-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập Tư tưởng HCM cá nhân - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Hồ Chí Minh là một trong những vị lãnh tụ nhà tư tưởng cách mạng bàn nhiều nhấtđến vấn đề đạo đức. Tuy người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn. Nhưngnhững tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Bài tập Tư tưởng HCM cá nhân - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Hồ Chí Minh là một trong những vị lãnh tụ nhà tư tưởng cách mạng bàn nhiều nhấtđến vấn đề đạo đức. Tuy người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn. Nhưngnhững tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
PhântíchnộidungtưtưởngHồChíMinhvềđạođứccáchmạng.
Hồ Chí Minh là một trong những vị lãnh tụ nhà tư tưởng cách mạng bàn nhiều nhất
đến vấn đề đạo đức. Tuy người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn. Nhưng
những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết, bài nói
ngắn gọn được diễn đạt rất cô đọng, hàm súc theo phong cách phương Đông, rất
quen thuộc với con người Việt Nam.
Vì vậy tìm hiểu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải chỉ thông qua những
tác phẩm của Người về đạo đức, mà quan trọng hơn phải thông qua những hành vi
được thể hiện trong hoạt động thực tiễn của Người, thông qua mẫu mực đạo đức
trong sáng mà Người đã để lại cho Đảng, cho dân tộc, cho nhân loại.
Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau:
+ Một là, trung với nước hiếu với dân. Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm
nhất và chi phối các phẩm chất khác. Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha
mẹ" trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí
Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là
“Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức.
“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt
qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành
động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi con người Việt Nam không
phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn mang tính lâu dài về sau.
+ Hai là, yêu thương con người.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh
đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao
đẹp nhất. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ. Những
người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau,
nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người.
+ Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
“Cần” là phải lao động cần cù, siêng năng, sáng tạo, năng suất, hiệu quả cao,
không lười biếng; “kiệm” là phải tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tài sản, tiền bạc
của dân, của nước, của bản thân mình, không xa xỉ, phô trương, hình thức…;
“liêm” là phải luôn tôn trọng giữ gìn của công, không tham địa vị, tiền tài, danh
vọng…; “chính” là không tà, thẳng thắn, đúng đắn, chân thành, khiêm tốn, không
tự cao, tự đại, không dối trá, lừa lọc; việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù
nhỏ mấy cũng tránh. Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo trình độ văn minh,
tiến bộ của một dân tộc. Theo Người: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là
một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”
Chí công vô tư” là đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của Tổ quốc và của Nhân
dân lên trên lợi ích của bản thân; lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của
thiên hạ. Cho nên, thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là kiên quyết quét sạch
chủ nghĩa cá nhân, nâng cao ĐĐCM. Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc để lại cho
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Người vẫn căn dặn: “Đảng ta là một Đảng
cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,
thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong
sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”
+ Bốn là, Tinh thần quốc tế trong sáng: Tinh thần quốc tế trong sáng phải được thể
hiện trong việc kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa
quốc tế vô sản, gắn mục tiêu cách mạng của mỗi nước với mục tiêu chung của thời
đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhận thức rõ điều đó nên
trong quá trình tìm đường cứu nước cũng như sau này trở thành lãnh tụ của dân tộc
Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giáo dục chủ nghĩa quốc tế vô sản cho Nhân dân ta.
BảnthânemcầnlàmgìđểtudưỡngđạođứctheotưtưởngHồChíMinh?
Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Học những tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt
qua mọi thứ thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống
Tiên phong, gương mẫu thực hiê h n chức trách, nhiê h
m vụ của người sinh viên và nhiê h m vụ được giao
Giữ gìn đạo đức, lối sống, tác phong
Xây dựng khối đoàn kết, đồng thuâ h
n trong trường học và môi trường xung quanh
Xây dựng phong cách làm việc theo tư tưởng đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tin tưởng và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Chấp hành tốt mọi chủ chương đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Tích cực đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, phai
nhạt lý tưởng; bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt
Gương mẫu thực hiện và có ý thức tuyên truyền, vận động gia đình và nhân
dân thực hiện theo đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước