-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo Luật kinh tế | Trường đại học Hồng Đức
Báo cáo Luật kinh tế | Trường đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh tế (KT1) 30 tài liệu
Đại học Hồng Đức 235 tài liệu
Báo cáo Luật kinh tế | Trường đại học Hồng Đức
Báo cáo Luật kinh tế | Trường đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế (KT1) 30 tài liệu
Trường: Đại học Hồng Đức 235 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hồng Đức
Preview text:
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài báo cáo.............................................................2
2. Mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu........................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.............................................4
5. Bố cục của báo cáo....................................................................................4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA PHƯƠNG THỰC TẬP – THÀNH PHỐ
THANH HOÁ, TỈNH THANH HOÁ..................................................................5
1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thanh Hoá.....................................5
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hoá hiện nay.................7
1.3. Tình hình dân cư thành phố Thanh Hoá hiện nay............................10
1.4. Giới thiệu về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh – thành phố
Thanh Hoá......................................................................................................11
1.5. Vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Thanh Hoá...............13
1.6. Sự cần thiết của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn
thành phố Thanh Hoá....................................................................................14
KẾT LUẬN CHƯƠNG I....................................................................................18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỐ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HOÁ....................................19
2.1. Cơ sở lý luận về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn
thành phố Thanh Hoá....................................................................................19
2.1.1. Chủ thể, nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trên địa
bàn thành phố Thanh Hoá..........................................................................19
2.1.2. Những yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên
địa bàn thành phố Thanh Hoá...................................................................28
2.2. Những kết quả đạt được.....................................................................30
2.2.1. Kết quả củng cố, kiện toàn Hội đồng phổ biến pháp luật, đội ngũ
báo cáo viên pháp luật, tuyên tuyền viên pháp luật...................................32
2.2.2. Kết quả phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hình thức tuyên
truyền. Số lượng, nội dung văn bản pháp luật đã phổ biến; số cuộc tuyên
truyền và số lượt người nghe......................................................................33
2.2.3. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ những người
làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.................................................34 1
2.2.4. Công tác phối kết hợp giữa các đơn vị trong công tác tuyên truyền
phổ biến, giáo dục pháp luật.......................................................................34
2.2.5. Hoạt động của Tủ sách pháp luật tại địa phương...........................35
2.2.6. Kết quả kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.................36
2.2.7. Các mô hình hay, hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 36
2.3. Những hạn chế còn tồn tại..................................................................38
2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra.................................................................39
KẾT LUẬN CHƯƠNG II..................................................................................40
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ THANH HOÁ...........................................................................................42
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật trên địa bàn thành phố Thanh Hoá......................................................42
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trên địa bàn thành phố Thanh Hoá..............................................................42
KẾT LUẬN CHƯƠNG III.................................................................................45
KẾT LUẬN.........................................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................47 2 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài báo cáo
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành
pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước Pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân và vì dân. Chính vì vậy, trong những năm qua công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm nhằm tạo cầu nối để truyền
tài pháp luật vào cuộc sống, hình thành ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo lòng
tin vào pháp luật, thói quen và ý thức tôn trọng pháp luật cho mọi người dân, nhằm
phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Qua khảo sát, và quá trình thực tập tại Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hoá
trong thời gian qua em nhận thầy rằng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên
địa bàn thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như: triển khai thường
xuyên các hoạt động phố biến, giáo dục pháp luật theo chương trình, kế hoạch cụ
thể; không ngừng đổi mới về nội dung, phương pháp để phù hợp với tình hình thực
tế tại thời điểm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Các cán bộ luôn
nỗ lực cố gắng khắc phục những khó khăn, thiếu thốn về vật chất, những mặt còn
hạn chế, bất cập của pháp luật và chuyên môn để hoàn thành tốt hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật; luôn có ý thức nâng cao kiến thức về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật.
Được sự quan tâm của trường Đại học Hồng Đức, của Khoa Lý luận chính trị
- Luật truờng Đại học Hồng Đức, cùng với sự nhất trí của cơ quan công tác em đã
được thực tập tại Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hoá từ ngày 05/12/2022 đến ngày 15/01/2023.
Là một học viên cuối khóa, trong quá trình thực tập em đã được tìm hiểu về
công việc tư pháp, các hoạt động về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật củ a
phòng Tư pháp qua đó thấy được phần nào những khó khăn, vướng mắc cũng như
kết quả đã đạt được tại địa phương. 3
Vì vậy, em lựa chọn đề tài “ Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa
bàn thành phố Thanh Hoá - thực trạng và giải pháp ”. Lý luận về công tác tư
pháp, tuyên truyền giáo dục pháp luật rất phong phú và cũng vì hạn chế về thời
gian và kiến thức thực tiễn nên tránh khỏi có những thiếu sót nhất định. Vì vậy em
mong sự đóng góp ý kiến từ các thầy, cô giáo để nhận thức của em về vấn đề này
cũng như bài báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
2. Mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là mong muốn đóng góp một số ý kiến
về việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên
địa bàn thành phố Thanh Hoá; góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho
cán bộ, nhân dân trong tình hình mới hiện nay thông qua việc đề xuất được những
giải pháp phát huy những yếu tố tích cực dẫn đến thành tựu của hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, đồng thời khắc phục
được những hạn chế còn tồn tại; góp phần hạn chế vi phạm phát luật, đảm bảo trật
tự, an toàn xã hội ở địa phương.
Để đạt được mục đích nói trên, báo cáo thực tập tập trung nghiên cứu làm rõ
những vấn đề lý luận về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành
phố Thanh Hoá hiện nay; đánh giá thực trạng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật ở thành phố Thanh Hoá và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi thực tập, học viên tập trung nghiên cứu những phương diện lý
luận chung, các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, tài liệu quy định của nhà nước
về hoạt động phố biến, giáo dục pháp luật; các văn bản, thông tư, nghị định và báo
cáo tổng kết các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Trên cơ sở đó tìm hiểu, nghiên cứu những thực trạng hoạt động phổ biến, giáo
dục pháp luật về chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức gắn liền với đặc điểm riêng của địa phương. 4
Phạm vi của báo cáo nghiên cứu cụ thể về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật trên địa bàn thành phố Thanh Hoá; phân tích các kết quả đạt được và tổn tại;
nguyên nhân chủ quan, khách quan từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm
nâng cao, hoàn thiện hoạt động phố biến, giáo dục pháp luật, từ đó góp phần nâng
cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân trong tình hình mới hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Báo cáo thực tập được nghiên cứu và hình thành trên cơ sở vận dụng các
phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết
Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong quá trình thực tập em đã sử dụng mộ số phương pháp nghiên cứu cụ thể
như: phân tích, tổng hợp, so sánh giữa lý luận và thực tiễn,…
5. Bố cục của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
báo cáo thực tập gồm 03 chương:
Chương 1: Khái quát về địa phương thực tập – Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Chương 2: Thực trạng công tác phổ biến, giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hoá
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Thanh Hoá 5
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA PHƯƠNG THỰC TẬP – THÀNH PHỐ
THANH HOÁ, TỈNH THANH HOÁ 1.1.
Điều kiện tự nhiên của thành phố Thanh Hoá
Thành phố Thanh Hóa là đô thị trẻ, nằm hai bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan
sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa. Nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ
đô Hà Nội 150 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km về phía
Nam. Thành phố Thanh Hóa cách sân bay Sao Vàng 45 km về phía Tây, cách Khu
kinh tế Nghi Sơn 80km về phía Nam, cách thành phố biển Sầm Sơn 16km về phía
Đông..có cảng Lễ Môn. Thành phố Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của
những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ
với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, các
quốc lộ 1A, 45, 47; cảng Lễ Môn và hệ thống sông ngòi dày đặc. Nhờ đó, thành
phố Thanh Hóa đã trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của thành phố
Thanh Hóa, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước.
Thành phố Thanh Hoá có địa hình bằng phẳng với tổng diện tích 147 km², nằm ở
trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, đồng bằng rộng nhất trong các đồng bằng duyên
hải miền Trung, có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng -
hẹp, nông - sâu. Có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ
sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển. Thành phố Thanh Hóa
có núi chạy từ làng Dương Xá phường Thiệu Dương, men theo hữu ngạn về đến
chân cầu Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng vừa dài vừa uốn lượn, đến khúc cuối thì phình
to ra như một cái đầu có miệng khổng lồ, vì thế, dân gian đặt tên là núi Hàm Rồng.
Núi Hàm Rồng nằm án ngữ cửa ngõ phía Bắc thành phố, theo tương truyền, núi
Hàm Rồng có 99 đỉnh. Đặc điểm địa hình độc đáo đã vô tình tạo nên một cứ điểm
phòng không vững chắc góp phần tạo ra huyền thoại về chiếc cầu Hàm Rồng không
thể bị đánh sập trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Ngoài ra, trong thành phố
cũng có núi Mật Sơn là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông Vệ.
Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố Thanh Hóa chịu
ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ cuối xuân đến 6
giữa mùa thu. Ở khoảng thời gian này trong năm, thời tiết rất nắng, mưa nhiều, gây
ra lụt lội và hạn hán. Những ngày có gió ,
Lào nhiệt độ còn được đẩy cao tới 39-40
độ C. Mùa lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này
thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô.
Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5 - 6 độ C. Nhiệt độ trung bình cả năm từ
23,3 đến 23,6 độ C. Do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa
hàng năm có 3 mùa gió. Gió Bắc, hay gió mùa Đông Bắc, là nguồn không khí lạnh
từ vùng thổi vào, gây ra mùa đông lạnh và giá buốt. Gió Tây Nam, hay gió Lào, từ vịnh qua rồi qua ,
Lào mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè.
Cường độ gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh khác. Gió Đông Nam, hay gió ,
Nồm là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ. hàng năm
trung bình đạt 1730 – 1980 mm.
Thành phố Thanh Hoá có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú
và tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế
Tài nguyên đất đai:
Tổng diện tích tự nhiên gần 60km2, định hướng quy hoạch mở rộng đến 2025 có diện tích 260km2.
Tài nguyên rừng:
Thành phố có khu vườn thực vật Hàm Rồng 500ha, chủ yếu là thông và các loại
cây bản địa đặc trưng của xứ Thanh.
Tài nguyên biển:
Thành phố Thanh Hoá cách bờ biển Sầm Sơn khoảng 16km. Trong tương lai, khi
liên kết đô thị Thanh Hoá - Sầm Sơn thì tài nguyên biển sẽ có ý nghĩa to lớn đối với
nền kinh tế của thành phố.
Tài nguyên khoáng sản:
- Kim loại sắt: có mỏ sắt Dinh Xá có trữ lượng lớn.
- Các mỏ vật liệu xây dựng:
+ Về cát: có trữ lượng lớn trên sông Chu, sông Mã.
+ Về đá: Có đá vôi, đá xây dựng, đá ốp lát... trữ lượng khoảng 44.179.000m3 7
+ Sét gạch ngói: Trong địa bàn thành phố Thanh Hoá có một số điểm với trữ lượng
lớn như điểm Đồng Luộc (Đông Hương), điểm Bến phà II (Thiệu Dương), điểm Đông Ngạn (Đông Vinh).
+ Ngoài ra còn sét xi măng, đá phiến sét, bột két, vật liệu chịu lửa, các mỏ nước khoáng…
Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt của thành phố Thanh Hoá chủ yếu do hệ thống Sông Mã, sông Chu cung cấp. - Nguồn nước ngầm:
Thành phố có tầng ngậm nước với trữ lượng khá lớn ở khu vực Hàm Rồng cách
trung tâm thành phố 5km về phía Tây Bắc. 1.2.
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hoá hiện nay
Dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng
thái bình thường đã tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế của thành phố phục hồi nhanh
ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Qua đánh giá, 9 tháng năm 2022 tổng giá trị sản xuất
của thành phố đạt 115.750 tỷ đồng, đạt 75,3% kế hoạch; tốc độ tăng giá trị sản xuất
đạt 16,4%, cao hơn 8% so với tốc độ tăng cùng kỳ. Từ những con số “biết nói” ấy,
thành phố là địa phương có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất xếp tốp đầu toàn
tỉnh. Nổi bật là lĩnh vực thương mại - dịch vụ được phục hồi nhanh chóng và trở
thành động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Trong đó, tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu một số ngành dịch vụ đạt 65.148 tỷ đồng, đạt 72,4% kế
hoạch, tăng 39,8% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng cao nhất cả về quy mô
và tốc độ so với cùng kỳ các năm trước đây. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của
thành phố tiếp tục có mức tăng trưởng cao, với trên 130 doanh nghiệp tham gia
xuất khẩu các loại hàng hóa sang các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Trung
Quốc, Anh, Úc, Nga... Nhờ đó, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của thành phố trong
9 tháng đạt 1,5 tỷ USD, đạt 75,3% kế hoạch, tăng 16% so cùng kỳ. Sau một thời
gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, du lịch của thành phố Thanh Hóa cũng
đã được mở cửa trở lại và có nhiều khởi sắc. Trong 9 tháng qua, thành phố đón 8
khoảng 5,97 triệu lượt khách đến tham quan, với tổng thu đạt 3.092 tỷ đồng, tăng 3 lần so với cùng kỳ.
Cùng với lĩnh vực thương mại - dịch vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp của thành phố Thanh Hóa cũng mang đến những tín hiệu vui sau đại dịch
COVID-19. Trên địa bàn thành phố hiện có 7.950 doanh nghiệp đang hoạt động.
Bên cạnh sự hỗ trợ của tỉnh và thành phố, các doanh nghiệp đã chủ động triển khai
đồng bộ nhiều giải pháp giải quyết những khó khăn do giá nguyên vật liệu đầu vào
của ngành công nghiệp tăng cao, nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Do đó, một
số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của thành phố có sản lượng tăng khá so với cùng
kỳ, như: Quần áo may sẵn đạt 84,2 triệu cái, tăng 15,6%; đá ốp lát đạt 4,6 triệu m2,
tăng 13,9%; giày da xuất khẩu các loại đạt 79,5 triệu đôi, tăng 13,3%; tôm đông
lạnh đạt 11,5 nghìn tấn, tăng 14,1%... Đây chính là yếu tố quan trọng đưa tổng giá
trị sản xuất ngành công nghiệp của thành phố trong 9 tháng đạt 38.250 tỷ đồng, đạt
76,5% kế hoạch, tăng 13,6% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, thành phố cũng đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp, thủy sản, phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp
đô thị. Đồng thời, triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng các mô hình nông nghiệp
trải nghiệm gắn với phát triển du lịch thành phố Thanh Hóa”; tiếp tục đẩy nhanh
việc tích tụ tập trung đất nông nghiệp với 48 ha tại các phường, xã Thiệu Vân,
Thiệu Dương, Hoằng Quang, Đông Cương; Chương trình mỗi xã một sản phẩm
(OCOP) có 4 sản phẩm được UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng. Theo đó, trong 9
tháng tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của thành phố đạt 3.475 tỷ đồng, đạt
84,4% kế hoạch năm, tăng 4,1% so với cùng kỳ.
Một điểm nhấn đáng chú ý trong bức tranh kinh tế của thành phố Thanh Hóa 9
tháng qua đó là môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, thông thoáng và chỉ
số đánh giá năng lực cạnh tranh được triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả.
Thành phố đã chủ động hỗ trợ, hướng dẫn giải quyết các thủ tục đầu tư theo thẩm
quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án, đặc
biệt là những dự án lớn có tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế của thành
phố nói riêng và cả tỉnh nói chung, như khu đô thị tại xã Hoằng Quang và phường
Long Anh; đầu tư nâng cấp mở rộng Đại lộ Lê Lợi đoạn từ ngã tư Phú Sơn đến cầu 9
Đống; Công viên tưởng niệm giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14-6-1972 khi đắp
đê sông Mã; Cung văn hóa thiếu nhi; các dự án ưu tiên đầu tư vào quy hoạch khu
vực Hàm Rồng - núi Đọ thuộc vành đai xanh phía Tây thành phố Thanh Hóa. Kết
quả, 9 tháng năm 2022 tổng huy động vốn đầu tư phát triển toàn thành phố đạt hơn
25.013 tỷ đồng, đạt 73,6% kế hoạch, tăng 13,8% so với cùng kỳ.
Bằng sự quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố,
kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2022 của “Thành phố bên bờ sông Mã” đã từng
bước phục hồi, nhiều lĩnh vực tăng cao so với cùng kỳ, đời sống Nhân dân ổn định.
Trong 38 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm có 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 5 chỉ tiêu
hoàn thành kế hoạch, 26 chỉ tiêu còn lại có nhiều chỉ tiêu dự kiến hoàn thành và
hoàn thành vượt kế hoạch trong quý IV năm 2022. Trên cơ sở đánh giá sát đúng kết
quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng và triển vọng 3 tháng
cuối năm, thành phố Thanh Hóa dự kiến có 13 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 25 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch.
Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kế hoạch năm 2022, trong 3 tháng cuối năm
các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tiếp tục nêu cao tinh thần “quyết tâm
cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt” trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Trọng tâm là tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời có hiệu quả các biện pháp phòng,
chống dịch, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho
phát triển kinh tế - xã hội. Từ thành phố đến các phường, xã tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và đầu tư xây dựng, phấn
đấu hoàn thành chỉ tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất cả năm. Thực hiện đồng bộ các
biện pháp tăng thu ngân sách Nhà nước, nhất là thu tiền sử dụng đất đảm bảo tăng
10% so với nghị quyết HĐND tỉnh giao trở lên. Phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu
tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng,
tiến độ thi công các dự án. Đi liền với đó là nâng cao chất lượng các hoạt động văn
hóa, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã
hội; chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã
hội tạo điều kiện để thành phố tiếp tục đà phục hồi, phát triển. 10 1.3.
Tình hình dân cư thành phố Thanh Hoá hiện nay
Thành phố Thanh Hóa có 34 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 30
phường: An Hưng, Điện Biên, Đông Cương, Đông Hải, Đông Hương, Đông Lĩnh, Đông Sơn, Đông Tân Đông , Thọ, Đông Vệ , Hàm Rồng, Lam Sơn, Long Anh, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Hưng, Quảng Phú,
Quảng Tâm, Quảng Thành, Quảng
Thắng, Quảng Thịnh, Tào Xuyên, Tân Sơn, Thiệu Dương Thiệu Khánh ,
, và 4 xã: Đông Vinh, Hoằng Đại , Hoằng Quang, Thiệu Vân.
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Thanh Hóa Diện tích Dân số Diện Tên Dân số (km²) (người) Tên tích Phường (30) (người) (km²) An Hưng 6,54 12.809 Quảng Cát 6,65 11.505 Ba Đình 0,70 9.492 Quảng Đông 5,33 8.395 Điện Biên 0,68 6.554 Quảng Hưng 5,73 11.555 Đông Cương 6,80 11.085 Quảng Phú 6,50 10.534 Đông Hải 6,84 9.819 Quảng Tâm 3,67 10.230 Đông Hương 3,37 15.685 Quảng Thành 8,49 12.878 Đông Lĩnh 8,74 10.764 Quảng Thắng 3,55 10.046 Đông Sơn 0,84 11 089 Quảng Thịnh 4,89 10.374 Đông Tân 4,42 8.515 Tào Xuyên 5,66 9.933 Đông Thọ 3,64 25.582 Tân Sơn 0,78 10.683 Đông Vệ 4,78 30.333 Thiệu Dương 5,71 13.122 Hàm Rồng 4,18 5.939 Thiệu Khánh 5,32 12.425 Lam Sơn 0,86 10.149 Trường Thi 0,86 12.493 Long Anh 5,79 11.243 Xã (4) Nam Ngạn 1,58 13.989 Đông Vinh 4,38 3.682 Ngọc Trạo 0,54 10.214 Hoằng Đại 4,67 4.289 Phú Sơn 1,93 15.691 Hoằng Quang 6,28 6.838 Thiệu Vân 3,70 3.650 1.4.
Giới thiệu về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh – thành phố Thanh Hoá
Thành đoàn thành phố Thanh Hóa đã ra đời và hoạt động được 90 năm
(26-3-1931 – 26-3-2021). 90 năm qua, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã đấu 11
tranh anh dũng, lao động sáng tạo, xung kích tình nguyện, viết nên những trang
sử hào hùng, xây đắp nên truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam.
Ra đời và trưởng thành trên quê hương giàu truyền thống cách mạng,
Đoàn thanh niên và tuổi trẻ TP Thanh Hóa đã có những đóng góp xứng đáng vào
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quê hương. Ở đâu và bất cứ giai đoạn
lịch sử nào, tuổi trẻ TP Thanh Hóa đều có những cống hiến to lớn, góp phần tô
thắm thêm truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và truyền thống
đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân thành phố.
Những năm gần đây, các cấp bộ Đoàn đã tích cực đổi mới nội dung, đa
dạng phương thức hoạt động, tạo sự hấp dẫn mới đối với thanh niên, thực sự trở
thành người bạn đồng hành thân thiết của thanh niên.
Các hoạt động của Đoàn đã hướng vào xây dựng lớp thanh niên trong thời
kỳ mới; quan tâm giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp lòng yêu nước, tự
hào dân tộc, rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống, định hướng tư tưởng, nâng
cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên; giáo dục thanh niên sống có lý tưởng, hoài
bão để trở thành những người công dân tốt, có ích cho xã hội, đóng góp vào sự
nghiệp đổi mới của quê hương.
Để công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi thành phố tiếp tục phát
triển, mang lại hiệu quả thiết thực, đồng chí Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa đề
nghị: Các cấp bộ Đoàn từ thành phố đến cơ sở cần làm tốt hơn nữa công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng, đạo
đức, lối sống; phổ biến, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên. Trong đó,
lấy việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và việc
thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành
phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh xây dựng “Đô thị văn minh,
công dân thân thiện giai đoạn 2021-2025” là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động để phù hợp với tình
hình thực tiễn và yêu cầu của công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay. 12
Trong giai đoạn 2017 - 2021 việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật (PBGDPL) cho thanh, thiếu niên là một trong những nội dung trọng tâm
triển khai công tác giáo dục của Đoàn. Hoạt động này đã góp phần nâng cao
nhận thức về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng ứng xử pháp luật
trong đời sống của đoàn viên, thanh thiếu niên với nhiều hình thức đa dạng được
tổ chức triển khai, trong đó tập trung vào những nội dung liên quan trực tiếp đến
vấn đề đoàn viên, thanh thiếu niên quan tâm, trong đó chú trọng tuyên truyền
quán triệt, phổ biến sâu rộng về vị trí, vai trò, nội dung, tinh thần của Hiến pháp
và pháp luật, nhất là quy định mới, bộ luật liên quan trực tiếp đoàn viên, thanh
niên như Luật Căn cước công dân, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Bảo hiểm xã
hội, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ Luật dân sự, Luật Thanh niên, Luật trẻ em;
Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
ở người (HIV/AISD), Luật phòng chống ma túy....
Công tác tuyên truyền, PBGDPL đã chú trọng đổi mới phù hợp với thực tiễn và
gắn với tâm lý giới trẻ nên thu hút đông đảo thanh, thiếu niên tham gia. Thông
qua hình thức tuyên truyền miệng, diễn đàn, hội nghị học tập, tập huấn, hội thi,
cuộc thi, phương tiện thông tin đại chúng, các kênh thông tin của Đoàn, hệ
thống loa phát thanh địa phương, buổi sinh hoạt chi Đoàn, chi Hội… để chuyển
tải và nâng cao nhận thức về pháp luật cho đoàn viên, thanh niên. Các Liên đội
tiểu học, trung học cơ sở đã chú trọng đổi mới hình thức tuyên truyền như kể
chuyện dưới Cờ, phát thanh măng non, tổ chức cho đội viên, học sinh ký cam
kết không vi phạm pháp luật, mời cảnh sát giao thông tuyên truyền, phổ biến
kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, triển khai xây dựng mô hình cổng
trường an toàn giao thông. 1.5.
Vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Thanh Hoá
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn đã báo cáo tóm tắt tình hình
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và một số kiến nghị của Trung ương Đoàn.
Theo đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên được xác 13
định là một chỉ tiêu trong tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm, trong đó xác lập
một số nội dung quan trọng yêu cầu thực hiện trong toàn hệ thống, Trung ương
Đoàn đã chú trọng việc xây dựng và ban hành các văn bản theo thẩm quyền
nhằm cụ thể hóa, tăng cường và bảo đảm việc tiếp cận thông tin, chính sách
pháp luật cho từng đối tượng thanh niên.
Ngoài ra, các cấp bộ đoàn thành lập và duy trì hoạt động của đội ngũ báo
cáo viên, tuyên truyền viên, trong đó thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL
cho đoàn viên, thanh niên. Hiện nay, tổng số báo cáo viên, tuyên truyền viên của
Đoàn là 70.576 đồng chí.
Về mô hình phổ biến giáo dục pháp luật, các cấp bộ Đoàn đã phát huy
tính chủ động, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
cho thanh thiếu niên. Việc kết hợp giữa phổ biến pháp luật, giáo dục pháp luật
với hướng dẫn, áp dụng pháp luật được thực hiện khá đồng bộ, chặt chẽ, tạo sự
chuyển biến trong nhận thức, dễ nhớ, dễ vận dụng trong cuộc sống.
Định kỳ hằng năm, Trung ương Đoàn, các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực
thuộc đều ban hành văn bản, kế hoạch chỉ đạo, định hướng, triển khai các hoạt
động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
Trong năm vừa qua đã tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật trên các trường thuộc địa bàn thành phố Thanh Hoá:
- Ngày 9/1/2023, Ban Chấp hành Đoàn công an thành phố Thanh Hóa đã
phối hợp với BCH Đoàn phường Đông Sơn, các trường THCS Lý Tự Trọng, Hệ
thống giáo dục Nobel School, Hệ thống Head Ngôi Sao tổ chức tuyên truyền
giáo dục pháp luật với nội dung Trật tự ANGT, kỹ năng lái xe an toàn phòng
chống bạo lực học đường, phòng chống pháo nổ năm 2023.
Tại buổi tuyên truyền, 1.300 học sinh trường THCS Lý Tự Trọng đã được
cán bộ Công an thành phố tuyên truyền để học sinh hiểu rõ tác hại và nguy cơ
của hành động mang tính chất bạo lực, nhất là bạo lực học đường; phòng chống
pháo nổ nhất là dịp Tết Nguyên đán Quý Mão sắp tới, trách nhiệm của học sinh
nhất là học sinh khối THCS. 14
- 21.12.2022, BCH Đoàn xã Đông Vinh phối hợp Đoàn Thanh niên công an
thành phố Thanh Hóa và Công ty HonDa Ngôi Sao Thanh Hoá, tổ chức chương
trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu niên cho 330 học
sinh Trường TH& THCS Đông Vinh với nội dung : “ Pháp luật an ninh mạng,
bạo lực học đường và trật tự an toàn giao thông năm 2022".
Tham dự buổi tuyên truyền gồm có; đại diện lãnh đạo UBND , Bí thư Đoàn
Thanh niên, Công an xã Đông Vinh, Đại diện Hội cha mẹ học sinh, BGH và
toàn thể thầy cô giáo cùng các em học sinh trong trường.
- Sáng 23-12, tại công sở phường Nam Ngạn, Sở Tư pháp phối hợp với
UBND phường Nam Ngạn tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định
của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (ATGT) cho cán bộ, công chức, bí
thư, trưởng ban công tác mặt trận, tổ trưởng tổ dân phố, ban liên cán phố, tổ an
ninh trật tự, tổ hòa giải cơ sở của 11 tổ dân phố trên địa bàn phường Nam Ngạn.
Tham gia hội nghị có gần 200 cán bộ, công chức, bí thư, trưởng ban công
tác mặt trận, tổ trưởng tổ dân phố, ban liên cán phố, tổ an ninh trật tự, tổ hòa giải
cơ sở của 11 tổ dân phố trên địa bàn phường Nam Ngạn. 1.6.
Sự cần thiết của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Thanh Hoá
Trước hết, phải khẳng định rằng pháp luật luôn giữa một vị thế vô cùng quan trọng
trong việc xây dựng và duy trì kỷ cương, thúc đẩy nhà nước phát triển lớn mạnh
theo định hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng và văn minh. Vì vậy, đồng thời với quá trình xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước ta đã và đang nỗ lực phổ biến giáo dục
pháp luật vè nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân.
Ý thức pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội sẽ là tiền đề quan trọng
cho sự phát triển của đất nước từ đó để hình thành lối sống tôn trọng pháp luật,
sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. 15
Ngoài những nhận định trên, đối với thành phố Thanh Hoá còn có những yếu tố
đặc trưng khác cho thấy sự cần thiết của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, do bản chất còn cố hữu, bảo thủ của ý thức pháp luật trong một bộ phận
người dân. Đa số họ chỉ thực hiện theo quy trình, quy định khi công việc cần giải
quyết có liên quan đến chính quyền, địa phương. Hầu hết không có ý thức pháp luật
về các lĩnh vực khác như bạo lực gia đình, tôn giáo, tranh chấp đất đai,……
Thứ hai, tình trạng vi phạm an toàn giao thông rất cao: Trong tháng 10/2022, trên
địa bàn tỉnh đã xảy ra 29 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm chết 08 người, bị
thương 34 người; giảm 11 vụ, 06 người chết và 02 người bị thương so với cùng kỳ.
Lũy kế từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 248 vụ tai nạn và va
chạm giao thông, làm chết 92 người, bị thương 220 người; giảm 40 vụ (giảm
13,8%), giảm 12 người chết (giảm 11,5%), giảm 14 người bị thương (giảm 5,9%) so với cùng kỳ.
Trong tháng, Ban An toàn giao thông tỉnh tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực
hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) nhằm hạn chế, giảm
thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn; chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần
tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật
về trật tự an toàn giao thông. Các lực lượng chức năng đã lập biên bản xử lý 5.710
trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự ATGT (gồm: 1.650 xe ô
tô, 3.712 xe mô tô và xe máy điện, 29 phương tiện thủy, 319 phương tiện khác). Đã
xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 14,7 tỷ đồng, tạm giữ 1.134 phương tiện
(gồm: 136 xe ô tô, 917 xe mô tô, 81 phương tiện khác); tước giấy phép lái xe, đăng
kiểm, phù hiệu xe đối với 963 trường hợp.
Thứ ba, thời gian qua, tình trạng sử dụng trái phép chất ma tuý cũng như hoạt động
tội phạm ma tuý trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có chiều hướng gia tăng, ảnh
hưởng lớn đến an ninh trật tự.
Tính từ đầu năm đến tháng 3 năm 2022, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
Công an thành phố Thanh Hóa đã bắt giữ và tiếp nhận 59 vụ với 76 đối tượng phạm
pháp hình sự về ma túy; phá thành công 7 chuyên án; triệt phá 08 điểm phức tạp về 16
ma túy; thu giữ hơn 1,3 kg heroin, 98,5g ketamine, 53,6g ma túy đá, 1.557 viên ma
túy tổng hợp. Công an Thành phố Thanh Hóa đã phối hợp với các ngành chức năng
tăng cường tuyên truyền về tác hại của ma túy tại các trường học; kiểm tra, kiểm
soát các quán Bar, quán Karaoke... yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí kí
cam kết không tổ chức hoạt động sử dụng ma túy trái phép.
Thứ tư, thực trạng biến chất thoái hoá trong khi thực hiện công vụ ở đội ngũ cán bộ
công chức vẫn còn tồn tại, để lại cho người dân nhiều bức xúc về thái độ ứng xử
của các cán bộ công chức.
Trong bối cảnh xã hội luôn phát triển không ngừng, đặc biệt trong thời gian gần
đây khi sự hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, tốc độ phát triển của công
nghệ thông tin bùng nổ, Thành phố Thanh Hoá cũng đang và sẽ tiếp nhận nhiều
thông tin tác động tiêu cực hoặc tích cực với mức độ ảnh hưởng khác nhau đến đời
sống. Bên cạnh tác động tích cực là thúc đẩy xã hội phát triển về nhiều mặt kinh tế,
văn hóa, xã hội, chính trị... thì còn có những tác động tiêu cực: đời sống của một số
bộ phận nhân dân trong xã hội sống theo nếp sống không lành mạnh của các nước
tư bản phát triển, tỷ lệ người phạm tội trong lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng
tăng, nhận thức về pháp luật của người dân không đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn...
Nguyên nhân đầu tiên của những vụ vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thành phố
Thanh Hoá là sự thiếu hiểu biết về pháp luật, không tìm hiểu về pháp luật, thiếu tu
dưỡng, rèn luyện nhân cách đạo đức, không có sự định hướng, giáo dục đúng đắn
từ gia đình, không có công ăn việc làm ổn định. Cùng với đó là sự tha hóa trong
đạo đức con người, sự mai một của những giá trị truyền thống trong xã hội như nền
tảng gia đình, sự tôn trọng giữa người với người dẫn đến tình trạng những mâu
thuẫn rất nhỏ có thể gây ra hậu quả rất thảm khốc.
Như vậy, nâng cao ý thức pháp luật trong cán bộ, nhân dân nhằm hình thành nếp
sống tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật là một tất yếu khách quan
đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Trong số những hoạt động, phương thức để hoàn thiện nâng cao ý thức pháp
luật cho cán bộ, nhân dân thì hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật là một phương 17
thức có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng; là khâu then chốt, quan trọng để chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã
hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội; đồng thời là cầu nối để
truyền tải pháp luật vào cuộc sống. Vì vậy, các giải pháp nhằm nâng cao, hoàn
thiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ là biện pháp hiệu quả góp phần xây
dựng, nâng cao ý thức pháp luật.
Riêng đối với Thành phố Thanh Hoá, bên cạnh những thách thức theo xu hướng
chung, thì thách thức về mặt bằng dân trí không đều, dân số lớn đòi hỏi hoạt động
phổ biến, giáo dục pháp luật cũng phải đặt ra những yêu cầu mới. Thành phố Thanh
Hoá cần nỗ lực hơn trong việc cải tiến các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
đã có, đồng thời tích cực sáng tạo ra các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
mới, nhằm đáp ứng được một cách linh hoạt yêu cầu của nhiều đối tượng. KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Để xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật có rất nhiều biện pháp trực tiếp cũng
như gián tiếp tác động đến nhận thức và xử sự của người dân. Tuy nhiên, trong số
rất nhiều biện pháp đó thì hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được
coi là biện pháp có vai trò đặc biệt quan trọng. Với nhiều hình thức, phương tiện 18
phong phú và đa dạng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần quan
trọng vào việc hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho người dân.
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi
hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối để chuyển tải các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, nhằm
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Thanh Hoá
nói riêng và trên cả nước nói chung đều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như sự chỉ
đạo của UBND tỉnh và địa phương, Hội đồng phối hợp hoạt động phổ biến, giáo
dục pháp luật, đội ngũ tuyên truyền viên; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục
pháp luật; ý thức của người dân... Tuy nhiên, do có sự khác biệt về đặc điểm vùng
miền nên hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở Thanh Hoá còn chịu tác động
bởi một số yếu tố đặc trưng như cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông
tin, điều kiện kinh tế, thuần phong mỹ tục, trình độ văn hóa, tỉ lệ phân bố dân cư,
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở Thanh Hoá đã xác định được
những tri thức pháp luật cần thiết cho từng nhóm đối tượng cụ thể trên cơ sở các
đặc điểm của từng đối tượng. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn
thành phố Thanh Hoá hiện nay bao gồm các nội dung chính như sau: Chủ trương
chính sách, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam; pháp luật nhà nước; Các thông
tin về Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; các chủ trương chính sách của địa phương;
các luật về Hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân gia đình; bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm, thực hiện phòng cháy, chữa cháy,… 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỐ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HOÁ
2.1. Cơ sở lý luận về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Thanh Hoá 2.1.1.
Chủ thể, nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn
thành phố Thanh Hoá
2.1.1.1. Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Thanh Hoá
- Nhóm chủ thể là các cơ quan Nhà nước, bao gồm: các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân, Việm kiểm sát nhân dân và Kiểm
toán Nhà nước; chính quyền các cấp ở địa phương và cơ quan, tổ chức, đơn vị trực
tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và lĩnh vực quản lý, các cơ quan này có các trách nhiệm cụ thể trong phổ biến,
giáo dục pháp luật, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu như ban hành
theo thẩm quyền chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và chỉ
đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý triển khai thực hiện;
xác định nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng
nhóm đối tượng; biên soạn tài liệu và phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành;
bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của nhân dân; tổ chức phổ biến, giáo
dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng
vũ trang ngân dân thuộc phạm vi quản lý; xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ
báo cáo viên pháp luật; chỉ đạo các trường, các cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi quản
lý tổ chức giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề; bố trí, chuẩn
hóa, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục người dân, giáo viên, giảng
viên dạy pháp luật; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân thông qua hoạt động chuyên môn.
- Nhóm chủ thể là các tổ chức, bao gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp về pháp luật, cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
chức danh tư pháp, các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và gia đình. 20
+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có
trách nhiệm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên của tổ
chức mình; vận động nhân dân chấp hành pháp luật; phối hợp với cơ quan nhà
nước, tổ chức hữu quan phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; xây dựng, tập
huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền pháp luật của tổ chức
mình; vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia và hỗ trợ hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về
phổ biến, giáo dục pháp luật.
+ Các tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xã hội – nghề nghiệp về pháp luật,
cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp có trách nhiệm tham
gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
thông qua hoạt động hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; kết hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn; tạo điều kiện cho thành viên
của tổ chức, công chức, viên chức, giảnh viên, học viên, sinh viên, tham gia hoạt
động tình nguyện phổ biến, giáo dục pháp luật. Các cơ sở giáo dục của hệ thống
giáo dục quốc dân căn cứ vào nội dung, hình thức giáo dục pháp luật ở từng cấp
học và trình độ đào tạo, các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân có trách
nhiệm tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật, bố trí giáo viên dạy môn giáo dục
người dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật theo quy định của pháp luật, đồng
thời phối hợp với gia định và xã hội thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật trong
các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Các thành viên trong gia đình
có trách nhiệm gương mẫu chấp hành pháp luật; ông, bà, cha, mẹ có trách nhiệm
giáo dục và tạo điều kiện cho con, cháu tìm hiệu, học tập pháp luật, rèn luyện ý
thức tôn trọng, chấp hành pháp luật.
- Nhóm chủ thể là cá nhân, là những người được đào tạo chuyên môn về
pháp luật hoặc là những người có thời gian công tác nhất định và có hiểu biết
chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật nào đó; nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy với hoạt
động phổ biến, giáo dục pháp luật; biết tích lũy tư liệu, kiến thức pháp lý, pháp luật
hiện hành, đường lối chính sách của Đảng, kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã 21
hội, kinh nghiệm và nắm vững những kỹ năng, phương pháp được vận dụng trong
phổ biến, giáo dục pháp luật, bao gồm:
+ Các cán bộ lãnh đạo, quản lý: Đây vừa là chủ thể tổ chức các hoạt động
phổ biến, giáo dục pháp luật vừa là chủ thể trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật. Chúng ta đang tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật vì vậy
nhiệm vụ quan trọng nhất, thường xuyên nhất của cán bộ lãnh đạo, quản lý là việc
tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và kiểm tra,
xử lý vi phạm pháp luật. Bên cạnh vai trò là người lãnh đạo công tác này, cán bộ
lãnh đạo, quản lý còn thường “vào vai” báo cáo viên bởi họ thường được tiếp cận
sớm hơn, sâu hơn các văn bản pháp luật mới. Với vai trò báo cáo viên, cán bộ lãnh
đạo, quản lý có thế mạnh là họ rất hiểu đối tượng giáo dục, rất hiểu tình hình thực
tiễn liên quan đến đối tượng để lựa chọn nội dung thiết thực, liên hệ sâu sắc với các
nội dung của văn bản cần phổ viến tăng tính hiệu quả các buổi báo cáo. Họ cũng có
thể lồng ghép các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào các sinh hoạt chuyên
môn, xã hội khác phù hợp với từng đối tượng trong cơ quan, đơn vị.
+ Các đại biểu Quốc hội: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện phổ biến, giáo dục
pháp luật cho nhân dân thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri; giám sát việc thực hiện pháp luật.
+ Báo cáo viên, tuyên truyền viên: là cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan
trong lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công
nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Họ đưa các
thông tin thời sự, nóng hổi về pháp luật đến các đối tượng, đáo ứng kịp thời nhu
cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh ở từng địa bàn,
đội ngũ này sử dụng các hình thức thích hợp, hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình.
+ Giáo viên, giảng viên: họ là những người cung cấp những tri thức mới, bồi
dưỡng cách học và là tấm gương trong việc thực hiện pháp luật đối với người học.
Cả lý luận và thực tiễn đều chứng tỏ rằng giáo viên, giảng viên giữ vai trò quyết
định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, trong đó có giáo dục pháp luật. 22
+ Cán bộ tư vấn, cán bộ thực thi pháp luật: thường là các luật sư, luật gia,
những người am hiểu sâu sắc cũng như có kinh nghiệm thực tiễn về pháp luật ở
lĩnh vực tư vấn. Tư vấn pháp luật là hoạt động đưa ra lời khuyên cho đối tượng
được tư vấn trên cơ sở pháp luật. Đây có thể coi là hình thức phổ biến, giáo dục
pháp luật cụ thể, sâu sắc đối với một số đối tượng nhất định, qua đó đối tượng nắm
được các quy định của pháp luật, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong các
quan hệ pháp luật, từ đó có cách xử sự phù hợp với pháp luật.
+ Các cán bộ thực thi pháp luật như cán bộ Tòa án, công an,... Các cán bộ này
có hiểu biết thực tiễn pháp luật sâu sắc nên các thông tin pháp luật đưa ra thường có tính thuyết phục cao.
+ Đối với các vùng nông thôn, miến núi thì các trưởng thôn, già làng là những
người có uy tín rất lớn đối với người dân, họ vừa là đối tượng vừa là chủ thể phổ
biến, giáo dục pháp luật, vì vậy cần hết sức tạo điều kiện để chủ thể này tham gia
tích cực vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm trên địa bàn tỉnh, các
thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, các sở, ban, ngành,
tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan căn cứ kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp
luật của tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;
các đề án, chương trình sát với tình hình, đặc điểm, các nhiệm vụ chuyên môn đặc
thù của ngành, đơn vị và triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Các UBND các
huyện, thành phố, thị xã trên cơ sở các nhiệm vụ theo Kế hoạch phổ biến, giáo dục
pháp luật hàng năm, xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật, các đề án, chương trình sát với tình hình, đặc điểm của địa phương.
2.1.1.2. Nội dung phổ biến pháp luật
Về nội dung phổ biến giáo dục pháp luật, tại có quy định như sau:
- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các
quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình
đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc
phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và 23
trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp
luật mới được ban hành.
- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên, các thỏa thuận quốc tế.
- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích
của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
2.1.1.3. Hình thức phổ biến pháp luật o
Tuyên truyền miệng
Tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà người nói
trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật trong đó chủ yếu là các văn bản
pháp luật đó nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý
thức pháp luật cho người nghe và kích thích người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật.
Tuyên truyền miệng về pháp luật có nhiều ưu thế thể hiện ở tính linh hoạt, có
thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào và số lượng
người nghe; người nói có điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, làm sang tỏ
nội dung cần tuyên truyền, hai bên có thể hỏi đáp trực tiếp để đáp ứng yêu cầu của nhau.
Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật từ trước đến nay,
hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng được sử dụng
phổ biến, rộng rãi và có mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức phổ biến, giáo dục
pháp luật khác. Vì vậy, việc xác định và nhấn mạnh vai trò của tuyên truyền miệng
trong phổ biến, giáo dục pháp luật được thể hiện nhiều trong các văn bản chỉ đạo
của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, điều
hành, quản lý của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương.
Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên
truyền miệng với một số hạn chế vốn có như không thể áp dụng đối với các đối
tượng không cùng ngôn ngữ, lời nói chỉ tác động vào thính giác, đòi hỏi người
nghe sự theo dõi, tập trung…, đặc biệt với các tiện ích của phương tiện, thông tin,
đại chúng và công nghệ thông tin đang tác động đáng kể đến vai trò của tuyên 24
truyền miệng. Vì vậy, để tạo cơ sở mang tính định hướng trong tổ chức thực hiện
phổ biến, giáo dục pháp luật, việc thể chế hoá bằng quy phạm pháp luật đối với
hình thức tuyên truyền miệng là cần thiết. o
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở,
báo in, báo hình - Báo in: - Báo hình:
- Loa truyền thanh cơ sở được sử dụng phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu tại các
đơn vị xã, phường, thị trấn. o
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc biên soạn, phát hành tài
liệu pháp luật
Đây là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được áp dụng rộng rãi, gần gũi
với người dân và đóng một vai trò lớn trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật, là cẩm nang, phương tiện hoạt động của những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật gồm nhiều loại như đề cương tuyên
truyền, văn bản pháp luật, sách hướng dẫn, giải thích pháp luật, sách pháp luật bỏ
túi, sách hỏi đáp pháp luật, tờ rơi, tờ gấp, bản tin, tranh áp phích, lịch… Trong
tuyên truyền miệng, trong các hoạt động hoà giải, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp
luật, công tác giảng dạy và học tập pháp luật trong nhà trường… đều sử dụng tài
liệu pháp luật để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chịu sự tác động nhất định của
chất lượng các tài liệu pháp luật, vì vậy, việc biên soạn, phát hành các tài liệu này
cũng được chú trọng cả hình thức và nội dung. o
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động giáo dục pháp luật
trong nhà trường
Giáo dục pháp luật là sự tác động có định hướng có tổ chức nhằm hình thành
tri thức, tình cảm và hành vi phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho công dân
tự giác tuân thủ, thi hành pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của công dân. 25
Đó là một trong các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện
thông qua việc dạy và học pháp luật trong các nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu
của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần hình
thành và bồi dưỡng ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật,
đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. o
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tủ sách pháp luật
Tủ sách pháp luật là công cụ hữu hiệu để đưa pháp luật vào hoạt động của cơ
quan nhà nước nói chung, đặc biệt là quá trình điều hành của bộ máy chính quyền
cơ sở, và vào đời sống của các cộng đồng dân cư, góp phần tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thông
qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, đọc các sách, tài liệu pháp luật của tủ sách, người
đọc tập hợp nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật vào thực
tế một cách đầy đủ, có hệ thống, chính xác và thống nhất.
Tuy nhiên, việc tìm hiểu pháp luật qua khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật
cũng có những hạn chế nhất định, chịu sự tác động của nhiều yếu tố về cơ chế quản
lý, thái độ phục vụ, sự đầu tư nâng cao hiệu quả khai thác tủ sách pháp luật, mức độ
đáp ứng yêu cầu của đối tượng… o
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật
Câu lạc bộ pháp luật là một tổ chức sinh hoạt pháp lý tự nguyện của những
người có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, có tinh thần tham gia đấu tranh bảo vệ pháp
luật, nhiệt tình tuyên truyền giáo dục pháp luật.
Đó là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật qua sinh hoạt của hội viên, khách
mời để giao lưu, học tập, trao đổi kiến thức pháp luật cần thiết, tạo điều kiện để họ
đề đạt và kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề có
lien quan đến công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật. o
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật
Thi tìm hiểu pháp luật là một trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật, là cầu nối chuyển tải những nội dung pháp luật vào cuộc sống, là 26
hình thức sinh hoạt văn hoá pháp lý có sức hấp dẫn và hiệu quả. Đây là một trong
những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hấp dẫn, có hiệu quả cao và được sử
dụng nhiều. Những nội dung pháp luật được chuyển tải đến các đối tượng thông
qua cuộc thi một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn, sinh động hơn,
tránh được sự cứng nhắc, khô cứng. Bên cạnh đó, kiến thức pháp luật, kỹ năng
tuyên truyền pháp luật của người tổ chức cũng được trau dồi, gọt dũa.
Kết quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức thi tìm
hiểu pháp luật tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật của người dự thi, qua đó là
nơi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến, giáo
dục pháp luật của cả người tổ chức cuộc thi và người theo dõi, tìm hiểu cuộc thi. o
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình tư vấn pháp luật,
trợ giúp pháp lý
Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật,
cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong nước và nước ngoài
thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Thông qua tư vấn pháp luật,
luật sư góp phần tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật nhằm nâng cao văn
hoá pháp lý cho công dân trong cộng đồng xã hội. Hoạt động tư vấn pháp luật là
cầu nối quan trọng giữa người xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, thực thi pháp
luật và những người là đối tượng của việc áp dụng pháp luật.
Trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ miễn phí của các tổ chức trợ giúp pháp lý của
Nhà nước cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp
cận với các dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa) nhằm bảo đảm
cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội.
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp
pháp lý sẽ giúp các đối tượng nắm bắt được các thông tin pháp lý, hiểu được quyền
và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ pháp luật, hướng dẫn phương pháp xử sự
các hoàn cảnh cụ thể phù hợp với pháp luật và tránh được những hậu quả pháp lý
bất lợi, hướng dẫn công dân, tổ chức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật,
góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. o
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở 27
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở là việc các
tổ viên hoà giải bằng hoạt động hoà giải của mình cung cấp các kiến thức pháp luật,
bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho các bên tranh chấp và những người khác trong
cộng đồng dân cư nhằm mục đích hình thành ở họ sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn
trọng pháp luật và thói quen hành động theo pháp luật.
Để phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải có hiệu quả, đòi
hỏi phải có phương pháp thực hiện hợp lý và có những giải pháp phù hợp, kịp thời
để việc hoà giải đạt được mục đích đồng thời qua việc hoà giải, các bên hiểu được
quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. o
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hoá, văn nghệ
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hoá, văn nghệ là đưa
tinh thần một quy phạm pháp luật, một văn bản pháp luật vào đời sống xã hội bằng
“ngôn ngữ” của một loại hình văn hoá, văn nghệ nào đó như kịch, lễ hội, áp phích….
Đối với hoạt động này, đòi hỏi một số kỹ năng bảo đảm cho việc phổ biến,
giáo dục pháp lụât có hiệu quả như biết thâm nhập vào đời sống xã hội, nắm được
tình hình thực hiện pháp luật trong cuộc sống, phát hiện được vai trò định hướng
phát triển xã hội của pháp luật, những tính chất ưu việt của pháp luật xã hội chủ
nghĩa, chuyển được tư duy pháp luật thành tư duy nghệ thuật… o
Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác.
Ngoài các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính truyền thống đã
được sử dụng thường xuyên, rộng rãi trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật, trên thực tế, có một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác xuất hiện
những năm gần đây do yêu cầu thực tiễn của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn hiện nay như:
Thứ nhất, Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động thực thi pháp luật.
Theo tinh thần công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được xác định là nhiệm vụ
thường xuyên, nhiệm vụ hàng ngày của các cơ quan, tổ chức; là nhiệm vụ của toàn 28
bộ hệ thống chính trị, vì vậy, các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phổ biến,
giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân trong khi thực thi pháp luật.
Thứ hai, Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc xây dựng, thực hiện
hương ước của thôn, làng, bản, ấp, quy chế của cơ quan, điều lệ của các tổ chức đoàn thể xã hội.
Thứ ba, Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc thực hiện ký cam kết gia
đình không có thành viên vi phạm pháp luật; xây dựng các điểm sáng về chấp hành
pháp luật ở cộng đồng dân cư.
Thứ tư, Tổ chức các cuộc điều tra thăm dò dư luận xã hội để thu thập thông
tin phản hồi của cán bộ, nhân dân về hiệu quả thực thi pháp luật, nhu cầu thông tin
phổ biến, giáo dục pháp luật để từ đó điều chỉnh nội dung, hình thức, biện pháp phổ
biến, giáo dục pháp luật phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Như vậy, các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đang được sử dụng trong thực
tiễn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là rất đa dạng, phong phú đang được vận
dụng ngày càng rộng rãi, phổ biến trong công tác phổ biến, giáo dục nâng cao ý
thức pháp luật, hình thành nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của công dân. 2.1.2.
Những yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa
bàn thành phố Thanh Hoá
Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong phổ biến, giáo dục pháp
luâth: Pháp luật và đường lối chính sách của Đảng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Pháp luật bao giờ cũng thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, đường lối
chính sách của Đảng là “linh hồn” của pháp luật. Do đó phổ biến, giáo dục pháp
luật cũng chính là việc phổ biến, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng. phổ
biến, giáo dục pháp luật có thể là phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, có thể
tuyên truyền về việc thực hiện và áp dụng pháp luật. Phổ biến từ cái chung đến cái
cụ thể đều phải đề cao đến tính Đảng. Sự lơ là, coi thường và không quán triệt đầy
đủ tính Đảng sẽ rơi vào chủ quán duy ý chí, phiến diện. Bởi vì đường lối chính sách
của Đảng phản ánh quy luật khách quan của quá trình vận động xã hội, nếu lên
những yêu cầu đòi hỏi và đường lối phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Pháp luật cụ 29
thể hóa đường lối đó, nhưng không phải là cụ thể hóa tất cả, chi tiết hóa đầy đủ
thành các quy định để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mặt khác, các quan hệ xã hội
luôn biến đổi vận động do đó việc thực hiện và áp dụng pháp luật và việc tuyên
truyền phổ biến pháp luật phải lấy đường lối chính sách của Đảng làm kim chỉ nam
cho các hoạt động đó. Vì vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật ở Thanh Hoá phải thể
hiện được tinh thần, quan điểm của Đảng, sự kết hợp hài hòa giữa nội dung pháp
luật cụ thể và chủ trương, chính sách của Đảng sẽ làm cho người dân tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự quan tâm của Đảng, một lòng đi theo Đảng.
Thứ hai, bảo đảm tính khoa học, tính chuẩn xác, truyền đạt trung thành văn
bản: Bám sát nội dung, yêu cầu nêu trong các văn bản của Đảng, Nhà nước về phổ
biến, giáo dục pháp luật; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng
dẫn thi hành, Chương trình công tác hàng năm của Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật của Chính phủ, Kế hoạch hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
của Bộ Tư pháp trong năm; gắn với việc thực hiện các Kế hoạch, văn bản của
UBND thành phố triển khai thực hiện một số văn bản pháp luật quan trọng, có liên
quan đến các cấp, các ngành, đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn.
Khi truyền đạt phải trung thành với văn bản quy phạm pháp luật được tuyên
truyền. Đối với các điều luật thì khi phổ biến, giáo dục phải hết sức chuẩn xác; giải
thích về các văn bản pháp luật và các điều luật đó, đảm bảo tính khoa học. phổ
biến, giáo dục pháp luật không thể nói sai, thiếu thông tin, thiếu chính xác về các
điều luật, có như vậy các quy tắc xử sự được quy định trong pháp luật mới được
thực hiện chính xác, đầy đủ và thống nhất.
Thứ ba, bảo đảm tính đại chúng, phù hợp với đối tượng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ
áp dụng. Để tất cả các đối tượng có thể nắm bắt và chấp hành pháp luật, cần đổi
mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với những vấn đề dư luận
quan tâm, định hướng dư luận, áp dụng mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật mới,
có hiệu quả trong thực tiễn; hướng hợp động phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở,
Thứ tư, lựa chọn hình thức phù hợp đối tượng, địa bàn. Đối tượng phổ biến,
giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Thanh Hoá rất khác nhau về nhu cầu, lừa
tuổi, trình độ, giới tính, nghề nghiệp vì vậy phải lựa chọn hình thức phổ biến, giáo 30
dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng và truyền thống, phong tục tốt đẹp của
từng địa phương. phổ biến, giáo dục pháp luật phải biết lồng ghép với những hoạt
động phục vụ đời sống tinh thần của người dân, biết cách tận dụng tối đa các tập
quán tốt đẹp để hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả tốt hơn.
Thứ năm, phải gắn việc phổ biến, giáo dục pháp luật với thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hoá. Khi phổ biến, giáo dục pháp
luật phải xuất phát từ đặc trưng về điều kiện kinh tế xã hội của từng xã/phường,
huyện/thành phố. Đưa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thành nhiệm vụ
thường xuyên của cả hệ thống chính trị; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các
ngành, các tổ chức đoàn thể và UBND các huyện, thành phố, thị xã nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Đổi mới nội dung, hình thức phổ
biến, giáo dục pháp luật gắn với những vấn đề dư luận quan tâm, định hướng dư
luận, áp dụng mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật mới, có hiệu quả trong thực
tiễn; hướng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở.
2.2. Những kết quả đạt được
Nhằm đạt các mục tiêu mà Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai
đoạn 2017-2021 đề ra, UBND thành phố Thanh Hóa đã ban hành và tổ chức thực
hiện nhiều kế hoạch, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật, đặc biệt triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chỉ thị số 10-
CT/TU ngày 06/8/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật, ý thức cộng đồng trong cán bộ, Đảng viên và người dân thành phố,
làm chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Giai đoạn 2017-2021, UBND thành phố Thanh Hóa đã triển khai thực hiện
các Đề án, Kế hoạch về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật , cấp xã đạt chuẩn
tiếp cận pháp luật và công tác hòa giải cơ sở như sau: -
Kế hoạch số 221/KH-UBND ngày 21/3/2018; Kế hoạch số 168/KH-
UBND 27/02/2019; Kế hoạch số 62/KH-UBND 21/01/2020; Kế hoạch số 61/KH- 31
UBND ngày 26/01/2021 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở,
xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018; 2019, 2020, 2021
Kế hoạch số 552/KH-UBND ngày 12/6/2018; Kế hoạch số 333/KH- UBND ngày
08/4/2019 thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên” trên địa bàn thành phố
Thanh Hóa năm 2018, năm 2019. -
Kế hoạch số 578/KH-UBND ngày 19/6/2018 thực hiện Đề án “Tăng
cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi
phạm pháp luật giai đoạn 2017-2021”. Kế hoạch 422/KH-UBND ngày 26/4/2019
thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại một số địa
bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021” năm 2019; -
Kế hoạch số 668/KH-UBND ngày 9/7/2018 về triển khai thực hiện đề án
"Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" đến
năm 2021 trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ; -
Kế hoạch số 950/KH-UBND ngày 25/9/2019 Đề án "Nâng cao năng lực
đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022"; -
Kế hoạch số 1063/KH-UBND ngày 16/11/2019; Kế hoạch số 297/KH-
UBND ngày 13/4/2021 về thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021”, năm 2021. -
Kế hoạch số 353/KH-UBND ngày 27/4/2021 triển khai thực hiện Đề án
“Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật giai đoạn 2019 - 2021” trên địa bàn thành phố Thanh Hóa năm 2021. -
Kế hoạch số 370/KH-UBND ngày 17/4/2019 về thực hiện nhiệm vụ xây
dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019. -
Kế hoạch số 608/KH-UBND ngày 14/6/2019 tuyên truyền, bồi dưỡng về
văn hóa công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. -
Kế hoạch số 1017/KH-UBND ngày 16/10/2020 về việc thực hiện Kết
luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32
32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân . -
Các Kế hoạch tổ chức triển khai Ngày Pháp luật Nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam hàng năm.
2.2.1. Kết quả củng cố, kiện toàn Hội đồng phổ biến pháp luật, đội ngũ báo cáo
viên pháp luật, tuyên tuyền viên pháp luật
UBND thành phố thường xuyên rà soát, kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Thanh Hoá, đội ngũ báo cáo viên pháp luật
thành phố; Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các phường, xã kiện toàn đội ngũ tuyên
truyền viên pháp luật, các tổ hòa giải ở cơ sở; tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến
thức pháp luật cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên và hòa giải viên,
Thực hiện Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 21/6/2021 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp
phổ biến, giáo dục pháp luật, UBND thành phố đã kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ
biến, giáo dục pháp luật thành phố Thanh Hóa, hiện nay, Hội đồng phối hợp công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Thanh Hoá có 27 thành viên; báo cáo
viên pháp luật gồm 34 thành viên.
Thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo
viên pháp luật đảm bảo cơ cấu, tiêu chuẩn theo quy định của Luật phổ biến, giáo
dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các thành viên Hội đồng có trách
nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc
phạm vi quản lý hoặc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thành viên của đơn vị mình;
tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực mà
phòng, đơn vị mình quản lý. Hằng năm, Hội đồng đều ban hành Kế hoạch hoạt
động để tổ chức triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả các chức
năng, nhiệm vụ của Hội đồng trong năm.
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố tại Kế hoạch 950/KH-UBND ngày
25/9/2019 về thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở 33
giai đoạn 2019 - 2022" và các văn bản hướng dẫn kiện toàn đội ngũ tuyên truyền
viên pháp luật, UBND các phường, xã đã kiện toàn đội ngũ tuyên truyền viên pháp
luật, các tổ hòa giải ở cơ sở. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 311 tổ hòa giải với
1.760 hòa giải viên, 294 tuyên truyền viên pháp luật.
2.2.2. Kết quả phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hình thức tuyên
truyền. Số lượng, nội dung văn bản pháp luật đã phổ biến; số cuộc tuyên
truyền và số lượt người nghe.
Thứ nhất, Công tác hòa giải ở cơ sở
Thực hiện các nhiệm vụ theo Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn
thi hành, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản triển khai, chỉ đạo thực hiện
các nhiệm vụ theo Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hàng
năm, UBND thành phố đều tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ về công tác hòa
giải cho các Tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bày, qua các đợt tập huấn, hòa giải viên ở
cơ sở đã được trang bị thêm các kiến thắc, kỹ năng về công tác hòa giải.
Giai đoạn 2017-2021, các tổ hòa giải trên địa bàn đã tiếp nhận 2088 vụ việc,
hòa thành 1377 vụ việc, hòa giải không thành 670 vụ việc, số vụ việc chưa giải
quyết xong là 41 vụ việc.
Thứ hai, Công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
UBND thành phố thường xuyên có văn chỉ đạo UBND các phường, xã thực
hiện các nhiệm vụ về xây dựng phường, xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết
định số 619/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hiện nay là Quyết định số
25/2021/QĐ-TTg, ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Hướng dẫn các phường, xã trong việc triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt
chuẩn tiếp cận pháp luật, xây dựng kế hoạch, phân công, chỉ đạo công chức chuyên
môn theo dõi chấm điểm và đề xuất các giải pháp thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu
tiếp cận pháp luật; thời hạn, tiến độ đánh giá, chấm điểm tiếp
cận pháp luật và theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu được thực hiện thường xuyên, liên
tục trong suốt năm đánh giá.
Năm 2017: 29/37 phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Năm 2018: 30/37 phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Năm 34
2019: 37/37 phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Năm 2020:
32/34 phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Năm 2021: 34/34
phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
2.2.3. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hàng năm, UBND thành phố đều tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức
pháp luật cho cho đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
nhằm trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng tuyên truyền pháp luật cho đội ngũ báo cóa
viên, tuyên truyền viên pháp luật. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật của thành phố
tích cực truyền đạt các văn bản pháp luật theo yêu cầu của phường, xã.
2.2.4. Công tác phối kết hợp giữa các đơn vị trong công tác tuyên truyền phổ
biến, giáo dục pháp luật
Thành phố chủ động thực hiện đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp
luật; lựa chọn nội dung tuyên truyền, gắn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh và đời sống của người dân. Công tác phối kết hợp trong công
tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện thường xuyên.
Giai đoạn 2015 – 2021 phối hợp thực hiện như sau:
Phối hợp với Trung ương Hội Luật gia, Hội Luật gia tỉnh tổ chức phổ biến
pháp luật, kỹ năng sống và tìm hiểu nhu cầu học nghề, quy định mới về tái hòa
nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù; pháp luật về phòng, chống
tham nhũng, pháp luật về đất đai tại phường Trường Thi, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Lam Sơn... -
Phối hợp với Mặt trận tổ quốc thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội
chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của hương ước, quy ước
và thực hiện hương ước, quy ước gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nay là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. 35 -
Phối hợp với Hội liên hiên hiệp phụ nữ thành phố đẩy mạnh công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa
giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022, -
Phối hợp với Thành đoàn thành phố tuyên truyền, phổ biến kiến thức
pháp luật cho thanh, thiếu niên; hưởng ứng Cuộc thi viết “Sáng kiến, mô hình phổ
biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho thanh, thiếu niên”; -
Phối hợp với Công an thành phố, Đoàn Thanh niên thành phố tổ chức
các buổi học ngoại khóa tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về an toàn
giao thông, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, phòng chống ma túy, tuyên truyền
pháp luật về phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội cho giáo viên và học
sinh tại một số trường THCS, Tiểu học, trên địa bàn thành phố; xây dựng hoạt cảnh
tuyên truyền thông điệp “nói không với thông tin giả” cho các e học sinh THCS ...
2.2.5. Hoạt động của Tủ sách pháp luật tại địa phương -
Thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ
tướng Chính phủ, Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 12/6/2012 của UBND tỉnh về việc
xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật, nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu
pháp luật của cán bộ, nhân dân và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật cho nhân dân trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, Chủ tịch UBND
thành phố yêu cầu Thủ trưởng cơ quan UBND thành phố; Trưởng các đơn vị trực
thuộc; Chủ tịch UBND các phường, xã xây dựng tủ sách, bổ sung đầu sách và các
cơ sở vật chất khác phục vụ tủ sách. Bố trí phòng đọc, trang bị cơ sở vật chất, cử
cán bộ quản lý tủ sách phục vụ cán bộ, công chức cơ quan. -
Hàng năm, UBND thành phố đã chỉ đạo các phường, xã triển khai thực
hiện rà soát, bổ sung sách, tài liệu mới theo định kỳ, bảo đảm việc các sách bổ sung
có chất lượng, thiết thực. Chú trọng sách hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, giải
đáp pháp luật, các sách, tài liệu mới, có nội dung thiết thực, liên quan trực tiếp đến
thực thi công vụ của cán bộ, công chức và nhu cầu tiếp cận thông tin, tìm hiểu pháp
luật của cán bộ, công chức, nhân dân. -
Thực hiện Quyết định số 14/QĐTTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng
Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; Kế hoạch số 254/KH- 36
UBND ngày 26/11/2020 của UBND tỉnh, UBND thành phố đã có văn bản bản
hướng dẫn các phường xã thực hiện bàn giao tủ sách pháp luật cho điểm Bưu điện
văn hóa xã hoặc Trung tâm học tập cộng đồng (đối với các đơn vị không có điểm Bưu điện văn hóa xã).
2.2.6. Kết quả kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật -
UBND thành phố Thanh Hóa quan tâm kiểm tra thực hiện Chương trình
phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 theo Quyết định số 705/QĐ-TTg
và Quyết định 2459/QĐ-UBND gắn với kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý
Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật. UBND thành phố đã ban hành và tổ
chức kiểm tra đối với UBND các phường, xã theo các Kế hoạch số 344/KH-UBND
ngày 11/4/2019 về kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở,
thực hiện Chỉ thị 10- CT/UB của BTV Thành ủy, xây dựng xã, phường đạt chuẩn
tiếp cận pháp luật tại 10 phường, xã trên địa bàn thành phố; Kế hoạch số 863/KH-
UBND ngày 28/8/2020 về việc kiểm tra hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, hòa
giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; kiểm tra văn bản do Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân phường, xã ban hành; Kế hoạch số 1037/KH-UBND ngày 30/9/2021
về việc kiểm tra hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật. -
Trong và sau kiểm tra, thành phố đã nhắc nhở các đơn vị khắc phục các
tồn tại, hạn chế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ; đa dạng các hình thức
phổ biến, giáo dục pháp luật; gắn phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thi hành
pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh và đời sống của người dân.
2.2.7. Các mô hình hay, hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật -
Mô hình mới, hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả: -
Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với ứng
dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin: -
Thành phố chủ động thực hiện đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục
pháp luật; lựa chọn nội dung tuyên truyền, gắn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục 37
pháp luật với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh và đời sống của người dân. Trong đó có các hội nghị
được tổ chức theo hình thức trực tuyến, tiết kiệm chi phí và mở rộng đối tượng, số
lượng người tham gia hội nghị. -
Thường xuyên đăng tải, tuyên truyền các quy định của pháp luật, các tin
hoạt động của chính quyền tên các trang thông tin điện tử, Fanpage của thành phố như: -
Chuyên mục Chính sách pháp luật trên Cổng thông tin điện tử thành phố
(http://tpthanhhoa.thanhhoa.gov.vn/web/gioi-thieu-chung/tin-tuc/chinh-sach -phap- luat);
Fanpage của thành phố (https://www.facebook.com/tpthanhhoa.thanhhoa);
trang Phổ biến giáo dục pháp luật dùng chung của tỉnh Thanh Hóa
(http://pb.thanhhoa.gov.vn/providers/50) -
Phối hợp với các đơn vị tổ chức tuyên truyền pháp luật đến đoàn viên,
hội viên, đối tượng đặc thù .... -
Phối hợp với Hội Luật gia thành phố tổ chức phổ biến pháp luật, kỹ năng
sống về phòng, chống tham nhũng, pháp luật về đất đai tại các phường, xã; -
Phối hợp với Hội liên hiên hiệp phụ nữ thành phố đẩy mạnh công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa
giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022.
Phối hợp với Công an thành phố, Đoàn Thanh niên thành phố tổ chức các buổi
học ngoại khóa tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về an toàn giao thông,
tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, phòng chống ma túy, tuyên truyền pháp luật về
phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội cho giáo viên và học sinh tại một
số trường THCS, Tiểu học, trên địa bàn thành phố.
Thành phố Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung của
Chương trình, các Đề án của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn
2017-2021. Quá trình thực hiện linh hoạt, lồng ghép các nội dung của chương trình,
các Đề án. Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng bám sát
với nhu cầu cuộc sống, với các vấn đề dư luận quan tâm và tình hình, nhiệm vụ 38
phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Phát huy vai trò, trách nhiệm giữa các cơ
quan, đơn vị trong việc phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thực hiện tốt xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. nâng cao
chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã phát huy
hiệu quả, huy động được các nguồn lực, đổi mới hình thức, góp phần nâng cao hiệu
quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Nhờ ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giúp công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật thuận lợi, hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí, thúc
đẩy cải cách hành chính, tạo ra phương thức làm việc mới; giúp người dân dễ dàng,
thuận lợi trong tiếp cận với thông tin, khai thác, sử dụng pháp luật. Công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường học, giáo dục và trang bị cho
học sinh những chuẩn mực đạo đức con người, giúp trẻ học cách lắng nghe, thấu
hiểu và chia sẻ, sống có trách nhiệm. Trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì và phát
huy hiệu quả các Đề án trên.
2.3. Những hạn chế còn tồn tại
Sau 5 năm thực hiện Chương trình, các Đề án của Chương trình phổ biến, giáo
dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vẫn còn tồn tại, hạn chế sau: Chưa khắc
phục triệt để tính hình thức trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật. Nội dung chủ yếu vẫn là cung cấp thông tin, quy định mới của pháp luật; chưa
chú trọng đúng mức đến giáo dục ý thức tôn trọng chấp hành pháp luật, gương
người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến trong tuân thủ, chấp hành pháp luật; chưa tạo
được sự chuyển biến rõ rệt trong ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của người
dân. Việc phối hợp giữa các phòng chuyên môn, đơn vị liên quan và UBND các
phường, xã trong công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật, ý thức cộng
đồng của người dân chưa nhịp nhàng.
Các hạn chế trên do nguyên nhân chủ yếu là: người dân chưa chủ động tìm
hiểu chính sách pháp luật. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhiều, số lượng 39
lớn và liên tục được sửa đổi, bổ sung nên việc phổ biến đến các đối tượng chưa đầy
đủ. Chế độ, chính sách cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật còn
hạn chế nên chưa khuyến khích để các báo cáo viên, tuyên truyền viên phát huy
khả năng, tâm huyết trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến
đông đảo nhân dân. Nguồn kinh phí cho công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật
chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra
Từ kết quả thực hiện Chương trình, các Đề án của Chương trình phổ biến,
giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 rút ra các bài học kinh nghiệm sau:
Phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Lựa chọn các hình thức, biện pháp phổ
biển, giáo dục pháp luật phù hợp cho các đối tượng, phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm
Phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Lựa chọn các hình thức, biện pháp phổ
biến, giáo dục pháp luật phù hợp cho các đối tượng, phù hợp với yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, từng thời điểm đảm bảo hiệu quả, thiết
thực. Quan tâm xây dựng nguồn nhân lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật, đặc biệt là đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Đẩy mạnh xã hội
hóa, ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Với nhiều chủ trương, chính sách, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước
trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, UBND thành phố
Thanh Hoá và các ban ngành liên quan, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
ngày càng được chú trọng và tạo ra sự chuyển biến rõ rệt so với thời kỳ bao cấp
trước đây. Với các nghị định, văn bản, đề án quy định phù hợp của pháp luật về các
quyền cơ bản của con người (như ăn, ở, đi lại, kinh doanh...) đã tạo ra
hành lang pháp lý thuận lợi cho sinh hoạt của mọi người dân.
Thời gian qua, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố
được triển khai sâu rộng với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, có
trọng tâm, trọng điểm. Cũng như nhiều địa phương trên cả nước, các hình phổ biến,
giáo dục pháp luật truyền thống tiếp tục được vận dụng sáng tạo bên cạnh các hình
thức mới và nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ bản là phù hợp, đã bám sát
các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước trong phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm trật tự an ninh, an toàn xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế.
Ý thức của người dân đã có sự chuyển biến tích cực, nhận thức về vị trí vai trò của
pháp luật đối với đời sống ngày càng cao; ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật tốt
hơn. Sự hiểu biết về tri thức pháp luật nói chung, pháp luật chuyên ngành của cán
bộ công chức và người dân ngày càng nâng cao không chỉ về số lượng văn bản
pháp luật mà về bản chất nội dung các quy định pháp luật. Điều này thể hiện qua
tình hình ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội như kinh tế, văn hóa, giao thông, môi trường, y tế, hội nhập kinh tế quốc tế...
được cải thiện rõ rệt thông qua việc tuân thủ đúng các yêu cầu, đòi hỏi của pháp
luật. Ví dụ các chủ thể kinh doanh tuân thủ đúng các quy định về thành lập, hoạt
động của doanh nghiệp; chấp hành tốt các quy định của pháp luật về cạnh tranh
lành mạnh; kinh doanh thương mại; tỷ lệ tảo hôn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đã
thuyên giảm đáng kể, tỷ lệ tội phạm và các vi phạm pháp luật khác cũng giảm rõ
rệt,... Đồng thời, ý thức tự bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân được 41
nâng cao. Chính nhờ có tri thức pháp luật đúng đắn giúp họ có thể tụ hành động để
bảo vệ quyền lợi của mình mà không xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ
thể khác và Nhà nước. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây tình hình ý thức pháp
luật của một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức và người dân Thanh Hoá có nhiều
yếu kém, đặc biệt có nhiều vấn đề mới phát sinh có chiều hướng gia tăng đến mức
"báo động" là "điểm nóng" đối với tình hình chính trị, an ninh, xã hội; đặc biệt là
về bảo về môi trường,… 42
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ THANH HOÁ
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật trên địa bàn thành phố Thanh Hoá
Thứ nhất, Tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn
của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc XHCN trong thời kỳ mới, là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo,
xây dựng, củng cố Nhà nước pháp quyền XHCN, đảm bảo quyền con người và quyền công dân; coi đó
là một bộ phận không thể tách rời của công tác giáo dục
chính trị - tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
thực sự đi vào cuộc sống trở thành ý thức, hành động của từng cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Thứ hai, Tăng cường và đổi mới toàn diện, sâu sắc sự lãnh đạo của các cấp ủy
đảng, chính quyền đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xác định Nhà
nước giữ vai trò nòng cốt trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời
cũng là trách nhiệm của toàn dân trong việc tìm hiểu, tuân thủ và chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
Thứ ba, Xác định giáo dục pháp luật là tiền đề mang tính quyết định đến việc
hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người, là một trong những biện
pháp cơ bản có ý nghĩa chiến lược nhằm bồi dưỡng, xây dựng, hình thành nhân
cách thế hệ con người mới, đáp ứng các yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trên địa bàn thành phố Thanh Hoá
Thứ nhất, Tiếp tục quán triệt đầy đủ, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là trách
nhiệm được giao trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thường xuyên theo
dõi, rà soát, đánh giá các chính sách, thể chế, quy định pháp luật, kịp thời ban hành 43
mới, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định không khả thi hoặc không còn phù hợp
với thực tiễn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đảm bảo tính linh hoạt cho
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ hai, Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về phổ biến, giáo dục pháp luật trong đó xác định rõ vai trò của cơ quan quản lý,
điều phối và cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
nâng cao chất lượng tham mưu của Bộ Tư pháp; đổi mới phương thức kiểm tra,
định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng, rút kinh nghiệm kịp thời; chú trọng việc xây
dựng, nhân rộng các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, biểu dương các gương
điển hình trong phổ biến, giáo dục pháp luật và có biện pháp khắc phục những hạn
chế, thiếu sót trong thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật ngay trong từng địa
phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị, kể cả việc áp dụng chế tài kỷ luật đối với người đứng đầu.
Thứ ba, Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các
luật, pháp lệnh, văn bản, chính sách mới ban hành thuộc phạm vi quản lý của từng
bộ, ngành, địa phương. Tiếp tục đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật, đa
dạng hóa các hình thức, cách thức triển khai thực hiện bảo đảm có trọng tâm, trọng
điểm, phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; bám
sát các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, các
vấn đề nổi cộm; triển khai thực hiện nghiêm túc Luật tiếp cận thông tin; Tăng
cường các hoạt động đối thoại, giải đáp vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành pháp luật.
Thứ tư, Đổi mới tổ chức bộ máy cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật ; chức năng, nhiệm vụ có sự gắn kết giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với
truyền thông, thông tin pháp luật; củng cố, kiện toàn đội ngũ người làm công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phổ biến,
giáo dục pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về phổ
biến, giáo dục pháp luật, hướng tới tính chuyên sâu, chuyên nghiệp. Xây dựng 44
chương trình, tài liệu chuẩn phục vụ công tác đào tạo tập huấn thường xuyên cho
đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên
Thứ năm, Đẩy mạnh giáo dục pháp luật song song với phổ biến pháp luật,
thường xuyên đổi mới chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy
học và đặc biệt là xây dựng chuẩn điều kiện về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cần
thiết khác cho giáo viên, giảng viên của môn pháp luật, giáo dục công dân. Thứ sáu, Thực hiện
tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng
đặc thù, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo. Nhà nước tập trung xây
dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách; cung cấp thông tin về pháp luật; chuẩn hóa tài
liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; bảo đảm nguồn
lực thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù và tại các lĩnh
vực, địa bàn có điều kiện khó khăn. Đặc biệt, cần tập huấn, đào tạo đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên phục vụ nhóm yếu thế phải bảo đảm được chuẩn hóa, có đủ
nhiệt huyết, kiến thức, kỹ năng và am hiểu về đối tượng cần phổ biến, giáo dục pháp luật;
Thứ bảy, Xây dựng, hoàn thiện cơ chế phù hợp về ngân sách, tài chính phục
vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng coi công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật là những hoạt động đặc thù mang tính mục tiêu, chú trọng hướng về
cơ sở, các địa bàn khó khăn, chậm phát triển; ngân sách phải đủ và tương xứng với
kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; tiếp tục đẩy mạnh chính
sách đa dạng hóa nguồn lực xã hội cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ tài
chính, con người đến kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ, các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng...; tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Thứ tám, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục
pháp luật, xây dựng và mở rộng hình thức tìm hiểu pháp luật qua trang thông tin
điện tử, trang facebook chính thức của các đơn vị trên cơ sở thực hiện thành công
Đề án về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật giai đoạn 2019-2021 ban hành kèm theo Quyết định 471/QĐ-TTg 45
của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/4/2019; tăng cường hệ thống thông tin cơ sở góp
phần đưa pháp luật đưa đến gần với người dân.
Thứ chín, Phát huy sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ
quan thông tấn, báo chí; tăng cường chất lượng các chuyên trang, chuyên mục về
pháp luật trên cơ sở ưu tiên “giờ vàng” cho các chuyên mục đó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Vai trò của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đối với việc xây dựng,
nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt
trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói
chung và địa bàn thành phố Thanh Hoá nói riêng. Hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình và được coi là bộ phận
trung tâm trong hệ thống giáo dục chính trị, tư tưởng đặt dưới sự lãnh đạo thống
nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những kết quả mà hoạt động phổ biến, giáo
dục pháp luật đạt được đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt đối với ý thức pháp luật của
cán bộ, nhân dân: hiểu biết về tri thức pháp luật, thái độ tôn trọng và tuân thủ pháp
luật ngày càng cao. Tỷ lệ vi phạm pháp luật trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội
giảm đáng kể. Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy vai trò này thì chúng ta phải tiến
hành đồng bộ nhiều giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng của hoạt
động phổ biến, giáo dục pháp luật từ đó nhằm hoàn thiện, nâng cao ý thức pháp
luật cho nhân dân đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay. 46 KẾT LUẬN
Một lần nữa phải khẳng định, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là khẩu
then chốt để đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự
đi vào cuộc sống xã hội, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân, tăng
cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Làm tốt hoạt động
phổ biến, giáo dục pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ chính trị, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu về tình
hình địa lý, kinh tế xã hội, dân số, văn hóa, phong tục ở Thanh Hoá và các nghị
định, chỉ thị, đề án, các báo cáo tổng kết lưu ở Sở Tư pháp Thanh Hoá và một số
các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan. Tôi đã nhận thấy trên toàn quốc
hoạt động tuyên truyền pháp luật ngày càng được tổ chức thực hiện thường xuyên
và thực chất hơn. Dựa trên các đặc trưng riêng của thành phố Thanh Hoá để phân
tích sự cần thiết và điều kiện thuận lợi trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
tổng hợp những kết quả nổi bật, đáng ghi nhận và so sánh với các thành phố và huyện khác.
Tất nhiên, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn gặp một số khó
khăn chính như nguồn nhân lực thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
còn mỏng; các thiết chế chưa đồng bộ, thiếu phương thức hoạt động hiệu quả;
nguồn kinh phí chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; trong điều kiện đó, nhiều
cơ quan, đơn vị chưa chủ động trong việc xây dựng, lựa chọn phương thức, biện
pháp hoạt động phù hợp. Trên cơ sở này, tôi đã phân tích một Số nguyên nhân và
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật
trên địa bàn thành phố Thanh Hoá. 47
Tất nhiên cũng nhận thấy, để thực hiện được các giải pháp này cần một sự
đổi mới đồng bộ, trong khi đó nguồn kinh phí và cơ sở hạ tầng công nghệ là vấn đề
không thể đáp ứng đầy đủ ngay. Trong thời gian tới, tôi có ý định sẽ tìm hiểu, đề
xuất các giải pháp cụ thể hơn cho từng nhóm ngành, từng đối tượng dựa trên nguồn
lực hiện có và dựa vào các nội dung trọng điểm trong từng giải đoạn của thành phố
Thanh Hoá; góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
2. Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật phổ biến giáo dục pháp luật 2012; 3. https://hscv1
1.thanhhoa.gov.vn/thanhpho/vbdi.nsf/Default?
OpenForm&rand=0,55367360952163;
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NGƯỜI THỰC HIỆN
Phan Thị Thanh Huyền Cao Xuân Hùng 48