Bài thuyết trình Khuyết điểm nền kinh tế thị trường ở Việt Nam | Kinh tế chính trị
Bài thuyết trình Khuyết điểm nền kinh tế thị trường ở Việt Nam | Kinh tế chính trị với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (PLT02H)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Để tìm hiểu về chủ đề này trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền
kinh tế hàng hóa phát triển cao
Như hôm trước chúng ta đã học những ưu thế thì bên cạnh đó nền kinh tế thị trường
cũng có những khuyết tật mà đa số nó không thể tự khắc phục, sửa chữa được. Nền
kinh tế thị trường tồn tại 3 khuyết tật:
Đầu tiên Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng : Trong
nền kinh tế thị trường không phải lúc nào cũng tạo ra sự cân đối về giá cả và sản lượng
hàng hoá. Thị trường vốn dĩ rất nhạy cảm và rất khó dự đoán chính xác, vì vậy việc xảy
ra các biến cố như dịch bệnh, thiên tai hay chiến tranh đều là nguyên nhân xảy ra khủng hoảng
Ví dụ: Như chúng ta đã biết thì trước đây ngành hàng không của nước ta phát triền
khá tốt nhưng vào năm 2020-2021, đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh, cả nước phải
tạm thời đóng cửa chống dịch, ngừng một loạt các hoạt động như giao thương, vận
chuyển hàng hoá, du lịch dẫn đến ngành dịch vụ hàng không lâm vào khủng hoảng nặng
nề và thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng.
Thứ hai Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên
không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
Về mặt tự nhiên: Do các chủ thể sản xuất trong nền kinh tế thị trường luôn đặt mục tiêu
lợi nhuận tối đa nên luôn tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn đối với nguồn lực tài nguyên, suy thoái môi trường.
Thực tế ở VN chúng ta đã có không ít vụ khai thác làm cạn kiệt tài nguyên, gây suy
thoái môi trường tự nhiên
Ví dụ như vụ khai thác đất hiếm trái phép tại Yên Bái của tập đoàn Thái Dương,
vụ khai thác than trái phép ở Quảng Ninh, hay vụ khai thác cát trộm ở lòng sông
Hồng, đặc biệt vào năm 2016 thì công ty formosa Hà Tĩnh gây ra nạn ô nhiếm
biển gây ra vụ cá chết hàng loạt
Về mặt xã hội: Cũng vì động cơ lợi nhuận, các chủ thể sản xuất kinh doanh có thể vi
phạm cả nguyên tắc đạo đức để chạy theo mục tiêu làm giàu thậm chí phi pháp, góp phần
gây ra sự xói mòn đạo đức kinh doanh, thậm chí cả đạo đức xã hội.
Trong đợt dịch vừa qua, vì nhu cầu mua khẩu trang tăng mạnh dẫn đến xuất hiện
tình trạng mặt hàng này bị đẩy giá bán lên rất cao có nơi lên đến vài trăm nghìn đồng 1 hộp
Trục lợi từ dịch bệnh, nhiều cơ sở sản xuất tái chế khẩu trang, găng tay đã qua sử
dụng và đưa ra bán trên thị trường
Nguyên nhân đều xuất phát từ hành vi trục lợi, vì lợi nhuận trước mắt của cá
nhân của các doanh nghiệp
Thứ ba Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc
trong xã hội: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do cạnh tranh với
nhau , kết quả của sự cạnh tranh gay gắt này dẫn đến sự phân hóa xã hội về thu nhập, về
cơ hội là tất yếu. Bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được hiện tượng
phân hóa sâu sắc. Các quy luật thị trường luôn phân bổ lợi ích theo mức độ và loại hình
hoạt động tham gia thị trường, cộng với tác động của cạnh tranh mà dẫn đến sự phân hóa như một tất yếu.
Ví dụ: Như ta thấy trong thị trường lao động Sự cạnh tranh giữa các người
đang tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động chẳng hạn các bạn sinh viên
mới ra trường, bản thân mỗi người luôn muốn kiếm một công việc tốt, có thu
nhập cao, cơ hội thăng tiến,… quá trình của sự cạnh tranh này gây ra sự phân
hoá giữa những người lao động có thu nhập cao và thu nhập thấp dẫn đến
khoảng cách giàu nghèo ngày càng chênh lệch -> căng thẳng về mặt xã hội, đấu tranh giai cấp,…
Kết luận: Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh những ưu thế thì vẫn còn nhiều
khuyết tật vì vậy để khắc phục những khuyết tật trên thì cần có sự can thiệp của
nhà nước bằng các công cụ cũng như các chính sách điều hoà mâu thuẫn lợi ích
kinh tế như: thuế, chính sách an ninh xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp,…… để ổn định tình hình kinh tế.
Bài thuyết trình của nhóm em đến đây là kết thúc……………………….