-
Thông tin
-
Hỏi đáp
BÀI THU HOẠCH SỐ 3 | Cơ sở lý luận báo chí và truyền thông | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Bài thu hoạch số 3" trong môn học "Cơ sở lý luận báo chí và truyền thông" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM có thể là một bài tập hoặc đồ án yêu cầu sinh viên thực hiện để áp dụng những kiến thức và lý thuyết đã học vào thực tế. Thông thường, nó có thể bao gồm các hoạt động như:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
BÀI THU HOẠCH SỐ 3 | Cơ sở lý luận báo chí và truyền thông | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Bài thu hoạch số 3" trong môn học "Cơ sở lý luận báo chí và truyền thông" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM có thể là một bài tập hoặc đồ án yêu cầu sinh viên thực hiện để áp dụng những kiến thức và lý thuyết đã học vào thực tế. Thông thường, nó có thể bao gồm các hoạt động như:
Môn: Cơ sở lý luận báo chí và truyền thông (ĐHQG-HCM)) 12 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40190299 BÀI THU HOẠCH SỐ 3
Cơ Sở Lý Luận Báo Chí Và Truyền Thông (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40190299
BÀI THU HOẠCH SỐ BA
MÔN: CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN ĐOÀN THU GIANG MSSV: 2356030017
1. Viết không quá 2 trang về một xã hội không có báo chí
Báo chí từ lâu đã ăn sâu vào đời sống xã hội, là một nguồn thông tin đáng tin cậy, độc lập và
được xem như là một thành phần không thể thiếu của một xã hội dân chủ. Vậy nếu như một xã hội
không có báo chí sẽ như thế nào?
Đó là một xã hội nơi thông tin minh bạch, xác đáng trở thành “của hiếm”. Không có báo chí, nguồn
thông tin sẽ xuất phát chủ yếu từ các trang mạng xã hội hay truyền miệng, không có đủ cơ sở để xác
thực thông tin đó là thật hay giả. Hoặc dòng thông tin có thể bị kiểm soát và điều khiển theo hướng
chính trị hoặc cá nhân với mục đích có lợi cho những tổ chức, cá nhân đứng sau. Thiếu báo chí cũng có
thể dẫn đến sự thiếu minh bạch trong các vấn đề quan trọng như chính trị, kinh tế, và xã hội. Cộng đồng
có thể không biết đến những quyết định của chính phủ, những vấn đề đang diễn ra trong xã hội, hoặc
những thách thức đang đối mặt. Niềm tin, sự ủng hộ của người dân đối với nhà cầm quyền suy giảm.
Những điều luật, chính sách vô lý, không mang lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống của người dân có thể
được thông qua và áp dụng. Tiếng nói của nhân dân nếu không có báo chí không đủ mạnh mẽ để giành
lấy quyền lợi xứng đáng.
Đó là một xã hội nơi kinh tế kém phát triển hơn. Các doanh nghiệp thiếu đi một môi trường quảng
bá sản phẩm đạt hiệu quả cao, khó khăn hơn trong việc xây dựng niềm tin của khách hàng để phát triển
việc kinh doanh. Ngoài ra, xã hội không có báo chí khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc
xây dựng các chiến lược phát triển vì thiếu thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính trong nước và
thế giới. Các doanh nghiệp cũng có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đòi quyền lợi chính đáng cho mình
trước các quy định về kinh doanh do nhà cầm quyền ban hành.
Đó là một xã hội nơi những tác phẩm văn hóa nghệ thuật, các thành tựu khoa học kỹ thuật không
thể quảng bá rộng rãi đến công chúng. Sự tiếp thu các thành tựu về văn hóa, nghệ thuật, khoa học bị đình
trệ khi không có sự cập nhật trên các mặt báo chí. Nhất là sự giao lưu học hỏi với bạn bè quốc tế bị ngắt
quãng vì không có phương tiện để trao đổi, truyền thông.
Không có báo chí có thể làm giảm giác thức của cộng đồng về quyền lợi và trách nhiệm của họ đối
với xã hội. Mọi người có thể trở nên không quan tâm hoặc không tìm hiểu về những vấn đề quan trọng
trong đời sống xung quanh do thiếu nguồn tin tin cậy.
Trong tổng thể, một xã hội không có báo chí đặt ra nhiều thách thức trong việc duy trì giao tiếp
thông tin chính xác và đảm bảo tính minh bạch trong các quyết định quan trọng. Giả định về một xã hội
không có báo chí làm rõ hơn vai trò của báo chí đối với đời sống xã hội. Trong tất cả các lĩnh vực như
chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa nghệ thuật, khoa học, ngành báo chí đều chứng minh được tầm ảnh
hưởng của mình trong việc định hướng phát triển, điều hòa sự công bằng trong mối quan hệ giữa các bên với nhau.
2. Đối với nghề báo nguyên tắc nào là quan trọng nhất? Tại sao?
Đối với nghề báo, tính chân thật, khách quan được coi là nguyên tắc phổ quát và quan trọng nhất. Chân
thật, khách quan trong hoạt động báo chí chủ yếu là nói đến những thông tin được đăng tải trên báo phải có
thật, chính xác trong từng chi tiết và được lý giải một các toàn diện, khách quan. Xuất phát từ bản chất của
ngành báo chí, là một hình thái nhận thức của con người về cuộc sống xã hội và tự nhiên, nghiễm nhiên nhiệm
vụ quan trọng nhất của báo chí là đem lại những tri thức đúng đắn, những hiểu biết sâu sắc về bản chất, thuộc
tính của các sự vật hiện tượng trong đời sống cho con người. Nội dung thông điệp mà báo chí truyền tải phải
đạt tới chân lý khách quan. Và chỉ khi đứng trên nền tảng là sự thật, báo chí mới có thể thực hiện được các
chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo được các nguyên tắc khác, chứng minh được giá trị tồn tại của mình đối với xã
hội. Sự thật khách quan có thể được xem là “tín ngưỡng” của báo chí. Dù hình lOMoAR cPSD| 40190299
thức, nhiệm vụ của báo chí có thay đổi theo thời gian thì nguyên tắc chân thực, khách quan vẫn không
thể thay đổi. Tuy nhiên, chân thật khách quan không có nghĩa là bất kỳ sự kiện gì cũng có thể đưa lên
mặt báo. Những thông tin, sự kiện được đăng tải phải nhằm mục đích đóng góp cho sự phát triển của xã
hội, hạn chế những thông tin có thể gây ảnh hưởng đến chính trị, các vấn đề về niềm tin, an ninh trật tự.