Bài tiểu luận môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Bài tiểu luận môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI BÀI ĐÁNH GIÁ HẾT HỌC PHẦN
BỘ MÔN NGỮ VĂN VIỆT NAM
* Sinh viên lưu ý:
Điền đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 5
dưới đây.
Lưu và đặt tên file theo nguyên tắc: Số thứ tự-Họ tên không dấu
(ví dụ: 1-Nguyen Van A).
Sử dụng Font chữ Times New Roman; Bảng Unicode. Cỡ chữ 13; Cách
dòng 1.3 lines.
Nghiêm cấm sinh viên sao chép dưới mọi hình thức. Nếu bị phát hiện trong
quá trình chấm thi, bài tập sẽ bị xử lý theo quy định.
1. Học phần (vd: Hà Nội học):
Cơ sở văn hóa Việt Nam
2. Họ và tên (vd: Nguyễn Văn A):
Hoàng Bảo Ngân
3. Ngày sinh (vd: 01.01.2001):
11/07/1995
4. Mã sinh viên (vd: 2001010001):
2937010025
5. Số thứ tự (vd:1):
17
(Sinh viên không ghi mục này)
SỐ PHÁCH:
(Sinh viên không ghi mục này)
KHÔNG XÓA VÀ KHÔNG LÀM BÀI VÀO TRANG
NÀY
SỐ PHÁCH:
Điểm kết luận: …………………
GV chấm thi 1: ………………………………
GV chấm thi 2: ………………………..…….
ĐỀ BÀI: Những dấu ấn của điều kiện tự nhiên - sinh thái trong một số thành tố văn
hóa Việt Nam.
BÀI LÀM:
Việt Nam có một nền văn hoá rất đặc sắc và lâu đời. Cội nguồn của các đặc
trưng văn hóa dân tộc này tất dĩ phải tìm trong những điều kiện lịch sử của dân tộc.
Tuy nhiên trước đó, và trong suốt quá trình lịch sử, những điều kiện địa lý, tự nhiên lại
có sức ảnh hưởng đến các thành tố văn hóa một cách nhất định. Vì thế, khi bàn đến
văn hóa Việt Nam, phải tìm đến cội nguồn của nó từ thời đại đá mới, thời đại phát sinh
nông nghiệp và làng xóm. Hơn nữa, phải chú ý đến những điều kiện nền tảng địa lý và
môi trường thiên nhiên mà đã sản sinh nên những đặc trưng, đặc điểm văn hóa ấy.
Xét về mặt địa lý, Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực Đông Nam, bán đảo
Đông Dương, có phần đất liền trải dài từ kinh tuyến 120 8’ Đông đến 109 27’ Đông và
từ vĩ tuyến 8 27’ Bắc đến 23 23’ Bắc. ¾ đại thể Việt Nam là đồi núi, ¼ là đồng bằng.
Chính nhờ mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều khắp (trung bình 0,60 km / km²),
cả nước có tới 2360 sông trên 10 km với rất nhiều hồ, ao, đầm, phá, kênh, mương và
đường bờ biển dài 3260 km chưa kể các đảo, diện tích vùng biển.
Về khí hậu, Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới
ẩm, miền Trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi khi miền Nam
nằm trong vùng nhiệt đới Xa-van. Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình
84-100% cả năm. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên
khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng.
Từ đặc điểm địa lý và khí hậu, có thể dễ dàng nhận ra Việt Nam là hệ sinh thái
hệ sinh thái phồn tạp và có chỉ số đa dạng giữa giống loài và số cá thể rất cao. Ngoài
ra, các loài thực vật phát triển hơn động vật. Vì vậy mà thời kinh tế hái lượm, việc con
người hái lượm vượt trội hơn hẳn so với săn bắn, và vào thời kinh tế nông nghiệp,
trồng trọt cũng vượt trội hơn chăn nuôi.
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nền nông nghiệp nước ta phát triển rất sớm,
ngay từ khi công cụ còn thô sơ. Việt Nam là nước nông nghiệp truyền thống, tất cả các
hoạt động của người dân Việt Nam đều gắn bó với hoạt động nông nghiệp truyền
Trang 1/7
thống và chính hoạt động nông nghiệp đã chi phối rất nhiều đến đặc trưng văn hóa của
người Việt.
Yếu tố đầu tiên thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên - sinh thái
với văn hóa Việt Nam là Ở những vùng châu thổ của vùng nhiệt văn hóa ẩm thực.
đới, điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây lúa nước, nên thức ăn chính trong các bữa
ăn của con người là lúa .. truyền thống của người dân Việt Nam bao gồm: gạo Bữa ăn
cơm gạo, rau củ (canh) và món mặn (cá, thịt). Đồ ăn truyền thống có nhiều món được
ủ, lên men để bảo quản, tránh bị ôi thiu do điều kiện khí hậu thời tiết nóng ẩm, gió
mùa khiến vi khuẩn dễ phát sinh. Một số sinh hoạt ăn, uống, hút của người Việt cũng
mang đậm nét của một vùng nhiệt đới : ăn trầu, uống rượu, hút thuốc lào,… tất cả
những hoạt động này đã trở thành biểu tượng của văn hóa Việt.
Tuy cùng trên dải đất hình chữ S, mỗi vùng miền khác nhau thì có điều kiện địa
lý khác nhau, chính vì vậy con người phải có những ứng xử nhất định để phù hợp và
thích nghi, dẫn đến việc các miền đều có những đặc trưng ẩm thực khá riêng biệt. Các
món ăn nổi tiếng thanh đạm và cầu kỳ trong chế biến và trong cách sử dụng miền Bắc
gia vị. Miền Trung với địa thế gần biển nên các món ăn đều có nhiều yếu tố biển và
cay, mặn. Còn nhắc đến ẩm thực miền Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến các món ăn
cay, ngọt và dân dã. Các món ăn cũng rất lạ, và được tổng hợp từ các bếp miền Nam
ăn của Việt, Chăm, Hoa và Ấn.
Con người là sản phẩm của môi trường tự nhiên và là sản phẩm của hoàn cảnh
xã hội. Chính vì vậy, yếu tố tự nhiên là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng,
góp phần không nhỏ chi phối trực tiếp đến văn hóa sinh hoạt đời sống vật chất
của con người. Xét về cách ở những vùng có khi hậu nóng, nhiều ánh sáng ăn mặc
con người thường sử dụng các loại vải mỏng mát, màu sáng. Ngược lại ở những vùng
có khí hậu giá lạnh con người đã biết sử dụng các loại vải giấy, chất len sợi để đỡ lạnh
hơn. Hay ở những vùng rừng núi con người đã biết ăn mặc hòa đồng với thiên nhiên
bằng các loại vải có màu sắc sặc sỡ tượng trưng cho thiên nhiên núi rừng. Cái riêng
trong cách ăn mặc của người Việt trước hết là cái chất nông nghiệp trong chất liệu may
mặc – đó là các chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng
là chất liệu may mặc mỏng, nhẹ thoáng, thấm mồ hôi, phù hợp với khí hậu nhiệt đới
gió mùa nóng ẩm. Đó là sợi gai, đay, chuối, bông, tơ tằm,… Trang phục thường được
chọn các màu âm tính như đen, nâu, chàm, gụ, tím,.. Vải nhuộm từ nguyên liệu tự
nhiên như tơ tằm, củ nâu và chàm. Trang phục của người xưa cũng rất đơn lao động
giản, nam chỉ có ở trần, đóng khố, đi đất, nữ thì yếm, váy.
Cách thức trang phục của người Việt qua các thời đại bị chị phối bởi hai nhân tố
chính là khí hậu nhiệt đới nóng bức và công việc trồng lúa nước. Đồ mặc ở phía dưới
của phụ nữ tiêu biểu và ổn định hơn cả là váy. Sở dĩ trải qua bao thời đại cái váy vẫn
được người dân ưa chuộng một phần vì nó là trang phục truyền thống, một phần vì
mặc váy không chỉ mát, ứng phó hiệu quả với khí hậu nóng bức mà còn rất phù hợp
với công việc đồng áng. Đối với nam giới thì cái khố ngoài mặc mát, phù hợp với khí
Trang 2/7
hậu nóng bức, còn dễ dàng thao tác trong lao động. Nhìn chung cách ăn mặc của người
Việt khá đơn giản, gọn gàng, để thích nghi với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, cũng như
dễ dàng cho việc đi lại, lao động trên đồng ruộng có bùn lấm. Ngoài ra, do đặc điểm
nước ta nắng lắm mưa nhiều, nên để ứng phó với khí hậu ấy thì nét đặc thù chung đó
là đội nón rộng vành để tránh nóng và có mái dốc để nhanh thoát nước, che mưa. Nón
là lâu dần cũng là đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Hơn nữa, người Việt còn đội mũ,
áo tơi che mưa bằng cọ, một loài cây mang tính đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa.
Trong các lễ hội thì ngược lại lại khá diêm dúa, cầu kỳ. Các dịp lễ hội thường sử dụng
các trong phục có màu sắc dương tính như đỏ, điều, vàng, xanh. Nam thường mặc áo
the, lụa gấm, chít khăn xếp, nữ thì mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, vấn tóc, đội nón
quai thao rộng vành, chân đi guốc hoặc hài, đeo hoa tai, trang sức đeo là vòng kiềng và
nhẫn.
Sau yếu tố trang phục, văn hóa ở cũng thể hiện dấu ấn mạnh mẽ của thiên nhiên
lên văn hóa Việt. là sáng tạo văn hóa vừa để ứng phó với các hiện tượng tự Nhà ở
nhiên, vừa khai thác những thuận lợi của thiên nhiên. Ngôi nhà là tổ ấm để đối phó với
thời tiết, khí hậu, là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho cuộc sống
định cư ổn định. Nằm trong khu vực là vùng sông nước cho nên ngôi nhà của người
Việt truyền thống cũng mang đậm dấu ấn của môi trường sông nước: ngói vẩy cá, mái
cong mô phỏng hình thuyền. Thậm chí lấy tên để gọi các bộ phận gỗ: tàu mái, mũi tàu,
dạ tàu, then tàu, câu tàu, bệ tàu,.... Nhà ở truyền thống của người Việt là nhà sàn. Đây
là kiểu nhà rất phổ biến ở Việt Nam từ thời Đông Sơn. Nhà được xây cất khá kiên cố
và bền chắc.
Ở nông thôn phổ biến với nhà tranh vách nứa. Sử dụng vật liệu dừa, tre, nứa có
sẵn. Các vật liệu làm nhà rất đơn giản và cũng để cho mát. Những nhà khá giả thì có
nhà gỗ, vách đất, nền đất nện. Và đặc biệt ở nông thôn thường có thêm vườn, ao,
chuồng nuôi tôm cá, chăn nuôi. Con người sống hướng thủy, hiền hòa với thiên nhiên..
Để ứng phó với môi trường tự nhiên, tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam về mặt cấu trúc
phải là nhà cao cửa rộng, tạo không gian thoáng mát giao hòa với thiên nhiên. Nơi
được chọn phải đáp ứng những yêu cầu trong việc chọn hướng nhà, hướng đất. Hướng
nhà tiêu biểu là hướng Nam vì Việt Nam gần biển, trong khu vực gió mùa, trong 4
hướng chỉ có Nam và Đông Nam là tránh được cái nóng từ phương Tây, cái bão từ
phương Đông và gió lạnh thổi vào mùa rét từ phương Bắc, nhưng lại tận dụng được
cái gió mát từ phương Nam vào mùa nóng.
Ngoài ăn ở thì việc đi lại cũngđể thích nghi với môi trường tự nhiên. Trong
xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định cư cho nên con người ít
có nhu cầu đi lại, có đi thì đi gần nhiều hơn xa, đồng thời địa hình không đồng đều, địa
hình núi cao chiếm phần lớn diện tích vậy nên giao thông trước kia kém phát triển, chủ
yếu đi bộ, gồng gánh, đội thúng trên đầu hoặc mang trên lưng, thích hợp với diện
tích nhỏ, vừa, công việc không quá nặng nhọc, đường bộ thường nhỏ hẹp, đầy bùn lầy.
Trâu bò lúc này là phương tiện thồ đồ chủ yếu, tích hợp với việc cày cấy. Đến TK XIX
Trang 3/7
mới chỉ đường nhỏ, phương tiện đi lại vận chuyển , ngoài sức trâu, ngựa , voi thì
phổ biến là đôi chân, quan lại thì di chuyển bằng cáng, kiệu.
Tuy nhiên ở Việt Nam, đường thủy và các phương tiện đi lại bằng đường thủy
lại phát triển mạnh, vì có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển dài. Các
phương tiện đường thủy rất phong phú như: thuyền thúng, thuyền đinh, thuyền độc
mộc, đò ngang, đò dọc, thuyền, xuồng, bè , mảng, phà , tàu…. tùy loại địa hình. vì có
hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển dài, với các loại. Người Việt Nam
rất giỏi đi trên sông nước, giỏi bắc cầu, giỏi thủy chiến và vẽ mắt cho thuyền. Các
quan hệ giao thương cũng thường được diễn ra nơi bên sông. Và các đô thị chủ yếu là
những thương cảng ven sông, ven biển
Tín ngưỡng của người Việt cũng mang đậm đặc trưng vùng sông nước, người
Việt thờ nước và các loài vùng sông nước. Đây là hình thức tín ngưỡng dân gian có
ảnh hưởng khá rõ trong hai nhóm lễ hội liên quan đến yếu tố nước. Người Việt nói
chung vốn có truyền thống rất coi trọng lễ tang bởi “ ” . Trong nghĩa tử là nghĩa tận
tang ma, có rất nhiều các phong tục, lễ nghĩa khác nhau như , theo tục lễ phạn hàm
xưa, bỏ gạo và tiền vào miệng tránh tà ma ác quỷ đến cướp đoạt, để tiễn hồn đi đường
xa được siêu thoát. Còn phong tục ra đời với ý nghĩa như một chuyến đò chở chèo đò
linh hồn người chết về miền cực lạc. Ngoài ra còn phong tục giải oan cho bắc cầu
người chết đuối, tất cả đều mang đậm dấu ấn đặc trưng của vùng sông nước lên phong
tục Việt. Các lễ hội, lễ Tết cũng vô cùng phong phú và đa dạng và thường được tổ
chức theo mùa vụ lúa nước cùng nhiều nghi lễ và trò chơi liên quan đến nước như:
múa rối nước, đua thuyền, các ngày lễ được mùa,.....
Trong lời ăn tiếng nói, người Việt cũng sử dụng nhiều từ ngữ, ca dao, tục ngữ
liên quan đến nghề nông nghiệp như:
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giầm, sàng”
và sử dụng nhiều hình ảnh sông nước để ví von: “Nước đến chân mới nhảy”, “Còn
nước còn tát Sống ở làng sang ở nước Quân với dân như cá với nước”, “Nước ”, “ ”, “
sông công lính”. Ngoài ra, tâm lý của người Việt xưa cũng rất linh hoạt, mềm mại như
nước.
Nghiên cứu trong mối quan hệ tương tác của điều kiện tự nhiên với một số
thành tố văn hóa của Việt Nam nhằm đạt tới sự nhận thức tổng hợp về không gian văn
hóa xã hội với thiên nhiên và con người. Môi trường địa lý và môi trường văn hóa là
đặc điểm quan trọng, chi phối và tạo nên bản sắc văn hóa riêng của từng đất nước, khu
vực, dân tộc, vùng miền,... Vì vậy, để hiểu sâu những đặc trưng của một không gian
văn hóa nào đó không thể không nghiên cứu những điều kiện tự nhiên và tác động qua
lại của nó với cuộc sống và văn hóa cư dân. Qua bài nghiên cứu, có thể thấy rằng, hầu
hết những sáng tạo văn hóa Việt Nam đều in đậm dấu ấn của những tác động tự nhiên,
Trang 4/7
và đó cũng là biểu hiện của những cố gắng của con người trong quá trình cải tạo, thích
ứng với hoàn cảnh tự nhiên.
- HẾT -
Trang 5/7
| 1/7

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
BÀI ĐÁNH GIÁ HẾT HỌC PHẦN
BỘ MÔN NGỮ VĂN VIỆT NAM
(Sinh viên không ghi mục này)
* Sinh viên lưu ý: SỐ PHÁCH:
● Điền đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 5
(Sinh viên không ghi mục này) dưới đây.
Lưu và đặt tên file theo nguyên tắc: Số thứ tự-Họ tên không dấu
(ví dụ: 1-Nguyen Van A).
● Sử dụng Font chữ Times New Roman; Bảng mã Unicode. Cỡ chữ 13; Cách dòng 1.3 lines.
● Nghiêm cấm sinh viên sao chép dưới mọi hình thức. Nếu bị phát hiện trong
quá trình chấm thi, bài tập sẽ bị xử lý theo quy định.
1. Học phần (vd: Hà Nội học):
Cơ sở văn hóa Việt Nam
2. Họ và tên (vd: Nguyễn Văn A): Hoàng Bảo Ngân
3. Ngày sinh (vd: 01.01.2001): 11/07/1995
4. Mã sinh viên (vd: 2001010001): 2937010025
5. Số thứ tự (vd:1): 17
KHÔNG XÓA VÀ KHÔNG LÀM BÀI VÀO TRANG NÀY SỐ PHÁCH:
Điểm kết luận: …………………
GV chấm thi 1: ………………………………
GV chấm thi 2: ………………………..…….
ĐỀ BÀI: Những dấu ấn của điều kiện tự nhiên - sinh thái trong một số thành tố văn hóa Việt Nam. BÀI LÀM:
Việt Nam có một nền văn hoá rất đặc sắc và lâu đời. Cội nguồn của các đặc
trưng văn hóa dân tộc này tất dĩ phải tìm trong những điều kiện lịch sử của dân tộc.
Tuy nhiên trước đó, và trong suốt quá trình lịch sử, những điều kiện địa lý, tự nhiên lại
có sức ảnh hưởng đến các thành tố văn hóa một cách nhất định. Vì thế, khi bàn đến
văn hóa Việt Nam, phải tìm đến cội nguồn của nó từ thời đại đá mới, thời đại phát sinh
nông nghiệp và làng xóm. Hơn nữa, phải chú ý đến những điều kiện nền tảng địa lý và
môi trường thiên nhiên mà đã sản sinh nên những đặc trưng, đặc điểm văn hóa ấy.
Xét về mặt địa lý, Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực Đông Nam, bán đảo
Đông Dương, có phần đất liền trải dài từ kinh tuyến 120 8’ ⁰ Đông đến 109 27’ ⁰ Đông và từ vĩ tuyến 8 27’ ⁰ Bắc đến 23 23’
⁰ Bắc. ¾ đại thể Việt Nam là đồi núi, ¼ là đồng bằng.
Chính nhờ mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều khắp (trung bình 0,60 km / km²),
cả nước có tới 2360 sông trên 10 km với rất nhiều hồ, ao, đầm, phá, kênh, mương và
đường bờ biển dài 3260 km chưa kể các đảo, diện tích vùng biển.
Về khí hậu, Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới
ẩm, miền Trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi khi miền Nam
nằm trong vùng nhiệt đới Xa-van. Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình
84-100% cả năm. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên
khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng.
Từ đặc điểm địa lý và khí hậu, có thể dễ dàng nhận ra hệ sinh thái Việt Nam là
hệ sinh thái phồn tạp và có chỉ số đa dạng giữa giống loài và số cá thể rất cao. Ngoài
ra, các loài thực vật phát triển hơn động vật. Vì vậy mà thời kinh tế hái lượm, việc con
người hái lượm vượt trội hơn hẳn so với săn bắn, và vào thời kinh tế nông nghiệp,
trồng trọt cũng vượt trội hơn chăn nuôi.
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nền nông nghiệp nước ta phát triển rất sớm,
ngay từ khi công cụ còn thô sơ. Việt Nam là nước nông nghiệp truyền thống, tất cả các
hoạt động của người dân Việt Nam đều gắn bó với hoạt động nông nghiệp truyền Trang 1/7
thống và chính hoạt động nông nghiệp đã chi phối rất nhiều đến đặc trưng văn hóa của người Việt.
Yếu tố đầu tiên thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên - sinh thái
với văn hóa Việt Nam là văn hóa ẩm thực. Ở những vùng châu thổ của vùng nhiệt
đới, điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây lúa nước, nên thức ăn chính trong các bữa
ăn của con người là lúa ..
gạo Bữa ăn truyền thống của người dân Việt Nam bao gồm:
cơm gạo, rau củ (canh) và món mặn (cá, thịt). Đồ ăn truyền thống có nhiều món được
ủ, lên men để bảo quản, tránh bị ôi thiu do điều kiện khí hậu thời tiết nóng ẩm, gió
mùa khiến vi khuẩn dễ phát sinh. Một số sinh hoạt ăn, uống, hút của người Việt cũng
mang đậm nét của một vùng nhiệt đới : ăn trầu, uống rượu, hút thuốc lào,… tất cả
những hoạt động này đã trở thành biểu tượng của văn hóa Việt.
Tuy cùng trên dải đất hình chữ S, mỗi vùng miền khác nhau thì có điều kiện địa
lý khác nhau, chính vì vậy con người phải có những ứng xử nhất định để phù hợp và
thích nghi, dẫn đến việc các miền đều có những đặc trưng ẩm thực khá riêng biệt. Các
món ăn miền Bắc nổi tiếng thanh đạm và cầu kỳ trong chế biến và trong cách sử dụng
gia vị. Miền Trung với địa thế gần biển nên các món ăn đều có nhiều yếu tố biển và
cay, mặn. Còn nhắc đến ẩm thực miền Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến các món ăn
cay, ngọt và dân dã. Các món ăn miền Nam cũng rất lạ, và được tổng hợp từ các bếp
ăn của Việt, Chăm, Hoa và Ấn.
Con người là sản phẩm của môi trường tự nhiên và là sản phẩm của hoàn cảnh
xã hội. Chính vì vậy, yếu tố tự nhiên là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng,
góp phần không nhỏ chi phối trực tiếp đến văn hóa sinh hoạtđời sống vật chất
của con người. Xét về cách ăn mặc ở những vùng có khi hậu nóng, nhiều ánh sáng
con người thường sử dụng các loại vải mỏng mát, màu sáng. Ngược lại ở những vùng
có khí hậu giá lạnh con người đã biết sử dụng các loại vải giấy, chất len sợi để đỡ lạnh
hơn. Hay ở những vùng rừng núi con người đã biết ăn mặc hòa đồng với thiên nhiên
bằng các loại vải có màu sắc sặc sỡ tượng trưng cho thiên nhiên núi rừng. Cái riêng
trong cách ăn mặc của người Việt trước hết là cái chất nông nghiệp trong chất liệu may
mặc – đó là các chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng
là chất liệu may mặc mỏng, nhẹ thoáng, thấm mồ hôi, phù hợp với khí hậu nhiệt đới
gió mùa nóng ẩm. Đó là sợi gai, đay, chuối, bông, tơ tằm,… Trang phục thường được
chọn các màu âm tính như đen, nâu, chàm, gụ, tím,.. Vải nhuộm từ nguyên liệu tự
nhiên như tơ tằm, củ nâu và chàm. Trang phục lao động của người xưa cũng rất đơn
giản, nam chỉ có ở trần, đóng khố, đi đất, nữ thì yếm, váy.
Cách thức trang phục của người Việt qua các thời đại bị chị phối bởi hai nhân tố
chính là khí hậu nhiệt đới nóng bức và công việc trồng lúa nước. Đồ mặc ở phía dưới
của phụ nữ tiêu biểu và ổn định hơn cả là váy. Sở dĩ trải qua bao thời đại cái váy vẫn
được người dân ưa chuộng một phần vì nó là trang phục truyền thống, một phần vì
mặc váy không chỉ mát, ứng phó hiệu quả với khí hậu nóng bức mà còn rất phù hợp
với công việc đồng áng. Đối với nam giới thì cái khố ngoài mặc mát, phù hợp với khí Trang 2/7
hậu nóng bức, còn dễ dàng thao tác trong lao động. Nhìn chung cách ăn mặc của người
Việt khá đơn giản, gọn gàng, để thích nghi với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, cũng như
dễ dàng cho việc đi lại, lao động trên đồng ruộng có bùn lấm. Ngoài ra, do đặc điểm
nước ta nắng lắm mưa nhiều, nên để ứng phó với khí hậu ấy thì nét đặc thù chung đó
là đội nón rộng vành để tránh nóng và có mái dốc để nhanh thoát nước, che mưa. Nón
là lâu dần cũng là đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Hơn nữa, người Việt còn đội mũ,
áo tơi che mưa bằng cọ, một loài cây mang tính đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa.
Trong các lễ hội thì ngược lại lại khá diêm dúa, cầu kỳ. Các dịp lễ hội thường sử dụng
các trong phục có màu sắc dương tính như đỏ, điều, vàng, xanh. Nam thường mặc áo
the, lụa gấm, chít khăn xếp, nữ thì mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, vấn tóc, đội nón
quai thao rộng vành, chân đi guốc hoặc hài, đeo hoa tai, trang sức đeo là vòng kiềng và nhẫn.
Sau yếu tố trang phục, văn hóa ở cũng thể hiện dấu ấn mạnh mẽ của thiên nhiên
lên văn hóa Việt. Nhà ở là sáng tạo văn hóa vừa để ứng phó với các hiện tượng tự
nhiên, vừa khai thác những thuận lợi của thiên nhiên. Ngôi nhà là tổ ấm để đối phó với
thời tiết, khí hậu, là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho cuộc sống
định cư ổn định. Nằm trong khu vực là vùng sông nước cho nên ngôi nhà của người
Việt truyền thống cũng mang đậm dấu ấn của môi trường sông nước: ngói vẩy cá, mái
cong mô phỏng hình thuyền. Thậm chí lấy tên để gọi các bộ phận gỗ: tàu mái, mũi tàu,
dạ tàu, then tàu, câu tàu, bệ tàu,.... Nhà ở truyền thống của người Việt là nhà sàn. Đây
là kiểu nhà rất phổ biến ở Việt Nam từ thời Đông Sơn. Nhà được xây cất khá kiên cố và bền chắc.
Ở nông thôn phổ biến với nhà tranh vách nứa. Sử dụng vật liệu dừa, tre, nứa có
sẵn. Các vật liệu làm nhà rất đơn giản và cũng để cho mát. Những nhà khá giả thì có
nhà gỗ, vách đất, nền đất nện. Và đặc biệt ở nông thôn thường có thêm vườn, ao,
chuồng nuôi tôm cá, chăn nuôi. Con người sống hướng thủy, hiền hòa với thiên nhiên..
Để ứng phó với môi trường tự nhiên, tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam về mặt cấu trúc
phải là nhà cao cửa rộng, tạo không gian thoáng mát giao hòa với thiên nhiên. Nơi
được chọn phải đáp ứng những yêu cầu trong việc chọn hướng nhà, hướng đất. Hướng
nhà tiêu biểu là hướng Nam vì Việt Nam gần biển, trong khu vực gió mùa, trong 4
hướng chỉ có Nam và Đông Nam là tránh được cái nóng từ phương Tây, cái bão từ
phương Đông và gió lạnh thổi vào mùa rét từ phương Bắc, nhưng lại tận dụng được
cái gió mát từ phương Nam vào mùa nóng.
Ngoài ăn ở thì việc đi lại cũng là để thích nghi với môi trường tự nhiên. Trong
xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định cư cho nên con người ít
có nhu cầu đi lại, có đi thì đi gần nhiều hơn xa, đồng thời địa hình không đồng đều, địa
hình núi cao chiếm phần lớn diện tích vậy nên giao thông trước kia kém phát triển, chủ
yếu là đi bộ, gồng gánh, đội thúng trên đầu hoặc mang trên lưng, thích hợp với diện
tích nhỏ, vừa, công việc không quá nặng nhọc, đường bộ thường nhỏ hẹp, đầy bùn lầy.
Trâu bò lúc này là phương tiện thồ đồ chủ yếu, tích hợp với việc cày cấy. Đến TK XIX Trang 3/7
mới chỉ có đường nhỏ, phương tiện đi lại vận chuyển , ngoài sức trâu, ngựa , voi thì
phổ biến là đôi chân, quan lại thì di chuyển bằng cáng, kiệu.
Tuy nhiên ở Việt Nam, đường thủy và các phương tiện đi lại bằng đường thủy
lại phát triển mạnh, vì có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển dài. Các
phương tiện đường thủy rất phong phú như: thuyền thúng, thuyền đinh, thuyền độc
mộc, đò ngang, đò dọc, thuyền, xuồng, bè , mảng, phà , tàu…. tùy loại địa hình. vì có
hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển dài, với các loại. Người Việt Nam
rất giỏi đi trên sông nước, giỏi bắc cầu, giỏi thủy chiến và vẽ mắt cho thuyền. Các
quan hệ giao thương cũng thường được diễn ra nơi bên sông. Và các đô thị chủ yếu là
những thương cảng ven sông, ven biển
Tín ngưỡng của người Việt cũng mang đậm đặc trưng vùng sông nước, người
Việt thờ nước và các loài vùng sông nước. Đây là hình thức tín ngưỡng dân gian có
ảnh hưởng khá rõ trong hai nhóm lễ hội liên quan đến yếu tố nước. Người Việt nói
chung vốn có truyền thống rất coi trọng lễ tang bởi “nghĩa tử là nghĩa tận” . Trong
tang ma, có rất nhiều các phong tục, lễ nghĩa khác nhau như lễ phạn hàm, theo tục
xưa, bỏ gạo và tiền vào miệng tránh tà ma ác quỷ đến cướp đoạt, để tiễn hồn đi đường
xa được siêu thoát. Còn phong tục chèo đò ra đời với ý nghĩa như một chuyến đò chở
linh hồn người chết về miền cực lạc. Ngoài ra còn phong tục bắc cầu giải oan cho
người chết đuối, tất cả đều mang đậm dấu ấn đặc trưng của vùng sông nước lên phong
tục Việt. Các lễ hội, lễ Tết cũng vô cùng phong phú và đa dạng và thường được tổ
chức theo mùa vụ lúa nước cùng nhiều nghi lễ và trò chơi liên quan đến nước như:
múa rối nước, đua thuyền, các ngày lễ được mùa,.....
Trong lời ăn tiếng nói, người Việt cũng sử dụng nhiều từ ngữ, ca dao, tục ngữ
liên quan đến nghề nông nghiệp như:
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giầm, sàng”
và sử dụng nhiều hình ảnh sông nước để ví von: “Nước đến chân mới nhảy”, “Còn
nước còn tát
”, “Sống ở làng sang ở nước”, “ Quân với dân như cá với nước”, “Nước
sông công lính”.
Ngoài ra, tâm lý của người Việt xưa cũng rất linh hoạt, mềm mại như nước.
Nghiên cứu trong mối quan hệ tương tác của điều kiện tự nhiên với một số
thành tố văn hóa của Việt Nam nhằm đạt tới sự nhận thức tổng hợp về không gian văn
hóa xã hội với thiên nhiên và con người. Môi trường địa lý và môi trường văn hóa là
đặc điểm quan trọng, chi phối và tạo nên bản sắc văn hóa riêng của từng đất nước, khu
vực, dân tộc, vùng miền,... Vì vậy, để hiểu sâu những đặc trưng của một không gian
văn hóa nào đó không thể không nghiên cứu những điều kiện tự nhiên và tác động qua
lại của nó với cuộc sống và văn hóa cư dân. Qua bài nghiên cứu, có thể thấy rằng, hầu
hết những sáng tạo văn hóa Việt Nam đều in đậm dấu ấn của những tác động tự nhiên, Trang 4/7
và đó cũng là biểu hiện của những cố gắng của con người trong quá trình cải tạo, thích
ứng với hoàn cảnh tự nhiên. - HẾT - Trang 5/7