-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tiểu luận môn Tâm lý quản lý đề tài "Người lãnh đạo trong hệ thống quản lý"
Bài tiểu luận môn Tâm lý quản lý đề tài "Người lãnh đạo trong hệ thống quản lý" của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lý quản lý
Trường: Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36086670
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1
------------------------------------- TIỂU LUẬN TÂM LÝ QUẢN LÝ Đề tài :
NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ lOMoARcPSD| 36086670 MỤC LỤC Trang
MỤC LỤC..................................................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ...............................................................................2
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................................3
PHẦN 2 : NỘI DUNG..............................................................................................................4
2.1 TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP...............................................................4
a.Cuộc đời............................................................................................................................4
b.Sự nghiệp cách mạng.........................................................................................................5
2.2 UY TÍN CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP........................................................................5
a.Uy tín với Cách mạng........................................................................................................5
b.Uy tín với Đảng, Nhà nước................................................................................................7
c.Tướng Giáp với thế giới.....................................................................................................7
d.Uy tín với nhân dân, đồng đội...........................................................................................8
2.3 NHÂN CÁCH CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP................................................................8
a.Kiểu mẫu nhân cách của một người anh cả.......................................................................9
b.Kiểu mẫu về thống nhất giữa chính trị và quân sự............................................................9
c, Kiểu mẫu về đức tính tự tu dưỡng, rèn luyện..................................................................10
d. Đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn............................................................................11
2.4 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP...........................................11
a.Tầm nhìn xa trông rộng, phán đoán chuẩn xác................................................................11
b.Phong cách dân chủ nhưng quyết đoán, tôn trọng ý kiến của tập thể..............................12
c.Tin vào quần chúng nhân dân và biết dựa vào nhân dân.................................................12
d.Tư tưởng quân sự nhưng mang đậm chất nhân văn, nhân đạo, hòa bình........................13
e.Phong cách lãnh đạo sáng tạo, linh hoạt, thực tiễn.........................................................13
2.5 NHỮNG BÀI HỌC LÃNH ĐẠO RÚT RA..................................................................................14
a.Lối sống bình dị, hiền hậu, tỏa sáng đức nhân văn cao đẹp của người cộng sản............14
b.Gần gũi, thân thiết, bao dung với đồng chí, đồng đội......................................................14
c.Luôn sáng tạo và gây bất ngờ cho mọi người..................................................................14
d.Thói quen tự học..............................................................................................................15
e.Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác................................................................15
PHẦN 3: KẾT LUẬN..............................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................18
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ.........................................................................................19 lOMoARcPSD| 36086670
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Trang
Hình 1. Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp….............................................................4
Hình 2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp…................................................................................6
Hình 3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo Quân ủy Trung ương theo
dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975...............................................................9
Hình 4. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một cuộc họp….............................................11
Hình 5. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng nhân dân….............................................12 lOMoARcPSD| 36086670 PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng Tư lệnh đầu tiên, người Anh Cả của Quân đội
nhân dân Việt Nam là một trong những huyền thoại của lịch sử hiện đại Việt Nam ở thế
kỷ XX. Tên tuổi của ông đã gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước. Ông là vị tướng thiên tài, nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc của thế giới ở thế kỷ XX.
Phong cách lãnh đạo của Đại tướng luôn là đề tài nóng hổi với thế giới khi bằng tài lãnh
đạo quân sự tài ba của mình, ông đã giúp Quân đội Việt Nam giành chiến thắng quan
trọng trong hai cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ. Vì vậy, khi nghiên cứu về
Người lãnh đạo trong hệ thống quản lý, nhóm đã chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm
đề tài nghiên cứu cho tiểu luận. Bằng phương pháp nghiên cứu tiểu sử hoạt động của nhà
lãnh đạo, cụ thể là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhóm đã nghiên cứu về cuộc đời và sự
nghiệp của ông, các chiến công chiến tích mà ông đã lãnh đạo Quân đội Việt Nam để đạt
được. Nhóm cũng tìm hiểu về thái độ khi Đại tướng lãnh đạo quân đội, lãnh đạo cấp dưới
cũng như cách mà ông xử sự với nhân dân, với đồng bào, để từ đó có cái nhìn sâu sắc về
tâm lý quản lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thông qua các bài báo, tạp chí quân sự
và các trang thông tin chính thống trên Internet, nhóm đã phát triển bài tiểu luận theo các nội dung như sau:
1. Tóm tắt tiểu sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
2. Uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
3. Nhân cách của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
4. Phong cách của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
5. Những bài học rút ra từ Nhà lãnh đạo Võ Nguyên Giáp
Bài tiểu luận được nhóm trình bày một cách cô đọng và súc tích nhằm giúp người đọc dễ
hiểu, dễ hình dung về phong cách lãnh đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để từ đó có
thể rút ra bài học lãnh đạo cho chính mình. PHẦN 2 : NỘI DUNG
2.1 Tóm tắt tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp a.Cuộc đời
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày
25/8/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình
nhà nho nghèo, giàu lòng yêu nước.
Hình 1. Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp lOMoARcPSD| 36086670 Nguồn: Internet
Thời niên thiếu: Năm 1925, đồng chí Võ Nguyên Giáp đỗ vào trường Quốc học Huế. Hai
năm sau, đồng chí bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải
Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Sau đó đồng chí về quê tham gia Tân Việt
Cách mạng Đảng, làm việc tại nhà xuất bản Quan hải tùng do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo
Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng.
Thời thanh niên: Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, đồng chí
Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế) cùng với những nhà hoạt
động cách mạng khác. Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp,
đồng chí được trả tự do. Khi ra tù, mất liên lạc với tổ chức, đồng chí ra Hà Nội dạy học ở
Trường tư thục Thăng Long, viết báo tuyên truyền xây dựng cơ sở cách mạng trong thanh
niên, học sinh, đồng thời tiếp tục học Đại học Luật và Kinh tế.
b.Sự nghiệp cách mạng
Năm 1940, đồng chí Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng đồng chí
Phạm Văn Đồng được cử sang Trung Quốc gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 11/1941, trở về Cao Bằng, dưới sự lãnh đạo, dìu dắt của Lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí khác xây dựng cơ sở cách mạng; tích
cực tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, lôi cuốn đồng bào các dân tộc tham gia hoạt động
cách mạng; tổ chức và phụ trách Ban xung phong Nam tiến; mở đường nối căn cứ địa cách
mạng Cao Bằng với các tỉnh miền xuôi.
Tháng 12/1944, đồng chí được Lãnh tụ Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt
Nam Tuyên truyền giải phóng quân-Tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngay sau đó, đồng chí đã chỉ huy Đội đánh thắng 2 trận đầu ở Phai Khắt, Nà Ngần.
Trên cương vị là nhà lãnh đạo đồng chí đã chỉ huy và giành nhiều thắng lợi trong 2
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. lOMoARcPSD| 36086670
Với vai trò là Tổng Tư lệnh chiến dịch, Bí thư Đảng ủy, Đại tướng đã chỉ huy nhiều
chiến dịch quan trọng như: Chiến dịch Biên Giới (9-10/1950), Trung Du (12/1950), Đồng
Bằng (5/1951), Hòa Bình (12/1951-2/1952), Tây Bắc (10-12/1952), Thượng Lào (45/1953).
Đặc biệt, năm 1954 được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng trao quyền trực tiếp chỉ
huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy các đại đoàn của
Quân đội và các lực lượng tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân
nhà nghề của thực dân Pháp, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta làm nên
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ về đình
chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, giải phóng hoàn toàn miền Bắc nước ta.
Hiệp định Giơnevơ ký kết chưa được bao lâu thì đế quốc Mỹ đã nhanh tay hất cẳng
Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự Mỹ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước
ta. Đại tướng đã cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành đồng thời
2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh cách
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh
của đế quốc Mỹ xâm lược, làm nên những thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ
Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về
một mối, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sau khi hòa bình được lập lại, đồng chí giữ nhiều chức vụ trong bộ máy Nhà nước,
nghiên cứu và viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ lúc sinh thời cho
đến khi từ trần, trọn cuộc đời gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ở Đại
tướng Võ Nguyên Giáp luôn sáng ngời phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng
kiên trung, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng; suốt đời tận tụy hy
sinh, một lòng, một dạ phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cộng sản; thủy chung, son sắt với
Đảng, với Nhân dân như lúc sinh thời đồng chí từng nói "Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó".
2.2 Uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lOMoARcPSD| 36086670
a.Uy tín với Cách mạng
Đại tướng là người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, một thiên tài quân sự được thế
giới công nhận, tôn vinh. Trở thành vị Đại tướng
đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi mới
37 tuổi, song với sự học tập, rèn luyện, phấn đấu
không ngừng nghỉ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà
nước và nhân dân giao phó, trở thành người tướng
quân bách chiến, bách thắng, vị tướng huyền thoại
của dân tộc, được nhân dân kính trọng, suy tôn là
vị “Đại tướng của nhân dân”; được cả thế giới nể
phục, tôn vinh là Anh hùng dân tộc của nhân dân
Việt Nam, một trong 10 nhà cầm quân kiệt xuất
nhất lịch sử nhân loại. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo Hình 2. Đi t
n g Võ Nguyên Giáp
trực tiếp của Bộ Chính trị, đứng đầu là Lãnh tụ tối Nguồồn: Internet
cao Hồ Chí Minh, cùng với Quân đội và Nhân dân
Anh hùng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điều hành cuộc chiến tranh toàn dân thần kỳ của
dân tộc Việt Nam đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự. Đường lối ưu việt của cuộc
chiến tranh toàn dân, toàn diện, kháng chiến trường kỳ đã đánh bại và làm phá sản hoàn
toàn đường lối chiến lược tốc chiến, tốc thắng và các chiến lược khác của những đế quốc
hùng mạnh nhất (Pháp và Mỹ) ở thế kỷ XX. Đây là sự kiện có một không hai trong lịch sử quân sự thế giới.
Tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với thắng lợi vĩ đại của 30 năm chiến
tranh cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), với cương vị
Bí thư Tổng Quân ủy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy các chiến dịch quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến vận
mệnh của dân tộc, trong đó Điện Biên Phủ - trận quyết chiến chiến lược đánh dấu thắng lợi
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; khẳng định tài thao lược xuất chúng của vị Tổng
Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Từ đây, tên tuổi của Đại tướng đã đi vào lịch sử của dân tộc,
trong sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), với trọng trách Bí thư Quân ủy
Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân
dân Việt Nam, Đồng chí đã tham gia cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân, toàn quân
tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa
và đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, lần lượt đánh bại các chiến
lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên
đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Hơn 30 năm chỉ huy quân sự, Đại tướng chưa bao giờ phạm sai lầm về chiến lược;
ngược lại, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương
và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng đã khiến cho 10 danh tướng của Pháp, Mỹ mắc sai lOMoARcPSD| 36086670
lầm về chiến lược và thua trận. Trong đó, có 7 đại tướng Pháp và 3 đại tướng Mỹ. Đây
chính là lý do khi được hỏi vì sao Tướng Giáp được phong thẳng lên Đại tướng, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã trả lời vì Tướng Giáp đã đánh bại nhiều tướng tài của các cường quốc trong
lịch sử xâm lược Việt Nam.
b.Uy tín với Đảng, Nhà nước
Ở Đại tướng luôn sáng ngời những phẩm chất, nhân cách của nhà văn hóa lớn, một
tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư; đặc
biệt là 6 đức tính cần phải có của các vị tướng do Bác Hồ chỉ ra “Trí, Dũng, Nhân, Tín,
Liêm, Trung” luôn được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thực hiện đầy đủ, trọn vẹn.
Tháng 12 năm 1944, Đồng chí được Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt
Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trên các cương vị là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Thường vụ Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương, thành viên Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, thành viên Uỷ ban Dân
tộc giải phóng Việt Nam, Tư lệnh Việt Nam giải phóng quân, Đồng chí đã có những đóng
góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Đồng chí đã từng được Đảng, Nhà nước tín nhiệm giao cho những chức vị quan trọng: Phó
Thủ tướng Chính phủ,Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng , Bộ trưởng bộ Quốc phòng, Bộ
trưởng Bộ Nội vụ, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí
Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam.
Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong
và ngoài nước, Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng
Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều
huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
c.Tướng Giáp với thế giới
Bạn bè thế giới luôn dành cho ông sự tôn trọng và ngưỡng mộ, tôn kính.
Tạp chí Time của Mỹ đã đăng bài viết dài, kèm theo bức ảnh vẽ trang bìa chân dung
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với bài viết với tít lớn nổi bật, nguyên văn tiếng Anh North
VietNam: The Red Napoleon, tác giả bài viết đã dành một lượng lớn thông tin nói về Tướng
Võ Nguyên Giáp, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quân sự kiệt suất kèm
theo câu nói nổi tiếng của ông những năm chiến tranh: "Skike to win, Skike Only when
Success is Certain, if it is not, then dont' strike". (Tạm dịch: Đánh là thắng, chỉ đánh khi
chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh).
Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ, xuất bản năm 1993 viết: "Tài thao
lược của Tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với
chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với
sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải
khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử". lOMoARcPSD| 36086670
Trong các chuyến thăm chính thức đến Việt Nam, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã mong
muốn được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những vị tướng tài ba nhất của thế kỷ 20.
“Vị tướng huyền thoại” là từ mà truyền thông quốc tế nhiều lần dành ca ngợi Đại tướng
Võ Nguyên Giáp, người chưa từng được đào tạo bài bản trong trường quân sự danh tiếng
và xuất thân là một thầy giáo dạy sử. Tài thao lược của ông không ít lần được báo chí
phương Tây so sánh với nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc nhất của lịch sử Pháp - Napoleon
Bonaparte. Tháng 6/1990, tờ New York Times (Mỹ) đăng nhận xét của nhà sử học người
Mỹ Stanley Karnow: “Là một nhà chiến lược táo bạo, một tư duy logic tài năng và một nhà
tổ chức không biết mệt mỏi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chiến đấu suốt hơn 30 năm,
biến một đội quân du kích áo vải ít ỏi thành một trong những quân đội hiệu quả nhất của thế giới…”.
Thế giới không chỉ tôn vinh đại tướng bởi sự lãnh đạo, tài thao lược xuất sắc mà còn
nể phục nhân cách, đức độ của Đại tướng với sự dũng cảm, lòng nhiệt huyết. Ông còn nhận
được sự ngưỡng mộ, kính trọng của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách và đông đảo nhân dân thế giới.
d.Uy tín với nhân dân, đồng đội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Nhân dân hết lòng kính trọng, suy tôn là vị “Đại
tướng của Nhân dân”. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội mến phục, suy tôn là “Người anh Cả” ông
xứng đáng là “Chính ủy của các Chính ủy, Tư lệnh của các Tư lệnh, Tướng của các Tướng”.
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp có được sự yêu mến của các tướng lĩnh đến
những người lính bình thường trong toàn quân bằng tên gọi gần gũi, thân thương “Anh
Văn” . Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, Võ Nguyên Giáp một lòng muốn dân nhân được
ấm no, hạnh phúc. Ngay ở thời chiến hay thời bình, vị Đại tướng luôn đề cao vai trò của tập
thể, phục tùng tổ chức; luôn coi trọng thực tiễn, chịu khó học tập, lắng nghe ý kiến hay của
Nhân dân, của các chuyên gia, nhà khoa học; luôn tin tưởng vào sức mạnh của Nhân dân,
liên hệ và gắn bó mật thiết với Nhân dân; phấn đấu không mệt mỏi xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc; đem hết trí tuệ, sức lực để hoàn thành tốt mọi công việc của Đảng, Nhân
dân và Quân đội giao phó. Đại tướng là tấm gương sáng để nhân dân noi theo về lòng yêu
dân yêu nước, căm thù giặc, một lòng vì tổ quốc.
2.3 Nhân cách của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Khi nhắc, nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mỗi người dân Việt Nam đều nghĩ về
hình tượng một chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh,một vị tướng thiên tài quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam, vị tướng
tài ba, lỗi lạc, lừng danh trên thế giới. Không chỉ có vậy ở Người còn là một nhà lãnh đạo
mẫu mực về đạo đức cách mạng, có uy tín lớn của Đảng, Nhà Nước, Nhân dân, Quân đội
và bạn bè quốc tế. Ẩn sâu bên trong tên tuổi lừng danh ấy chính là ở nhân cách văn hóa lớn
với “Văn võ song toàn”, một sự hội tụ hiếm có trong lịch sử. lOMoARcPSD| 36086670
Hình 3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo Quân ủy Trung ương theo dõi
diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Nguồn: Internet
a.Kiểu mẫu nhân cách của một người anh cả
Tố chất, phẩm chất nhân cách của người Quân nhân cách mạng được định hình từ
hình mẫu Võ Nguyên Giáp trong thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
với 34 chiến sĩ. Được giao trọng trách thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân không chỉ với tư cách là một vị tướng quân sự, mà quan trọng hơn là một người
“Anh cả” đầu tiên của quân đội, dường như Đồng chí đã kiêm cả quân sự và chính trị.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã làm tròn bổn phận của người chính ủy, chính trị viên
thực thụ ngay từ những ngày đầu thành lập theo đúng lời chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh rằng: “Người đội trưởng, người chính trị viên phải là người anh, người chị, người
bạn của đội viên. Chưa làm được như vậy là chưa hết nhiệm vụ. Cán bộ có thân đội viên
như chân tay, thì đội viên mới thân cán bộ như ruột thịt”
b.Kiểu mẫu về thống nhất giữa chính trị và quân sự
b.1 Đại tướng Võ Nguyên Giáp với “Văn võ song toàn” là một sự hội tụ hiếm có trong lịch sử.
Trước hết ở Đồng chí là phẩm chất về tư tưởng chính trị: Trong quá trình lãnh đạo,
chỉ huy quân đội trải qua những cuộc chiến tranh, Người luôn lấy mục tiêu giải phóng dân
tộc, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội làm phương châm hành động và lẽ sống. Ở Đại
tướng Võ Nguyên Giáp luôn trung thành tuyệt đối trong vận dụng lý luận vào thực tiễn, bảo
đảm sự thống nhất giữa chính trị với quân sự một cách sáng tạo và nhuần nhuyễn. Sự trung
thành tuyệt đối ấy không chỉ tạo nên nhân cách văn hóa lớn, mà còn đưa sự nghiệp cách
mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chính luôn quán triệt tư tưởng chỉ đạo
của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”.
Đại tướng có tài năng lãnh đạo: Thấm nhuần tư tưởng “nước lấy dân làm gốc”, cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng, “chính trị trọng hơn quân sự”,… của lãnh tụ Hồ Chí
Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã vận dụng sáng tạo vào xây dựng lực lượng vũ trang cách
mạng. Ông đã tổ chức, xây dựng và chỉ huy phát triển thành một Quân đội cách mạng, mang
tính nhân dân sâu sắc, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc và Nhân lOMoARcPSD| 36086670
dân, vì chủ nghĩa xã hội. Quân đội ta từng bước lớn mạnh, làm nòng cốt cho toàn dân đánh
giặc, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ của ngày đầu kháng chiến, hình thành những
“quả đấm thép”, là những trung đoàn, đại đoàn chủ lực, làm nên một Điện Biên Phủ “lừng
lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược. Bằng kinh nghiệm thực tiễn, tài năng và trí tuệ kiệt xuất, Đại tướng tiếp tục chỉ
huy Quân đội cách mạng, lần lượt đánh bại các chiến lược, những mưu đồ quân sự cao nhất
của Mỹ, ngụy, giành thắng lợi quyết định trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân
năm 1975, kết thúc 30 năm chiến tranh cách mạng, giành lại trọn vẹn độc lập cho dân tộc, thống nhất cho non sông.
b.2 Đại tướng có tài năng quân sự kiệt xuất, đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Vừa là người chỉ huy tài ba, Đại tướng còn là nhà lý luận quân sự sắc sảo với nghệ
thuật đánh lâu dài để chuyển hóa so sánh lực lượng; nghệ thuật chớp thời cơ để giành lấy
thắng lợi có tính chiến lược làm xoay chuyển cục diện chiến tranh; nghệ thuật xây dựng,
tổ chức và sử dụng kết hợp lực lượng vũ trang ba thứ quân; nghệ thuật tổ chức, sử dụng
quân đội; nghệ thuật luôn chủ động về chiến lược và chiến dịch, phân tích và đánh giá đúng
tình hình với tư duy chiến lược sắc sảo, phán đoán đúng, dự báo sớm âm mưu và hành
động của đối phương để chủ động về lực lượng, thế trận và cách đánh; nghệ thuật tổ chức
bảo đảm hậu cần chiến lược và chiến dịch, ...
c, Kiểu mẫu về đức tính tự tu dưỡng, rèn luyện
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là kiểu mẫu về đức tính tự tu dưỡng, rèn luyện, phát triển hoàn
thiện mô hình nhân cách văn hóa lớn.
Trước những khó khăn của cách mạng, lực lượng, vũ khí, phương tiện quân sự không
có, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vận dụng, cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn
thiện nhân cách ở chính bản thân mình mang sắc thái đặc thù của Việt Nam trong thời đại mới.
Dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và sự hiểu biết về truyền thống dân tộc trong
xây dựng quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã định hình nội dung chính trị và các thức
tiến hành công tác đảng, công tác chính trị phù hợp với từng bước phát triển cách mạng.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về: “Tư cách của chính trị viên có ảnh hưởng rất quan
trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt, thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên không làm
tròn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy không tốt”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã không ngừng phấn
đấu theo mục tiêu chính trị; rèn luyện các chuẩn mực đạo đức, luôn tạo ra động lực trong
tu dưỡng, học tập, rèn luyện “đắm mình” vào hoạt động thực tiễn.
d. Đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tấm gương sáng ngời về tình thương yêu đồng chí, đồng đội.
Người tiến hành công tác đảng, công tác chính trị thực thụ và nhuần nhuyễn trong
quân đội không chỉ là tuyên truyền giáo dục bằng lời lẽ chân thành, gần gũi, cởi mở
mà quan trọng hơn là từ tấm gương sáng, mẫu mực của chính bản thân mình.
Trong mối quan hệ tương quan lực lượng, khi tìm cách đánh của quân đội sao cho
vừa hiệu quả nhưng cán bộ, chiến sĩ ta ít đổ máu nhất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lOMoARcPSD| 36086670
phải đối mặt với muôn vàn khó khăn để tìm cách giải quyết. Vì thế, mỗi trận đánh dù lớn
hay nhỏ đều giải đáp được mâu thuẫn giữa giảm nhẹ tối đa thương vong, xương máu của
bộ đội với hiệu quả tiêu diệt quân địch tối đa. Chính chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn trong
quân sự ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giúp giải quyết mâu thuẫn trên mà ít có vị
tướng nào trên thế giới thực hiện được.
Một trong những nội dung có giá trị nhân văn cao cả của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp và trở thành “bậc thầy” của chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn khi Người giải quyết mối
quan hệ, cách ứng xử với quân địch. Trên chiến trường, đối với kẻ thù đây là mục tiêu
đối kháng, một mất, một còn và tiêu diệt kẻ thù là mục tiêu, nhiệm vụ trực tiếp, quyết
định nhất, mọi trận đánh phải giành thắng lợi
Từ đó ta có thể thấy phẩm chất đạo đức luôn sáng ngời trong vị lãnh đạo tài ba. Cuộc
đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với những chặng đường vẻ
vang, chiến công hiển hách của quân và dân ta trong thời đại Hồ Chí Minh. “Đại tướng
đã trở thành một trong những danh tướng tài năng nhất của thế kỷ XX, một nhà chính
trị đi trước nhà quân sự”
2.4 Phong cách lãnh đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
a.Tầm nhìn xa trông rộng, phán đoán chuẩn xác
Là người có tầm nhìn sâu xa , toàn diện về
mọi vấn đề của đất nước : Bước vào chiến cuộc
Đông Xuân 1953 - 1954, cục diện chiến trường
Đông Dương ngày càng chuyển biến theo hướng
có lợi cho nhân dân ta. Vì thế, để tiêu diệt địch ở
chiến trường Điện Biên Phủ, bộ tham mưu và
đoàn cố vấn đi trước đã lên phương án “đánh
nhanh thắng nhanh”, cuộc chiến sẽ diễn ra Hình
4. Đại tướng Võ Nguyên Giáp vỏn vẹn trong ba trong một cuộc ngày ba đêm. Tuy nhiên,
họp Nguồn: ngay sau Internet
khi lên Điện Biên, bằng tư duy quân sự sắc sảo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận thấy
những điểm “không ổn” trong kế hoạch ấy .
Thực tiễn chiến trường đã diễn ra đúng như những gì Đại tướng phán đoán. Trong quá
trình ta chuẩn bị kế hoạch chiến đấu theo phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”, địch đã
tiếp tục tăng cường lực lượng xây dựng và củng cố vững chắc hệ thống phòng ngự ở Điện
Biên Phủ. Dù đã điều chỉnh lại phương án đánh, ta vẫn gặp rất nhiều khó khăn như hạn chế
về hỏa lực, kinh nghiệm đồng tác chiến giữa bộ binh và pháo binh còn hạn chế…
b.Phong cách dân chủ nhưng quyết đoán, tôn trọng ý kiến của tập thể
Luôn khuyến khích cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định: Từ thời chiến đến
thời bình , Đại tướng thường nghe cấp dưới báo cáo và ông cũng không hạn chế những lOMoARcPSD| 36086670
người báo cáo . Đại tướng luôn khuyến khích cấp dưới tham gia vào quá trình quyết định
chiến thuật cho trận đánh . Đại tướng cho họ đi sâu và tìm hiểu những khía cạnh còn tiềm
ẩn . Từ đó dưới sự chỉ đạo của cấp trên thì cấp dưới vẫn có thể tạo ra sự chủ động tích cực
để hoàn thành nhiệm vụ.
Kiên nhẫn thuyết phục cán bộ cấp dưới , không độc đoán chuyên quyền” Trong
chiến dịch Điện Biên Phủ , tuy đã thấy điểm bất ổn trong chiến dịch đánh nhanh thắng
nhanh , thế nhưng với phong cách dân chủ , tôn trọng tập thể ,Đại tướng vẫn nghiên cứu
kỹ tình hình để xác định cách đánh thực sự phù hợp, bảo đảm chắc thắng .
Dù vậy, đồng chí vẫn trăn trở làm thế nào để thuyết phục được tập thể Đảng ủy mặt
trận trong khi số đông đều tán thành “đánh nhanh, thắng nhanh” và phương châm tác chiến
đã được phổ biến đến mọi cán bộ, chiến sĩ .Ban đầu đa số đều cho rằng bộ đội đã quyết
tâm cao, mọi mặt đã chuẩn bị, cần đánh nhanh nếu không sẽ khó khăn, mất thời cơ. Song
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích từng khó khăn, làm rõ những cơ sở của phương
châm “đánh chắc, tiến chắc”.
c.Tin vào quần chúng nhân dân và biết dựa vào nhân dân
Hình 5. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng nhân dân Nguồn: Internet
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại tướng là một trong những người
góp phần quan trọng vào chủ trương chiến lược của Đảng trong Nghị quyết Trung ương
15: "Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ
yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và ngụy quyền
Sài Gòn". Nhờ vậy, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến
công, góp phần to lớn vào một loạt thắng lợi sau này.
Đại tướng luôn coi trọng phát huy dân chủ, lắng nghe, chọn lọc và trân trọng những
sáng kiến,cách đánh hay của cán bộ,chiến sĩ và trong nhân dân, tạo nên khối đoàn kết vững
chắc, sức mạnh vô địch của cuộc chiến tranh toàn dân. Đại tướng là một vị tướng quán triệt
sâu sắc nhất tư tưởng “lấy khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. Đại tướng luôn cho
rằng, những thắng lợi trên chiến trường, “xét cho cùng là do những con người trực tiếp
chiến đấu quyết định”. Khi người lãnh đạo tin tưởng vào cấp dưới thì chính họ cũng tin
tưởng vào bản thân. Hơn nữa tất cả sẽ cùng cố gắng để không phụ lòng tin tưởng của cấp
trên cũng như của chính mình.
d.Tư tưởng quân sự nhưng mang đậm chất nhân văn, nhân đạo, hòa bình
Không đuổi cùng giết tận kẻ địch , luôn tìm cách giảm thương vong cho quân ta :
Thông thường, một vị tướng cầm quân khi ra trận, cái đích bao giờ cũng phải là "quyết lOMoARcPSD| 36086670
đánh, quyết thắng". Thế nhưng, bên cạnh tư tưởng ấy, ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp
không phải là "thắng bằng mọi giá" mà là quyết chiến, quyết thắng trên cơ sở hạn chế
thấp nhất sự hy sinh, mất mát của bộ đội.
Đại tướng là một người rất nghiêm minh về mặt kỉ luật nhưng rất bao dung hài hòa
với mọi người: Tại một hội nghị trong chiến dịch Điện Biên Phủ , Đại tướng đã phê bình
nghiêm khắc một đồng chí trung đoàn trưởng không hoàn thành nhiệm vụ chỉ huy đơn vị
tiến công cứ điểm đồi A1. Tuy nhiên sau này, khi biết rõ nguyên nhân khiến đơn vị đó
không dứt điểm được trận đánh đồi A1, Đại tướng đã trực tiếp đến bày tỏ sự thông cảm
và chia sẻ với người chỉ huy đó.
Tư tưởng ấy bảo đảm được tính công bằng, giữ được kỉ luật kỉ cương nhưng không
khiến cán bộ cấp dưới căng thẳng, trở nên khó gần gũi tiếp xúc, hiệu quả công việc nâng cao.
e.Phong cách lãnh đạo sáng tạo, linh hoạt, thực tiễn
Sự sáng tạo được thể hiện qua các chiến thuật đánh linh hoạt: Trong chiến dịch biên
giới năm 1950 , theo dư án sơ bộ Chiến dịch Biên giới do Tổng quân ủy xây dựng đã chọn
Cao Bằng là mục tiêu cho trận then chốt mở màn chiến dịch . Nhưng sau khi đi thị sát tình
hình thực tế, Chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp đã đề nghị Đảng ủy , Ban chỉ huy Chiến
dịch nghiên cứu lại . Theo đồng chí,điểm đột phá mở màn chiến dịch là Đông Khê chứ
không phải Cao Bằng ,thực hành “đánh điểm diệt viện” , đánh khu vực địch yếu hơn đảm
bảo chắc thắng .Sự thay đổi linh hoạt đã làm cho Tướng Carpentier và Bộ chỉ huy Pháp ở
Đông Dương không ngờ tới ,và quân ta đã toàn thắng lợi .
Tính sáng tạo còn thể hiện trong việc xây dựng các đại đội độc lập và tiểu đoàn tập
trung:Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947,để tránh đối đầu trực tiếp với quân Pháp
trên quy mô lớn, đồng chí đã lên kế sách chủ động phân tán lực lượng làm cho địch không
thể tìm thấy chủ lực tập trung của ta, ngược lại, chủ lực của chúng sẽ bị phân tán ở khắp
nơi trong núi rừng Việt Bắc.Phương châm tác chiến “Đại đội độc lập – Tiểu đoàn tập
trung” đã được thực hiện vừa tạo được ưu thế ở những địa điểm, thời cơ quyết định, vừa
giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ, từ đó cơ động, phục kích đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở để tiêu diệt địch.
Ngay cả trong công tác hậu cần, vận cần tính sáng tạo cũng thể hiện rõ nét : Trong
kháng chiến chông Mỹ lần đầu tiên quân ta vận chuyển vật chất và cơ động lực lượng
bằng việc kết hợp đường bộ ,thủy,không .
Đại tướng luôn có những nghệ thuật quân sự sáng tạo, linh hoạt , thực tiễn trong mọi
nhiệm vụ cách mạng , đảm bảo việc thắng lợi của quân dân ta .
2.5 Những bài học lãnh đạo rút ra
a.Lối sống bình dị, hiền hậu, tỏa sáng đức nhân văn cao đẹp của người cộng sản
Đại tướng Võ Nguyên Giáp hết mực yêu quý, tôn trọng nhân dân, yêu thương cán
bộ, chiến sĩ quân đội, luôn canh cánh một nỗi niềm lo cho nhân dân, lo cho bộ đội. Đồng
chí luôn quý trọng sinh mạng của nhân dân, của bộ đội. Trong mỗi quyết định chỉ huy đánh
giặc của mình, ông luôn trăn trở, suy nghĩ, tính toán để làm sao giành chiến thắng với hiệu lOMoARcPSD| 36086670
suất cao nhất mà thương vong ít nhất, giữ gìn lực lượng, giữ gìn từng giọt máu của bộ đội và nhân dân.
b.Gần gũi, thân thiết, bao dung với đồng chí, đồng đội
Là người chỉ huy cao nhất của quân đội, Đại tướng thấu hiểu nỗi đau thương, mất mát
của từng người dân đã trao gửi tính mạng con em mình cho quân đội. Vì thế, trong cuộc
sống cũng như trên chiến trường, Đại tướng luôn chỉ đạo các cấp lãnh đạo, chỉ huy phải
chăm lo chu đáo đến từng bữa ăn, giấc ngủ, sức khỏe và sự rèn luyện kiên trì, dẻo dai của
bộ đội. Đại tướng luôn gần gũi, thân thiết, bao dung với đồng chí, đồng đội. Chính điều này
đã đem đến cho bộ đội sự thoải mái, sẵn sàng vâng lệnh, chiến đấu, hy sinh trên chiến
trường bằng sức mạnh và uy tín, bằng tấm lòng và sự tin tưởng mà Đại tướng dành cho.
c.Luôn sáng tạo và gây bất ngờ cho mọi người
Trong tất cả những cuộc chiến của mình, Đại tướng luôn làm cho mọi người xung
quanh bất ngờ vì sự sáng tạo của mình. Chính sự sáng tạo đó của ngài khiến cho kẻ thù
không kịp trở tay và luôn thất bại.
Ở Chiến dịch Điện Biên Phủ, giặc Pháp không bao giờ nghĩ rằng chúng ta có thể đưa
những cỗ pháo khổng lồ lên Điện Biên để tấn công. Chúng không bao giờ nghĩ rằng chúng
ta có thể tháo gỡ và chia nhỏ những cỗ pháo đó ra, rồi dùng xe đạp, xe bò, xe kéo vận
chuyển lên. Chúng cũng không bao giờ nghĩ được chúng ta có thể vận chuyển lượng lương
thực khổng lồ để có thể phục vụ cho trận đánh lớn. Chúng đã sai lầm và Đại tướng đã làm
được những chuyện tưởng chừng như không thể đó.
Trong chiến dịch mùa xuân 1975, khi toàn bộ cố vấn Mỹ và chiến lược gia của Việt
Nam Cộng Hòa đều tin rằng quân ta sẽ đánh thẳng vào chiếm Huế và Đà Nẵng thì một lần
nữa, Đại tướng lại gây bất ngờ khi tập trung quân lực thật sự vào đánh chiếm Tây Nguyên.
Việc quân đội nhân dân Việt Nam chiếm giữ Tây Nguyên đã hoàn toàn phá vỡ mọi kế hoạch
phòng thủ của quân lực Viện Nam Cộng Hòa dẫn đến thắng lợi 30/4/1975 thống nhất đất nước.
d.Thói quen tự học
Đại tướng chưa học qua bất cứ trường lớp nào về quân sự, chiến tranh. Tất cả kiến
thức cầm quân của Đại Tướng đều là học qua lịch sử, sách vở và kinh nghiệm chiến trường.
Báo chí và các sử gia nước ngoài đánh giá rất cao khả năng học ngay từ sai lầm của đại
tướng . Họ đánh giá: “Ông ta có thể phạm sai lầm ngay đó nhưng sẽ sữa chữa những sai
lầm đó rất nhanh. Ông ta học ngay từ những sai lầm của chính mình ngay trên chiến trường
và biến nó thành chiến thắng”. Trong nhà ngài, cả khi về già, vẫn có rất nhiều sách báo và
những vị khách viếng thăm thường thấy hình ảnh ngài đọc sách ngay cả khi số tuổi đã vượt quá 90.
e.Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác
Đại tướng luôn thể hiện tinh thần quyết đoán, song cũng rất dân chủ, nhân văn. Đại
tướng cho rằng, những thắng lợi trên chiến trường, xét cho cùng là do những con người trực
tiếp chiến đấu quyết định. Vì vậy, Đại tướng luôn coi trọng phát huy dân chủ, lắng nghe, lOMoARcPSD| 36086670
chọn lọc và trân trọng những sáng kiến, cách đánh hay của cán bộ, chiến sĩ và trong nhân
dân, tạo nên khối đoàn kết vững chắc, sức mạnh vô địch của cuộc chiến tranh toàn dân.
Tại cuộc họp Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ ngày 26-1-1954, bàn về thay đổi
phương châm chiến dịch, 4 người cùng thảo luận dân chủ với mục tiêu cao nhất là chọn
cách đánh nào bảo đảm chắc thắng. 4 người thì 3 vẫn giữ ý kiến đánh nhanh. Lúc đó, ý kiến
của đồng chí Phạm Kiệt phát biểu qua điện thoại, trình bày vắn tắt tình hình và là người duy
nhất lúc đó đã đề nghị Đại tướng xem xét lại kế hoạch đánh nhanh. Tại Mặt trận Điện Biên
Phủ, cùng với nhiệm vụ phụ trách công tác bảo vệ, đồng chí Phạm Kiệt được Đại tướng cử
đi kiểm tra công tác chuẩn bị chiến trường ở hướng Đông Bắc. Ông đã đến tận nơi, kiểm
tra trận địa pháo binh, phát hiện sự nguy hiểm bố trí pháo binh dã chiến tại một địa bàn
tương đối bằng phẳng. Ý kiến thẳng thắn và bản lĩnh của đồng chí Phạm Kiệt đã được Đại
tướng tiếp thu, góp phần quan trọng vào quyết định thay đổi phương châm tác chiến, đưa
đến thắng lợi to lớn của chiến dịch. PHẦN 3: KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu tiểu sử hoạt động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng em xin
trình bày kết quả nghiên cứu như sau: Về tiểu sử : - Cuộc đời:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 quê ở làng An Xá,
tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu lòng yêu nước
Thời niên thiếu: đồng chí Võ Nguyên Giáp đỗ vào trường Quốc học
Huế, hai năm sau đồng chí bị đuổi học sau khi tổ chức một cuộc bãi
khóa. Sau đó đồng chí về quê tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng làm việc
Thời thanh niên: trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, đồng chí Võ
Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở nhà lao Thừa phủ (Huế)và nhờ có
sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp đồng chí được trả tự do - Sự nghiệp cách mạng:
1940: đồng chí Võ Nguyên Giáp được cử sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
11/1941: trở về dưới sự lãnh đạo, dìu dắt của Lãnh tụ NguyễN Ái
Quốc đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí khác xây dựng cơ sở cách mạng
12/1944: đồng chí được lãnh tụ Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành
lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân- Tổ chức tiền thân
của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Trên cương vị là nhà lãnh đạo đồng chí đã chỉ huy và giành nhiều
thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Về uy tín: lOMoARcPSD| 36086670
- Đối với cách mạng, Đảng và nhà nước:
Tấm gương sáng về đạo đức cách mạng
Người anh cả trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhà chính trị giỏi của nhà nước Việt Nam - Đối với nhân dân:
Đại tướng của nhân dân Một nhà văn hóa lớn của Việt Nam - Đối với thế giới:
Võ Nguyên Giáp được bạn bè quốc tế kính trọng Về nhân cách:
- Kiểu mẫu nhân cách của một người anh cả
- Kiểu mẫu về thống nhất giữa chính trị và quân sự
Trước hết ở Đồng chí là phẩm chất về tư tưởng chính trị Tài năng lãnh đạo
Tài năng quân sự kiệt xuất, đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc
- Kiểu mẫu về đức tính tu dưỡng, rèn luyện
- Đề cao chủ nghĩa nhân đạo nhân văn Về phong cách:
- Tầm nhìn xa trông rộng, phán đoán chuẩn xác
- Phong cách dân chủ nhưng quyết đoán, tôn trọng ý kiến của tập thể
- Tin vào quần chúng nhân dân và biết dựa vào nhân dân
- Tư tưởng quân sự nhưng mang đậm chất nhân văn, nhân đạo, hòa bình
- Phong cách lãnh đạo sáng tạo, linh hoạt, thực tiễn
Quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ. Trên cơ sở nguyên
tắc dân chủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo dựng sự đồng thuận
cao trong tập thể Đảng ủy mặt trận từ đó tạo nên nhiều thắng lợi vĩ đại
Đề cao và tôn trọng trong quyền làm chủ của những đồng nghiệp cán bộ cấp dưới
Phải bám sát vào thực tiễn đời sống để từ đó chủ động sáng tạo
trong công việc Những bài học:
- Lối sống bình dị, hiền hiệu, tỏa sáng đức nhân văn cao đẹp của người cộng sản
- Gần gũi thân thiết bao dung và đồng chí đồng đội
- Luôn sáng tạo và gây bất ngờ cho mọi người - Thói quen tự học
- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. lOMoARcPSD| 36086670
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử Tiền Phong, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tấm gương sáng ngời cho tuổi
trẻ Việt Nam, truy cập tại https://tienphong.vn/dai-tuong-vo-nguyen-giap-tam-
guongsang-ngoi-cho-tuoi-tre-viet-nam-post1369318.tpo
2. Báo Hải quân Việt Nam, Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
truy cập tại https://www.baohaiquanvietnam.vn/tin-tuc/cuoc-doi-va-su-nghiep- cuadai-tuong-vo-nguyen-giap
3. Báo Người đưa tin, Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, truy cập
tại https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-dai-tuong-vo- nguyen-giap.htm
4. Báo Quân khu 4, Hội thảo khoa học “ Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp – Một
tài năng quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tin lớn của Cách mạng Việt Nam”,
http://baoquankhu4.com.vn/chinh-tri/hoi-thao-khoa-hoc-dai-tuong-tong-tu- lenh-vo- nguyen-giap-mot-.html
5. Báo Thanh Hóa, Những cống hiến to lớn đặc biệt xuất sắc của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp đối với sự nghiệp cách mang của Đảng và nhân dân ta ,truy cập tại
https://baothanhhoa.vn/thoi-su/nhung-cong-hien-to-lon-dac-biet-xuat-sac-cua-dai-
tuong-vo-nguyen-giap-doi-voi-su-nghiep-cach-mang-cua-dang-va-nhan-dan- ta/142623.htm
6. Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, Tóm tắt tiểu sử của đại tướng Võ Nguyên Giáp, truy
cập tại http://www.vietnambotschaft.org/tom-tat-tieu-su-dai-tuong-vo-nguyen-giap/
7. Tạp chí lý luận chính trị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cách mạng Việt Nam, truy
cập tại http://hvcsnd.edu.vn/tin-tuc-su-kien/tieu-diem/dai-tuong-vo-nguyen-giap- voicach-mang-viet-nam-2419