Báo cáo kinh doanh ngân hàng quân đội MB bank - Phân tích hoạt động kinh doanh | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Tổng hợp tình hình kinh doanh của MB Bank: Hiệu quả, ổn định hay cần cải thiện. Đánh giá khả năng duy trì vị thế và tăng trưởng trong tương lai. Tăng cường phát triển dịch vụ ngân hàng số. Đa dạng hóa nguồn thu từ ngoài lãi. Kiểm soát tốt nợ xấu. Xây dựng chiến lược huy động vốn dài hạn. Tăng cường các chương trình chăm sóc khách hàng cá nhân. Đẩy mạnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Vvv - ABCD
Lời nói đầu
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, tiến dần tới nền
kinh tế thị trường. Ngành ngân hàng với vị thế của mình trong nền kinh tế đã
đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển đó.
một sinh viên ngành ngân hàng, em nhận thấy, những hiểu biết về nghiệp vụ ngân
hàng cũng như những yếu tổ tác động đến hoạt động của hệ thống ngân hàng rất
quan trọng. vậy, được s giúp đỡ của khoa Tài chính Ngân hàng, chi nhánh
Ngân hàng TMCP Quân Đội Hoàng Quốc Việt sự hướng dẫn tận tình của cô Trần
Thị Thu Trang, em đã thêm những hiểu biết về hoạt động ngân hàng. Kết hợp
kiến thức em đã được học trên giảng đường, cùng thực tế trong quá trình thực tập,
em đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp về lịch s hình thành, cấu
tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
Năm 2022 là năm đầu tiên của Chiến lược Tập đoàn MB giai đoạn 2022 - 2026,
với phương châm “Tăng tốc số - Hấp dẫn khách hàng - Hiệp lực Tập đoàn - An
toàn bền vững”, cùng tầm nhìn MB “trở thành doanh nghiệp số, Tập đoàn Tài
chính dẫn đầu” mục tiêu “Top 3 thị trường về hiệu quả, hướng đến Top đầu
Châu Á”, giữ vững tôn chỉ “Thượng tôn pháp luật”; theo đó MB sẽ triển khai
các hình kinh doanh mới với Ngân hàng số chuyển dịch quan trọng cho
Chiến lược giai đoạn mới. Với các mục tiêu thách thức, vươn tầm khu vực trong
bối cảnh áp lực cạnh tranh gia tăng, tiềm ẩn nhiều thách thức sau đại dịch
Covid- 19, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành MB quyết tâm nỗ
lực, không ngừng tăng trưởng, triển khai các giải pháp linh hoạt, sáng tạo để
nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ MB, gia tăng trải nghiệm, hấp dẫn khách
hàng để hoàn thành mục tiêu Chiến lược giai đoạn 2022 - 2026, mang lại giá trị
hơn nữa cho khách ng cổ đông, khẳng định vị thế tiên phong, dẫn đầu của
MB trong chuyển đổi số ngành Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam.
Bản báo cáo thực tập tổng hợp gồm bốn phần
- Phần một: Giới thiệu về đơn vị thực tập.
- Phần hai: Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động.
- Phần ba: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Phần bốn: Đề xuất hướng đề tài khóa luận.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUÂN ĐỘI
MBBANK
1.1 Giới thiệu chung
- Tên đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.
- Tên viết tắt là Ngân hàng Quân đội (MB).
- Tên đầy đủ quốc tế là: Military Commercial Joint stock Bank.
- Được thành lập vào ngày 04/11/1994 với số vốn điều lệ là 37.783.217.770.000 đồng.
- Trụ sở chính: Tòa nhà MB, số 18 Lê Văn Lương, Phường Trung Hòa, Quận Cầu
Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100283873 do Sở Kế hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 30/09/1994, thay đổi lần thứ 49 ngày
25/08/2021
1.2 Mục tiêu và tầm nhìn hoạt dộng của ngân hàng
- Sứ mệnh: Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng
- Tầm nhìn: Trở thành một Ngân hàng thuận tiện nhất với khách hàng
- Giá trị cốt lõi: đoàn kết, kỷ luật, tận tâm, thực thi, tin cậy, hiệu quả
1.3 Lĩnh vực và phạm vi kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh: MB thực hiện các loại hình của ngân hàng thương mại theo
quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, gồm các hoạt động:
+ Hoạt động trung gian tiền tệ khác: Nhận tiền gửi; cấp tín dụng; mở tài khoản thanh
toán, cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước; tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ
thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia; tham gia đấu thầu, mua bán tín phiếu Kho
bạc...; mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, dịch vụ môi giới tiền tệ,
phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu..., vay vốn của Ngân hàng
Nhà nước; vay, cho vay, gửi, nhận gửi vốn của tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài,...; góp vốn, mua cổ phần; kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị
trường trong nước và quốc tế; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất; lưu
ký chứng khoán; ví điện tử; cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa; mua nợ; các
hoạt động khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
+ Bán buôn kim loại và quặng kim loại: Kinh doanh, mua bán vàng miếng.
+ Hoạt động dịch vụ tài chính: Hoạt động dịch vụ tài chính (dịch vụ quản lý tiền mặt,
tư vấn ngân hàng, tài chính,...; tư vấn tài chính doanh nghiệp; ủy thác, nhận ủy thác,
đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý
tài sản; kinh doanh giấy tờ có giá; đầu tư hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ; các
hoạt động khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
+ Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm.
1.4 Quá trình hình thành và phát triển
Sau 27 năm phát triển, MB khẳng định vị thế của một trong những ngân hàng hàng
đầu tại Việt Nam, với các chỉ số hiệu quả luôn nằm trong nhóm dẫn đầu thị trường
Ngày 4/11/1994, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) được thành lập với số
vốn gần 20 tỷ đồng, 25 nhân sự và một điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện Biên
Phủ, Hà Nội.
Mười năm đầu (1994-2004) là giai đoạn mang tính “mở lối” định hình phương châm
hoạt động, xác định chiến lược kinh doanh và xác định thương hiệu. Kiên định với
mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, MB đã vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính
Châu Á năm 1997 và là ngân hàng cổ phần duy nhất có lãi. Năm 2004, tròn 10 năm
thành lập, tổng vốn huy động của MB tăng gấp trên 500 lần, tổng tài sản trên 7.000 tỷ
đồng, lợi nhuận trên 500 tỷ đồng và khai trương trụ sở mới tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình,
Hà Nội.
Trong giai đoạn 2005-2009, MB áp dụng một loạt các giải pháp đổi mới tổng thể từ
mở rộng quy mô hoạt động, phát triển mạng lưới, đầu tư công nghệ, tăng cường nhân
sự, hướng mạnh về khách hàng với việc tách bạch chức năng quản lý và chức năng
kinh doanh giữa Hội sở và Chi nhánh, tổ chức lại đơn vị kinh doanh theo nhóm khách
hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ...
Có thể nói, đây là giai đoạn tạo cơ sở vững chắc để MB đẩy mạnh triển khai các sáng
kiến chiến lược sau này, góp phần đưa MB trở thành một trong những định chế tài
chính hàng đầu Việt Nam hiện nay. Năm 2009, đánh dấu 15 năm phát triển, MB vinh
dự nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Năm 2010, MB bắt đầu nghiên cứu xây dựng chiến lược giai đoạn mới 2011 – 2016,
với kỳ vọng đưa MB vào TOP 3 ngân hàng thương mại cổ phần không do nhà nước
nắm cổ phần chi phối. Năm 2011, MB đã thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu
MBB trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM từ ngày 1/11/2011.
Trong bối cảnh nền kinh tế bước vào giai đoạn khó khăn, ngành ngân hàng dưới áp lực
tái cấu trúc mạnh mẽ, MB kiên định với chiến lược phát triển bền vững, an toàn đã
vươn lên dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng, hoàn thành mục tiêu nằm
trong TOP 3 trước 2 năm – vào năm 2013. Với những thành quả đạt được, năm 2014,
MB vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất. Đến năm 2015, tiếp tục
được phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động.
Trong giai đoạn này, MB định hướng tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất”
với mục tiêu đến năm 2021 sẽ nằm trong Top 5 hệ thống Ngân hàng Việt Nam về hiệu
quả kinh doanh và an toàn, dẫn đầu về số hóa.
Trong các năm này, dù gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch Covid- 19 toàn cầu, MB đã có
sự tăng trưởng mạnh mẽ, bứt phá trong hoạt động kinh doanh, hoàn thành xuất sắc các
nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra. Giai đoạn này đánh dấu bước chuyển mình thay đổi Nhận
diện thương hiệu mới thành công từ năm 2019, lột xác thành một ngân hàng năng
động, trẻ trung – Lọt vào Top 2 thương hiệu được yêu thích nhất; Thương hiệu tăng
gấp đôi, tăng 127 bậc so với năm 2020, lọt vào Top 300 thương hiệu ngân hàng có giá
trị và mạnh nhất thế giới (theo báo cáo Banking 500 năm 2022 của Brand Finance).
MB tự hào tiếp tục nằm trong TOP doanh nghiệp đạt lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng,
TOP 5 các Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
1.5 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
- Cấu trúc sở hữu tại mbbank:
- Mô hình quản trị
- Tổng quan cơ cấu hội đồng quản trị và ban kiểm soát:
+ Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2019 - 2024 gồm 11 thành viên; bao gồm: 01 Chủ tịch,
03 Phó Chủ tịch, 06 Thành viên Hội đồng Quản trị và 01 Thành viên Hội đồng Quản
trị độc lập. Cơ cấu Hội đồng Quản trị có 4/11 thành viên là nữ (chiếm tỷ lệ ~ 36,36%),
10 thành viên không điều hành (chiếm tỷ lệ 90,9%). Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ
2019-2024 có các nhân sự từ nhiệm kỳ trước và bổ sung một số nhân sự mới là đại
diện của các cổ đông chiến lược (Tập đoàn Công nghiệp và Viễn thông quân đội -
Viettel, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam, Tổng
công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước - SCIC). Chất lượng quản trị đạt tiêu
chuẩn cao nhờ kinh nghiệm quản lý đa ngành từ các thành viên Hội đồng quản trị
chuyên trách và các thành viên Hội đồng Quản trị là lãnh đạo cấp cao của các Doanh
nghiệp, Tập đoàn lớn - các cổ đông chiến lược của MB.
+ Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2019 – 2024 gồm 05 thành viên và tất cả 05 thành viên Ban
Kiểm soát là Thành viên chuyên trách; bao gồm: 01 Trưởng Ban, 01 Phó Trưởng Ban
và 03 Thành viên Ban Kiểm soát. Cơ cấu Ban Kiểm soát gồm 4/5 thành viên là nữ
(chiểm tỷ lệ 80%). Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2019 - 2024 gồm các nhân sự có chuyên
môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, kiểm soát
nội bộ, quản lý - điều hành trong tổ chức tài chính. Các thành viên Ban Kiểm soát
được phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực trình độ và kinh nhiệm theo hướng
gắn hoạt động giám sát với hoạt động quản lý, kinh doanh của MB và các Công ty
thành viên.
1.6 Hoạt động sản xuất kinh doanh
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC Top 3 thị trường về hiệu quả, hướng đến Top đầu
Châu Á
ĐỊNH VỊ GIÁ TRỊ Tiên phong cung cấp trải nghiệm tài chính xuất sắc
PHƯƠNG CHÂM Tăng tốc số Hấp dẫn khách hàng Hiệp lực tập đoàn An toàn
bền vững
GIÁ TRỊ CỐT LÕI Đoàn kết – Kỷ luật – Tận tâm Thực thi – Tin cậy – Hiệu quả
Chiến lược MB được xây dựng trên cơ sở Tập trung vào trải nghiệm của khách
hàng; Sáng tạo ra các giá trị mới phục vụ khách hàng từ đó gia tăng giá trị cho
MB. Xuyên suốt theo đó là một văn hóa quản trị thống nhất dựa trên 3 yếu tố
Định hướng phát triển
HẤP DẪN KHÁCH HÀNG Xây dựng trải nghiệm xuất sắc - Xuất phát từ nhu
cầu và vươn tới kỳ vọng của khách hàng
HIỆP LỰC TẬP ĐOÀN Toàn Tập đoàn kết nối, xây dựng trải nghiệm số OneID;
đề xuất giá trị tập đoàn xuất sắc
LINH HOẠT, NHANH NHẠY Đón bắt nhanh - Tận dụng triệt để - Khai thác
hiệu quả công nghệ, thị trường, nhu cầu khách hàng Năm 2021, MB khép lại
hành trình chiến lược giai đoạn 2017-2021 với các kết quả kinh doanh xuất sắc;
Quy mô khách hàng, Doanh thu, Lợi nhuận đều hoàn thành cao gấp 1,5 – 2 lần
so với mục tiêu chiến lược. Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ và thu nhập từ kênh số
gia tăng mạnh mẽ, các tỷ lệ quản trị về NPL, CIR, ROE đều ở mức tốt nhất thị
trường. Đây là những tiền đề vững chắc để MB bước vào giai đoạn chiến lược
mới 2022 – 2026 “Trở thành Doanh nghiệp số, Tập đoàn tài chính dẫn đầu”
2022-2026 “Top 3 thị trường về hiệu quả, hướng đến Top đầu Châu Á”
Năm 2022, MB phấn đấu hoàn thành mục tiêu 20 triệu khách hàng, tỷ lệ giao
dịch trên kênh số đạt 95%, tăng tốc tăng trưởng doanh thu và củng cố sức mạnh
hiệp lực Tập đoàn. MB tăng tốc triển khai 11 sáng kiến chiến lược hướng tới
mục tiêu “Chuyển đổi số toàn diện - Hiệp lực tăng trưởng doanh thu”.
Trong vòng 3 năm tới 2022 - 2024, MB hướng đến dẫn đầu về các sản phẩm
dịch vụ số và nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin; hợp nhất dữ liệu khách hàng
- OneID toàn Tập đoàn; xây dựng các hành trình khách hàng Tập đoàn MB xuất
sắc.
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC MB GIAI ĐOẠN
Tăng tốc thu hút khách hàng và đề xuất giá trị mới phân khúc SME
Củng cố hoạt động quản trị và văn hóa doanh nghiệp
Nền tảng Ngân hàng Giao dịch CIB
Chi nhánh tương lai
Công nghệ agility
Dữ liệu Tập đoàn
Nhà máy Số
Hệ sinh thái Số
Ngân hàng dịch vụ (BAAS)
Tăng tốc thu hút khách hàng và tạo doanh thu từ phân khúc khách hàng cá nhân
Tăng tốc thu hút và tạo doanh thu từ khách hàng cá nhân cao cấp (Priority và
Private)
1.7 những thuận lợi và khó khan của ngân hàng quân đội mbbank
1.7.1 thuận lợi
ng trưởng ổn định, bước đà cho quý IV/2020
Kết thúc 9 tháng đầum 2020, lợi nhuận riêng ngân hàng tính đến
hết ngày 30-09-2020 đạt gần 7.400 tỉ, tăng không đáng kể so với cùng
kỳ. Các công ty con của MB có sự phục hồi sau COVID-19, đóng góp
n 1.000 tỉ vào lợi nhuận chung của tập đoàn. Tổng lợi nhuận trước
thuế cácng ty conng hơn 20% so với ng kỳ. Đặc biệt, công ty
bảo hiểm nhân thọ MB Ageas có sự bứt pmạnh mẽ với tốc độ tăng
trưởng gần 1,8 lần so với cùng kỳ, đạt gần 280 tỉ lợi nhuận trước thuế.
nợ n dụng riêng ngân ng tăng 12,4% so với thời điểm
31/12/2019, trong khi tỉ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,36%.n
cạnh đó, tỉ lệ quỹ dự png tín dụng/nợ xấu của MB tại thời điểm 30-
09-2020 ở mức 131%.
Chuyển đổi số - Lợi thế bứt psau dịch
c định Ngân hàng số là hạt nhân cho sự phát triển bền vững,u dài
với tầm nhìn trở thành 'Ngân hàng thuận tiện nhất' vào năm 2021, MB
đã liên tục ra mắt và cải tiến nhiều sản phẩm số nApp MBBank, Biz
MBBank, các sản phẩm cho vay trên kênh số, tạo sự thuận tiện cho
kháchng. Việc đẩy mạnh phát triển hai ứng dụng số này đãp
phần không nhỏ vào việc tăng casa tkhách hàng.
nh đến 30-09-2020, CASA (tiền gửi không kỳ hạn - Current Account
Savings Account) của MB đã vượt 100.000 tỉ đồng, tăng xấp xỉ 10% so
với thời điểm cuối qII năm 2020 tăng gần 20% so với cùng k
m ngoái.
Với lợi thế tiên phong chuyển đổi số, tính đến hết tháng 9m 2020, t
lệ giao dịch qua kênh stại MB đạt mức 80%, số lượng khách hàng
giao dịch qua App MBBank đạt trên 2,2 triệu user. Đáng chú ý, liên tiếp
trong vài ngày cuối tháng 06/2020, App MBBank đã vươnn đứng đầu
c ứng dụng miễn phí được download tại App Store Việt Nam, vượt
qua nhiều tên tuổi lớn của thế giới nFacebook, Google hay Tiktok.
Đây là minh chứng rất rõng về mức độ khả thi trong việc thực hiện
a các mục tiêu chiến ợc giai đoạn 2017-2021.
Không chỉ thực hiện hợp tác với nhiều tập đoànng nghệ hiện đại
của Việt Namng như thế giới nhằm tối ưu dịch vụ số, MB còn ưu
tiên tạo ra một "văna số" xuyên suốt trongi trường m việc với
nhiềunh thức đa dạng, biến số hóa trở thành i thở tự nhiên của
mỗi cán bộ nn viên.
‘Vượt bão’ thànhng, sẵn sàng bứt p
Trải qua 9 tháng với bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ảnhởng sâu rộng
đến mọi ngành nghề, lĩnh vực của xã hội, song với sự chủ động, linh
hoạt và những nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên, MB
đã nhanh chóng thích ứng vớinh trạng "bình thường mới" sau đại
dịch.
i về kinh nghiệm "ợt bão" của MB, Chủ tịch Hội đồng quản trị MB
– ông Lê Hữu Đức khẳng định: "Ngay khi dịch nổ ra, MB đã nhanh
chóngy dựng áp dụng 3 nm giải pháp, bao gồm: Đảm bảo
hoạt động liên tục, thực thi trách nhiệm với cộng đồng và thích ứng với
sự thay đổi. Nhờ tầm nhìn chiến ợc đúng đắn với phương châm củng
cố nền tảng, chuyển dịch số, tăng trưởng toàn diện, hiệu quả bền
vững trong chiến lược 2017-2021, MB đã biến đại dịch thành hội
kiểm tra sức bền lấy đà tiếp tụcơn lên."
1.7.2 khó khan
NIM mS rộng do tăng trTSng mạnh vU cho vay tài chWnh tiêu dXng
Theo phân tích của VDSC, cơ cấu cho vay hợp nhất năm 2019 của MBB tiếp tục
chuyển sang cho vay bán lẻ với mức tăng trưởng cho vay bán lẻ lên đến 32,8% so với
cùng kỳ, gần gấp dôi so với mức tăng trưởng 16,6% của tổng danh mục cho vay. Tính
đến cuối năm 2019, tỷ trọng cho vay bán lẻ chiếm 40,5%, cho vay doanh nghiệp SME
chiếm 42,8% và cho vay doanh nghiệp lớn chiếm 11,3%. VDSC cho rằng tăng trưởng
cho vay của MBB chủ yếu là nhờ đẩy mạnh cho vay mua nhà và cho vay tiêu dùng.
Trong các khoản vay bán lẻ, cho vay mua nhà chiếm khoảng 50%; còn lại là vay mua
ô tô, kinh doanh hộ gia đình và cho vay tiêu dùng.
Mặc dù cơ cấu cho vay dịch chuyển sang bán lẻ nhưng NIM của ngân hàng m™ không
thay đổi so với năm 2018, do lãi suất huy động và trả lãi giấy tờ có giá bình quân tăng
lên làm triệt tiêu phần cải thiện trong lợi tức tài sản. Trong khi đó, NIM hợp nhất lại
tăng đáng kể từ 4,6% trong năm 2018 lên 4,9%, cho thấy mảng tài chính tiêu dùng
đang có vai trò dẫn dắt tăng trưởng của thu nhập lãi ròng.
Điều này là nhờ dư nợ cho vay tại MCredit tăng trưởng khá mạnh tới 57%, giúp đẩy
tăng trưởng cho vay khách hàng hợp nhất lên 16,6% so với mức 14,5% của riêng ngân
hàng m™. Theo MBB, MCredit đang duy trì lãi suất cho vay trung bình ở mức khoảng
40-45%/năm, cho ra biên lãi ròng trên 20%.
Khoản vay tiền mặt chiếm tỷ trọng hơn 70% trong danh mục cho vay của MCredit.
Với việc Thông tư 18/2019/TT-NHNN có hiệu lực, MCredit đặt ra kế hoạch tái cơ cấu
danh mục cho vay. Để giảm dần tỷ trọng cho vay tiền mặt, các khoản cho vay mua xe
máy và điện thoại điện máy dự kiến sẽ được đẩy mạnh, cùng với việc ra mắt thẻ tín
dụng dự kiến vào tháng 3/2020. Theo đó, tăng trưởng cho vay và thu nhập lãi của
MCredit có thể sẽ chậm lại, trong khi chi phí hoạt động nhiều khả năng sẽ tăng nhanh
hơn khi công ty tập trung mở rộng mạng lưới điểm bán và cho vay có mục đích.
CASA hợp nhất giảm từ 40,5% vào cuối năm 2018 xuống còn 38,4% vào cuối 2019,
tuy nhiên đã hồi phục đáng kể kể từ mức 33,4% của quý 3/2019. Mức CASA này vẫn
là mức cao nhất trong số tất cả các ngân hàng và có thể sẽ giúp cho NIM của ngân
hàng m™ cải thiện một chút trong năm 2020.
Tăng trTSng phW dYch vụ chậm lại đáng kể
Tăng trưởng thu nhập dịch vụ của MBB đang có xu hướng chậm lại, giảm xuống còn
24,3% so với cùng kỳ trong cả năm và là mức thấp hơn nhiều so với kỳ vọng ngân
hàng lúc đầu là 50%. Trong đó, thu nhập ròng từ bảo hiểm chỉ tăng 33,9% so với cùng
kỳ (thấp hơn nhiều so với mức tăng vọt 368% so với cùng kỳ trong năm 2018), đạt
1.788 tỷ đồng, tương đương 56,1% thu nhập dịch vụ.
Do sự cạnh tranh ngày càng tăng trong hoạt động bancassurance với sự đẩy mạnh của
nhiều ngân hàng khác như VCB và ACB, VDSC cho rằng việc khôi phục lại tăng
trưởng của bancassurance về mức cao hơn sẽ là tương đối khó khăn. Tuy vậy, MB
Ageas Life có thể mở rộng thêm kênh đại lý để duy trì tăng trưởng, dù định hướng này
cũng sẽ khiến chi phí hoạt động tăng nhanh hơn.
Trong khi đó, các khoản thu phí dịch vụ khác vẫn còn hạn chế, điển hình như thu từ
thanh toán và ngân qu› chiếm tỷ trọng 24,1%, với mức tăng trưởng năm 2019 chỉ là
17%. Các hoạt động dịch vụ này cũng cần được đẩy mạnh nhằm đảm bảo tăng trưởng
tổng thể tích cực của thu nhập phí.
Gánh nZng hoạt động và dự phòng khó giảm bớt
Với mức tăng chỉ 11% của chi phí hoạt động trong năm 2019, MBB đã cải thiện CIR
từ 44,7% trong năm 2018 về 39,4%, chủ yếu nhờ không còn phát sinh các chi phí hoạt
động khác (trong khi mục này lên tới 1,3 ngàn tỷ trong năm 2018). Trên thực tế, ngoài
khoản chi phí này thì hầu hết các mục chi phí hoạt động đều tăng đáng kể, đặc biệt là
chi phí nhân viên (tăng 22% so với cùng kỳ) trong khi số lượng nhân viên chỉ tăng
thêm 3%.
"Như vậy, chúng tôi cho rằng CIR hợp nhất sẽ khó có thể cải thiện hơn nữa vào năm
2020", VDSC nhận định.
Cùng với đó, dự phòng hợp nhất tăng trưởng khá mạnh tới 61,0% so với cùng kỳ so
với mức chỉ 20% tại ngân hàng m™. Việc chi phí dự phòng tăng mạnh chủ yếu là do
MCredit, khi dư nợ tài chính tiêu dùng đang chiếm tỷ trọng 3,9% tổng cho vay và tỷ lệ
nợ xấu đang ở mức xấp xỉ 7%. Việc xóa nợ tăng mạnh (tăng 151,2% so với cùng kỳ
lên 4,9 ngàn tỷ) đã giúp đưa tỷ lệ nợ xấu hợp nhất trở lại mức ổn định 1,2% vào cuối
năm 2019.
Cùng với đó, tỷ lệ nợ xấu đối với ngân hàng m™ cũng về mức thấp nhất từ trước đến
nay là 1,0% (giảm 23,5 điểm cơ bản), tích cự hơn so với kỳ vọng. Mặc dù vậy, đáng
lưu ý là tỷ lệ xóa nợ trong năm 2019 ở mức gần 2,0%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ tương
ứng trong năm 2018 là 0,9%, cho thấy xu hướng hình thành nợ xấu cũng ngày càng gia
tăng do khẩu vị rủi ro cao hơn.
| 1/9

Preview text:

Vvv - ABCD Lời nói đầu
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, tiến dần tới nền
kinh tế thị trường. Ngành ngân hàng với vị thế của mình trong nền kinh tế đã và
đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển đó. Là
một sinh viên ngành ngân hàng, em nhận thấy, những hiểu biết về nghiệp vụ ngân
hàng cũng như những yếu tổ tác động đến hoạt động của hệ thống ngân hàng là rất
quan trọng. Vì vậy, được sự giúp đỡ của khoa Tài chính – Ngân hàng, chi nhánh
Ngân hàng TMCP Quân Đội Hoàng Quốc Việt và sự hướng dẫn tận tình của cô Trần
Thị Thu Trang, em đã có thêm những hiểu biết về hoạt động ngân hàng. Kết hợp
kiến thức em đã được học trên giảng đường, cùng thực tế trong quá trình thực tập,
em đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp về lịch sử hình thành, cơ cấu và
tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
Năm 2022 là năm đầu tiên của Chiến lược Tập đoàn MB giai đoạn 2022 - 2026,
với phương châm “Tăng tốc số - Hấp dẫn khách hàng - Hiệp lực Tập đoàn - An
toàn bền vững”, cùng tầm nhìn MB “trở thành doanh nghiệp số, Tập đoàn Tài
chính dẫn đầu” và mục tiêu “Top 3 thị trường về hiệu quả, hướng đến Top đầu
Châu Á”, giữ vững tôn chỉ “Thượng tôn pháp luật”; theo đó MB sẽ triển khai
các mô hình kinh doanh mới với Ngân hàng số là chuyển dịch quan trọng cho
Chiến lược giai đoạn mới. Với các mục tiêu thách thức, vươn tầm khu vực trong
bối cảnh áp lực cạnh tranh gia tăng, tiềm ẩn nhiều thách thức sau đại dịch
Covid- 19, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành MB quyết tâm nỗ
lực, không ngừng tăng trưởng, triển khai các giải pháp linh hoạt, sáng tạo để
nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ MB, gia tăng trải nghiệm, hấp dẫn khách
hàng để hoàn thành mục tiêu Chiến lược giai đoạn 2022 - 2026, mang lại giá trị
hơn nữa cho khách hàng và cổ đông, khẳng định vị thế tiên phong, dẫn đầu của
MB trong chuyển đổi số ngành Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam.
Bản báo cáo thực tập tổng hợp gồm bốn phần
- Phần một: Giới thiệu về đơn vị thực tập.
- Phần hai: Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động.
- Phần ba: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Phần bốn: Đề xuất hướng đề tài khóa luận.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUÂN ĐỘI MBBANK
1.1 Giới thiệu chung
- Tên đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.
- Tên viết tắt là Ngân hàng Quân đội (MB).
- Tên đầy đủ quốc tế là: Military Commercial Joint stock Bank.
- Được thành lập vào ngày 04/11/1994 với số vốn điều lệ là 37.783.217.770.000 đồng.
- Trụ sở chính: Tòa nhà MB, số 18 Lê Văn Lương, Phường Trung Hòa, Quận Cầu
Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100283873 do Sở Kế hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 30/09/1994, thay đổi lần thứ 49 ngày 25/08/2021
1.2 Mục tiêu và tầm nhìn hoạt dộng của ngân hàng
- Sứ mệnh: Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng
- Tầm nhìn: Trở thành một Ngân hàng thuận tiện nhất với khách hàng
- Giá trị cốt lõi: đoàn kết, kỷ luật, tận tâm, thực thi, tin cậy, hiệu quả
1.3 Lĩnh vực và phạm vi kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh: MB thực hiện các loại hình của ngân hàng thương mại theo
quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, gồm các hoạt động:
+ Hoạt động trung gian tiền tệ khác: Nhận tiền gửi; cấp tín dụng; mở tài khoản thanh
toán, cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước; tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ
thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia; tham gia đấu thầu, mua bán tín phiếu Kho
bạc...; mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, dịch vụ môi giới tiền tệ,
phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu..., vay vốn của Ngân hàng
Nhà nước; vay, cho vay, gửi, nhận gửi vốn của tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài,...; góp vốn, mua cổ phần; kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị
trường trong nước và quốc tế; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất; lưu
ký chứng khoán; ví điện tử; cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa; mua nợ; các
hoạt động khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
+ Bán buôn kim loại và quặng kim loại: Kinh doanh, mua bán vàng miếng.
+ Hoạt động dịch vụ tài chính: Hoạt động dịch vụ tài chính (dịch vụ quản lý tiền mặt,
tư vấn ngân hàng, tài chính,...; tư vấn tài chính doanh nghiệp; ủy thác, nhận ủy thác,
đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý
tài sản; kinh doanh giấy tờ có giá; đầu tư hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ; các
hoạt động khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
+ Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm.
1.4 Quá trình hình thành và phát triển
Sau 27 năm phát triển, MB khẳng định vị thế của một trong những ngân hàng hàng
đầu tại Việt Nam, với các chỉ số hiệu quả luôn nằm trong nhóm dẫn đầu thị trường
Ngày 4/11/1994, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) được thành lập với số
vốn gần 20 tỷ đồng, 25 nhân sự và một điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội.
Mười năm đầu (1994-2004) là giai đoạn mang tính “mở lối” định hình phương châm
hoạt động, xác định chiến lược kinh doanh và xác định thương hiệu. Kiên định với
mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, MB đã vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính
Châu Á năm 1997 và là ngân hàng cổ phần duy nhất có lãi. Năm 2004, tròn 10 năm
thành lập, tổng vốn huy động của MB tăng gấp trên 500 lần, tổng tài sản trên 7.000 tỷ
đồng, lợi nhuận trên 500 tỷ đồng và khai trương trụ sở mới tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Trong giai đoạn 2005-2009, MB áp dụng một loạt các giải pháp đổi mới tổng thể từ
mở rộng quy mô hoạt động, phát triển mạng lưới, đầu tư công nghệ, tăng cường nhân
sự, hướng mạnh về khách hàng với việc tách bạch chức năng quản lý và chức năng
kinh doanh giữa Hội sở và Chi nhánh, tổ chức lại đơn vị kinh doanh theo nhóm khách
hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ...
Có thể nói, đây là giai đoạn tạo cơ sở vững chắc để MB đẩy mạnh triển khai các sáng
kiến chiến lược sau này, góp phần đưa MB trở thành một trong những định chế tài
chính hàng đầu Việt Nam hiện nay. Năm 2009, đánh dấu 15 năm phát triển, MB vinh
dự nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Năm 2010, MB bắt đầu nghiên cứu xây dựng chiến lược giai đoạn mới 2011 – 2016,
với kỳ vọng đưa MB vào TOP 3 ngân hàng thương mại cổ phần không do nhà nước
nắm cổ phần chi phối. Năm 2011, MB đã thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu
MBB trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM từ ngày 1/11/2011.
Trong bối cảnh nền kinh tế bước vào giai đoạn khó khăn, ngành ngân hàng dưới áp lực
tái cấu trúc mạnh mẽ, MB kiên định với chiến lược phát triển bền vững, an toàn đã
vươn lên dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng, hoàn thành mục tiêu nằm
trong TOP 3 trước 2 năm – vào năm 2013. Với những thành quả đạt được, năm 2014,
MB vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất. Đến năm 2015, tiếp tục
được phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động.
Trong giai đoạn này, MB định hướng tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất”
với mục tiêu đến năm 2021 sẽ nằm trong Top 5 hệ thống Ngân hàng Việt Nam về hiệu
quả kinh doanh và an toàn, dẫn đầu về số hóa.
Trong các năm này, dù gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch Covid- 19 toàn cầu, MB đã có
sự tăng trưởng mạnh mẽ, bứt phá trong hoạt động kinh doanh, hoàn thành xuất sắc các
nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra. Giai đoạn này đánh dấu bước chuyển mình thay đổi Nhận
diện thương hiệu mới thành công từ năm 2019, lột xác thành một ngân hàng năng
động, trẻ trung – Lọt vào Top 2 thương hiệu được yêu thích nhất; Thương hiệu tăng
gấp đôi, tăng 127 bậc so với năm 2020, lọt vào Top 300 thương hiệu ngân hàng có giá
trị và mạnh nhất thế giới (theo báo cáo Banking 500 năm 2022 của Brand Finance).
MB tự hào tiếp tục nằm trong TOP doanh nghiệp đạt lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng,
TOP 5 các Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
1.5 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
- Cấu trúc sở hữu tại mbbank: - Mô hình quản trị
- Tổng quan cơ cấu hội đồng quản trị và ban kiểm soát:
+ Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2019 - 2024 gồm 11 thành viên; bao gồm: 01 Chủ tịch,
03 Phó Chủ tịch, 06 Thành viên Hội đồng Quản trị và 01 Thành viên Hội đồng Quản
trị độc lập. Cơ cấu Hội đồng Quản trị có 4/11 thành viên là nữ (chiếm tỷ lệ ~ 36,36%),
10 thành viên không điều hành (chiếm tỷ lệ 90,9%). Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ
2019-2024 có các nhân sự từ nhiệm kỳ trước và bổ sung một số nhân sự mới là đại
diện của các cổ đông chiến lược (Tập đoàn Công nghiệp và Viễn thông quân đội -
Viettel, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam, Tổng
công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước - SCIC). Chất lượng quản trị đạt tiêu
chuẩn cao nhờ kinh nghiệm quản lý đa ngành từ các thành viên Hội đồng quản trị
chuyên trách và các thành viên Hội đồng Quản trị là lãnh đạo cấp cao của các Doanh
nghiệp, Tập đoàn lớn - các cổ đông chiến lược của MB.
+ Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2019 – 2024 gồm 05 thành viên và tất cả 05 thành viên Ban
Kiểm soát là Thành viên chuyên trách; bao gồm: 01 Trưởng Ban, 01 Phó Trưởng Ban
và 03 Thành viên Ban Kiểm soát. Cơ cấu Ban Kiểm soát gồm 4/5 thành viên là nữ
(chiểm tỷ lệ 80%). Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2019 - 2024 gồm các nhân sự có chuyên
môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, kiểm soát
nội bộ, quản lý - điều hành trong tổ chức tài chính. Các thành viên Ban Kiểm soát
được phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực trình độ và kinh nhiệm theo hướng
gắn hoạt động giám sát với hoạt động quản lý, kinh doanh của MB và các Công ty thành viên.
1.6 Hoạt động sản xuất kinh doanh
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC Top 3 thị trường về hiệu quả, hướng đến Top đầu Châu Á
ĐỊNH VỊ GIÁ TRỊ Tiên phong cung cấp trải nghiệm tài chính xuất sắc
PHƯƠNG CHÂM Tăng tốc số Hấp dẫn khách hàng Hiệp lực tập đoàn An toàn bền vững
GIÁ TRỊ CỐT LÕI Đoàn kết – Kỷ luật – Tận tâm Thực thi – Tin cậy – Hiệu quả
Chiến lược MB được xây dựng trên cơ sở Tập trung vào trải nghiệm của khách
hàng; Sáng tạo ra các giá trị mới phục vụ khách hàng từ đó gia tăng giá trị cho
MB. Xuyên suốt theo đó là một văn hóa quản trị thống nhất dựa trên 3 yếu tố
Định hướng phát triển
HẤP DẪN KHÁCH HÀNG Xây dựng trải nghiệm xuất sắc - Xuất phát từ nhu
cầu và vươn tới kỳ vọng của khách hàng
HIỆP LỰC TẬP ĐOÀN Toàn Tập đoàn kết nối, xây dựng trải nghiệm số OneID;
đề xuất giá trị tập đoàn xuất sắc
LINH HOẠT, NHANH NHẠY Đón bắt nhanh - Tận dụng triệt để - Khai thác
hiệu quả công nghệ, thị trường, nhu cầu khách hàng Năm 2021, MB khép lại
hành trình chiến lược giai đoạn 2017-2021 với các kết quả kinh doanh xuất sắc;
Quy mô khách hàng, Doanh thu, Lợi nhuận đều hoàn thành cao gấp 1,5 – 2 lần
so với mục tiêu chiến lược. Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ và thu nhập từ kênh số
gia tăng mạnh mẽ, các tỷ lệ quản trị về NPL, CIR, ROE đều ở mức tốt nhất thị
trường. Đây là những tiền đề vững chắc để MB bước vào giai đoạn chiến lược
mới 2022 – 2026 “Trở thành Doanh nghiệp số, Tập đoàn tài chính dẫn đầu”
2022-2026 “Top 3 thị trường về hiệu quả, hướng đến Top đầu Châu Á”
Năm 2022, MB phấn đấu hoàn thành mục tiêu 20 triệu khách hàng, tỷ lệ giao
dịch trên kênh số đạt 95%, tăng tốc tăng trưởng doanh thu và củng cố sức mạnh
hiệp lực Tập đoàn. MB tăng tốc triển khai 11 sáng kiến chiến lược hướng tới
mục tiêu “Chuyển đổi số toàn diện - Hiệp lực tăng trưởng doanh thu”.
Trong vòng 3 năm tới 2022 - 2024, MB hướng đến dẫn đầu về các sản phẩm
dịch vụ số và nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin; hợp nhất dữ liệu khách hàng
- OneID toàn Tập đoàn; xây dựng các hành trình khách hàng Tập đoàn MB xuất sắc.
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC MB GIAI ĐOẠN
Tăng tốc thu hút khách hàng và đề xuất giá trị mới phân khúc SME
Củng cố hoạt động quản trị và văn hóa doanh nghiệp
Nền tảng Ngân hàng Giao dịch CIB Chi nhánh tương lai Công nghệ agility Dữ liệu Tập đoàn Nhà máy Số Hệ sinh thái Số
Ngân hàng dịch vụ (BAAS)
Tăng tốc thu hút khách hàng và tạo doanh thu từ phân khúc khách hàng cá nhân
Tăng tốc thu hút và tạo doanh thu từ khách hàng cá nhân cao cấp (Priority và Private)
1.7 những thuận lợi và khó khan của ngân hàng quân đội mbbank 1.7.1 thuận lợi
Tăng trưởng ổn định, bước đà cho quý IV/2020

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận riêng ngân hàng tính đến
hết ngày 30-09-2020 đạt gần 7.400 tỉ, tăng không đáng kể so với cùng
kỳ. Các công ty con của MB có sự phục hồi sau COVID-19, đóng góp
hơn 1.000 tỉ vào lợi nhuận chung của tập đoàn. Tổng lợi nhuận trước
thuế các công ty con tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Đặc biệt, công ty
bảo hiểm nhân thọ MB Ageas có sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng
trưởng gần 1,8 lần so với cùng kỳ, đạt gần 280 tỉ lợi nhuận trước thuế.
Dư nợ tín dụng riêng ngân hàng tăng 12,4% so với thời điểm
31/12/2019, trong khi tỉ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,36%. Bên
cạnh đó, tỉ lệ quỹ dự phòng tín dụng/nợ xấu của MB tại thời điểm 30- 09-2020 ở mức 131%.
Chuyển đổi số - Lợi thế bứt phá sau dịch
Xác định Ngân hàng số là hạt nhân cho sự phát triển bền vững, lâu dài
với tầm nhìn trở thành 'Ngân hàng thuận tiện nhất' vào năm 2021, MB
đã liên tục ra mắt và cải tiến nhiều sản phẩm số như App MBBank, Biz
MBBank, các sản phẩm cho vay trên kênh số, tạo sự thuận tiện cho
khách hàng. Việc đẩy mạnh phát triển hai ứng dụng số này đã góp
phần không nhỏ vào việc tăng casa từ khách hàng.
Tính đến 30-09-2020, CASA (tiền gửi không kỳ hạn - Current Account
Savings Account) của MB đã vượt 100.000 tỉ đồng, tăng xấp xỉ 10% so
với thời điểm cuối quý II năm 2020 và tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với lợi thế tiên phong chuyển đổi số, tính đến hết tháng 9 năm 2020, tỉ
lệ giao dịch qua kênh số tại MB đạt mức 80%, số lượng khách hàng
giao dịch qua App MBBank đạt trên 2,2 triệu user. Đáng chú ý, liên tiếp
trong vài ngày cuối tháng 06/2020, App MBBank đã vươn lên đứng đầu
các ứng dụng miễn phí được download tại App Store Việt Nam, vượt
qua nhiều tên tuổi lớn của thế giới như Facebook, Google hay Tiktok.
Đây là minh chứng rất rõ ràng về mức độ khả thi trong việc thực hiện
hóa các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2017-2021.
Không chỉ thực hiện hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hiện đại
của Việt Nam cũng như thế giới nhằm tối ưu dịch vụ số, MB còn ưu
tiên tạo ra một "văn hóa số" xuyên suốt trong môi trường làm việc với
nhiều hình thức đa dạng, biến số hóa trở thành hơi thở tự nhiên của mỗi cán bộ nhân viên.
‘Vượt bão’ thành công, sẵn sàng bứt phá
Trải qua 9 tháng với bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng sâu rộng
đến mọi ngành nghề, lĩnh vực của xã hội, song với sự chủ động, linh
hoạt và những nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên, MB
đã nhanh chóng thích ứng với tình trạng "bình thường mới" sau đại dịch.
Nói về kinh nghiệm "vượt bão" của MB, Chủ tịch Hội đồng quản trị MB
– ông Lê Hữu Đức khẳng định: "Ngay khi dịch nổ ra, MB đã nhanh
chóng xây dựng và áp dụng 3 nhóm giải pháp, bao gồm: Đảm bảo
hoạt động liên tục, thực thi trách nhiệm với cộng đồng và thích ứng với
sự thay đổi. Nhờ tầm nhìn chiến lược đúng đắn với phương châm củng
cố nền tảng, chuyển dịch số, tăng trưởng toàn diện, hiệu quả và bền
vững trong chiến lược 2017-2021, MB đã biến đại dịch thành cơ hội
kiểm tra sức bền và lấy đà tiếp tục vươn lên." 1.7.2 khó khan
NIM mS rộng do tăng trTSng mạnh vU cho vay tài chWnh tiêu dXng

Theo phân tích của VDSC, cơ cấu cho vay hợp nhất năm 2019 của MBB tiếp tục
chuyển sang cho vay bán lẻ với mức tăng trưởng cho vay bán lẻ lên đến 32,8% so với
cùng kỳ, gần gấp dôi so với mức tăng trưởng 16,6% của tổng danh mục cho vay. Tính
đến cuối năm 2019, tỷ trọng cho vay bán lẻ chiếm 40,5%, cho vay doanh nghiệp SME
chiếm 42,8% và cho vay doanh nghiệp lớn chiếm 11,3%. VDSC cho rằng tăng trưởng
cho vay của MBB chủ yếu là nhờ đẩy mạnh cho vay mua nhà và cho vay tiêu dùng.
Trong các khoản vay bán lẻ, cho vay mua nhà chiếm khoảng 50%; còn lại là vay mua
ô tô, kinh doanh hộ gia đình và cho vay tiêu dùng.
Mặc dù cơ cấu cho vay dịch chuyển sang bán lẻ nhưng NIM của ngân hàng m™ không
thay đổi so với năm 2018, do lãi suất huy động và trả lãi giấy tờ có giá bình quân tăng
lên làm triệt tiêu phần cải thiện trong lợi tức tài sản. Trong khi đó, NIM hợp nhất lại
tăng đáng kể từ 4,6% trong năm 2018 lên 4,9%, cho thấy mảng tài chính tiêu dùng
đang có vai trò dẫn dắt tăng trưởng của thu nhập lãi ròng.
Điều này là nhờ dư nợ cho vay tại MCredit tăng trưởng khá mạnh tới 57%, giúp đẩy
tăng trưởng cho vay khách hàng hợp nhất lên 16,6% so với mức 14,5% của riêng ngân
hàng m™. Theo MBB, MCredit đang duy trì lãi suất cho vay trung bình ở mức khoảng
40-45%/năm, cho ra biên lãi ròng trên 20%.
Khoản vay tiền mặt chiếm tỷ trọng hơn 70% trong danh mục cho vay của MCredit.
Với việc Thông tư 18/2019/TT-NHNN có hiệu lực, MCredit đặt ra kế hoạch tái cơ cấu
danh mục cho vay. Để giảm dần tỷ trọng cho vay tiền mặt, các khoản cho vay mua xe
máy và điện thoại điện máy dự kiến sẽ được đẩy mạnh, cùng với việc ra mắt thẻ tín
dụng dự kiến vào tháng 3/2020. Theo đó, tăng trưởng cho vay và thu nhập lãi của
MCredit có thể sẽ chậm lại, trong khi chi phí hoạt động nhiều khả năng sẽ tăng nhanh
hơn khi công ty tập trung mở rộng mạng lưới điểm bán và cho vay có mục đích.
CASA hợp nhất giảm từ 40,5% vào cuối năm 2018 xuống còn 38,4% vào cuối 2019,
tuy nhiên đã hồi phục đáng kể kể từ mức 33,4% của quý 3/2019. Mức CASA này vẫn
là mức cao nhất trong số tất cả các ngân hàng và có thể sẽ giúp cho NIM của ngân
hàng m™ cải thiện một chút trong năm 2020.
Tăng trTSng phW dYch vụ chậm lại đáng kể
Tăng trưởng thu nhập dịch vụ của MBB đang có xu hướng chậm lại, giảm xuống còn
24,3% so với cùng kỳ trong cả năm và là mức thấp hơn nhiều so với kỳ vọng ngân
hàng lúc đầu là 50%. Trong đó, thu nhập ròng từ bảo hiểm chỉ tăng 33,9% so với cùng
kỳ (thấp hơn nhiều so với mức tăng vọt 368% so với cùng kỳ trong năm 2018), đạt
1.788 tỷ đồng, tương đương 56,1% thu nhập dịch vụ.
Do sự cạnh tranh ngày càng tăng trong hoạt động bancassurance với sự đẩy mạnh của
nhiều ngân hàng khác như VCB và ACB, VDSC cho rằng việc khôi phục lại tăng
trưởng của bancassurance về mức cao hơn sẽ là tương đối khó khăn. Tuy vậy, MB
Ageas Life có thể mở rộng thêm kênh đại lý để duy trì tăng trưởng, dù định hướng này
cũng sẽ khiến chi phí hoạt động tăng nhanh hơn.
Trong khi đó, các khoản thu phí dịch vụ khác vẫn còn hạn chế, điển hình như thu từ
thanh toán và ngân qu› chiếm tỷ trọng 24,1%, với mức tăng trưởng năm 2019 chỉ là
17%. Các hoạt động dịch vụ này cũng cần được đẩy mạnh nhằm đảm bảo tăng trưởng
tổng thể tích cực của thu nhập phí.
Gánh nZng hoạt động và dự phòng khó giảm bớt
Với mức tăng chỉ 11% của chi phí hoạt động trong năm 2019, MBB đã cải thiện CIR
từ 44,7% trong năm 2018 về 39,4%, chủ yếu nhờ không còn phát sinh các chi phí hoạt
động khác (trong khi mục này lên tới 1,3 ngàn tỷ trong năm 2018). Trên thực tế, ngoài
khoản chi phí này thì hầu hết các mục chi phí hoạt động đều tăng đáng kể, đặc biệt là
chi phí nhân viên (tăng 22% so với cùng kỳ) trong khi số lượng nhân viên chỉ tăng thêm 3%.
"Như vậy, chúng tôi cho rằng CIR hợp nhất sẽ khó có thể cải thiện hơn nữa vào năm 2020", VDSC nhận định.
Cùng với đó, dự phòng hợp nhất tăng trưởng khá mạnh tới 61,0% so với cùng kỳ so
với mức chỉ 20% tại ngân hàng m™. Việc chi phí dự phòng tăng mạnh chủ yếu là do
MCredit, khi dư nợ tài chính tiêu dùng đang chiếm tỷ trọng 3,9% tổng cho vay và tỷ lệ
nợ xấu đang ở mức xấp xỉ 7%. Việc xóa nợ tăng mạnh (tăng 151,2% so với cùng kỳ
lên 4,9 ngàn tỷ) đã giúp đưa tỷ lệ nợ xấu hợp nhất trở lại mức ổn định 1,2% vào cuối năm 2019.
Cùng với đó, tỷ lệ nợ xấu đối với ngân hàng m™ cũng về mức thấp nhất từ trước đến
nay là 1,0% (giảm 23,5 điểm cơ bản), tích cự hơn so với kỳ vọng. Mặc dù vậy, đáng
lưu ý là tỷ lệ xóa nợ trong năm 2019 ở mức gần 2,0%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ tương
ứng trong năm 2018 là 0,9%, cho thấy xu hướng hình thành nợ xấu cũng ngày càng gia
tăng do khẩu vị rủi ro cao hơn.