Bài tiểu luận Sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử | Môn kinh tế vĩ mô

       Phương pháp phân tích, tổng hợp: dựa vào dữ liệu được cung cấp để tiến hành phân tích, tổng hợp lại một cách chi tiết, cụ thể, dễ hiểu về sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời đại kinh tế số. Đồng thời, tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của lĩnh vực này và cách khắc phục các vấn đề đó.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

lOMoARcPSD| 46988474
0
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
TIỂU LUẬN
Môn học: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
Giảng viên:
NGUYỄN THANH TRIỀU
Sinh viên:
1
. LÂM XƯƠNG TÂN
2
. LÊ THU THUỶ
3
. NGUYỄN CÔNG KHANH
4
. TRẦN TRỌNG TOÀN
5
. LÊ HOÀNG NGỌC ANH
ĐỀ TÀI:
Sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử tại
VIỆT NAM
trong thời đại kinh tế số. Hiện trạng và giải
pháp.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 02 năm 2022
lOMoARcPSD| 46988474
1
MỤC LỤC
A. Phần mở đầu……..………………………………………………………… 2
B. Phần nội dung…………………………………………….…………………
3
I. Cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử…………………………….………….
3
II. Quy mô thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam từ năm 2015 – 2020.
Những phân tích và đánh giá…………………………………………………… 6
III. Lợi thế cạnh tranh của ngành thương mại điện tử củaViệt Nam trên trường
quốc tế …………………………………………………………………………..7
IV. Các chính sách và giải pháp cải thiện và nâng cao vị thế của sàn thương mại
điện tử trên thị
trường………………………………………...…………………8
Do thời gian, kiến thức và năng lực của nhóm là hữu hạn, việc đi
sâu phân tích, đánh giá vấn đề sẽ không sao tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Nhóm sinh viên rất mong nhận được cảm
thông và góp ý của thầy và các bạn.
A. Phần mở đầu:
1.Tính cấp thiết của vấn đề đặt ra
“Sự tăng trưởng” là một nhân tố mà bất cứ quốc gia nào hay bất cứ thời đại nào con
người đều muốn có được, và đặc biệt là đối với một quốc gia có ngành công nghiệp non trẻ
như Việt Nam hiện nay. Bước vào thời đại kinh tế số - một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa
trên công nghệ số, đặc biệt là giao dịch điện tử và trao đổi hàng hoá thông qua Internet, nước
lOMoARcPSD| 46988474
2
ta dần khẳng định được vị thế và vai trò của mình trên trường quốc tế. Mặc dù trong thời gian
qua, hầu hết mọi ngành nghề đều chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, Việt Nam
vẫn có những bước tiến mạnh mẽ, trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử
tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ASEAN. Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt
Nam, năm 2020, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ
USD và là nước duy nhất của Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử đạt 2 con số.
Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và Bain&Company, nhiều
khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3
trong khu vực ASEAN vào năm 2025.
Song, để đạt được quy mô theo tính toán vào năm 2025, Việt Nam cần nhiều hơn là những
giải pháp cũng như là kế hoạch cụ thể. Chính từ nhận thức sâu sắc đó nhóm sinh viên
UEH quyết định chọn chủ đề: “Sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử tại VIỆT
NAM trong thời đại kinh tế số. Hiện trạng và giải pháp.”
2. Mục tiêu chính của nghiên cứu tiểu luận
Hệ thống sở thuyết bao gồm khái niệm, các hình các cấp độ phát triển của
thương mại điện tử.
Hiểu biết về sự phát triển thương mại điện tử của Việt Nam. So sánh được nước ta đã phát
triển như thế nào của những năm trước so với những năm gần đây trong thời đại kinh tế số.
Tìm ra các lợi thế để phát triển đồng thời những điểm yếu để tìm ra giải pháp khắc phục.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Thương mại điện tử của Việt Nam sẽ tăng trưởng như thế nào trong thời đại kinh tế số.
3.2. Phạm vi
Phạm vi nội dung: Tiểu luận nghiêm cứu kinh tế vĩ mô.
Phạm vi không gian: Thương mại điện tử của Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Thương mại điện tử của Việt Nam trong khoảng thời gian 2015
- 2020
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
4.1 Cách tiếp cận
Trên cơ sở thuyết về quy luật cung - cầu, tốc độ tăng trưởng, lợi thế so sánh, thương mại,
hành vi tiêu dùng,...
Đồng thời, đề tài được khai thác từ các vấn đề thực tiễn, tác động trực tiếp đến từng cá thể
trong nền kinh tế.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát: Thu thập, đánh giá thông tin qua các tri giác trực tiếp nhằm nắm
bắt xu hướng, mối quan tâm của các đối tượng trong nền kinh tế trước lĩnh vực thương mại
điện tử trong thời đại kinh tế số.
Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu, dẫn chứng về tiềm năng, mức độ ảnh hưởng của
thị trường thương mại điện tử trong những năm gần đây những năm trước thời kỳ kinh tế
số.
lOMoARcPSD| 46988474
3
Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh sự thay đổi theo thời gian về tiềm năng, cơ cấu,
tần suất, nhu cầu,... của các đối tượng kinh tế trong thị trường thương mại điện tử. Từ đó rút
ra được vấn đề nổi trội và hướng giải quyết phù hợp.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: dựa vào dữ liệu được cung cấp để tiến hành phân tích,
tổng hợp lại một cách chi tiết, cụ thể, dễ hiểu về sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện
tử ở Việt Nam trong thời đại kinh tế số. Đồng thời, tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu
của lĩnh vực này và cách khắc phục các vấn đề đó.
5. Ý nghĩa thực tế của chủ đ
Việc phân tích hoạt động và sự tăng trưởng của các sàn thương mại điện tử trên thị
trường Việt Nam sẽ cho thấy được những lợi thế và tiềm năng, từ đó xác định được vị thế của
các sàn thương mại điện tử ngày càng được nâng cao không những trên thị trường Việt Nam
mà con có thể hướng ra cả quốc tế.
6. Kết cấu tiểu luận
I. Giới thiệu hiện trạng của vấn đề và tính cấp bách của vấn đề.
II. Cơ sở lý luận về thương mại điện tử
III. Hiện trạng của các sàn thương mại điện tử trong hiện tại
IV. Các chính sách và giải pháp cải thiện và nâng cao vị thế của sàn thương mại điện tử
trên thị trường.
B.Phần nội dung
I. Cơ sở lý thuyết
1. Cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử
Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử và công nghệ
xử lý thông tin số trong giao dịch kinh doanh nhằm sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân
phối sản phẩm được mua bán và thanh toán; từ đó tạo ra các giá trị giữac tổ chức và giữa
các tổ chức và các nhân. Hay theo tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử
bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận
cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.
ng trưởng là sự tăng lên về quy mô, doanh thu, sản lượng trong một thời gian nhất
định.
Kinh tế số là một nền được vận hành dựa trên công nghệ số đặc biệt là các giao dịch điện
tử tiến hành thông qua Internet.
Vậy ta hiểu thế nào là “tăng trưởng thương mại điện tử trong nền kinh tế số”?
Tăng trưởng thương mại điện tử trong nền kinh tế số là biểu hiện theo chiều hướng tăng
lên của các yếu tố cấu thành và bên ngoài có liên quan đến thương mại điện tử. Đồng thời, tất
lOMoARcPSD| 46988474
4
cả đều là một thành phần nhỏ nằm trong nền kinh tế số, nơi mà kinh tế và internet là hai đối
tác trực tiếp với nhau, tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra hiệu quả trong kinh doanh, mua bán,
sản xuất.
Tại Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung, nhờ “cú hích” COVID những năm gần
đây mà nhu cầu sử dụng Internet ngày càng tăng cao. Internet đã trở thành công cụ phổ biến
được áp dụng trong mọi ngành nghề, lĩnh vực; và thương mại điện tử cũng không ngoại lệ. Sự
tăng trưởng của nền thương mại điện tử Việt Nam thể hiện rõ thông qua các nền tảng mua sắm
trực tuyến như Shopee, Lazada, Tiki… khi tỷ lệ người sử dụng, lợi nhuận thu về, quy mô đều
có xu hướng tăng lên và không có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích khổng
lồ thì thị trường thương mại điện tử vẫn tồn tại những hiện trạng cần được giải quyết để có thể
phát triển một cách bền vững. Vậy nên, bài tiểu luận này sẽ tập trung phân tích và định hướng
phương thức xử lý phù hợp với từng vấn đề.
2. Cơ sở lý luận về thương mại điện tử
Hiện nay, chúng ta có thể thấy rất nhiều các định nghĩa về thương mại điện tử. Theo nghĩa
hẹp, khái niệm có thể hiểu đơn giản nhất là: “thương mại điện tử chỉ đơn thuần là việc mua
bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng
viễn thông khác.” – Theo Đinh Hà Uyên Thư của báo tailuanvan.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc
sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như
những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ
chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc
kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
Tóm gọn lại, chúng ta có thể có được một khái niệm rộng: “Thương mại điện tử là các
giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử.”
Chúng ta có thể thấy, phạm vi của thương mại điện tử rất rộng, nó có thể đi đôi với rất
nhiều lĩnh vực kinh tế. Thương mại điện tử giúp ích cho khách hàng và doanh nghiệp rất
nhiều, vì vậy nó đang được phát triển rất mạnh mẽ trong xã hội hiện nay. Ví dụ đơn giản nhất
chúng ta có thể thấy đó là việc rút/gửi tiền tại các cây ATM,…
Thương mại điện tử có rất nhiều định dạng. Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử
được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên
việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Trên thị trường hiện nay, có 6 loại hình thương mại điện tử cơ bản: Doanh nghiệp với
Doanh nghiệp (B2B), Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C), Khách hàng với Khách hàng
(C2C), Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B), Doanh nghiệp với chính phủ (B2A), Khách
hàng với Chính phủ (C2A).
B2B hay Doanh nghiệp này thường giải thích mối quan hệ giữa các nhà sản xuất sản
phẩm và nhà phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Doanh nghiệp với khách hàng ( B2C ) là hình thức phổ biến nhất. Nó được thể hiện mối
quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
lOMoARcPSD| 46988474
5
Khách hàng với khách hàng là loại thương mại điện tử này bao gồm tất cả các giao dịch
điện tử diễn ra giữa người tiêu dùng. Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua việc
sử dụng các mạng xã hội.
Khách hàng với doanh nghiệp diễn ra khi người tiêu dùng cung cấp dịch vụ hoặc sản
phẩm của họ cho các công ty mua hàng.
Doanh nghiệp và chính phủ được thể hiện qua các vấn đề pháp lý hay an sinh xã hội.
Khánh hàng với chính phủ thể hiện qua các giao dịch giữa cá nhận và các cơ quan hành
chính.
Ngoài khái niệm của thương mại điện tử, chúng ta cần phải nắm thêm một số khái niệm
liên quan đến thương mại điện tử: Website ( là trang thông tin chứa nội dung thông qua văn
bản, hình ảnh, video, âm thanh,… được lưu trữ tại một trang mạng ). Host ( là máy chủ, một
không gian có thể chứa nội dung hoặc dữ liệu),…
3. Hiện trạng của các sàn thương mại điện tử trong hiện tại
Hiện nay, thương mại điện tử của Việt Nam rất phát triển. Ngành thương mại điện tử của
Việt Nam trong tương lai sẽ còn phát triển và bùng nổ hơn. Dưới đây là một số thông tin về
ngành thương mại điện tử của nước ta hiện nay:
Theo báo cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương, ngành
thương mại điện tử của Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD. Đây là một con số đáng để chúng ta thấy
được độ phát triển của thương mại điện tử Việt Nam.
Từ sau đại dịch Covid 19, ngành thương mại điện tử sẽ còn tiếp tục phát triển. Do tình
hình dịch bệnh căng thẳng, nhiều người dân đã bắt đầu sử dụng các dịch vụ thông qua các
trang mạng, các sàn thương mại điện tử. Theo trang Đại học thương mại, có đến 70% dân số
Việt Nam tiếp cận với mạng Internet và 53% người dân có ví điện tử để thanh toán. Ngoài ra,
số thời gian lên mạng xã hội của Việt Nam cũng nằm trong top đầu khu vực Đông Nam Á hay
trên thế giới.
Dù phát triển là vậy, ngành thương mại điện tử của Việt Nam còn nhiều thách thức.
Thứ nhất, sự hiểu biết của người dân về thương mại điện tử là còn thấp. Thông qua
một cuộc khảo sát, người dân mua hàng sẽ chọn phương thức COD đến 88%. Lý do
khiến người dân như vậy là do sự tin tưởng với chất lượng hàng hóa.
Thứ hai, khi thương mại điện tử càng phát triển thì các trang mạng xấu, không lành
mạnh cũng sẽ càng có môi trường để phát triển mạnh mẽ hơn. Với số giờ lên mạng
Internet cao như vậy, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các trang mạng không rõ nguồn
gốc với nội dung phản cảm, xấu xa.
Thứ ba, về thông tin bảo mật của khách hàng còn hạn chế. Thông tin của khách hàng
có thể bị lộ ra ngoài gây ảnh hưởng xấu tới khách hàng.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn chưa tối ưu, trang thiết bị còn chưa đủ hiện
đại để giúp người dân hiểu biết hơn về thương mại điện tử.
Thương mại điện tử ở nước ta đang trở thành xu hướng phát triển của các doanh nghiệp.
Chúng ta đều có thể thấy rõ được lợi ích của thương mại điện tử mang lại.
lOMoARcPSD| 46988474
6
II: Quy mô thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam từ năm 2015
2020. Những phân tích và đánh giá.
1. Tình hình phát triển ngành thương mại điện tử từ năm 2015 - 2020
2. Nhận xét và đánh giá
Quy mô thị trường thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2015 - 2020.
Năm 2020, thị trường thương mại điện tử đã có mức tăng trưởng 18% với quy mô đạt
11,8 tỷ USD.
Mặc dù đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm qua do tác động của đại dịch
COVID-19, khiến cho mức chi tiêu người dùng bị sụt giảm.
Tuy nhiên, thương mại điện tử vẫn có thấy bước đà phát triển mạnh mẽ ở hiện tại và
tương lai khi với năm 2021, doanh thu từ thương mại điện tử ước đạt 13,7 tỷ USD,
tăng 16% so với năm 2020 và thuộc nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần
bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Theo báo cáo của hằng năm của "SYNC Southeast Asia" (SYNC Đông Nam Á) của
Facebook và Công ty tư vấn Bain & Company (Mỹ), Việt Nam được dự báo sẽ là thị
trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026, với
tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử đạt 56 tỉ USD, gấp 4,5 lần giá trị ước tính vào
năm 2021.
"Thương mại điện tử thực sự đã chuyển mình từ một kênh phụ trở thành một phần cốt lõi
trong chiến lược tăng trưởng của thương hiệu và nhà bán hàng", ông James Dong, Giám
đốc Điều hành Lazada Việt Nam nói.
III. Lợi thế cạnh tranh của ngành thương mại điện tử của Việt Nam
trên trường quốc tế.
2015
2020
2016
2017
2018
2019
0
2
4
6
8
10
12
14
%
0
5
%
10
%
%
15
%
20
%
25
30
%
%
35
%
40
4.07
5
6.2
8.02
10.08
11.8
0.37
0.23
0.24
0.3
0.25
0.18
Column1
T l tăng tr
ng
lOMoARcPSD| 46988474
7
1. Nguồn nhân lực
Việt Nam chúng ta vẫn đang còn là một nước trẻ với nguồn nhân lực tiềm năng dồi dào và
đang ngày càng được cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo Tổng cục Thống kê năm
2018 cả nước ta có khoảng 94 triệu lao động mà trong đó đã có hơn 50% số lao động thuộc độ
tuổi từ 15 trở lên. Trong tổng số nguồn lao động dồi dào ấy thì ở khu vực dịch vụ (3) có 18,7
triệu người (chiếm 34,7%). Điều này cho thấy được nguồn lao động dồi dào có thể cung cấp
cho ngành bất kì thời điểm nào.
Thêm vào đó, trong khu vực nước ta có sự tăng trưởng vượt bậc so với các nước khác,
nước ta đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 18% và với quy mô đạt 11.8 triệu USD trở thành nước
duy nhất ở Đông Nam Á có được sự tăng trưởng về ngành thương mại điện tử ở mức hai con
số bất chấp tình hình dịch bệnh Covid–19. Các nhà kinh tế còn dự kiến được rằng con số này
sẽ tiếp tục tăng trong những năm sắp tới.
Bên cạnh đó, chất lượng lao động trong ngành thương mại điện tử của nước ta ngày càng
được nâng cao. Lao động cũng đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp và
của thị trường kinh tế. Thống kê cho thấy tỷ lệ việc làm về ngành thương mại điện tử cũng
đáp ứng đủ cho số đông công nhân với hơn 90% sinh viên có việc là sau khi đã tốt nghiệp các
bậc cao đẳng, đại học. Từ đó thấy được tiềm năng và sự phát triển ngành đang ngày càng
được mở rộng và cải thiện.
2. Cơ hội
Với thời kỳ phát triển kinh tế số 4.0 như hiện nay đã mở ra một cơ hội cực kỳ lớn cho
ngành thương mại điện tử. Cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, các ngành kinh tế
khác đang chịu hậu quả nặng nề thì ngành thương mại điện tử lại mở ra được cho mình con
đường để phát triển một cách vượt bậc. Theo cục Thương mại điện tử, Bộ công thương thì
ngành thương mại điện tử nước ta có sự tăng trưởng vượt bậc so với các nước khác, nước ta
đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 18% và với quy mô đạt 11.8 triệu USD trở thành nước duy nhất
ở Đông Nam Á có được sự tăng trưởng về ngành thương mại điện tử ở mức hai con số bất
chấp tình hình dịch bệnh Covid–19. Các nhà kinh tế còn dự kiến được rằng con số này sẽ tiếp
tục tăng trong những năm sắp tới.
Các doanh nghiệp hiện nay cũng đang dần đầu tư vào thương mại điện tử nhiều hơn vì
khi 1 doanh nghiệp đưa hàng vào siêu thị thì thi phí đã ở khoảng 30 – 50%, chi phí thuê mặt
bằng 15 – 20%, trong khi đó chi phí cho thương mại điện tử chỉ ở mức dưới 15%, có nhiều
sàn chỉ ở mức 5%, 2%, 1% thậm chỉ là 0%.
Theo Accenture, 91% người tiêu dùng sẽ mua hàng mà họ nhận diện được, đã ghi nhớ
hay cung cấp các mặt hàng liên quan và phù hợp các sàn thương mại có thể vận dụng được
đặc điểm này để phát triển và xem nó là một cơ hội tiềm năng. Thêm vào đó là xu thế thanh
toán không tiền mặt, theo báo cáo của Facebook và Bain & Company, lần đầu tiên tỷ lệ thanh
toán bằng tiền mặt sụt giảm đáng kể từ 60% (2020) xuống còn 42% (2021), sức hút mạnh mẽ
từ việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng ảnh hưởng rất lớn tới ngành thương mại điện tử.
a. Thị trường
Trong những năm gần đây ngành thương mại điện tử ngày càng lớn mạnh và được biết
đến một cách rộng rãi. Phối hợp nhiều yếu tố có lợi như đa dạng loại hình tham gia, quy trình
hoạt động chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của mạng lưới internet và những
lOMoARcPSD| 46988474
8
ứng dụng hiện đại đã đưa thương mại điện tử ra rộng khắp, không những ở thị trường Việt
Nam mà còn vươn ra thị trường thế giới.
Ở thị trường Việt Nam, theo khảo sát của Bộ Công Thương, tính đến năm 2020 đã có hơn
49,3 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến mà trong khi đó số liệu này ở năm 2016 chỉ có
32,7 triệu người, có thể thấy được thị trường thương mại điện tử đang ngày càng được mở
rộng và phổ biến một cách nhanh chống trong thị trường Việt Nam. Thương mại điện tử
không chỉ phát triển ở thị trường Việt Nam mà nó còn hướng tới thị trường Đông Nam Á,
rộng hơn nữa là thị trường các nước châu Âu, châu Mỹ. Thương mại điện tử xuyên quốc gia
đang là trào lưu, giúp mở rộng được thị trường của các quốc gia và càng làm nâng cao được
năng lực doanh nghiệp, giá trị hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam. b. Trang thiết bị, khoa
học công nghệ
Với thời đại công nghệ 4.0 tiên tiến như hiện nay thì việc tiếp cận cũng như đầu tư về các
sàn thương mại điện tử là vô cùng dễ dàng. Không giống như những năm về trước, công nghệ
vẫn chưa được phát triển chúng ta hầu như chỉ biết đến trao đổi qua giao dịch trực tiếp, điều
đó là vô cùng bất lợi. Hiện nay các công cụ như máy vi tính, điện thoại hay internet được sử
dụng một cách rộng rãi cũng đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển của thương mại điện
tử.
IV. Các chính sách và giải pháp cải thiện và nâng cao vị thế của sàn
thương mại điện tử trên thị trường.
Thứ nhất: Nhà nước cần đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển hạ
tầng công nghệ thông tin và viễn thông để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của
thương mại điện tử.
Việt Nam cần xây dựng cho mình một nền công nghiệp điện năng vững chắc, đảm bảo cung
cấp điện năng đầy đủ, ổn định với mức giá hợp lý. Theo đó, cần sớm xây dựng được nhà máy
điện nguyên tử để phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet thương
mại điện tử.
Chính phủ cần đẩy mạnh việc hiện đại hóa hệ thống truyền thông, áp dụng công nghệ thông tin
gia tăng tốc độ đường truyền. Đặc biệt, sớm triển khai công nghADSL (Asymmetric Digital
Subcribers Lines) và ng cao công suất của băng thông. Nhanh chóng giảm giá cước viễn
thông và cước truy cập Internet để sàn thương mại điện tử có thể tiếp cận với tất cả mọi người.
Thứ hai: nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực cho
thương mại điện tử.
Trong các báo cáo gần đây của Liên hợp quốc, vấn đề chính gây trở ngại cho tiến trình phát
triển thương mại điện tử tại các nước đang phát triển lại nằm ở vấn đề nhận thức của các doanh
nghiệp người dân. Hầu hết các doanh nghiệp người dân tại các nước này chưa hiểu hết
tầm quan trọng và những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại.
Theo khảo sát của Hội Tin học Việt Nam, hiện tới 90% trong số 70.000 doanh nghiệp trên
1,4 triệu hộ kinh doanh cá thể nước ta vẫn thờ ơ với thương mại điện tử coi thương mại
điện tử là “chuyện của người ta”.
lOMoARcPSD| 46988474
9
Do đó, vấn đề rất quan trọng đặt ra cho Chính phủ Việt Nam phải nâng cao nhận thức
cho các doanh nghiệp nhân dân về thương mại điện tử thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng, các buổi hội thảo, chuyên đề,...
Bên cạnh đó, khuyến khích mở các trường, lớp đào tạo người sử dụng máy tính với các chương
trình tính chất thực nh ngắn hạn thuộc các trình độ khác nhau, nhằm mục đích trang bị khả
năng sử dụng máy tính - một công cụ lao động cho một bộ phận lao động ngày càng đông đảo.
Nhà nước hỗ trợ Hội Tin học và các tổ chức tin học khác trong việc phát triển các chương trình
phổ biến kiến thức về công nghệ thông tin bằng các phương tiện truyền thông như báo chí, phát
thanh, truyền hình,...
Thứ ba: Nhà nước cần sớm xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử
(đẩy
nhanh áp dụng các phương tiện thanh toán hiện đại vào hoạt động ngân hàng,
như: thẻ thông minh (smart card), chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng,...).
Để tạo khung pháp lý cho thanh toán điện tử, Ngân hàng Trung ương cần sớm đưa ra các
văn bản pháp lý liên quan tới hoạt động này.
Thứ tư: Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp lý hỗ trợ
thương mại điện tử được thực sự phát triển ở Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đã có trên 64 triệu người dùng chiếm 67% dân số (năm 2019), chủ yếu
các doanh nghiệp, mở ra hội đáng kể cho các doanh nghiệp này khai thác ưu thế của
thương mại điện tử. Song trên thực tế, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thương mại điện tử,
các doanh nghiệp Việt Nam mới giai đoạn I của quá trình phát triển thương mại điện tử, nghĩa
là, các doanh nghiệp mới chỉ thực hiện các hoạt động quảng cáo, tìm kiếm thông tin, đối tác
trên mạng, song vẫn chưa thể thực hiện được các giao dịch qua mạng. Điều này làm cản trở
việc phát triển thương mại, nhất là hoạt động ngoại thương.
Thứ năm: xúc tiến nhanh việc thành lập Hội đồng quốc gia về
thương mại điện tử.
Hội đồng này sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ nhiệm vụ nghiên cứu, phổ biến
các hoạt động thương mại điện tử trên phạm vi cả nước. Đồng thời tích cực hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực thương mại điện tử, tăng hội giao lưu học hỏi cho các doanh nghiệp trong
nước. Hội đồng cũng nhiệm vụ hỗ trợ cho các dự án xây dựng các siêu thị, xa lộ thông tin,
các tiêu chuẩn cho các sản phẩm, vấn đề bảo mật an toàn, công nghệ thẻ thông minh (smart
card), các trung tâm xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số hóa.
Thứ sáu: đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp phần
mềm.
Công nghiệp phần mềm đóng một đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển
thương mại điện tử ở Việt Nam. Theo báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu chiến lược - Bộ
lOMoARcPSD| 46988474
10
Kế hoạch và Đầu tư, sản phẩm phần mềm được xếp vào nhóm có khả năng cạnh tranh cao nếu
như được Nhà nước hỗ trợ, đầu tư phát triển thích đáng và giúp phát huy tối đa lợi thế so sánh
của Việt Nam nguồn nhân lực dồi dào trình độ tương đối cao so với nhiều quốc gia
đang phát triển (Tạp chí Tài chính, tháng 2/2020).
Thứ bảy: Nhà nước cần chú trọng hỗ trợ ưu tiên cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống.
Thương mại điện tử thực tế đã mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể
cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp lớn. Do đó, Nhà nước cần chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp vừa nhỏ để họ thể tiếp cận với hoạt động thương mại điện tử, là nhịp cầu
kết nối tinh hoa truyền thống với thế giới.
Thứ tám: Nhà nước cần tích cực đẩy mạnh tham gia hợp tác quốc
tế
xây dựng các chiến lược, dự án phát triển thương mại điện tử ở các cấp độ khu
vực (ASEAN, APEC), thế giới (UNCTAD, ICC, WIFPO, UNDP,...).
Ở cấp độ khu vực, Việt Nam đã đạt được các thỏa thuận về các nguyên tắc chỉ đạo chung
(trong ASEAN), Hiệp định khung ASEAN về thương mại điện tử và Chương trình hành động
(trong APEC) về thương mại điện tử…
| 1/11

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46988474 ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TIỂU LUẬN
Môn học: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
Giảng viên: NGUYỄN THANH TRIỀU
Mã lớp học phần: 22D1ECO50100208 Sinh viên:
1 . LÂM XƯƠNG TÂN
2 . LÊ THU THUỶ
3 . NGUYỄN CÔNG KHANH
4 . TRẦN TRỌNG TOÀN
5 . LÊ HOÀNG NGỌC ANH
ĐỀ TÀI: Sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử tại
VIỆT NAM trong thời đại kinh tế số. Hiện trạng và giải pháp.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 02 năm 2022 0 lOMoAR cPSD| 46988474 MỤC LỤC
A. Phần mở đầu……..………………………………………………………… 2
B. Phần nội dung…………………………………………….………………… 3
I. Cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử…………………………….…………. 3
II. Quy mô thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam từ năm 2015 – 2020.
Những phân tích và đánh giá…………………………………………………… 6
III. Lợi thế cạnh tranh của ngành thương mại điện tử củaViệt Nam trên trường
quốc tế …………………………………………………………………………..7
IV. Các chính sách và giải pháp cải thiện và nâng cao vị thế của sàn thương mại điện tử trên thị
trường………………………………………...…………………8
Do thời gian, kiến thức và năng lực của nhóm là hữu hạn, việc đi
sâu phân tích, đánh giá vấn đề sẽ không sao tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Nhóm sinh viên rất mong nhận được cảm
thông và góp ý của thầy và các bạn.
A. Phần mở đầu:
1.Tính cấp thiết của vấn đề đặt ra

“Sự tăng trưởng” là một nhân tố mà bất cứ quốc gia nào hay bất cứ thời đại nào con
người đều muốn có được, và đặc biệt là đối với một quốc gia có ngành công nghiệp non trẻ
như Việt Nam hiện nay. Bước vào thời đại kinh tế số - một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa
trên công nghệ số, đặc biệt là giao dịch điện tử và trao đổi hàng hoá thông qua Internet, nước 1 lOMoAR cPSD| 46988474
ta dần khẳng định được vị thế và vai trò của mình trên trường quốc tế. Mặc dù trong thời gian
qua, hầu hết mọi ngành nghề đều chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, Việt Nam
vẫn có những bước tiến mạnh mẽ, trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử
tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ASEAN. Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt
Nam, năm 2020, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ
USD và là nước duy nhất của Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử đạt 2 con số.
Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và Bain&Company, nhiều
khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3
trong khu vực ASEAN vào năm 2025.
Song, để đạt được quy mô theo tính toán vào năm 2025, Việt Nam cần nhiều hơn là những
giải pháp cũng như là kế hoạch cụ thể. Chính từ nhận thức sâu sắc đó nhóm sinh viên
UEH quyết định chọn chủ đề: “Sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử tại VIỆT
NAM trong thời đại kinh tế số. Hiện trạng và giải pháp.”
2. Mục tiêu chính của nghiên cứu tiểu luận
Hệ thống cơ sở lí thuyết bao gồm khái niệm, các mô hình và các cấp độ phát triển của thương mại điện tử.
Hiểu biết về sự phát triển thương mại điện tử của Việt Nam. So sánh được nước ta đã phát
triển như thế nào của những năm trước so với những năm gần đây trong thời đại kinh tế số.
Tìm ra các lợi thế để phát triển đồng thời những điểm yếu để tìm ra giải pháp khắc phục.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng
Thương mại điện tử của Việt Nam sẽ tăng trưởng như thế nào trong thời đại kinh tế số. 3.2. Phạm vi
Phạm vi nội dung: Tiểu luận nghiêm cứu kinh tế vĩ mô.
Phạm vi không gian: Thương mại điện tử của Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Thương mại điện tử của Việt Nam trong khoảng thời gian 2015 - 2020
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 4.1 Cách tiếp cận
Trên cơ sở lý thuyết về quy luật cung - cầu, tốc độ tăng trưởng, lợi thế so sánh, thương mại, hành vi tiêu dùng,...
Đồng thời, đề tài được khai thác từ các vấn đề thực tiễn, tác động trực tiếp đến từng cá thể trong nền kinh tế.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát: Thu thập, đánh giá thông tin qua các tri giác trực tiếp nhằm nắm
bắt xu hướng, mối quan tâm của các đối tượng trong nền kinh tế trước lĩnh vực thương mại
điện tử trong thời đại kinh tế số.
Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu, dẫn chứng về tiềm năng, mức độ ảnh hưởng của
thị trường thương mại điện tử trong những năm gần đây và những năm trước thời kỳ kinh tế số. 2 lOMoAR cPSD| 46988474
Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh sự thay đổi theo thời gian về tiềm năng, cơ cấu,
tần suất, nhu cầu,... của các đối tượng kinh tế trong thị trường thương mại điện tử. Từ đó rút
ra được vấn đề nổi trội và hướng giải quyết phù hợp.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: dựa vào dữ liệu được cung cấp để tiến hành phân tích,
tổng hợp lại một cách chi tiết, cụ thể, dễ hiểu về sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện
tử ở Việt Nam trong thời đại kinh tế số. Đồng thời, tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu
của lĩnh vực này và cách khắc phục các vấn đề đó.
5. Ý nghĩa thực tế của chủ đề
Việc phân tích hoạt động và sự tăng trưởng của các sàn thương mại điện tử trên thị
trường Việt Nam sẽ cho thấy được những lợi thế và tiềm năng, từ đó xác định được vị thế của
các sàn thương mại điện tử ngày càng được nâng cao không những trên thị trường Việt Nam
mà con có thể hướng ra cả quốc tế.
6. Kết cấu tiểu luận
I. Giới thiệu hiện trạng của vấn đề và tính cấp bách của vấn đề.
II. Cơ sở lý luận về thương mại điện tử
III. Hiện trạng của các sàn thương mại điện tử trong hiện tại
IV. Các chính sách và giải pháp cải thiện và nâng cao vị thế của sàn thương mại điện tử trên thị trường.
B.Phần nội dung
I. Cơ sở lý thuyết
1. Cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử
Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử và công nghệ
xử lý thông tin số trong giao dịch kinh doanh nhằm sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân
phối sản phẩm được mua bán và thanh toán; từ đó tạo ra các giá trị giữa các tổ chức và giữa
các tổ chức và các nhân. Hay theo tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử
bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận
cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.
Tăng trưởng là sự tăng lên về quy mô, doanh thu, sản lượng trong một thời gian nhất định.
Kinh tế số là một nền được vận hành dựa trên công nghệ số đặc biệt là các giao dịch điện
tử tiến hành thông qua Internet.
Vậy ta hiểu thế nào là “tăng trưởng thương mại điện tử trong nền kinh tế số”?
Tăng trưởng thương mại điện tử trong nền kinh tế số là biểu hiện theo chiều hướng tăng
lên của các yếu tố cấu thành và bên ngoài có liên quan đến thương mại điện tử. Đồng thời, tất 3 lOMoAR cPSD| 46988474
cả đều là một thành phần nhỏ nằm trong nền kinh tế số, nơi mà kinh tế và internet là hai đối
tác trực tiếp với nhau, tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra hiệu quả trong kinh doanh, mua bán, sản xuất.
Tại Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung, nhờ “cú hích” COVID những năm gần
đây mà nhu cầu sử dụng Internet ngày càng tăng cao. Internet đã trở thành công cụ phổ biến
được áp dụng trong mọi ngành nghề, lĩnh vực; và thương mại điện tử cũng không ngoại lệ. Sự
tăng trưởng của nền thương mại điện tử Việt Nam thể hiện rõ thông qua các nền tảng mua sắm
trực tuyến như Shopee, Lazada, Tiki… khi tỷ lệ người sử dụng, lợi nhuận thu về, quy mô đều
có xu hướng tăng lên và không có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích khổng
lồ thì thị trường thương mại điện tử vẫn tồn tại những hiện trạng cần được giải quyết để có thể
phát triển một cách bền vững. Vậy nên, bài tiểu luận này sẽ tập trung phân tích và định hướng
phương thức xử lý phù hợp với từng vấn đề.
2. Cơ sở lý luận về thương mại điện tử
Hiện nay, chúng ta có thể thấy rất nhiều các định nghĩa về thương mại điện tử. Theo nghĩa
hẹp, khái niệm có thể hiểu đơn giản nhất là: “thương mại điện tử chỉ đơn thuần là việc mua
bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng
viễn thông khác.” – Theo Đinh Hà Uyên Thư của báo tailuanvan.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc
sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như
những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ
chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc
kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
Tóm gọn lại, chúng ta có thể có được một khái niệm rộng: “Thương mại điện tử là các
giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử.”
Chúng ta có thể thấy, phạm vi của thương mại điện tử rất rộng, nó có thể đi đôi với rất
nhiều lĩnh vực kinh tế. Thương mại điện tử giúp ích cho khách hàng và doanh nghiệp rất
nhiều, vì vậy nó đang được phát triển rất mạnh mẽ trong xã hội hiện nay. Ví dụ đơn giản nhất
chúng ta có thể thấy đó là việc rút/gửi tiền tại các cây ATM,…
Thương mại điện tử có rất nhiều định dạng. Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử
được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên
việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Trên thị trường hiện nay, có 6 loại hình thương mại điện tử cơ bản: Doanh nghiệp với
Doanh nghiệp (B2B), Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C), Khách hàng với Khách hàng
(C2C), Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B), Doanh nghiệp với chính phủ (B2A), Khách
hàng với Chính phủ (C2A).
B2B hay Doanh nghiệp này thường giải thích mối quan hệ giữa các nhà sản xuất sản
phẩm và nhà phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Doanh nghiệp với khách hàng ( B2C ) là hình thức phổ biến nhất. Nó được thể hiện mối
quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. 4 lOMoAR cPSD| 46988474
Khách hàng với khách hàng là loại thương mại điện tử này bao gồm tất cả các giao dịch
điện tử diễn ra giữa người tiêu dùng. Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua việc
sử dụng các mạng xã hội.
Khách hàng với doanh nghiệp diễn ra khi người tiêu dùng cung cấp dịch vụ hoặc sản
phẩm của họ cho các công ty mua hàng.
Doanh nghiệp và chính phủ được thể hiện qua các vấn đề pháp lý hay an sinh xã hội.
Khánh hàng với chính phủ thể hiện qua các giao dịch giữa cá nhận và các cơ quan hành chính.
Ngoài khái niệm của thương mại điện tử, chúng ta cần phải nắm thêm một số khái niệm
liên quan đến thương mại điện tử: Website ( là trang thông tin chứa nội dung thông qua văn
bản, hình ảnh, video, âm thanh,… được lưu trữ tại một trang mạng ). Host ( là máy chủ, một
không gian có thể chứa nội dung hoặc dữ liệu),…
3. Hiện trạng của các sàn thương mại điện tử trong hiện tại
Hiện nay, thương mại điện tử của Việt Nam rất phát triển. Ngành thương mại điện tử của
Việt Nam trong tương lai sẽ còn phát triển và bùng nổ hơn. Dưới đây là một số thông tin về
ngành thương mại điện tử của nước ta hiện nay:
Theo báo cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương, ngành
thương mại điện tử của Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD. Đây là một con số đáng để chúng ta thấy
được độ phát triển của thương mại điện tử Việt Nam.
Từ sau đại dịch Covid 19, ngành thương mại điện tử sẽ còn tiếp tục phát triển. Do tình
hình dịch bệnh căng thẳng, nhiều người dân đã bắt đầu sử dụng các dịch vụ thông qua các
trang mạng, các sàn thương mại điện tử. Theo trang Đại học thương mại, có đến 70% dân số
Việt Nam tiếp cận với mạng Internet và 53% người dân có ví điện tử để thanh toán. Ngoài ra,
số thời gian lên mạng xã hội của Việt Nam cũng nằm trong top đầu khu vực Đông Nam Á hay trên thế giới.
Dù phát triển là vậy, ngành thương mại điện tử của Việt Nam còn nhiều thách thức.
• Thứ nhất, sự hiểu biết của người dân về thương mại điện tử là còn thấp. Thông qua
một cuộc khảo sát, người dân mua hàng sẽ chọn phương thức COD đến 88%. Lý do
khiến người dân như vậy là do sự tin tưởng với chất lượng hàng hóa.
• Thứ hai, khi thương mại điện tử càng phát triển thì các trang mạng xấu, không lành
mạnh cũng sẽ càng có môi trường để phát triển mạnh mẽ hơn. Với số giờ lên mạng
Internet cao như vậy, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các trang mạng không rõ nguồn
gốc với nội dung phản cảm, xấu xa.
• Thứ ba, về thông tin bảo mật của khách hàng còn hạn chế. Thông tin của khách hàng
có thể bị lộ ra ngoài gây ảnh hưởng xấu tới khách hàng.
• Thứ tư, cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn chưa tối ưu, trang thiết bị còn chưa đủ hiện
đại để giúp người dân hiểu biết hơn về thương mại điện tử.
Thương mại điện tử ở nước ta đang trở thành xu hướng phát triển của các doanh nghiệp.
Chúng ta đều có thể thấy rõ được lợi ích của thương mại điện tử mang lại. 5 lOMoAR cPSD| 46988474
II: Quy mô thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam từ năm 2015 –
2020. Những phân tích và đánh giá.
1. Tình hình phát triển ngành thương mại điện tử từ năm 2015 - 2020 14 % 40 0.37 11.8 12 % 35 0.3 10.08 30 % 10 0.25 0.23 0.24 8.02 % 25 8 % 20 6.2 6 0.18 5 % 15 4.07 4 10 % 2 5 % 0 % 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Column1 T l tăng tr ng
2. Nhận xét và đánh giá
• Quy mô thị trường thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2015 - 2020.
Năm 2020, thị trường thương mại điện tử đã có mức tăng trưởng 18% với quy mô đạt 11,8 tỷ USD.
• Mặc dù đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm qua do tác động của đại dịch
COVID-19, khiến cho mức chi tiêu người dùng bị sụt giảm.
• Tuy nhiên, thương mại điện tử vẫn có thấy bước đà phát triển mạnh mẽ ở hiện tại và
tương lai khi với năm 2021, doanh thu từ thương mại điện tử ước đạt 13,7 tỷ USD,
tăng 16% so với năm 2020 và thuộc nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần
bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á.
• Theo báo cáo của hằng năm của "SYNC Southeast Asia" (SYNC Đông Nam Á) của
Facebook và Công ty tư vấn Bain & Company (Mỹ), Việt Nam được dự báo sẽ là thị
trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026, với
tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử đạt 56 tỉ USD, gấp 4,5 lần giá trị ước tính vào năm 2021.
"Thương mại điện tử thực sự đã chuyển mình từ một kênh phụ trở thành một phần cốt lõi
trong chiến lược tăng trưởng của thương hiệu và nhà bán hàng",
ông James Dong, Giám
đốc Điều hành Lazada Việt Nam nói.
III. Lợi thế cạnh tranh của ngành thương mại điện tử của Việt Nam
trên trường quốc tế. 6 lOMoAR cPSD| 46988474
1. Nguồn nhân lực
Việt Nam chúng ta vẫn đang còn là một nước trẻ với nguồn nhân lực tiềm năng dồi dào và
đang ngày càng được cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo Tổng cục Thống kê năm
2018 cả nước ta có khoảng 94 triệu lao động mà trong đó đã có hơn 50% số lao động thuộc độ
tuổi từ 15 trở lên. Trong tổng số nguồn lao động dồi dào ấy thì ở khu vực dịch vụ (3) có 18,7
triệu người (chiếm 34,7%). Điều này cho thấy được nguồn lao động dồi dào có thể cung cấp
cho ngành bất kì thời điểm nào.
Thêm vào đó, trong khu vực nước ta có sự tăng trưởng vượt bậc so với các nước khác,
nước ta đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 18% và với quy mô đạt 11.8 triệu USD trở thành nước
duy nhất ở Đông Nam Á có được sự tăng trưởng về ngành thương mại điện tử ở mức hai con
số bất chấp tình hình dịch bệnh Covid–19. Các nhà kinh tế còn dự kiến được rằng con số này
sẽ tiếp tục tăng trong những năm sắp tới.
Bên cạnh đó, chất lượng lao động trong ngành thương mại điện tử của nước ta ngày càng
được nâng cao. Lao động cũng đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp và
của thị trường kinh tế. Thống kê cho thấy tỷ lệ việc làm về ngành thương mại điện tử cũng
đáp ứng đủ cho số đông công nhân với hơn 90% sinh viên có việc là sau khi đã tốt nghiệp các
bậc cao đẳng, đại học. Từ đó thấy được tiềm năng và sự phát triển ngành đang ngày càng
được mở rộng và cải thiện. 2. Cơ hội
Với thời kỳ phát triển kinh tế số 4.0 như hiện nay đã mở ra một cơ hội cực kỳ lớn cho
ngành thương mại điện tử. Cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, các ngành kinh tế
khác đang chịu hậu quả nặng nề thì ngành thương mại điện tử lại mở ra được cho mình con
đường để phát triển một cách vượt bậc. Theo cục Thương mại điện tử, Bộ công thương thì
ngành thương mại điện tử nước ta có sự tăng trưởng vượt bậc so với các nước khác, nước ta
đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 18% và với quy mô đạt 11.8 triệu USD trở thành nước duy nhất
ở Đông Nam Á có được sự tăng trưởng về ngành thương mại điện tử ở mức hai con số bất
chấp tình hình dịch bệnh Covid–19. Các nhà kinh tế còn dự kiến được rằng con số này sẽ tiếp
tục tăng trong những năm sắp tới.
Các doanh nghiệp hiện nay cũng đang dần đầu tư vào thương mại điện tử nhiều hơn vì
khi 1 doanh nghiệp đưa hàng vào siêu thị thì thi phí đã ở khoảng 30 – 50%, chi phí thuê mặt
bằng 15 – 20%, trong khi đó chi phí cho thương mại điện tử chỉ ở mức dưới 15%, có nhiều
sàn chỉ ở mức 5%, 2%, 1% thậm chỉ là 0%.
Theo Accenture, 91% người tiêu dùng sẽ mua hàng mà họ nhận diện được, đã ghi nhớ
hay cung cấp các mặt hàng liên quan và phù hợp các sàn thương mại có thể vận dụng được
đặc điểm này để phát triển và xem nó là một cơ hội tiềm năng. Thêm vào đó là xu thế thanh
toán không tiền mặt, theo báo cáo của Facebook và Bain & Company, lần đầu tiên tỷ lệ thanh
toán bằng tiền mặt sụt giảm đáng kể từ 60% (2020) xuống còn 42% (2021), sức hút mạnh mẽ
từ việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng ảnh hưởng rất lớn tới ngành thương mại điện tử. a. Thị trường
Trong những năm gần đây ngành thương mại điện tử ngày càng lớn mạnh và được biết
đến một cách rộng rãi. Phối hợp nhiều yếu tố có lợi như đa dạng loại hình tham gia, quy trình
hoạt động chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của mạng lưới internet và những 7 lOMoAR cPSD| 46988474
ứng dụng hiện đại đã đưa thương mại điện tử ra rộng khắp, không những ở thị trường Việt
Nam mà còn vươn ra thị trường thế giới.
Ở thị trường Việt Nam, theo khảo sát của Bộ Công Thương, tính đến năm 2020 đã có hơn
49,3 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến mà trong khi đó số liệu này ở năm 2016 chỉ có
32,7 triệu người, có thể thấy được thị trường thương mại điện tử đang ngày càng được mở
rộng và phổ biến một cách nhanh chống trong thị trường Việt Nam. Thương mại điện tử
không chỉ phát triển ở thị trường Việt Nam mà nó còn hướng tới thị trường Đông Nam Á,
rộng hơn nữa là thị trường các nước châu Âu, châu Mỹ. Thương mại điện tử xuyên quốc gia
đang là trào lưu, giúp mở rộng được thị trường của các quốc gia và càng làm nâng cao được
năng lực doanh nghiệp, giá trị hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam. b. Trang thiết bị, khoa học công nghệ
Với thời đại công nghệ 4.0 tiên tiến như hiện nay thì việc tiếp cận cũng như đầu tư về các
sàn thương mại điện tử là vô cùng dễ dàng. Không giống như những năm về trước, công nghệ
vẫn chưa được phát triển chúng ta hầu như chỉ biết đến trao đổi qua giao dịch trực tiếp, điều
đó là vô cùng bất lợi. Hiện nay các công cụ như máy vi tính, điện thoại hay internet được sử
dụng một cách rộng rãi cũng đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển của thương mại điện tử.
IV. Các chính sách và giải pháp cải thiện và nâng cao vị thế của sàn
thương mại điện tử trên thị trường.
Thứ nhất: Nhà nước cần đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển hạ
tầng công nghệ thông tin và viễn thông để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của
thương mại điện tử.

Việt Nam cần xây dựng cho mình một nền công nghiệp điện năng vững chắc, đảm bảo cung
cấp điện năng đầy đủ, ổn định với mức giá hợp lý. Theo đó, cần sớm xây dựng được nhà máy
điện nguyên tử để phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet và thương mại điện tử.
Chính phủ cần đẩy mạnh việc hiện đại hóa hệ thống truyền thông, áp dụng công nghệ thông tin
và gia tăng tốc độ đường truyền. Đặc biệt, sớm triển khai công nghệ ADSL (Asymmetric Digital
Subcribers Lines) và nâng cao công suất của băng thông. Nhanh chóng giảm giá cước viễn
thông và cước truy cập Internet để sàn thương mại điện tử có thể tiếp cận với tất cả mọi người.
Thứ hai: nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực cho
thương mại điện tử.
Trong các báo cáo gần đây của Liên hợp quốc, vấn đề chính gây trở ngại cho tiến trình phát
triển thương mại điện tử tại các nước đang phát triển lại nằm ở vấn đề nhận thức của các doanh
nghiệp và người dân. Hầu hết các doanh nghiệp và người dân tại các nước này chưa hiểu hết
tầm quan trọng và những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại.
Theo khảo sát của Hội Tin học Việt Nam, hiện có tới 90% trong số 70.000 doanh nghiệp và trên
1,4 triệu hộ kinh doanh cá thể ở nước ta vẫn thờ ơ với thương mại điện tử và coi thương mại
điện tử là “chuyện của người ta”. 8 lOMoAR cPSD| 46988474
Do đó, vấn đề rất quan trọng đặt ra cho Chính phủ Việt Nam là phải nâng cao nhận thức
cho các doanh nghiệp và nhân dân về thương mại điện tử thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng, các buổi hội thảo, chuyên đề,...
Bên cạnh đó, khuyến khích mở các trường, lớp đào tạo người sử dụng máy tính với các chương
trình có tính chất thực hành ngắn hạn thuộc các trình độ khác nhau, nhằm mục đích trang bị khả
năng sử dụng máy tính - một công cụ lao động cho một bộ phận lao động ngày càng đông đảo.
Nhà nước hỗ trợ Hội Tin học và các tổ chức tin học khác trong việc phát triển các chương trình
phổ biến kiến thức về công nghệ thông tin bằng các phương tiện truyền thông như báo chí, phát thanh, truyền hình,...
Thứ ba: Nhà nước cần sớm xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử (đẩy
nhanh áp dụng các phương tiện thanh toán hiện đại vào hoạt động ngân hàng,
như: thẻ thông minh (smart card), chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng,...).

Để tạo khung pháp lý cho thanh toán điện tử, Ngân hàng Trung ương cần sớm đưa ra các
văn bản pháp lý liên quan tới hoạt động này.
Thứ tư: Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp lý hỗ trợ
thương mại điện tử được thực sự phát triển ở Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đã có trên 64 triệu người dùng chiếm 67% dân số (năm 2019), chủ yếu
là các doanh nghiệp, mở ra cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp này khai thác ưu thế của
thương mại điện tử. Song trên thực tế, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thương mại điện tử,
các doanh nghiệp Việt Nam mới ở giai đoạn I của quá trình phát triển thương mại điện tử, nghĩa
là, các doanh nghiệp mới chỉ thực hiện các hoạt động quảng cáo, tìm kiếm thông tin, đối tác
trên mạng, song vẫn chưa thể thực hiện được các giao dịch qua mạng. Điều này làm cản trở
việc phát triển thương mại, nhất là hoạt động ngoại thương.
Thứ năm: xúc tiến nhanh việc thành lập Hội đồng quốc gia về
thương mại điện tử.
Hội đồng này sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ và có nhiệm vụ nghiên cứu, phổ biến
các hoạt động thương mại điện tử trên phạm vi cả nước. Đồng thời tích cực hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực thương mại điện tử, tăng cơ hội giao lưu học hỏi cho các doanh nghiệp trong
nước. Hội đồng cũng có nhiệm vụ hỗ trợ cho các dự án xây dựng các siêu thị, xa lộ thông tin,
các tiêu chuẩn cho các sản phẩm, vấn đề bảo mật an toàn, công nghệ thẻ thông minh (smart
card), các trung tâm xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số hóa.
Thứ sáu: đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm.
Công nghiệp phần mềm đóng một đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển
thương mại điện tử ở Việt Nam. Theo báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu chiến lược - Bộ 9 lOMoAR cPSD| 46988474
Kế hoạch và Đầu tư, sản phẩm phần mềm được xếp vào nhóm có khả năng cạnh tranh cao nếu
như được Nhà nước hỗ trợ, đầu tư phát triển thích đáng và giúp phát huy tối đa lợi thế so sánh
của Việt Nam là nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ tương đối cao so với nhiều quốc gia
đang phát triển (Tạp chí Tài chính, tháng 2/2020).
Thứ bảy: Nhà nước cần chú trọng hỗ trợ ưu tiên cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống.
Thương mại điện tử thực tế đã mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể
cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp lớn. Do đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có thể tiếp cận với hoạt động thương mại điện tử, là nhịp cầu
kết nối tinh hoa truyền thống với thế giới.
Thứ tám: Nhà nước cần tích cực đẩy mạnh tham gia hợp tác quốc tế
xây dựng các chiến lược, dự án phát triển thương mại điện tử ở các cấp độ khu
vực (ASEAN, APEC), thế giới (UNCTAD, ICC, WIFPO, UNDP,...)
.
Ở cấp độ khu vực, Việt Nam đã đạt được các thỏa thuận về các nguyên tắc chỉ đạo chung
(trong ASEAN), Hiệp định khung ASEAN về thương mại điện tử và Chương trình hành động
(trong APEC) về thương mại điện tử… 10