Bài tập Tư tưởng Hồ Chí Minh- Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

a, Trung với nước, hiếu với dân* Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan trọng nhất chi phối các phẩm chất khác.- ”trung,hiếu” đã có từ lâu trong tư tưởng đạo đức phương Đông nói chung, “trung” là trung thành với vua, “hiếu” là hiếu thảo với cha mẹ.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.

lOMoARcPSD| 45148588
2, Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
a, Trung với nước, hiếu với dân
* Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan trọng nhất chi phối các phẩm chất khác.
- ”trung,hiếu” đã có từ lâu trong tư tưởng đạo đức phương Đông nói chung, “trung” là
trung thành với vua, “hiếu” là hiếu thảo với cha mẹ.
- kế thừa giá trị đạo đức thời trước, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đạo đức, ngày trước chỉ trung
với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với
nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”
+ Trung với nước
- là trung thành, phấn đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của
Đảng.
- Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội,phải biết đặt lợi ích của
Đảng,của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, lên trước hết.
(“nước” ở đây là nước của dân, toàn dân tộc chứ không của riêng ai)
+ hiếu với dân
-là hiếu với toàn nhân dân, dân tộc, phải toàn tâm, toàn ý, vì lợi ích nhân dân, dân tộc, lấy
dân làm gốc khẳng định vai trò, sức mạnh của nhân dân,
-lắng nghe ý kiến toàn dân, gắn bó mật thiết, vận động ndan thực hiện tốt đường lối,
chính sách của Đảng và nhà nước.
Có như vậy lực lượng cách mạng mới được tin tưởng, yêu quý, tạo thành công lớn trong
cách mạng
(Trích Thư gửi thanh niên: “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” )
Đây vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị, đạo đức của mỗi người
dân Việt Nam không chỉ trong đấu tranh cách mạng trước mắt mà còn lâu dài về sau.
- Hồ Chí Minh quan niệm trung với nước phải gắn liền với hiếu với dân.
“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân...Bao nhiêu quyền hạn đều của dân...Nói tóm lại, quyền
hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
+Trong xã hội phong kiến nước là của vua, trung với nước là trung với vua, nay nước là
của dân, do dân làm chủ nên trung với nước là trung với dân trung thành với lợi ích của
nhân dân.
lOMoARcPSD| 45148588
+Trong xã hội mới dân là chủ thì chính phủ làm đầy tớ cho dân, phấn đấu cho xã hội dân
giàu nước mạnh. Hiếu với dân còn là khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động
nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chăm
lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
b, Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Đây là quan niệm đạo đức của phương Đông, Bác giữ lại những gì tốt đẹp, gạt bỏ những
gì không phù hợp và đưa vào nội dung mới để phù hợp với yêu cầu của cách mạng.
- Đây là những phẩm chất cốt lõi của đạo đức cách mạng gắn liền với hoạt động của mỗi
con người trong cuộc sống hàng ngày.
( là những phẩm chất đạo đức được Bác đề cập sớm nhất, nhiều nhất ngay từ tác phẩm
Đường Kách mệnh đến Di chúc cuối đời)
- Điểm khác nhau căn bản trong quan niệm cần, kiệm, liêm, chính ở tư tưởng Hồ Chí Minh
với quan niệm của xã hội cũ là mục đích của việc thực hiện những phẩm chất đạo đức đó.
( Bác đã khẳng định: “Bọn phong kiến ngày xưa đưa ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng
không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phục vụ quyền lợi cho chúng.
Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân
để lợi cho nước cho dân”)
- Những phẩm chất đạo đức này cũng là biểu hiện cụ thể của phẩm chất trung với nước,
hiếu với dân.
+ Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai, là lao động có kế hoạch, sáng tạo, hiệu quả
cao (Mỗi người trong xã hội mới phải thấm nhuần quan điểm “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng,
là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”)
+ kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, tiết kiệm sức lao động, tiết
kiệm thời giờ, tiết kiệm tiền của của dân của nước, của bản thân mình. Cần với kiệm phải đi
đôi với nhau,
(Người khẳng định: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một
đồng, một xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho
Tổ quốc thì dù bao nhiêu công, bao nhiêu của cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm.
Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải tiết kiệm. Tiết kiệm phải kiên
quyết không xa xỉ”)
+ Liêm là trong sạch, không tham lam, không tham tiền tài, địa vị danh tiếng,.. Ngược lại đều là
bất liêm.
Người đã vận dụng phát triển quan điểm của Khổng Tử về đức tính liêm cho rằng con
người chỉ có một thứ ham: ham học, ham làm, ham tiến bộ. Người quan niệm, ngược lại
lOMoARcPSD| 45148588
đều là bất liêm. Hai đức tính liêm và kiệm luôn phải đi đôi với nhau: “Chữ Liêm phải đi
đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải đi với chữ Cần. Có Kiệm mới Liêm được”)
+ Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. (điều gì không thẳng thắn, đứng đắn tức là tà)
Chính được thể hiện trong 3 mqh cơ bản:
đối với mình, chớ tự kiêu tự đại,
đối với người chớ nịnh hót người trên, chớ xem thường người dưới, thái độ đối với mọi
người phải chân thành, khiêm tốn, phải thực sự yêu thương mọi người.
Đối với công việc phải để công việc nước lên trên, lên trước việc nhà, việc tư. Trong
quan hệ với mọi người, mọi mối quan hệ việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ
mấy cũng tránh.
+ chí công vô tư là hoàn toàn vì lợi ích chung, không tư lợi; hết sức công bằng, không thiên tư,
thiên lợi, công tâm, toàn tâm vì Đảng, tổ quốc, đồng bào.
Hồ Chí Minh quan niệm: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc” “Khi
làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”,
Bác giải thích, các cán bộ cơ quan, cấp to nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục
khoét, “dĩ công vi tư” bởi vậy là một cá nhân, đặc biệt với cán bộ cần chí công vô tư,
ham làm việc ích quốc, lợi dân.
* Khi con người cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư, ngược lại chí công vô tư thì
nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.
Các cán bộ, đoàn thể cần thực hiện Liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân.
Bác coi cần, kiệm, liêm chính là bốn đức tính cơ bản của con người Việt Nam mới, đó là
mực thước để mỗi người phấn đấu trong cuộc sống, nó là nền tảng của đời sống mới
(“Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh
thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”)
c, Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
- Bác quan niệm tình thương yêu con người là 1 trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
Người xưa có câu “lá lành đùm lá rách”, “thương nhau như thể tay chân” xuất phát từ truyền
thống nhân nghĩa ấy của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Hồ Chí Minh coi
yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất; nó thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân
với cá nhân trong quan hệ xã hội.
Theo Bác, yêu thương con người là phải tôn trọng, quý trọng con người.
lOMoARcPSD| 45148588
Đó là một thứ tình cảm đặc biệt, không phải từ bên trên trông xuống, động lòng trắc ẩn
của người đứng ngoài trông vào, cũng không phải là tình thương chung chung mà là sự
đồng cảm sâu sắc. Theo Bác, thương yêu con người là tìm cách nâng đỡ con người lên
với một tình cảm rộng lượng, bao dung.
- Tình thương yêu đó trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp
bứcbót lột.
Trong xã hội cũ, những người cùng khổ, những người bị áp bức bóc lột thường là những người
thuộc tầng lớp nông dân, công nhân, họ phải làm việc cực nhọc trong môi trường cực khổ, không
công bằng, bị đánh thuế, bóc lột nặng nề. “Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm cho nước
được độc lập, dân được tự do,có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” của Bác, buộc phải có
sự yêu thương, đoàn kết của tất cả các giai cấp để ai cũng có thể phát huy sức mạnh,
hướng tới 1 xã hội tốt đẹp.
Nếu không có tình yêu thương thì không thể nói đến cách mạng, càng không nói đến được
xã hội chủ nghĩa.
-Tình thương yêu con người còn được thể hiện trong quan hệ bạn bè, đồng chí, đòi hỏi thái độ
biết tôn trọng con người, biết nâng con người lên chứ không phải vùi dập con người, đặc biệt đối
với cán bộ lãnh đạo.
Trong Di chúc, Người căn dặn: Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Tình
thương yêu trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách chân thành, nghiêm túc
giữa những con người cùng lý tưởng, cùng phấn đấu cho một sự nghiệp chung, nó xa lạ
với thái độ dĩ hòa vi quý, bao che sai lầm khuyết điểm cho nhau.
→ Để lại cho chúng ta một đạo lý làm người, đó là trên cơ sở tình thương yêu con người,
sống với nhau có nghĩa, có tình.
d, Có tinh thần quốc tế trong sáng
(Hồ Chí Minh chỉ rõ, một trong những phẩm chất của những người Cộng sản là phải có
tinh thần quốc tế trong sáng.) Tinh thần quốc tế trong sáng:
+ là tinh thần đoàn kết với các dân tộc, với nhân dân lao động các nước trong cuộc đấu tranh giải
phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột.
Người đã tới rất nhiều nước tư bản, thuộc địa, chứng kiến mâu thuẫn to lớn giữa các giai
cấp và đã đi tới kết luận: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người:
giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là
thật mà thôi: tình hữu ái vô sản" điều này tạo sự khởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế
Hồ Chí Minh - đoàn kết với những người lao khổ, cần lao trên thế giới, luôn gắn liền lợi
ích dân tộc với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế
+ là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà
bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ.
lOMoARcPSD| 45148588
từ thành quả của Cách mạng tháng Mười Nga, Bác đã nhận ra giữa các quốc gia, giữa các
dân tộc cần có sự đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.Vì thế, Người luôn động viên Nhân Dân
Việt Nam vừa tiến hành sự nghiệp bảo vệ độc lập tự do của dân tộc mình, vừa thực hiện
sự giúp đỡ vô tư chí tình, chí nghĩa đối với các dân tộc anh em
+ Chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng
Người đã nhấn mạnh: "Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khít với
nhau. Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hòa bình thế
giới". Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng có
thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền, kỳ thị
chủng tộc...".
(chủ nghĩa yêu nước phải gắn với tinh thần quốc tế trong sáng thì mới tránh được chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô vanh, biệt lập hay bành trướng bá quyền.)
*kết luận: nguồn lực quan trọng để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong bối cảnh hiện
nay chính là mở rộng tình đoàn kết quốc tế, quan hệ hợp tác cùng có lợi.
Câu 1: Tư tưởng đạo đức của HCM bắt nguồn từ?
A. Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam
B. Kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông và tinh hoa văn hóa nhân loại
C. Tư tưởng đạo đức và những tấm gương đạo đức của Marx, Engels, Lenin
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Con người theo quan niệm của HCM là?
A. Vốn quý nhất, nhân tố quan trọng của cách mạng
B. Vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của cách mạng
C. Vốn quý của cách mạng
D. Động lực của cách mạng
Câu 3: Theo HCM: "[...] là gốc của cách mạng"
A. Tài năng
B. Đạo đức
C. Bản lĩnh chính trị
D. Phẩm chất chính trị
Câu 4: Hồ Chí Minh chỉ rõ, 1 trong những phẩm chất của những người Cộng sản là phải có [...]?
A. Tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa
B. Tinh thần quốc tế trong sáng
C. Chí công vô tư
lOMoARcPSD| 45148588
D. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Câu 5: Nhà nước vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Phục vụ vì lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân
B. Dân là chủ, chính phủ là đầy tớ. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật đều xuất phát từ lợi
íchcủa dân
C. Nhà nước trong sạch, không có bất cứ một đặc quyền, đặc lợi nào
D. Cả a, b, c đều đúng
1D 2B 3B 4B 5A
| 1/6

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45148588
2, Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
a, Trung với nước, hiếu với dân
* Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan trọng nhất chi phối các phẩm chất khác.
- ”trung,hiếu” đã có từ lâu trong tư tưởng đạo đức phương Đông nói chung, “trung” là
trung thành với vua, “hiếu” là hiếu thảo với cha mẹ.
- kế thừa giá trị đạo đức thời trước, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đạo đức, ngày trước chỉ trung
với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với
nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”
+ Trung với nước
- là trung thành, phấn đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng.
- Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội,phải biết đặt lợi ích của
Đảng,của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, lên trước hết.
(“nước” ở đây là nước của dân, toàn dân tộc chứ không của riêng ai) + hiếu với dân
-là hiếu với toàn nhân dân, dân tộc, phải toàn tâm, toàn ý, vì lợi ích nhân dân, dân tộc, lấy
dân làm gốc khẳng định vai trò, sức mạnh của nhân dân,
-lắng nghe ý kiến toàn dân, gắn bó mật thiết, vận động ndan thực hiện tốt đường lối,
chính sách của Đảng và nhà nước.
Có như vậy lực lượng cách mạng mới được tin tưởng, yêu quý, tạo thành công lớn trong cách mạng
(Trích Thư gửi thanh niên: “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” )
Đây vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị, đạo đức của mỗi người
dân Việt Nam không chỉ trong đấu tranh cách mạng trước mắt mà còn lâu dài về sau.
- Hồ Chí Minh quan niệm trung với nước phải gắn liền với hiếu với dân.
“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân...Bao nhiêu quyền hạn đều của dân...Nói tóm lại, quyền
hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
+Trong xã hội phong kiến nước là của vua, trung với nước là trung với vua, nay nước là
của dân, do dân làm chủ nên trung với nước là trung với dân trung thành với lợi ích của nhân dân. lOMoAR cPSD| 45148588
+Trong xã hội mới dân là chủ thì chính phủ làm đầy tớ cho dân, phấn đấu cho xã hội dân
giàu nước mạnh. Hiếu với dân còn là khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động
nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chăm
lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
b, Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư -
Đây là quan niệm đạo đức của phương Đông, Bác giữ lại những gì tốt đẹp, gạt bỏ những
gì không phù hợp và đưa vào nội dung mới để phù hợp với yêu cầu của cách mạng. -
Đây là những phẩm chất cốt lõi của đạo đức cách mạng gắn liền với hoạt động của mỗi
con người trong cuộc sống hàng ngày.
( là những phẩm chất đạo đức được Bác đề cập sớm nhất, nhiều nhất ngay từ tác phẩm
Đường Kách mệnh đến Di chúc cuối đời) -
Điểm khác nhau căn bản trong quan niệm cần, kiệm, liêm, chính ở tư tưởng Hồ Chí Minh
với quan niệm của xã hội cũ là mục đích của việc thực hiện những phẩm chất đạo đức đó.
( Bác đã khẳng định: “Bọn phong kiến ngày xưa đưa ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng
không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phục vụ quyền lợi cho chúng.
Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân
để lợi cho nước cho dân”) -
Những phẩm chất đạo đức này cũng là biểu hiện cụ thể của phẩm chất trung với nước, hiếu với dân.
+ Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai, là lao động có kế hoạch, sáng tạo, hiệu quả
cao (Mỗi người trong xã hội mới phải thấm nhuần quan điểm “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng,
là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”)
+ kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, tiết kiệm sức lao động, tiết
kiệm thời giờ, tiết kiệm tiền của của dân của nước, của bản thân mình. Cần với kiệm phải đi đôi với nhau,
(Người khẳng định: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một
đồng, một xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho
Tổ quốc thì dù bao nhiêu công, bao nhiêu của cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm.
Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải tiết kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ”)
+ Liêm là trong sạch, không tham lam, không tham tiền tài, địa vị danh tiếng,.. Ngược lại đều là bất liêm.
Người đã vận dụng phát triển quan điểm của Khổng Tử về đức tính liêm cho rằng con
người chỉ có một thứ ham: ham học, ham làm, ham tiến bộ. Người quan niệm, ngược lại lOMoAR cPSD| 45148588
đều là bất liêm. Hai đức tính liêm và kiệm luôn phải đi đôi với nhau: “Chữ Liêm phải đi
đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải đi với chữ Cần. Có Kiệm mới Liêm được”)
+ Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. (điều gì không thẳng thắn, đứng đắn tức là tà)
Chính được thể hiện trong 3 mqh cơ bản:
đối với mình, chớ tự kiêu tự đại,
đối với người chớ nịnh hót người trên, chớ xem thường người dưới, thái độ đối với mọi
người phải chân thành, khiêm tốn, phải thực sự yêu thương mọi người.
Đối với công việc phải để công việc nước lên trên, lên trước việc nhà, việc tư. Trong
quan hệ với mọi người, mọi mối quan hệ việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh.
+ chí công vô tư là hoàn toàn vì lợi ích chung, không tư lợi; hết sức công bằng, không thiên tư,
thiên lợi, công tâm, toàn tâm vì Đảng, tổ quốc, đồng bào.
Hồ Chí Minh quan niệm: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc” “Khi
làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”,
Bác giải thích, các cán bộ cơ quan, cấp to nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục
khoét, “dĩ công vi tư” bởi vậy là một cá nhân, đặc biệt với cán bộ cần chí công vô tư,
ham làm việc ích quốc, lợi dân.
* Khi con người cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư, ngược lại chí công vô tư thì
nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.
Các cán bộ, đoàn thể cần thực hiện Liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân.
Bác coi cần, kiệm, liêm chính là bốn đức tính cơ bản của con người Việt Nam mới, đó là
mực thước để mỗi người phấn đấu trong cuộc sống, nó là nền tảng của đời sống mới
(“Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh
thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”)
c, Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
- Bác quan niệm tình thương yêu con người là 1 trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
Người xưa có câu “lá lành đùm lá rách”, “thương nhau như thể tay chân” xuất phát từ truyền
thống nhân nghĩa ấy của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Hồ Chí Minh coi
yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất; nó thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân
với cá nhân trong quan hệ xã hội.
Theo Bác, yêu thương con người là phải tôn trọng, quý trọng con người. lOMoAR cPSD| 45148588
Đó là một thứ tình cảm đặc biệt, không phải từ bên trên trông xuống, động lòng trắc ẩn
của người đứng ngoài trông vào, cũng không phải là tình thương chung chung mà là sự
đồng cảm sâu sắc. Theo Bác, thương yêu con người là tìm cách nâng đỡ con người lên
với một tình cảm rộng lượng, bao dung.
- Tình thương yêu đó trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bứcbót lột.
Trong xã hội cũ, những người cùng khổ, những người bị áp bức bóc lột thường là những người
thuộc tầng lớp nông dân, công nhân, họ phải làm việc cực nhọc trong môi trường cực khổ, không
công bằng, bị đánh thuế, bóc lột nặng nề. “Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm cho nước
được độc lập, dân được tự do,có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” của Bác, buộc phải có
sự yêu thương, đoàn kết của tất cả các giai cấp để ai cũng có thể phát huy sức mạnh,
hướng tới 1 xã hội tốt đẹp.
Nếu không có tình yêu thương thì không thể nói đến cách mạng, càng không nói đến được xã hội chủ nghĩa.
-Tình thương yêu con người còn được thể hiện trong quan hệ bạn bè, đồng chí, đòi hỏi thái độ
biết tôn trọng con người, biết nâng con người lên chứ không phải vùi dập con người, đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo.
Trong Di chúc, Người căn dặn: Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Tình
thương yêu trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách chân thành, nghiêm túc
giữa những con người cùng lý tưởng, cùng phấn đấu cho một sự nghiệp chung, nó xa lạ
với thái độ dĩ hòa vi quý, bao che sai lầm khuyết điểm cho nhau.
→ Để lại cho chúng ta một đạo lý làm người, đó là trên cơ sở tình thương yêu con người,
sống với nhau có nghĩa, có tình.
d, Có tinh thần quốc tế trong sáng
(Hồ Chí Minh chỉ rõ, một trong những phẩm chất của những người Cộng sản là phải có
tinh thần quốc tế trong sáng.) Tinh thần quốc tế trong sáng:
+ là tinh thần đoàn kết với các dân tộc, với nhân dân lao động các nước trong cuộc đấu tranh giải
phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột.
Người đã tới rất nhiều nước tư bản, thuộc địa, chứng kiến mâu thuẫn to lớn giữa các giai
cấp và đã đi tới kết luận: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người:
giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là
thật mà thôi: tình hữu ái vô sản" điều này tạo sự khởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế
Hồ Chí Minh - đoàn kết với những người lao khổ, cần lao trên thế giới, luôn gắn liền lợi
ích dân tộc với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế
+ là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà
bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ. lOMoAR cPSD| 45148588
từ thành quả của Cách mạng tháng Mười Nga, Bác đã nhận ra giữa các quốc gia, giữa các
dân tộc cần có sự đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.Vì thế, Người luôn động viên Nhân Dân
Việt Nam vừa tiến hành sự nghiệp bảo vệ độc lập tự do của dân tộc mình, vừa thực hiện
sự giúp đỡ vô tư chí tình, chí nghĩa đối với các dân tộc anh em
+ Chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng
Người đã nhấn mạnh: "Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khít với
nhau. Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hòa bình thế
giới". Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng có
thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền, kỳ thị chủng tộc...".

(chủ nghĩa yêu nước phải gắn với tinh thần quốc tế trong sáng thì mới tránh được chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô vanh, biệt lập hay bành trướng bá quyền.)
*kết luận: nguồn lực quan trọng để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong bối cảnh hiện
nay chính là mở rộng tình đoàn kết quốc tế, quan hệ hợp tác cùng có lợi.
Câu 1: Tư tưởng đạo đức của HCM bắt nguồn từ?
A. Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam
B. Kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông và tinh hoa văn hóa nhân loại
C. Tư tưởng đạo đức và những tấm gương đạo đức của Marx, Engels, Lenin D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Con người theo quan niệm của HCM là?
A. Vốn quý nhất, nhân tố quan trọng của cách mạng
B. Vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của cách mạng
C. Vốn quý của cách mạng
D. Động lực của cách mạng
Câu 3: Theo HCM: "[...] là gốc của cách mạng" A. Tài năng B. Đạo đức C. Bản lĩnh chính trị D. Phẩm chất chính trị
Câu 4: Hồ Chí Minh chỉ rõ, 1 trong những phẩm chất của những người Cộng sản là phải có [...]?
A. Tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa
B. Tinh thần quốc tế trong sáng C. Chí công vô tư lOMoAR cPSD| 45148588
D. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Câu 5: Nhà nước vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
A. Phục vụ vì lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân
B. Dân là chủ, chính phủ là đầy tớ. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật đều xuất phát từ lợi íchcủa dân
C. Nhà nước trong sạch, không có bất cứ một đặc quyền, đặc lợi nào D. Cả a, b, c đều đúng 1D 2B 3B 4B 5A