Báo cáo: những hiểu biết của em sau khi tham quan thực tế tại bảo tàng Lịch sử quốc gia
Báo cáo: những hiểu biết của em sau khi tham quan thực tế tại bảo tàng Lịch sử quốc gia
Môn: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (DVDL)
Trường: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36149638 lOMoAR cPSD| 36149638 Phạm Thị Linh Chi Lớp DH10KE13
ĐỀ BÀI: Những hiểu biết của em sau khi tham quan thực tế tại bảo tàng Lịch sử quốc gia!
“Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc
tích nước nhà Việt Nam”.
Đây là hai câu thơ trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Bác nói “cho tường” nôm na nhưng thật sâu sắc: Phải biết lịch sử
một cách tường tận,rõ ràng, cụ thể. Không dạy cho thế hệ tương lai biết
tường tận về lịch sử là có lỗi với lịch sử. Hiểu được đạo lý đó, bản thân
tôi luôn biết ơn sâu sắc những thế hệ đi trước hết lòng bảo vệ tổ quốc. Từ
đó không ngừng cố gắng học tập, tự rèn luyện các phẩm chất để trở thành
một công dân có ích cho đất nước.
Toạ lạc tại 216 Trần Quang Khải,Hoàn Kiếm Hà Nội; Bảo tàng lịch
sử quốc gia là nơi lưu giữ những hiện vật, phản ánh các nền văn hóa, lịch
sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam từ thuở ban đầu khai sáng
đến ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Viện bảo tàng có
phong cách kiến trúc Đông Dương, nằm ở số 1 phố Tràng Tiền, Hoàn
Kiếm, Hà Nội. Viện Bảo tàng mở cửa đón khách cả tuần, trừ thứ hai. Tại
đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như Trống đồng Đông Sơn, gốm Bát
Tràng, tượng thần Shiva, cọc gỗ trong trận Bạch Đằng,... lOMoARcPSD| 36149638
Tôi và lớp tôi đã ghé thăm bảo tàng. Khi bước đến nơi đây, tôi thật
sự bất ngờ và choáng ngộp với sự hoành tráng nơi đây. Những đồ vật,
những chứng tích, những bức ảnh được trưng bày tại đây cho thấy sự khốc
liệt những mất mác của chiến tranh và tinh thần kiên cường, bất khuất của cả dân tộc Việt Nam.
Mặt bằng bảo tàng được kiến tạo theo yêu cầu của không gian kiến
trúc trưng bày nên được cấu tạo dựa trên những không gian khẩu độ lớn.
Không gian chính sảnh hình bát giác có kích thước mỗi cạnh lớn lên đến
11m, không gian trưng bày chính nằm ngay sau đại sảnh có hình chữ nhật
kéo dài và được tổ chức theo hình thức xuyên phòng có sự chuyển tiếp
được tổ chức khéo léo. Ngoài ra còn có các không gian trưng bày chuyên
đề nằm ở hai phía của đại sảnh tạo thành một tổng thể trưng bày khoáng đạt.
Phía dưới tầng trưng bày là một tầng trệt cao 2,5 m nơi tổ chức các phòng
phục chế, lưu trữ, kho và bộ phận hành chính, tầng này cũng mang ý nghĩa
của một tầng cách ẩm làm cho không gian trưng bày phía trên luôn khô
ráo trong điều kiện độ ẩm cao ở Hà Nội.
Hình khối mặt đứng công trình được nhấn mạnh bởi hệ thống mái che
khối sảnh hình bát giác nhô cao phía trên công trình. Đây là một hệ ba lớp
mái bao gồm mái trên có độ dốc lớn và được ngăn cách với các mái dưới
bởi hệ thống cửa lấy sáng và một hệ con sơn liên tục, phía dưới là hai lớp
mái có độ dốc nhỏ hơn. Mặc dù hình khối theo kiểu bát giác mang nhiều
nét của kiến trúc Trung Hoa cổ, nhưng nhìn toàn bộ khối mái này lại gợi lOMoARcPSD| 36149638
cho chúng ta hình ảnh của tháp chuông chùa Keo, Thái Bình do cách xử
lý khéo léo của các kiến trúc sư - tác giả theo kiểu hệ mái ba lớp với các
con sơn liên tục chồng lên nhau. Bảo tàng là một công trình văn hoá lớn
lúc bấy giờ nên khối sảnh bát giác mang nhiều tính hình thức của chủ
nghĩa Biểu hiện là điều dễ hiểu và tạo được ấn tượng tốt.
Toàn bộ hệ mái cho các khu trưng bày được cấu tạo theo kiểu mái
chồng diêm hai lớp thường thấy ở các công trình tôn giáo, tín ngưỡng Việt
Nam truyền thống. Khe hở giữa hai lớp mái đóng vai trò thoát gió trong
hệ thống thông gió tự nhiên của công trình. Lớp mái phía dưới đua rộng
ra khỏi hệ thống tường ngoài, có tác dụng che nắng và chống mưa hắt cho
hệ thống cửa mở rộng phía dưới, đồng thời tạo bóng đổ trên mặt đứng làm
tăng vẻ duyên dáng cho toà nhà. Phần mái đua được đỡ bởi hàng cột kép
kết hợp với hệ con sơn cách điệu cùng các hoạ tiết trên lan can tạo ra một
dáng vẻ Á Đông rõ rệt.
Tại đây, ta sẽ được tiếp cận với một giai đoạn lịch sử đầy
gian khó nhưng hào hùng của dân tộc Việt Nam, từ thời điểm năm 1858
Pháp nổ súng vào nước ta cho đến khi Mỹ can thiệp và kết thúc chiến
tranh vào năm 1975. Nơi trưng bày thường xuyên này sẽ tái hiện 1 phần
về cuộc sống chiến đấu, lao động, làm việc, xây dựng cơ sở vật chất trong
thời chiến và chuẩn bị những điều kiện cho sự phát triển đất nước ta sau
chiến tranh.Ngoài ra, phần trưng bày thường xuyên tại Bảo tàng lịch sử
Quốc Gia còn có hơn 100 hiện vật nguyên gốc, đều là tặng phẩm của nhân
dân Việt Nam, nhân dân thế giới gửi tặng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt Nam, đây còn là nơi trưng bày một số vật thể khối
có kích thước lớn, mang giá trị lịch sử tiêu biểu. Nổi bật nhất phải kể đến
là chiếc xe ô tô đặc chủng do Đảng Cộng Sản Liên Xô tặng Đảng Cộng
Sản Việt Nam vào năm 1954. lOMoARcPSD| 36149638
Tại nơi đây, chúng tôi đã hiểu sâu hơn về tinh thần đồng đội, sự cưu
mang, đùm bọc lẫn nhau của những đồng chí, đồng bào trước kẻ thù. Tội
tự cảm thấy mình quá may mắn. Quá may mắn vì đã sống trong giai đoạn
đẹp nhất của một đất nước hòa bình, quá may mắn vì không bao giờ phải
nghĩ đến cảnh chạy loạn, phải thấy xác người phơi thân ngoài đồng trống,
phải nghẹn ngào nhìn thấy khói bốc ngùn ngụt từ ngọn lữa hung hãn đang
thiêu rụi nhà cửa, xóm làng mình.
Lịch sử đã khẳng định rằng không gì có thể khuất phục được tinh
thần yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi và thế hệ sau
luôn ý thức được nghĩa vụ và bổn phận phải làm cho đất nước ta lưu danh
thiên sử với những thành tựu trong các mặt của đời sống xã hội, dần dần
xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh. Chúng ta khép lại quá khứ để hướng
đến tương lai, nhưng chúng ta sẽ không quên những gì đã xảy ra trên đất
nước mến yêu. Nhân dân ta luôn đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược dù kẻ
thù đó đến từ bất kỳ đâu và có sức mạnh như thế nào.