Báo cáo kinh tế vĩ mô đề tài thống kê ứng dụng kinh tế và kinh doanh
Theo Kotler (1999), hành vi người tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi đưa ra các quyết định mua sắm, sử dụng hay vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ. Hành vi người tiêu dùng đòi hỏi tất cả các hoạt động của người tiêu dùng liên quan đến việc mua. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46988474 ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING 1 lOMoAR cPSD| 46988474 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................4 DANH MỤC BẢNG
BIỂU...........................................................................5 DANH MỤC BIỂU
ĐỒ...............................................................................6 CHƯƠNG 1: MỞ
ĐẦU...............................................................................9
1.1. Bối cảnh của vấn đề nghiên cứu................................................9
1.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội.........................................................9
1.1.2. Lý do chọn đề tài....................................................................9
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................10
1.2.1. Những mục tiêu chung........................................................10
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................10
1.3. Tuyên bố vấn đề nghiên cứu....................................................10
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................10
1.3.2. Xác định vấn đề nghiên cứu...............................................12
1.4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.................12
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................12
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................12
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.....................................................12
1.6. Cấu trúc bài nghiên cứu............................................................12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......13 2.1 Quyết định mua
hàng của sinh viên Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh:................................................................................13
2.1.2 Khái niệm hành vi người tiêu dùng....................................13
2.1.2 Ý định mua hàng...................................................................13
2.1.3 Quyết định mua hàng...........................................................13
2.2 Các đặc điểm hành vi tiêu dùng của sinh viên Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh................................................................13
2.3 Vinamilk........................................................................................14
2.4 Thương hiệu................................................................................14
2.4.1 Định nghĩa..............................................................................14
2.4.2 Vai trò.....................................................................................14
2.5 Tổng quan nghiên cứu................................................................15
2.5.1 Vai trò của bao bì đóng gói đối với hành vi mua hàng của người tiêu dùng tại
quận Patan của Ấn Độ (Deliya & Pramar,
2012).................................................................................................15
2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng, đặc biệt đối
với các sản phẩm làm từ sữa tại bang 2 lOMoAR cPSD| 46988474
Pondicherry (Kumar & Babu, 2014).............................................15
2.5.3 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận diện thương hiệu sữa
Farmmilk tại TP. HCM (Vũ Bá Thành,
2023).................................................................................................16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................17
3.1. Quy trình thực hiện....................................................................17
3.2. Cách thức xử lý số liệu..............................................................17
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.........................................................17
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG THỰC TIỄN..............................55
5.1. Kết luận.......................................................................................55
5.2. Đề xuất thực tiễn.......................................................................55
5.3. Hạn chế nghiên cứu...................................................................56 TÀI LIỆU THAM
KHẢO...........................................................................58 3 lOMoAR cPSD| 46988474 LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm sinh viên chúng em đã có cơ hội học môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và
Kinh doanh do cô Chu Nguyễn Mộng Ngọc giảng dạy. Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và
Kinh doanh là một môn học kinh tế thực tiễn, cung cấp kiến thức tổng quan về thống kê và
ứng dụng của nó trong giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Với mong muốn áp
dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế, nhóm chúng em đã quyết định thực hiện đề tài
nghiên cứu sau cho lần đánh giá cuối kỳ của môn học “ Nghiên cứu việc thay đổi bộ nhận
diện của thương hiệu Vinamilk có tác Động như thế nào đến quyết định mua sữa nước của
sinh viên Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh”.
Hiện nay, nhận diện thương hiệu đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình
tiếp cận và thu hút hành vi tiêu dùng của khách hàng. Đặc biệt trong thị trường sữa đa dạng
và cạnh tranh của Việt Nam, người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm dựa vào quá trình
nhận diện thương hiệu lâu dài để đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm. Ngày 6/7/2023,
Vinamilk thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, tái định vị nhãn hàng trên thị trường sữa Việt
Nam đã tạo những thay đổi cụ thể trong hành vi mua sắm thông thường của các khách hàng
mua sữa nước, đặc biệt là ở nhóm các bạn trẻ GenZ.
Nhằm làm rõ ảnh hưởng của việc thay đổi bộ nhận diện Vinamilk đến quyết định mua
hàng của đối tượng tiêu dùng là sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm
nghiên cứu chúng em đã thực hiện khảo sát với quy mô 165 người trong phạm vi Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua ứng dụng của công cụ thống kê mô tả, phân tích
số liệu, bài nghiên cứu sẽ xác định những yếu tố ảnh hưởng và đo lường ảnh hưởng của
chúng tới những thay đổi của quyết định mua hàng của đối tượng khảo sát. DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện giới tính của sinh viên Đại học UEH tham gia khảo sát
Bảng 2: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện năm học của sinh viên Đại học UEH tham gia khảo sát
Bảng 3: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện nơi ở hiện tại của sinh viên Đại học UEH tham gia khảo sát
Bảng 4: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện những sinh viên Đại học UEH tham gia khảo
sát là người mua sắm cho gia đình/bản thân
Bảng 5: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện thương hiệu sữa mà sinh viên Đại học UEH
Bảng 6: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện các dòng sản phẩm sữa Vinamilk mà sinh
viên Đại học UEH đã và đang sử dụng
Bảng 7: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện các dạng đóng gói của sản phẩm sữa
Vinamilk mà sinh viên Đại học UEH đã và đang sử dụng
Bảng 8.1: Bảng phân phối tần số, tần suất mức chi trả trong 1 tháng cho nhu cầu uống sữa
của sinh viên Đại học UEH
Bảng 8.2: Bảng phân tích mức chi trả trong 1 tháng của sinh viên Đại học UEH (đơn vị: nghìn VNĐ) 4 lOMoAR cPSD| 46988474
Bảng 9.1: Bảng phân phối tần số, tần suất lượng sữa trung bình một ngày sinh viên Đại học UEH uống (đơn vị: ml)
Bảng 9.2: Bảng phân tích lượng sữa trung bình một ngày sinh viên Đại học UEH uống (đơn vị: ml)
Bảng 10: Bảng phân phối tần số, tần suất các nền tảng, địa điểm mà sinh viên Đại học UEH
mua sản phẩm sữa Vinamilk
Bảng 11: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố mua
hàng đến quyết định mua sản phẩm sữa nước của sinh viên Đại học UEH
Bảng 12.1: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện mức độ đồng tình của sinh viên với nhận
định "Tôi cảm thấy bao bì cũ của Vinamilk rất quen thuộc"
Bảng 12.2: Bảng phân tích mức độ đồng tình của sinh viên Đại học UEH với nhận định "Tôi
cảm thấy quen thuộc của bao bì cũ của Vinamilk"
Bảng 12.3: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện mức độ đồng tình của sinh viên Đại học
UEH với nhận định "Tôi cảm thấy bao bì cũ của Vinamilk rất đẹp"
Bảng 12.4: Bảng phân tích mức độ đồng tình của sinh viên Đại học UEH với nhận định "Tôi
cảm thấy bao bì cũ của Vinamilk rất đẹp"
Bảng 12.5: Bảng phân phối tần suất thể hiện mức độ đồng tình của sinh viên Đại học UEH
với nhận định “Tôi có thể dễ dàng nhận ra sản phẩm của Vinamilk trong các hàng quán, siêu thị nhờ bao bì cũ”
Bảng 12.6: Bảng phân tích mức độ đồng tình của sinh viên Đại học UEH với nhận định "Tôi
có thể dễ dàng nhận ra sản phẩm của Vinamilk trong các hàng quán, siêu thị nhờ bao bì cũ”
Bảng 12.7: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng tình của sinh viên Đại học UEH với nhận định
“Việc tiêu dùng các sản phẩm của Vinamilk từ trước đến nay rất phổ biến nhờ bao bì cũ của chúng”
Bảng 12.8: Bảng phân tích mức độ đồng tình của sinh viên Đại học UEH với nhận định Việc
tiêu dùng các sản phẩm của Vinamilk từ trước đến nay rất phổ biến nhờ bao bì cũ của chúng”
Bảng 13: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện sự nhận biết sự thay đổi bộ nhận diện của
thương hiệu Vinamilk thông qua các phương tiện của sinh viên Đại học UEH
Bảng 14: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên Đại
học UEH đối với sự thay đổi của bộ nhận diện thương hiệu Vinamilk
Bảng 15: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện thể hiện mức độ ảnh hưởng của việc thay
đổi bộ nhận diện thương hiệu Vinamilk đối với hành vi mua sản phẩm sữa nước của sinh viên Đại học UEH
Bảng 16: Bảng tần số thể hiện mức độ ấn tượng của sinh viên UEH đối với các thành phần
trong bộ nhận diện mới của thương hiệu Vinamilk
Bảng 17: Bảng tần số thể hiện thái độ sinh viên Đại học UEH trước chiến dịch truyền thông
bộ nhận diện mới của Vinamilk 5 lOMoAR cPSD| 46988474
Bảng 18: Bảng tần số thể hiện ý định sử dụng sữa Vinamilk thường xuyên hơn của sinh viên
Đại học UEH đã/ đang sử dụng sản phẩmH tham gia khảo sát sẽ chọn khi có nhu cầu uống sữa DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1: Biểu đồ thể hiện giới tính của sinh viên Đại học UEH tham gia khảo sát
Hình 2: Biểu đồ thể hiện năm học của sinh viên Đại học UEH tham gia khảo sát
Hình 3: Biểu đồ thể hiện nơi ở của sinh viên Đại học UEH tham gia khảo sát
Hình 4: Biểu đồ thể hiện những sinh viên Đại học UEH tham gia khảo sát là người mua sắm cho gia đình/bản thân
Hình 5: Biểu đồ thể hiện thương hiệu sữa mà sinh viên Đại học UEH tham gia khảo sát sẽ
chọn khi có nhu cầu uống sữa
Hình 6: Biểu đồ thể hiện các dòng sản phẩm sữa Vinamilk mà sinh viên Đại học UEH đã và đang sử dụng
Hình 7: Biểu đồ thể hiện các dạng đóng gói của sản phẩm sữa Vinamilk mà sinh viên Đại học UEH sử dụng
Hình 8: Biểu đồ thể hiện mức chi trả trong 1 tháng cho nhu cầu uống sữa của sinh viên Đại học UEH
Hình 9.1: Biểu đồ thể hiện lượng sữa trung bình một ngày sinh viên UEH uống
Hình 9.2: Đồ thị phân tán thể hiện mối tương quan giữa mức chi trả cho nhu cầu uống sữa
và lượng sữa trong 1 tháng của sinh viên Đại học UEH
Hình 10: Biểu đồ cột thể hiện các nền tảng, địa điểm mua sữa Vinamilk của sinh viên Đại học UEH
Hình 11: Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố mua hàng đến quyết định mua
sản phẩm sữa nước của sinh viên Đại học UEH
Hình 12.1: Biểu đồ thể hiện mức độ đồng tình của sinh viên Đại học UEH với nhận định "Tôi
cảm thấy quen thuộc của bao bì cũ của Vinamilk"
Hình 12.2: Biểu đồ thể hiện mức độ đồng tình của sinh viên Đại học UEH với nhận định "Tôi
cảm thấy bao bì cũ của Vinamilk rất đẹp"
Hình 12.3: Biểu đồ thể hiện mức độ đồng tình của sinh viên với nhận định "Tôi có thể dễ
dàng nhận ra sản phẩm của Vinamilk trong các hàng quán, siêu thị nhờ bao bì cũ"
Hình 12.4: Biểu đồ thể hiện mức độ đồng tình của sinh viên Đại học UEH với nhận định “Việc
tiêu dùng các sản phẩm của Vinamilk từ trước đến nay rất phổ biến nhờ bao bì cũ của chúng”
Hình 13: Biểu đồ thể hiện tần suất phần trăm biết đến sự thay đổi bộ nhận diện của thương
hiệu Vinamilk thông qua các phương tiện của sinh viên Đại học UEH
Hình 14: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên Đại học UEH đối với sự thay đổi của
bộ nhận diện thương hiệu Vinamilk 6 lOMoAR cPSD| 46988474
Hình 15: Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu
Vinamilk đối với hành vi mua sản phẩm sữa nước của sinh viên Đại học UEH
Hình 16: Biểu đồ thể hiện mức độ ấn tượng của các thành phần trong bộ nhận diện mới của
Vinamilk đối với sinh viên Đại học UEH
Hình 17: Biểu đồ thể hiện thái độ sinh viên Đại học UEH trước chiến dịch truyền thông bộ
nhận diện mới của Vinamilk
Hình 18: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ ý định sử dụng sữa Vinamilk thường xuyên hơn của sinh viên
Đại học UEH đã/ đang sử dụng sản phẩm 7 lOMoAR cPSD| 46988474
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CÁ NHÂN ST HỌ VÀ TÊN VỊ TRÍ CÔNG VIỆC ĐÁNH T GIÁ 1 Hà Thị Ánh Mai Nhóm trưởng
Xử lý số liệu, tổng hợp nội 100%
dung nghiên cứu, soạn nội dung 2
Phạm Ngọc Minh Nguyên Thành viên
Soạn nội dung, xử lý số 100% liệu 3 Hoàng Khánh Linh Thành viên
Soạn nội dung, xử lý số 100% liệu 4
Nguyễn Phan Phương Nhi Thành viên
Tổng hợp mô hình nghiên 100%
cứu, xử lý số liệu, soạn nội dung 5 Bùi Anh Diễm Phương Thành viên
Soạn nội dung, xử lý số 100% liệu 8 lOMoAR cPSD| 46988474
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Bối cảnh của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội
Từ đầu năm đến quý II/2023, sau những tác động từ dịch COVID-19 khiến giá nguyên
liệu đầu vào tăng cao, thị trường sữa Việt Nam phải đối mặt với nhiều thử thách khi sản
lượng trong nước và nhập khẩu đều giảm so với năm trước. Tuy nhiên, từ quý III/2023 đến
nay, thị trường đã dần chuyển biến với những phục hồi tích cực, các doanh nghiệp sữa Việt
Nam tiếp tục phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. Quy mô của thị trường sữa Việt
Nam năm 2023 dự kiến sẽ đạt được từ 613,96 tỷ USD lên 840 tỷ USD vào năm 2028
(viracresearch.com, 2023). Đây được đánh giá là một con số khá cao so với mức tiêu thụ
trung bình của khu vực Đông Nam Á là 18 lít/người/năm. Thị trường sữa nước ở Việt Nam
năm 2023 vẫn tiếp tục là phân khúc chiếm thị phần lớn nhất, với khoảng 60% tổng thị phần.
Sữa nước là phân khúc đóng góp giá trị lớn nhất trong ngành sữa Việt Nam với mức tăng
trưởng kép 7,7% về doanh số trong giai đoạn 2021-2025. Nhìn tổng quan xu hướng của thị
trường sữa Việt Nam trong những năm gần đây, ta có thể thấy nhu cầu sử dụng sữa ngày
càng tăng lên đáng kể. Theo Research and Markets, dự báo nhu cầu tiêu thụ sữa của người
Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 28 lít/người/năm, tăng 8% so với năm 2022. Ngày
nay, phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe
và giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. Bên cạnh đó, theo số liệu của
Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với
cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được
cải thiện, cho phép họ có khả năng chi tiêu cho nhu cầu sử dụng sữa nhiều hơn.
Nắm bắt được xu hướng này của người tiêu dùng, thị trường sữa Việt Nam luôn gắn
liền với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài. Hiện nay có
khoảng 200 doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường sữa Việt Nam, với 75% thị phần từ
các doanh nghiệp trong nước, 25% còn lại từ các doanh nghiệp ngoại quốc. Những thương
hiệu nội địa hàng đầu tại Việt Nam phải kể đến là Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady,
Nutifood,... Năm 2023, ông lớn thị trường sữa Vinamilk đã đặt kế hoạch đạt tổng doanh thu
63.380 tỷ đồng, tăng 5,5% và đạt lợi nhuận sau thuế ở mức 8.622 tỷ đồng. Công ty sữa
Vinamilk được đánh giá là gần như đã thống lĩnh thị trường sữa Việt Nam với khoảng 60%
thị phần ngành sữa nước (Tạp chí Công Thương, 2023).
Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp cần có những chiến lược marketing hiệu quả để
có thể thu hút và giữ chân khách hàng. Vì thế, để có thể tạo ra sự nổi bật và khác biệt với
những đối thủ nặng ký trong thị trường sữa Việt Nam, Vinamilk đã đi đến quyết định tái định
vị thương hiệu thông qua việc thay đổi hoàn toàn bộ nhận diện của mình.
1.1.2. Lý do chọn đề tài
Ngày 6/7/2023, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk đã chính thức công bố nhận
diện thương hiệu mới. Sau 47 năm đồng hành cùng hình ảnh những chú bò sữa vui nhộn
quen thuộc, Vinamilk đã quyết định “thay áo mới” cho thương hiệu của mình với bộ nhận
diện mang nguồn năng lượng trẻ trung và tươi mới hơn. Sự kiện này đã tạo nên làn sóng
tranh luận và nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng, thu hút hàng triệu lượt
tương tác và thảo luận trên mạng xã hội. Theo số liệu từ cuộc khảo sát của Nielsen, nhận
thức về thương hiệu Vinamilk đã tăng 10% ở các thị trường mới sau khi thay đổi bộ nhận
diện mới. Bằng chiến lược marketing độc đáo: Phát triển riêng một trang web
“est1976.vinamilk.com.vn” nhằm khuyến khích người dùng mạng tự sáng tạo logo riêng
mang đậm bản sắc của thương hiệu, Vinamilk đã thành công tạo nên xu hướng mới trên 9 lOMoAR cPSD| 46988474
mạng xã hội được đông đảo người dùng hưởng ứng nhiệt tình. Sau khi thay đổi bộ nhận diện
thương hiệu mới, tổng doanh thu hợp nhất đạt 15.213 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp
nhất đạt 2.229 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ (VNExpress, 2023). Các kênh phân phối chủ
đạo như kênh cửa hàng và thương mại điện tử cũng có mức tăng trưởng cao 16%. Bên cạnh
đó, công ty đang vận hành 654 cửa hàng Giấc Mơ Sữa Việt, tăng 8 cửa hàng so với đầu năm.
Tại các thị trường nước ngoài, Vinamilk cũng ghi nhận doanh thu cao đạt hơn 2.400 tỷ đồng
(VNExpress, 2023). Trong năm 2023, Vinamilk đã đạt vô số các giải thưởng lớn như: “World
Dairy Innovation Awards 2023”- hạng mục sản phẩm thay thế sữa tốt nhất; hay chứng nhận
3 Sao cho vị ngon “Superior Taste Awards 2023” (tuoitre.vn, 2023). Việc Vinamilk thay đổi từ
một bộ nhận diện quen thuộc sang một bộ nhận diện hoàn toàn mới sẽ có những tác động
nhất định đến hành việc mua hàng của người tiêu dùng.
Do đó, nhóm chúng em quyết định nghiên cứu đề tài “Việc thay đổi bộ nhận diện của
thương hiệu Vinamilk có tác động như thế nào đến quyết định mua sữa nước của sinh viên
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh” với mục đích hiểu rõ liệu việc một thương hiệu thay đổi bộ
nhận diện của mình có thật sự ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người dùng một cách
tích cực hay không, đồng thời nghiên cứu sâu hơn những yếu tố nào sẽ tác động lên quyết
định mua sữa nước của sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Những mục tiêu chung
Bài nghiên cứu này sẽ đánh giá mức độ hiệu quả và tiềm năng của việc thay đổi bộ
nhận diện của một thương hiệu lên quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Từ đó đưa ra
những dự đoán về xu hướng tiêu dùng trong tương lai sau khi người mua được tiếp cận bộ
nhận diện mới của thương hiệu, đặc biệt là với sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể •
Khảo sát mức độ nhận biết và đánh giá của sinh viên Đại học Kinh tế TP. HCM về bộ
nhận diện mới của Vinamilk •
So sánh mức độ hài lòng của sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh giữa bộ nhận
diện cũ và bộ nhận diện mới của Vinamilk •
Tìm hiểu và phân tích các yếu tố nào của bộ nhận diện mới sẽ tác động lên hành vi
mua sữa nước của sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh •
Xác định được ưu, nhược điểm của bộ nhận diện thương hiệu mới và đề xuất các giải
pháp thực tiễn giúp nâng cao tỷ lệ quyết định mua sữa nước của sinh viên Đại học Kinh tế TP. HCM •
Áp dụng và thực hành những kiến thức đã học trong môn “Thống kê ứng dụng trong
kinh tế và kinh doanh”
1.3. Tuyên bố vấn đề nghiên cứu
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Thông tin cá nhân
Câu 1. Giới tính của bạn là gì?
Câu 2. Bạn là sinh viên năm mấy?
Câu 3. Bạn hiện đang sống cùng ai tại TP Hồ Chí Minh?
Câu 4. Bạn có phải là người mua sắm cho gia đình/bản thân không? 10 lOMoAR cPSD| 46988474
2. Xu hướng tiêu dùng sữa nước
Câu 1. Khi có nhu cầu uống sữa, bạn thường sử dụng các thương hiệu nào?
Câu 2. Bạn đã từng sử dụng các sản phẩm sữa nước của Vinamilk chưa?
A. Đối với người đã từng/ đang sử dụng sữa Vinamilk
Câu 1. Bạn đã/đang sử dụng các dòng sản phẩm sữa nào của Vinamilk? Câu 2. Bạn thường
sử dụng sữa đóng gói ở dạng nào?
Câu 3. Trong 1 tháng, bạn thường chi trả bao nhiêu tiền cho nhu cầu uống sữa?
Câu 4. Hãy ước lượng trung bình một ngày bạn uống bao nhiêu ml sữa?
Câu 5. Bạn thường mua các sản phẩm Vinamilk ở nền tảng/địa điểm nào?
B. Đối với người chưa từng sử dụng sữa VinamilkCâu 1. Bạn thường sử dụng sữa đóng gói ở dạng nào?
Câu 2. Trong 1 tháng, bạn thường chi trả bao nhiêu tiền cho nhu cầu uống sữa?
Câu 3. Hãy ước lượng trung bình một ngày bạn uống bao nhiêu ml sữa?
3. Đánh giá về bộ nhận diện cũ
Câu 1. Bạn hãy đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm sữa nước
của bạn theo thang đo 1-5.
Câu 2. Bạn hãy đánh giá mức độ ấn tượng của bộ nhận diện Vinamilk cũ (1976 - 7/2023)
đối với bạn theo thang đo 1-5.
4. Đánh giá về bộ nhận diện mới
Câu 1. Bạn biết đến sự thay đổi của bộ nhận diện thương hiệu Vinamilk thông qua các phương tiện nào?
Câu 2. Bạn đánh giá như thế nào về mức độ ấn tượng của các thành phần trong bộ nhận
diện mới của thương hiệu Vinamilk theo thang đo 15.
Câu 3. Bạn hãy đánh giá mức độ hài lòng của bản thân về sự thay đổi của bộ nhận diện
thương hiệu Vinamilk theo thang đo 1-5.
Câu 4. Bạn hãy đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu
Vinamilk đối với hành vi mua sản phẩm sữa nước của bản thân theo thang đo 1-5.
Câu 5. Bạn hãy đánh giá thái độ người tiêu dùng của bản thân trước chiến dịch truyền
thông cho bộ nhận diện mới của thương hiệu Vinamilk theo thang đo 1-5
5. Ý định tiêu dùng trong tương lai
A. Đối với người đã từng/ đang sử dụng sữa Vinamilk
Nếu đã từng/đang sử dụng, bạn có ý định sử dụng sữa Vinamilk thường xuyên hơn trong tương lai không?
B. Đối với người chưa từng sử dụng sữa Vinamilk
Nếu chưa từng sử dụng, bạn có ý định sử dụng sữa Vinamilk trong tương lai không?
1.3.2. Xác định vấn đề nghiên cứu •
Xu hướng tiêu dùng sữa của sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 11 lOMoAR cPSD| 46988474 •
Mức độ nhận biết và quan tâm của sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đến bộ
nhận diện mới của Vinamilk •
Định hướng tiêu dùng trong tương lai của sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
sau khi Vinamilk thay đổi bộ nhận diện
1.4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu •
Vinamilk - công ty cổ phần sữa •
Bộ nhận diện thương hiệu •
Quyết định mua hàng của sinh viên Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu dựa trên việc tham khảo các bài báo, bài báo
nghiên cứu và báo cáo khoa học từ các nền tảng thông tin đáng tin cậy trong suốt thời gian
của nghiên cứu. Các cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 8 tháng
10 năm 2023 đến ngày 16 tháng 1 năm 2023.
Đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu sinh viên đại học tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk là công ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản
phẩm từ sữa, dẫn đầu ngành hàng sữa nước tại thị trường Việt Nam. Ngày 6/7/2023,
Vinamilk chính thức công bố nhận diện thương hiệu mới nhằm tiếp cận thế hệ khách hàng mới.
Nghiên cứu về tác động của việc thay đổi bộ nhận diện đến quyết định mua hàng của
Vinamilk góp phần cung cấp thông tin và số liệu đánh giá mức độ ảnh hưởng của bộ nhận
diện đến quá quyết định mua hàng của sinh viên UEH - đại diện cho GENZ, từ đó hỗ trợ
doanh nghiệp và nhà đầu tư hoạch định kế hoạch kinh doanh hợp lý.
Đồng thời, các thông tin, số liệu và bài khảo sát sẽ hỗ trợ Vinamilk đánh giá lợi ích và
hạn chế của chiến dịch thay đổi nhận diện thương hiệu, hiểu rõ hơn về hành vi tiêu dùng và
quyết định mua hàng của thế hệ trẻ Việt Nam. Từ đó, đề xuất công ty những giải pháp giúp
Vinamilk hoạch định những chương trình gia tăng quyết định mua hàng.
1.6. Cấu trúc bài nghiên cứu Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị 12 lOMoAR cPSD| 46988474
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Quyết định mua hàng
của sinh viên Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh:
2.1.2 Khái niệm hành vi người tiêu dùng
Theo Kotler (1999), hành vi người tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân
khi đưa ra các quyết định mua sắm, sử dụng hay vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ. Hành vi người
tiêu dùng đòi hỏi tất cả các hoạt động của người tiêu dùng liên quan đến việc mua, sử dụng
và loại bỏ hàng hóa và dịch vụ, bao gồm các phản ứng về cảm xúc, tinh thần và hành vi của
người tiêu dùng trước hoặc sau các hoạt động này (Kardes, Cronley, & Cline, 2010).
Hành vi của người tiêu dùng có thể được định nghĩa là quá trình và hoạt động mà mọi
người tham gia khi tìm kiếm, lựa chọn, mua, sử dụng, đánh giá và loại bỏ các sản phẩm và
dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ (Belch, 2007). Tóm lại, hành vi tiêu
dùng là hành vi người tiêu dùng thể hiện khi quyết định sử dụng hay loại bỏ một sản phẩm, dịch vụ nào đó.
2.1.2 Ý định mua hàng
Ý định mua (còn được gọi là ý định của khách hàng hoặc người mua) đề cập đến xác
suất người tiêu dùng có dự định hoặc sẵn sàng mua một sản phẩm trong tương lai (Huang,
Wu, Wang & Boulanger, 2011). Thái độ của khách hàng đối với một thương hiệu cụ thể tác
động một cách trực tiếp đến ý định mua hàng của họ (Pradhan, Duraipandian, & Sethi, 2016).
Ý định mua hàng là xu hướng hành động cá nhân liên quan đến thương hiệu (Bagozzi và cộng
sự, 1979). Ý định mua là tiền đề dẫn đến quyết định mua.
2.1.3 Quyết định mua hàng
Theo Philip Kotler (1999), quyết định mua hàng là hành vi mà khách hàng muốn mua
hay không mua một sản phẩm/ dịch vụ. Trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định
mua một sản phẩm hoặc dịch vụ, thông thường người tiêu dùng luôn cân nhắc chất lượng,
giá cả và sản phẩm mà đã được biết đến rộng rãi. Quá trình quyết định mua hàng được coi
là một hoạt động bao gồm việc lựa chọn, thu thập và đánh giá (Rossiter, 2003).
Theo Schi 昀昀 man và Kanuk (2008), quyết định mua hàng là việc lựa chọn một
phương án trong hai lựa chọn hoặc lựa chọn thay thế khác. Dựa trên các định nghĩa đã nêu,
quyết định mua hàng là hành động của người tiêu dùng để mua một sản phẩm. Vì vậy, việc
ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng là một quá trình lựa chọn một trong nhiều
phương án. Sau đó, người tiêu dùng có thể đánh giá các lựa chọn và đưa ra quyết định. Nếu
người tiêu dùng cảm thấy sản phẩm đã mua sẽ cải thiện hình ảnh thì họ sẽ tiếp tục mua hàng
(Nagashima, 1970). Do đó, lời giải thích liên quan đến nhận thức về thương hiệu và hình ảnh
thương hiệu ở trên là một trong nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
2.2 Các đặc điểm hành vi tiêu dùng của sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thế hệ Z (Gen Z) chủ yếu được phân loại là những người sinh trong khoảng thời gian 1995-
2012 (Bassiouni & Hackley, 2014). Sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là những
khách hàng thường thuộc độ tuổi 18 – 21, nằm trong giai đoạn sinh ra của Gen Z.
Không giống như các thế hệ trước, Gen Z được sinh ra trong thời đại kỹ thuật số, được tiếp
xúc với lượng lớn dữ liệu và đồ họa đầy màu sắc từ web, vì vậy họ rất thoải mái khi vận dụng
các môi trường kỹ thuật số khác nhau và tham gia vào các ứng dụng trực tuyến mới
(Rothman, 2016). Tập trung vào đổi mới, chú trọng vào thuận tiện, mong muốn tiềm ẩn về 13 lOMoAR cPSD| 46988474
sự an toàn và xu hướng thoát ly thực tế là những xu hướng đặc biệt có thể được sử dụng để
mô tả Gen Z (Wood, 2013). Những khách hàng Gen Z khi đánh giá sản phẩm hay dịch vụ
thường coi trọng giá hơn là độ bền và sự phù hợp (Hervé & Mullet, 2009). Họ còn nhạy bén
trong việc bắt kịp xu hướng, có trình độ học vấn cao, sáng tạo và am hiểu công nghệ.
(Bassiouni & Hackley, 2014; Priporas và cộng sự, 2017). 2.3 Vinamilk
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam hay còn gọi là Vinamilk, được biết đến là 1 doanh
nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa. Trải qua gần 50 năm thành
lập và phát triển, Vinamilk hiện đang là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất
các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam. Bên cạnh việc giữ vững được chất lượng thương hiệu
trong nước nhiều năm liền, Vinamilk còn xuất sắc đạt được vị thế đáng tự hào trên thị trường
sữa thế giới. Theo thống kê của Plimsoll Publishing tháng 03/ 2021, Vinamilk hiện đang nằm
trong Top 50 nhà sản xuất sữa dẫn đầu thế giới về doanh số.
Các sản phẩm đến từ thương hiệu Vinamilk đã được phân phối rộng rãi khắp 63 tỉnh
thành với hơn 430 chuỗi cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt” và hơn 251.000 điểm bán lẻ trên cả
nước. Bên cạnh đó, các sản phẩm của Vinamilk cũng được xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia
trên thế giới gồm khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và các nước khác. Trải qua
những giai đoạn đầy biến động với đại dịch Covid-19, Vinamilk đã có sự chủ động trong việc
thích nghi và chuyển đổi theo hướng tích cực. Trong đó nổi bật là chiến lược tiên phong trong
xu hướng phát triển bền vững thông qua các hệ thống trang trại Vinamilk Green Farm, hướng
tới sự thân thiện với môi trường và vật nuôi, đảm bảo cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt hơn cho người dùng. 2.4 Thương hiệu 2.4.1 Định nghĩa
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một cái tên, một
thuật ngữ, bản thiết kế, biểu tượng hoặc bất kỳ những đặc điểm nào có thể giúp ta phân biệt
được giữa hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của những người khác”.
Theo định nghĩa của WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới): “Thuật ngữ thương hiệu
thường đề cập đến sự kết hợp giữa yếu tố hữu hình và vô hình như nhãn hiệu, thiết kế, logo,
bao bì, concept, hình ảnh, danh tiếng mà các yếu tố đó muốn truyền tải đến những sản phẩm, dịch vụ cụ thể”
Theo định nghĩa của David Aaker (Chuyên gia thương hiệu hàng đầu của Mỹ):
“Thương hiệu là những hình ảnh trực quan, cảm xúc, lý trí và văn hóa mà bạn liên tưởng khi
nhắc đến đến một công ty hoặc sản phẩm”.
Hay hiểu một cách đơn giản thương hiệu là là cách một doanh nghiệp tạo ra sự khác
biệt về sản phẩm và dịch vụ của mình so với các thương hiệu đối thủ khác. Thương hiệu cũng
có thể được hiểu là sự liên tưởng của khách hàng có tính chất lý tính hoặc cảm tính về những
giá trị khác biệt khi nhắc đến một công ty hay sản phẩm, dịch vụ của công ty đó. Một thương
hiệu sẽ bao gồm nhiều yếu tố như: logo, màu sắc, thiết kế bao bì, slogan, chiến dịch truyền thông,... 2.4.2 Vai trò
Thương hiệu giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng: Người tiêu dùng có thể
ra quyết định chọn lựa sản phẩm một cách dễ dàng hơn dựa trên các tiêu chí mà họ mong
muốn. Khi có trải nghiệm hài lòng với một thương hiệu nào đó, người tiêu dùng sẽ có xu 14 lOMoAR cPSD| 46988474
hướng quyết định mua lại sản phẩm đó trong tương lai mà không phải tốn thời gian để
nghiên cứu các thương hiệu khác.
Thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh: Khi
hàng hóa trên thị trường càng phong phú, đa dạng thì chức năng phân biệt càng trở nên
quan trọng. Một thương hiệu mạnh sẽ khiến khách hàng nhận diện và ghi nhớ được sự khác
biệt và độc đáo của các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu
Thương hiệu giúp tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí của
người tiêu dùng: Khi sử dụng dịch vụ của thương hiệu, khách hàng sẽ có những cảm nhận và
ấn tượng nhất định về sản phẩm mà thương hiệu cung cấp, từ đó giúp doanh nghiệp có thể
thu hút và giữ chân khách hàng.
2.5 Tổng quan nghiên cứu 2.5.1 Vai trò của bao bì đóng gói đối với hành vi mua hàng của
người tiêu dùng tại quận Patan của Ấn Độ (Deliya & Pramar, 2012)
Bài nghiên cứu trên xác định tác động của các yếu tố bao bì đến hành vi mua hàng của
người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong màu sắc bao bì nhận diện thương hiệu
thông qua màu sắc, liên kết màu xanh lá cây với sữa đóng gói, liên kết màu xanh lam với sữa
đóng gói và liên kết màu đỏ với sữa đóng gói có mối tương quan thuận chiều với hành vi
mua hàng của người tiêu dùng. Trong kiểu phông chữ đồ họa bao bì và đồ họa bao bì tốt cho
thấy mối tương quan tích cực với hành vi mua hàng của người tiêu dùng, điều này rất đáng chú ý. M
ô hình nghiên cứu vai trò của bao bì đóng gói đối với hành vi mua hàng của người tiêu dùng tại
quận Patan của Ấn Độ
2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng, đặc biệt đối với
các sản phẩm làm từ sữa tại bang Pondicherry (Kumar & Babu, 2014)
Từ nghiên cứu cho thấy rằng, khách hàng thích những sản phẩm có thương hiệu chỉ
dựa trên chất lượng, tính sẵn có, giá cả, sự đa dạng, hình ảnh rồi đến quảng cáo. 15 lOMoAR cPSD| 46988474
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng, đặc biệt
đối với các sản phẩm làm từ sữa tại bang Pondicherry
2.5.3 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận diện thương hiệu sữa
Farmmilk tại TP. HCM (Vũ Bá Thành, 2023)
Kết quả nghiên cứu cho thấy 7 yếu tố của mô hình đề xuất là: logo, slogan, chất lượng
sản phẩm, giá cả, bao bì, phân phối, quảng cáo đều có ảnh hưởng đến sự nhận diện thương
hiệu sữa Farmmilk tại thị trường TP.
Hồ Chí Minh với mức ảnh hưởng khác nhau. Trong đó, yếu tố về phân phối có mức độ ảnh
hưởng đến sự nhận diện là cao nhất.
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận diện thương hiệu sữa Farmmilk tại TP. HCM 16 lOMoAR cPSD| 46988474
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình thực hiện •
Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, sau đó sử dụng Google biểu mẫu để tạo bảng khảo sát online •
Đăng form khảo sát lên mạng xã hội, gửi cho người thân bạn bè và thực hiện khảo sát
165 người hiện đang là sinh viên đang học tập tại Đại học Kinh tế TP. HCM •
Từ những thông tin thu thập được, phân tích việc thay đổi bộ nhận diện của thương
hiệu Vinamilk có tác động như thế nào đến quyết định mua sữa nước của sinh viên
Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
3.2. Cách thức xử lý số liệu •
Tổng hợp dữ liệu thô bằng cách sử dụng Google Forms và Google Sheet •
Xử lý dữ liệu thô bằng các công cụ như Microsoft Word, Microsoft Excel sau khi sàng
lọc và điều chỉnh định dạng để đảm bảo dữ liệu chính xác và đầy đủ, giúp quá trình
tính toán và xử lý hiệu quả hơn. •
Trực quan hóa dữ liệu bằng bảng số liệu, biểu đồ tròn, cột, histogram, v.v. Sau đó đưa
ra các kết luận và hoàn thành bài dự án.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Lọc số liệu
Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm chúng em ngừng nhận phản hồi câu hỏi, quan sát các
biến đã thu thập và loại các mẫu tin không hợp lệ ra khỏi dữ liệu trước khi tổng hợp kết quả. Bảng trả lời Số lượng thu Hợp Tỷ lệ hợp về lệ lệ Google 166 165 99.5% form
Trong đó, 100% người điền khảo sát đều đã từng sử dụng các sản phẩm sữa nước từ
Vinamilk. Do đó, kết quả của bài khảo sát sẽ tập trung vào tâm lý của nhóm đối tượng đã
sử dụng sản phẩm sữa nước Vinamilk của những sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tần số
Tần suất phần trăm Nhóm (Lựa chọn) (%) 165 100
Đã từng sử dụng sữa nước Vinamilk
Chưa từng sử dụng sữa nước 0 0 Vinamilk Tổng 165 100
Câu 1: Giới tính của bạn là gì? 17 lOMoAR cPSD| 46988474 Tần số Giới tính Tần suất
Tần suất phần trăm (%) (người) Nam 54 0.327 32.7 Nữ 111 0.673 67.3 Tổng 165 1 100
Bảng 1: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện giới tính của sinh viên Đại học UEH tham gia khảo sát
Hình 1: Biểu đồ thể hiện giới tính của sinh viên Đại học UEH tham gia khảo sát Nhận xét:
Trong tổng số 165 đối tượng khảo sát, người tham gia khảo sát có giới tính nữ là 111
người chiếm 67%, trong khi đó, có 54 người là nam chiếm 33% tổng số.
Câu 2: Bạn là sinh viên năm mấy? Tần số (Sinh Năm Tần suất Tần suất % viên) Năm 1 33 0.2 20 Năm 2 99 0.6 60 Năm 3 24 0.145 14.5 Năm 4 9 0.054 5.4 Tổng 165 1 100
Bảng 2: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện năm học của sinh viên Đại học UEH tham gia khảo sát 18 lOMoAR cPSD| 46988474
Hình 2: Biểu đồ thể hiện năm học của sinh viên Đại học UEH tham gia khảo sát Nhận xét:
Từ biểu đồ và bảng tần số ở trên, ta thấy chiếm tỷ lệ khảo sát cao nhất là sinh viên
năm 2 (chiếm tỷ lệ 60%), kế tiếp là sinh viên năm 1 với tỷ lệ 20%, sinh viên năm 3 là 14.5%,
và tỷ lệ thấp nhất là sinh viên năm 4 với 5.4%.
Câu 3: Bạn đang ở cùng ai tại TP. HCM? Tần số Nơi ở hiện tại Tần suất Tần suất % (Người) Ở cùng bạn bè 73 0.442 44.2 Ở cùng gia đình 59 0.358 35.8 Ở một mình 31 0.188 18.8 Ở cùng người yêu 2 0.012 1.2 Tổng 165 1 100
Bảng 3: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện nơi ở hiện tại của sinh viên Đại học UEH tham gia khảo sát 19 lOMoAR cPSD| 46988474
Hình 3: Biểu đồ thể hiện nơi ở của sinh viên Đại học UEH tham gia khảo sát Nhận xét:
Đa số sinh viên tham gia khảo sát không ở cùng người thân với tỉ lệ 44.2% ở cùng bạn
bè, ở một mình chiếm 18.9%; ở cùng người yêu chiếm tỉ lệ 1.2%. Xấp xỉ 35.8% số sinh tham
gia khảo sát còn lại đang ở cùng người thân và gia đình.
Câu 4: Bạn có là người mua sắm cho gia đình/bản thân không? Tần số Tần suất
Tần suất phần trăm (%) (Người) Có 142 0.861 86.1% Không 23 0.139 13.9% Tổng 165 1 100
Bảng 4: Bảng phân phối tần số, tần suất thể hiện những sinh viên Đại học UEH tham gia
khảo sát là người mua sắm cho gia đình/bản thân
Hình 4: Biểu đồ thể hiện những sinh viên Đại học UEH tham gia khảo sát là người mua sắm
cho gia đình/bản thân Nhận xét:
Qua khảo sát, có thể thấy rằng hầu hết những người tham gia khảo sát đều là người
mua sắm cho gia đình/bản thân với tỷ lệ cao lên đến 80% với 142 người, trong khi đó, số
người không phải người mua sắm cho gia đình/bản thân là 14% (23 người). Điều đó cho thấy
phần đông sinh viên tham gia khảo sát thường là người đi mua đồ ở các hàng quán, siêu thị.
Câu 5: Khi có nhu cầu uống sữa, bạn thường sử dụng các thương hiệu nào? Tần số Tần Tần suất phần Phần trăm trường Thương hiệu (Thương suất trăm hợp (%) hiệu) (%) Vinamilk 139 0.288 28.8 84.2 TH True Milk 124 0.257 25.7 75.2 Milo 110 0.228 22.8 66.7 20