-
Thông tin
-
Quiz
Bài thi cuối kỳ lịch sử văn minh thế giới | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bằng kiến thức về các nền văn minh: Trung Quốc (châu Á) và La Mã (châu Âu), anh/chị hãy trình bày, phân tích những điểm tương đồng và dị biệt trong quá trình hình thành và phát triển của hai nền văn minh? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử văn minh thế giới 10 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Bài thi cuối kỳ lịch sử văn minh thế giới | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bằng kiến thức về các nền văn minh: Trung Quốc (châu Á) và La Mã (châu Âu), anh/chị hãy trình bày, phân tích những điểm tương đồng và dị biệt trong quá trình hình thành và phát triển của hai nền văn minh? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 10 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
BÀI THI CUỐI KỲ
Môn học: Lịch sử văn minh thế giới
Đề thi số 2: Bằng kiến thức về các nền văn minh: Trung Quốc (châu Á) và La Mã (châu
Âu), anh/chị hãy trình bày, phân tích những điểm tương đồng và dị biệt trong quá trình
hình thành và phát triển của hai nền văn minh? Bài làm:
Trong các nền văn minh lớn của thế giới, hai nền văn minh Trung Quốc và La Mã được
hình thành và phát triển ở các vị trí địa lý cách xa nhau và ở những khoảng thời gian cũng
khác nhau, sự tiếp xúc của hai nền văn minh cũng rất hạn chế dường như chỉ gián tiếp
thông qua Ả Rập. Nhưng hai nền văn minh lớn này đồng thời có những điểm tương đồng
trong điều kiện hình thành, sự phát triển và hình thành các tư tưởng, tôn giáo, đóng góp
nhiều phát minh, thành tựu rực rỡ cho nhân loại, đề cao giáo dục và có những nét riêng
trong cấu trúc xã hội, nhà nước, các thành tựu văn hóa, văn minh cũng khác nhau trong
những điểm đặc sắc của chính mỗi nền văn minh.
Xét về điều kiện hình thành, cả hai nền văn mình đều được hình thành từ những vị trí địa
lý hết sức thuận lợi và chiến lược. Vùng đất đai rộng lớn màu mỡ là điều kiện để các nền
văn minh hình thành và phát triển nông nghiệp, hệ thống các con sông và việc tiếp giáp
với đường bờ biển dài tạo điều kiện để giao thương, di chuyển, giao lưu với những vùng
khác. Trung Quốc là một nước lớn ở Đông Á, được bồi đắp bởi hai con sông lớn Hoàng
Hà và Trường Giang. Đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ là điều kiện để Trung Quốc
phát triển nông nghiệp, hình thành nên cái nôi của nền văn minh Trung Hoa và hình thành
nên các nhà nước nhỏ từ rất sớm, khoảng vào thế kỷ XXI TCN. Còn ở La Mã, nền văn
minh La Mã được phát nguyên ở một quốc gia cổ đại là Rome ở bán đảo Ý, là một vùng
bằng phẳng rộng lớn, liên lục, có nhiều đồng bằng màu mỡ, đồng cỏ tự nhiên thuận tiện
phát triển chăn nuôi, trông trọt. Bên cạnh đó, điều khiện tự nhiên thuận lợi, được bao bọc
bởi địa hình nửa kín nửa hở cũng tạo một sự an toàn nhất định để cư dân cổ đại phát triển
lên, hình thành văn hóa, văn minh. Ta có thể thấy, ở La Mã, địa hình phái Bắc có dãy
Anpơ ngăn cách Ý với các nước châu Âu khác, phía Đông có đường bờ biển dài, nhiều
vũng vịnh thuận tiện để giao thương với những vùng khác để tạo sức ảnh hưởng và chiến
tranh xâm lược sau này. Về phía Trung Quốc, tiếp giáp với Hymalia ở phía Tây Nam và
sa mạc ở phía Bắc, Tây Bắc đã phần nào tạo địa hình kín giúp Trung Quốc tránh được
cuốc tràn xuống của người Aryan, có thời gian hòa bình để mở rộng và phát triển lãnh
thổ. Tuy nhiên đặc điểm khí hậu và địa hình lãnh thổ khác nhau, hai nền văn mình này
cũng tạo ra nhiều nét khác nhau trong văn hóa riêng của mình bởi sự ảnh hưởng chính của
Trung Quốc là hai con sông lớn, còn ở La Mã lại chịu chi phối sâu sắc bởi Địa Trung Hải.
Về kinh tế, cả hai nền văn minh đều có một mạng lưới giao thương rộng lớn, Trung Quốc,
giao thương buôn bán nhiều mặt hàng với Ả Rập, Ấn Độ… qua “con đường tơ lụa” chạy
dài ở trung tâm châu Á; La Mã lại giao thương với các khu vực khác thông qua bờ Địa
Trung Hải mà trao đổi hàng hóa và học tập từ các nền văn hóa phía nam.
Về lịch sử, nhìn chung thì cả ở La Mã và Trung Quốc đều có những biến động xuyên suốt
qúa trình phát triển nhưng gia đoạn ra đời khác nhau và sự phát triển xã hội cũng dị biệt
phần lớn khi so sánh. Văn minh Trung Quốc ra đời rất sớm, khoảng từ thế kỉ 21 TCN và
vẫn duy trì, phát triển đến ngày nay. Nền văn minh này được chia chính thành hai giai
đoạn, Cổ đại và Trung đại. Khi mới hình thành, nhà nước không có mô hình rõ ràng mà
theo hình thức tôn sung người đứng đầu, không rõ cha truyền con nối. Đến khoảng thế kỷ
11 TCN, thời kỳ nhà Chu mới bắt đầu xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền. Riêng
nền văn minh La Mã ra đời muộn hơn, khoảng vào thế kỷ 8 TCN đến khi sự sụp đổ của
Đế quốc Tây La Mã vào thế kỷ 5 SCN, nhưng có nhiều nét nổi bậc trong mô hình nhà
nước mà đến thời nay vẫn còn học tập. Ngay trong các giai đoạn đầu mới hình thành, nhà
nước La Mã đứng đầu là vua, dưới vua là Viện Nguyên Lão và Đại hội nhân dân, thời kỳ
này được gọi là thời kỳ Vương chính. Khoảng từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 1 TCN, thời ký
Cộng Hòa, nhà nước được quản lý bởi người dân, quyền tối cao nằm trong tay Viện
Nguyên lão do dân bầu. Đây là thời kỳ La Mã cũng đẩy mạnh công cuộc mở rộng lãnh
thổ, đến thế kỷ 1 TCN, lãnh thổ La Mã đã rộng khắp, bao quanh khu vực biển Địa Trung
Hải. Thời kỳ tiếp theo của La Mã là thời kỳ quân chủ và trải qua hai lần chính quyền tay
3, đây cũng là gian đoạn La MÃ có nhiều chuyển biến xã hội, mâu thuẫn xã hội, khí hậu
chuyển biến dẫn đến sự tan rã của đế quốc Tây La Mã.
Trong quá trình chuyển biến lịch sử, những biến động xã hội đồng thời cũng tác động và
thúc đẩy lên đời sống của các người dân và kết quả là sự ra đời của các tư tưởng, tôn giáo
ở các nền văn minh. Với Trung Quốc, đến thời Xuân Thu, Chiến Quốc, chiến tranh, loạn
lạc xảy ra triền mien, các nhà tư tưởng của Trung Quốc đã quan tâm, tìm kiếm con đường
cải cacxhs nhà nước, ổn định xã hội. Từ đây, các mầm mống tư tưởng hình thành và phát
triển thành các nền tư tưởng, tôn giáo quan trọng, tiêu biểu như Nho Giáo, Đạo Giáo…
Còn ở La Mã, giai đoạn những năm thế kỉ 1 TCN, khi xã hội xảy ra nhiều mâu thuẫn giàu
nghèo, bất công xã hôi, đời sống nhân dân cơ cực, Thiên Chúa Giáo đã ra đời và xoa dịu
nỗi đau của người dân, mà Mác đã cho rằng:”Thiên Chúa Giáo là thuốc phiện của người
dân”. Từ đây, Thiên Chúa Giáo cũng trải qua nhiều thăng trầm, lan tỏa sức ảnh hưởng và
dàn trở thành một tôn giao quan trọng cả ở phương Tây và nhiều quốc gia khác.
Cùng với những biến động xã hội, sự phát triển của hai nền văn minh qua các giai đoạn
phát triển kinh tế, tạo nên của cải dư thừa, phân tầng xã hội, thành lập nhà nước, các đô
thị, phát triển giáo dục, người dân các nền văn minh cũng sáng tạo nên những đặc điểm
đặc sắc trong văn hóa hình thành những nền văn minh rực rỡ riêng. Cả Trung Quốc và La
Mã điều có những đóng góp hết sức rực rỡ cho nền văn minh nhân loại ở các khía cạnh
văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên, y học, triết học, tư tưởng… để lại tên tuổi cuẩ
những nhà văn lớn, tác giả lớn, tác phẩm độc đáo. Nhưng đi vào từng lĩnh vực cụ thể thì
mỗi nền văn minh vẫn có những đóng góp riêng, mang giá trị văn hóa riêng nhưng tính
ứng dụng thì được học tập, giữ gìn đến ngày nay. Về chữ viết, Trung Quốc có chữ viết từ
thời Thương, được gọi là chữ giáp cốt, dần dần phát triển thành chữ tượng hình, rồi giản
lược lại; ở La Mã, chữu viết ban đầu cũng được học tập từ các nước tiểu Á, dần được
hoàn thiện và trở thành chữ La Tinh, được sử dụng rộng rãi ngày nay. Về y học, Trung
Quốc cũng có nhiều thầy thuốc lớn như Hoa Đà.., phát triển lâu dài, dùng cây cỏ, bắt
mạch, lưu thông khí huyết để trị bệnh; Với nền văn minh La Mã ta lại có Hippocrates,
thủy tổ y học phương Tây, người đã giải phóng y học khỏi mê tín dị đoan, là nhà giải
phẩu học đầu tiên mở ra nền tản cho y học Tây Âu hiện đại…
Có điểm đặc biệt đáng lưu ý trong sự hình thành phát triển và giao lưu của hai nền văn
hóa này, đó là sự tiếp thu học hỏi của La Mã từ Trung Quốc thông qua giao thương với Ả
Rập. Với bốn phát minh nổi bậc của Trung Quốc là giấy, kỹ thuật in, thuốc súng, kim chỉ
nam, vốn ban đầu rất thô sơ, thì được La Mã tiếp thu và đến những giai đoạn sau này thì
cải tiến cho trở nên tiện dụng và tính ứng dụng cao hơn.
Nhìn chung, cả hai nền văn minh phát triển trên hai vị trí xa rời nhau nhưng vẫn có những
điểm học tập, tiếp thu, có những nét tương đồng để hình thành nên một nền văn minh rực
rỡ có nhiều đóng góp cho quá trình phát triển của toàn nhân loại. Đồng thời, sự dị biệt
trong hai nền văn minh do nhưng yếu tố tự nhiên và con người cùng tạo nên và tạo ra sự
khác nhau trong tư tưởng, văn hóa, lối sống của cư dân mỗi nền văn minh. Tài liệu tham khảo:
1. Vũ Dương Ninh (2016), Lịch sử văn minh thế giới, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.