Bài tập tự luyện môn kinh tế vĩ mô chương 1
Tưởng tượng xã hội có hai đảng phái chính trị, gồm Đảng Diều Hâu (muốn phát triển mạnh về quân đội) và Đảng Bồ Câu (muốn đầu tư ít cho quân đội). Hãy chỉ ra một điểm trên đường giới hạn khả năng sản xuất mà Đảng Diều Hâu có thể chọn và một điểm mà Đảng Bồ Câu có thể chọn.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016 BÀI TẬP CHƯƠNG 1
I. Nhân định sau đây đúng hay sai? Giải thích
Mô hình 1
____ 1. Dựa vào mô hình 1, nền kinh tế này có thể sản xuất 30 cái ghế và 20 cái bàn
____ 2. Những điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất biểu diễn các mức sản lượng
có thể sản xuất được
____ 3. Đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ cong ra phía ngoài nếu một số nguồn lực của nền
kinh tế phù hợp trong việc sản xuất hàng hóa này hơn hàng hóa còn lại.
____ 4. Tuy đường giới hạn khả năng sản xuất là một mô hình hữu dụng, nó lại không minh
họa được khái niệm về tăng trưởng kinh tế
____ 5. Khi một biến không có tên trên bất kỳ trục nào của đồ thị thay đổi, thì sự thay đổi này
được thể hiện bởi sự di chuyển dọc theo đường đồ thị đó II. Trắc nghiệm
1 Giao dịch nào sau đây không được thực hiện trong thị trường các yếu tố sản xuất của sơ đồ chu chuyển?
a. Chủ đất cho người nông dân thuê đất
b. Nông dân thuê sinh viên để thu hoạch mùa màng
c. Người nông dân nghỉ hưu bán lại dây chuyền cho người nông dân khác
d. Người tiêu dùng mua 2kg bắp
2. Trong sơ đồ chu chuyển, chi trả cho yếu tố sản xuất có thể là a. Lương
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016 b. Vốn tư bản
c. Chi tiêu của hộ gia đình cho hàng hóa
d. Chi tiêu của hộ gia đình cho dịch vụ
Mô hình 2
3. Tham khảo mô hình 2. Nếu hộp A của sơ đồ chu chuyển đại diện cho doanh nghiệp thì
hộp nào sẽ đại diện cho hộ gia đình? a. Hộp B b. Hộp C c. Hộp D
d. Bất kỳ hộp nào còn lại cũng có thể đai diện cho HGĐ
Bảng 1. Khả năng sản xuất của quốc gia A Bánh ngọt Bánh mì 600 0 450 150 300 250 150 325 0 375
4. Dựa vào Bảng 1. Chi phí cơ hội của việc tăng sản xuất bánh ngọt từ 150 lên 300 cái là a. 75 bánh mì b. 150 bánh mì c. 250 bánh mì d. 325 bánh mì
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016
Mô hình 3 tractors Máy kéo J K L M N Máy cày tubas
5. Dựa vào mô hình 3. Tại điểm nào nền kinh tế này sản xuất được số lượng máy cày tối đa? a. J b. L c. M d. N
6. Dựa vào mô hình 3. Tại điểm nào nền kinh tế không thể sản xuất được? a. J b. J, L c. J, L, M d. L III. Tự luận
1. Sử dụng mô hình dưới đây, vẽ sơ dồ chu chuyển thể hiện sự tương tác giữa hộ gia đình
và doanh nghiệp trong nền kinh tế đơn giản. Giải thích ngắn gọn các thành phần của sơ đồ.
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016
2. Tưởng tượng có một xã hội sản xuất hai loại hàng hóa, cho quân đội và cho người tiêu
dùng, là “súng” và “bơ”
a. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất đối với súng và bơ. Sử dụng khái niệm chi phí cơ
hội, giải thích tại sao đường này có hình dạng cong ra phía ngoài.
b. Chỉ ra một điểm không khả thi cho nền kinh tế. Chỉ ra một điểm khả thi nhưng không hiệu quả.
c. Tưởng tượng xã hội có hai đảng phái chính trị, gồm Đảng Diều Hâu (muốn phát triển
mạnh về quân đội) và Đảng Bồ Câu (muốn đầu tư ít cho quân đội). Hãy chỉ ra một điểm
trên đường giới hạn khả năng sản xuất mà Đảng Diều Hâu có thể chọn và một điểm mà
Đảng Bồ Câu có thể chọn.
d. Giả sử quốc gia hiếu chiến láng giềng giảm quân số quân đội xuống một nửa, kéo theo
cảhai đảng Diều Hâu và Bồ Câu giảm số lượng súng mà họ muốn sản xuất xuống cùng một
lượng. Đảng nào sẽ nhận được “phần thưởng hòa bình” (được đo bằng sự gia tăng trong sản
xuất bơ) lớn hơn? Giải thích
BÀI TẬP CHƯƠNG 2. P1
I. Nhân định sau đây đúng hay sai? Giải thích
1. Đối với tổng thể nền kinh tế thì thu nhập phải cao hơn chi tiêu
2. GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bởi
người dân nước đó trong một thời kỳ nhất định
3. GDP bao gồm giá trị thị trường của dịch vụ nhà ở nhưng không bao gồm giá trị thị
trườngcủa dịch vụ nhà ở được sử dụng bởi chủ nhà
4. GDP không bao gồm các hàng hóa bất hợp pháp được sản xuất
5. GDP bao gồm giá trị ước lượng của các mặt hàng tự cung tự cấp tại gia đình ví dụ rau tự
trồng hay công việc nhà tự làm
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016
6. GDP chỉ tính giá trị của hàng hóa cuối cùng chứ không bao gồm giá trị của hàng hóa trung gian II. Trắc nghiệm
1. Nếu GDP của nền kinh tế tăng thì
a. Thu nhập của nền kinh tế tăng và tiết kiệm của nền kinh tế giảm
b. Thu nhập và tiết kiệm của nền kinh tế đều tăng
c. Thu nhập của nền kinh tế giảm và chi tiêu của nền kinh tế tăng
d. Thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế đều tăng
2. Nam sở hữu 02 căn nhà. Anh ấy cho thuê 01 căn với giá thuê 100 triệu đồng/ năm và
sống trong căn nhà còn lại. Nếu Nam cho thuê căn nhà đang ở thì Nam có thể có thêm
120 triệu đồng từ việc cho thuê căn nhà đó. Dịch vụ nhà ở từ 02 căn nhà của Nam đóng góp vào GDP với giá trị a. 0 đồng b. 100 triệu đồng c. 120 triệu đông d. 220 triệu đồng
3. Hùng trả tiền cho người giúp việc để dọn dẹp nhà của anh ấy, trong khi Đạt tự dọn dẹp
nhà của mình. Đối với 2 hoạt động này thì nhận định nào sau đây đúng?
a. Chỉ có chi tiêu của Hùng mới được tính vào GDP
b. Chi tiêu của Hùng và giá trị ước lượng của dịch vụ mà Đạt thực hiện đều được tính vào GDP
c. Cả chi tiêu của Hùng và giá trị ước lượng của dịch vụ mà Đạt thực hiện đều không được tính vào GDP
d. Không có câu nào đúng
4. Một công ty thép bán thép cho một công ty xe đạp với giá trị 150 triệu đồng. Công ty
sản xuất xe đạp sử dụng thép để sản xuất ra lô hàng xe đạp và bán được 250 triệu đồng.
Như vậy, hai giao dịch này đóng góp vào GDP với giá trị a. 150 triệu đồng b. 250 triệu đồng
c. từ 250 đến 400 triệu đồng, tùy thuộc vào lợi nhuận thu được bởi công ty xe đạp có được d. 400 triệu đồng
5. Bao bột mỳ thứ nhất được bán với giá 100 ngàn đồng cho tiệm làm bánh và được sử
dụngđể làm bánh kem và bán cho người tiêu dùng với giá 300 ngàn đồng. Bao bột mỳ
thứ hai được bán cho người tiêu dùng tại siêu thị với giá 200 ngàn đồng. Như vậy, ba
giao dịch này đã đóng góp vào GDP với giá trị a. 200 ngàn đồng b. 300 ngàn đồng
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016 c. 500 ngàn đồng d. 600 ngàn đồng
6. Trong năm 2015, Hội nông dân trồng cà phê bán hạt cà phê cho Công ty Cà phê với giá
trị 2 tỷ đồng. Công ty Cà Phê chế biến và đóng gói thành các bao Cà Phê với trị giá 6 tỷ
đồng trong năm 2015 và bán cho người tiêu dùng số lượng bao cà phê trị giá 4,5 tỷ
đồng. Lượng bao cà phê chưa bán được trong năm đó là 1,5 tỷ đồng. Những giao dịch
này đóng góp vào GDP năm 2015 với giá trị a. 4,5 tỷ đồng b. 6 tỷ đồng c. 6,5 tỷ đồng d. 8 tỷ đồng
7. Trong năm 2015, Hùng chi 2 tỷ đồng mua một căn nhà xây mới. Hùng bán lại căn nhà
đó trong năm 2016 với giá 2,25 tỷ đồng. Nhận định nào sau đây đúng
a. Giao dịch năm 2016 làm tăng GDP 2016 thêm 2,25 tỷ đồng và không ảnh hưởng đến GDP 2015
b. Giao dịch năm 2016 làm tăng GDP 2016 thêm 250 triệu đồng và không ảnh hưởng đến GDP 2015
c. Giao dịch năm 2016 làm tăng GDP 2016 thêm 2,25 tỷ đồng và làm tăng GDP 2015 thêm 250 triệu đồng
d. Giao dịch năm 2016 không ảnh hưởng đến GDP 2016 lẫn GDP 2015
8. Tom và Jerry sinh đống ở Mỹ. Một đại lý ô tô đã mua một chiếc ô tô mới từ nhà sản
xuất với giá 1,8 tỷ đồng và bán lại cho Tom với giá 2,2 tỷ đồng. Vào cuối năm, Tom bán
lại chiếc xe này cho Jerry với giá 1,7 tỷ. Những giao dịch này đóng góp vào GDP của
Mỹ năm đó với giá trị a. 1,8 tỷ đồng b. 2,2 tỷ đồng c. 3,9 tỷ đồng d. 5,7 tỷ đồng
9. Có hai chiếc Audi được sản xuất tại Đức năm 2015. Trong năm 2015, Audi bán 1 chiếc
cho Tom với giá 2,4 tỷ đồng. Sau đó Tom bán lại chiếc xe này cho Jerry với giá 1,9 tỷ
đồng trong cùng năm. Chiếc thứ 2 có giá trị thị trường là 3 tỷ và chưa được bán trong
năm này và vẫn nằm trong kho của Audi. Những giao dịch này đóng vào GDP Đức
2015 với giá trị a. 2,4 tỷ đồng b. 4,3 tỷ đồng c. 5,4 tỷ đồng d. 7,3 tỷ đồng
10. Giao dịch nào dưới đây được tính vào phần Mua sắm của chính phủ G?
a. Chính phủ chi trả lương cho các chuyên viên bộ phận hành chính
b. Chính phủ chi trả cho công ty tư nhân để xây dựng đường cao tốc
c. Chính phủ chi trả cho công ty tư nhân để xây dựng trường học
d. Tất cả các giao dịch trên đều đúng
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016
11. Nếu người dân ở Việt Nam mua quần áo được sản xuất tại Nhật thì
a. Chi tiêu của hộ gia đình của Việt Nam tăng, xuất khẩu ròng của VN giảm và GDP VN giảm
b. Chi tiêu của hộ gia đình của Việt Nam tăng, xuất khẩu ròng của VN giảm và GDP VN không thay đổi
c. Chi tiêu của hộ gia đình của Việt Nam giảm, xuất khẩu ròng của VN tăng và GDP VN tăng
d. Chi tiêu của hộ gia đình của Việt Nam giảm, xuất khẩu ròng của VN tăng và GDP VN không thay đổi 12. Nho
a. Luôn là sản phẩm trung gian
b. Chỉ là sản phẩm trung gian nếu được sử dụng để sản xuất hàng hóa khác, chẳng hạn như rượu
c. Chỉ là sản phẩm trung gian nếu được tiêu thụ
d. Là sản phẩm trung gian cho dù được sử dụng để sản xuất hàng hóa khác hay tiêu thụ
13. Hàng tồn kho khi không được bán trong thời kỳ hiện tại
a. Được xem như là sản phẩm trung gian và không được tính vào GDP
b. Được tính vào GDP thời kỳ đó chỉ khi doanh nghiệp bán chúng cho một doanh nghiệp khác
c. Được tính vào GDP thời kỳ đó như khoản đầu tư vào hàng tồn kho
d. Được tính vào GDP thời kỳ đó như khoản chi tiêu của hộ gia đình
14. Nền kinh tế của quốc gia A trong năm 2013, hộ gia đình chi tiêu 1 tỷ cho hàng hóa và
dịch vụ; mua thiết bị tư bản, hàng tồn kho và xây dựng với khoản tiền 350 triệu; chính
phủ chi 450 triệu cho hàng hóa và dịch vụ; giá trị hàng nhập khẩu cao hơn giá trị hàng xuất khẩu
50 triệu. Theo đó, GDP năm 2013 của nền kinh tế này là a. 1.75 tỷ b. 1.85 tỷ c. 1.95 tỷ d. 2.10 tỷ
15. Suốt quý hiện tại, một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng và một phần trong số
sản phẩm này được giữ làm hàng tồn kho thay vì bán cho khách hàng. Giá trị tăng thêm của hàng tồn kho
a. Không được tính trong GDP của quý hiện tại vì đây là sản phẩm trung gian
b. Không được tính trong GDP của quý hiện tại vì chưa được bán trên thị trường
c. Được tính trong GDP của quý hiện tại như một khoản đầu tư
d. Được tính trong GDP của quý hiện tại như một khoản chi tiêu của hộ gia đình
16. GDP khác với GNP (tổng sản phẩm quốc dân/ gross national product) bởi vì
a. GDP = GNP – thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài
b. GNP = GDP – thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài
c. GDP = GNP – khấu trừ cho tiêu dùng tư bản
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016
d. GNP = GDP – khấu trừ cho tiêu dùng tư bản
17. Nếu một công ty xây dựng của Việt Nam xây một con đường ở Lào thì hoạt động này sẽ
a. Không được tính vào GNP của Việt Nam
b. Được tính vào GDP của Việt Nam
c. Được tính vào GNP của Việt Nam với những khoản liên quan đến tư bản và lao động từ Việt Nam
b. Được tính vào GDP của Việt Nam nhưng không được tính vào GNP của Việt Nam 18.
Năm 2013, giá trị nhập khẩu của quốc gia A bằng 80% giá trị xuất khẩu. Chi tiệu của hộ gia
đình, đầu tư và chi tiêu của chính phủ đạt $5.000. Giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất tại quốc gia A là $5.500. Giá trị xuất khẩu của nền kinh tế a. $500 b. $1.000 c. $1.500 d. $2.500
19. Theo thời gian, con người ngày càng dựa vào những hàng hóa và dịch vụ được bán trên
thị trường hơn là những hàng hóa và dịch vụ mả họ có thể tự sản xuất. Chẳng hạn,
những người có thu nhập cao và ít có thời gian rãnh sẽ có muốn thuê dịch vụ dọn dẹp
thay vì tự làm. Như vậy, xu hướng này a. Sẽ làm giảm GDP b.
Không ảnh hưởng đến GDP c. Sẽ làm tăng GDP d.
Sẽ ảnh hưởng đến GDP nhưng tăng hay giảm thì tùy thuộc vào chất lượng của dịch vụ.
20. Nếu GDP danh nghĩa là 10,000 tỷ và GDP thực tế là 8,000 tỷ, chỉ số điều chỉnh GDP là a.
80, và chỉ số này có nghĩa là mức giá giảm 20% so với năm gốc b.
80, và chỉ số này có nghĩa là mức giá tăng 80% so với năm gốc c.
125, và chỉ số này có nghĩa là mức giá tăng 25% so với năm gốc d.
125, và chỉ số này có nghĩa là mức giá tăng 125% so với năm gốc
21. Nền kinh tế của quốc gia A trong năm 2013, GDP đạt 5 tỷ; chi tiêu của hộ gia đình là 3
tỷ; khoản chi của chính phủ bằng với khoản đầu tư; và giá trị hàng nhập khẩu cao hơn
giá trị hàng xuất khẩu 200 triệu. Theo đó, khoản chi của chính phủ là a. 900 triệu b. 1.100 tỷ c. 1.250 tỷ d. 1.325 tỷ
22. Những khoản chi tiêu nào dưới đây thuộc khoản chi tiêu của hộ gia đình trong GDP của Việt Nam a.
Khoản chi tiêu của doanh nghiệp Việt Nam để mua dụng cụ văn phòng b.
Khoản chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam cho dịch vụ dọn dẹp nhà cửa c.
Khoản chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam để mua một căn hộ mới xây
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016 d.
Tất cả câu trên đều đúng
23. Chính phủ trả lương cho một chuyên viên X tại Sở Y với mức lương 100 triệu vào năm
2013. Sau đó, chuyên viên X nghỉ hưu. Năm 2014, công dân X được nhận lương hưu từ
Chính phủ với khoản tiền 50 triệu. Câu nào sau đây dúng? a.
Cả hai giao dịch này đều được tính vào GDP của năm tương ứng b.
Khoản tiền trả trong năm 2013 được tính vào GDP 2013 như một phần chi tiêu của
Chính phủ, nhưng khoản chi trong năm 2014 không được tính vào GDP 2014 c.
Khoản tiền trả trong năm 2013 được tính vào GDP 2013 như một phần chi tiêu
của Chính phủ và khoản chi trong năm 2014 cũng được tính vào GDP 2014 vì đây là
phần chi chuyển nhượng của chính phủ d.
Khoản tiền trả trong năm 2013 được tính vào GDP 2013 như một phần chi tiêu
của Chính phủ và khoản chi trong năm 2014 được phân bổ lại cho GDP những năm trước
đó vì đây là giá trị mà công dân X đã tạo được qua mỗi năm
24. Giả sử GDP gồm gạo và đậu. Trong năm 2013, 20 kg gạo được bán với giá 400 ngàn/kg
và 10kg đậu được bán với giá 200 ngàn. Năm 2012, giá của gạo là 200 ngàn/ kg và của
đậu là 100 ngàn/ kg. Sử dụng năm 2012 là năm cơ sở, theo đó, số liệu của năm 2013 a.
GDP danh nghĩa là 10 triệu, GDP thực tế là 5 triệu, và chỉ số điều chỉnh GDP là 50 b.
GDP danh nghĩa là 5 triệu, GDP thực tế là 10 triệu, và chỉ số điều chỉnh GDP là 125 c.
GDP danh nghĩa là 10 triệu, GDP thực tế là 5 triệu, và chỉ số điều chỉnh GDP là 200 d.
GDP danh nghĩa là 4 triệu, GDP thực tế là 10 triệu, và chỉ số điều chỉnh GDP là 125
25. Nếu Chỉ số điều chỉnh GDP là 200 và GDP danh nghĩa là 100 triệu thì GDP thực tế làa. 50 triệu b. 20 triệu c. 0.5 triệu d. 20 tỷ
26. Một quốc gia có GDP danh nghĩa là $200 tỷ vào năm 2006 và $180 tỷ vào năm 2005;
chỉ số điều chỉnh GDP được báo cáo vào năm 2006 là 125 và 2005 là 105. Trong giai đoạn 2005-2006, a.
Sản lượng thực tế và mức giá đều tăng b.
Sản lượng thực tế tăng và mức giá giảm c.
Sản lượng thực tế giảm và mức giá tăng d.
Sản lượng thực tế và mức giá đều giảm
27. Một quốc gia có GDP danh nghĩa là $85 tỷ vào năm 2005 và $100 tỷ vào năm 2004; chỉ
số điều chỉnh GDP được báo cáo vào năm 2005 là 100 và 2004 là 105. Trong giai đoạn 2004-2005, a.
Sản lượng thực tế và mức giá đều tăng
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016 b.
Sản lượng thực tế tăng và mức giá giảm c.
Sản lượng thực tế giảm và mức giá tăng d.
Sản lượng thực tế và mức giá đều giảm
BÀI TẬP CHƯƠNG 2. P2
I. Nhân định sau đây đúng hay sai? Giải thích
1) Chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để điều chỉnh thay đổi trong việc sản xuất HH&DV
của nền kinh tế theo thời gian
2) Khi chỉ số giá tiêu dùng giảm, một gia đình điển hình sẽ chi tiêu ít tiền hơn để duy trì mức sống như cũ
3) Lạm phát có thể được đo lường bằng cách sử dụng chỉ số giảm phát GDP hoặc chỉ số CPI
4) Khi giá của rượu nhập từ Pháp tăng thì thay đổi này được phản ánh trong CPI của VN
nhưng không được phản ánh trong chỉ số giảm phát GDP của VN
5) Ở VN, khi giá hàng hóa tiêu dùng tăng thì chỉ số CPI sẽ tăng nhiều hơn chỉ số giảm phát GDP II. Trắc nghiệm
1. Nhận định nao sau đây đúng?
a. Chỉ số giảm phát GDP chính xác hơn chỉ số CPI trong việc phản ánh giá cả của
HH&DV được mua bởi người tiêu dùng
b. Chỉ số CPI chính xác hơn chỉ số giảm phát GDP trong việc phản ánh giá cả của
HH&DV được mua bởi người tiêu dùng
c. Chỉ số giảm phát GDP và chỉ số CPI đều chính xác như nhau trong việc phản ánh
giácả của HH&DV được mua bởi người tiêu dùng
d. Chỉ số giảm phát GDP được sử dụng thông dụng hơn chỉ sô CPI trong việc ươc tính lạm phátCho Bảng 01
Bảng dữ liệu của một nền kinh tế mà giỏ hàng của người tiêu dùng điển hình bao
gồm 5 cuốn sách và 10 máy tính Năm Giá sách Giá máy tính 2013 $24 $8 2014 $30 $12 2015 $32 $15
2. Dựa vào bảng 01, tỷ lệ lạm phát là
a. 22,6% trong năm 2014 và 12,9% trong năm 2015
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016
b. 25,9% trong năm 2014 và 14,8% trong năm 2015
c. 35% trong năm 2014 và 14,8% trong năm 2015
d. 35% trong năm 2014 và 20% trong năm 2015
3. Chỉ số giá tiêu dùng cố gắng xác định lượng thu nhập phải tăng thêm bao nhiêu để duy trì a. Mức sống cao hơn b. Mức sống ổn định c. Mức sống thấp hơn
d. Mức sống cao nhất có thể
4. Mai vào cửa hàng Vinmart để mua nước ngọt. Cô ấy nhận ra rằng giá nước ngọt đã tăng
thêm 15%, vì vậy Mai quyết định chuyển sang mua trà. Tình huống này diễn tả vấn đề
khó khăn nào trong việc xây dựng chỉ số CPI? a. Thiên vị thay thế
b. Sự giới thiệu hàng hóa mới
c. Sự thay đổi về chất lượng mà không được đo lường d. Hiệu ứng thu nhập
5. Giả sử công ty khai khoáng của Việt Nam mua một chiếc xe tải của Đức với giá thấp
hơn so với trước. Điều này có ảnh hưởng gì đến chỉ số giảm phát GDP và chỉ số CPI? a.
Cả hai chỉ số đều giảm
b. Cả hai chỉ số đều không bị ảnh hưởng
c. Chỉ số CPI giảm, chỉ số giảm phát GDP không bị ảnh hưởng
d. Chỉ số CPI không bị ảnh hưởng, chỉ số giảm phát GDP giảm
6. Giả sử CPI năm 2015 là 172, CPI năm 1999 là 46,5. Sẽ cần bao nhiêu tiền ở năm 2015
để có thể mua cùng 1 lượng hàng hóa mà $1000 ở năm 1999 mua được? a. $270,35 b. $1.255,00 c. $2.698,92 d. $3.698,92
7. Giá của 01 trái banh năm 1975 là $0,10 và giá năm 2005 là $1,00. CPI năm 1975 là 52,3
và CPI năm 2005 là 191,3. Giá của trái banh năm 1975 theo số đô la năm 2005 là: a. $0,03 b. $0,27 c. $0,37 d. $1,00
8. Nếu lãi suất danh nghĩa là 1,5% và tỷ lệ lạm phát là -0,5%, thì lãi suất thực là a. -4% b. -2% c. 1% d. 2%
9. Nếu CPI năm nay là 125 và năm trước là 120 thì
a. Giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ theo CPI năm nay đã tăng thêm 4,17%
b. Mức giá được đo lường bởi CPI đã tăng thêm 4,17%
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016
c. Tỷ lệ lạm phát năm nay đã tăng 4,17%
d. Tất cả câu trên đều đúng
10.CPI năm đầu tiên là 150, năm thứ hai là 160, và năm thứ ba là 175. Tỷ lệ lạm phát là
a. 1,07% giữa năm đầu và năm hai, và 1,09% giữa năm hai và năm ba
b. 5,4% giữa năm đầu và năm hai, và 9,4% giữa năm hai và năm ba
c. 6,7% giữa năm đầu và năm hai, và 9,4% giữa năm hai và năm ba
d. 10 giữa năm đầu và năm hai, và 1,09% giữa năm hai và năm ba
Tại quốc gia X, CPI được tính toán bằng cách sử dụng một giỏ hàng hóa bao gồm 5 trái táo,
4 ổ bánh mì, 3 quyển vở và 2 lít xăng. Giá của mỗi loại hàng hóa được liệt kê dưới đây: Năm Táo Bánh mì Quyển vở Xăng 2012 $1 $2 $10 $1 2013 $1 $1,5 $9 $1,5 2014 $2 $2 $11 $2 2015 $3 $3 $15 $2,5
11.Từ Bảng dữ liệu trên. Sử dụng năm 2012 làm năm cơ sở, tỷ lệ lạm phát giữa năm 2012 và 2013 là a. -8,89% b. -7,14% c. 3,75% d. 11,25%
12.Từ Bảng dữ liệu trên. Sử dụng năm 2012 làm năm cơ sở, tỷ lệ lạm phát giữa năm 2013 và 2014 là a. 28,5% b. 34,2% c. 47% d. 56%
13.Từ Bảng dữ liệu trên. Sử dụng năm 2012 làm năm cơ sở, tỷ lệ lạm phát giữa năm 2014 và 2015 là a. 40,00% b. 40,25% c. 46,46% d. 48,56%
Bảng dữ liệu dưới đây cung cấp thông tin về giá của hai mặt hàng – sách và bút. Giỏ hàng
cố định bao gồm 5 sách và 10 bút Năm Giá sách Giá bút
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016 2012 $24 $8 2013 30 12 2014 32 15
14.Từ Bảng dữ liệu trên. Sử dụng năm 2012 làm năm cơ sở, chỉ số giá tiêu dùng là
a. 100 vào năm 2012, 135 vào năm 2013, và 155 vào năm 2014
b. 100 vào năm 2012, 270 vào năm 2013, và 310 vào năm 2014
c. 200 vào năm 2012, 270 vào năm 2013, và 310 vào năm 2014
d. 200 vào năm 2012, 540 vào năm 2013, và 620 vào năm 2014
15.Từ Bảng dữ liệu trên. Sử dụng năm 2013 làm năm cơ sở, chỉ số giá tiêu dùng là
a. 78,22 vào năm 2012, 100 vào năm 2013, và 121,10 vào năm 2014
b. 74,07 vào năm 2012, 100 vào năm 2013, và 114,81 vào năm 2014
c. 100 vào năm 2012, 135 vào năm 2013, và 155 vào năm 2014
d. 200 vào năm 2012, 270 vào năm 2013, và 310 vào năm 2014
16.Từ Bảng dữ liệu trên. Sử dụng năm 2014 làm năm cơ sở, chỉ số giá tiêu dùng là
a. 52,66 vào năm 2012, 84,25 vào năm 2013, và 106,5 vào năm 2014
b. 64,52 vào năm 2012, 87,10 vào năm 2013, và 100 vào năm 2014
c. 52,66 vào năm 2012, 90,89 vào năm 2013, và 100 vào năm 2014
d. 100 vào năm 2012, 135 vào năm 2013, và 155 vào năm 2014
17.Từ Bảng dữ liệu trên. Sử dụng năm 2012 làm năm cơ sở, tỷ lệ lạm phát là
a. 13,3% vào năm 2013, và 14,8% vào năm 2014
b. 35% vào năm 2013, và 14,8% vào năm 2014
c. 35% vào năm 2013, và 55% vào năm 2014
d. 135% vào năm 2013, và 155% vào năm 2014
18.Giả sử CPI năm 1987 là 104 và CPI năm 2014 là 390. Theo như CPI, $10 năm 1987 có
thể mua được cùng số lượng hàng hóa và dịch vụ trị giá a. $28.88 vào năm 2014 c. $37,50 vào năm 2014 d. $42,64 vào năm 2014 e. $104,00 vào năm 2014
19.Nếu giá của táo được nhập khẩu từ Úc vào Việt Nam tăng thì kết quả là
a. Cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI đều tăng
b. Cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI đều không tăng
c. Chỉ số điều chỉnh GDP tăng nhưng CPI không tăng
d. CPI tăng nhưng chỉ số điều chỉnh GDP không tăng
20.Nếu giá của rô bốt được sử dụng trong công nghiệp (được sản xuất trong nước) tăng thì kết quả là
a. Cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI đều tăng
b. Cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI đều không tăng
c. Chỉ số điều chỉnh GDP tăng nhưng CPI không tăng
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016
d. CPI tăng nhưng chỉ số điều chỉnh GDP không tăng
21.Sự tăng giá của các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất nội địa sẽ
a. Được phản ánh trong cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI
b. Chỉ số điều chỉnh GDP mà không được phản ánh trong CPI
c. CPI mà không được phản ánh trong chỉ số điều chỉnh GDP
d. Không được phản ánh trong cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI
22.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP (D) khác nhau ở chỗ:
a. D phản ánh giá cả của tất cả hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra trong nước, còn
CPIphản ánh giá cả của giỏ hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng đại diện mua.
b. Giá hàng tiêu dùng nhập khẩu không được phản ánh trong D, nhưng lại được phản ánh trong CPI.
c. CPI sử dụng quyền số cố định, còn D sử dụng quyền số thay đổi.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
23.Nếu CPI của năm 2006 là 136,5 và tỉ lệ lạm phát của năm 2006 là 5%, thì CPI của năm 2005 là: a. 135 b. 125 c. 131,5 d. 130
24.Điều nào sau đây sẽ khiến cho CPI tăng nhiều hơn so với chỉ số điều chỉnh GDP? a. Giá giáo trình tăng.
b. Giá xe tăng mà quân đội mua tăng.
c. Giá xe máy được sản xuất ở Thái Lan và được bán ở Việt Nam tăng.
d. Giá máy kéo sản xuất tại Việt Nam tăng.
25.Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng, trong khi đó
CPI tăng từ 110 lên 160. Nhìn chung mức sống của bạn đã a. Giảm. b. Tăng. c. Không thay đổi.
d. Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.
26.Giả sử tiền lương tối thiểu đã tăng từ 120 nghìn đồng vào năm 1993 lên 350 nghìn đồng
vào năm 2005 trong khi đó CPI tăng tương ứng từ 87,4 lên 172,7. Tiền lương tối thiểu
thực tế của năm 2005 so với năm 1993 đã a. Giảm. b. Tăng. c. Không thay đổi.
d. Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở. III. Bài tập
1. Cho bảng dữ liệu sau đây. Chọn năm 2011 làm năm cơ sở. Giả sử chỉ có 2 loại hàng hóa
được sản xuất và cả hai đều là hàng hóa nội địa.
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016 Năm Giá cả Số lượng Hàng hóa X
Hàng hóa Y Hàng hóa X Hàng hóa Y 2011 $50 $100 30 20 2012 $40 $110 20 30
a.Tính GDP danh nghĩa và thực tế mỗi năm
b. Tính tốc độ tăng trưởng của GDP thực tế
c. Tính tỷ lệ lạm phát giữa năm 2011 và 2012, sử dụng chỉ số điều chỉnh GDP
d. Giả sử giỏ hàng hóa gồm 30 hàng hóa X và 20 hàng hóa Y, tính tỷ lệ lạm phát giữa
năm 2011 và 2012, sử dụng chỉ số CPI
BÀI TẬP CHƯƠNG 3 – Phần câu hỏi
I. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích
1. Các yếu tố khác không đổi, một đơn vị tư bản tăng thêm sẽ làm tăng sản lượng
nhiềuhơn ở quốc gia nghèo so với ở quốc gia giàu.
2. Hiệu ứng đổi kịp cho rằng các quốc gia nghèo sẽ không thể đạt mức tăng trưởng như
của các quốc gia giàu có hơn cho dù có nỗ lực đi chăng nữa.
3. Việc tăng tỷ lệ tiết kiệm không mãi làm tăng tốc độ tăng trưởng của GDP thực tế bình quân đầu người.
4. Nếu quốc gia A sử dụng 600 đơn vị lao động để sản xuất được 6000 đơn vị
HH&DV,trong khi, quốc gia B sử dụng 450 đơn vị lao động và sản xuất được 5000
đơn vị HH&DV thì quốc gia B có năng suất cao hơn quốc gia A. II. Trắc nghiệm
1. Năm 2013, GDP thực tế/người tại quốc gia A là $4.500. Năm 2012, con số này là
$4,250. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế/ người là bao nhiêu? a. 5,6% b. 5,9% c. 6,5%
d. Không có đáp án nào đúng
2. Năm 2013, GDP thực tế tại quốc gia B là 561 tỷ và dân số là 2,2 triệu. Năm 2012,
GDP thực tế là 500 tỷ và dân số là 2 triệu. Tốc độ tăng trưởng của GDP thực tế/ người khoảng a. 12% b. 10% c. 4%
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016 d. 2%
3. Năm 2013, GDP thực tế tại quốc gia C là 700 tỷ và dân số là 3 triệu. Năm 2014,
GDP thực tế là 907,5 tỷ và dân số là 3,3 triệu. Tốc độ tăng trưởng của GDP thực tế/ người khoảng a. 10% b. 14% c. 17% d. 21%
4. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến năng suất ? a. Vốn con người b. Vốn tư bản c. Tài nguyên thiên nhiên
d. Tất cả câu trên đều đúng
5. Nếu hàm sản xuất có tính chất lợi suất không đổi theo quy mô thì sản lượng (đầu ra)
có thể tăng gấp đôi nếu
a. Lao động tăng gấp đôi
b. Bất cứ nhân tố sản xuất nào tăng gấp đôi
c. Tất cả các nhân tố sản xuất tăng gấp đôi
d. Không có câu nào đúng
6. Nếu hàm sản xuất có tính chất lợi suất không đổi theo quy mô thì khi lao động tăng
gấp đôi và những yếu tố khác không đổi, GDP thực tế sẽ a. Không đổi b. Tăng thêm 50%
c. Tăng nhưng không bằng (không vượt quá) 2 lần GDP thực tế ban đầu d. Gấp đôi
7. Nếu muốn biết việc hưởng thụ (sở hữu) vật chất trung bình đầu người của một quốc
gia thay đổi như thế nào qua thời gian, ta sẽ nhìn vào
a. Số liệu GDP thực tế
b. Tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa
c. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế
d. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế/ người
8. Số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất từ một đơn vị lao động đầu vào được gọi là
a. Chất lượng cuộc sống b. Năng suất c. GDP đầu người d. Sản lượng tư bản
9. Bằng cách tiết kiệm nhiều hơn nữa, quốc gia
a. Có nhiều nguồn lực hơn cho hàng hóa tư bản. Sự tăng lên trong tư bản sẽ làm tăng năng suất
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016
b. Có nhiều nguồn lực hơn cho hàng hóa tư bản. Sự tăng lên trong tư bản sẽ làm giảm năng suất
c. Có ít nguồn lực hơn cho hàng hóa tư bản. Sự tăng lên trong tư bản sẽ làm tăngnăng suất
d. Có ít nguồn lực hơn cho hàng hóa tư bản. Sự tăng lên trong tư bản sẽ làm giảm năng suất
10.Việc tích lũy tư bản
a. Đòi hỏi xã hội phải hy sinh hàng hóa tiêu dùng trong hiện tại
b. Cho phép xã hội tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại
c. Giảm tỷ lệ tiết kiệm
d. Không liên quan đến ‘sự đánh đổi’
11.Trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm tăng cao
a. Không thể làm tăng trữ lượng tư bản
b. Nghĩa là người dân phải tiêu thụ ít trong tương lai c. Làm tăng năng suất
d. Không có câu nào đúng
12.Nếu có tính chất lợi suất không đổi theo quy mô, hàm sản xuất có thể được viết dưới dạng sau a. xY = 2xAF(L,K,H,N) b. Y/L = AF(xL,xK,xH,xN) c. Y/L = AF(1, K/L, H/L, N/L) d. L = AF(Y,K,H,N)
13.Nhận định nào sau đây đúng ?
a. Mặc dù GDP thực tế bình quân đầu người có sự khác biệt giữa các quốc gia,
tốc độ tăng trưởng của GDP bình quân đầu người lại giống nhau giữa các nước
b. Năng suất không có mối quan hệ mật thiết với các chính sách của chính phủ
c. GDP thực tế bình quân đầu người là thước đo tốt cho sự thịnh vượng của nền
kinh tế và tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người là thước do tốt
cho sự tiến bộ của nền kinh tế
d. Năng suất có thể được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người. II. Tự luận
1. Tại sao năng suất lại liên quan đến chất lượng cuộc sống ? (Gợi ý : Giải thích năng suất
và chất lượng cuộc sống nghĩa là gì ?. Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động.
2. Giải thích tại sao tỷ lệ tiết kiệm cao hơn sẽ dẫn đến mức sống cao hơn. Điều gì có thể
cảntrở các nhà hoạch định chính sách trong việc tăng tỷ lệ tiết kiệm ?.
3. Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn luôn dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao hơn hau chỉ trong một thời gian nhất định ?
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016 BÀI TẬP CHƯƠNG 4
I. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. 1.
Tiết kiệm quốc gia bằng (Y-T-C). 2.
Trong nền kinh tế đóng, đầu tư phải bằng tiết kiệm tư nhân. 3.
Trong nền kinh tế đóng, nếu đầu tư là $10.000 và chính phủ có thâm hụt là
$2.500 thì tiết kiệm cá nhân là $12.500. 4.
Giả sử nền kinh tế đóng có GDP là $5 tỷ, tiêu dùng là $3 tỷ, và mua sắm của
chính phủ là $1 tỷ. Như vậy, đầu tư và tiết kiệm quốc gia đều bằng $1 tỷ. 5.
Tăng trong cầu vốn vay làm lãi suất cân bằng tăng lên và mức tiết kiệm cân bằng giảm. 6.
Tăng trong thâm hụt ngân sách làm đường cầu vốn vay dịch sang phải. 7.
Hiệu ứng lần át diễn tả trường hợp lãi suất giảm đi do chính phủ có thặng dư ngân sách II. Trắc nghiệm 1.
Các định chế trong nền kinh tế giúp kết nối khoản tiết kiệm của người này với
đầu tư của người khác cầu thành một hệ thống gọi là a. Hệ thống dự trữ liên bang b. Hệ thống ngân hàng c. Hệ thống tiền tệ d. Hệ thống tài chính 2.
Phát biểu nào sau đây không chính xác
a. Khi một quốc gia tiết kiệm nhiều hơn thì quốc gia đó có ít tư bản hơn
b. Người cung ứng vốn vay cho vay tiền
c. Lãi suất điều chỉnh để cân bằng lượng cung và lượng cầu vốn vay
d. Nếu Mai mua thiết bị cho nhà máy của mình thì Mai đang thực hiện đầu tư tư bản 3.
Phương trình nào sau đây thể hiện GDP trong nền kinh tế mở? a. S = I – G b. I = Y – C + G c. Y = C + I + G d. Y = C + I + G + NX 4.
Phương trình nào sau đây thể hiện tiết kiệm quốc gia trong nền kinh tế đóng? a. Y – I – G – NX b. Y – C – G
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016 c. Y – I – C d. G + C –Y 5.
Trong nền kinh tế đóng, tiết kiệm quốc gia bằng a. Đầu tư
b. Thu nhập còn lại sau khi chi cho tiêu dùng và chi mua sắm của chính phủ
c. Tiết kiệm tư nhân cộng với tiết kiệm công cộng (tiết kiệm chính phủ)
d. Tất cả câu trên đều đúng 6.
Giả sử trong nền kinh tế đóng có tiết kiệm công cộng là $3 tỷ và tiết kiệm cá
nhân là $2 tỷ. Tiết kiệm quốc gia và đầu tư trong nền kinh tế này lần lượt là a. $5 tỷ, $5 tỷ b. $5 tỷ, $2 tỷ c. $1 tỷ, $5 tỷ d. $1 tỷ, $2 tỷ 7.
Trong nền kinh tế đóng, (T-G) là a. Tiết kiệm quốc gia b. Đấu tư c. Tiết kiệm cá nhân
d. Tiết kiệm chính phủ (tiết kiệm công cộng) 8.
Quốc gia A không giao dịch ngoại thương với những quốc gia khác. GDP đạt
$30 tỷ. Chính phủ của quốc gia này chi tiêu $5 tỷ cho hàng hóa và dịch vụ mỗi
năm, thu $7 tỷ tiền thuế và cung cấp $3 tỷ chi chuyển nhượng cho hô gia đình.
Tiết kiệm tư nhân đạt $5 tỷ. Tiêu dùng và đầu tư của quốc gia A lần lượt là a. $18 tỷ và $5 tỷ b. $21 tỷ và $4 tỷ c. $13 tỷ và $7 tỷ
d. Không đủ thông tinh để trả lời 9. Nguồn cung của vốn vay
a. Là tiết kiệm và nguồn cầu cho vốn vay là đầu tư
b. Là đầu tư và nguồn cầu cho vốn vay là tiết kiệm
c. Và cầu của vốn vay là tiết kiệm
d. Và cầu của vốn vay là đầu tư 10.
Những yếu tố khác không đổi, khi lãi suất tăng
a. Mọi người sẽ muốn cho vay nhiều hơn, dẫn đến cung vốn vay tăng
b. Mọi người sẽ muốn cho vay ít hơn, dẫn đến cung vốn vay giảm
c. Mọi người sẽ muốn cho vay nhiều hơn, dẫn đến lượng cung vốn vay tăng
d. Mọi người sẽ muốn cho vay ít hơn, dẫn đến lượng cung vốn vay giảm 11.
Nếu có thặng dư về vốn vay thì
a. Lượng cầu vốn vay nhiều hơn lượng cung vốn vay và lãi suất cao hơn lãi suất cân bằng
b. Lượng cầu vốn vay nhiều hơn lượng cung vốn vay và lãi suất thấp hơn lãi suấtcân bằng
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô lOMoAR cPSD| 47206071
Bài tập môn Kinh tế vĩ mô – 2016
c. Lượng cung vốn vay nhiều hơn lượng cầu vốn vay và lãi suất cao hơn lãi suất cân bằng
d. Lượng cung vốn vay nhiều hơn lượng cầu vốn vay và lãi suất thấp hơn lãi suấtcân bằng 12.
Nếu có thặng dư về vốn vay thì
a. Cung vốn vay dịch chuyển sang phải và cầu dịch chuyển sang trái
b. Cung vốn vay dịch chuyển sang trái và cầu dịch chuyển sang phải
c. Không có đường nào dịch chuyển, nhưng lượng cung vốn vay tăng và lượng
cầu giảm vì lãi suất tăng đến mức cân bằng
d. Không có đường nào dịch chuyển, nhưng lượng cung vốn vay giảm và lượng
cầu tặng vì lãi suất giảm đến mức cân bằng 13.
Điều gì xảy ra trong thị trường vốn vay nếu chính phủ tăng thuế đối với thu nhập
từ lãi suất tiết kiệm? a. Lãi suất sẽ tăng
b. Lãi suất không bị ảnh hưởng c. Lãi suất sẽ giảm
d. Ảnh hưởng đến lãi suất còn mơ hồ 14. Thặng dư ngân sách
a. Tăng lãi suất và đầu tư
b. Giảm lãi suất và đầu tư
c. Tăng lãi suất và giảm đầu tư
d. Giảm lãi suất và tăng đầu tư 15.
Hiện tượng lấn án xảy ra khi đầu tư giảm do
a. Thâm hụt ngân sách làm lãi suất tăng
b. Thâm hụt ngân sách làm lãi suất giảm
c. Thặng dư ngân sách làm lãi suất tăng
d. Thặng dư ngân sách làm lãi suất giảm 16.
Trong nền kinh tế đóng, GDP đạt $11 tỷ, tiêu dùng $7 tỷ, thuế $3 tỷ và thặng dư
ngân sách là 1 tỷ. Tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm quốc gia bằng a. $4 tỷ và $1 tỷ b. $4 tỷ và $5 tỷ c. $1 tỷ và $2 tỷ d. $1 tỷ và $1 tỷ III. Bài tập
1. Các nhà kinh tế ở quốc gia A – một nền kinh tế đóng- thu thập thông tin sau về nền
kinh tế cho một năm cụ thể: (Đơn vị: tỷ đồng) Y = 10,000 C = 6000 T=1,500 G = 1,500
Các nhà kinh tế cũng ước lượng hàm đầu tư như sau: I = 3,500 – 100r
Trong đó, r là lãi suất thực của nền kinh tế, được biểu thị bằng phần trăm.
a. Tính tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm chính , tiết kiệm quốc gia, đầu tư, và lãi suấ thực cân bằng
Chương 1 – Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô