng, không đầy đủ những
mệnh lệnh đã được nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. 67 -
Chế tài là biện pháp quan trọng để đảm bảo cho các quy định ( những đòi
hỏi,yêu cầu) của pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Do vậy, nếu các biện pháp
trong chế tài được quy định không phù hợp thì tác dụng răn đe, trừng phạt của chúng
sẽ có thể kém hiệu quả. -
Bộ phận chế tài thường trả lười cho câu hỏi : các chủ thể có thẩm quyền có
thể ápdụng những biện pháp cưỡng chế nếu đối với chủ thể đã vi phạm pháp luật,
không thực hiện hoặc không thực hiện đúng, không đầy đủ những mệnh lệnh được
nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Các biện pháp cưỡng chế gồm
có : chế tài hình sự; chế tài hành chính; chế tài kỉ luật; chế tài dân sự;... -
Bộ phận chế tài của quy phạm có thể cố định hoặc không cố định. Việc áp
dụngbiện pháp nào, mức độ bao nhiêu , là do chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy
phạm lựa chọn cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng vụ việc cần áp dụng.
**** Chú ý đến các biện pháp khác của nhà nước ( khuyến khích các chủ thể ) :
+ Các biện pháp pháp lý bất lợi, nhưng không mang tính trừng phạt đối với những
hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật dẫ nêu ở bộ phận gải định :
đình chỉ, bài bỏ các văn bản pháp luật ban hành sai trái,..
+ Các biện pháp mang tính hỗ trợ, giúp đỡ tạo điều kiện đối với một số chủ thể rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
+ Các biện pháp khuyến khích, khen thưởng về vật chất, tinh thần hoặc các lợi ích
đối với các chủ thể có hành vi mang lại lợi ích đáng kể cho nhà nước, xã hội,.. 68
Câu 51 : Nêu các cách trình bày quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm
pháp luật. Qua đó, phân biệt quy phạm pháp luật với điều luật, cho ví dụ. Trả lời:
Quy phạm pháp luật được biểu đạt trong các quy định của nguồn luật. Các quy định
của nguồn luật ( gọi chung là điều luật) chỉ là hình thức biểu đạt của quy phạm pháp
luật ( quy phạm là nội dung, điều luật là hình thức thể hiện).
* Cách trình bày quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật :
Để đảm bảo tính logic, chặt chẽ đòi hỏi các điều của văn bản quy phạm pháp luật
phải trình bày theo một kết cấu là : Nếu một tổ chức hay cá nhân nào ở vào những
tình huống, hoàn cảnh nhất định nào đó ( giả định); thid được phép, không được hay
buộc phải thực hiện những hành vi nhất định ( quy định); nếu không có thể sẽ bị áp
dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định ( chế tài ). Tuy nhiên trong thực tế, việc
thể hiện quy phạm pháp luật trong các điều của pháp luật hết sức phong phú, đa dạng
nên giữa quy phạm pháp luật và điều luật không phải khi nào cũng trùng nhau. Sau
đây là một số cách trình bày quy phạm pháp luật trong điều luật :
1. Quy phạm pháp luật có thể được trình bày trực tiếp trong điều của văn bản quy phạm pháp luật.
Quy phạm pháp luật có thể trình bày trực tiếp trong một điều luật.Đây là cách trình
bày phổ biến. Cũng có thể trình bày nhiều quy phạm pháp luật trong cùng một điều
luật => cách này thường dùng đẻ trình bày các quy phạm pháp luật có nội dung
tương tự như nhau, cùng liên quan một vấn đề. Cách trình bày như thế sẽ tiện lợi
hơn cho việc so sánh và nhận thức nội dung các quy phạm pháp luật đó. 69
- Trật tự trình bày các bộ phận quy phạm pháp luật trong điều luật có thể thay đổi
chứ không nhất thiết theo trật tự đầu tiên là bộ phận giả định rồi sau đó mới tới bộ phận quy định.
2. Quy phạm pháp luật có thể được trình bày theo cách viện dẫn đến những điềucụ
thể nào đó của văn bản quy phạm pháp luật.
3. Quy phạm pháp luật có thể được trình bày theo cách viện dẫn không cụ thể.
Ngoài ra , còn có nhiều cách trình bày khác về quy phạm pháp luật, tuy nhiên , các
cách trình bày dù khác nhau đến đâu cũng đều thể hiện một mô hình chung là : nếu ..thì...
* Phân biệt quy phạm pháp luật và điều luật : - giống nhau :
+ Được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo những trình tự thủ tục nhất định.
+ Được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước/ - Khác nhau:
Về bố cục :+ Một quy phạm pháp luật bao gồm 3 phần : giả định, quy phạm; chế tài.
+ Một điều luật có thể không có đầy đủ 3 phần và càng không có bố cục như VBQPPL.
Về hình thức: + Các quy phạm pháp luật được phân theo các phần mục, chương,
điều, khoản, điểm,...; mỗi phần , chương mục đều phải có tiêu đề 70
+ Một điều luật có thể có nhiều quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật
là một đơn vị nhỏ cấu thành hệ thống pháp luật. Do điều chỉnh cùng một vấn đề do
đó nó được tập hợp trong một điều luật.
+ Điều luật là bộ phận của văn bản quy phạm pháp luật. ** Ví dụ:
QPPL là một đơn vị nhỏ cấu thành hệ thống pháp luật, được tập hượp trong một điều
luật, điều luật không phải là một bộ phận trong hệ thống cấu trúc của pháp luật
Điều 7 áp dung pháp luật về hôn và gia đình đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 1.
Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của cộng hào xã hội
chủnghĩa Việt nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yêu tố
nước ngoài trừ trường hợp Luật này có quy định khác. 2.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
kýkết hoặc tham gia có quy định của luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế
Câu 52 : Phân tích bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật. Tại sao trên thực
tế, bộ phận chế tài thường không cố định. Trả lời :
* Chế tài : là bộ phận của quy phạm pháp luật quy định các biện pháp cưỡng chế
mang tính chất trừng phạt mà nhà nước dự kiến có thể áp dụng đối với các chủ thể 71
vi phạm pháp luật , không thực hiện hoặc không thực hiện đúng, không đầy đủ những
mệnh lệnh đã được nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. -
Chế tài là biện pháp quan trọng để đảm bảo cho các quy định ( những đòi
hỏi,yêu cầu) của pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Do vậy, nếu các biện pháp
trong chế tài được quy định không phù hợp thì tác dụng răn đe, trừng phạt của chúng
sẽ có thể kém hiệu quả. -
Bộ phận chế tài thường trả lười cho câu hỏi : các chủ thể có thẩm quyền có
thể ápdụng những biện pháp cưỡng chế nếu đối với chủ thể đã vi phạm pháp luật,
không thực hiện hoặc không thực hiện đúng, không đầy đủ những mệnh lệnh được
nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Các biện pháp cưỡng chế gồm
có : chế tài hình sự; chế tài hành chính; chế tài kỉ luật; chế tài dân sự;... -
Bộ phận chế tài của quy phạm có thể cố định hoặc không cố định. Việc áp
dụngbiện pháp nào, mức độ bao nhiêu , là do chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy
phạm lựa chọn cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng vụ việc cần áp dụng.
* Tại sao trên thực tế, bộ phận chế tài thường không cố định
Bộ phận chế tài thường không có định vì : Chế tài là bộ phaanjchir ra những biện
pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần quy định của quy phạm và
cũng là kết quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải phải gánh chịu không thực hiệnđúng
nội dung tại phần quy định. Tuy nhiên, còn phải căn cứ vào hành vi, mặt chủ quan,
khách quan, tính chất hành vi vi phạm, từ đó, chủ thể áp dụng pháp luật linh hoạt 72
trong việc đưa ra các quyết định xử phạt hợp lý phù hợp với từng hành vi của người vi phạm.
Câu 53 : Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật. Việc thể hiện nội dụng từng
bộ phận của quy phạm pháp luật có ảnh hưởng gì đến thực hiện pháp luật trên thực tế.
Trả lời: Cấu trúc của quy phạm pháp luật chính là những yếu tố thành phần tạo nên
quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật có các bộ phận cơ bản sau : giả định, quy
định, chế tài hoặc biện pháp tác động,..
* Giả định : là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những tình huống ( hoàn
cảnh, điều kiện ) có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ
tác động đối với những chủ thể ( tổ chức, cá nhân) nhất định, nói cách khác giả
định nêu lên phạm vi tác động của quy phạm pháp luật : quy phạm pháp luật sẽ
tác động đối với cá nhân tổ chức nào ? trong những hoàn cảnh, điều kiện nào? Về thời gian, không gian? -
Giả định là bộ phận không thể thiếu của quy phạm pháp luật, bởi vậy chỉ
thôngqua bộ phận giả định của quy phạm pháp luật mới biết được tổ chức, cá nhân
nào, khi ở vào những hoàn cảnh , điều kiện nào, thì chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó. -
Những tình huống ( hoàn cảnh, điều kiện) được nêu ra trong bộ phận giả định
củaquy phạm pháp luật là vô cùng phong phú. Đó có thể là những sự kiện : liên quan
đến hành vi của con người; liên quan đến sự kiện; liên quan đến thời gian,không
gian;..Về điều kiện có thể là : điều kiện về thời gian, không gian; điều kiện về chủ
thể và rất nhiều điều kiện khác như nơi nương tựa, điều kiện cứu giúp người khác 73
khi họ đang bị nguy hiểm đến tính mạng... thì tùy theo hoàn cảnh mà nhà nước quy
định về điều kiện đối với chủ thể. -
Những chủ thể, điều kiện, hoàn cảnh nêu trong bộ phận giả định của quy
phạmpháp luật phải rõ ràng, chính xác, sát với tình hình thực tế, tránh tình trạng nêu
mập mờ dẫn đến khả năng không thể hiểu được hoặc hiểu sai nội dung của quy phạm pháp luật -
Giả định của QPPL có thể giản đơn ( chỉ nêu một hoàn cảnh, điều kiện) hoặc
cóthể phức tạp ( nêu nhiều hoàn cảnh, điều kiện ). Những hoàn cảnh, điều kiện và
chủ thể trong bộ phận giả định quy phạm pháp luật có thể nêu được theo cách liệt
kê nhưng xũng có thể nêu theon cách loại trừ.
* Quy định : là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những cách xử sự mà các
chủ thể được , không được hoặc buộc phải thực hiện khi gặp phải tình huống đã nêu
ở bộ phận giả định của quy phạm pháp luật. -
Bộ phận quy định được coi là phần cột lõi của quy phạm, nó biểu hiện ý chí
củanhà nước đối với các tổ chức hay cá nhân ở vào những tình huống đã được nêu ở bộ phận gải định -
Bộ phận quy định thường được nêu ở dạng mệnh lệnh : cấm, không được,
phải ,thì, được, có,..Tác dụng đưa ra cách xử sụ để các chủ thể thực hiện sao cho phù
hợp với ý chí nhà nước. Vì vậy mức độ chính xác, chặt chẽ, rõ ràng của các mệnh
lệnh, chỉ dẫn được nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật là một trong
những điều kiện đẻ đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. -
Những mệnh lệnh, chỉ dẫn của nhà nước được nêu trong bộ phận quy định
củaquy phạm pháp luật đối với các chủ thể có thể là : 74
+ những cách xử sự mà chủ thể đưuọc phép thực hiện.
+ những cách xử sự mà các chủ thể không đưuọc phép thực hiện
+ những cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực hiện, thậm chí phải thực hiện như thế nào.
=> Quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể phải thực hiện.
* Chế tài : là bộ phận của quy phạm pháp luật quy định các biện pháp cưỡng chế
mang tính chất trừng phạt mà nhà nước dự kiến có thể áp dụng đối với các chủ thể
vi phạm pháp luật , không thực hiện hoặc không thực hiện đúng, không đầy đủ những
mệnh lệnh đã được nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. -
Chế tài là biện pháp quan trọng để đảm bảo cho các quy định ( những đòi
hỏi,yêu cầu) của pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Do vậy, nếu các biện pháp
trong chế tài được quy định không phù hợp thì tác dụng răn đe, trừng phạt của chúng
sẽ có thể kém hiệu quả. -
Bộ phận chế tài thường trả lười cho câu hỏi : các chủ thể có thẩm quyền có
thể ápdụng những biện pháp cưỡng chế nếu đối với chủ thể đã vi phạm pháp luật,
không thực hiện hoặc không thực hiện đúng, không đầy đủ những mệnh lệnh được
nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Các biện pháp cưỡng chế gồm
có : chế tài hình sự; chế tài hành chính; chế tài kỉ luật; chế tài dân sự;... -
Bộ phận chế tài của quy phạm có thể cố định hoặc không cố định. Việc áp
dụngbiện pháp nào, mức độ bao nhiêu , là do chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy
phạm lựa chọn cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng vụ việc cần áp dụng. 75
**** Chú ý đến các biện pháp khác của nhà nước ( khuyến khích các chủ thể ) :
+ Các biện pháp pháp lý bất lợi, nhưng không mang tính trừng phạt đối với những
hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật dẫ nêu ở bộ phận gải định :
đình chỉ, bài bỏ các văn bản pháp luật ban hành sai trái,..
+ Các biện pháp mang tính hỗ trợ, giúp đỡ tạo điều kiện đối với một số chủ thể rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
+ Các biện pháp khuyến khích, khen thưởng về vật chất, tinh thần hoặc các lợi ích
đối với các chủ thể có hành vi mang lại lợi ích đáng kể cho nhà nước, xã hội,..
**Việc thể hiện nội dụng từng bộ phận của quy phạm pháp luật có ảnh hưởng gì
đến thực hiện pháp luật trên thực tế
Người thực hiện pháp luật sẽ dựa trên những hoàn cảnh, tình huống cụ thể được pháp
luật quy định xác định những hành vi xử sự được pháp luật cho phép và không cho
phép thực hiện và xác định được với những hành vi pháp luật cấm, không cho phép
thực hiện thì sẽ chịu chế tài hình phạt, mức phạt cụ thể như thế nào. Từ đó, người
thực hiện pháp luật có thể kiểm soát được mọi hành vi của mọi người cho đúng
chuẩn mực của pháp luật.
Câu 54: Phân tích các yếu tố cấu thành của hệ thống quy phạm pháp luật. Trình
bày các căn cứ để phân định các ngành luật?
*Trả lời: Hệ thống pháp luật là cấu trúc bên trong của pháp luật , được hình thành
một cách khách quan, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Với
mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố , nhiều căn cứ khác nhau mà có sự phận 76
định các bộ phận của hệ thống pháp luật khác nhau. Song bất cứ hệ thống pháp luật
nào thì cũng tồn tại các yếu tố cơ bản là : Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật,
ngành luật. Mgoaif ra còn có các thành tố khác như phân ngành luật, tở hợp ngành luạt,.. -
Quy phạm pháp luật: với tư cách là thành tố của hệ thống pháp luật, là quy tắc
xửsự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng đi áp dụng lại nhiều lần đối
với cơ qan, tở chức, cá nhân trong pạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định,
do cơ quan nhà nước , người có thẩm quyền ban hành và được nhà nước bảo đảm
thực hiện. Quy phạm pháp luật cũng là một hệ thống nhỏ, được cấu tạo từ các bộ
phận giả định, quy định chế tài pháp luật,.. -
Chế định pháp luật: Là tập hợp bao gồm một nhóm quy phạm pháp luật
điềuchỉnh một nhóm quan hệ xã hội có liên quan mật thiết với nhau. Tồn tại chế định
pháp luật của ngành luật ( gồm nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan
hệ xã hội thuộc một lĩnh vực liên quan đến ngành luật) , song cũng có chế định pháp luật liên ngành luật. -
Ngành luật: Là tập hợp bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một
loạiquan hệ xã hội bằng những phương pháp nhất định. Mỗi ngành luật thường có
đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng.
* Các căn cứ để phân định các ngành luật
Để phân định một ngành luật, người ta thường dựa vào hai căn cứ là đối tượng điều
chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật đó.
+ Đối tượng điều chỉnh của ngành luạt là những quan hệ xã hội được pháp luật điều
chỉnh có chung tính chất, phát sinh trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. 77
Số lượng các quan hệ xã hôi trong điều tỉnh đối tượng điều chỉnh của ngành luật có
thể thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, phụ thuộc và ý chí nhà nước và các điều
kiện kinh tế chính trị xã hội khác
+ Phương pháp điều chỉnh của ngành luật luật những cách thức tác động pháp luật
lên các quan hệ xã hội. Phương pháp điều chỉnh một ngành luật phụ thuộc vào nội
dung, tính chất quan hệ xã hội và ý muốn chủ quan của những người trực tiếp ban
hành pháp luật thông qua sự nhận thức, ý chí của họ về lợi ích nhà nước , của xã hội
trong mỗi giai đoạn lịch sử
Câu 55 : Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật. Trình bày ý nghĩa của việc
nghiên cứu hệ thống pháp luật đối với hệ thống xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật? * Trả lời :
Pháp luật của nhà nước hiện đại không phải là một tập hợp giản đơn các quy định
pháp luật mà các quy phạm pháp luật luôn được tập hợp, sắp xếp theo một trình tự
nhất định, có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau , tác động qua lại lẫn nhau
tạo thành những tập hợp lớn, nhỏ khác nhau tạo thành hệ thống pháp luật.
=> Hệ thống pháp luật quốc gia là cấu trúc bên trong của cấu trúc bên trong của pháp
luật biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm
pháp luật, được phân định thành các chế định pháp luật, ngành luật, có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. 78
Xét dưới góc độ cấu trúc, thì hệ thống pháp luật là một chỉnh thể thống nhất có tính
độc lập nhất định và được phân chia thành các bộ phận nhỏ hơn như ngành luật, chế
định pháp luạt, quy phạm pháp luật. Hệ thống pháp luật luôn có tính phức thể , nghĩa
là nội bộ hệ thống pháp luật rất phức tạp, trong đó có nhiều yếu tố, bộ phận, nhiều
mối quan hệ, sự liên hệ ràng buộc qua lại lẫn nhau. Điều đó có nghĩa là , hệ thống
pháp luật gồm tập hợp của các ngành luật, trong đó mỗi ngành luật là một hệ thống
nhỏ gồm các chế định pháp luật và mỗi chế định pháp luật là hệ thống nhỏ hơn gồm
các quy phạm pháp luật …. chúng được tập hợp, sắp xếp theo một trình tự khoa học,
khách quan. Còn xét dưới góc độ nội dung thì giữa các bộ phận trong một hệ thống
luôn có sự thống nhất, sự liên kết, ràng buộc chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Nói
cách khác, các quy phạm pháp luật có rất nhiều phạm vi liên kết và mức độ liên kết
khác nhau, rất nhiều sự liên hệ, nhiều mối quan hệ qua lại ảnh hưởng lẫn nhau rất
phức tạp. Không có hệ thống pháp luật nào giản đơn, mà chúng luôn rất phức tạp
cũng như sự phức tạp của chính các quan hệ xã hội mà chúng điều chỉnh. -
Sự thống nhất nội tại là một nguyên tắc rất quan trọng của hệ thống pháp
luật.Điều đó biểu hiện ở sự gắn bó hữu cơ khăng khít với nhau giữa các quy phạm
pháp luật, ở những nguyên tắc pháp luật, ở những xu hướng loại trừ dần những mâu
thuẫn giữa các bộ phận của hệ thống pháp luật. Có thể nói hệ thống pháp luật vừa
đa dạng vừa thống nhất -
Sự phân chia hệ thống pháp luật thành những hệ thống nhỏ hơn là sự phụ
thuộcmức độ liên kết và phạm vi liên kết giữa các quan hệ xã hội mà các quy phạm
pháp luật điều chỉnh. Khi phạm vi điều chỉnh tăng, số lượng các yếu tố nhiều lên,
thì mức độ liên kết của chúng sẽ giảm đi. 79 -
Hệ thống pháp luật của một quốc gia có các thành tố cơ bản là quy phạm
phápluật, chế định pháp luật và ngành luật. Ngoài ra, còn có những thành tố khác
như phân ngàng luật , tổ hợp các ngành luật,..
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu hệ thống pháp luật đối với hệ thống xây dựng
pháp luật và thực hiện pháp luật?
Việc xem xét hệ thống pháp luật không chỉ cho phép thấy được những thuộc tính
của pháp luật, sự thống nhất nội tại, sự liên hệ ràng buộc, các mối quan hệ chặt chẽ
giữa các hiện tượng pháp luật... mà có điều kiện đánh giá về tính toàn diện, đồng bộ,
phù hợp,..các quy phạm pháp luật, các nguồn pháp luật,..
- Đối với hoạt động xây dựng pháp luật :
+ khi xây dựng pháp luật luôn ý thức được rằng các quy định pháp luật , các nguồn
pháp luật luôn luôn có mối liên hệ , ràng buộc gắn bó lẫn nhau và phải luôn thống
nhất với nhau, Do vây, các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền khi ban hành bất kì
một quy phạm pháp luật nào cũng pải chú ý đến tính hệ thống của nó.
+ Trong hoạt động xây dựng pháp luật thì ngườn pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp
không được ban hành trái với nguồn pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn và tất cả
chúng phải phù hợp với hiến pháp- đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất.
+ Việc ban hành quy định hay nguồn pháp luật phải chú ý đến khả năng thi hành nó
trên thực tế và cơ chế thực thi pháp luật hiện hành. Nếu các quy dịnh hay nguồn
pháp luật mới ban hành mâu thuẫn không thống nhất với các quy định hay nguồn
pháp luật mới ban hành thì hoặc phải sửa đổi , hủy bỏ quy định hay nguồn pháp luật
hiện hành để luôn bảo đảm sự vận động, phát triển và sự thống nhất của hệ thống 80
pháp luật. Tránh hiện tượng các quy định hoặc nguồn của pháp luật của hệ thống
pháp luật thiếu đồng bộ, thiếu thống.
- Đối với hoạt động thực hiện pháp luật:
+ Xuất phát từ tính chất hệ thống của pahps luật đòi hỏi tất cả các quy định pháp
luật hiện hành đều phải được thực hiện nghiêm minh, các hiện tượng pháp luật đều
phải tối ưu . Việc thực hiện hay không thực hiện pháp luật luôn có ảnh hưởng tích
cực hay tiêu cực đến việc thực hiện các quy định pháp luật khác. Việc thực hiện quy
định pháp luật chỉ có được tiến hành khi đã thực hiện các quy định pháp luật khác .
Nhiều trường hợp một quy định hoặc một văn bản quy phạm pháp luật không được
thực hiện hoặc được thực hiện không được nghiêm minh đã làm cho các quy phạm
hay văn bản pháp luật khác không thể thực hiện được. Điều này cho thấy không thể
coi thường việc thực hiện bất kỳ một quy định pháp luật nào xuất phát từ hệ thống của pháp luật.
+ Khi tiến hành thực hiện, áp dụng pháp luật phải được ưu tiên các quy định của
hiến pháp , của các nguồn pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Câu 56: Phân tích khái niệm hệ thống nguồn của pháp luật. Trình bày vai trò
của các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay. Trả lời : * Phân tích khái niệm :
Trong khoa học pháp lý, tồn tại một số quan niệm khác nhau về nguồn của pháp
luật. Hiện nay, khái nguồn pháp luật được xem xét từ 2 phương diện: nội dung là
xuất xứ, là căn nguyên, chất liệu làm nên quy định cụ thể của pháp luật( thường xem
xét trong lĩnh vực xây dựng pháp luật) thì nguồn pháp luật là những gì mà từ đó hình 81
thành nên pháp luật; ở phưng diện hình thức ( thường xem xét trong lĩnh vực thực
hiện và áp dụng pháp luật) thì nguồn pháp luật là những quy định pháp luật được lấy
từ đâu ( nguồn nào, nếu là áp dụng pháp luật thì căn cứ vào quy định nào, ở văn bản nào).
=> khái niệm hệ thống nguồn pháp luật : là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung
cấp căn cứ pháp lý để các chủ thể thực hiện hành vi thực tế. Nói cách khác, nguồn
của pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt
động cơ quan nhà nước nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội.
Xuất phát từ quan niệm về nguồn pháp luật và giá trị của từng loài nguồn của pháp
luật mà ở mỗi nước có thể có các loại nguồn khác nhau. Nhìn chung, trên thế giới
nguồn của pháp luật khá phong phú, bao gồm nhiều loại như văn bản quy phạm pháp
luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp, đường lối , chính sách của lực lượng cầm quyền,
các quan điểm, chuẩn mực đạo đức xã hội, lệ làng, hương ước của các cộng đồng
dân cư, tín điều tôn giáo , các hợp đồng dân cư, thương mại,.. Trong đó , VBQPPL ,
tập quán pháp, tiền lệ pháp là những loại nguồn cơ bản, các loại nguồn khác được
coi là những loại nguồn không cơ bản, nó có giá trị bổ sung , thay thế khi trong loại
nguồn cơ bản không quy định hoặc có những hạn chế, khiếm khuyết,... Trong điều
kiện hợp tác quốc tế, ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, điều ước quốc
tế được coi là nguồn cơ bản của pháp luật.
*Vai trò của các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay
*Các loại nguồn của pháp luật VN hiện nay : 82
- Tập quán pháp: là những tập quán được nhà nước thừa nhận có gái trị pháp lý trở
thành những quy tắc xử sự chung và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Tập quán pháp được thừa nhận nhưu một loại nguồn của pháp luật ở nhiều quốc gia
và có vai trò hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam:
+ TQP là những quy phạm pháp luật có tính hợp lý cao được đảm bảo đảm bởi thời
gain và cộng đồng. Trong điều kiện mà trình độ phát trienr của cộng đồng còn khác
biệt thì các quy phạm ở trình dộ khái quát hóa cao khó xâm nhập vào lĩnh vực cụ thể
cảu đờ sống cộng đồng.Vì vậy tập quán pháp đóng vai trò vô cùng cần thiết để thay
thế cho pháp luật mà các quan hệ xã hội vãn được giải quyết hiệu quả.
+ TQP tạo sự hòa hợp giữa lí luận và thực tế trong quá trình áp dụng pháp luật.
Những tập quán phù hợp lại góp phần làm cho pháp luật thuwckj hiện nghiêm chỉnh,
tự giác, dựa trên lòng tin và sự tuân thửu sẵn của người dân đối với tập quán pháp.
+ TQP khắc phục các khiếm khuyến của văn bản quy phạm phạm pháp luật. Trong
thực tiễn tồn tại những vấn đề cụ thể mà pháp luật quy định chưa đầy đủ. Trong
những trường hợp đó, áp dụng tập quán pháp có ý nghãi bổ sung cho pháp luật để
điều chỉnh các hành vi xã hội. TQP và pháp luật thường có quan hệ qua lại với nhau
rất chặt chẽ . Pháp luật thành văn sẽ định hướng , tạo ra khung pháp lý cho luật tập
quán pháp phát triển. TQP lại có thể tạo nên cơ sở để phát triển luật thành vănđiều
chỉnh kịp thời các vấn đề xã hội.
- tiền lệ pháp : được hiểu là việc làm luật của tòa án bằng sự công nhận và áp dụng
các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử. Bển cạnh khái niệm tiền lệ pháp thì hiện
tại trong khoa học pháp lý còn tồn tại khái niệm án lệ. Theo đó án lệ là vụ án đã được
giả quyết tạo cơ sở cho việc xét xử các vụ án sau này mà có những sự kiện hoặc vấn 83
đề pháp lý tương tự. Án lệ cũng được áp dụng đối với giải thích luật thành văn. Vai trò của tiền lệ pháp:
+ TLP do xuất phát từ đặc điểm : “ phải được tạo từ một tranh chấp cụ thể” TLP
mang tính thực tiễn cao. Các VBQPPL đơn thuần chỉ sản phẩm của tư duy trừu tượng
nên đôi khi các QPPL không dự liệu được những hoàn cảnh thực tiễn. Từ đó tạo ra
những lỗ hỏng pháp luaatjmaf tiền lệ pháp được tạo ra từ thực tiễn mới có khả năng lấp các lỗ hổng này.
+ TLP mang tính linh hoạt , uyển chuyển để phù hợp với những thay đổi nhanh
chóng của xã hội. Trong khi các VBPL thường mang tính ổn định dẫn đến cứng nhắc.
+ TLP tạo điều kiện thuận lợi cho các thẩm phán trong quá trình xét xử cũng như
trong việc áp dụng pháp luật. Áp dụng pháp luật luôn gắn liền với việc công khai
bản án , tạo điều kiện cho người dân giám sát các cơ quan tư pháp.
+ TLP có thể giúp các đối tượng liên quan đến các vụ án tiên liệu được kết quả của
một tranh chấp vì họ biết các quyết định này không phải là quy định tùy tiện của
Thẩm phán mà dựa vào các quyết định trước đây. Vì vậy, trong một chừng mực nào
đó, tiền lệ pháp sẽ tạo era sự minh bạch, có thể dự liệu được giải pháp, khắc phục
được tình trạng tùy tiện trong áp dụng pháp luật.
- Văn bản quy phạm pháp luật : là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối
hợp ban hành và đảm bảo thực hiện theo một trình tự thủ ục nhất định, trong đó các
quy tắc xử sự chung có hình thức , nội dung phù hợp với thẩm quyền của cơ quan
ban hành, được thực hiện nhiều lần để điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích cộng đồng. 84
+ VBQPPL là hình thwucs văn bản pháp luật thành văn , do đó, nó dễ hiểu, dễ sử
dụng, áp dụng trong thực tế đối với các loại chủ thể khác nhau và khả năng đem lại
hiệu quả pháp luật cao.
+ VBQPPL được hình thành trực tiếp từ hoạt động dáng tạo pháp luật, vì vậy, khả
năng phù họp với thực tiễn khách quan, khả năng cụ thể hó ý chí nhà nước một cách
thuận lợi và sát thực.
+ VBQPPL có quán trình hoàn thành, sửa đổi ,hủy bỏ nhanh hơn so với tập quán
pháp, tiền lệ pháp, từ đó sẽ đáp ứng kịp thời nhu càu điều chỉnh quan hệ xã hội
=> VBQPPL có vai trò quan trọng tạo ra cơ sở pháp lý cho việc tổ chức hoạt động
của bộ máy nhà nước, hoạt động cảu chính trị xã hội và xử sự của cá nhân.
Câu 57: Phân tích nguyên tắc dân chủ trong xây dựng pháp luật? Cần làm gì để nó
đòi hỏi hiến pháp,luật phải được ban hành bằng con đường trưng cầu ý dân hoặc bởi
cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân, đồng nghĩa với việc người dân cũng góp
một phần ý chí của mình trong việc xây dựng pháp luật. Việc xây dựng pháp luật có
sự tham gia đông đảo của nhân dân nhằm làm cho pháp luật dễ đi vào đời sống , phát
huy được trí tuệ của đông đảo tầng lớp nhân dân, đồng thời cũng làm nâng cao ý
thức thực hiện pháp luật của nhân dân. Nguyên tắc dân chủ sẽ làm người dân cảm
thấy được đối xử công bằng bình đẳng trước pháp luật, quyền lợi cơ bản của mình
được pháp luật bảo về và điều quan trọng nhất là được kiểm soát được đóng góp ý
kiến trong việc sáng tạo ra các bộ luật ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mình
+) Làm gì để xây dựng pháp luật thực sự dân chủ
Đầu tiên là trong quá trình xây dựng pháp luật phải có sự tham gia của nhân dân –
những người làm chủ của đất nước 85
Thứ hai là để có một nền pháp luật thật sư dân chủ chúng ta cần có nòng cốt là nhà
nước pháp quyền và nền tảng là xã hội dân sự. Tích cực đẩy mạnh nhà nước trở
thành nhà nước pháp quyền, một đất nước đề cao vị trí tối thượng của pháp luật, nền
pháp luật vì lợi ích của nhân dân và luôn luôn chú trọng sự bình đẳng quyền dân chủ
hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam thực sự dân chủ Phân tích nguyên tắc
Đây là một nguyên tắc tương đối quan trong trong quá trình xây dựng pháp luật, Câu 58
Phân tích nguyên tắc khách quan : pháp luật là htuong có tính khách quan , pháp
luật sinh ra do nhu cầu đòi hỏi của xã hội, phải phản ánh đúng nhu cầu khách quan
của xã hội, xuất phát từ thực tế cuộc sống, phù hợp với thực tế cuộc sống. Nhà làm
luật không phát minh ra luật , mà chỉ ghi nhận các quy luật phát triển của xã hội
bằng quy phạm pháp luật. Bất luận trong khía cạnh nào pháp luật cũng là sự nhận
thức chủ quan của con người đối với thế giới khách quan, con người nhận thức tồn
tại xã hội rồi đưa ra các quy tắc cho hành vi con người . Do vậy, quá trình xây
dựngpháp luật phải phản ánh được những yêu cầu khách quan về sự cần thiết phải
điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệxã hội nhất định. Nội dung của các
qđpháp luật phải phù hợp với các quy luật khách quan, đảm bảo phát huy vai trò
tích cực của pháp luật đối với đời sống xã hội. Nd của pháp luật phải phù hợp với
các đk hiện hữu của một đất nc như đk KT-XÃ HỘI, phong tục tập quán, nền đạo
đức chính thống, truyền thống, đặc điểm tâm lí dân tộc, trình độ dân trí, trình độ
phát triển của nền dân chủ… 86
Ý nghĩa: giúp Pháp luật có tính khả thi, mới thực hiện được trong thực tế, nếu
không thì pháp luật chỉ tồn tại trên giấy, tránh hiện tượng “PHÁP LUẬT trên trời,
cuộc đời dưới đất”.
Trong quá trình xây dựng pháp luật ở VN nguyên tắc này luôn được quán triệt song
mức độ đáp ứng yêu cầu này chưa cao vì trong hệ thống pháp luật vẫn còn một số
quy định thiếu tính khả thi. Câu 59
Pháp điển hóa là hoạt động của cơ quan NN có thẩm quyền nhằm tập hợp các quy
định các nguồn pháp luật hiện hành, có thể chỉnh sửa, loại bỏ hoặc bổ sung thêm
các qui định cần thiết và sắp xếp chúng lại trong một chỉnh thể thống nhất, khoa
học theo lĩnh vực hoặc theo chủ đề để tạo thành một văn bản qui phạm pháp luật
mới hoặc bộ pháp điển.
Pháp điển hóa được tiến hành theo 2 cách cơ bản là pháp điển hóa về nội dung và về hình thức.
-Pháp điển hóa về nội dung là việc tập hợp các qui định pháp luật hiện hành có thể
sửa đổi hoặc loại bỏ các qui định không phù hợp , bổ sung them những qui định
nhằm tạo ra một VBQPPL mới(bộ luật) để đáp ứng sự điều chỉnh của pháp luật đối
với các quan hệ xã hội
-Pháp điển hóa về hình thức là tập hợp, sắp xếp các qui định pháp luật, các nguồn
pháp luật đang có hiệu lực thành các bộ pháp điển theo từng chủ đề, có thể có
những sửa đổi, điều chỉnh cần thiết nhằm làm cho các qui định này hoàn chỉnh phù
hợp với nhau hơn, nhưng vẫn bảo đảm nội dung , trật tự pháp luật của các qđinh đó
. Hay nói cách khác , pháp điển hóa về hthuc không nhằm tạo ra các bộ luật đồ sộ 87
mà là việc sắp xếp các qui định pháp luật, các nguồn pháp luật theo các chủ đề
phục vụ công tác tra cứu tiện lợi cho việc nhận thức và thực hiện chúng. Bộ pháp
điển chỉ chứa những qui định pháp luật còn hiệu lực tại thời điểm đó.
Quá trình pháp điển hóa đặc biệt là pháp điển hóa về nội dung đòi hỏi phải tuân
theo những nguyên tắc nhất định, , phải tiến hành phù hợp với các yêu cầu của kĩ
thuật lập pháp, đảm bảo tính khoa học và tính khách quan cũng như các nguyên tắc
của hoạt động xây dựngpháp luật. Hoạt động pháp điển hóa phải đc tiến hành
thường xuyên để cập, bsung những qui định mới , những qui định đã bị sửa đổi,
đồng thời loại bỏ kịp thời những qui định pháp luật không còn hiệu lực.
Mục đích,y nghĩa: nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ, đồng
bộ, phát triển và hoàn thiện hơn;giúp nhanh chóng tìm được các QPPHÁP LUẬT
hướng dẫn hoặc là cơ sở pháp lí cho hoạt động của mình; phục vụ đắc lực cho việc
tuyên truyền phổ biến giảng dạy và nghiên cứu pháp luật, cho việc lưu trữ các VBQPPHÁP LUẬT. Câu 60
QUAN HỆPHÁP LUẬT là QUAN HỆXÃ HỘI được pháp luật điều chỉnh trong đó
các bên tham gia Quan hệPHÁP LUẬT có các quyền và nghĩa vụ pháp lí đc NN đảm bảo thực hiện.
-QUAN HỆPHÁP LUẬT là quan hệxã hội có y chí: quan hệpháp luật xuất hiện do
y chí của con người, nó dc hthanh thông qua hoạt động có y chí của con người.
Yếu tố ychí trong quan hệpháp luật được thể hiện bao gồm y chí NN và y chí của
các bên chủ thể quan hệ đó trong sự phù hợp với y chí nhà nước. Trc hết, pháp luật,
công cụ điều chỉnh quan hệxã hội luôn chứa đựng ychi của NN. Thông qua qppháp 88
luật, mệnh lệnh của NN đc đặt ra đối với các bên tham gia quan hệpháp luật, họ có
thể làm gì, phải làm gì, làm như thế nào… Đây chính là cách thức xử sự phải tuân
theo khi họ tham gia QUAN HỆPHÁP LUẬT. Tiếp theo các bên tham gia quan
hệpháp luật bày tỏ y chí của mình bằng việc tiến hành các hoạt động nhất định trên
cơ sở cách thức xử sự mà qui phạm đã nêu. Tùy theo khả năng của mình, các bên
tham gia tự thực hiện những hành vi nhất định phù hợp với pháp luật đồng thời
thỏa mãn những nhu cầu của họ.
-Các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ pháp luậti đc NN đảm bảo thực hiện: cách
cư xử của các bên tham gia do QPPHÁP LUẬT qui định và đảm bảo thực hiện. Đó
có thể là các bên được phép hoặc bắt buộc phải tiến hành những xử sự nào đó,
những xử sự này do pháp luật qui định, đó chính là quyền và nghĩa vụ pháp lí của
các bên tham gia. Bằng xử sự thực tế của mình các bên tham gia quan hệpháp luật
đã cụ thể hóa các cách xử sự mà qui phạm đã nêu thành quyền và nghĩa vụ pháp li
của mình. Trong trường hợp các bên thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ pháp
lí thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, họ phải gánh chịu những hậu
quả bất lợi mà NN đã dự kiến trong phần chế tài của QPPHÁP LUẬT
Việc quan hệxã hội đc pháp luật điều chỉnh luôn thể hiện y chí nhà nước có giá trị
bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện. Khi đó quan hệxã hội đó dc NN tổ chức thực
hiện và bảo vệ, tức là được NN đảm bảo thực hiện bằng chính sức mạnh NN, bằng
các biện pháp mang tính quyền lực NN do đó được đảm bảo hiệu quả. Câu 61 Phần đầu giống 60 89
VD về quan hệpháp luật cụ thể tham gia hàng ngày:quan hệ giáo dục và đào tạo giữa
sinh viên và trường học;quan hệ mua bán... Câu 62
Chủ thể quan hệpháp luật là các tổ chức cá nhân có đủ điều kiện tham gia vào quan
hệpháp luật, có các quyền và nghĩa vụ pháp lí doNN qui định hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện.
Quyền chủ thể là khả năng của chủ thể được xử sự theo những cách thức nhất định
mà pháp luật cho phép.Trong quan hệpháp luật NN cho phép chủ thể có thể tiến
hành những hoạt động nhất định .Tùy theo mong muốn của mình mà chủ thể có thể
thực hiện hoặc không thực hiện những hoạt động đó. Quyền chủ thể bao gồm những khả năng sau:
-Có thể tự thực hiện những hành động nhất định hay còn gọi là tự xử sự. Chủ thể
bằng chính hành động của mình tiến hành cách xử sự mà pháp luật qui định nhằm
đạt được lợi ích của mình.
-Có thể yêu cầu chủ thể bên kia của quan hệpháp luật phải thực hiện những hành vi
nào đó để đáp ứng việc thực hiện quyền của mình, yêu cầu chủ thể bên kia chấm
dứt những hành vi nhất định nếu những hành vi đó cản trở việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình.
-Có thể yêu cầu các cqnn có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại.
Quyền chủ thể trong quan hệpháp luật luôn bao gồm ba khả năng trên , thực tế sử
dụng khả năng nào là tùy thuộc y chí của chủ thể 90
Nghĩa vụ chủ thể là cách xử sự mà chủ thể buộc phải thưc hiện theo qui định của
pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.
Nghĩa vụ pháp lí bao gồm những sự cần thiết phải xử sự:
-phải tiến hành một số hoạt động nhất định
-Phải kiềm chế không thực hiện một số hoạt động nhất định
-Phải chịu trách nhiệm pháp lí khi xử sự không đúng với những qui định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ luôn có sự đối lưu cho nhau quyền của bên này là nghĩa vụ tương
ứng đối với bên kia và ngược lại
VD trong quan hệ mua bán , hai bên mua và bán thỏa thuận với nhau về số
lượng,chất lượng, chủng loại, giá cả, thời gian và phương thức giao hàng...Bên
mua được nhận hàng và phải trả tiền, bên bán phải giao hàng và nhận tiền theo thỏa thuận Câu 63
VD về quan hệpháp luật:Quan hệ mua bán oto giữa A(người mua) với B(người bán) Chủ thể: A và B
Khách thể: quyền sở hữu oto
Nội dung: quyền và nghĩa vụ pháp lí của 2 bên, bên A trả tiền và sở hữu ôto, bên B nhận tiền và giao hàng. 91 Câu 64
Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp , có mục đích của các hủ thể có
năng lực hành vi pháp luật được hình thành trong quá trình hiện thực hóa các qui định của pháp luật Đặc điểm:
-Thực hiện pháp luật là hành vi xác định hay xử sự thực tế của con người bởi vì
pháp luật được banh hành để điều chỉnh hành vi hay xử sự của con người, do vậy
chỉ có thể căn cứ vào hành vi hay xử sự thực tế của các chủ thể thì mới có thể xác
định được họ có thực hiện pháp luật hay không. Hành vi thực hiện pháp luật có thể
dưới dạng hành động hoặc không hành động.
-Thực hiện pháp luật là làm theo yêu cầu của pháp luật,vì vậy thực hiện pháp luật
phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp với các ycau của pháp luật
-Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật, bởi vì,
chỉ các chủ thể có năng lực hành vi pháp luật mới có khả năng nhận thức được yêu
cầu của pháp luật để làm đúng các yêu cầu đó.Đối với các chủ thể không có hoặc
mất năng lực hành vi pháp luật, tức là không có khả năng nhận thức thì các qui
định pháp luật không có y nghĩa hay giá trị đối với họ
Mục đích của thpháp luật:làm cho các quy định của pháp luật được thực hiện trong thực tế.
Ý nghĩa: bằng việc thực hiện pháp luật các qui định của pháp luật từ trong các
nguồn luật khác nhau đã đi vào đời sống, trở thành hành vi thực tế của các chủ thể. 92
Nhờ đó pháp luật phát huy vai trò của nó trên thực tế, làm cho đời sống xã hội ổn
định, trật tự và có điều kiện phát triển mạnh mẽ, các quyền, lợi ích hợp pháp của
các cá nhân tổ chức được đảm bảo, bảo vệ, đời sống xã hội được an toàn. Thông
qua thực hiện pháp luật những hạn chế khiếm khuyết của pháp luật sẽ đc bộc lộ
nhờ đó pháp luật có thể đc hoàn thiện một cách kịp thời.Trong quá trình tổ chức
thực hiện pháp luật, thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ giúp cho
các chủ thể có điều kiện nâng cao nhận thức pháp luật, hiểu rõ hơn về các quyền và
nghĩa vụ của mìnhtrong các quan hệpháp luật,nhờ đó, tích cực chủ động tham giá
các quan hệpháp luật đó, tiếp cận các nguồn lực để phát triển.
Câu 65: Phân tích khái niệm thực hiện pháp luật. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng
đến việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay
+) Thực hiện pháp luật: là hành vi thực tế hợp pháp, có mục đích của các chủ thể
đươc hình thành trong quá trình thực hiện hóa các quy định của pháp luật. Bằng cách
này mà các quy phạm pháp luật từ nhiều nguồn khác nhau đã đi vào đời sống một
cách dễ dàng hơn. Nhờ đó làm pháp luật phát huy vai trò của nó trên thực tế, trật tự
ổn định và phát triển mạnh mẽ. Thông qua việc thực hiện pháp luật mà những hạn
chế khiếm khuyết của pháp luật sẽ được bộc lộ, nhờ đó mà pháp luật có thể sửa chữa
hoàn thiện một cách kịp thời. Đây là một hành động thiết yếu của một người công
dân, nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống dân sự và cả trong đời sống chính trị kinh tế.
+) Các yếu tố làm ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật ở VN
Chất lượng của hệ thống pháp luật thực định là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng
đến việc thực hiện pháp luật. Hệ thống pháp luật phải hoàn thiện han chế những lỗ
hổng thì mới ngăn chặn được tình trạng thiếu luật, lách luật sảy ra 93
Thứ 2 là về tính đồng bộ và toàn diện, điều này có ảnh hưởng rất lớn đối với việc
thực hiện pháp luật, nó đòi hỏi việc logic và liên kết chặt chẽ giữa các quy phạm.
Chính vì vậy mà tính đồng bộ và toàn diện có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của
việc thực hiện pháp luật
Thứ 3 là về tính thống nhất, giữa các chế định trong cùng một ngành luật phải có sự
thống nhất không kiềm chế đối kháng mà phải bù trừ cho nhau, không chồng chéo
không lập lại, mâu thuẫn về nội dung của nhau
Thứ 4 là về tính phù hợp, hệ thống pháp luật thể hiện mối tương quan giữa trình độ
pháp luật và trình độ phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống pháp luật phải phù hợp và
phản ảnh đúng đối với nền kinh tế chính trị cũng như các thiết chế xã hội khác thì
chủ thể thực hiện mới dễ dàng áp dụng
Thứ 5 là hoạt động giải thích pháp luật, đây là một hoạt động oc s tầm ảnh hưởng
lớn đến việc thực hiện pháp luật, vì nó giúp chủ thể hiểu một cách đầy đủ đúng đắn
về các quy định, giả định và chế tài trong một quy phạm pháp luật từ đó đi đến việc
thực hiện tốt pháp luật
Cuối cùng là về khả năng thực hiện pháp luật và ý thức thực hiện pháp luật của người
dân nước ta. Đòi hỏi người dân phải có kiến thức về mọi mặt đặc biệt là trong lĩnh
vực luật pháp thì mới có thể sử dụng và thức hiện pháp luật một cách hiểu quả được. Câu 66 :
- Khái niệm áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức
quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà
chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa quy
phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể. 94 - Đặc điểm :
+ Là hoạt động điều chỉnh cá biệt đối với một chủ thể và trong một quan hệ nhất định.
+ Là hoạt động thể hiện tính quyền lực nhà nước.
+ Là hoạt đọng đòi hỏi tính sáng tạo của người áp dụng.
+ Là hoạt đọng tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ theo PL quy định.
- Mục đích :Là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
nhằm làm cho các chủ thể khác trong xã hội thực hiện đầy đủ, đúng đắn, nghiêm
chỉnh các quy định của pháp luật. - Ý nghĩa :
+ Nghĩa thực hiện pháp luật : Làm cho pháp luật đi sâu vào đời sống con người,
giúp PL phát huy vai trò làm cho đời sống xã hội phát triển ổn định.
+ Nghĩa hẹp : Là một biện pháp đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trên thực tế. Câu 67:
- Phân tích Khái niệm và đặc điểm như câu 66.
- Các bảo đảm của HĐ Áp dụng PL :
+ Hoạt động ADPL được tiến hành theo ý trí đơn phương của các CQNN có thẩm
quyền. Các CQNN có thẩm quyền tiến hành áp dụng Plko phụ thuộc vào ý chí cuả chủ thể bị áp dụng. 95
+ Sự bắt áp dụng này có tính bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và chủ thể liên quan.
+ Trong trường hợp cần thiết, quyết định ADPL được bảo đảm bằng cưỡng chế nhà nước. Câu 68 :
- Phân tích Khái niệm và đặc điểm áp dụng PL như trên. - Biện pháp khắc phục:
+ Gần đây trong hoạt động áp dụng pháp luật xuất hiện nhiều tình trạng xét xử chưa
đúng người, đúng tội dẫn đến oan sai gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do sai sót của người có thẩm quyền áp
dụng PL or do việc xét xử còn chưa khách quan minh bạch, thủ tục còn rườm rà,
tạo nhiều kẽ hở để người có thẩ, quaeefn áp dụng PL thực hiện những hành vi tiêu
cực => Cần nâng cao Ý thức PL nghề nghiệp của những người có thẩm quyền áp dụng PL.
+ Đất nước ngày càng phát triển, hội nhập kéo theo PL càng xuất hiện nhiều kẽ
hở, thiếu tính dự đoán, có nhiều văn bản lỗi thời dẫn đến chồng chéo gây khó khăn
cho việc APPL.=> Hoàn thiện hệ thống PL cả về chiều rộng và chiều sâu, nâng cao
chất lượng ban hành và thẩm định các văn bản QPPL. Câu 69:
- Khái niệm Giải thích PL: Là làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng, ý nghĩa của QPPL ;
bảo đảm cho PL được nhận thức và thực hiện đúng đắn thống nhất. 96
Nếu không giải thích đầy đủ chính xác kịp thời các quy định của pháp luật thì việc
thực hiện rất dễ sai trái, không đồng bộ và gây khó khăn trong việc kiểm tra dám
sát việc thực hiện Pl và ban hành PL mang lại hiệu quả không cao.
GTPL là hoạt động đa dạng, nó được tiến hành mọi lúc, mọi nơi dưới nhiều hình
thức phong phú và do cơ quan có thẩm quyền hay bất kỳ cá nhân tổ chức nào. Nó được chia ra ;
+ GTPL chính thức : Do cơ quan có thẩm quyền giải thích, nội dung giải thích có
giá trị pháp lý, mang tính bắt buộc cao.
+ GTPL ko chính thức : Do tổ chức hay cá nhân ko có thẩm quyền giải thích PL.
- Sự cần thiết của việc giải thích PL:
Để việc quản lý XH đạt hiệu quả cao nhất thì PL phải phát huy hết vai trò tác
động vào các quan hệ xh. Muốn vậy khi ban hành PL các chủ thể có thẩm quyền
phải xam xét để bảo đảm tạo ra được hệ thống quy tắc xử sự chung vừa thể hiện
đầy đủ ý trí của nhà nước đồng thời pháp luật phải thực hiện đúng, thống nhất trên phạm vi cả nước.
Thực tiễn việc ban hành pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau xảy ra tình trạng
mâu thuẫn chồng chéo trùng lặp giữa các VBQPPL. Nhiều trường hợp quy định
chưa rõ, chung chung, mập mờ.
=> Cần thiết phải có hoạt động giải thích PL nhằm làm sáng tỏ về nội dung, tư
tưởng, tinh thần, mục đích, ý nghĩa của các quy địng PL nhằm giúp người dân hiểu
rõ và thực hiện đúng, các cơ quan nâng cao việc tự kiểm tra giám sát. Câu 70: 97
Mình chỉ đưa ra 4 dấu hiệu của vi phạm PL để các bạn nhớ lại và áp dụng. Vì nó khá
đơn giản nên các bạn có thể tự lấy VD và soi các dấu hiệu và đó. 4 dấu hiệu :
- Là hành vi thực tế của con người.
- Là hành vi trái pháp luật.
- Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
- Luôn chứa đựng lỗi của chủ thể ( lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì
quá tự tin và ,lỗi vô ý do cẩu thả ) Câu 71:
VD : Vào chiều ngày 31/03/2018 anh A ( 18 tuổi, đang là sinh viên năm nhất
trường X ) có đến phòng trọ chị B ( 18 tuổi, học cùng trường với A) để rủ chị B đi
ăn. Khi thấy chị B ko có nhà và cửa sổ hé mở thấy có một chiếc laptop để trên
giường anh A đã nảy ra ý đồ và đã thực hiện việc lấy cắp chiếc laptop của chị B sau đó thì bị phát hiện.
CÁc cấu thành vi phạm PL : - Mặt khách quan :
Hành vi : việc lấy cắp Laptop cả anh A.
Hậu quả : chị B bị mất tài sản là chiếc laptop. Công cụ : dây, que sắt.
Thời gian : chiều 31/03/2018. 98 - Mặt chủ quan :
Lỗi : Lỗi cố ý gián tiếp.
Động cơ: anh A thực hiện hành vi do muốn chiếm đoạt tài sản của chị B.
Mục đích : Lấy cắp được chiếc laptop.
- Chủ thể vi phạm : anh A 18 tuổi là một công dân có đủ khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình.
- Khách thể : Quyền sở hữu tài sản là chiếc laptop cảu chị B. Câu 72 :
- Khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý : Là hoạt động thể hiện quyền lực nhà
nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá
biệt hóa bộ phận chế tài của quy phạm PL đối với các chủ thể vi phạm PL.
Không truy cứu TNPL trong các TH: Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp
lý, do sự kiện bất khả kháng, do phòng vệ chính đáng, … Đặc điểm :
+ Về nội dung : là sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các chủ thể vi phạm PL.
+ Về hình thức : là việc tổ chức cho chủ thể vi phạm PL thực hiện các biện pháp
cưỡng chế theo quy định của PL. - Mục đích : 99
+ Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể vi phạm PL nhằm bảo vệ chế
độ,bảo vệ PL, sự công bằng bình đẳng cho quyền, lợi ích của nhân dân.
+ Trừng phạt các chủ thể vi phạm, từ đó giáo dục, răn đe cho tất cả các chủ thể
khác khiến họ phải biết kiềm chế, thực hiện tốt PL, ko vi phạm PL, làm cho mọi
người tin tưởng vào công lý, tích cực đấu tranh phòng chống vi phạm PL. - Ý nghĩa :
Truy cứu TNPL có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng pháp luật, củng cố niềm tin
của nhân dân vào PL, phòng ngừa, cải tạo, giáo dục các chủ thể vi phạm, từng
bước củng cố vai trò, vị trí thượng tôn của PL hiện nay.
Câu 73: Phân tích yêu cầu, đòi hỏi đối với hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí
+) Trước hết phải đảm bảo nghiêm ngặt nguyên tắc pháp chế trong hoạt động truy
cứu trách nhiệm pháp lí. Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí cần phải được tiến
hành theo đúng trật tự của pháp luật, dưới sự chỉ đạo của những nhà chức trách có
thẩm quyền, có căn cứ pháp lí vững chắc, đúng người, đúng vi phạm tránh oan sai
nhưng không bỏ lọt vi phạm. Vì hành động này ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi
người nên rất cần thiết sự chính xác và tính cẩn trọng theo trật tự, cần phải xem xét
thật kĩ lưỡng trước khi tiến hành truy cứu
+) Thứ 2 là bảo đảm tính hợp lí trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí, nghĩa
là quyết định áp dụng pháp luật được ban hành khi truy cứu trách nhiệm pháp lí phải
phù hợp với điều kiện thực để có thể thi hành đồng thời phải đảm bảo sự có lợi nhất
về mặt chính trị ,kinh tế và xã hội. Vì như đã nói ở trên vì hành động truy cứu ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi cá nhân nên việc truy cứu hợp lí sẽ làm tăng
hiệu quả thực thi trách nhiệm pháp lí, nếu thiếu tính hợp lí các chủ thể có thể sẽ 100
kháng cáo hoặc đi đến những hành động chống lại việc thực thi theo bản án của pháp luật
+) Thứ 3 là việc truy cứu trách nhiệm pháp lí, phải luôn được tiến hành trên cơ sở
tôn trọng, bảo đảm về các quyền, các giá trị của con người. Không áp dụng những
biện pháp cưỡng chế có tính chất làm nhục. Nghiêm trị những kẻ chủ mưu, ngoan
cố, tái phạm nguy hiểm, và vi phạm pháp luật có tính chuyên nghiệp. Khoan hồng
đối với người ra tự thú, thành khẩn khai báo, tố cáo người đồng phạm hoặc tự nguyện
bồi thường những thiệ thại mà mình gây ra
+) Hoạt động tra cứu pháp lí phải được diễn ra một cách nhanh chóng, kịp thời, nhằm
đảm bảo cho việc truy cứu được thực hiện một cách thuận lợi.Ngăn chặn vi phạm
pháp luật tương tự có thể sảy ra và ngăn chặn những tiêu cực có thể sảy ra trong quá trình truy cứu pháp lí
+) Yêu cầu cuối cùng trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí là nguyên tắc
công bằng, trong mọi khâu làm việc truy cứu, nếu thiểu sự công bằng sẽ dẫn đến oan
sai, bất bình đẳng sẽ dẫn đến sự không thỏa đáng, chống đối lại các văn bản pháp luật
Câu 80: Phân tích các biện pháp cơ bản để nâng cao ý thức pháp luật ở VN hiện nay
Trước hết cần phải chú trọng vào việc giáo dục pháp luật cho toàn thể nhân dân, để
người dân hiểu việc thực hiện là bắt buộc là nghĩa vụ của toàn thể công dân 101
Tích cực đẩy mạnh hoạt động giải thích pháp luật để người dân được củng cố và gần
hơn với nền pháp luật liên tục đổi mới để họ không bị bỡ ngỡ, không thực hiện sai
hoặc thiếu những quy định mà quy phạm pháp luật đề ra
Trong quá trình xây dựng pháp luật nên mở rộng dân chủ để người dân tham gia
đóng góp ý kiến, có như vậy mới gần gũi mới nhân dân từ đó mà đi vào cuộc sống một cách dễ dàng hơn
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục, nâng cao ý thức về việc thực hiện pháp luật
Đẩy mạnh công tác phòng chống hành vi vi phạm pháp luật 102