









Preview text:
BẢN TỔNG HỢP SINH VIÊN ĐẠI HỌC B2
Xin chào cô và các bạn em tên là nguyễn minh hằng đại diện
cho nhóm 2 lớp b, sau đây em xin chia sẻ về cách xây dựng quy
trình của một buổi luận nhóm học tập. Để xây dựng được một
nhóm làm việc hiệu quả thì việc có một nhóm trưởng xông xáo
năng động biết kết nối các thành viên lại với nhau là điều không
thể thiếu. Bởi vậy nhiệm vụ số 1 của việc xây dựng nhóm và
cũng là 1 nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là bầu nhóm trưởng .
tiêu chí bầu nhóm trưởng
1) Tiêu chí bầu nhóm trưởng và xây dựng nội dung
a) Tiêu chí bầu nhóm trưởng
Nhóm trưởng là người có khả năng giao tiếp, kết nối và tạo
được mối quan hệ thân thiện với các thành viên trong nhóm.
Có khả năng đánh giá, tổng hợp một vấn đề.
Có khả năng nhân sự: phân chia nhiệm vụ, giao nhiệm vụ
cho các thành viên,đánh giá vấn đề.., ngoài khả năng
chuyên môn, khả năng này cũng rất quan trọng, nó đảm
bảo công việc được thực hiện với hiệu quả cao nhất.
Thống nhất mục tiêu chiến lược cho nhóm.
Chủ trì các cuộc họp.
Đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc, nhiệm vụ đã đề ra.
Là đại diện chính thức của nhóm.
Phân nhiệm vụ thực hiện cho từng thành viên
Sau khi đã chọn được nhóm trưởng bước thứ 2 của việc xây
dựng nhóm làm việc chung chính là thống nhất nội dung
b) Xây dựng nội dung
Có mục tiêu chung
Để đạt được mục tiêu chung trong cả nhóm thì cần đưa
trọng tâm rõ ràng. Ví dụ với QA team thì mục tiêu chung
chính là chất lượng của dự án được đảm bảo. Vì vậy, các
thành viên đều nhận thức được những mục tiêu của cả
team và cùng nhau cố gắng đạt được mục tiêu đó.
Muốn làm được như vậy, Cả nhóm phải luôn bám sát mục
tiêu của mình đưa ra để thay vì chú trọng quan điểm của
từng cá nhân thì thống nhất một quan điểm chung để làm việc.
Phân công hiệu quả
Phân công trách nhiệm cũng ng quan trọng như đảm bảo
hoàn thành mọi việc. Vì vậy cần phân công công việc dựa
trên năng lực của các thành viên trong nhóm.
Phân công công việc cần phải rõ ràng cụ thể với trách
nhiệm từng cá nhân trong nhóm dựa vào điểm mạnh của từng cá nhân
Tôn trọng ý kiến của các thành viên
Trong bất kỳ mối quan hệ nào hoặc trong môi trường làm
việc theo nhóm, sự tôn trọng là yếu tố rất quan trọng. Đó
là một nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân.
Nếu bạn biết tôn trọng ý kiến của người khác, đúc rút
những điểm hay, sáng tạo thì sẽ giúp công việc của cá
nhóm đạt hiểu quả tốt hơn
Lắng nghe và thấu hiểu
Không phải cứ nói nhiều mới thể hiện mình thông minh
tài giỏi mà bạn cần phải lắng nghe ý kiến của các thành
viên để biết họ nghĩ gì, muốn gì, ý kiến của họ ra sao.
Lắng nghe không chỉ thể hiện sự tôn trọng của bạn với
đối phương mà còn góp phần tạo nên sự gắn kết giữa
các thành viên trong nhóm với nhau. Điều này tường
chừng như đơn giản nhưng lại chính là chìa khóa giúp
việc giao tiếp trong làm việc nhóm đạt hiệu quả.
Sự tin tưởng
Môi trường làm việc nhóm hiệu quả là nơi mọi người thoải
mái chấp nhận rủi ro hợp lý trong giao tiếp, ủng hộ các
quan điểm và thực thi hành động. Các thành viên trong
nhóm tin tưởng lẫn nhau và lắng nghe ý kiến của nhau.
Việc đặt niềm tin vào members của mình, là một động lực
rất lớn để members của mình cố gắng công việc. Làm
member có ý thức tự giác, trách nhiệm với công việc được giao hơn.
Giao tiếp hiệu quả
Các thành viên trong nhóm nên giao tiếp thoải mái với
nhau một cách trực tiếp và hướng tới mục tiêu đạt được
thành công cho dự án. Việc giao tiếp giữa các thành viên
với nhau và với trưởng nhóm nên là một quá trình hai
chiều. Điều này sẽ giúp họ hiểu nhau hơn đồng thời giải
quyết những vấn đề nảy sinh một cách nhanh chóng nhất.
Giao tiếp cởi mở, trung thực và tôn trọng. Các thành viên
tự do bày tỏ suy nghĩ, ý kiến và các giải pháp tiềm năng
để giải quyết vấn đề. Mọi người cảm thấy được lắng nghe
và thấu hiểu. Các thành viên nên hỏi các câu hỏi để làm rõ
ý kiến chứ không nên tìm cách phản bác đồng nghiệp của họ.
Quản lý xung đột
Ngay cả đối với những vấn đề quan trọng, nếu biết xử lý
một cách chuyên nghiệp sẽ ít gây ra tổn hại cho người
khác hơn. Không nên để những ý kiến bất đồng gây ảnh
hưởng đến kết quả làm việc nhóm.
Nhóm cần thỏa thuận quy trình xem xét, phân tích, đánh
giá và giải quyết các vấn đề trong nhóm cũng như những
xung đột. Không nên ủng hộ những xung đột cá nhân hoặc
chia bè kết phái khi xảy ra xung đột. Thay vào đó, các
thành viên nhóm cần hướng đến một giải pháp chung
Khen ngợi người khác một cách trung thực và thật lòng
Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào cũng đều khiến cho
các thành viên cảm thấy công sức của mình được trân
trọng, cởi mở hơn trong việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau
trong công việc cũng như cuộc sống, từ đó sẽ thúc đẩy sự đóng góp của bản thân.
Đừng quên giao tiếp bằng văn bản
Một nghiên cứu cho thấy có ít nhất 80% thời gian của làm
việc nhóm dùng giao tiếp bằng lời. Tuy nhiên cũng đừng
quên 20% còn lại với việc giao tiếp bằng văn bản.
Ngôn ngữ sử dụng giao tiếp trong văn bản cần sự chuẩn
mực và chính xác. Nếu bạn sử dụng ngôn ngữ đa nghĩa
hoặc thiếu chuẩn xác thì người nhận có thể không hiểu
hoặc hiểu sai vấn đề và gây nên những hậu quả khôn
lường. Điều này sẽ gây khó chịu cho chính thành viên
trong nhóm và kết quả làm việc sẽ giảm sút nghiêm trọng
Tránh tiêu cực
Tránh cảm xúc tiêu cực, đố kỵ hoặc ác ý. Không nên tham
gia vào những cuộc thảo luận không hiệu quả hoặc không lành mạnh.
Khuyến khích những sáng tạo, đổi mới và các quan điểm
khác nhau. Không nên sử dụng những ngôn từ mang tính
chỉ trích, đổ lỗi cho người khác. Gắn kết
Gắn kết nhóm trở thành một đơn vị thống nhất, nhóm cần
làm việc dựa trên nền tảng chung. Cả tổ chức cần có
những sáng kiến và tổ chức các buổi đóng góp xây dựng ý
kiến, và các buổi họp, buổi giao lưu hằng tháng để tăng
cường kết nối trong nhóm.
Tại sao các công ty thường làm việc nhóm khi tiếp cận các
dự án, phát triển sản phẩm và mục tiêu? Trên thực tế,
trong nhóm càng đưa ra những quan điểm khác biệt, khả
năng thành công của các dự án càng cao hơn.
Đề cao vai trò cá nhân
Các thành viên trong nhóm được xem là những cá nhân
đặc biệt với những kinh nghiệm, quan điểm, kiến thức và ý
kiến đóng góp không thể thay thế. Mục đích thành lập
nhóm chính là để tận dụng lợi thế của sự khác biệt đó.
Kết luận: Như vậy, các bạn sẽ có biết làm thế nào để
chúng ta có thể làm việc với nhau một cách tốt nhất. Đồng
thời, nếu chúng ta làm được, chúng ta sẽ cảm thấy rất
hạnh phúc khi được làm việc trong một môi trường vì lợi ích chung.
Thông qua các yếu tố để xây dựng nội dung chunhgs ta có thể
thấy vai trò và nhiệm vụ của nhóm trưởng là vô cùng quan trọng
phải ko để có một nhóm tốt thì nhóm trưởng không chỉ là ng dẫn
dắt ng chia sẻ khó khăn vs thành viên mà còn phải là người biết
phân chia công việc biết nhận xét đánh giá tiến độ, thjanhf quả
cũng như dàn xếp những thắc mắc giải quyết mâu thuẫn. Bước
thứ 3 để để xây dựng nhóm học tập đó là phân chia công việc
nhiệm vụ cho từng thành viên
2) Phân công các công việc và nhiệm vụ cho từng thành viên
- Tất cả các thành viên cùng nhau xây dựng những nội dung cần có trong dự án.
VD: Bài tập nhóm với chủ đề tư duy tích cực, nhóm 5 đã xây
dựng tất cả 4 nội dung: thực trạng, khái niệm, lợi ích và tác hại, cách rèn luyện
- Sau đó chia nội dung đó ra những phần nhỏ.
Ví dụ: bài tập nhóm sinh viên đại học: Nhóm 5 đã chia ra 3
phần nhiệm vụ: làm powerpoint, làm nội dung, xây dựng video phỏng vấn.
- Xây dựng thời gian cần hoàn thành nội dung cho dự án, yêu
cầu các thành viên thực hiện nghiêm túc
- Để các thành viên trong nhóm chọn công việc phù hợp với
khả năng, có thể hoàn thành tốt và đúng hạn.
Ví dụ:Phần bài tập nhóm SVĐH sau khi thảo luận nhóm 5 có
1 bạn nhận làm powerpoint, 1 bạn nhận làm video phỏng
vấn, 4 bạn làm phần nội dung cần trình bày trong dự án.
Thời gian cần hoàn thành là 2 ngày.
- Nhóm trưởng duyệt nhiệm vụ các thành viên nhận làm sau
đó tất cả thực hiện phần nhiệm vụ của mình.
- Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ, các thành viên gửi phần đã làm vào nhóm.
- Tất cả các thành viên cùng chốt những nội dung mấu chốt
để đưa vào dự án của nhóm sao cho đầy đủ nhất.
- Sau khi làm xong nội dung các thành viên cùng nghiên cứu
dự án để lên ý tưởng thuyết trình.
Trong quá trình tiến hành công việc nhóm, sẽ có những lúc ta
không hiểu hết nhiệm vụ không biết bản thân nên làm thế nào để
khiến nd trở nên mới merhaaps dẫn hay bí ysy tưởng. Những lúc
như vậy ta rất caanfcos sự trao đổi thảo luận góp ý của mọi
người . vậy nên nhóm em sẽ đưa ra cách tiến hành thảo luận và
trao đổi cụ thể để trong quá trình lm việc các thành viên sẽ ko
gặp quá nhiều khó khăn. Lấy ví dụ thức tế từ chính nhóm của
em trong lần lm bt dự án của môn sinh viên đh lần này.
3) Cách tiến hành thảo luận và trao đổi * Mở đầu
+ Dựa vào nội quy nhóm các thành viên tuân thủ theo
VD: Điểm danh, ổn định vị trí, tắt chuông điện thoại
* Tiến hành thảo luận và trao đổi
+) Giới thiệu mục đích chính của buổi thảo luận
VD: giới thiệu nội dung chính là làm thế nào để là một sinh viên có tư duy tích cực)
+) Nêu ra các nội dung cần giải quyết và thống nhất thứ tự giải quyết
VD: 1. Khái niệm/ 2. Lợi ích/ 3.Ví dụ và cách luyện tập/ 4. tác
hại khi không có tư duy tích cực
+) Tập trung lần lượt vào trình tự thứ tự đã nêu ra
VD: Tập trung vào vấn đề 1 rồi mới tới vấn đề tiếp theo cho tới hết
+) Thảo luận từng nội dung
VD: Thảo luận nội dung 1 xong đến nội dung 2 và tiếp tục đến hết
+) Góp ý và nhận xét các vấn đề
VD: Các thành viên góp ý xây dựng và nhận xét những nội dung vừa thảo luận
+) Chỉnh sửa cho phù hợp với ý kiến số đông
VD: Dựa vào ý kiến của nhóm đã nêu tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp * Kết thúc:
+) Chốt lại nội dung cuối cùng
VD: Chốt và hoàn thành bài thảo luận
4) Một số khó khăn và cách khắc phục
Trong khi thực hiện những dự án, cvc nhóm ta không tránh khỏi
gặp những khó khăn vd như
a) Một số hạn chế, khó khăn
- Những sản phẩm của nhóm vẫn có chất lượng chưa
được cao, chỉ mang tính hình thức: Có nhiều nhóm làm
còn mang tính chất đối phó, nội dung hời hợt, thiếu sót. Sản
phẩm của nhóm chưa có tính ứng dụng cũng như mang tính
chất thực tế nhiều. Các bạn làm việc thảo luận nhóm chỉ biết
nhồi nhét kiến thức lý thuyết thật nhiều (đôi khi lạc đề).
- Thành viên trong nhóm có tinh thần tham gia làm việc
nhóm phân hoá không đồng đều:
+ Tuy rằng có những bạn có ý thức tốt, tinh thần tự giác làm
việc nhóm. Nhưng vẫn có những bạn không có trách nhiệm
trong việc hoàn thành yêu cầu làm việc nhóm đề ra, không
có ý thức tích cực xây dựng hay phát biểu vào bài làm của
nhóm, ỷ lại vào một số người có năng lực nổi trội hơn trong nhóm.
+ Các bạn xem nhẹ những giờ thảo luận làm việc nhóm như
vậy thì sẽ không có nhiều kỹ năng để thực hiện tốt công việc
như: khả năng giao tiếp, khả năng phản biện, kỹ năng thuyết trình….
- + Nhiều sinh viên không thích học theo nhóm, vì muốn
chứng tỏ khả năng của mình với giáo viên hơn là bạn.
- Kết quả công việc còn phụ thuộc vào năng lực của
nhóm trưởng: Nếu nhóm trưởng có năng lực và trách nhiệm
trong công việc làm việc nhóm tốt, tìm ra được hướng làm
bài nhóm cho các thành viên một cách rõ ràng và dễ hiểu thì
kết quả bài làm là rất cao. Còn nếu như nhóm trưởng có
năng lực kém thì khả năng cả nhóm hoàn thành được bài tập nhóm là rất thấp.
- Về thời gian tham gia thảo luận nhóm: Các nhóm khi
tham gia vào thảo luận nhóm vẫn còn rất nhiều lúng túng. Ví
dụ như giảng viên đã quy định chỉ được thảo luận trong vòng
10 phút. Nhưng do các bạn chưa có nhiều kỹ năng cũng như
kinh nghiệm thảo luận nên các bạn thường kéo dài mất thời
gian thảo luận ra rất nhiều. Vì vậy mà các bạn sẽ không đạt
được điểm cao khi tham gia thảo luận nhóm.
- Học tập theo nhóm có thể gây ồn trong lớp khó kiểm soát.
- Việc phân nhóm khó khăn mất nhiều thời gian khó có
thể đánh giá trên kết quả thảo luận của nhóm. Vì vậy
giảng viên cần kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò.
Vậy cách khắc phục sẽ là gì chúng ta cùng đi vào phần tiếp theo b) Cách khắc phục
- Giảng viên phải quy định chặt chẽ thời gian thảo luận
nhóm. Thời gian thảo luận nhóm chính là yếu tố quyết định
được rằng nhóm đó có làm việc nhóm hiệu quả hay không.
Bởi vì trong khoảng thời gian đó người thuyết trình sẽ phải
biết cân đối và điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với
khoảng thời gian được cho phép. Vừa ngắn gọn và dễ hiểu,
súc tích thì mới đem lại hiệu quả trong công tác làm việc
nhóm được. Nếu như thời gian làm việc nhóm, thảo luận
nhiều sẽ gây ra sự nhàm chán, và mất thời gian cho các
nhóm khác thuyết trình. Nên thầy cô tuyệt đối phải nghiêm
khắc trong vấn đề phân công thời gian thuyết trình cho học
sinh trước khi cho đề tài.
- Định hình một mục tiêu chung, rõ ràng: Phải có mục
tiêu rõ ràng để thực hiện những nhiệm vụ học tập được giao.
Mục tiêu chính là động lực thúc đẩy, mục tiêu đòi hỏi hành
động và sự quả quyết. Nhưng mục tiêu muốn khả thi phải
đảm bảo nó ngắn gọn, sắc sảo và cụ thể. Nếu nhóm không
thể “thấy” thì họ chẳng thể nào thực thi các mục tiêu đó.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên:
+ Nhóm cần phải xác định rõ ràng kỹ năng và trách nhiệm
của từng thành viên trong nhóm để có thể đưa ra bảng phân
công nhiệm vụ đúng đắn. Không những thế, nó sẽ đảm bảo
tiến độ thực hiện công việc và không gây ra sự chồng chéo
hay bất đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
+ Để phân công trách nhiệm hiệu quả cả nhóm cần nhìn vào
điểm mạnh yếu và yêu cầu về nội dung công việc mà quá
trình học tập mang đến. Kích thích khả năng đảm nhận
nhiệm vụ theo hướng xung phong, sau đó lần lượt xác định
khối công việc phù hợp với các cá nhân. Và các thành viên
cần tuân thủ và thực hiện trách nhiệm để đảm bảo thể chế,
sự nhất trí và kiểm soát mâu thuẫn của nhóm.
- Luôn kích thích các ý tưởng sáng tạo và khả năng dẫn
dắt: Nếu có ai đó nói những điều gì thú vị, hãy theo đuổi ý
tưởng đó bằng những câu thăm dò. Tìm ra điều gì đã dẫn dắt
đến những lời nhận xét, bình luận thú vị. Nên tránh phê phán
những ý tưởng khi chúng chỉ mới vừa được hình thành. Hãy
tập trung vào cải tiến hay sử dụng nhưng ý tưởng đó. Bởi
trong học tập rất cần sự sáng tạo và biết trân trọng sự sáng
tạo chính là các bạn cũng đang dẫn mình hoà nhập để sáng tạo.
- Giao tiếp hiệu quả:
- Tôn trọng: Để hợp tác hiệu quả, các thành viên trong nhóm
cần hiểu và tôn trọng những thành viên khác. Tôn trọng
năng lực, quan điểm và hành động của nhau để giảm thiểu
xung đột, đảm bảo hoạt động suông sẻ và nâng cao năng suất.
- Đề cao vai trò cá nhân: - Gắn kết: