-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bản chất và Hiện tượng - Triết học Mác - Lênin | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Theo Mác - Lênin, bản chất và hiện tượng luôn có mối quan hệ mật thiết. Hiện tượng là sự thể hiện của bản chất trong điều kiện cụ thể, nhưng không phải lúc nào hiện tượng cũng phản ánh đầy đủ và chính xác bản chất. Sự nhận thức đúng đắn về bản chất của sự vật, hiện tượng đòi hỏi phải vượt qua lớp vỏ hiện tượng, đi sâu vào phân tích các yếu tố tiềm ẩn bên trong.
Triết học Mác-Leenin (triết 1) 7 tài liệu
Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Bản chất và Hiện tượng - Triết học Mác - Lênin | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Theo Mác - Lênin, bản chất và hiện tượng luôn có mối quan hệ mật thiết. Hiện tượng là sự thể hiện của bản chất trong điều kiện cụ thể, nhưng không phải lúc nào hiện tượng cũng phản ánh đầy đủ và chính xác bản chất. Sự nhận thức đúng đắn về bản chất của sự vật, hiện tượng đòi hỏi phải vượt qua lớp vỏ hiện tượng, đi sâu vào phân tích các yếu tố tiềm ẩn bên trong.
Môn: Triết học Mác-Leenin (triết 1) 7 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Preview text:
Ban chat va Hien tuong - PowerPoint
Bản chất và Hiện tượng 1.Khái niệm
-Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định
bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện
tượng tương ứng của đối tượng.
- Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối
ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng.
- Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan trong mối liên hệ hữu cơ, cái này khổng thể
tồn tại thiếu cái kia. Về cơ bản, bản chất và hiện tượng có xu hướng phù hợp với nhau, bởi
mỗi đối tượng đều là sự thống nhất giữa bản chất với hiện tượng và sự thống nhất đó được
thê hiện ở chỗ, bản chất tồn tại thông qua hiện tượng còn hiện tượng phải là sự thể hiện
của bản chất; bản chất “được ánh lên” nhờ hiện tượng 2.Tính chất a.Sự thống nhất
- Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, chính nhờ sự thống nhất này mà người ta có
thể tìm ra cái bản chất, tìm ra quy luật trong vô vàn các hiện tượng bên ngoài. Biểu hiện là:
- Bản chất luôn luôn được bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng nào cũng là sự biểu hiện
của bản chất ở mức độ nhất định. Không có bản chất nào tồn tại thuần túy ngoài hiện
tượng; đồng thời cũng không có hiện tượng nào hoàn toàn không biểu hiện bản chất. Nhấn
mạnh sự thống nhất này
- Bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bản chất được bộc lộ ra ở những
hiện tượng tương ứng. Bản chất nào thì có hiện tượng ấy, bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ở
những hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi
theo. Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất theo. b.Tính mâu thuẫn
- Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối
lập. Do vậy không phải bản chất và hiện tượng phù hợp nhau hoàn toàn mà luôn bao hàm cả sự mâu thuẫn nhau
Mâu thuẫn này thể hiện ở chỗ:
Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật
trong khi hiện tượng phản ánh cái riêng
Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan, còn hiện tượng là
mặt bên ngoài của hiện thực khách quan đó. Bản chất không được biểu lộ hoàn toàn ở
một hiện tượng mà biểu hiện ở rất nhiều hiện tượng khác nhau
Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản
chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi xuyên tạc bản chất hoặc
phản ánh không đúng bản chất. Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện
tượng khác nhau tùy theo sự thay đổicủa điều kiện và hoàn cảnh. Vì vậy hiện tượng
phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng. Bản chất là cái tương đối
ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi. 3. ví dụ
Ví dụ về bản chất:
- Bản chất của con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống. Nếu một
người không có mối quan hệ xã hội nào thì đó chưa thực sự là một con người theo đúng nghĩa.
- Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Quy luật này chi
phối toàn bộ quá trình phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Đồng thời quy luật này
là bản chất của chủ nghĩa tư bản. Bản chất cho thấy chủ nghĩa tư bản luôn có mục tiêu sản
xuất giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt.
- Một trong những đặc tính bản chất của ánh sáng là tính sóng, hiện tượng biểu hiện của nó
là sự giao thoa bước sóng.
Ví dụ về hiện tượng:
- Màu da của con người có rất nhiều loại: đen, vàng, trắng....đây là những biểu hiện bên ngoài.
- Khi đưa một cái đũa vào cốc nước, ta thấy chiếc đũa như bị gãy nhưng thực tế không phải
vậy, do hiện tượng khúc xạ ánh sáng mà ta thấy hiện tượng chiếc đũa bị gãy khi để vào cốc nước
4. Ý nghĩa phương pháp luận
- Muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải xuất phát từ những sự vật, hiện tượng,
quá trình thực tế vì lẽ rằng bản chất không tồn tại thuần túy mà tồn tại trong sự vật và biểu
hiện qua hiện tượng. Bản chất của sự vật không được biểu hiện đầy đủ trong một hiện
tượng nhất định nào và cũng biến đổi trong quá trình phát triển của sự vật. Do vậy phải
phân tích, tổng hợp sự biến đổi của nhiều hiện tượng, nhất là những hiện tượng điển hình
mới hiểu rõ được bản chất của sự vật. Nhận thức bản chất của sự vật là một quá trình phức
tạp đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn
- Trong nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến nhận thức được bản
chất của sự vật. Còn trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào bản chất của sự vật để xác
định phương thức hoạt động cải tạo sự vật không được dựa vào hiện tượng vì bản chất là
cái tất nhiên, cái tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động phát triển của sự
vật, còn hiện tượng là cái không ổn định, không quyết định sự vận động phát triển của sự vật.
- Vì bản chất là cái tất nhiên, cái tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động
phát triển của sự vật, còn hiện tượng là cái không ổn định, không quyết định sự vận động
phát triển của sự vật. Do vậy nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến
nhận thức được bản chất của sự vật. Còn trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào bản chất
của sự vật để xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật không được dựa vào hiện
tượng hay xuyên tạc bản chất