Bài thi học phần môn phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lựa chọn một vấn đề nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặt tên đề tài và xác định theo yêu cầu: Đề tài: “Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc trang bị kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2
Câu 1: Lựa chọn một vấn đề nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội và nhân văn, đặt tên đề tài và xác định theo yêu cầu:
Đề tài: “Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc trang bị kỹ năng mềm đến cơ
hội việc làm cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”
1. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
1.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò của việc trang bị kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm sau này
của sinh viên hiện nay. Đồng thời chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế và
làm sáng tỏ các lý luận, thực tiễn. Trang bị cho sinh viên một cách đầy đủ,
toàn diện về nhận thức. Từ đó, sinh viên biết tiếp thu, vận dụng và trau dồi kỹ
năng mềm thiết yếu cho bản thân, tăng cơ hội việc làm sau khi ra trường.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Chỉ ra mức độ quan trọng và các yêu cầu kỹ năng mềm cần trang bị
- Làm rõ cũng như đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân thiếu sót kỹ năng
mềm của sinh viên hiện nay
- Đề ra những giải pháp thích hợp để trau dồi kỹ năng mềm nhằm phục vụ cho
công việc sau này của sinh viên
2. Đối tượng nghiên cứu, khách thể và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng mềm ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền hiện nay.
2.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền 3
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Sinh viên khóa 38,39,40,41 thuộc các khoa của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phạm vi thời gian: từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2022
3. Giả thuyết nghiên cứu
Phần lớn sinh viên khi đi tìm việc, thực tập đều thiếu những kĩ năng mềm cần
thiết như kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp… Có rất nhiều nguyên
nhân khiến sinh viên hiện nay thiếu kĩ năng mềm ảnh hưởng đến cơ hội việc
làm như điều kiện cơ sở vật chất trường học, thiếu giáo viên, hạn hẹp về tài
chính… nhưng chủ yếu là do bản thân mỗi sinh viên chưa thực sự có ý thức
trong việc trau dồi những kỹ năng mềm cơ bản. Có rất nhiều giải pháp để nâng
cao kĩ năng mềm, tăng cơ hội việc làm cho sinh viên như tích cực giao lưu,
tham gia những hoạt động ngoại khóa, va chạm với thực tế…Nghiên cứu này
được thực hiện nhằm tìm hiểu được thực trạng, nguyên nhân của kĩ năng mềm
ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên từ đó đề xuất những giải pháp
nâng cao kĩ năng mềm, tăng cơ hội việc làm cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất đó là triết
học duy vật biện chứng. Sở dĩ triết học Macxit đóng vai trò là phương pháp
luận chung nhất là do các nguyên lý thế giới quan chính là sự đúc kết, tổng
kết những gì là cơ bản nhất, sâu sắc nhất, khoa học nhất về tự nhiên, xã hội
và tư duy. Đề tài dựa trên quan điểm của Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới giáo dục – đào tạo. 4
- Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích là nghiên cứu các tài
liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm
hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông
tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: lập những câu hỏi trắc nghiệm sát thực
trong việc trau dồi, những khó khăn, thuận lợi khi trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên
Phương pháp quan sát khoa học: tham gia vào các buổi hoạt động nhóm trong
nhà trường, lớp học như tình nguyện, hoạt động ngoại khóa
5. Xây dựng kết cấu nội dung chi tiết của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung gồm có 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận về việc trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền
1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm kỹ năng
1.1.2 Khái niệm kỹ năng mềm 1.1.3 Cơ hội việc làm
1.2 Sự cấp thiết trong việc trang bị kỹ năng mềm đối với cơ hội việc làm của sinh viên
1.2.1 Trang bị kỹ năng mềm có sức ảnh hướng đến cơ hội việc làm 5
1.2.2 Kỹ năng mềm hỗ trợ bản thân xử lý các tình huống tốt trong công việc và cuộc sống
1.3 Nhóm những kỹ năng cần thiết phải trang bị cho sinh viên hiện nay
1.3.1 Nhóm kỹ năng quản lý cá nhân
1.3.2 Nhóm kỹ năng xã hội
1.3.3 Nhóm kỹ năng nhận thức
Chương II: Thực trạng và ảnh hưởng của việc trang bị kỹ năng mềm đến
cơ hội việc làm của sinh viên
2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.2 Những kết quả, lợi ích đạt được trong việc trang bị kỹ năng mềm đến cơ
hội việc làm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.3 Những hạn chế trong việc trang bị kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chương III: Quan điểm và giải pháp đề ra trong vấn đề trau dồi kỹ năng
mềm cho sinh viên hiện nay
3.1 Quan điểm của nhà trường và các nhà tuyển dụng trong việc đào tạo kỹ
năng mềm cho sinh viên hiện nay
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên
3.3 Giải pháp từ việc hoàn thiện các chương trình đào tạo phù hợp với công việc thực tiễn. 6
Câu 2: Trình bày quy trình thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;
thiết kế bảng hỏi nhằm thu thập thông tin cho đề tài
Quy trình thiết lập bao gồm 3 bước:
1. Chuẩn bị điều tra
Trong giai đoạn chuẩn bị điều tra, nhà nghiên cứu cần xác định mục tiêu điều
tra, phạm vi và mức độ thu thập thông tin. Bên cạnh đó, cần lập kế hoạch điều
tra, tổ chức nguồn nhân lực, chuẩn bị điều kiện vật chất, phương tiện, chọn
mẫu điều tra và hoàn thành bảng hỏi.
2. Tiến hành điều tra
Một là, điều tra thử trên một phạm vi nhỏ nhằm kiểm tra tính hợp lý và khả
năng thu thập thông tin từ bảng hỏi, tính toán chi phí, điều chỉnh nhân lực...
Hai là, trưng tập, tập huấn cho cán bộ điều tra.
Ba là, triển khai điều tra theo kế hoạch. Khi tiến hành điều tra là, cần tổ chức
giám sát người đi điều tra sao cho đảm bảo yêu cầu điều tra đúng đối tượng,
đúng số người định hỏi theo kế hoạch, nắm bắt những khó khăn gặp phải trong quá trình điều tra.
3. Xử lý kết quả điều tra
Kết thúc công việc điều tra, nhà nghiên cứu tiến hành tập hợp bảng hỏi. Bảng
hỏi thu được cần được sắp xếp cẩn thận và tiến hành phân loại (theo khu vực
điều tra, theo đối tượng điều tra...)
kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của số liệu điều tra thu được. 7
Kiểm tra bảng hỏi là công việc cần thiết trước khi xử lý số liệu. Công đoạn
này giúp nhà nghiên cứu xác định lại độ tin cậy của quá trình điều tra, mức độ
sử dụng thông tin trong các phiếu hỏi và đánh giá khả năng của điều tra viên.
Thông thường, điều tra bằng bảng hỏi thực hiện với nhiều người, số lượng câu
hỏi lớn. Do đó cần mã hóa các câu trả lời, chuyển các câu trả lời đó ra một
ngôn ngữ xác định gọi là mã để có thể thích hợp với việc xử lý bằng máy tính.
Cuối cùng, nhà nghiên cứu lựa chọn các phương pháp mô tả số liệu phù hợp
với ý đồ nghiên cứu. Nhà khoa học viết và hoàn thành bản báo cáo tổng hợp
kết quả điều tra theo mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Bản báo cáo
này có thể được công bố dưới dạng sản phẩm trung gian của đề tài nghiên cứu. BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRANG BỊ KỸ
NĂNG MỀM ĐẾN CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN
BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY !¯#
Nhằm thích ứng với những xu hướng thay đổi của thế giới ngày nay, việc rèn
luyện kỹ năng mềm khi còn ngồi trên ghế nhà trường là điều vô cùng cần thiết
và quan trọng đối với các bạn sinh viên. Thực tế đã cho thấy đa số các bạn
sinh viên hiện nay mới chỉ giỏi về mặt lý thuyết và bị thụ động trong việc sử
dụng các kỹ năng mềm. Các kỹ năng mềm giúp cho sinh viên linh hoạt và chủ
động hơn trong công việc được giao và là cầu nối dẫn đến thành công sau này.
Chính vì vậy, tôi quyết định thực hiện nghiên cứu về vấn đề “Ảnh hưởng của
việc trang bị kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm cho sinh viên Học viện Báo 8
chí và Tuyên truyền hiện nay”, với mong muốn nâng cao ý thức của sinh viên
trong việc trau dồi những kỹ năng thiết yếu cho bản thân mình. Tôi rất mong
nhận được những thông tin mà bạn cung cấp qua bảng khảo sát dưới đây. Mọi
ý kiến đóng góp của bạn rất có giá trị đối với tôi và hi vọng bạn sẽ thoải mái
chia sẻ ý kiến của mình. Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN (Vui lòng cung cấp một số thông tin cá
nhân. Tất cả thông tin chúng tôi thu thập đều phục vụ cho mục đích khảo sát
và bạn hoàn toàn được ẩn danh.)
1. Bạn là sinh viên năm mấy? (Vui lòng tô đen vào đáp án bạn lựa chọn) ¡ Năm 1 ¡ Năm 2 ¡ Năm 3 ¡ Năm 4 ¡ Khác:
2. Bạn thuộc khoa nào của Học viện? 3. Giới tính của bạn? ¨ Nam ¨ Nữ ¨ LGBTQ+
4. Số điện thoại/ Địa chỉ email: 9
PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC VỀ KỸ NĂNG MỀM
(Vui lòng đánh dấu X vào các ô đáp án mà bạn lựa chọn.)
5. Bạn có biết kỹ năng mềm là gì không? ¨ Có ¨ Không
6. Theo bạn, sinh viên có nên trang bị cho mình những kỹ năng mềm cơ bản? ¨ Có ¨ Không
7. Bạn có muốn trau dồi kỹ năng mềm cho bản thân? ¨ Có ¨ Không
8. Bạn nghĩ kỹ năng mềm gồm những kỹ năng nào? (Có thể chọn nhiều đáp án) ¨ Giao tiếp ¨ Tư duy, sáng tạo ¨ Làm việc nhóm ¨ Lãnh đạo ¨ Tin học ứng dụng
¨ Sắp xếp, tổ chức công việc ¨ Quản lý thời gian
9. Môi trường nào là thích hợp để trang bị kỹ năng mềm? (Có thể chọn nhiều đáp án) ¨ Nơi làm việc ¨ Trường học 10 ¨ Gia đình ¨ Xã hội
10. Bạn nghĩ việc trang bị kỹ năng mềm giúp ích gì cho việc phát triển cơ
hội tìm việc làm sau này cho sinh viên hiện nay?
11. Theo bạn, mặt hạn chế của việc thiếu kỹ năng mềm ở sinh viên hiện nay là gì?
12. Những giải pháp nào sau đây có thể giúp sinh viên trang bị kỹ năng
mềm cần thiết? (Có thể chọn nhiều đáp án)
¨ Tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức
¨ Đăng ký các khóa học luyện nói trước đám đông
¨ Không kết bạn, chỉ tham gia những hoạt động bắt buộc
¨ Chủ động sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi một cách khoa học
¨ Đọc sách về tư duy, lối sống, xã hội,…
¨ Đùn đẩy nhiệm vụ, thường xuyên trốn học 11
¨ Học thêm kỹ năng mới, ngôn ngữ mới khi có thời gian rảnh
13. Ngoài những giải pháp bạn đã chọn ở câu trên, bạn có đóng góp thêm
những giải pháp nào khác không?
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN VỀ CÁC KHẢ NĂNG THUỘC KỸ NĂNG MỀM
(Vui long đánh dấu X vào các ô 1,2,3,4,5 tương ứng với các mức độ Khá tốt -
Tốt - Trung bình - Tệ - Khá tệ) STT Câu hỏi khảo sát Thang mức độ 1 2 3 4 5 1
Kỹ năng giao tiếp của bạn ở mức độ nào? 2
Kỹ năng làm việc nhóm của bạn ở mức độ nào? 3
Kỹ năng sử dụng các phần mềm phục
vụ học tập như Microsoft, Google của bạn ở mức độ nào? 4
Kỹ năng diễn thuyết, đàm phán trước
đám đông của bạn nằm ở mức độ nào? 12 5
Kỹ năng tư duy sáng tạo của bạn nằm ở mức độ nào? 6
Kỹ năng sắp xếp và tổ chức công việc
của bạn ở mức độ nào? 7
Kỹ năng tìm kiếm và nghiên cứu của
bạn nằm ở mức độ nào? 8
Kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ của bạn ở mức độ nào
KẾT THÚC KHẢO SÁT
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của bạn!
Mọi đóng góp, thắc mắc vui lòng liên hệ đến địa chỉ email: nghanhdung.work@gmail.com