-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo kiến tập nghề tại chuyên trang giáo dục thủ đô - Báo giáo dục và thời kì | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo Giáo dục và Thời đại là cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, diễn đàn của toàn xã hội vì sự nghiệp giáo dục. Báo được giao nhiệm vụ thực hiện kết nối truyền thông từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các địa phương và cơ sở giáo dục trong cả nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thông tin đối ngoại 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Báo cáo kiến tập nghề tại chuyên trang giáo dục thủ đô - Báo giáo dục và thời kì | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo Giáo dục và Thời đại là cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, diễn đàn của toàn xã hội vì sự nghiệp giáo dục. Báo được giao nhiệm vụ thực hiện kết nối truyền thông từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các địa phương và cơ sở giáo dục trong cả nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thông tin đối ngoại 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGHỀ TẠI CHUYÊN TRANG
GIÁO DỤC THỦ ĐÔ - BÁO GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI
(Thời gian 25/4/2022 - 22/5/2022)
Họ và tên: KIỀU THỊ TRÀ
Mã sinh viên: 1956100049
Lớp: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI K39
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thương Huyền
Hà Nội – Tháng 6 / 2022
MỤC LỤC
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI ....... 3 1.1.
Thông tin cơ bản: ................................................................................ 3 1.2.
Các sản phẩm báo chí và truyền thông tại Báo Giáo dục và Thời đại .. 5
PHẦN 2: BÀI HỌC RÚT RA QUA QUAN SÁT HOẠT ĐỘNG TÁC
NGHIỆP TẠI BÁO GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI ............................................ 6
2.1. Cơ cấu, vị trí của đội ngũ cán bộ tại chuyên trang Giáo dục thủ đô – báo
Giáo dục và Thời đại ...................................................................................... 6
2.2. Những yêu cầu cần có trong quá trình tác nghiệp .................................... 7
2.3. Kỹ năng cần có của một phóng viên ........................................................ 9
PHẦN 3: QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀO CÔNG VIỆC BÁO GIÁO DỤC
VÀ THỜI ĐẠI ................................................................................................ 12
PHẦN 4: KINH NGHIỆM RÚT RA CHO BẢN THÂN SAU KỲ KIẾN
TẬP ................................................................................................................. 18
PHẦN 5: XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP ........................................ 19 2
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI
1.1. Thông tin cơ bản: -
Tên tòa soạn: Báo Giáo dục và Thời đại -
Tình trang: Đang hoạt động (được cấp GCN ĐKT) -
Địa chỉ: 15 Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội -
Ngành nghề chính: Xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ
1.1.1. Quá trình hình thành
Báo Giáo dục và Thời đại là cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
diễn đàn của toàn xã hội vì sự nghiệp giáo dục. Báo được giao nhiệm vụ thực
hiện kết nối truyền thông từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các địa phương và cơ
sở giáo dục trong cả nước.
Báo Giáo dục và Thời đại được thành lập từ ngày 05/12/1959 và có trụ sở tại 15
Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Từ năm 2007 đến nay, Báo đã được giao tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính (Theo Quyết định số 1333/QĐ-BGDĐT
ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập). Các ấn phẩm
Báo Giáo dục và Thời đại được phát hành trong nước và quốc tế, bằng cả hình
thức báo in và điện tử.
Hình 1.1. Logo của Báo Giáo dục và Thời đại 3
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Báo Giáo dục và Thời đại có chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, công tác quản lý chỉ đạo của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và các hoạt động của ngành Giáo dục. Tổ chức các hoạt
động dịch vụ về truyền thông, quảng cáo, phát hành các ấn phẩm, trao đổi, mua
bán bản quyền nội dung và nhận nguồn thu từ tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá
nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Tổ chức biên tập, in
và phát hành các số báo định kỳ, số chuyên đề, số đặc biệt và báo điện tử, báo
hình theo đúng tôn chỉ, mục đích của Báo Giáo dục và Thời đại ghi tại Giấy
phép hoạt động báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp số 479/GP-
BTTTT ngày 29/10/2020. Đề xuất các dự án truyền thông cho ngành Giáo dục
và triển khai thực hiện dự án sau khi lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Thực hiện hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh, dịch vụ; góp vốn, liên doanh,
liên kết trong hoạt động báo chí với các cơ quan báo chí khác, pháp nhân, tổ
chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp để thực hiện nhiệm vụ báo chí,
truyền thông, giáo dục, tư vấn pháp luật, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định hiện hành. 1.1.3. Cơ cấu
Tổ chức bộ máy của báo bao ban Biên tập gồm: Tổng Biên tập và Phó Tổng
Biên tập. Các phòng, ban khối chuyên môn nghiệp vụ gồm: Ban Thư ký - Biên
tập; Ban Giáo dục; Ban Kinh tế - Xã hội; Ban Thông tin tổng hợp điện tử. Các
phòng, ban khối hành chính, kinh doanh gồm: Phòng Trị sự; Phòng Truyền thông – Dự án.
Các cơ quan, văn phòng thường trú gồm: Cơ quan thường trú tại thành phố Hồ
Chí Minh, Văn phòng liên lạc tại Cần Thơ, Văn phòng thường trú khu vực Việt
Bắc tại Thái Nguyên, Văn phòng đại diện thường trú Bắc Trung Bộ tại Hà Tĩnh,
Văn phòng đại diện Tây Bắc Bộ tại Điện Biên, Các phóng viên thường trú tại
các địa phương. Các tổ chức đoàn thể gồm Chi bộ, Công đoàn, Chi hội nhà báo, 4 Thanh tra Nhân dân.
1.2. Các sản phẩm báo chí và truyền thông tại Báo Giáo dục và Thời đại -
Nội dung, thể loại các chương trình
Báo Giáo dục và Thời đại sớm tiếp cận quy trình làm báo hiện đại, có chiến lược
và lộ trình phù hợp với yêu cầu phát triển, đổi mới. Đặc biệt, trước yêu cầu,
nhiệm vụ mới của ngành giáo dục, Báo Giáo dục và Thời đại điện tử luôn quan
tâm đến mở rộng tầm ảnh hưởng, lan tỏa thông tin, chính sách của ngành đến
với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước. Báo Giáo dục và Thời đại điện tử
hướng tới việc là diễn đàn đa chiều, chủ động định hướng dư luận, dẫn dắt thông
tin, đảm bảo là kênh truyền thông uy tín hàng đầu về giáo dục. -
Nền tảng truyền phát, phát hành
+ Báo in, tạp chí: xuất bản mỗi tuần sáu kỳ, bao gồm: báo hằng ngày, ấn phẩm
đặc biệt thứ hai hằng tuần, ấn phẩm đặc biệt giữa tháng, ấn phẩm đặc biệt cuối
tháng và ấn phẩm Giáo dục và Thời đại Chủ nhật ra hằng tuần.
+ Báo điện tử: đang xuất bản trung bình khoảng 250 tin, bài/ngày. Trong đó,
khoảng 130 tin bài là sản xuất và 120 tin bài được tổng hợp từ các nguồn khác. -
Đối tượng hướng đến của báo chí, truyền thông
Báo có truyền thống hơn 60 năm hoạt động, được giáo giới và xã hội quan tâm,
hơn 80% bạn đọc là tri thức. Đối tượng phục vụ chính của báo là khoảng 1,4
triệu giáo viên và 24 triệu học sinh sinh viên và những người quan tâm khác trên toàn quốc. 5
PHẦN 2: BÀI HỌC RÚT RA QUA QUAN SÁT HOẠT ĐỘNG TÁC
NGHIỆP TẠI BÁO GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI
2.1. Cơ cấu, vị trí của đội ngũ cán bộ tại chuyên trang Giáo dục thủ đô –
báo Giáo dục và Thời đại
Nhận thức rõ tầm quan trọng của truyền thông giáo dục trong cuộc chiến diệt
giặc dốt, Báo Giáo dục & Thời đại ra mắt chuyên trang Giáo dục Thủ đô.
Chuyên trang hoạt động theo giấy phép số 56/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ
Thông tin và Truyền thông cấp ngày 24/6/2021. Địa chỉ hoạt động nội dung tại
https://giaoducthudo.giaoducthoidai.vn. Độc giả cũng có thể truy cập thông qua giaoducthudo.vn.
Tôn chỉ, mục đích của Giáo dục Thủ đô là: “Tuyên truyền đường lối, chủ trương
của Đảng - chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và
Đào tạo trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Phản ánh hoạt động chăm lo sự
nghiệp giáo dục, phát huy khả năng xây dựng xã hội của ngành giáo dục và đào tạo TP Hà Nội”.
Hình 2.1. Giao diện chuyên trang Giáo dục thủ đô – báo Giáo dục và Thời đại 6
Giáo dục Thủ đô chú trọng dòng thông tin thời sự về hoạt động giáo dục, cơ hội
học tập của học sinh - sinh viên; Là diễn đàn để các trường học, các thầy cô
giáo, các bậc phụ huynh, các nhà hoạt động giáo dục và đông đảo bạn đọc cùng
bàn luận, đóng góp ý kiến, để giáo dục nước nhà ngày càng khởi sắc. Với
phương châm thông tin trung thực, nhanh, đa chiều, hy vọng chuyên trang sẽ là
nơi để độc giả có được những cập nhật hữu ích.
Mọi thông tin đều hướng đến mục tiêu giáo dục để chấn hưng văn hóa, là động
lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Chuyên trang Giáo dục Thủ đô sẽ mạnh mẽ thực hiện sứ mệnh giáo dục mới
“toàn dân, toàn diện, thiết thực” theo định hướng của Bác Hồ. Đặc biệt, chú
trọng giáo dục "làm người", đạo đức, lối sống theo Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng. Sự ủng hộ của quý độc giả là nguồn động viên lớn để Giáo dục Thủ đô
thực hiện tốt sứ mệnh của mình.
2.2. Những yêu cầu cần có trong quá trình tác nghiệp
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay thì những công cụ phóng viên cần mang
theo không chỉ là quyển sổ hay cây bút mà thiết bị số đã trở thành người phụ tá
tích cực trong hoạt động tác nghiệp báo chí, giảm đáng kể công sức cho phóng
viên và tăng tính thời sự cho tin tức.
Kỹ năng vận dụng thiết bị công nghệ cao đã trở thành lợi thế của từng phóng
viên. Những thiết bị số cần có trong quá trình tác nghiệp của phóng viên đó là: Laptop
Hình ảnh ngòi bút gắn với nghề báo chỉ còn mang tính biểu tượng bởi hầu hết
bản thảo đều được thực hiện trên PC. Đối với báo in, các công đoạn tìm tư liệu,
viết bài, biên tập, dàn trang, xử lý ảnh... đều thực hiện trên hệ thống máy tính.
Chiếc laptop không phải là vật dụng "bắt buộc phải có" nhưng không thể thiếu
khi phóng viên tác nghiệp xa toà soạn.
Máy tính xách tay phải tương thích rộng với những kết nối cơ bản như
Enthernet, WiFi để kết nối Internet, Bluetooth để giao tiếp với thiết bị số trợ
giúp cá nhân (PDA) và điện thoại di động, kết nối IEEE 1394 để tải hình ảnh từ 7
máy quay phim, ... Tiếp theo đó là những tiêu chí về trọng lượng, kích thước, độ
bền bỉ khi vận hành, tính bảo mật và khả năng hỗ trợ nhiều thiết bị ngoại vi như
DVD/CD, đầu đọc thẻ nhớ, ...
Máy ảnh số
Khi tác nghiệp, phóng viên ảnh chuyên nghiệp có thể mang tới 2-3 chiếc máy.
Một chiếc gắn ống kính tiêu cự dài (tele zoom) để "bắn" từ xa, một chiếc gắn
ống tiêu cự ngắn hoặc tầm trung để chụp khi nhân vật tới gần.
Máy ảnh số giảm thời gian xuất bản bài viết từ đơn vị tính ngày xuống còn tính
theo phút, đặc biệt hiệu quả đối với loại hình báo trực tuyến. Tại Việt Nam, máy
ảnh của Nikon và Canon được dân làm báo dùng phổ biến. Các tên tuổi khác
như Fujifilm, Panasonic, Sony chỉ bán được máy dạng bán chuyên. Model D-
SLR EOS xxD (20D, 30D) của Canon được giới phóng viên ảnh chuộng nhất vì
chất lượng hình ảnh tốt, giá tiền vừa phải, kết cấu không quá to cũng không quá nhỏ.
Để đảm bảo chất lượng hình ảnh, những ống kính chuyên nghiệp có tỉ lệ zoom
(tỉ lệ giữa tiêu cự dài nhất và ngắn nhất) không quá 3x. Nhà sản xuất chia sản
phẩm của mình thành nhiều loại: dòng góc rộng (wide zoom) có tiêu cự từ 11 -
22mm, tầm trung từ 24 - 70 mm, các ống tầm xa (tele zoom) từ 70 - 200mm.
Đi kèm theo máy ảnh, ống kính là hàng đống phụ kiện khác: thẻ nhớ dự phòng,
đầu đọc thẻ nhớ, đèn flash, hộp lưu trữ ảnh cấp tốc, cáp dữ liệu cao tốc với máy tính...
Điện thoai di động
Vật dụng này cũng là một trong những thứ không thể thiếu của phóng viên. Khó
có thể kiếm được một chiếc điện thoại để có thể cân bằng đủ các yêu cầu của
phóng viên nên họ thường dùng 2 chiếc để bổ sung cho nhau. Một chiếc chỉ có
tính năng cơ bản gọi - nghe, nhỏ gọn nhưng phải có sóng khoẻ và thời gian dùng pin lâu.
Trong những chuyến đi dài ngày, thời gian dùng pin là yếu tố quan trọng để giữ
liên lạc với các đầu mối và toà soạn. 8
Chiếc thứ hai có thường có tính năng PDA, có tính năng truyền thông, lưu trữ và
kết nối. Chiếc điện thoại này có thể thay thế laptop trong một số trường hợp như
kết nối Internet để tải e-mail, duyệt nhanh những tin tức nóng, lưu trữ danh bạ
đầy đủ thông tin, ghi chép cá nhân, kiểm tra lịch làm việc,... Hầu hết chúng đều
có kết nối quan trọng GPRS, 3G, WiFi, Bluetooth và đồng bộ hoá (sync) dữ liệu
với máy tính. Một số có tính năng ghi âm không giới hạn thời gian và được sử
dụng là máy ghi âm chính của phóng viên. Máy ghi âm
Máy ghi âm là thiết bị quan trọng khi tác nghiệp. Máy ghi âm chuyên dụng cho
nhà báo không có sự khác biệt nào về thời lượng ghi so với máy nghe nhạc MP3
nhưng chúng được trang bị micro độ nhạy tốt hơn, thậm chí cả khả năng định
hướng. Trên máy có nhiều tuỳ chọn về chế độ hoạt động như phòng họp, phỏng
vấn, đám đông,... để cho chất lượng âm thanh tốt nhất.
2.3. Kỹ năng cần có của một phóng viên Kỹ năng viết
Kỹ năng viết lách là một trong những yếu tố đầu tiên mà người Phóng viên cần
phải rèn luyện. Phải chú ý đến từng câu, từng chữ có trong bài, chú trọng đến
nội dung, thông điệp bạn muốn truyền tải. Làm sao để gây ấn tượng được với
độc giả qua những câu chữ của mình mà không khiến chúng trở nên khó hiểu,
cản trở quá trình truyền tải. Kỹ năng giao tiếp
Trong quá trình tác nghiệp, thu thập tin tức, người phóng viên sẽ phải gặp gỡ,
tiếp xúc với rất nhiều người ở nhiều địa điểm, vùng đất khác nhau để thuyết
phục họ hợp tác, cung cấp thông tin, dữ liệu. Mỗi địa phương có một văn hóa
khác nhau và mỗi một người lại có những tính cách khác nhau. Chính vì thế mà
để quá trình tác nghiệp trở nên thuận lợi và dễ dàng thì buộc người phóng viên
phải khéo léo trong khả năng giao tiếp.
Khả năng nhạy bén 9
Thị trường Báo chí Việt Nam là một thị trường cực kỳ năng động và phát triển.
Với hơn 800 cơ quan báo chí và hơn 300 kênh phát thanh, truyền hình phát sóng
hàng ngày và vô số các cơ quan báo chí điện tử, online..
Chính vì vậy mà thị trường báo chí cũng là một thị trường cạnh tranh cực kỳ gay
gắt. Đòi hỏi ở người phóng viên phải có tư duy nhạy bén cao trước những xu
hướng, thị hiếu của độc giả và trở nên khác biệt, nổi trội.
Kỹ năng “cứng” và “mềm”
Kỹ năng mềm trong tác nghiệp báo chí, là khả năng ứng xử tình huống khi tác
nghiệp gồm: kỹ năng giao tiếp tại hiện trường để thu thập thông tin; kỹ năng xử
lý thông tin, sự nhạy bén trong mỗi tình huống.
Nhất là trong trường hợp các phóng viên, biên tập viên khi tác nghiệp bằng điện
thoại di động, có thể hình ảnh không nghệ thuật, không chau chuốt, chỉn chu
như chất lượng hình của các quay phim chuyên nghiệp, nhưng là một phóng
viên, nhất là phóng viên tại hiện trường, khi chủ động ghi hình, họ có góc nhìn ở
một khía cạnh khác. Đó chính là các phóng viên, biên tập viên đã đặt mình trong
hoàn cảnh, sự việc, sự chân thực của hình ảnh và quan trọng nhất là cảm xúc
phong phú, tạo được sự đồng cảm và cảm xúc của khán giả.
Kỹ năng “cứng” thường được hiểu là những kiến thức, đúc kết và thực hành có
tính chất kỹ thuật nghề nghiệp. Kỹ năng cứng được cung cấp thông qua các môn
học đào tạo chính khóa, có liên kết logic chặt chẽ và xây dựng tuần tự như: Kiến
thức về loại hình báo chí, thể loại báo chí; kiến thức chụp và chỉnh sửa ảnh,
quay và dựng video, ghi âm, soạn thảo văn bản, biên tập... 10
Hình 2.2. Nhóm sinh viên chụp ảnh cùng anh Nguyên Thủy – Trưởng ban Kinh
tế - Xã hội tại văn phòng Báo Giáo dục và Thời đại 11
PHẦN 3: QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀO CÔNG VIỆC TẠI
BÁO GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI 1.
Sinh viên đã tham gia quá trình tác nghiệp và lấy tin Chương trình âm
nhạc “Có những con đường…” tại phố đi bộ T ị
r nh Công Sơn, quận Tây Hồ vào
tối ngày 7/5/2022. Và bài viết đã được đăng tải trên chuyên trang Giáo dục thủ
đô – Báo Giáo dục và Thời đại. Link bài:
https://giaoducthudo.giaoducthoidai.vn/dem-nhac-co-nhung-con-
duong-noi-tri-am-gap-go-8892.html
Hình 3.1. Nhóm sinh viên đã tới nơi tổ chức từ sớm 12
Hình 3.2. Nhóm phóng viên phỏng vấn Tổng đạo diễn chương trình
chị Dương Tử Quỳnh
Hình 3.3. Dàn diễn viên trong phim "Em và Trịnh" giao lưu với khán giả 13
Hình 3.4. Nhóm sinh viên phỏng vấn và chụp ảnh lưu niệm với diễn viên
Hoàng Hà trong vai Dao Ánh của bộ phim “Em và Trịnh” 2.
Sinh viên đã tham gia vào quá trình tác nghiệp lấy tin bài Ngày hội tư vấn
tuyển sinh – hướng nghiệp 2022 tại Đại học Bách Khoa Hà Nội ngày 8/5/2022.
Và bài viết đã được đăng tải trên chuyên trang Giáo dục thủ đô – Báo Giáo dục và Thời đại.
Link bài: https://giaoducthudo.giaoducthoidai.vn/ha-noi-soi-dong-trong-ngay-
hoi-tu-van-tuyen-sinh-2022-8911.html
Hình 3.5. Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2022 thu hút nhiều
học sinh từ các trường tới tham gia 14
Hình 3.6. Các phụ huynh, học sinh đưa ra những câu hỏi cho các chuyên gia
giải đáp thắc mắc
Hình 3.7. Các cố vấn và chuyên gia của ngành giáo dục trả lời thắc mắc
của học sinh 15
Hình 3.8. Các gian tư vấn của các trường đại học thu hút nhiều học sinh 3.
Sinh viên biên dịch tin từ báo nước ngoài và bài đã được đăng trên chuyên
trang Giáo dục thủ đô – Báo Giáo dục và Thời đại
3.1. Cách bố mẹ giúp trẻ em ở Ukraine vượt qua tâm lý sợ hãi (Biên dịch từ trang npr)
Link bài: https://giaoducthudo.giaoducthoidai.vn/cach-bo-me-giup-tre-em-o- ukraine-vuot-qua-tam-l - y so-hai-9126.html 16
3.2. Mối quan hệ giữa bệnh viêm gan bí ẩn với Covid – 19 (Biên dịch từ
Chương trình truyền hình tin tức Today của Mỹ)
Link bài: https://giaoducthudo.giaoducthoidai.vn/moi-quan-he-giua-benh-viem-
gan-bi-an-voi-covid-19-9620.html
Bài viết nằm trong những bài được đọc nhiều nhất trong chuyên mục Sức khỏe 17
PHẦN 4: KINH NGHIỆM RÚT RA CHO BẢN THÂN SAU
KỲ KIẾN TẬP
4.1. Khó khăn trong quá trình kiến tập
- Trong quá trình tham gia lấy tin bài do chưa có sự hiểu biết nhiều nên khi liên
hệ phỏng vấn ban tổ chức có chút khó khăn.
- Chưa có kinh nghiệm khai thác thông tin nên chưa biết cách lái đối tác cung
cấp thông tin theo chủ đề chính dẫn đến cuộc trao đổi chưa thu thập được lượng
thông tin như mong muốn…
- Chưa có đủ các thiết bị, máy móc trong quá trình tham gia tác nghiệp.
4.2. Kinh nghiệm rút ra cho bản thân
- Luôn chủ động tìm kiếm đề tài, nhân vật, có sự sáng tạo, đa dạng, mới lạ trong khai thác vấn đề.
- Trước khi phỏng vấn nhân vật phải tìm hiểu kỹ nhân vật để có hướng khai
thác, chuẩn bị kỹ câu hỏi, kịch bản để tránh hỏi lan man, trùng lặp, đồng thời
chuẩn bị một tâm lý thoải mái, tránh để áp lực.
- Sau kỳ kiến tập, nhóm sinh viên đã nắm được những kỹ năng cần thiết để có
thể hoàn thành tác phẩm như: kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng
biên tập, kỹ năng quay dựng.
- Trong quá trình biên tập nên viết hết những nội dung nhân vật chia sẻ sau đó
lựa chọn, chắt lọc những thông tin hay, ấn tượng một cách cô đọng, súc tích
nhất, tránh lan man, xa chủ đề.
- Luôn đặt mình vào người đọc để mang đến những thông tin hữu ích mà người
đọc thực sự muốn tiếp cận.
- Trong quá trình hoàn thiện tác phẩm, cần nắm rõ lý thuyết, những tiêu chí cần
thiết của một tác phẩm báo chí. 18
PHẦN 5: XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP
Đơn vị kiến tập xác nhận về tính chính xác về thông tin và quá trình tham gia
của báo cáo của sinh viên.
XÁC NHẬN BÁO CÁO CỦA NGƯỜI VIẾT
TRƯỞNG BỘ PHẬN 19