Báo cáo thẩm tra - Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Báo cáo thẩm tra - Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

QUỐC HỘI KHÓA XII
UỶ BAN TƯ PHÁP
----------
Số: 1838/BC-UBTP12
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2008
BÁO CÁO THẨM TRA
VỀ DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
----------------
Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội,
Thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2008 của Quốc hội, ngày 12
tháng 9 năm 2008, Uỷ ban pháp đã họp toàn thể để thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự theo Tờ trình số 126/TTr-CP ngày 10 tháng 9 năm
2008 của Chính phủ. Tham dự phiên họp có lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đại
diện Văn phòng trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Toà án quân sự trung ương.
Tại phiên họp ngày 23/09/2008, trên sở Tờ trình của Chính phủ Báo cáo thẩm tra
của Uỷ ban pháp của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án
Luật. Tiếp thu ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban pháp của Quốc hội,
Chính phủ đã chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội tại kỳ họp này theo Tờ
trình số 155/TTr–CP ngày 09/10/2008 (sau đây gọi chung Tờ trình). Uỷ ban pháp
xin trình Quốc hội Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật hình sự.
I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự
Bộ luật hình sự (BLHS) được ban hành năm 1999 đã thể chế hóa một bước chủ
trương, chính sách hình sự cải cách pháp của Đảng Nhà nước ta, nhất những
vấn đề về tội phạm và hình phạt, các chính sách nhân đạo... Qua 8 năm thực hiện, BLHS
đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn hội, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, đấu tranh chống
và phòng ngừa tội phạm, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên,
trước yêu cầu của việc xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa
Việt Nam, tiến hành cải cách hành chính, cải cách pháp, mở rộng hoàn thiện hơn
nữa nền dân chủ hội chủ nghĩa..., một số quy định của BLHS năm 1999 không còn
phù hợp với thực tiễn, một số hành vi phạm tội mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường
chưa được BLHS quy định nên chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đấu tranh phòng,
chống tội phạm trong tình hình mới, nhất là việc tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực,
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của BLHS nhằm thể chế hóa kịp thời Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày
02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác pháp trong thời
gian tới (Nghị quyết số 08/NQ-TW) và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49/NQ-TW), góp
phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật, đồng thời để thực
hiện cam kết quốc tế Nhà nước ta thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi
hành thống nhất các quy định của BLHS là yêu cầu bức xúc đang đặt ra. Vì vậy, Uỷ ban
pháp nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều
của BLHS.
2. Về phạm vi sửa đổi, bổ sung và quan điểm chỉ đạo
- Về quan điểm chỉ đạo: Uỷ ban Tư pháp nhận thấy, về cơ bản dự án Luật đã quán
triệt các quan điểm đượcu trong Nghị quyết số 08/NQ-TW Nghị quyết số 49/NQ-
TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, để bao quát, chặt chẽ hơn cần quán triệt thêm quan
điểm: những nội dung được sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm tính dự báo cao, tránh việc
sửa đổi, bổ sung nhiều lần; phải phù hợp với xu hướng tiến bộ của pháp luật hình sự trên
thế giới;ràng, cụ thể, bảo đảm sự tương đồng, cân đối về mặt chính sách giữa các nội
dung đã sửa đổi và nội dung còn lại của BLHS.
- Về phạm vi sửa đổi, bổ sung: Dự thảo Luật sửa đổi 47 điều, bỏ 1 điều và bổ sung
16 điều của BLHS hiện hành, theo đó, bỏ hình phạt tử hìnhmột số tội danh cụ thể, sửa
đổi mức định lượng về giá trị tài sản hoặc giá trị thiệt hại làm sở để truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với một số tội phạm liên quan đến tài sản; sửa đổi cấu thành tội phạm
của một số tội về kinh tế, môi trường, trật tự an toàn hội…; bổ sung một số tội danh
mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế; từng bước hoàn
thiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo hướng nhân đạo
hơn là chỉ xem xét trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt khi không thể sử dụng được
các biện pháp xử lý khác; sửa đổi một số quy định cho phù hợp với các cam kết trong các
điều ước quốc tế mà Nhà nước ta là thành viên…
Uỷ ban Tư pháp nhận thấy, qua tổng kết việc thi hành BLHS năm 1999 và kết quả
khảo sát về thi hành BLHS một số địa phương, ngoài những vấn đề Chính phủ đề
nghị sửa đổi cũng còn một số vấn đề khác cần được nghiên cứu sửa đổi, tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho việc áp dụng pháp luật như về định lượng, các loại hình phạt, khoảng
cách khung hình phạt, cách chia khung hình phạt, cấu thành cụ thể của một số tội phạm,
các tình tiết làm căn cứ định tội hoặc định khung tăng nặng, căn cứ để miễn truy cứu
trách nhiệm hình sự, tách một số tội danh có cấu thành tội phạm ghép… Uỷ ban Tư pháp
2
cho rằng, để giải quyết một cách triệt để các vấn đề nêu trên một việc khó, chỉ thể
sửa đổi toàn diện BLHS mới đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên để sửa đổi toàn diện
BLHS là một công việc lớn, đòi hỏi phải thời gian nghiên cứu công phu trên sở
tổng kết, đánh giá đầy đủ việc thi hành BLHS mới thể thực hiện được. Do đó, trong
điều kiện hiện nay đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp tán thành với phạm vi sửa đổi và các
quan điểm chỉ đạo được nêu trong Tờ trình chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều khoản
của BLHS liên quan đến một số vấn đề bức xúc nhất của thực tiễn các ý kiến bản
tập trung thống nhất”. Phạm vi sửa đổi này cũng phù hợp với tên gọi là Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLHS.
Một số ý kiến cho rằng, phải sửa đổi toàn diện BLHS thì mới hoàn thiện được
bản các vấn đề trên, đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu bức xúc trong việc đấu tranh
phòng, chống tội phạm, đảm bảo sự cân đối về chính sách hình sự giữa các điều luật
khắc phục một cách cơ bản những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của BLHS
hiện nay.
3. Về cơ cấu của dự thảo Luật
Theo Tờ trình của Chính phủ đề nghị sửa đổi 47 điều, bỏ 01 điều bổ sung mới
16 điều, liên quan đến 12/23 chương của BLHS hiện hành. Trong dự thảo Luật, Điều 84
(Tội khủng bố thuộc Chương XI-Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) được chuyển thành
Điều 230a thuộc Chương XIX-Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
cho phù hợp với các điều ước quốc tế về chống khủng bố Việt Nam thành viên;
Điều 131 (Tội xâm phạm quyền tác giả thuộc Chương XIV - Các tội xâm phạm quyền tự
do, dân chủ của công dân) được chuyển thành Điều 170a Tội xâm phạm quyền tác giả
các quyền liên quan thuộc Chương XVI- Các tội xâm phạm trật tự quản kinh tế. Còn
các điều luật mới bổ sung được sắp xếp theo trật tự gần với các điều luật tương ứng của
BLHS hiện hành. Đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp tán thành với cơ cấu dự thảo Luật
cho rằng vớicấu của một dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều như vậy là hợp lý,
không gây ra những xáo trộn lớn trong trật tự chương, điều của BLHS hiện hành.
II. VỀ CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CỦA BLHS
A. Về sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS theo hướng nhân đạo hóa
1) Về hạn chế phạm vi áp dụng của hình phạt tử hình
- Tờ trình đề nghị bỏ hình phạt tử hình 17/29 điều luật cụ thể. Đó Tội hiếp
dâm (Điều 111); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139); Tội buôn lậu (Điều 153); Tội
sản xuất, buôn bán hàng giả lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng
bệnh (Điều 157); Tộim, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công
trái giả (Điều 180); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197); Tội chiếm đoạt
tàu bay, tàu thuỷ (Điều 221); Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh
quốc gia (Điều 231); Tội tham ô tài sản (Điều 278); Tội nhận hối lộ (Điều 279); Tội đưa
hối lộ (Điều 289); Tội chống mệnh lệnh (Điều 316); Tội đầu hàng địch (Điều 322); Tội
3
hủy hoại khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334); Tội phá hoại hòa
bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 341); Tội chống loài người (Điều 342); Tội phạm
chiến tranh (Điều 343). Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất tách Tội mua bán, vận chuyển,
tàng trữ trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194) thành 2 điều và bỏ hình phạt tử
hình đối với Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194a).
Về bản, Uỷ ban pháp tán thành với đề nghị của Chính phủ bỏ hình phạt tử
hình đối với nhiều tội danh trên đây cho rằng, trong điều kiện nước ta hiện nay
những năm tới, việc vẫn cần duy trì hình phạt tử hình trong một số tội là cần thiết, nhưng
chỉ áp dụng rất hạn chế đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng trong một số
trường hợp nhất định, để thể chế một cách đúng đắn chính sách hình sự đã được nêu
trong các nghị quyết của Đảng, đồng thời cũng phù hợp với xu hướng tiến bộ, thể hiện
bản chất nhân đạo của Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, việc Chính phủ
đề nghị bỏ hình phạt tử hình3 tội: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); Tội tham ô tài sản (Điều 278); Tội
nhận hối lộ (Điều 279), Uỷ banpháp nhận thấy chưa phù hợp (Lý do cụ thể xin được
trỡnh bày ở phần sau).
- Về sửa đổi, bổ sung Điều 35 của BLHS với nội dung “... một số ít tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng trong trường hợp các tội phạm này được thực hiện một cách dã man,
tàn bạo, mất nhân tính hoặc việc phạm tội và người phạm tội là mối đe dọa nghiêm trọng
cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”.
Đa số ý kiến Uỷ ban pháp cho rằng việc sửa đổi, bổ sung nội dung trên đây là
không cần thiết quy định hiện hành đã thể hiện đầy đủ nội dung tính khái quát
cao. Hơn nữa chính sách hình sự đối với các tội danh còn giữ mức hình phạt tử hình đã
được thể hiện ngay trong từng điều luật. Các tình tiết dự kiến bổ sung tại Điều 35 như
trên đều là các tình tiết tăng nặng của khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình. Do
đó, việc bổ sung nguyên tắc này vừa thừa, vừa không giá trị chỉ đạo trong việc áp
dụng pháp luật.
Có ý kiến nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung Điều 35, cho rằng việc sửa đổi này
là phù hợp với quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật “hạn chế áp dụng hình phạt
tử hình...”.
2) Về việc bổ sung Điều 75a về Miễn chấp hành điều kiện thời hạn còn lại
của hình phạt tù
Dự thảo Luật bổ sung Điều 75a quy định về miễn chấp hành có điều kiện thời hạn
còn lại của hình phạt với lập luận trong Tờ trình là để mở ra khả năng cho người chưa
thành niên phạm tội cải tạo tốt có thêmhội sớm được hòa nhập với gia đìnhcộng
đồng.
Đa số ý kiến của Uỷ ban pháp không tán thành bổ sung điều luật trên, cho
rằng các điều kiện đặt ra cho việc miễn chấp hành thời hạn còn lại của hình phạt đối
4
với người chưa thành niên được quy định tại Điều 75a trong dự thảo Luậtchưa rõ, sẽ
gây khó khăn trong việc áp dụng, như cam kết tuân thủ những điều kiện thử thách nhất
định hoặc đều người chưa thành niên phải tuân thủ những điều kiện thử thách
những khái niệm chung chung, rất khó xác định. Việc quy định người chưa thành niên
phải tiếp tục chấp hành thời gian thử thách bằng thời hạn được miễn chấp hành hình phạt
tù và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt đã được miễn, nếu trong thời gian thử thách
họ lại phạm tội mới bị kết án quá nghiêm khắc, không đáp ứng mục đích, yêu cầu
nhân đạo hoá. Điều đáng lưu ý là, quy định miễn chấp hành thời gian còn lại của hình
phạt tù kèm theo thời gian thử thách là một chế định hoàn toàn mới, chưa có quy định về
trình tự, thủ tục để thực hiện. Do đó, Uỷ ban Tư pháp đề nghị nghiên cứu sửa đổi Điều 76
của BLHS theo hướng mở rộng hơn nữa việc miễn chấp hành hình phạt còn lại cho
người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt khi hội đủ những điều kiện do luật
định hoặc giảm hết thời hạn còn lại của hình phạt tù trong trường hợp đặc biệt.
Một số ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật cho rằng, quy định như
vậy sẽ tạo hội, động lực cho người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt nỗ
lực, cố gắng trong việc chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trại giam, tích cực học
tập, lao động, cải tạo để có thể sớm được trở về gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, loại ý
kiến này cũng cho rằng, nếu nhất trí về chủ trương thì nội dung của điều luật cần quy
định lại cho chặt chẽ, ràng cụ thể hơn; đồng thời đề nghị cùng với việc bổ sung
Điều 75a thì cần sửa đổi Điều 269 về Thủ tục giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình
phạt Điều 309 về Chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp, giảm hoặc miễn chấp
hành hình phạt của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành để quy định này thể áp dụng
được.
3) Về việc phi hình sự hóa một số hành vi phạm tội
- Về bỏ Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199).
Theo quy định của Luật phòng, chống ma túy thì đối tượng nghiện ma túy (tức
người sử dụng ma túy trái phép) được coi người mắc bệnh phải được áp dụng chế
độ cai nghiện. Mặt khác khi quy định về trách nhiệm của người sử dụng trái phép chất ma
túy, Luật phòng, chống ma túy không đặt vấn đề xử lý hình sự đối với các đối tượng này.
Uỷ ban pháp nhận thấy người sử dụng ma tóy trái phép tuy vi phạm pháp luật
nhưng không phải hành vi nguy hiểm cho hội đến mức phải xử về hình sự. Do
đó, Uỷ ban pháp nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc bỏ Tội sử dụng trái phép
chất ma túy tại Điều 199 của BLHS hiện hành.
- Về không quy định hành vi ở lại nước ngoài trái phép là tội phạm trong Tội xuất
cảnh, nhập cảnh trái phép; tộilại nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điều 274)
của BLHS hiện hành.
Uỷ ban Tư pháp tán thành với việc sửa đổi trên, vì cho rằng hiện nay một số lượng
lớn công dân Việt Nam ra nước ngoài làm ăn, học tập, sinh sống, do nhiều nguyên nhân
5
khác nhau chủ yếu kiếm sống, làm kinh tế nên không ít trường hợp lại nước
ngoài khi đã hết hạn và không được phép của nước sở tại cũng như của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền của Việt Nam. Điều này vi phạm quy định về nhậpcủa nước sở tại
sẽ bị xử theo pháp luật nước đó hình thức chủ yếu bị trục xuất. Nhiều nước
không coi đây là hành vi phạm tội. Qua kết quả khảo sát của Uỷ ban Tư pháp về tình hình
thi hành BLHS một số địa phương cho thấy các trường hợp lại nước ngoài trái phép
với những do thông thường khi trở về nước đều không bị xử bằng biện pháp hình
sự. Đối với người ở lại nước ngoài trái phép nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân
thì tùy từng trường hợp mà bị xét xử theo các tội danh tương ứng quy định tại chương XI
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia của BLHS.
B. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BLHS NHẰM GÓP PHẦN
THÁO GỠ MỘT BƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG THỰC
TIỄN VÀ BỔ SUNG MỘT SỐ HÀNH VI PHẠM TỘI MỚI PHÁT SINH
1. Về nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
một số tội phạm
Dự thảo Luật quy định mức định lượng khởi điểm về giá trị tài sản bị chiếm đoạt
quy định tại khoản 1 các Điều 137, 138, 139, 278, 280, về giá trị thiệt hại quy định tại
khoản 1 Điều 143 về giá trị tài sản quy định tại khoản 1 các Điều 279, 283, 289, 290,
291 của BLHS từ 500.000 đồng lên 2 triệu đồng; nâng mức định lượng khởi điểm về giá
trị tài sản bị chiếm đoạt quy định tại khoản 1 Điều 140 của BLHS từ 1 triệu đồng lên 4
triệu đồng.
Về cơ bản, đa số ý kiến của Uỷ ban pháp tán thành việc nâng mức định lượng
tối thiểu để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm quy định tại các
điều luật nêu trên và việc vẫn dùng tiền làm thước đo giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị thiệt
hại hoặc giá trị tài sản khác liên quan đến tội phạm. Qua tổng kết 8 năm thi hành BLHS
cũng như kết quả khảo sát của Uỷ ban Tư pháp về việc thi hành BLHS cho thấy, các mức
định lượng tối thiểu về giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái
phép, giá trị thiệt hại do tội phạm gây ra quá thấp, không phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế - hội của đất nước cũng như chưa phản ánh được yêu cầu thực tiễn đấu
tranh chống tội phạm. Việc nâng mức định lượng tối thiểu làm sở để truy cứu trách
nhiệm hình sự xác định lại một cách đúng đắn hành vi nguy hiểm cho hội tới mức
phải xử về hình sự, góp phần phi hình sự hóa đối với một số hành vi phạm tội. Tuy
nhiên, Uỷ ban pháp nhận thấy trong dự án Luật chỉ sửa đổi mức định lượng tối thiểu
về giá trị tài sản bị chiếm đoạt hoặc giá trị tài sản bị thiệt hại, giá trị tài sản khác liên quan
đến hành vi phạm tội để làm sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội chiếm
đoạt tài sản và một số tội phạm khác có liên quan đến tài sản quy định ở 13 điều luật của
BLHS hiện hành là chưa đầy đủ, vì BLHS có tới 23 điều luật với 76 khoản quy định mức
định lượng về giá trị tiền, tài sản hoặc mức thiệt hại được tính bằng tiền. Do đó, Uỷ ban
pháp đề nghị Chính phủ soát để xác định mức định lượng tối thiểu về giá trị tiền,
6
tài sản hoặc giá trị thiệt hại được tính bằng tiền làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với các điều luật còn lại, bảo đảm sự cân đối chung phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế - hội, nhất tình trạng lạm phát cao hiện nay, như Tội chiếm giữ trái
phép tài sản (Điều 141), Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142)... của BLHS.
Một số ý kiến cho rằng, mức định lượng tối thiểu về tiền, giá trị tài sản hoặc giá trị
thiệt hại được tính bằng tiền liên quan đến hành vi phạm tội để làm sở truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với các tội chiếm đoạt tài sản một số tội phạm khác liên quan
đến tài sản được quy định trong dự thảo Luật còn thấp, mới chỉ căn cứ vào mức độ trượt
giá và tình hình lạm phát hiện nay chứ chưa tính đến sự tăng lên của mức sống, sự chênh
lệnh thu nhập giữa nông thôn thành thị; giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng
xa. Có ý kiến đề nghị không nên quy định bằng số tiền cụ thể mà có thể dùng mức lương
tối thiểu của cán bộ, công chức làm cơ sở bảo đảm tương đối ổn định, tránh sự biến động
của giá trị đồng tiền.
2. Sửa đổi, bổ sung các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
a) Về sửa đổi, bổ sung Tội đầu cơ (Điều 160)
Khoản 1 Điều 160 của BLHS hiện hành được bổ sung cụm từ: “hoặc tình hình khó
khăn về kinh tế “từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng”.” và nâng số tiền phạt
Đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp nhất trí với dự thảo Luật, vì thực tế vừa qua cho
thấy, lợi dụnghở trong quản kinh tế, tài chính, thị trường của Nhà nước, có một số
hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường thu lời bất chính gây hậu quả hết sức nguy hại cho
nền kinh tế quốc dân cũng như đời sống của người lao động. Trong khi đó cấu thành của
Tội đầutheo quy định của BLHS hiện hành quá hẹp nên không xử lý được hình sự
đối với các hành vi này. Uỷ ban Tư pháp cho rằng hiện nay nền kinh tế của nước ta đang
vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN nên đòi hỏi phải tăng cường sự quản
của Nhà nước về tài chính, thị trường, giá cả... bảo đảm phát triển kinh tế bền
vững, trật tự theo đúng quy định của pháp luật, nhất tạo sự ổn định cho đời sống kinh
tế - hội. Do đó, cần thiết xử về hình sự đối với những trường hợp lợi dụng hoàn
cảnh thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, để gomhoặc tình hình khó khăn về kinh tế
hàng, găm hàng tạo ra sự khan hiếm giả tạo nhằm trục lợi gây hậu quả nghiêm trọng. Đây
là hành vi phải được xử lý nghiêm và cần được tăng cường các chế tài về kinh tế.
Một số ý kiến cho rằng, trong nền kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh phải tự
khai thác nguồn hàng, thu gom hàng hoá, lợi dụng cơ hội để hoạt động kinh doanh thu lợi
nhuận. Vì vậy, cần quy định lại cấu thành của Tội đầu cơ theo hướng thu hẹp phạm vi để
vừa bảo đảm yêu cầu phòng, chống tội phạm vừa bảo đảm quyền tự do kinh doanh của
doanh nghiệp. biệt ý kiến cho trong nền kinh tế thị trường, các nhân, doanh
nghiệp quyền tự do kinh doanh, không hạn chế quy mô, phạm vi mức độ kinh
doanh thì không nên giữ lại tội danh này trong BLHS hành vi đầu trong nền kinh
7
tế thị trường cần được điều chỉnh bằng Luật cạnh tranh, các luật thuế cũng như các chính
sách kinh tế vĩ mô khác.
b) Về sửa đổi, bổ sung Tội trốn thuế, gian lận thuế (Điều 161)
Điều 161 của BLHS hiện hành được bổ sung cụm từ “ nâng cácgian lận thuế
mức định lượng số tiền trốn thuế để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đa số ý kiến của Uỷ ban pháp không nhất trí với dự thảo Luật, cho rằng
“gian lận thuế” chỉ một trong những thủ đoạn để trốn thuế, việc bổ sung cụm từ trên
vừa thừa và nếu liệt kê các hành vi thì lại không bao quát hết, do đó đề nghị giữ như quy
định hiện hành. Uỷ ban pháp nhận thấy, thực tế thời gian qua việc xử hành vi trốn
thuế nhìn chung chưa nghiêm, chủ yếu là xử lý hành chính, chỉ một số ít được xử lý bằng
các biện pháp hình sự. Đây là hành vi gây thiệt hại trực tiếp, nghiêm trọng đến nguồn thu
của Nhà nước nền kinh tế quốc dân nên cần phải được xử nghiêm minh, bảo đảm
tính răn đe, phòng ngừa chung. vậy, Uỷ ban pháp đề nghị sửa đổi Điều 161 theo
hướng một mặt nâng mức tiền phạt lên cao hơn nữa đối với tội danh này, mặt khác cần
giữ nguyên mức định lượng số tiền trốn thuế làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Một số ý kiến tán thành dự thảo Luật về việc bổ sung cụm từ gian lận thuế”
nâng các mức định lượng số tiền trốn thuế, gian lận thuế để truy cứu trách nhiệm hình sự
như quy định tại Điều 161 dự thảo Luật, vì cho rằng mức định lượng số tiền trốn thuế để
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành không còn phù hợp với tình hình
kinh tế -xã hội hiện nay.
c) Về sửa đổi, bổ sung Tội xâm phạm quyền tác giả các quyền liên quan
(Điều 170a) Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quyền đối với giống cây
trồng (Điều 171)
Điều 131 Tội xâm phạm quyền tác giả thuộc Chương XIV - Các tội xâm phạm
quyền tự do, dân chủ của công dân của BLHS hiện hành được chuyển thành Điều 170a
Tội xâm phạm quyền tác giả các quyền liên quan thuộc Chương XVI - Các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế và sửa cấu thành của tội này theo hướng bỏ các dấu hiệu “đã
bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại các điều này hoặc đã bị kết
án về các tội này, chưa được xoá án tích còn vi phạm” gây hậu quả nghiêm
trọng”; sửa đổi, bổ sung cấu thành Điều 171.
Đa số ý kiến của Uỷ ban pháp tán thành với việc sửa đổi 2 điều luật trên đây,
bảo đảm tính tương đồng với quy định của các điều ước quốc tế Việt Nam thành
viên; phù hợp với Luật sở hữu trí tuệ, các quy định khác liên quan với điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Một số ý kiến đề nghị đề nghị cân nhắc việc bỏ dấu hiệu đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này…mà còn vi phạm” của BLHS hiện hành
cho rằng, căn cứ vào tính chất, đặc điểm, mức độ nguy hiểm của hành vi thì vẫn cần
8
giữ lại các yếu tố trong cấu thành của các tội danh này đã bị xử phạt hành chính đối
với hành vi xâm phạm quyền tác giả, các quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp
quyền đối với giống cây trồng gây hậu quả”, đồng thời cũng cần giữ lại yếu tố
nghiêm trọng trong cấu thành bản tại khoản 1 Điều 131 khoản 1 Điều 171 của
BLHS hiện hành, các hành vi vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu nên áp dụng các
biện pháp xử hành chính buộc bồi thường dân sự. Biện pháp hình sự chỉ áp dụng
trong trường hợp các hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng cho các khách thể được
bảo vệ.
Ngoài ra, ý kiến đề nghị làm rõ khái niệm để làm sởquy thương mại
cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm.
d) Về sửa đổi, bổ sung tội vi phạm quy định về quản lý đất đai (Điều 174)
Điều 174 của dự thảo Luật bỏ dấu hiệu “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn
vi phạmcủa quy định hiện hành bổ sung vào cấu thành của tội danh dấu hiệu gây
hậu quả nghiêm trọng đất diện tích lớn hoặc giá trị lớn vào khoản 1 Điều
này, các cấu thành tương ứng vào khoản 2 khoản 3 với lập luận trong Tờ trình để
tạo sở pháp cho việc xử hình sự đối với những người vi phạm chưa bị xử
kỷ luật nhưng hành vi của họ lại gây hậu quả nghiêm trọng.
Uỷ ban tư pháp nhận thấy, việc xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm các quy định
về quản đất đai trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do quy định của
điều luật chỉ xử lý hình sự đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật về quản
đất đai đã bị xử kỷ luật về hành vi này còn vi phạm. Trong khi đó trên thực tế
những người hành vi vi phạm sau khi bị xử kỷ luật thì thường được điều chuyển
sang làm công việc khác; cho thôi việc hoặc vi phạm lần đầu chưa bị xử lý kỷ luật nhưng
hành vi vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về nhiều mặt đối với đời sống xã hội.
Do đó, đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp tán thành với quy định của dự thảo Luật về việc
sửa tội danh trên đây.
Một số ý kiến cho rằng việc nâng mức hình phạt tiền đối với tội này như quy định
của dự thảo Luật là quá nhẹ, vì đất đaitài sản quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước thống nhất quản lý, việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện các hành vi
phạm tội thể gây thất thoát đặc biệt lớn đối với tài sản của Nhà nước, gây bức xúc,
phản ứng trong nhân dân trường hợp làm phát sinh khiếu kiện tập trung, đông
người, kéo dài... Do đó, đề nghị nâng mức hình phạt cao hơn nữa đối với loại tội này để
bảo đảm tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.
e) Bổ sung một số tội danh mới trong lĩnh vực tài chính, kế toán chứng
khoán
Dự thảo Luật đã bổ sung một số tội danh mới là: Tội in, phát hành, mua bán, sử
dụng trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước (Điều 164a); Tội vi phạm
quy định về bảo quản, quản hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước (Điều
9
164b); Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật khi chào bán, niêm yết
hoặc giao dịch chứng khoán (Điều 181a); Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng
khoán (Điều 181b); Tội gian lận lừa đảo trong giao dịch chứng khoán (Điều 181c);
Tội thao túng giá chứng khoán (Điều 181d).
Đa số ý kiến của Uỷ ban pháp tán thành với việc bổ sung các tội danh trên,
cho rằng đây các hành vi mới phát sinh, nguy hiểm cho hội mức độ cao đòi hỏi
phải bị xử về hình sự. Riêng về lĩnh vực chứng khoán lĩnh vực chuyên môn phức
tạp, do đó trước mắt chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với những hành vi nguy hiểm
cho xã hội mang tính phổ biến, ổn định, đồng thời cần quy định hơn cấu thành cơ bản
của tội danh này để bảo đảm tính khả thi trong áp dụng pháp luật.
Một số ý kiến cho rằng thể vận dụng các tội danh hiện trong BLHS hiện
hành như Tội lừa dối khách hàng (Điều 162), Tội kinh doanh trái phép (Điều 159) hoặc
sửa đổi cấu thành của một số tội phạm tương ứng trong BLHS để truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với các hành vi phạm tội mới được bổ sung mà không nhất thiết phải bổ sung
các tội danh mới.
3. Sửa đổi, bổ sung các tội phạm về môi trường (Chương XVII)
Dự thảo Luật quy định hợp nhất 3 tội danh trong BLHS hiện hành thành Tội gây ô
nhiễm môi trường (về không khí, nguồn nước và đất), đồng thời sửa cấu thành cơ bản của
tội danh này; sửa đổi Điều 185 về Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải
hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường thành Tội đưa chất thải vào
lãnh thổ Việt Nam; sửa đổi Điều 190 về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động thuộc
các loài được ưu tiên bảo vệ và Điều 191 về Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo
tồn thiên nhiên; bổ sung 3 tội danh mới về môi trường đó Tội vi phạm quy định về
quản chất thải nguy hại (Điều 182a), Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi
trường (Điều 182b) Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 191a);
nâng mức phạt tiền đối với các tội phạm về môi trường.
Đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp tán thành với việc sửa đổi, bổ sung các tội phạm
về môi trường trong dự thảo Luật, nhằm tạo sở pháp đầy đủ thuận lợi cho việc
xử các hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Qua kết quả khảo sát của Uỷ
ban Tư pháp về tình hình thi hành BLHS đối với các tội phạm trong lĩnh vực môi trường
cho thấy, các tội danh về môi trường rất ít được áp dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu
tranh chống và phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực này. Nguyên nhân của tình trạng trên
là do nhiều quy định hiện hành không có tính khả thi, rất khó áp dụng trong thực tế, như
đối với các tội gây ô nhiễm môi trường quy định tại các điều 182, 183, 184, 185 của
BLHS hiện hành, muốn xử được thì cần phải hội đủ ba yếu tố cấu thành tội phạm: (1)
thải chất gây ô nhiễm môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép; (2) đã bị xử phạt hành
chính cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục; (3) gây hậu quả nghiêm
trọng. Việc xác định hậu quả nghiêm trọng của hành vi gây ô nhiễm môi trường thường
10
rất khó khăn, nhiều trường hợp không thể xác định hậu quả ngay sau một thời
gian dài, thậm chí sau hàng chục năm mớithể xác định được hậu quả. Do đó, việc xử
lý các hành vi vi phạm môi trường hiện nay phổ biến biện pháp hành chính, chưa bảo
đảm tính nghiêm minh.
Một số ý kiến cho rằng, việc khó khăn trong xử tội phạm về môi trường do
khó xác định chủ thể; chủ thể gây ô nhiễm môi trường hiện nay chủ yếu là các pháp nhân
và theo quy định của pháp luật thì không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.
Ý kiến này đề nghị đã đến lúc cần nghiên cứu, xem xét để quy định trách nhiệm hình sự
của pháp nhân trong một số lĩnh vực nhất định (như môi trường, thuế...) với những chế
tài phù hợp để tăng cường tính khả thi khắc phục những bất cập trong việc xử loại
tội phạm này.
Để nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm về môi trường, Uỷ ban Tư pháp cho
rằng cần triển khai thực hiện nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, trong đó chú trọng các
biện pháp kinh tế, chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các doanh nghiệp
sử dụng công nghệ sạch không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng mức phạt tiền
đối với các doanh nghiệp, nhà sản xuất không tuân thủ nghiêm chỉnh các yêu cầu về bảo
vệ môi trường, ngoài ra áp dụng các biện pháp khác rút giấy phép, thông báo công khai
hành vi vi phạm... Trong phạm vi sửa đổi, bổ sung BLHS lần này cần nâng cao hơn nữa
mức phạt tiền với tư cách là hình phạt chính và hình phạt bổ sung đối với các tội phạm về
môi trường, quy định trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường.
4. Sửa đổi, bổ sung các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
a) Về việc sửa đổi Điều 224, Điều 225 và Điều 226
Đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp tán thành với việc sửa đổi, bổ sung các quy định
về tội phạm trong lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung và tin học nói riêng theo hướng
làm hơn cấu thành bản của các tội danh, bổ sung các hành vi nguy hiểm mới phát
sinh như truy cập trái phép, đón chặn thông tin trái phép, sử dụng trái phép thiết bị và các
hành vi khác xâm hại đến thiết bị, số liệu, dịch vụ thông tin, truyền thông, sử dụng công
nghệ thông tin để chiếm đoạt tài sản… Đồng thời, đề nghị nâng mức phạt tiền hình
phạt tù nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.
Ngoài ra, cũng ý kiến trên cho rằng, công nghệ thông tin một lĩnh vực kỹ thuật
phức tạp thay đổi nhanh chóng nên việc quy định trách nhiệm hình sự đối với các
hành vi nguy hiểm trong lĩnh vực này cần bảo đảm chặt chẽ, có tính khả thi cao và trước
mắt rà soát chỉ xử lý hình sự đối với các hành vi nguy hiểm đã xảy ra một cách phổ biến
và đã ổn định.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc không nên bỏ dấu hiệu đã bị xử kỷ luật, xử
phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” trong cấu thành cơ bản của các tội này,
vì cho rằng, đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này thì mức độ nguy hiểm cho
11
hội cao trước hết phải đã qua xử kỷ luật, xử phạt hành chính vẫn ctình vi phạm
thì mới bị xử lý về hình sự.
b) Về viêc bổ sung Điều 226a và Điều 226b
Đa số ý kiến của Uỷ ban pháp tán thành quy định trách nhiệm hình sự đối với
các hành vi mới phát sinh trong lĩnh vực tin học như truy cập bất hợp pháp vào mạng
viễn thông, máy tính, internet hoặc thiết bị số của người sử dụng mạng viễn thông, máy
tính, internet, thiết bị số để thực hiện các mục đích bất hợp pháp hoặc nhằm chiếm đoạt
tài sản, góp phần tạo sở pháp cho việc đấu tranh chống phòng ngừa tội phạm
này. Đây cácnh vi đã đang xảy ra khá phổ biến, gây hậu quả nghiêm trọng về
nhiều mặt cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Một số ý kiến cho rằng, về thực chất việc sử dụng mạng viễn thông, mạng máy
tính hoặc thiết bị số để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc vì các mục đích như phá
hoại, đánh cắp dữ liệu thông tin, thay đổi trái phép dữ liệu… cũng hành vi chiếm đoạt
tài sản, huỷ hoại tài sản với phương thức, thủ đoạn phạm tội là sử dụng công nghệ cao
cho rằng thể xử các hành vi này về các tội như Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
(Điều 137), Tội trộm cắp tài sản (Điều 138), Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142), Tội
huỷ hoại hoặc cố ý làm hỏng tài sản (Điều 143) ... của BLHS. Do đó, đề nghị soát
các tội danh mới để không quy định trùng lặp với các tội danh đã được BLHS hiện hành
quy định.
C. Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS nhằm thực hiện các điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
1. Về sửa đổi, bổ sung tội mua bán phụ nữ, trẻ em và các tội phạm liên quan
a) Về sửa đổi, bổ sung Điều 119 và Điều 120
Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung cấu thành và đổi tên Điều 119 Tội mua bán phụ
nữ của BLHS hiện hành thành Tội buôn bán người sửa đổi về mặt kỹ thuật Điều 120
Tội mua bán, chiếm đoạt, đánh tráo trẻ em.
Uỷ ban pháp tán thành với việc sửa đổi, bổ sung trên đây cho rằng trong
những năm gần đây, cùng với hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em xảy ra khá nghiêm trọng,
phức tạp xu hướng gia tăng, cũng đã xuất hiện nhiều hành vi mua bán nam giới,
đồng thời xuất hiện các hành vi như tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp
nhận người nhằm mục đích bóc lột…. BLHS hiện hành quy định hai điều về Tội mua bán
phụ nữ (Điều 119) Tội mua bán, chiếm đoạt, đánh tráo trẻ em (Điều 120) chưa bao
quát hành vi phạm tội trong lĩnh vực này, như hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp;
thủ đoạn cưỡng bức, lừa gạt, man trá; đối tượng tác động là nam giới… và mục đích bóc
lột cũng không phải yếu tố cấu thành bắt buộc của tội phạm. Do đó, việc sửa đổi các
tội danh này vừa khắc phục được những hạn chế trên, vừa đáp ứng yêu cầu Công ước của
12
Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư bổ sung về
phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người mà Việt Nam đã ký kết.
Căn cứ vào các quy định của Nghị định thư, Uỷ ban Tư pháp đề nghị cần thiết quy
định ràng chặt chẽ hơn cấu thành bản của Tội buôn bán người, chẳng hạn dấu
hiệu về hành vi khách quan của tội phạm này phải bao gồm các hành vi như tuyển mộ,
vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử
dụng, đe doạ sử dụng lực hay ép buộc, bắt cóc, lừa gạt…; mục đích bóc lột của kẻ
phạm tội phải được liệt cụ thể theo nội dung của Nghị định thư như việc bóc lột mại
dâm và những hình thức bóc lột tình dục khác; các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng
bức; nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc việc lấy các bộ phận cơ thể...
Đối với việc buôn bán người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cần
quy định là một tình tiết tăng nặng định khung cho phù hợp với kỹ thuật lập pháp. Do đó,
đề nghị sửa đoạn 2 khoản 1 thành khoản 2 của Điều này, với nội dung “2. Phạm tội đối
với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì bị phạt tù từ ba năm đến tám
năm” và bổ sung vào khoản 2 Điều này tình tiết tăng nặng là buôn bán phụ nữ.
b) Về việc bổ sung Tội lợi dụng việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi
(Điều 119a)
Khoản 1 Điều 119a của dự thảo Luật quy định “Người nào lợi dụng việc giới thiệu
trẻ em làm con nuôi mà thoả thuận nhận hoặc đã nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác có
giá trị từ hai triệu đồng trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119, thì bị
phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Đa số ý kiến của Uỷ ban pháp tán thành với việc bổ sung tội danh trên tạo
sở pháp để xử hình sự đối với những ngườihành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi
một cách không lương thiện nhằm trục lợi bất hợp pháp và cho rằng, nuôi con nuôi là một
hoạt động nhân đạo xã hội sâu sắc, bảo đảm quyền được chăm sóc nuôi dưỡng trong môi
trường lành mạnh, đặc biệt là đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Do đó, hành vi
lợi dụng việc giới thiệu con nuôi để trục lợi bất hợp pháp hành vi nguy hiểm cho
hội, cần phải được ngăn chặn và xử lý nghiêm minh về hình sự.
Một số ý kiến cho rằng, không nên bổ sung Điều 119a trong dự thảo Luật, cấu
thành cơ bản của tội danh này là chưa rõ về hành vi khách quan của tội phạm.
2. Về sửa đổi, bổ sung các tội phạm liên quan đến rửa tiền (Điều 251)
Dự thảo Luật sửa đổi Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có của BLHS
hiện hành (Điều 151) thành Tội rửa tiền theo hướng sửa cấu thành cơ bản để bao quát các
hành vi phạm tội rửa tiền phát sinh trên thực tế cũng đã được quy định trong Nghị
định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/5/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền cũng
như các yêu cầu của Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các khuyến
nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).
13
| 1/17

Preview text:

QUỐC HỘI KHÓA XII
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM UỶ BAN TƯ PHÁP
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------
---------------------------------------- Số: 1838/BC-UBTP12
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2008 BÁO CÁO THẨM TRA
VỀ DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ----------------
Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội,
Thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2008 của Quốc hội, ngày 12
tháng 9 năm 2008, Uỷ ban tư pháp đã họp toàn thể để thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự theo Tờ trình số 126/TTr-CP ngày 10 tháng 9 năm
2008 của Chính phủ. Tham dự phiên họp có lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đại
diện Văn phòng trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Toà án quân sự trung ương.
Tại phiên họp ngày 23/09/2008, trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra
của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án
Luật. Tiếp thu ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban tư pháp của Quốc hội,
Chính phủ đã chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội tại kỳ họp này theo Tờ
trình số 155/TTr–CP ngày 09/10/2008 (sau đây gọi chung là Tờ trình). Uỷ ban tư pháp
xin trình Quốc hội Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự.
I. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự
Bộ luật hình sự (BLHS) được ban hành năm 1999 đã thể chế hóa một bước chủ
trương, chính sách hình sự và cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta, nhất là những
vấn đề về tội phạm và hình phạt, các chính sách nhân đạo... Qua 8 năm thực hiện, BLHS
đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, đấu tranh chống
và phòng ngừa tội phạm, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên,
trước yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, tiến hành cải cách hành chính, cải cách tư pháp, mở rộng và hoàn thiện hơn 2
nữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa..., một số quy định của BLHS năm 1999 không còn
phù hợp với thực tiễn, một số hành vi phạm tội mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường
chưa được BLHS quy định nên chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đấu tranh phòng,
chống tội phạm trong tình hình mới, nhất là việc tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực,
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của BLHS nhằm thể chế hóa kịp thời Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày
02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời
gian tới (Nghị quyết số 08/NQ-TW) và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49/NQ-TW), góp
phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật, đồng thời để thực
hiện cam kết quốc tế mà Nhà nước ta là thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi
hành thống nhất các quy định của BLHS là yêu cầu bức xúc đang đặt ra. Vì vậy, Uỷ ban
tư pháp nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS.
2. Về phạm vi sửa đổi, bổ sung và quan điểm chỉ đạo
- Về quan điểm chỉ đạo: Uỷ ban Tư pháp nhận thấy, về cơ bản dự án Luật đã quán
triệt các quan điểm được nêu trong Nghị quyết số 08/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-
TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, để bao quát, chặt chẽ hơn cần quán triệt thêm quan
điểm: những nội dung được sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm tính dự báo cao, tránh việc
sửa đổi, bổ sung nhiều lần; phải phù hợp với xu hướng tiến bộ của pháp luật hình sự trên
thế giới; rõ ràng, cụ thể, bảo đảm sự tương đồng, cân đối về mặt chính sách giữa các nội
dung đã sửa đổi và nội dung còn lại của BLHS.
- Về phạm vi sửa đổi, bổ sung: Dự thảo Luật sửa đổi 47 điều, bỏ 1 điều và bổ sung
16 điều của BLHS hiện hành, theo đó, bỏ hình phạt tử hình ở một số tội danh cụ thể, sửa
đổi mức định lượng về giá trị tài sản hoặc giá trị thiệt hại làm cơ sở để truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với một số tội phạm liên quan đến tài sản; sửa đổi cấu thành tội phạm
của một số tội về kinh tế, môi trường, trật tự an toàn xã hội…; bổ sung một số tội danh
mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế; từng bước hoàn
thiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo hướng nhân đạo
hơn là chỉ xem xét trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt khi không thể sử dụng được
các biện pháp xử lý khác; sửa đổi một số quy định cho phù hợp với các cam kết trong các
điều ước quốc tế mà Nhà nước ta là thành viên…
Uỷ ban Tư pháp nhận thấy, qua tổng kết việc thi hành BLHS năm 1999 và kết quả
khảo sát về thi hành BLHS ở một số địa phương, ngoài những vấn đề mà Chính phủ đề
nghị sửa đổi cũng còn một số vấn đề khác cần được nghiên cứu sửa đổi, tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho việc áp dụng pháp luật như về định lượng, các loại hình phạt, khoảng
cách khung hình phạt, cách chia khung hình phạt, cấu thành cụ thể của một số tội phạm,
các tình tiết làm căn cứ định tội hoặc định khung tăng nặng, căn cứ để miễn truy cứu
trách nhiệm hình sự, tách một số tội danh có cấu thành tội phạm ghép… Uỷ ban Tư pháp 3
cho rằng, để giải quyết một cách triệt để các vấn đề nêu trên là một việc khó, chỉ có thể
sửa đổi toàn diện BLHS mới đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên để sửa đổi toàn diện
BLHS là một công việc lớn, đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu công phu trên cơ sở
tổng kết, đánh giá đầy đủ việc thi hành BLHS mới có thể thực hiện được. Do đó, trong
điều kiện hiện nay đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp tán thành với phạm vi sửa đổi và các
quan điểm chỉ đạo được nêu trong Tờ trình là “chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều khoản
của BLHS liên quan đến một số vấn đề bức xúc nhất của thực tiễn mà các ý kiến cơ bản
tập trung thống nhất”
. Phạm vi sửa đổi này cũng phù hợp với tên gọi là Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLHS.
Một số ý kiến cho rằng, phải sửa đổi toàn diện BLHS thì mới hoàn thiện được cơ
bản các vấn đề trên, đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu bức xúc trong việc đấu tranh
phòng, chống tội phạm, đảm bảo sự cân đối về chính sách hình sự giữa các điều luật và
khắc phục một cách cơ bản những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của BLHS hiện nay.
3. Về cơ cấu của dự thảo Luật
Theo Tờ trình của Chính phủ đề nghị sửa đổi 47 điều, bỏ 01 điều và bổ sung mới
16 điều, liên quan đến 12/23 chương của BLHS hiện hành. Trong dự thảo Luật, Điều 84
(Tội khủng bố thuộc Chương XI-Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) được chuyển thành
Điều 230a thuộc Chương XIX-Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
cho phù hợp với các điều ước quốc tế về chống khủng bố mà Việt Nam là thành viên;
Điều 131 (Tội xâm phạm quyền tác giả thuộc Chương XIV - Các tội xâm phạm quyền tự
do, dân chủ của công dân) được chuyển thành Điều 170a Tội xâm phạm quyền tác giả và
các quyền liên quan thuộc Chương XVI- Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Còn
các điều luật mới bổ sung được sắp xếp theo trật tự gần với các điều luật tương ứng của
BLHS hiện hành. Đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp tán thành với cơ cấu dự thảo Luật và
cho rằng với cơ cấu của một dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều như vậy là hợp lý,
không gây ra những xáo trộn lớn trong trật tự chương, điều của BLHS hiện hành.
II. VỀ CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CỦA BLHS
A. Về sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS theo hướng nhân đạo hóa
1) Về hạn chế phạm vi áp dụng của hình phạt tử hình
- Tờ trình đề nghị bỏ hình phạt tử hình ở 17/29 điều luật cụ thể. Đó là Tội hiếp
dâm (Điều 111); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139); Tội buôn lậu (Điều 153); Tội
sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng
bệnh (Điều 157); Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công
trái giả (Điều 180); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197); Tội chiếm đoạt
tàu bay, tàu thuỷ (Điều 221); Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh
quốc gia (Điều 231); Tội tham ô tài sản (Điều 278); Tội nhận hối lộ (Điều 279); Tội đưa
hối lộ (Điều 289); Tội chống mệnh lệnh (Điều 316); Tội đầu hàng địch (Điều 322); Tội 4
hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334); Tội phá hoại hòa
bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 341); Tội chống loài người (Điều 342); Tội phạm
chiến tranh (Điều 343). Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất tách Tội mua bán, vận chuyển,
tàng trữ trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194) thành 2 điều và bỏ hình phạt tử
hình đối với Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194a).
Về cơ bản, Uỷ ban Tư pháp tán thành với đề nghị của Chính phủ bỏ hình phạt tử
hình đối với nhiều tội danh trên đây và cho rằng, trong điều kiện ở nước ta hiện nay và
những năm tới, việc vẫn cần duy trì hình phạt tử hình trong một số tội là cần thiết, nhưng
chỉ áp dụng rất hạn chế đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng trong một số
trường hợp nhất định, để thể chế một cách đúng đắn chính sách hình sự đã được nêu
trong các nghị quyết của Đảng, đồng thời cũng phù hợp với xu hướng tiến bộ, thể hiện
bản chất nhân đạo của Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, việc Chính phủ
đề nghị bỏ hình phạt tử hình ở 3 tội: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); Tội tham ô tài sản (Điều 278); Tội
nhận hối lộ (Điều 279), Uỷ ban Tư pháp nhận thấy chưa phù hợp (Lý do cụ thể xin được trỡnh bày ở phần sau).
- Về sửa đổi, bổ sung Điều 35 của BLHS với nội dung “... một số ít tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng trong trường hợp các tội phạm này được thực hiện một cách dã man,
tàn bạo, mất nhân tính hoặc việc phạm tội và người phạm tội là mối đe dọa nghiêm trọng
cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”.

Đa số ý kiến Uỷ ban tư pháp cho rằng việc sửa đổi, bổ sung nội dung trên đây là
không cần thiết vì quy định hiện hành đã thể hiện đầy đủ nội dung và có tính khái quát
cao. Hơn nữa chính sách hình sự đối với các tội danh còn giữ mức hình phạt tử hình đã
được thể hiện ngay trong từng điều luật. Các tình tiết dự kiến bổ sung tại Điều 35 như
trên đều là các tình tiết tăng nặng của khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình. Do
đó, việc bổ sung nguyên tắc này vừa thừa, vừa không có giá trị chỉ đạo trong việc áp dụng pháp luật.
Có ý kiến nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung Điều 35, vì cho rằng việc sửa đổi này
là phù hợp với quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật là “hạn chế áp dụng hình phạt tử hình...”.
2) Về việc bổ sung Điều 75a về Miễn chấp hành có điều kiện thời hạn còn lại của hình phạt tù
Dự thảo Luật bổ sung Điều 75a quy định về miễn chấp hành có điều kiện thời hạn
còn lại của hình phạt tù với lập luận trong Tờ trình là để mở ra khả năng cho người chưa
thành niên phạm tội cải tạo tốt có thêm cơ hội sớm được hòa nhập với gia đình và cộng đồng.
Đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp không tán thành bổ sung điều luật trên, vì cho
rằng các điều kiện đặt ra cho việc miễn chấp hành thời hạn còn lại của hình phạt tù đối 5
với người chưa thành niên được quy định tại Điều 75a trong dự thảo Luật là chưa rõ, sẽ
gây khó khăn trong việc áp dụng, như “cam kết tuân thủ những điều kiện thử thách nhất
định
” hoặc “người chưa thành niên phải tuân thủ những điều kiện thử thách” đều là
những khái niệm chung chung, rất khó xác định. Việc quy định người chưa thành niên
phải tiếp tục chấp hành thời gian thử thách bằng thời hạn được miễn chấp hành hình phạt
tù và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt đã được miễn, nếu trong thời gian thử thách
họ lại phạm tội mới và bị kết án là quá nghiêm khắc, không đáp ứng mục đích, yêu cầu
nhân đạo hoá. Điều đáng lưu ý là, quy định miễn chấp hành thời gian còn lại của hình
phạt tù kèm theo thời gian thử thách là một chế định hoàn toàn mới, chưa có quy định về
trình tự, thủ tục để thực hiện. Do đó, Uỷ ban Tư pháp đề nghị nghiên cứu sửa đổi Điều 76
của BLHS theo hướng mở rộng hơn nữa việc miễn chấp hành hình phạt tù còn lại cho
người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù khi hội đủ những điều kiện do luật
định hoặc giảm hết thời hạn còn lại của hình phạt tù trong trường hợp đặc biệt.
Một số ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật và cho rằng, quy định như
vậy sẽ tạo cơ hội, động lực cho người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù nỗ
lực, cố gắng trong việc chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trại giam, tích cực học
tập, lao động, cải tạo để có thể sớm được trở về gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, loại ý
kiến này cũng cho rằng, nếu nhất trí về chủ trương thì nội dung của điều luật cần quy
định lại cho chặt chẽ, rõ ràng và cụ thể hơn; đồng thời đề nghị cùng với việc bổ sung
Điều 75a thì cần sửa đổi Điều 269 về Thủ tục giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình
phạt và Điều 309 về Chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp, giảm hoặc miễn chấp
hành hình phạt của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành để quy định này có thể áp dụng được.
3) Về việc phi hình sự hóa một số hành vi phạm tội
- Về bỏ Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199).
Theo quy định của Luật phòng, chống ma túy thì đối tượng nghiện ma túy (tức
người sử dụng ma túy trái phép) được coi là người mắc bệnh và phải được áp dụng chế
độ cai nghiện. Mặt khác khi quy định về trách nhiệm của người sử dụng trái phép chất ma
túy, Luật phòng, chống ma túy không đặt vấn đề xử lý hình sự đối với các đối tượng này.
Uỷ ban Tư pháp nhận thấy người sử dụng ma tóy trái phép tuy có vi phạm pháp luật
nhưng không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức phải xử lý về hình sự. Do
đó, Uỷ ban Tư pháp nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc bỏ Tội sử dụng trái phép
chất ma túy tại Điều 199 của BLHS hiện hành.
- Về không quy định hành vi ở lại nước ngoài trái phép là tội phạm trong Tội xuất
cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điều 274) của BLHS hiện hành.
Uỷ ban Tư pháp tán thành với việc sửa đổi trên, vì cho rằng hiện nay một số lượng
lớn công dân Việt Nam ra nước ngoài làm ăn, học tập, sinh sống, do nhiều nguyên nhân 6
khác nhau mà chủ yếu là kiếm sống, làm kinh tế nên không ít trường hợp ở lại nước
ngoài khi đã hết hạn và không được phép của nước sở tại cũng như của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền của Việt Nam. Điều này vi phạm quy định về nhập cư của nước sở tại và
sẽ bị xử lý theo pháp luật nước đó mà hình thức chủ yếu là bị trục xuất. Nhiều nước
không coi đây là hành vi phạm tội. Qua kết quả khảo sát của Uỷ ban Tư pháp về tình hình
thi hành BLHS ở một số địa phương cho thấy các trường hợp ở lại nước ngoài trái phép
với những lý do thông thường khi trở về nước đều không bị xử lý bằng biện pháp hình
sự. Đối với người ở lại nước ngoài trái phép nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân
thì tùy từng trường hợp mà bị xét xử theo các tội danh tương ứng quy định tại chương XI
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia của BLHS.
B. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BLHS NHẰM GÓP PHẦN
THÁO GỠ MỘT BƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG THỰC
TIỄN VÀ BỔ SUNG MỘT SỐ HÀNH VI PHẠM TỘI MỚI PHÁT SINH

1. Về nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
một số tội phạm
Dự thảo Luật quy định mức định lượng khởi điểm về giá trị tài sản bị chiếm đoạt
quy định tại khoản 1 các Điều 137, 138, 139, 278, 280, về giá trị thiệt hại quy định tại
khoản 1 Điều 143 và về giá trị tài sản quy định tại khoản 1 các Điều 279, 283, 289, 290,
291 của BLHS từ 500.000 đồng lên 2 triệu đồng; nâng mức định lượng khởi điểm về giá
trị tài sản bị chiếm đoạt quy định tại khoản 1 Điều 140 của BLHS từ 1 triệu đồng lên 4 triệu đồng.
Về cơ bản, đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp tán thành việc nâng mức định lượng
tối thiểu để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm quy định tại các
điều luật nêu trên và việc vẫn dùng tiền làm thước đo giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị thiệt
hại hoặc giá trị tài sản khác liên quan đến tội phạm. Qua tổng kết 8 năm thi hành BLHS
cũng như kết quả khảo sát của Uỷ ban Tư pháp về việc thi hành BLHS cho thấy, các mức
định lượng tối thiểu về giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái
phép, giá trị thiệt hại do tội phạm gây ra là quá thấp, không phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như chưa phản ánh được yêu cầu thực tiễn đấu
tranh chống tội phạm. Việc nâng mức định lượng tối thiểu làm cơ sở để truy cứu trách
nhiệm hình sự là xác định lại một cách đúng đắn hành vi nguy hiểm cho xã hội tới mức
phải xử lý về hình sự, góp phần phi hình sự hóa đối với một số hành vi phạm tội. Tuy
nhiên, Uỷ ban Tư pháp nhận thấy trong dự án Luật chỉ sửa đổi mức định lượng tối thiểu
về giá trị tài sản bị chiếm đoạt hoặc giá trị tài sản bị thiệt hại, giá trị tài sản khác liên quan
đến hành vi phạm tội để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội chiếm
đoạt tài sản và một số tội phạm khác có liên quan đến tài sản quy định ở 13 điều luật của
BLHS hiện hành là chưa đầy đủ, vì BLHS có tới 23 điều luật với 76 khoản quy định mức
định lượng về giá trị tiền, tài sản hoặc mức thiệt hại được tính bằng tiền. Do đó, Uỷ ban
Tư pháp đề nghị Chính phủ rà soát để xác định mức định lượng tối thiểu về giá trị tiền, 7
tài sản hoặc giá trị thiệt hại được tính bằng tiền làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với các điều luật còn lại, bảo đảm sự cân đối chung và phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế - xã hội, nhất là tình trạng lạm phát cao hiện nay, như Tội chiếm giữ trái
phép tài sản (Điều 141), Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142)... của BLHS.
Một số ý kiến cho rằng, mức định lượng tối thiểu về tiền, giá trị tài sản hoặc giá trị
thiệt hại được tính bằng tiền liên quan đến hành vi phạm tội để làm cơ sở truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với các tội chiếm đoạt tài sản và một số tội phạm khác có liên quan
đến tài sản được quy định trong dự thảo Luật còn thấp, mới chỉ căn cứ vào mức độ trượt
giá và tình hình lạm phát hiện nay chứ chưa tính đến sự tăng lên của mức sống, sự chênh
lệnh thu nhập giữa nông thôn và thành thị; giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng
xa. Có ý kiến đề nghị không nên quy định bằng số tiền cụ thể mà có thể dùng mức lương
tối thiểu của cán bộ, công chức làm cơ sở bảo đảm tương đối ổn định, tránh sự biến động
của giá trị đồng tiền.
2. Sửa đổi, bổ sung các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
a) Về sửa đổi, bổ sung Tội đầu cơ (Điều 160)
Khoản 1 Điều 160 của BLHS hiện hành được bổ sung cụm từ: “hoặc tình hình khó
khăn về kinh tế” và nâng số tiền phạt “từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng”.
Đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp nhất trí với dự thảo Luật, vì thực tế vừa qua cho
thấy, lợi dụng sơ hở trong quản lý kinh tế, tài chính, thị trường của Nhà nước, có một số
hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường thu lời bất chính gây hậu quả hết sức nguy hại cho
nền kinh tế quốc dân cũng như đời sống của người lao động. Trong khi đó cấu thành của
Tội đầu cơ theo quy định của BLHS hiện hành là quá hẹp nên không xử lý được hình sự
đối với các hành vi này. Uỷ ban Tư pháp cho rằng hiện nay nền kinh tế của nước ta đang
vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN nên đòi hỏi phải tăng cường sự quản
lý vĩ mô của Nhà nước về tài chính, thị trường, giá cả... bảo đảm phát triển kinh tế bền
vững, trật tự theo đúng quy định của pháp luật, nhất là tạo sự ổn định cho đời sống kinh
tế - xã hội. Do đó, cần thiết xử lý về hình sự đối với những trường hợp lợi dụng hoàn
cảnh thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, “hoặc tình hình có khó khăn về kinh tế” để gom
hàng, găm hàng tạo ra sự khan hiếm giả tạo nhằm trục lợi gây hậu quả nghiêm trọng. Đây
là hành vi phải được xử lý nghiêm và cần được tăng cường các chế tài về kinh tế.
Một số ý kiến cho rằng, trong nền kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh phải tự
khai thác nguồn hàng, thu gom hàng hoá, lợi dụng cơ hội để hoạt động kinh doanh thu lợi
nhuận. Vì vậy, cần quy định lại cấu thành của Tội đầu cơ theo hướng thu hẹp phạm vi để
vừa bảo đảm yêu cầu phòng, chống tội phạm vừa bảo đảm quyền tự do kinh doanh của
doanh nghiệp. Cá biệt có ý kiến cho là trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân, doanh
nghiệp có quyền tự do kinh doanh, không hạn chế quy mô, phạm vi và mức độ kinh
doanh thì không nên giữ lại tội danh này trong BLHS mà hành vi đầu cơ trong nền kinh 8
tế thị trường cần được điều chỉnh bằng Luật cạnh tranh, các luật thuế cũng như các chính
sách kinh tế vĩ mô khác.
b) Về sửa đổi, bổ sung Tội trốn thuế, gian lận thuế (Điều 161)
Điều 161 của BLHS hiện hành được bổ sung cụm từ “gian lận thuế” và nâng các
mức định lượng số tiền trốn thuế để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp không nhất trí với dự thảo Luật, vì cho rằng
“gian lận thuế” chỉ là một trong những thủ đoạn để trốn thuế, việc bổ sung cụm từ trên
vừa thừa và nếu liệt kê các hành vi thì lại không bao quát hết, do đó đề nghị giữ như quy
định hiện hành. Uỷ ban Tư pháp nhận thấy, thực tế thời gian qua việc xử lý hành vi trốn
thuế nhìn chung chưa nghiêm, chủ yếu là xử lý hành chính, chỉ một số ít được xử lý bằng
các biện pháp hình sự. Đây là hành vi gây thiệt hại trực tiếp, nghiêm trọng đến nguồn thu
của Nhà nước và nền kinh tế quốc dân nên cần phải được xử lý nghiêm minh, bảo đảm
tính răn đe, phòng ngừa chung. Vì vậy, Uỷ ban Tư pháp đề nghị sửa đổi Điều 161 theo
hướng một mặt nâng mức tiền phạt lên cao hơn nữa đối với tội danh này, mặt khác cần
giữ nguyên mức định lượng số tiền trốn thuế làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Một số ý kiến tán thành dự thảo Luật về việc bổ sung cụm từ “gian lận thuế”
nâng các mức định lượng số tiền trốn thuế, gian lận thuế để truy cứu trách nhiệm hình sự
như quy định tại Điều 161 dự thảo Luật, vì cho rằng mức định lượng số tiền trốn thuế để
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành không còn phù hợp với tình hình
kinh tế -xã hội hiện nay.
c) Về sửa đổi, bổ sung Tội xâm phạm quyền tác giả và các quyền có liên quan
(Điều 170a) và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (Điều 171)
Điều 131 Tội xâm phạm quyền tác giả thuộc Chương XIV - Các tội xâm phạm
quyền tự do, dân chủ của công dân của BLHS hiện hành được chuyển thành Điều 170a
Tội xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan thuộc Chương XVI - Các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế và sửa cấu thành của tội này theo hướng bỏ các dấu hiệu “đã
bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại các điều này hoặc đã bị kết
án về các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”
và “gây hậu quả nghiêm
trọng
”; sửa đổi, bổ sung cấu thành Điều 171.
Đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp tán thành với việc sửa đổi 2 điều luật trên đây,
bảo đảm tính tương đồng với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên; phù hợp với Luật sở hữu trí tuệ, các quy định khác có liên quan và với điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Một số ý kiến đề nghị đề nghị cân nhắc việc bỏ dấu hiệu “đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này…mà còn vi phạm” của BLHS hiện hành
vì cho rằng, căn cứ vào tính chất, đặc điểm, mức độ nguy hiểm của hành vi thì vẫn cần 9
giữ lại các yếu tố trong cấu thành của các tội danh này là “ đã bị xử phạt hành chính đối
với hành vi xâm phạm quyền tác giả, các quyền có liên quan, quyền sở hữu công nghiệp
và quyền đối với giống cây trồng
”, đồng thời cũng cần giữ lại yếu tố “gây hậu quả
nghiêm trọng
” trong cấu thành cơ bản tại khoản 1 Điều 131 và khoản 1 Điều 171 của
BLHS hiện hành, các hành vi vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu nên áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính và buộc bồi thường dân sự. Biện pháp hình sự chỉ áp dụng
trong trường hợp các hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng cho các khách thể được bảo vệ.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị làm rõ khái niệm “quy mô thương mại” để làm cơ sở
cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm.
d) Về sửa đổi, bổ sung tội vi phạm quy định về quản lý đất đai (Điều 174)
Điều 174 của dự thảo Luật bỏ dấu hiệu “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn
vi phạm” của quy định hiện hành và bổ sung vào cấu thành của tội danh dấu hiệu “gây
hậu quả nghiêm trọng
” và “đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn” vào khoản 1 Điều
này, các cấu thành tương ứng vào khoản 2 và khoản 3 với lập luận trong Tờ trình là để
tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý hình sự đối với những người vi phạm mà chưa bị xử lý
kỷ luật nhưng hành vi của họ lại gây hậu quả nghiêm trọng.
Uỷ ban tư pháp nhận thấy, việc xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm các quy định
về quản lý đất đai trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do quy định của
điều luật là chỉ xử lý hình sự đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật về quản
lý đất đai đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Trong khi đó trên thực tế
những người có hành vi vi phạm sau khi bị xử lý kỷ luật thì thường được điều chuyển
sang làm công việc khác; cho thôi việc hoặc vi phạm lần đầu chưa bị xử lý kỷ luật nhưng
hành vi vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về nhiều mặt đối với đời sống xã hội.
Do đó, đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp tán thành với quy định của dự thảo Luật về việc sửa tội danh trên đây.
Một số ý kiến cho rằng việc nâng mức hình phạt tiền đối với tội này như quy định
của dự thảo Luật là quá nhẹ, vì đất đai là tài sản quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước thống nhất quản lý, việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện các hành vi
phạm tội có thể gây thất thoát đặc biệt lớn đối với tài sản của Nhà nước, gây bức xúc,
phản ứng trong nhân dân và có trường hợp làm phát sinh khiếu kiện tập trung, đông
người, kéo dài... Do đó, đề nghị nâng mức hình phạt cao hơn nữa đối với loại tội này để
bảo đảm tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.
e) Bổ sung một số tội danh mới trong lĩnh vực tài chính, kế toán và chứng khoán
Dự thảo Luật đã bổ sung một số tội danh mới là: Tội in, phát hành, mua bán, sử
dụng trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước (Điều 164a); Tội vi phạm
quy định về bảo quản, quản lý hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước (Điều 10
164b); Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật khi chào bán, niêm yết
hoặc giao dịch chứng khoán (Điều 181a); Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng
khoán (Điều 181b); Tội gian lận và lừa đảo trong giao dịch chứng khoán (Điều 181c);
Tội thao túng giá chứng khoán (Điều 181d).
Đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp tán thành với việc bổ sung các tội danh trên, vì
cho rằng đây là các hành vi mới phát sinh, nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao đòi hỏi
phải bị xử lý về hình sự. Riêng về lĩnh vực chứng khoán là lĩnh vực chuyên môn phức
tạp, do đó trước mắt chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với những hành vi nguy hiểm
cho xã hội mang tính phổ biến, ổn định, đồng thời cần quy định rõ hơn cấu thành cơ bản
của tội danh này để bảo đảm tính khả thi trong áp dụng pháp luật.
Một số ý kiến cho rằng có thể vận dụng các tội danh hiện có trong BLHS hiện
hành như Tội lừa dối khách hàng (Điều 162), Tội kinh doanh trái phép (Điều 159) hoặc
sửa đổi cấu thành của một số tội phạm tương ứng trong BLHS để truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với các hành vi phạm tội mới được bổ sung mà không nhất thiết phải bổ sung các tội danh mới.
3. Sửa đổi, bổ sung các tội phạm về môi trường (Chương XVII)
Dự thảo Luật quy định hợp nhất 3 tội danh trong BLHS hiện hành thành Tội gây ô
nhiễm môi trường (về không khí, nguồn nước và đất), đồng thời sửa cấu thành cơ bản của
tội danh này; sửa đổi Điều 185 về Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải
hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường thành Tội đưa chất thải vào
lãnh thổ Việt Nam; sửa đổi Điều 190 về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động thuộc
các loài được ưu tiên bảo vệ và Điều 191 về Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo
tồn thiên nhiên; bổ sung 3 tội danh mới về môi trường đó là Tội vi phạm quy định về
quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a), Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi
trường (Điều 182b) và Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 191a);
nâng mức phạt tiền đối với các tội phạm về môi trường.
Đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp tán thành với việc sửa đổi, bổ sung các tội phạm
về môi trường trong dự thảo Luật, nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và thuận lợi cho việc
xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Qua kết quả khảo sát của Uỷ
ban Tư pháp về tình hình thi hành BLHS đối với các tội phạm trong lĩnh vực môi trường
cho thấy, các tội danh về môi trường rất ít được áp dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu
tranh chống và phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực này. Nguyên nhân của tình trạng trên
là do nhiều quy định hiện hành không có tính khả thi, rất khó áp dụng trong thực tế, như
đối với các tội gây ô nhiễm môi trường quy định tại các điều 182, 183, 184, 185 của
BLHS hiện hành, muốn xử lý được thì cần phải hội đủ ba yếu tố cấu thành tội phạm: (1)
thải chất gây ô nhiễm môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép; (2) đã bị xử phạt hành
chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục; (3) gây hậu quả nghiêm
trọng. Việc xác định hậu quả nghiêm trọng của hành vi gây ô nhiễm môi trường thường 11
là rất khó khăn, có nhiều trường hợp không thể xác định hậu quả ngay mà sau một thời
gian dài, thậm chí sau hàng chục năm mới có thể xác định được hậu quả. Do đó, việc xử
lý các hành vi vi phạm môi trường hiện nay phổ biến là biện pháp hành chính, chưa bảo đảm tính nghiêm minh.
Một số ý kiến cho rằng, việc khó khăn trong xử lý tội phạm về môi trường là do
khó xác định chủ thể; chủ thể gây ô nhiễm môi trường hiện nay chủ yếu là các pháp nhân
và theo quy định của pháp luật thì không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.
Ý kiến này đề nghị đã đến lúc cần nghiên cứu, xem xét để quy định trách nhiệm hình sự
của pháp nhân trong một số lĩnh vực nhất định (như môi trường, thuế...) với những chế
tài phù hợp để tăng cường tính khả thi và khắc phục những bất cập trong việc xử lý loại tội phạm này.
Để nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm về môi trường, Uỷ ban Tư pháp cho
rằng cần triển khai thực hiện nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, trong đó chú trọng các
biện pháp kinh tế, có cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các doanh nghiệp
sử dụng công nghệ sạch không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng mức phạt tiền
đối với các doanh nghiệp, nhà sản xuất không tuân thủ nghiêm chỉnh các yêu cầu về bảo
vệ môi trường, ngoài ra áp dụng các biện pháp khác rút giấy phép, thông báo công khai
hành vi vi phạm... Trong phạm vi sửa đổi, bổ sung BLHS lần này cần nâng cao hơn nữa
mức phạt tiền với tư cách là hình phạt chính và hình phạt bổ sung đối với các tội phạm về
môi trường, quy định trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường.
4. Sửa đổi, bổ sung các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
a) Về việc sửa đổi Điều 224, Điều 225 và Điều 226
Đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp tán thành với việc sửa đổi, bổ sung các quy định
về tội phạm trong lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung và tin học nói riêng theo hướng
làm rõ hơn cấu thành cơ bản của các tội danh, bổ sung các hành vi nguy hiểm mới phát
sinh như truy cập trái phép, đón chặn thông tin trái phép, sử dụng trái phép thiết bị và các
hành vi khác xâm hại đến thiết bị, số liệu, dịch vụ thông tin, truyền thông, sử dụng công
nghệ thông tin để chiếm đoạt tài sản… Đồng thời, đề nghị nâng mức phạt tiền và hình
phạt tù nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.
Ngoài ra, cũng ý kiến trên cho rằng, công nghệ thông tin là một lĩnh vực kỹ thuật
phức tạp và thay đổi nhanh chóng nên việc quy định trách nhiệm hình sự đối với các
hành vi nguy hiểm trong lĩnh vực này cần bảo đảm chặt chẽ, có tính khả thi cao và trước
mắt rà soát chỉ xử lý hình sự đối với các hành vi nguy hiểm đã xảy ra một cách phổ biến và đã ổn định.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc không nên bỏ dấu hiệu “đã bị xử lý kỷ luật, xử
phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” trong cấu thành cơ bản của các tội này,
vì cho rằng, đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này thì mức độ nguy hiểm cho xã 12
hội cao trước hết phải đã qua xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà vẫn cố tình vi phạm
thì mới bị xử lý về hình sự.
b) Về viêc bổ sung Điều 226a và Điều 226b
Đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp tán thành quy định trách nhiệm hình sự đối với
các hành vi mới phát sinh trong lĩnh vực tin học như truy cập bất hợp pháp vào mạng
viễn thông, máy tính, internet hoặc thiết bị số của người sử dụng mạng viễn thông, máy
tính, internet, thiết bị số để thực hiện các mục đích bất hợp pháp hoặc nhằm chiếm đoạt
tài sản, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm
này. Đây là các hành vi đã và đang xảy ra khá phổ biến, gây hậu quả nghiêm trọng về
nhiều mặt cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Một số ý kiến cho rằng, về thực chất việc sử dụng mạng viễn thông, mạng máy
tính hoặc thiết bị số để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc vì các mục đích như phá
hoại, đánh cắp dữ liệu thông tin, thay đổi trái phép dữ liệu… cũng là hành vi chiếm đoạt
tài sản, huỷ hoại tài sản với phương thức, thủ đoạn phạm tội là sử dụng công nghệ cao và
cho rằng có thể xử lý các hành vi này về các tội như Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
(Điều 137), Tội trộm cắp tài sản (Điều 138), Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142), Tội
huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143) ... của BLHS. Do đó, đề nghị rà soát
các tội danh mới để không quy định trùng lặp với các tội danh đã được BLHS hiện hành quy định.
C. Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS nhằm thực hiện các điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
1. Về sửa đổi, bổ sung tội mua bán phụ nữ, trẻ em và các tội phạm liên quan
a) Về sửa đổi, bổ sung Điều 119 và Điều 120
Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung cấu thành và đổi tên Điều 119 Tội mua bán phụ
nữ của BLHS hiện hành thành Tội buôn bán người và sửa đổi về mặt kỹ thuật Điều 120
Tội mua bán, chiếm đoạt, đánh tráo trẻ em.
Uỷ ban tư pháp tán thành với việc sửa đổi, bổ sung trên đây và cho rằng trong
những năm gần đây, cùng với hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em xảy ra khá nghiêm trọng,
phức tạp và có xu hướng gia tăng, cũng đã xuất hiện nhiều hành vi mua bán nam giới,
đồng thời xuất hiện các hành vi như tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và
nhận người nhằm mục đích bóc lột…. BLHS hiện hành quy định hai điều về Tội mua bán
phụ nữ (Điều 119) và Tội mua bán, chiếm đoạt, đánh tráo trẻ em (Điều 120) là chưa bao
quát hành vi phạm tội trong lĩnh vực này, như hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp;
thủ đoạn cưỡng bức, lừa gạt, man trá; đối tượng tác động là nam giới… và mục đích bóc
lột cũng không phải là yếu tố cấu thành bắt buộc của tội phạm. Do đó, việc sửa đổi các
tội danh này vừa khắc phục được những hạn chế trên, vừa đáp ứng yêu cầu Công ước của 13
Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư bổ sung về
phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người mà Việt Nam đã ký kết.
Căn cứ vào các quy định của Nghị định thư, Uỷ ban Tư pháp đề nghị cần thiết quy
định rõ ràng và chặt chẽ hơn cấu thành cơ bản của Tội buôn bán người, chẳng hạn dấu
hiệu về hành vi khách quan của tội phạm này phải bao gồm các hành vi như tuyển mộ,
vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử
dụng, đe doạ sử dụng vũ lực hay ép buộc, bắt cóc, lừa gạt…; mục đích bóc lột của kẻ
phạm tội phải được liệt kê cụ thể theo nội dung của Nghị định thư như việc bóc lột mại
dâm và những hình thức bóc lột tình dục khác; các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng
bức; nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc việc lấy các bộ phận cơ thể...
Đối với việc buôn bán người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cần
quy định là một tình tiết tăng nặng định khung cho phù hợp với kỹ thuật lập pháp. Do đó,
đề nghị sửa đoạn 2 khoản 1 thành khoản 2 của Điều này, với nội dung “2. Phạm tội đối
với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì bị phạt tù từ ba năm đến tám
năm
” và bổ sung vào khoản 2 Điều này tình tiết tăng nặng là buôn bán phụ nữ.
b) Về việc bổ sung Tội lợi dụng việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi (Điều 119a)
Khoản 1 Điều 119a của dự thảo Luật quy định “Người nào lợi dụng việc giới thiệu
trẻ em làm con nuôi mà thoả thuận nhận hoặc đã nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác có
giá trị từ hai triệu đồng trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119, thì bị
phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm
”.
Đa số ý kiến của Uỷ ban Tư pháp tán thành với việc bổ sung tội danh trên tạo cơ
sở pháp lý để xử lý hình sự đối với những người có hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi
một cách không lương thiện nhằm trục lợi bất hợp pháp và cho rằng, nuôi con nuôi là một
hoạt động nhân đạo xã hội sâu sắc, bảo đảm quyền được chăm sóc nuôi dưỡng trong môi
trường lành mạnh, đặc biệt là đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Do đó, hành vi
lợi dụng việc giới thiệu con nuôi để trục lợi bất hợp pháp là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, cần phải được ngăn chặn và xử lý nghiêm minh về hình sự.
Một số ý kiến cho rằng, không nên bổ sung Điều 119a trong dự thảo Luật, vì cấu
thành cơ bản của tội danh này là chưa rõ về hành vi khách quan của tội phạm.
2. Về sửa đổi, bổ sung các tội phạm liên quan đến rửa tiền (Điều 251)
Dự thảo Luật sửa đổi Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có của BLHS
hiện hành (Điều 151) thành Tội rửa tiền theo hướng sửa cấu thành cơ bản để bao quát các
hành vi phạm tội rửa tiền phát sinh trên thực tế và cũng đã được quy định trong Nghị
định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/5/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền cũng
như các yêu cầu của Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các khuyến
nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).