Bài tập tự luận môn Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bài tập tự luận môn Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Câu1: Phân tích sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mac-Lênin
Kinh tế chính trị Mac-Lênin do C.Mác (1818-1883) Ph.Ăng-ghen (1820-1895) sáng lập, sau
đó được V.I.Lê-nin (1870-1924) phát triển trong điều kiện lịch sử mới. Điều kiện lịch sử mới đó
là chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, đặc biệt sự thành công
của cách mạng tháng mười Nga năm 1917.
Kinh tế chính trị Mac-Lênin là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mac-Lênin là triết học
Mac-Lênin, kinh tế chính trị Mac-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Kinh tế chính trị Mac-Lêninsự kế thừa phát triển kinh tế chính trị sản cổ điển. Để thấy
được điều đó ta tìm hiểu qua về sự phát triển của các học thuyết kinh tế chính trị
Học thuyết kinh tế chính trị học đầu tiênchủ nghĩa trọng thương, rất coi trọng thương nghiệp,
cho rằng giá trị được tạo ra từ lưu thông tiền nguồn gốc của mọi sự giàu của các quốc
gia vì vậy phải tích lũy tiền. Tuy nhiên, điểm thiếu sót cơ bản của thuyết học này là sự lưu thông
hàng hòa nhưng nếu không hàng hóa thì lấy để lưu thông? Do đó, học thuyết trọng thương
bộc lộ khá nhiều hạn chế trong cơ sở lí luận kinh tế chính trị
Khi sản xuất bản chủ nghĩa phát triển, quan điểm trọng thương bộc lộ hạn chế thì các học
thuyết kinh tế chính trị sản cổ điển ra đời thay thế. Đó chủ nghĩa trọng nông Pháp đã
chuyển sang phạm vi nghiên cứu của kinh tế chính trị sang lĩnh vực sản xuất, đi tìm nguồn gốc
của giá trị, của cải sự giàu từ trong quá trình lao động sản xuất. Học thuyết trọng nông
tiến bộ hơn chỗ đã chỉ ra duy kinh tế đúng hướng vào sản xuất hàng hóa. Học thuyết này
khẳng định rằng chỉ nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm ròng. Sản phẩm ròng được tính bằng
tổng sản lượng thu được trừ đi số lượng giống ban đầu. hội giàu do số lượng sản phẩm
ròng nhiều hay ít
Mặc dù 2 học thuyết kinh tế trọng nôngtrọng thương đã có được đối tượng nghiên cứu cụ thể
nhưng chúng chưa có đủ những đặc điểm cở bản để trở thành một học thuyết thực sự mà đúng ra,
chỉ thể gọi hệ tưởng. Học thuyết trọng thương mới chỉ chú trọng đến vấn đề lưu thông
hàng hóa. Học thuyết trọng nông có tiến bộ hởn ở chỗ đã chỉ ra tư duy kinh tế đúng là hướng vào
sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, học thuyết trọng nông mới chỉ nhắm đến lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp thôi. Phương pháp mà hai học thuyết này sử dụng là kinh nghiệm chủ quan bằng quan sát
thực tiễn rồi khái quát nên thành kinh nghiệm của mình, chứ chúng chưa một sở khoa học
nào ràng tính hệ thống. Một học thuyết thực sự cần những yếu tố để trở thành một
khoa học độc lập: mộtđối tượng nghiên cứu riêng; hai là có hệ thốngluận bản riêng;
ba là có phương pháp khoa học đặc trưng.
Từ đó, học thuyết kinh tế chính trịsản cổ điển Anh ra đời. Học thuyết mới này đã đưa kinh tế
chính trị trở thành một khoa học thực sự với hệ thống các lý thuyết về giá trị lao động, tiền tệ,
bản, tái sản xuất,…Nó nghiên cứu không chỉ lĩnh vực nông nghiệp còn cả công nghiệp
thương mại. Phương pháp khoa học mà học thuyết này sử dụng là trừu tượng hóa.
Học thuyết này được coi một trong những tiền đề lý luận hình thành chủ nghĩa Mac-Lênn nói
chung và kinh tế chính trị Mac-Lênin nói riêng. Tuy nhiên, học thuyết kinh tế chính trị sản cổ
điển cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Đó chính phương pháp siêu hình; quan điểm
duy lịch sử; đồng nhất giá trị thặng giá trị sử dụng; nhầm lẫn giữa sở hữu liệu sản xuất
bản. Quan điểm siêu hình quan sát nhận định hiện tượng trong sự đứng im, không vận
động, cô lập với các vấn đề khác.
Cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã bắt đầu bộc
lộ những mâu thuẫn, hạn chế. Nhiều vấn đề kinh tế này nảy sinh mà các tưởng cổ điển không
thể lý giải dược. Một loạt các học thuyết kinh tế ra đời mong muốn thay thế cho những tưởng
cổ điển, kinh tế chính trị tiểu sản, kinh tế chính trị của những người hội chủ nghĩa không
tưởng, kinh tế chính trị Mác-Lênin,…Trong đó chỉ kinh tế chính trị Mac-Lênin vượt qua
được các nhà kinh tế chính trị sản cổ điển, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong lịch
sử học thuyết kinh tế chính trị. Nó vừa mang tính khoa học, vừa mang tính cách mạng. Nó mamg
tính khoa học ở chỗ phản ánh đúng hiện thực khách quan. Nó mang tính cách mạng chỗ chỉ ra
cho người ta cách thức làm sao biến nền kinh tế hội theo hướng tiến bộ hơn, tích cực hơn,
hiệu quả hơn.
Học thuyết này để chỉ ra được 2 mặt của sản xuất hàng hóa. Phương pháp được sử dụng chủ yếu
là biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử.
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác-Lênin gì? Chức năng của KTCT Mác-
Lênin với tư cách là một môn khoa học
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Marx Lenin quan hệ sản xuất trong sự tác động
qua lại với lực lượng sản xuấtkiến trúc thượng tầng nhằm tìm ra bản chất của các hiện tượng
quá trình kinh tế, phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế các giai đoạn phát triển nhất
định của xã hội loài người.
Về chức năng của kinh tế chính trị Marx Lenin, mục đích của Marx và Friedrich Engels khi
nghiên cứu, sáng tạo ra kinh tế chính trị này nhằm các mục đích sau (đây cũng chức năng của
kinh tế chính trị học Marx – Lenin)
– Chức năng nhận thức: Chức năng này thể hiện ở chỗ kinh tế chính trị Mác – Lenin cần phải
phát hiện bản chất của các hiện tượng, quá trình kinh tế của đời sống xã hội, tìm ra các quy luật
chi phối sự vận động của chúng, giúp con người vận dụng các quy luật kinh tế một cách có ý
thức vào hoạt động kinh tế nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
– Chức năng thực tiễn: Là chức năng nhận thức để phục vụ cho hoạt động thực tiễn có hiệu
quả. Chức năng thực tiễn có quan hệ với chức năng nhận thức, ở chỗ từ việc nghiên cứu các hiện
tượng và các quá trình kinh tế của đời sống xã hội, phát hiện ra bản chất, các quy luật chi phối và
cơ chế hoạt động của các quy luật từ đó kinh tế chính trị cung cấp những luận cứ khoa học để
hoạch định đường lối, chính sách và biện pháp kinh tế. Đường lối, chính sách và các biện pháp
kinh tế dựa trên những luận cứ khoa học đúng đắn đã nhận thức được sẽ đi vào cuộc sống làm
cho hoạt động kinh tế có hiệu quả cao hơn nhiều.
– Chức năng phương pháp luận: Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các khoa
học kinh tế. Những kết luận của kinh tế chính trị biểu hiện ở các phạm trù và quy luật kinh tế có
tính chất chung là cơ sở lý luận của các môn kinh tế chuyên ngành và các môn kinh tế chức
năng, nó là cơ sở lý luận cho một số môn khoa học khác.
Chức năng tưởng: Kinh tế chính trị MarxLenin sở khoa học cho sự hình thành thế
giới quan, nhân sinh quan tuyên truyền cho đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động để xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Câu 3: Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu KTCT Mác-Lênin trong quá trình lao động
quản trị quốc gia
- Hiểu về quan hệ kinh tế chính trị: Nghiên cứu Mác-Lênin giúp hiểu hơn về quan hệ giữa
kinh tế chính trị. Điều này cần thiết để xác định vai trò của các yếu tố kinh tế chính trị
trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội.
- Phân tích cấu trúc kinh tế: Nghiên cứu Mác-Lênin cung cấp các công cụ phân tích để hiểu cấu
trúc kinh tế các quan hệ sản xuất trong hội. Điều này giúp xác định các yếu tố quyết định
trong quá trình sản xuất và phân phối tài nguyên.
- Định hướng phát triển kinh tế: Nghiên cứu Mac-Lênin giúp xác định các nguyên tắc và phương
pháp để phát triển kinh tế. Các thuyết về chủ nghĩa hội cách thức tổ chức kinh tế có thể
được áp dụng để xây dựng một hệ thống kinh tế công bằng và bền vững
- Quản quốc gia: Nghiên cứu Mac-Lênin cung cấp các nguyên tắc phương pháp quản
quốc gia. Việc áp dụng các nguyên tắc này giúp xây dựng một chính phủ hiệu quả và công bằng ,
đồng thời đảm bảo quyền lợi của các tầng lớp lao động.
- HIểu về vai trò của giai cấp công nhân: Nghiên cứu Mác-Lênin giúp hiểu rõ hơn về vai trò của
giai cấp công nhân trong quá trình lao động quản trị quốc gia. Điều này giúp tăng cường
quyền lợi và địa vị của công nhân trong xã hội.
Câu 1: Hàng hoá gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá mối quan hệ giữa hai
thuộc tính đó
Trong kinh tế chính trị Mác-Lênin, hàng hóa sản phẩm của lao động thông qua việc trao đổi,
mua bán.
Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hoá là sản phẩm của lao động, thông qua
trao đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa
có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất và có thể tồn tại dưới dạng vật
thể hoặc phi vật thể. Từ khái niệm này, ta có thể rút ra kết luận một đồ vật muốn trở
thành hàng hoá cần phải thỏa mãn 3 yếu tố:
- Hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng là công dụng, tính có ích của hàng hóa, nhằm thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu
+ Giá trị sử dụng là công dụng, tính có ích của hàng hóa, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng. Đây là thuộc tính tự nhiên, do vật chất quyết định, là phạm trù vĩnh viễn. Trong mỗi hàng
hóa có thể có 1 hay nhiều giá trị sử dụng. Chúng không thể được phát hiện cùng lúc mà phải phát
hiện dần dần nhờ sự phát triển của KHKT. GTSD được thể hiện đầy đủ trong quá trình sử dụng.
+ Giá trị là hao phí lao động kết tinh trong mỗi hàng hóa. Là thuộc tính xã hội, phạm trù lịch sử,
riêng có của sản xuất hàng hóa. Là cái ẩn bên trong mỗi hàng hóa, còn GTTĐ là cái biểu hiện ra
bên ngoài. Là cơ sở so sánh để trao đổi, mua bán. GT biểu hiện QHSXXH, cụ thể là mối quan hệ
giữa những người sản xuất.
-Mối quan hệ giữa hai thuộc tính là mối quan hệ biện chứng, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn
+ Thống nhất vì chúng luôn tồn tại cùng nhau trong mỗi hàng hóa
+ Mâu thuẫn
Giá trị Giá trị sử dụng
Mục đích Người sản xuất Người tiêu dùng
Thời gian thực hiện Trước Sau
Không gian thực hiện Trong quá trình trao đổi mua
bán trên thị trường
Trong quá trình tiêu dùng
hàng hóa
Giá trị là hao phí lao động kết tinh trong mỗi hàng hóa. Là thuộc tính xã hội, phạm trù
lịch sử,
Hàng hóa là sản phẩm của lao động
Hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người
Thông qua trao đổi, mua bán.
Câu 2: Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Vì sao chỉ lao động sản
xuất hàng hoá mới có tính hai mặt?
-Tính hai mặt của lao động là lao động cụ thể và lao động trừu tượng
+ Lao động cụ thể là lao động có ích của người sản xuất thông qua những biểu hiện cụ thể của
các ngành nghề, chuyên môn khác nhau. Mỗi lao động cụ thể có mục đích sản xuất, đối tượng
lao động, công cụ và phương pháp lao động khác nhau dẫn tới kết quả lao động khác nhau. Là
nguồn gốc tạo ra giá trị sử dụng( không phải nguồn gốc duy nhất ). Là phạm trù vĩnh viễn.
+ Lao động trừu tượng là hao phí lao động nói chung của người sản xuất, không tính đến hình
thức biểu hiện cụ thể của nó, là hao phí sức lực về mặt thể lực và trí lực của người sản xuất. Là
nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị hàng hóa và là mặt chất của giá trị hàng hóa. Là phạm trù lịch
sử, riêng có của sản xuất hàng hóa. Cần quy đổi các giá trị cụ thể khác nhau về lao động trừu
tượng làm mẫu số chung, làm cơ sở so sánh để trao đổi và mua bán hàng hóa khác nhau đó.
-Lao động sản xuất hàng hoá có tính hai mặt vì nó đồng thời tạo ra giá trị sử dụng và giá trị trao
đổi.Tính giá trị sử dụng của hàng hoá liên quan đến khả năng của nó để đáp ứng nhu cầu và
mong muốn của con người. Ví dụ, một chiếc điện thoại di động có giá trị sử dụng khi nó có thể
được sử dụng để gọi điện, nhắn tin, lướt web và nhiều chức năng khác. Tuy nhiên, hàng hoá
cũng có tính giá trị trao đổi, tức là khả năng của nó để được trao đổi và mua bán trên thị trường.
Giá trị trao đổi của hàng hoá phụ thuộc vào sự hiện diện của lao động sản xuất nó. Lao động sản
xuất hàng hoá tạo ra giá trị bằng cách kết hợp các nguyên liệu và nguồn lực để tạo ra sản phẩm
hoàn thiện. Vì vậy, chỉ có lao động sản xuất hàng hoá mới có tính hai mặt vì nó đồng thời tạo ra
giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.
Câu 3: Lượng giá trị hàng hoá được xác định như thế nào? Những nhân tố nào có tác động
và làm thay đổi lượng giá trị của hàng hoá?
-Xét về mặt chất, giá trị hàng hóa là do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa.
-Xét về mặt lượng thì lượng giá trị của hàng hoá là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra
hàng hoá đó quyết định.
-Thước đo lượng giá trị hàng hóa là thời gian lao động xã hội cần thiết.Thời gian lao động xã hội
cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất là một sản phẩm trong điều kiện trung bình của xã hội.
Hai nhân tố ảnh hưởng đến lượng gia trị hàng hóa là: Năng suất lao động và Mức độ phức tạp
của lao động.
+ Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người sản xuất, được tính bằng lượng sản phẩm
sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
+Cường độ lao động là mật độ lao động trong một đơn vị thời gian, là chỉ số phản ánh mức độ
khẩn trương, căng thẳng, mệt mỏi của người lao động
Câu 4: Từ nghiên cứu bản chất, chức năng của tiền, hãy làm rõ vì sao tiền là một loại hàng
hóa đặc biệt? Quy luật lưu thông tiền tệ hoạt động như thế nào?
-Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt vì:
+ Tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển.
+ Tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.
+ Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các loại hàng hóa.
+ Tiền tệ là hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.
Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các
hình thái giá trị
-Quy luật lưu thông tiền tệ là những quy luật được xây dựng và thực hiện nhằm kiểm soát sự lưu
thông của tiền tệ trên thị trường. Nội dung của quy luật này tập trung vào quy định lượng tiền
cần thiết cho việc lưu thông hàng hóa. Quy luật lưu thông tiền tệ là nhân tố chủ yếu chi phối quá
trình vận động và phát triển của nền kinh tế. Công thức của quy luật lưu thông tiền tệ được tính
bằng mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa lượng tiền cần thiết để thực hiện chức năng lưu thông và tổng
giá cả trong lưu thông. Mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa lượng tiền cần thiết này với tốc độ lưu
thông bình quân của tiền tệ cũng là nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ. Theo đó, quy luật lưu
thông tiền tệ có thể được biểu diễn theo công thức: MD= P.Q/V, trong đó:
MD là số lượng tiền cần thiết để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ.
P là mức giá cả một hàng hóa.
Q là tổng số lượng hàng hóa được sử dụng trong lưu thông.
V là trung bình số vòng lưu thông của tiền tệ.
Câu 5: Phân tích vai trò của thị trường và các chức năng của thị trường.
-Vai trò của thị trường
+ Thị trường có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế và sự phát triển của đất nước. Nó là
một trong những cơ sở để đánh giá tình hình kinh tế của đất quốc gia đang phát triển như thế
nào.
+ Thị trường cũng là điều kiện để thúc đầy sản xuất. Sản xuất phát triển thì hàng hóa dịch vụ sẽ
tăng, từ đó thị trường tiêu thụ cũng mở rộng hơn. Sự mở rộng của thị trường tiêu thụ cũng sẽ tác
động trở lại sản xuất, kích thích gia tăng sản xuất.
+ Thị trường là cầu nối giữa người tiêu dùng và người cung cấp. Khi người tiêu dùng có nhu cầu
sử dụng sản phẩm gì, thì người cung cấp sẽ sản xuất và phân phối sản phẩm đó. Vì vậy thị
trường sẽ định hướng cho nhu cầu sản xuất và kinh doanh.
+ Ngoài ra, thị trường còn có vai trò gắn kết các nền kinh tế trong nước và thế giới. Hiện nay các
hoạt động mua bán, trao đổi không còn bị thu hẹp trong một phạm vi nhất định mà được mở rộng
ra phạm vi trên toàn thế giới. Nhờ đó, nền kinh tế đất nước cũng được phát triển và gắn kết với
nền kinh tế toàn cầu.
-Chức năng của thị trường
+
Cung cấp thông tin:
>Chức năng đầu tiên có thể kể đến của thị trường là cung cấp thông tin cho người tiêu dùng và
bên sản xuất.
>Đối với người tiêu dùng, thông qua thị trường họ có thể biết được những thông tin về sản phẩm
mà họ quan tâm. Còn đối với bên sản xuất, thị trường sẽ cung cấp thông tin người tiêu dùng đang
cần gì, khối lượng bao nhiêu, ở đâu đang cần nhiều, …
>Những thông tin đó sẽ hình thành lên cơ cấu cung - cầu, tác động đến các yếu tố giá thành, chất
lượng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
+ Điều tiết và kích thích
>Sau khi có được thông tin từ thị trường, các bên sản xuất sẽ tổng hợp nhu cầu của người tiêu
dùng từ đó biết được sản phẩm gì đang cần nhiều, sản phẩm nào đang được tiêu thụ ít trên thị
trường để sản xuất, phân phối một cách hợp lý.
>Những sản phẩm đang thiếu thì cần kích thích và gia tăng sản xuất, ngược lại những sản phẩm
ít tiêu thụ cần hạn chế. Đây chính là chức năng kích thích và hạn chế của thị trường.
+ Thừa nhận giá trị, công dụng của hàng hóa
>Bên cạnh việc cung cấp thông tin về hàng hòa, điều tiết và kích thích hàng hóa thì thị trường
còn có chức năng thừa nhận giá trị của hàng hóa thông qua việc hàng hóa đó có giá thành như
thế nào và có bán được hay không.
>Trên thị trường, nếu giá cả của hàng hóa được bán ra bằng với giá trị của nó mang lại thì có
nghĩa là hàng hóa đó đang được xã hội chấp nhận tiêu dùng. Nếu hàng hóa không được tiêu thụ,
tiêu thụ chậm hoặc giá của hàng hóa thấp hơn giá trị nó mang lại thì có nghĩa là hàng hóa đó
đang không được công nhận.
Câu 6: Phân tích vai trò và mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng trên thị
trường
-Vai trò:
+ tiêu dùng: người mua vai trò quan trọng trong việc quyết định cung cầu trên thị trường, họ
sẽ lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình sẽ quyết định mức giá họ
sẵn sàng trả
+ Người sản xuất: người bán có vai trò chủ động trong việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đến
người mua, họ sẽ quyết định mức giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để đảm bảo sự cạnh
tranh và cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường
-Mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng là một quan hệ thương mại, trong đó người
sản xuất cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ và người tiêu dùng trả tiền để sở hữu hoặc sử dụng
chúng. Mối quan hệ này dựa trên sự tương tác và trao đổi giữa hai bên, trong đó người tiêu dùng
mong đợi nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng và giá trị tương xứng với số tiền họ chi
trả.
Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như thông tin sản
phẩm, quảng cáo, đánh giá từ người dùng khác và sự tin tưởng giữa hai bên. Đôi khi, có thể xảy
ra xung đột hoặc không hài lòng từ một trong hai bên, và điều này có thể ảnh hưởng đến mối
quan hệ và lòng tin giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Tóm lại, vai trò và mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường là quan
trọng và phụ thuộc vào sự tương tác, trao đổi và lòng tin giữa hai bên.
Lao động cụ thể là lao động có ích của người sản xuất thông qua những biểu hiện cụ thể của
| 1/7

Preview text:

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Câu1: Phân tích sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mac-Lênin
Kinh tế chính trị Mac-Lênin do C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăng-ghen (1820-1895) sáng lập, sau
đó được V.I.Lê-nin (1870-1924) phát triển trong điều kiện lịch sử mới. Điều kiện lịch sử mới đó
là chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, đặc biệt sự thành công
của cách mạng tháng mười Nga năm 1917.
Kinh tế chính trị Mac-Lênin là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mac-Lênin là triết học
Mac-Lênin, kinh tế chính trị Mac-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Kinh tế chính trị Mac-Lênin là sự kế thừa và phát triển kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Để thấy
được điều đó ta tìm hiểu qua về sự phát triển của các học thuyết kinh tế chính trị
Học thuyết kinh tế chính trị học đầu tiên là chủ nghĩa trọng thương, rất coi trọng thương nghiệp,
cho rằng giá trị được tạo ra từ lưu thông và tiền là nguồn gốc của mọi sự giàu có của các quốc
gia vì vậy phải tích lũy tiền. Tuy nhiên, điểm thiếu sót cơ bản của thuyết học này là sự lưu thông
hàng hòa nhưng nếu không có hàng hóa thì lấy gì để lưu thông? Do đó, học thuyết trọng thương
bộc lộ khá nhiều hạn chế trong cơ sở lí luận kinh tế chính trị
Khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển, quan điểm trọng thương bộc lộ hạn chế thì các học
thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển ra đời thay thế. Đó là chủ nghĩa trọng nông Pháp đã
chuyển sang phạm vi nghiên cứu của kinh tế chính trị sang lĩnh vực sản xuất, đi tìm nguồn gốc
của giá trị, của cải và sự giàu có từ trong quá trình lao động sản xuất. Học thuyết trọng nông có
tiến bộ hơn ở chỗ đã chỉ ra tư duy kinh tế đúng là hướng vào sản xuất hàng hóa. Học thuyết này
khẳng định rằng chỉ có nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm ròng. Sản phẩm ròng được tính bằng
tổng sản lượng thu được trừ đi số lượng giống ban đầu. Xã hội giàu có là do số lượng sản phẩm ròng nhiều hay ít
Mặc dù 2 học thuyết kinh tế trọng nông và trọng thương đã có được đối tượng nghiên cứu cụ thể
nhưng chúng chưa có đủ những đặc điểm cở bản để trở thành một học thuyết thực sự mà đúng ra,
chỉ có thể gọi là hệ tư tưởng. Học thuyết trọng thương mới chỉ chú trọng đến vấn đề lưu thông
hàng hóa. Học thuyết trọng nông có tiến bộ hởn ở chỗ đã chỉ ra tư duy kinh tế đúng là hướng vào
sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, học thuyết trọng nông mới chỉ nhắm đến lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp thôi. Phương pháp mà hai học thuyết này sử dụng là kinh nghiệm chủ quan bằng quan sát
thực tiễn rồi khái quát nên thành kinh nghiệm của mình, chứ chúng chưa có một cơ sở khoa học
nào rõ ràng và có tính hệ thống. Một học thuyết thực sự cần có những yếu tố để trở thành một
khoa học độc lập: một là có đối tượng nghiên cứu riêng; hai là có hệ thống lý luận cơ bản riêng;
ba là có phương pháp khoa học đặc trưng.
Từ đó, học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh ra đời. Học thuyết mới này đã đưa kinh tế
chính trị trở thành một khoa học thực sự với hệ thống các lý thuyết về giá trị lao động, tiền tệ, tư
bản, tái sản xuất,…Nó nghiên cứu không chỉ lĩnh vực nông nghiệp mà còn cả công nghiệp và
thương mại. Phương pháp khoa học mà học thuyết này sử dụng là trừu tượng hóa.
Học thuyết này được coi là một trong những tiền đề lý luận hình thành chủ nghĩa Mac-Lênn nói
chung và kinh tế chính trị Mac-Lênin nói riêng. Tuy nhiên, học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ
điển cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Đó chính là phương pháp siêu hình; quan điểm
duy lịch sử; đồng nhất giá trị thặng dư và giá trị sử dụng; nhầm lẫn giữa sở hữu tư liệu sản xuất
và tư bản. Quan điểm siêu hình là quan sát nhận định hiện tượng trong sự đứng im, không vận
động, cô lập với các vấn đề khác.
Cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã bắt đầu bộc
lộ những mâu thuẫn, hạn chế. Nhiều vấn đề kinh tế này nảy sinh mà các tư tưởng cổ điển không
thể lý giải dược. Một loạt các học thuyết kinh tế ra đời mong muốn thay thế cho những tư tưởng
cổ điển, kinh tế chính trị tiểu tư sản, kinh tế chính trị của những người xã hội chủ nghĩa không
tưởng, kinh tế chính trị Mác-Lênin,…Trong đó chỉ có kinh tế chính trị Mac-Lênin là vượt qua
được các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong lịch
sử học thuyết kinh tế chính trị. Nó vừa mang tính khoa học, vừa mang tính cách mạng. Nó mamg
tính khoa học ở chỗ phản ánh đúng hiện thực khách quan. Nó mang tính cách mạng ở chỗ chỉ ra
cho người ta cách thức làm sao biến nền kinh tế xã hội theo hướng tiến bộ hơn, tích cực hơn, hiệu quả hơn.
Học thuyết này để chỉ ra được 2 mặt của sản xuất hàng hóa. Phương pháp được sử dụng chủ yếu
là biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử.
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác-Lênin là gì? Chức năng của KTCT Mác-
Lênin với tư cách là một môn khoa học

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Marx – Lenin là quan hệ sản xuất trong sự tác động
qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng nhằm tìm ra bản chất của các hiện tượng
và quá trình kinh tế, phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển nhất
định của xã hội loài người.
Về chức năng của kinh tế chính trị Marx – Lenin, mục đích của Marx và Friedrich Engels khi
nghiên cứu, sáng tạo ra kinh tế chính trị này nhằm các mục đích sau (đây cũng là chức năng của
kinh tế chính trị học Marx – Lenin)
– Chức năng nhận thức: Chức năng này thể hiện ở chỗ kinh tế chính trị Mác – Lenin cần phải
phát hiện bản chất của các hiện tượng, quá trình kinh tế của đời sống xã hội, tìm ra các quy luật
chi phối sự vận động của chúng, giúp con người vận dụng các quy luật kinh tế một cách có ý
thức vào hoạt động kinh tế nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
– Chức năng thực tiễn: Là chức năng nhận thức để phục vụ cho hoạt động thực tiễn có hiệu
quả. Chức năng thực tiễn có quan hệ với chức năng nhận thức, ở chỗ từ việc nghiên cứu các hiện
tượng và các quá trình kinh tế của đời sống xã hội, phát hiện ra bản chất, các quy luật chi phối và
cơ chế hoạt động của các quy luật từ đó kinh tế chính trị cung cấp những luận cứ khoa học để
hoạch định đường lối, chính sách và biện pháp kinh tế. Đường lối, chính sách và các biện pháp
kinh tế dựa trên những luận cứ khoa học đúng đắn đã nhận thức được sẽ đi vào cuộc sống làm
cho hoạt động kinh tế có hiệu quả cao hơn nhiều.
– Chức năng phương pháp luận: Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các khoa
học kinh tế. Những kết luận của kinh tế chính trị biểu hiện ở các phạm trù và quy luật kinh tế có
tính chất chung là cơ sở lý luận của các môn kinh tế chuyên ngành và các môn kinh tế chức
năng, nó là cơ sở lý luận cho một số môn khoa học khác.
– Chức năng tư tưởng: Kinh tế chính trị Marx – Lenin là cơ sở khoa học cho sự hình thành thế
giới quan, nhân sinh quan và tuyên truyền cho đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động để xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Câu 3: Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu KTCT Mác-Lênin trong quá trình lao động và quản trị quốc gia
- Hiểu về quan hệ kinh tế chính trị: Nghiên cứu Mác-Lênin giúp hiểu rõ hơn về quan hệ giữa
kinh tế và chính trị. Điều này là cần thiết để xác định vai trò của các yếu tố kinh tế và chính trị
trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội.
- Phân tích cấu trúc kinh tế: Nghiên cứu Mác-Lênin cung cấp các công cụ phân tích để hiểu cấu
trúc kinh tế và các quan hệ sản xuất trong xã hội. Điều này giúp xác định các yếu tố quyết định
trong quá trình sản xuất và phân phối tài nguyên.
- Định hướng phát triển kinh tế: Nghiên cứu Mac-Lênin giúp xác định các nguyên tắc và phương
pháp để phát triển kinh tế. Các lý thuyết về chủ nghĩa xã hội và cách thức tổ chức kinh tế có thể
được áp dụng để xây dựng một hệ thống kinh tế công bằng và bền vững
- Quản lý quốc gia: Nghiên cứu Mac-Lênin cung cấp các nguyên tắc và phương pháp quản lý
quốc gia. Việc áp dụng các nguyên tắc này giúp xây dựng một chính phủ hiệu quả và công bằng ,
đồng thời đảm bảo quyền lợi của các tầng lớp lao động.
- HIểu về vai trò của giai cấp công nhân: Nghiên cứu Mác-Lênin giúp hiểu rõ hơn về vai trò của
giai cấp công nhân trong quá trình lao động và quản trị quốc gia. Điều này giúp tăng cường
quyền lợi và địa vị của công nhân trong xã hội.
Câu 1: Hàng hoá là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá và mối quan hệ giữa hai thuộc tính đó
Trong kinh tế chính trị Mác-Lênin, hàng hóa là sản phẩm của lao động thông qua việc trao đổi, mua bán.
Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hoá là sản phẩm của lao động, thông qua
trao đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa
có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất và có thể tồn tại dưới dạng vật
thể hoặc phi vật thể. Từ khái niệm này, ta có thể rút ra kết luận một đồ vật muốn trở
thành hàng hoá cần phải thỏa mãn 3 yếu tố:
- Hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng là công dụng, tính có ích của hàng hóa, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
+ Giá trị sử dụng là công dụng, tính có ích của hàng hóa, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng. Đây là thuộc tính tự nhiên, do vật chất quyết định, là phạm trù vĩnh viễn. Trong mỗi hàng
hóa có thể có 1 hay nhiều giá trị sử dụng. Chúng không thể được phát hiện cùng lúc mà phải phát
hiện dần dần nhờ sự phát triển của KHKT. GTSD được thể hiện đầy đủ trong quá trình sử dụng.
+ Giá trị là hao phí lao động kết tinh trong mỗi hàng hóa. Là thuộc tính xã hội, phạm trù lịch sử,
riêng có của sản xuất hàng hóa. Là cái ẩn bên trong mỗi hàng hóa, còn GTTĐ là cái biểu hiện ra
bên ngoài. Là cơ sở so sánh để trao đổi, mua bán. GT biểu hiện QHSXXH, cụ thể là mối quan hệ
giữa những người sản xuất.
-Mối quan hệ giữa hai thuộc tính là mối quan hệ biện chứng, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn
+ Thống nhất vì chúng luôn tồn tại cùng nhau trong mỗi hàng hóa + Mâu thuẫn Giá trị Giá trị sử dụng Mục đích Người sản xuất Người tiêu dùng Thời gian thực hiện Trước Sau Không gian thực hiện
Trong quá trình trao đổi mua Trong quá trình tiêu dùng bán trên thị trường hàng hóa
Giá trị là hao phí lao động kết tinh trong mỗi hàng hóa. Là thuộc tính xã hội, phạm trù lịch sử,
Hàng hóa là sản phẩm của lao động
Hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người
Thông qua trao đổi, mua bán.
Câu 2: Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Vì sao chỉ lao động sản
xuất hàng hoá mới có tính hai mặt?

-Tính hai mặt của lao động là lao động cụ thể và lao động trừu tượng
+ Lao động cụ thể là lao động có ích của người sản xuất thông qua những biểu hiện cụ thể của
các ngành nghề, chuyên môn khác nhau. Mỗi lao động cụ thể có mục đích sản xuất, đối tượng
lao động, công cụ và phương pháp lao động khác nhau dẫn tới kết quả lao động khác nhau. Là
nguồn gốc tạo ra giá trị sử dụng( không phải nguồn gốc duy nhất ). Là phạm trù vĩnh viễn.
+ Lao động trừu tượng là hao phí lao động nói chung của người sản xuất, không tính đến hình
thức biểu hiện cụ thể của nó, là hao phí sức lực về mặt thể lực và trí lực của người sản xuất. Là
nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị hàng hóa và là mặt chất của giá trị hàng hóa. Là phạm trù lịch
sử, riêng có của sản xuất hàng hóa. Cần quy đổi các giá trị cụ thể khác nhau về lao động trừu
tượng làm mẫu số chung, làm cơ sở so sánh để trao đổi và mua bán hàng hóa khác nhau đó.
-Lao động sản xuất hàng hoá có tính hai mặt vì nó đồng thời tạo ra giá trị sử dụng và giá trị trao
đổi.Tính giá trị sử dụng của hàng hoá liên quan đến khả năng của nó để đáp ứng nhu cầu và
mong muốn của con người. Ví dụ, một chiếc điện thoại di động có giá trị sử dụng khi nó có thể
được sử dụng để gọi điện, nhắn tin, lướt web và nhiều chức năng khác. Tuy nhiên, hàng hoá
cũng có tính giá trị trao đổi, tức là khả năng của nó để được trao đổi và mua bán trên thị trường.
Giá trị trao đổi của hàng hoá phụ thuộc vào sự hiện diện của lao động sản xuất nó. Lao động sản
xuất hàng hoá tạo ra giá trị bằng cách kết hợp các nguyên liệu và nguồn lực để tạo ra sản phẩm
hoàn thiện. Vì vậy, chỉ có lao động sản xuất hàng hoá mới có tính hai mặt vì nó đồng thời tạo ra
giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.
Câu 3: Lượng giá trị hàng hoá được xác định như thế nào? Những nhân tố nào có tác động
và làm thay đổi lượng giá trị của hàng hoá?

-Xét về mặt chất, giá trị hàng hóa là do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
-Xét về mặt lượng thì lượng giá trị của hàng hoá là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra
hàng hoá đó quyết định.
-Thước đo lượng giá trị hàng hóa là thời gian lao động xã hội cần thiết.Thời gian lao động xã hội
cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất là một sản phẩm trong điều kiện trung bình của xã hội.
Hai nhân tố ảnh hưởng đến lượng gia trị hàng hóa là: Năng suất lao động và Mức độ phức tạp của lao động.
+ Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người sản xuất, được tính bằng lượng sản phẩm
sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
+Cường độ lao động là mật độ lao động trong một đơn vị thời gian, là chỉ số phản ánh mức độ
khẩn trương, căng thẳng, mệt mỏi của người lao động
Câu 4: Từ nghiên cứu bản chất, chức năng của tiền, hãy làm rõ vì sao tiền là một loại hàng
hóa đặc biệt? Quy luật lưu thông tiền tệ hoạt động như thế nào?

-Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt vì:
+ Tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển.
+ Tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.
+ Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các loại hàng hóa.
+ Tiền tệ là hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.
Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị
-Quy luật lưu thông tiền tệ là những quy luật được xây dựng và thực hiện nhằm kiểm soát sự lưu
thông của tiền tệ trên thị trường. Nội dung của quy luật này tập trung vào quy định lượng tiền
cần thiết cho việc lưu thông hàng hóa. Quy luật lưu thông tiền tệ là nhân tố chủ yếu chi phối quá
trình vận động và phát triển của nền kinh tế. Công thức của quy luật lưu thông tiền tệ được tính
bằng mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa lượng tiền cần thiết để thực hiện chức năng lưu thông và tổng
giá cả trong lưu thông. Mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa lượng tiền cần thiết này với tốc độ lưu
thông bình quân của tiền tệ cũng là nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ. Theo đó, quy luật lưu
thông tiền tệ có thể được biểu diễn theo công thức: MD= P.Q/V, trong đó:
MD là số lượng tiền cần thiết để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ.
P là mức giá cả một hàng hóa.
Q là tổng số lượng hàng hóa được sử dụng trong lưu thông.
V là trung bình số vòng lưu thông của tiền tệ.
Câu 5: Phân tích vai trò của thị trường và các chức năng của thị trường.
-Vai trò của thị trường
+ Thị trường có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế và sự phát triển của đất nước. Nó là
một trong những cơ sở để đánh giá tình hình kinh tế của đất quốc gia đang phát triển như thế nào.
+ Thị trường cũng là điều kiện để thúc đầy sản xuất. Sản xuất phát triển thì hàng hóa dịch vụ sẽ
tăng, từ đó thị trường tiêu thụ cũng mở rộng hơn. Sự mở rộng của thị trường tiêu thụ cũng sẽ tác
động trở lại sản xuất, kích thích gia tăng sản xuất.
+ Thị trường là cầu nối giữa người tiêu dùng và người cung cấp. Khi người tiêu dùng có nhu cầu
sử dụng sản phẩm gì, thì người cung cấp sẽ sản xuất và phân phối sản phẩm đó. Vì vậy thị
trường sẽ định hướng cho nhu cầu sản xuất và kinh doanh.
+ Ngoài ra, thị trường còn có vai trò gắn kết các nền kinh tế trong nước và thế giới. Hiện nay các
hoạt động mua bán, trao đổi không còn bị thu hẹp trong một phạm vi nhất định mà được mở rộng
ra phạm vi trên toàn thế giới. Nhờ đó, nền kinh tế đất nước cũng được phát triển và gắn kết với nền kinh tế toàn cầu.
-Chức năng của thị trường + Cung cấp thông tin:
>Chức năng đầu tiên có thể kể đến của thị trường là cung cấp thông tin cho người tiêu dùng và bên sản xuất.
>Đối với người tiêu dùng, thông qua thị trường họ có thể biết được những thông tin về sản phẩm
mà họ quan tâm. Còn đối với bên sản xuất, thị trường sẽ cung cấp thông tin người tiêu dùng đang
cần gì, khối lượng bao nhiêu, ở đâu đang cần nhiều, …
>Những thông tin đó sẽ hình thành lên cơ cấu cung - cầu, tác động đến các yếu tố giá thành, chất
lượng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
+ Điều tiết và kích thích
>Sau khi có được thông tin từ thị trường, các bên sản xuất sẽ tổng hợp nhu cầu của người tiêu
dùng từ đó biết được sản phẩm gì đang cần nhiều, sản phẩm nào đang được tiêu thụ ít trên thị
trường để sản xuất, phân phối một cách hợp lý.
>Những sản phẩm đang thiếu thì cần kích thích và gia tăng sản xuất, ngược lại những sản phẩm
ít tiêu thụ cần hạn chế. Đây chính là chức năng kích thích và hạn chế của thị trường.
+ Thừa nhận giá trị, công dụng của hàng hóa
>Bên cạnh việc cung cấp thông tin về hàng hòa, điều tiết và kích thích hàng hóa thì thị trường
còn có chức năng thừa nhận giá trị của hàng hóa thông qua việc hàng hóa đó có giá thành như
thế nào và có bán được hay không.
>Trên thị trường, nếu giá cả của hàng hóa được bán ra bằng với giá trị của nó mang lại thì có
nghĩa là hàng hóa đó đang được xã hội chấp nhận tiêu dùng. Nếu hàng hóa không được tiêu thụ,
tiêu thụ chậm hoặc giá của hàng hóa thấp hơn giá trị nó mang lại thì có nghĩa là hàng hóa đó
đang không được công nhận.
Câu 6: Phân tích vai trò và mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường -Vai trò:
+ tiêu dùng: người mua có vai trò quan trọng trong việc quyết định cung cầu trên thị trường, họ
sẽ lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình và sẽ quyết định mức giá họ sẵn sàng trả
+ Người sản xuất: người bán có vai trò chủ động trong việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đến
người mua, họ sẽ quyết định mức giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để đảm bảo sự cạnh
tranh và cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường
-Mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng là một quan hệ thương mại, trong đó người
sản xuất cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ và người tiêu dùng trả tiền để sở hữu hoặc sử dụng
chúng. Mối quan hệ này dựa trên sự tương tác và trao đổi giữa hai bên, trong đó người tiêu dùng
mong đợi nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng và giá trị tương xứng với số tiền họ chi trả.
Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như thông tin sản
phẩm, quảng cáo, đánh giá từ người dùng khác và sự tin tưởng giữa hai bên. Đôi khi, có thể xảy
ra xung đột hoặc không hài lòng từ một trong hai bên, và điều này có thể ảnh hưởng đến mối
quan hệ và lòng tin giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Tóm lại, vai trò và mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường là quan
trọng và phụ thuộc vào sự tương tác, trao đổi và lòng tin giữa hai bên.
Lao động cụ thể là lao động có ích của người sản xuất thông qua những biểu hiện cụ thể của