-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương đề tài "Tội giết người trong Luật Hình sự Việt Nam"
Bài tiểu luận môn Pháp luật đại cương đề tài "Tội giết người trong Luật Hình sự Việt Nam" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (GELA220405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36086670
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
--- 🙥 🙥 🙥❖ 🙥 ---
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM lOMoARcPSD| 36086670 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong lịch sử nhân loại, vấn đề giết người đã luôn là một trong những đề tài đen tối và đáng
lo ngại nhất. Từ thời tiền lịch sử cho đến ngày nay, hành vi giết người đã gây ra những hậu quả đáng
thương và tàn khốc, khiến cho hàng triệu người mất đi cuộc sống và gây tổn thương không thể nào
quên được cho gia đình và xã hội.
Và hiện nay, thì đã có biết bao nhiêu vụ giết người gây sốc được lan truyền rộng rãi trên mạng
,và nguyên nhân của vụ giết người chủ yếu liên quan đến tình yêu , tiền bạc và bất đồng trong các
mối quan hệ cá nhân .Vấn đề này không chỉ đặt ra những câu hỏi về đạo đức và nhân cách, mà còn
yêu cầu chúng ta xem xét kỹ lưỡng về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp ngăn chặn hành vi giết
người. Hơn khác ,hành vi giết người không chỉ là một hành động đáng lên án , mà còn có ảnh hưởng
sâu sắc đến sự ổn định và phát triển của xã hội. Nó tạo ra một môi trường đầy căng thẳng, lo lắng và
sợ hãi, khiến người dân sống trong tình trạng bất an và không tin tưởng vào sự an toàn cá nhân và cộng đồng.
Và bây giờ, tệ nạn này đã ngày càng nguy hiểm hơn bao giờ hết, được thực viện ở dưới mọi
hình thức vô cùng tinh vi, và ấn tượng nhất là cách họ thực hiện, đã để lại một cái nhìn gì đó không
thể nào quên được ,một ấn tượng xấu cho xã hội về sau này. Đa phần , những tên tội phạm giết
người thường đi kèm với tính chất côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính mạng con người
,không những gây nên đau thương tàn khóc cho gia đình nạn nhân mà còn gây mất trật tự an toàn
xã hội, gây tâm lí hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân , là một hành động đáng lên án ,
cần có biển pháp khắc phục ngay lập tức .
Trước tình hình diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay ,thì việc nghiên cứu về
tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng đang là vấn đề hết sức cấp bách nhằm tìm ra những
nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội, đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực
tiễn, góp phần vào việc nâng cao tính hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết
người ,tiến tới đẩy lùi vấn nạn nguy hiểm này trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ giới hạn của bài thuyết trình, để góp phần đấu tranh và phòng chống tội
phạm, cũng như việc áp dụng pháp luật đối với tội phạm giết người, nhóm chúng em đã thống nhất
chọn đề tài: “Tội phạm giết người theo Luật hình sự Việt Nam”. lOMoARcPSD| 36086670
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiêm cứu : Tình trạng phạm tội giết người trong giai đoạn hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu: ở Việt Nam
3. Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu:
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên cơ sở các quy định của Tội giết người trong
Luật hình sự Việt Nam, có sự kết hợp phân tích 3 vụ án phạm tội giết người thực tế để phân tích,
đánh giá, từ đó kiến nghị và nêu ra các giải pháp để hạn chế nhằm hoàn thiện vấn đề Tội giết người
trong Luật hình sự Việt Nam
Để hoàn thành đề tài tiểu luận này nhóm chúng em đã sử dụng một số phương pháp: phương
pháp tư duy trừu tượng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp và
diễn dịch, phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh. 4. Bố cục:
Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính:
Chương 1: Lý luận chung về tội giết người
Chương 2: Thực trạng tội phạm giết người tại Việt Nam hiện nay lOMoARcPSD| 36086670 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN
1. Khái niệm tội phạm:
1.1. Khái niệm tội phạm:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không
đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
1.2. Phân loại tội phạm:
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định
trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền,
phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà
mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn
mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định
tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
________________________________________________________________________________
[Khái niệm và phân loại tội phạm] Truy cập ngày 13/12/2023, https://thuvienphapluat.vn/phapluat/khai-niem-ve-toi-
pham-duoc-phap-luat-quy-dinh-nhu-the-nao-toi-pham-it-nghiem-trong-hien-nayduoc-qu-32210.html lOMoARcPSD| 36086670
2. Cấu thành tội giết người:
Căn cứ quy định “Điều 123. Tội giết người” thì có thể xác định cấu thành tội phạm của Tội giết người cụ thể như sau:
2.1. Mặt khách quan của tội phạm:
- Về hành vi: Người phạm tội dùng mọi thủ đoạn nhằm tước đoạt mạng sốngcủa người khác.
Hành vi này có thể được thể hiện dưới hai dạng hành vi khác nhau là hành vi hành động và hành
vi không hành động, cụ thể như sau:
+ Đối với hành vi hành động: Người phạm tội cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm
tước đoạt mạng sống người khác.
+ Đối với hành vi không hành động: Người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ phải làm để
cứu giúp người khác nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
- Về mặt hậu quả: Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của ngườikhác (Mục đích của
người phạm tội là tước đoạt mạng sống của người khác, nhưng việc người đó không chết là
nằm ngoài mục đích của người phạm tội).
2.2. Mặt chủ quan của tội phạm: - Về lỗi:
Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý, bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp:
+ Theo đó, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì cố ý phạm tội trực tiếp là hành vi của
người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt
mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
+ Còn cố ý phạm tội gián tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận
thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của
hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
- Mục đích: Nhằm tước đoạt mạng sống của người khác.
2.3. Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của con người được pháp
luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.
2.4. Mặt chủ thể của tội phạm:
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
________________________________________________________________________________ lOMoARcPSD| 36086670
[Cấu thành tội phạm giết người và mốt số hình phạt] truy cập ngày 13/12/2023, https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-
luat/4462D-hd-cau-thanh-toi-pham-cua-toi-giet-nguoi.html
3. Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội phạm giết người:
3.1. Hình phạt đối với tội phạm giết người:
Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội giết người bị xử lý như sau:
- Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tùtừ 12 năm đến 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Giết 02 người trở lên;
+ Giết người dưới 16 tuổi;
+ Giết phụ nữ mà biết là có thai;
+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; + Giết người mà liền
trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
+ Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
+ Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
+ Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
+ Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
+ Thuê giết người hoặc giết người thuê;
+ Có tính chất côn đồ; + Có tổ chức;
+ Tái phạm nguy hiểm; + Vì động cơ đê hèn.
- Trường hợp phạm tội không thuộc các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ07 năm đến 15 năm.
- Đối với tội giết người, trường hợp người chuẩn bị phạm tội vẫn được xem làcó tội và có thể bị
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. lOMoARcPSD| 36086670
- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định từ 01 năm
đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
3.2. Một số trường hợp đặc biệt của tội phạm giết người:
3.2.1 Giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh:
Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:
- Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hànhvi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.Như vậy, căn cứ quy
định nêu trên, người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh và phải
xuất phát từ nguyên nhân do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người
đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì vẫn bị phạt tù. Mức phạt cao nhất lên đến 07 năm tù giam.
3.2.2. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết
khi bắt giữ người phạm tội được quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
- Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chínhđáng hoặc trong
trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
3.2.3. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ:
Theo Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được quy định như sau:
- Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàncảnh khách quan
đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàncảnh khách quan
đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. lOMoARcPSD| 36086670
________________________________________________________________________________
[Hình phạt áp dụng đối với tội phạm giết người và một số trường hợp đặc biệt của tội phạm giết người] truy cập ngày
15/12/2023, https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tuvan-phap-luat/43357/toi-giet-nguoi-
bi-xu-ly-the-nao-giet-nguoi-do-kich-dong-manh-co-di-tu-khong
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI
2.1. Thực trạng về tội giết người ở Việt Nam hiện nay:
Với sự gia tăng chóng mặt của nền kinh tế, nhiều mặt đời sống của nhân dân dần được cải
thiện, đời sống vật chất ngày một tốt hơn. Nhưng kèm theo đó là những vấn nạn phát sinh ngày
một nhiều thêm, đặc biệt nghiêm trọng là những mâu thuẫn có trong đời sống thường ngày có
thể được giải quyết bằng những cách đơn giản chỉ với những lời nói, những hành động giảng
hòa, thiện ý làm lành và xin lỗi đối phương lại trở thành những hành động xô xát không đáng có.
Cụ thể rằng trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề giết người đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng, có những diễn biến phức tạp ở nhiều độ tuổi khác nhau cùng với những hành vi
mang tính chất man rợ, tàn bạo, thái độ sau khi gây án lạnh lùng gây nên rất nhiều nỗi sợ và
hoang mang cho dư luận cũng như xã hội. Thực trạng này vẫn ngày một gia tăng, thủ đoạn tinh
vi và xảo quyệt, thậm chí những vụ án không chỉ là mâu thuẫn giữa 2 người với nhau mà còn là
giữa những tổ chức đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Không chỉ với những thứ đơn giản như dao, gậy mà trong thời gian gần đây, số lượng đối
tượng sử dụng súng, mã tấu, lựu đạn để giải quyết mâu thuẫn với nhau là cực kỳ nhiều, với bản
tính hung hãn cùng với mâu thuẫn các đối tượng sẵn sàng ra tay bất cứ lúc nào mà không cần
mảy may nghĩ đến hậu quả mình có thể nhận phải. Máu lạnh, xem thường tính mạng con người
là những gì có thể nói đến với những điều đã và đang len lỏi diễn ra trong đời sống thường
ngày, những ngày vốn bình yên.
2.2. Những số liệu thống kê về tội giết người ở Việt Nam:
2.2.1. Tình hình tội phạm giết người 2022-2023:
Theo thống kê của Bộ trưởng Công an Tô Lâm trình bày ở Kỳ họp Quốc hội khóa XV vào
sáng ngày 8/11/2022 cho thấy, từ đầu năm 2022 sau khi đại dịch Covid-19 đã tạm thời được kiểm
soát tốt, toàn quốc có hơn 40.700 vụ phạm tội về trật tự xã hội, trong đó đã làm chết 1.000 người, 9.000 người bị thương.
Đáng chú ý, tội phạm giết người lại có chiều hướng gia tăng khi loại tội phạm này tăng 13%
và ghê rợn nhất số vụ giết người thân tăng gần 5%. Một số con cực kì quan ngại đối với đất nước
Việt Nam, một đất nước được đánh giá có an ninh trật tự hàng đầu thế giới. Có thể thấy, đại dịch
đi qua đã để lại nhiều hậu quả giáng thẳng vào kinh tế - xã hội làm cho tình hình tội phạm ngày một gia tăng.
Đến hiện nay, tình trạng tội phạm giết người vẫn còn diễn biến phức tạp, tính từ đầu năm
2023 cả nước đã có rất nhiều vụ án giết người mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng, theo lời của
ông Lê Minh Trí – Viện trưởng Viện Kiếm sát nhân dân tối cao – phát biểu trong Kỳ họp Quốc hội lOMoARcPSD| 36086670
khóa XV vào ngày 21/11/2023 đã thống kê con số tội phạm vẫn ngày một gia tăng khi số vụ giết
người tăng hơn 12% so với Quý I của năm 2023. Các loại tội phạm gây nguy hiểm cho an ninh xã
hội đang có chiều tăng một cách chóng mặt mặc dù các biện pháp đưa ra vô cùng chặt chẽ và nghiêm minh.
2.2.2. Khu vực địa lý của tội phạm giết người:
Cùng với sự phát triển của xã hội đã kéo theo rất nhiều tội phạm xuất hiện, phân tán ở
khắp mọi nơi không chỉ còn tập trung chủ yếu ở những vùng đông dân cư hoặc thành thị. Theo
số liệu của ILSSA, vào năm 2007 tỉ lệ tội phạm giữa khu vực thành thị và nông là 67.6% - 32.4%,
nhưng đến năm 2012 sự thay đổi về tỉ lệ lại có phần nghiên về nông thôn khi tỉ lệ tội phạm đô thị
giảm chỉ còn 45.2% và nông thôn tăng lên đến 54.8%. Tỉ lệ này cho thấy, không chỉ ở thành thị mà
nông thôn đã và đang là nơi trở thành khu vực nóng của diễn biến tội phạm.
Đô thị hóa có rất nhiều mặt tích cực, đã làm thay đổi diện mạo của nông thôn nhưng kèm
theo đó sản sinh ra những loại tội phạm mới, phức tạp như giết người, cướp tài sản, một trong
số đó là thảm sát chỉ vì tư thù cá nhân hoặc do mâu thuẫn về kinh tế. Các loại tệ nạn xã hội như
ma túy, nghiện ngập, mại dâm, xem rượu bia là bạn cũng là một trong những nguyên nhân không
hề nhỏ trong việc gia tăng loại tội phạm giết người.
Những tệ nạn xã hội này dần dần hình thành những băng nhóm còn được gọi với cái tên
“giang hồ thôn, côn đồ làng” hoạt động trái pháp luật với việc bảo kê, cho vay nặng lãi, tổ chức
và tụ tập đua xe trái phép …. gây mất trật tự an ninh xã hội, phá vỡ yên bình ở thôn quê. Nhiều
băng nhóm mọc lên như nấm sau mưa sẽ sinh ra rất nhiều mâu thuẫn giữa băng nhóm này với
băng nhóm khác và vấn đề nhức nhối về tội phạm giết người lại ngày một gia tăng thêm khi những
băng nhóm này sẵn sàng xuống tay để diệt trừ, hạ thủ lẫn nhau.
Do mạng lưới an ninh trật tự ở thôn quê mềm mỏng hơn rất nhiều so với thành thị, người
dân lại hiền lành, không muốn “rước họa vào thân” nên những tên tội phạm hoạt động một cách
công khai là một điều tất lẽ dĩ ngẫu.
2.2.3. Giới tính của tội phạm giết người:
Do những đặc điểm sinh lý, lẽ thường nam giới sẽ có tỉ lệ phạm tội giết người cao hơn
nhiều so với nữ giới. Cao hơn là vậy, vẫn có nhiều vụ án kẻ thủ ác lại là nữ nhân, người được coi
là luôn có đức tính hiền lành, chân yếu tay mềm. Tỉ lệ nam giới phạm tội chiếm hơn 60% trong
tổng số các vụ án giết người vì nhiều mục đích, nhưng trong khoảng những năm trở lại đây tỉ lệ
tội phạm giết người là nữ đã tăng cao hơn đang kể.
Những vụ án có thể kể đến như nữ sinh sư phạm Vũ Thị Kim Anh đã ra tay với người tình
của cô trên xe Lexus vì bị sàm sỡ, gần đây hơn vụ án của bà Nguyễn Thị Ngọc Dung giết chủ nợ và
cướp tài sản ở chợ đầu mối Thủ Đức đã dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh liệu giết người chỉ có ở
đàn ông. Trong thời buổi xã hội hiện đại, nhiều người phụ nữ đã và đang hướng tới việc tự làm
chủ cuộc sống, làm chủ xã hội, tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận những người phụ nữ do nhiều
nguyên nhân gây nên đã phải vướng vào vòng lao lý. lOMoARcPSD| 36086670
Có lẽ, tội phạm giết người không chỉ ở nam giới do tư thù cá nhân, mâu thuẫn trong đời
sống mà phụ nữ cũng có thể là những tội phạm giết người chỉ vì một vài áp lực trong cuộc sống.
2.2.4. Độ tuổi của tội phạm giết người:
Tội phạm giết người đều xuất hiện ở những độ tuổi khác nhau. Nhưng đáng chú ý thời gian
gần đây trên phạm vi cả nước đã xảy ra rất nhiều vụ án giết người man rợ mà thủ phạm chính là
những mầm non tương lai của đất nước, vẫn đang cắp sách đến trường.
Theo báo cáo của Bộ công an, trong vòng 6 năm kể từ 2007 đến 2013, cả nước đã xảy ra
63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, trong đó có 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên
phạm tội, tăng gần 4.300 vụ án so với 6 năm trước đó. Những con số này gây nhức nhối lương
tâm và dư luận xã hội khi bình quân mỗi năm có 10.000 vụ án với hơn 15.000 đối tượng là trẻ vị
thành niên phạm tội. Con số này tương đương với số vụ tai nạn giao thông và số người chết vì tai
nạn giao thông hàng năm. Số tội phạm ở nước ta đang ngày một trẻ hóa, theo thống kê trong
tổng số 94.300 tội phạm vị thành niên nói trên, số tội phạm dưới 14 tuổi chiếm tới 13%, trẻ từ 14
– 16 tuổi chiếm tới 34.7%.
Có thể kể đến vụ án nghiêm trọng về đối tượng Lê Văn Luyện khi nhẫn tâm vung dao tước
đoạt mạng sống cùng một lúc 3 người khi chỉ còn vài tháng nữa là đầy 18 tuổi, hay gần đây hơn
Trần Văn Dấn chỉ là học sinh lớp 7 đã nhẫn tâm đâm nhiều nhát dao vào người bà ngoại của mình
khi không được cho tiền chơi game nhằm “thỏa mãn cơn nghiện”.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm giết người đang ngày một trẻ hóa có thể nói do
sự ảnh hưởng của mạng xã hội, nơi những thông tin độc hại tràn lan nếu trẻ không được dạy về
hậu quả của những thứ độc hại như vậy từ gia đình hoặc nhà trường sẽ rất khó để nói tình huống
đáng tiếc sẽ không bao giờ xảy ra.
Có thể do một phần của cuộc sống như việc gia đình có cha mẹ là đối tượng hình sự, cờ
bạc, rượu chè, bạo lực gia đình cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ, hoặc thiếu đi sự
quan tâm từ gia đình cũng có thể là mầm mống cho một tội phạm giết người trong tương lai.
Những tội phạm trẻ thường vướng vào vòng lao lý với những lý do như nghĩ mình bị nhìn đểu,
túng thiếu, nghiện game, …
Đối với những tội phạm đã có đầy đủ nhận thức về hành vi của mình thì những hành động
phạm tội lại càng đặc biệt nghiêm trọng khi lý do dẫn đến việc các đối tượng giết người có thể do
mâu thuẫn, tư thù cá nhân hoặc thậm chí là tình cảm.
2.3. Một số vụ việc giết người trên thực tế:
• Ví dụ 1: Khoảng 23 giờ ngày 22/02/2013, tại quán ăn đêm của gia đình ông Đặng Xuân E, Hà
Hải D có xích mích và dùng tay tát Phạm Văn C, vì sợ bị đánh lại nên D gọi điện cho Hà Đình O đến
đón về. O đang ở cùng với Hà Đình M và Sa Văn Q nên rủ hai người đi cùng một xe môtô đến
quán ăn đêm đón Hà Hải D, khi đến cửa quán thì thấy Phạm Văn C, Đỗ Văn G và một người tên là
I đi từ trong quán ra, O xông đến túm cổ áo và đấm một cái vào mặt G, M lao vào túm cổ áo một lOMoARcPSD| 36086670
thanh niên (không xác định được tên tuổi) trong nhóm của C, lúc này Nguyễn Văn H đang đứng
trước cửa quán ăn, thấy bạn mình bị M túm cổ áo nên H nhặt một viên gạch (loại gạch lát hành
lang đường) có kích thước 25x25 cm, độ dầy 4,5 cm của gia đình ông E dùng để che đồng hồ công
tơ nước, đi đến đập một nhát vào đầu Hà Đình M làm M ngã gục xuống đất bất tỉnh và được
người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Hậu quả anh M bị chấn thương sọ não kín, tụ máu ngoài màng cứng vùng trán đỉnh trái, với tỷ lệ
tổn thương cơ thể hiện tại là 25% (Hai mươi lăm phần trăm). Chỉ vì nguyên cớ nhỏ nhặt (thấy bạn
bị túm cổ áo) mà Nguyễn Văn H đã dùng gạch đánh vào vị trí trọng yếu trên cơ thể của anh Hà
Đình M, thể hiện bị cáo rất coi thường pháp luật, coi thường tính mạng của người khác, hành vi
của Nguyễn Văn H “có tính chất côn đồ” và rất nguy hiểm, có thể gây ra hậu quả tử vong đối với
anh M nếu không được mọi người đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời. Vì vậy, với hành vi nêu trên
Nguyễn Văn H phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” theo quy định tại điểm n khoản
1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, anh Nguyễn Văn H được hưởng các tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự sau
khi đã bồi thường cho bị hại số tiền 40.000.000 đồng. Do đó, anh Nguyễn Văn H đã lãnh án tù 9
năm (tính từ ngày 30/03/2023).
• Ví dụ 2: Ngày 04/01/2023, Tổ 1 - Đội 5 Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Bình
tiến hành làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát cơ động kết hợp tại một điểm tại Km 652+870 Quốc
lộ 1A thuộc địa phận xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Khoảng 08 giờ ngày
04/01/2023, tổ công tác nhận báo cáo xe ô tô BKS 73A - 095.38 do Nguyễn Quốc T điều khiển vi
phạm quy định về tốc độ tại Km 656 Quốc lộ 1A đoạn thuộc địa phận xã Lộc Ninh, thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình nên đã tổ chức đón dừng phương tiện. Được biết phương tiện không
có dấu hiệu chấp hành nên ông Ngô Tuấn N (cảnh sát trong tổ 1 - đội 5)liên tục ra tín hiệu bằng
cách dùng gậy chỉ huy giao thông, còi nhằm ngăn chặn xe lại. Tuy nhiên phương tiện vẫn không
dừng lại nên ông Ngô Tuấn N chủ động di chuyển nhanh sang làn đường dành cho xe cơ giới sát
với dải phân cách cứng để tránh. Lúc này, xe ô tô BKS 73A - 095.38 cũng di chuyển từ làn đường
dành cho xe cơ giới sát với làn đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ sang làn đường dành
cho xe cơ giới sát với dải phân cách cứng nên đã đâm vào người của ông Ngô Tuấn N, ông Ngô
Tuấn N bị hất tung lên cao, rơi xuống nắp ca pô của phương tiện rồi rơi xuống khoảng hở của dải
phân cách cứng giữa đường.Sau khi gây tai nạn, Nguyễn Quốc T không dừng lại để cấp cứu người
bị nạn mà tiếp tục điều khiển phương tiện rời khỏi hiện trường.
Hậu quả: Anh Ngô Tuấn N bị thương nặng ở vùng đầu, tay, chân (thương tích 42%); được đưa đi
cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế đến ngày 14/01/2023 ra viện. Hành động của anh
T là cố ý, bị cáo nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn thực hiện và bỏ mặc cho
hậu quả xảy ra. Như vậy, theo điểm d khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự, anh T đã đủ căn cứ để
xác nhận tội danh “Giết người”. Tuy nhiên, gia đình anh T đã bồi thường thiệt hại cho bị hại (bồi
thường 100.000.000 đồng); tự ra đầu thú. Bên cạnh đó, bố của anh T là ông Nguyễn Viết Th là
người có công với cách mạng được tặng thưởng Huân chương chiến công Hạng nhì; gia đình anh
T có hoàn cảnh khó khăn, con còn nhỏ, bố mẹ bị cáo thường hay đau ốm, vợ của anh T không có
công việc ổn định, anh T là lao động chính trong gia đình. Đây là những tình tiết giảm nhẹ được
quy định tại các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự. Anh T phạm tội thuộc trường
hợp quy định tại Điều lOMoARcPSD| 36086670
15, Điều 57 Bộ luật hình sự, có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 nên áp dụng
Điều 54 BLHS khi quyết định hình phạt đối với bị cáo. Vì thế, anh Nguyễn Quốc T được hưởng án
tù có thời hạn 7 năm (tính từ ngày 14/07/2023). [2]
________________________________________________________________________________
[1] Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta1377972t1cvn/chi-tiet-ban-an
[2] Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta1377766t1cvn/chi-tiet-ban-an
• Ví dụ 3: Vào khoảng 18 giờ ngày 12/10/2022, C qua phòng trọ của T2 (phòng S) để nói chuyện
về việc T2 kể chuyện cho người khác nghe về vợ của C ở quê bị bệnh sắp chết. C không đồng ý
việc T2 kể chuyện này cho người khác nghe và nói sẽ không là bạn với T2 nữa nên cả hai xảy ra
cãi nhau. Sau đó, T2 lấy 01 (một) daobằng kim loại dài 32,5cm, rộng 07cm, cán dài 8,5cm trong
phòng trọ của T2 chém vào vùng đầu C gây thương tích. Bị T2 chém, C định bỏ chạy nhưng C thấy
trên cửa sổ phòng trọ của T2 có 01 (một) dao gấp bằng kim loại dài 24cm, rộng 2,5cm,cán dài
13,5cm nên C dùng tay phải lấy dao rồi đâm nhiều nhát vào vùng ngực T2. Lúc này, T2 dùng dao
chém ngang đầu C nhưng C né tránh được. C tiếp tục dùng dao đâm nhiều nhát vào vùng ngực
của T2. T2 và C xô xát với nhau rồi T2 gục tại chỗ. Do vết thương gây thủng phổi, thủng tim nên T2 đã tử vong.
Chính vì thế, Nguyễn Văn C đã được tòa truy tố về tội “Giết người” theo khoản 2 Điều 123 Bộ luật
Hình sự và được hưởng 7 năm tù (tính từ ngày 12/10/2022). Đồng thời bồi thường cho người đại
diện là bà Triệu Thị T1 (mẹ của bị hại) 90.000.000 đồng; bồi thường chi phí mai táng 67.000.000
đồng; cấp dưỡng nuôi các cháu Nguyễn Thị Khơ M, Nguyễn Phương L2 và cháu Nguyễn Hữu P
(con của bị hại) mỗi cháu 1.000.000 đồng/tháng cho tới khi các cháu đủ 18 tuổi tính từ ngày
12/10/2022 (Áp dụng điều 48 Bộ luật Hình sự ; các Điều 584, 585, 590 và 593 Bộ luật Dân sự). [3]
______________________________________________________________________________ __
[3] Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta1369417t1cvn/chi-tiet-ban-an 2.4. Giải pháp ngăn chặn tội phạm giết người:
2.4.1. Về phía các cơ quan chức năng có thẩm quyền:
Một là, các cơ quan, ban, ngành có biện pháp thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 48-CT/TW
ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khóa X về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; đẩy mạnh công tác thực hiện Nghị quyết của
Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án năm 2016 và những năm tiếp theo.
Hai là, tăng cường phối hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật cho quần chúng nhân dân. Đối với các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thông tin đại
chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị đạo đức truyền thống gia đình, xóm
làng, truyền thống dân tộc... định hướng người dân nhất là đối với tầng lớp thanh niên ứng xử
phù hợp đạo đức truyền thống của người Việt Nam, lên án những hành vi ứng xử thiếu văn hóa,
vi phạm pháp luật; tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương của Đảng, lOMoARcPSD| 36086670
chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm nói chung
trong đó có tội phạm giết người khắp cả nước. Mở rộng hình thức tuyên truyền pháp luật như:
Luật đất đai, luật dân sự, luật khiếu nại tố cáo, phòng chống bạo lực trong học đường, gia đình...
Từ đó, giúp quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức và phòng ngừa tội phạm. Củng cố, nâng
cao chất lượng hoạt động của Tổ hòa giải, Trung tâm trợ giúp pháp lý để phổ biến các văn bản
quy phạm pháp luật cho phù hợp với từng đối tượng. Tăng cường giáo dục đạo đức và ý thức
chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên; phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các buổi
tuyên truyền trực tiếp đến học sinh, sinh viên nhất là học sinh Trung học phổ thông; tổ chức cho
học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật, chấp hành nghiêm pháp luật. Tăng cường hơn nữa
công tác phối hợp để xét xử lưu động các vụ án giết người nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật
trong quần chúng nhân dân.
Ba là, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện và
hòa giải cơ sở. Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể cần chú trọng tăng cường công tác
hòa giải tại cơ sở, kịp thời phát hiện giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ quần chúng nhân dân nhất
là mâu thuẫn về tranh chấp đất đai, vay mượn tài sản... không để xảy ra các mâu thuẫn bức xúc,
kéo dài dẫn đến giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực; củng cố và phát huy tinh thần đoàn kết, văn
hóa, trách nhiệm trong cộng đồng dân cư gắn với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”,
tích cực vận động nhân dân tham gia tố giác tội phạm.
Bốn là, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cần quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công
tác hòa giải tại cơ sở; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các ngành nghề kinh doanh có điều
kiện đối với các lĩnh vực nhạy cảm như trò chơi điện tử, dịch vụ karaoke, cầm đồ trên địa bàn; kịp
thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm có liên quan đến tình hình an ninh trật tự;
khen thưởng cá nhân, tập thể làm tốt công tác quản lý, giáo dục những người có hành vi vi phạm
pháp luật và công tác hòa giải tại cơ sở.
Năm là, đề cao vai trò, trách nhiệm của báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng
trên địa bàn tỉnh; tăng cường tuyên truyền nêu những gương người tốt, việc tốt; hạn chế đến
mức thấp nhất tuyên truyền gây ra tác hại tiêu cực nhất là bạo lực.
Sáu là, Công an các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về an ninh trật
tự, công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; chỉ đạo các đơn vị thường xuyên, chủ
động phối hợp với chính quyền cùng cấp nắm tình hình, phát hiện các mâu thuẫn là nguyên nhân
có thể dẫn đến tội phạm giết người để có biện pháp xử lý, giáo dục, phòng ngừa.
Bảy là, các cơ quan tiến hành tố tụng cần tăng cường phối hợp trong công tác khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử các vụ án giết người; xử lý nghiêm minh, kịp thời các đối tượng phạm tội có
hành vi côn đồ, tội phạm có tổ chức, các băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”. Từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng trong thời gian tới.
2.4.2. Về phía người dân:
Mỗi người dân cần có trách nhiệm và ý thức về những vấn đề xảy ra trong đời sống. Nên
giải quyết mâu thuẫn trong êm đẹp, tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có cũng như những lOMoARcPSD| 36086670
tồn đọng về sự ganh ghét giữa người với người. Cần trang bị những kĩ năng phòng vệ chính đáng
khi gặp những tình huống bất trắc để có thể cứu lấy bản thân và bảo toàn tính mạng của mình.
__________________________________________________________________________
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm giết người”
https://vksbacgiang.gov.vn/chuyendephapluat/59/6414
“Vận dụng mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm về tội giết người ở nước ta”
https://luatminhkhue.vn/van-dung-mo-hinh-nghien-cuu-hien-tuong-toi-pham-ve-toi-giet-nguoi-onuoc-ta.aspx KẾT LUẬN
Như vậy, giết người là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội cao. Đây cũng chính là tội được liệt
kê vào danh sách pháp luật hình sự Việt Nam đầu tiên. Bởi trong giai đoạn phát triển của đất nước
hiện nay ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến tâm lý ngời dân khiến cho số lượng tội phạm cũng tăng
không kém. Tội phạm giết người có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến tình hình an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội ở địa phương, tác động rất lớn đến tâm lý của nhân dân và tâm trạng xã hội.
Chính vì thế, Nhà Nước cần có những biện pháp, những hướng đi chặt chẽ hơn trong việc rà soát
cũng như tăng cường lực lượng an ninh để áp chế những tội phạm này một cách nhanh chóng, tránh
những trừng hợp đáng tiếc xảy ra. Ngoài ra, cần xem xét kỹ những vụ án giết người trên khắp cả
nước để giảm thiểu tối đa tội phạm này. lOMoARcPSD| 36086670
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Ngọc Cường, “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm giết người”,
https://vksbacgiang.gov.vn/chuyendephapluat/59/6414
Luật sư Nguyễn Thị Xuân, “Vận dụng mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm về tội giết người ở
nước ta”, https://luatminhkhue.vn/van-dung-mo-hinh-nghiencuu-hien-tuong-toi-pham-ve-toi-giet- nguoi-o-nuoc-ta.aspx
Kỳ họp Quốc hội khóa XV – 8/11/2022
Kỳ họp Quốc hội khóa XV – 21/11/2023
- ThS. Trịnh Văn Toản - Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn TP. Hồ Chí Minh
Link: https://luanvanpdf.com/luan-van-toi-giet-nguoi-tu-thuc-tien-tp-ho-chi-minh/ - Luật sư
Nguyễn Hương Quê, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Phú Yên
Link:http: http://noichinhphuyen.vn/nghien-cuu-trao-doi/bai-hoc-tu-nhung-vu-angiet-nguoi- 944.html
- Đỗ Đức Hồng Hà - Ngô Duy Thi - Bình luận tội giết người theo BLHS năm 2015
Link: https://kiemsat.vn/binh-luan-toi-giet-nguoi-theo-blhs-nam-2015- 50490.html
- Luật sư Nguyễn Thị Xuân - Những điều cần biết về tội giết người theo quy định Luật hình sự
Link: https://luatminhkhue.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-toi-giet-nguoi.aspx - Nguyễn Phi Hùng -
Toà án Quân sự Quân khu 4 - Bàn về tội ‘Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh’ trong BLHS 2015
Link: https://lsvn.vn/ban-ve-toi-giet-nguoi-trong-trang-thai-tinh-than-bi-kichdong-manh-trong-blhs- 20151651203825.html