Báo cáo thu hoạch Chủ đề: Giá trị lịch sử và giá trị nhân văn trong bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh (SSH1050) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Lịch sử cách mạng của nước ta gần 70 năm qua gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp, và tư tưởng đạo đức của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưỡng lỗi lạc của cách mạng Việt Nam.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
──────── * ────────
BÁO CÁO BÀI THU HOẠCH MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chủ đề: Giá trị lịch sử và giá trị nhân văn trong
bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Mã lớp bài tập: 135889 Nhóm sinh viên:
Nguyễn Việt Hùng 20224999
Bùi Vũ Đức Nghĩa 20224883
Nguyễn Trọng Thế Anh 20224922 Đỗ Đức Long 20225034 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà Hà Nội - 12/2022 1 lOMoAR cPSD| 39651089
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................2
2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3
3. Ý nghĩa đề tài......................................................................................................3
4. Kết cấu của đề tài...............................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................4
Chương 1: Nội dung bản di chúc của......................................................................4
Chủ tịch Hồ Chí Minh..............................................................................................4
1.1 Sơ lược về bản Di chúc....................................................................................4
1.2. Nội dung của bản Di chúc...............................................................................6
Chương 2: Giá trị nhân văn và..............................................................................10
giá trị lịch sử của bản di chúc.................................................................................10
2.1. Giá trị nhân văn cao cả trong di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh..........10
2.2. Giá trị lịch sử.................................................................................................13
Phần kết luận..............................................................................................................19 2 lOMoAR cPSD| 39651089
Lịch sử cách mạng của nước ta gần 70 năm qua gắn liền với tên tuổi, sự
nghiệp, và tư tưởng đạo đức của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Người anh
hùng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưỡng lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. Trong lịch sử
dụng nước và giữ nước, dân tộc ta đã sản sinh ra biết bao tên tuổi vĩ đại nhưng có
lẽ không ai có được sự nghiệp lừng lẫy như chủ tịch Hồ Chí Minh, không ai có
được tầm vóc vĩ đại và sự ca ngợi, thừa nhận của thế giới như chủ tịch Hồ Chí
Minh. Địa vị có một không hai của Người trong lịch sử dân tộc ta đã được xác lập
và củng cố vững chắc nhờ công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại và những cống hiến
cho nền cách mạng Việt Nam. Thực tế lịch sử gần 80 năm đã chứng tỏ thắng lợi
của cách mạng Việt Nam trong công cuộc giải phóng đất nước một phần không
nhỏ là nhờ vào tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngay cả khi Bác đã đi xa thì giá trị của
những tác phẩm Bác để lại là vô cùng lớn. Đặc biệt trong đó chính là bản di chúc
chứa những lời căn dặn của Bác trước lúc ra đi mà mỗi Đảng viên, mỗi cán bộ,
mỗi người dân Việt Nam đều đã khác sâu trong tâm trí về sứ mệnh hoàn thành
con đường sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, vững bước đi theo
con đường xã hội chủ nghĩa. Đó không chỉ là lời căn dặn đơn thuần cuối cùng của
một người trước lúc đi xa, mà đó còn là kết tinh của những tinh hoa trong tâm
hồn của con người đã hiến dâng cả đời mình vì dân, vì nước, vì sự nghiệp cách
mạng Việt Nam khiến cho giá trị của nó sẽ còn trường tồn mãi cho thế hệ sau. Từ
khi bản di chúc của Người được công bố đầy đủ thì đã có rất nhiều học giả, nhà
nghiên cứu công bố các bài báo cáo về nội dung và giá trị di chúc của Người và
ngày nay sau hơn 50 năm thực hiên thì chúng ta càng thấy rõ những giá trị quý
báu mà bản di chúc để lại cho toàn thể dân tộc Việt Nam ta. Chúng em – những
người thuộc thế hệ trẻ Việt Nam, là những người có thể xây dựng và phát triển
đất nước trở nên hùng mạnh để sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế
giới cũng muốn bày tỏ những hiểu biết về nội dung và giá trị của bản di chúc để
lấy đó làm mục tiêu phấn đấu và học hỏi, lao động xây dựng đất nước ngày càng
ấm nó, giàu mạnh và hạnh phúc như mong muốn của Bác.
1. Đối tượng nghiên cứu
Nhóm chúng em muốn tìm hiểu để làm rõ nội dung và giá trị của bản di
chúc Hồ Chí Minh để có thể lĩnh hội và làm theo những giá trị của bản di chúc
giúp góp phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
2. Ý nghĩa đề tài
Thông qua việc tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của bản di chúc, chúng em
sẽ biết thêm được phần nào về tư tưởng vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh và thôi
thúc chúng em phải cố gắng hết mình trong học tập và noi gương Bác để có thể
thực hiện những gì tốt đẹp nhất mà Người mong muốn thế hệ trẻ đạt được trong 3 lOMoAR cPSD| 39651089
tương lai. Đối với xã hội, bản di chúc của Bác có giá trị quý báu cho mọi người
để sống và làm việc theo gương của chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu Phần nội dung Phần kết luận
Phần nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản di chúc của Người.
Chương 2: Giá trị và ý nghĩa bản di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh 4 lOMoAR cPSD| 39651089 PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:Chủ tịch Hồ Chí Minh và
bản di chúc của Người
1.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại gian mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống
hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần
vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập của,dân chủ và tiến bộ
xã hội. Những đóng góp quan trọng và về nhiều mặt của chủ tịch Hồ chí Minh về văn
hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sụ kết tinh tinh hoa văn hóa hangf ngàn năm của
dân tộc việt nam, và tư tưởng của Hồ Chí Minh tiểu biểu cho nguyện vọng của các dân
tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau các dân tộc.
1.2. Sơ lược về bản di chúc.1
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời của bản di chúc. 5 lOMoAR cPSD| 39651089
Nhận thấy sức khỏe của mình có phần giảm sút so với những năm trước đó. Từ năm
1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, ở tuổi 75, Người đã thuộc lớp người “xưa nay
hiếm”. Tuy cảm thấy “tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn khỏe mạnh”, nhưng Người
đã dự cảm được thời khắc quan trọng của thời gian còn lại ở cuối cuộc đời mình. Từ dự
cảm đó, Người viết: “Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi. Phòng
khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào
cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột”
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tình thương yêu và những lời căn dặn tâm huyết
Người để lại cho nhân dân ta, cho Đảng và bạn bè gần xa, thể hiện cháy bỏng một tình
yêu lớn và tinh thần trách nhiệm cao với đồng chí, đồng bào toàn dân tộc, với cách
mạng Việt Nam và với cách mạng thế giới.
1.2.2 Về tài liệu gốc di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Năm 1965, Bác viết bản di chúc gồm 3 trang(15-5-1965). Đây là bản di chúc hoànchỉnh,
có chữ kí của Bác và bên cạnh là chữ kí của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban
Chấp hành Trung ương Đảng hồi bấy giờ.
- Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm 1 số đoạn, gồm 6 trang viết tay. Trong đó Bác viếtlại
đoạn mở đầu và đoạn nói “về việc riêng” đã viết trong bản 1965 và viết thêm 1 số đoạn.
Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau cuộc chống Mỹ,cứu nước của
nhân ta hoàn toàn thắng lợi, như là: Chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các
tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây
dựng lại các thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố
quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước. Trong đó đoan về chỉnh đốn lại Đảng và
chăm sóc đối với thương binh, Bác viết rồi lại gạch chéo; đoạn nói về xây dựng lại đất
nước, phát triển kinh tế, văn hóa ,chuẩn bị thống nhất đất nước, Bác gạch dọc ở bên trái ngoài lề.
- Ngày 10-5-1969, Bác viết lại toàn bổ phần mở đầu của Di chúc, gồm 1 trang viết tay.
1.2.3 Về bản di chúc chính thức đã được công bố tháng 9-1969
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa III) họp chiều ngày 3-9-1969 đã giao cho Bộ Chính trị trách nhiệm
công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Di chúc được công bố chính thức chủ
yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó có một số đoạn được bổ sung hoặc thay 1
thế bằng những đoạn tương ứng Bác viết năm 1968 và năm 1969. Cụ thể cơ cấu của bản
Di chúc đã công bố chính thức như sau: 6 lOMoAR cPSD| 39651089 -
Đoạn mở đầu lấy nguyên văn toàn bộ đoạn mở đầu Bác viết năm 1969, thay cho
đoạnmở đầu Bác viết năm 1965. -
Phần giữa, từ đoạn nói về Đảng đến hết đoạn nói về phong trào cộng sản thế giới
vànguyên văn bản Bác viết năm 1965. -
Đoạn “về việc riêng”, năm 1965 Bác dặn dò về việc tang và viết về hoa tầng, dặn
đểlại một phần tro, xương cho miền Nam; năm 1968, Bác viết lại đoạn này dặn để tro
vào ba hộp sảnh, cho Bắc, Trung, Nam mỗi miền một hộp. Ngoài ra còn viết bổ sung
một đoạn nói về cuộc đời của bản thân như sau:
“Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng
không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. -
Đoạn cuối, từ chữ "Cuối cùng, tôi để lại muôn vẫn tinh thân yêu..." cho đến hết
lànguyên văn đoạn Bác viết năm 1965.
1.3. Nội dung của bản Di chúc.
(di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 7 lOMoAR cPSD| 39651089 ---000---
Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đủ phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều
hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào,
cán bộ, và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các châu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã
hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng:
“Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là: "Người thọ 70, xưa nay hiểm".
Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người "xưa nay hiểm" nhưng tinh thần, đầu ốc vẫn
rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70
xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.
Nhưng ai mà đoàn biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?
Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị
cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chỉ trong Đảng và bầu bạn khắp
nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
Trước hết nói về Đảng – Nhớ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục
vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết,
tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiền từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chỉ từ
Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con người của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và
phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển đoàn kết và thống nhất của Đảng.
Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thẩm nhuẩn đạo
đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật
trong sạch, phải xứng đảng là người lãnh đạo, là người đầy tử trung thành của nhân dân. 8 lOMoAR cPSD| 39651089
Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hãng hải xung phong. không
ngại khó khăn, có chi tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho
họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng", vừa "chuyên"
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ,
bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân
dân ta luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng
nâng cao đời sống của nhân dân.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều
của, nhiều người. Dù sao, chủng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Để quốc
Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam
Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã
anh dũng đánh thắng 2 đế quốc to – là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong
trào giải phóng dân tộc.
Về phong trào Cộng sản thế giới – Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng
tự hào với sự lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiều, thì tôi
càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại
khỏi đoàn kết của các đang anh em trên nền tản chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc
tế vô sản, có lý, có tình. Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định
sẽ phải đoàn kết lại.
Về việc riêng – Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục
vụ nhân dân. Nay dù phải tử biệt thế giới này, tới không có điều gì phải hồi hận, chỉ tiếc
là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chứ nên tổ chức điếu phỏng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và
tiền bạc của nhân dân.
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ
đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. 9 lOMoAR cPSD| 39651089
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các châu thanh niên nhi đông quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phần đầu, xây
dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp
phần xứng đảng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 1969 HỒ CHÍ MINH
=>Tư tưởng chủ đạo và bao trùm trong Di chúc là tư tưởng: Không có gì quý hơn độc
lập – tự do. Hoà bình- Thống nhất, Dân chủ và Dân giàu nước mạnh, tất cả vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phòng con người, vì hạnh phúc của
con người. Nghĩa là di chúc thấm đậm tư tưởng và triết lý của Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa nhân văn Việt Nam- Hồ Chí Minh, nhưng được thể hiện bằng văn bản có tính Di
chúc và nói về những việc cụ thể chung cho Đảng, cho Dân và cho mỗi người Việt
Nam ta và cả đời riêng của Người.
Có thể tóm tắt những ý chính từ Di chúc (qua các bài viết từ năm 1965 đến 1968) như sau:
-Thứ nhất, nhận định về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
-Thứ hai, về vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng
-Thứ ba, về đoàn viên thanh niên và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
-Thứ tư, về vấn đề nhân dân lao động
-Thứ năm, về vấn đề phong trào cộng sản quốc tế
-Thứ sáu, “về việc riêng”
Như vậy là có 6 vấn đề mà chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong di chúc, toát lên
tinh thần nhân văn và tinh thần đổi mới - phát triển. Những nội dung quan trọng
ấy là hết sức căn bản thể hiện tinh thần nhân văn và sự phát triển liên quan tới số
phận và sự nghiệp của dân tộc, của nhân dân, của Đảng và mỗi người VN ta. Hồ
Chí Minh quan tâm đến những vấn đề mà Người trăn trở nhiều và cốt yếu đối với
cách mạng. Dù gắn với thời điểm lịch sử cuối cuộc chiến tranh và sau chiến tranh
nhưng nhiều vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Chương 2: Giá trị nhân văn và
giá trị lịch sử của bản di chúc 10 lOMoAR cPSD| 39651089
2.1. Giá trị nhân văn cao cả trong di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộc Việt
Nam, người chiến sĩ đấu tranh không ngừng nghỉ, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào
Cộng sản và công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn, trước
khi Người đi xa đã để lại cho dân tộc ta, đất nước ta một di sản vô cùng quý báu – bản di chúc của Người.
Một trong những giá trị tinh thần lớn lao cùng với ý nghĩa cải tọa thực tiễn sâu
sắc trong di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng nhân văn cao cả, nổi bật là những
quan điểm vì con người và giải phóng con người. Đó là những tư tưởng thấm đượm chủ
nghĩa nhân đao, một triết lý nhân sinh mà Người đã dày công xác lập và thực hiện suốt
cuộc đời mình. Cội nguồn của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là sự kết hợp truyền thống
nhân ái của dân tộc Việt Nam với truyền thống nhân ái của nhân loại, đó lalf lòng thương
yêu, quý trọng con người gắn liền với lòng yêu nước, thương dân nồng nàn. Tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện trong di chúc của Người phản ánh nội dung của chủ
nghĩa nhân văn cách mạng và sáng ngời lý tưởng cộng sản, với mục địch không ngoài gì
khác là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hôi, giải phóng loài người.
Xuyên suốt trong di chúc của Người là tình yêu thương đối với tất cả tầng lớp
người trong xã hội không kể giàu nghèo, sang hèn hay cấp bậc. Việc đầu tiên mà Người
quan tâm ngay sau khi công cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta thắng lợi đó là
“công việc đối với con người”. Người đã chỉ rõ rằng công việc của toàn Đảng, toàn quân
và toàn dân ta đó là phải mau chóng làm hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc
Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man và tàn bạo đã để lại biết bao đau
thương cho mỗi người dân Việt Nam. Cụ thể, “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để
phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nân cao đời sống của nhân dân”. Theo
chủ tịch Hồ Chí Minh, Người nhận xét rằng đó là công cuộc rất to lớn, nặng nề và phức
tạp, mà cũng rất vẻ vang bởi nó mang nội dung tư tưởng nhân văn cao cả là chiến đấu
chống lại những gì đã cũ kỹ, đá hư hỏng để đem lại cho xã hội và mọi người những điều
tốt đẹp, mới mẻ hơn. Trong di chúc, Người đã căn dặn phải có những chính sách cụ thể,
những việc làm rõ ràng với từng đối tượng, từ những anh hùng liệt sĩ, thương binh, những
người thân của họ cho đến những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân,
những thanh niên xung phong đã đóng góp xương máu và công sức cho thắng lợi trong
cuộc kháng chiến chống lại Đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tư
tưởng nhân văn cao cả và vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở đó bởi
mối quan tâm của Người còn là “những nạn nhân của chế độ xã hội cũ như trộm cắp, cờ
bạc, buôn lậu, … thì Nhà nước vừa phải dung giáo dục, vừa phải dung pháp luật để cải
tạo họ, giúp họ trở nên thành những người lao động lương thiện”.
Đối với các liệt sĩ, Người căn dặn phải làm những việc cần thiết để “ghi sự hy
sinh anh dung của các liệt sĩ”, đồng thời “để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho
nhân dân ta”. Đối với cha me, vợ con của các thương binh và liệt sĩ mầ thiếu sức lao 11 lOMoAR cPSD| 39651089
động, túng thiếu thì chính quyền địa phương phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích
hợp, quyết không để họ chịu đói, chịu rét.
Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình trong
sự nghiệp đấu tranh giành gộc lập tự do cho dân tộc, Người đã căn dặn chúng ta phải tìm
ọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở ổn định, phải mở những lớp dạy nghề tích hợp cho
họ để họ có được hành trang bước vào cuộc sống tự lập, tự lực cánh sinh.
Đối với những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh
niên xung phong đã được rèn luyện trong chiến đấu, Người yêu cầu “Đảng và Chính phủ
cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo
thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng
vũng chắc”, làm cho họ trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công ở nước ta.
Đối với phụ nữ, Người luôn dành sư quan tâm chăm lo đặc biệt, trong di chúc của
mình, Người đã chỉ rõ mục tiêu mang tính nhân văn cao cả của người phụ nữ trong chế
độ mới: “Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”. Người
yêu cầu: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và
giúp đỡ để ngày càng them nhiều phụ nữ phụ trách các công việc kể cả công việc lãnh đạo”.
Để xây dựng tốt một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giàu mạnh và văn mình,
Người thường nhắc nhở chúng ta: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải
có những con người xã hội chủ nghĩa”. Do đó Đảng và Chính phỉ cần phải luôn chăm lo
công tác giáo dục, đào tạo và rèn luyện cho lớp người trẻ tuổi để kế tục sự nghiệp cách
mạng theo như lời Người đã căn dặn trước lúc ra đi: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Đặc biệt, Người chỉ rõ cần phải sửa đổi
chế độ giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh mới, phải chăm lo giáo dục đạo đức cách
mạng, giáo dục tinh thần yêu nước cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ trở thành
những người kế thừa để xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Mang trong mình đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hay “Ăn quả nhớ
kẻ trồng cây” của người Việt Nam, Người đề nghĩ miễn thuế nông nghiệp cho nhiều đồng
bào trong một năm để lấy đó làm động lực, để đồng bào phấn khởi tăng gia sản xuất, đẩy mạnh sản lượng.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng
để có thể xây dựng một xã hội chủ nghĩa mới ở nước ta, thì Người đã chỉ rõ cho toàn
Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải thực hiện: “Đánh tan thực dân, giải phóng dân tộc,
tranh lại thống nhất và độc lập, xây dựng nước Việt Nam dân chủ mới”, và phải “Lãnh
đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
Theo Người, chủ nghĩa xã hội không phải là cái gì đó khác mà chính là làm cho mọi
người được ăn no, mặc đẹp, được tự do và sung sướng. Chủ tịch Hồ chí Minh đồng thời
khẳng định: “Nếu nước nhà độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì đọc 12 lOMoAR cPSD| 39651089
lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Vì vậy, trước lúc đi xa, mong muốn cuối cùng của Người
vẫn là dành cho dân tộc: “Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước
Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Trong di chúc, Người đặc biệt nêu lên ý nghĩa nhân văn trong việc Đảng phải vừa
là lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành với nhân dân. Đây thực sự là nét mới là và độc đáo
trong tư tưởng nhân văn của Người. Người đã viết: “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước
tiên là chỉnh đốn lại Đăng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức
làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được
như vậy thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”.
Theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, xã hội mới phải đi theo hướng lấy con
người làm trung tâm,và để thực hiện được điều đó, Đảng Cộng sản phải giữ vai trờ lãnh
đạo. Lý tưởng của Đảng phải chống lại áp bức, bóc lột và mang những giá trị chân chính
của con người cho con người. Do vậy, thân là những đảng viên, với lý tưởng và đạo đức
cao đẹp thì phải đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết. Ngay cả trong bản di
chúc của mình, khi nói về việc riêng, di chúc của Bác vẫn là sự quan tâm, lo lắng đến
đồng bào. Bác lo tốn thời gian, tiền bạc, ruộng đất của nhân dân. Bác yêu cầu thi hài
được đốt đi "vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất". Bác
còn dặn lại: "Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro
xương cho đồng bào miền Nam ". Lo đồng bào đi thăm viếng mình không có chỗ nghỉ
ngơi, Bác đề nghị xây một cái nhà đơn giản, rộng rãi, xung quanh trồng cây có bóng mát
sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Bác không hề nghĩ đến cái riêng, ở Bác
tình thương yêu nhân dân sâu sắc bao nhiêu thì Bác càng quan tâm đến lợi ích của nhân
dân bấy nhiêu. Người luôn đòi hỏi: “Mỗi đảng viên là cán bộ phải thật sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng”. Người chỉ rõ rằng người cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách
mạng, phải là người có văn hóa, phải xung phong gương mẫu làm trước thiên hạ và
hưởng bổng lộc sau thiên hạ; cái gì có lợi cho Đảng, cho dân thì khó mấy cũng làm, cái
gì hại đến Đảng, đến dân thì kiên quyết chống lại. Người nhấn mạnh rằng đã là đảng viên
thì phải luôn nêu cao trách nhiệm trước Đảng và quần chúng nhân dân: “Phải luôn luôn
chăm lo đến đời sống quần chúng. Phải “chí công vô tư”, và có tinh thần “lo trước thiên
hạ, vui sau thiên hạ”. Là người đầy tớ trung thành của nhân dân trong xã hội tiến tới nền
dân chủ của dân, do dân và vì dân thì những người lãnh đạo phải thực hiện tốt quyền và
nghĩa vụ lao động của mình. Người đã nhấn mạnh, dân làm chủ thì chủ tịch, bộ trưởng,
thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không
phải làm quan trọng cách mạng. 13 lOMoAR cPSD| 39651089
2.2. Giá trị lịch sử
2.2.1, Những giá trị về xây dựng Đảng trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(1 phần di chúc của Bác trên nền đá)
Trong di chúc để lại cho dân tộc ta, vấn đề “trước hết” được Chủ tịch Hồ Chí
Minh đề cập là về Đảng. Như vậy, vấn đề xây dựng Đang được Chủ tịch Hồ Chí Minh
rất quan tâm không chỉ sinh thời mà còn đặc biệt lưu ý, căn dặn lại cho toàn Đảng ta
trước khi đi xa. Vượt qua ngôn ngữ, hình thức của một bản di chúc thông thường, những
vấn đề viết về xây dựng Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong di chúc mang tầm lý luận sâu sắc.
Trước hết, khi nói về Đảng trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vị
trí, vai trò tổ chức lãnh đạo của Đảng trong sư nghiệp cách mạng của đân tộc ta. Người
viết: “Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ
thắng lơi này sang thắng lời khác”. Đây là sự tổng kết ký luân và thực tiễn sâu sắc về vị
trí, vai trò cả Đảng; cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng ra đời, Đảng đã lãnh đạo nhân
dân ta tiến hành Cách mạng tháng Tám thắng lợi, lập nên nhà nước công nông đầu tiên
trong lịch sử nước ra; tiếp đó, Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến anh 14 lOMoAR cPSD| 39651089
dũng chống thực dân Pháp xâm lược. Và, cho đến thời điểm Người viết di chúc, Đảng ra
đã và đang lãnh đạo nhân dân ta tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất đất nước. Khẳng
định vị trí, vai trò to lớn của Đảng trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh dụng ý để lại
thông điệp về nhũng thắng lợi tiếp theo của cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thấy cần phải nhấn mạnh vấn đề Đảng ta là một đảng cầm quyền, cán bộ, đảng
viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, tháng 5-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết thêm vài bản thảo di chúc luận điểm hết sức quan trọng: “Theo ý tôi, việc cần làm
trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều
ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân.
Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”.
Như vậy, có thể thấy rằng, những vấn đề nói về Đảng trong di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh là sự khái quát lý luận sâu sắc những vấn đề cốt lõi về xây dựng Đảng. Di
chúc của Người đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của Đảng trong sự nghiệp cách mạng
của dân tộc; chỉ ra nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự lãnh đạo thành công của Đảng là do
Đảng đoàn kết chặt chẽ, một lòng một da phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ
Tổ quốc; đúc rút phương pháp tốt nhất để thực hiện đoàn kết nhất chí trong Đảng là thực
hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình; căn dặn
cán bộ, đảng viên phải thực sự thấm nhần đạo đúc cách mạng, Đảng phải trong sạch,
xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Cho đến nay, đã hơn nửa thập kỉ trôi qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩnh
biệt chúng ta và di chúc của Người được công bố, cách mạng nước ta đã và đang thu
được nhiều thành tựu mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, thực tiễn công tác xây
dựng Đảng cho thấy, trong bối cảnh có sự suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên,
phải chỉnh đốn thì mới xây dựng được Đảng trong sạch, vững mạnh. Trong Đảng còn rất
nhiều vấn đề phải giải quyết như Đại hội XII của Đảng đã đánh giá: “Năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”;
“Dân chủ trong Đảng và trong xã hội bị vi phạm”; “Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong
một bộ phận cán bộ đảng viên có chiều hướng ra tăng”; “Thoái hóa, biến chất về tư tưởng
chính trị, tư tưởng về đạo đúc, lối sống; tệ quan liệu, tham những, lãng phí, sách nhiễu
nhân dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dàu
chưa được ngăn chặn , đẩy lùi”; cuộc vận động xây dựng chình đốn đảng, tự phẻ bình và
phê bình trong các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên chưa đạt yêu cầu đề ra”....Từ những
thực trạng đó trong Đảng, cho thấy những vấn đề khái quát lý luận về xây dựng Đảng
trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự. Trong
tình hình hiện nay, để lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dụng chủ
nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi toàn Đảng
phải chú trọng giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng; thực hành dân chủ rộng rãi và
nghiêm chỉnh thực hiện sự phê bình và phê bình trong Đảng; đồng thời, đẩy mạnh chỉnh 15 lOMoAR cPSD| 39651089
đốn Đảng, kiên quyết đưa những phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng, nhằm xây
dưng Đảng ta xứng đáng là đảng cầm quyền, mọi cán bộ, đảng viên của Đảng thật sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, Đảng phải thật sự trong sách, xứng đáng là người lãnh
đạo, người đầy tới thật trung thành của nhân đúng như
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn trong di chúc của Người.
Chủ đề của đại hội Đảng lần thứ 13 là: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và
hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Qua đó có thể thấy việc chỉnh đốn xây dựng
Đảng mà chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong di chúc cho đến thời điểm hiện nay đã hơn
nửa thập kỉ vẫn luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, theo dõi sát sao và không ngừng
để như lời Bác Hồ đã căn dặn rằng “Đảng ta là một Đảng cầm quyền”.
Có thể tóm tắt lại rằng, giá trị tư tưởng trong xây dựng Đảng được nêu ra trong di
chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chú trọng công tác xây dựng sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng, chú trọng công tác tự phê bình và phê bình phải được thực hiện thường
xuyên và nghiêm chỉnh và vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.
2.2.2, Những giá trị trong tư tưởng vì con người và chính sách phát triển
kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống của nhân dân.
Tư tưởng về con người và giải phóng con người là một hệ thống quan điểm toàn
diện, phong phú và sâu sắc, chiếm vị trí trung tâm trong toàn bộ tư tưởng của Hồ Chí
Minh. Bởi mục đích của cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Tình thương yêu con 16 lOMoAR cPSD| 39651089
người ấy cũng là nền móng để đoàn kết mọi tầng lớp, mọi lực lượng, mọi con người, tạo
nên sức mạnh to lớn cho công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam.
Trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ tình yêu thương đối với tất cả mọi tầng
lớp trong xã hội. Lòng thương yêu con người của Bác không chỉ là sự quan tâm, chăm
sóc mà còn là sự nhắc nhở chăm lo, cải thiện cho đời sống nhân dân, đời sống xã hội
ngay sau cuộc chống Mỹ, cứu nước. Người chỉ rõ, công việc toàn Đảng, toàn quân và
toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc
Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược đã gây ra biết bao đau thương cho mỗi người
dân Việt Nam; “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm
không ngừng nâng cao đời sống nhân dân”. Theo Người, đó là công việc khó khăn, nặng
nề nhưng cũng rất cao cả, bởi nó đã đấu tranh lại những thứ đã cũ kĩ lạc hậu để nhằm
mục đích đưa đời sống nhân dân lên tầm cao mới, cải thiện cuộc sống người dân, hướng
tới đất nước phát triển, đáng sống, đáng lao động và cống hiến.
Qua lời dặn dò về việc riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc những vấn đề về
xây dựng đời sống văn hóa mới như thực hành lối sống tiết kiệm, tránh lãng phí, chú
trọng xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, sinh thái.
Như vậy, di chúc của Bác còn đưa ra những giá trị trong việc thái độ giữa người
với người, đó là tình yêu thương và trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa để nâng cao đời sống nhân dân.
2.2.3. Tư tưởng về thanh niên và việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có
đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Vì vậy, Đảng cần đẩy mạnh công tác
trồng người và chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng tương lai để có thể đào tạo được
những con người thế hệ mới có đầy đủ phẩm chất đạo đức và năng lực, xứng đáng là chủ
nhân tương lai của đất nước, là “những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
“hồng” vừa “chuyên” ” như lời Bác đã chỉ dặn.
A, Công tác bồi dưỡng thế hệ cách mạng tương lai
Trong bản Di chúc, Bác đã viết: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Vì vậy, việc giáo dục,
bồi dưỡng thế hệ trẻ là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách của Đảng, cần phải được đặc biệt
quan tâm chú trọng. Đó chính là tư tưởng Người đã đúc kết sau bao năm tháng hoạt động
cách mạng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”.
Người đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và rất cần thiết”. Trong việc giáo dục, đào tạo những con người sẽ kế thừa sự nghiệp
cách mạng phải coi trọng cả đạo đức và tài năng, trong đó đạo đức cách mạng được Bác
đặt lên hàng đầu. Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh
niên xung phong đã được huấn luyện chiến đấu được Người cô cùng quan tâm chú ý: 17 lOMoAR cPSD| 39651089
“Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành,
các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập
trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng
lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.
B, Công tác thanh niên
Nhận thấy thế hệ thanh niên là một lực lượng rất mạnh mẽ, quan trọng của đất
nước, Bác Hồ đã thể hiện rõ nét qua bản Di chúc tư tưởng “Thanh niên là người chủ
tương lai của nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do các thanh
niên”; “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất
cần thiết”. Bởi vậy, việc công tác đào tạo bồi dưỡng đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
là vô cùng thiết yếu để có thể đào tạo được một lực lượng thanh niên đủ khả năng cống
hiến cho đất nước, nhân dân.
Cùng với việc tạo dựng và củng cố niềm tin của thế hệ trẻ vào Đảng, cần phải chú
trọng việc giáo dục về truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Yêu nước là yêu
tự do, độc lập dân tộc; yêu chủ nghĩa xã hội; là phải biết đóng góp cho gia đình, xã hội,
cống hiến cho Tổ quốc; phải “trung với Đảng, hiếu với nhân dân”. Với tình hình phát
triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày nay, “trung” và “hiếu” là hai yếu tố vô
cùng quan trọng để thanh niên - sinh viên tránh khỏi những cám dỗ, không bị sa vào
những cạm bẫy của kẻ thù. Tóm lại, để tạo cho thanh niên, sinh viên - những chủ nhân
tương lai của đất nước, ý chí tự lực, tự cường và say mê lao động, học tập, giáo dục tình
yêu quê hương đất nước là một phần vô cùng thiết yếu.
Nhằm tạo niềm say mê tích cực phấn đấu trong lao động, học tập cho mỗi cá nhân
để khẳng định bản thân và tình cảm gắn bó với cộng đồng và xã hội, phải quan tâm giáo
dục ý thức cộng đồng. Đồng thời cộng đồng cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển, trưởng thành của mỗi cá nhân. Sự quan tâm gắn bó giữa các nhân và cộng đồng sẽ
tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần lớn lao, làm động lực thúc đẩy thanh niên vượt qua
hoàn cảnh khó khăn gian khổ, quyết tâm phấn đấu học tập và làm việc, lập nên sự nghiệp
cho bản thân và đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội.
Về công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cho thế hệ trẻ, cần đổi mới, kết hợp giáo
dục những phẩm chất truyền thống như yêu nước, lòng nhân ái, trung, hiếu, cần, kiệm...
và các giá trị mới như chủ động, sáng tạo, tự lập, tự chủ, ... để có thể giúp họ khẳng định
bản thân và hòa nhập vào xã hội, thế giới hiện đại; hơn nữa, để họ không chỉ không quên
đi nguồn gốc mà còn có điều kiện vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ.
2.2.4. Tư tưởng quyết giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước
Trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi đến đỉnh điểm cam go, khốc
liệt, cũng là lúc Đảng và nhân dân ta phải chịu một tổn thất vô cùng lớn lao, một niềm
đau xót khôn tả, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Trong những lời căn dặn với Đảng
và quân dân ta, Người đã khẳng định với một niềm tin mạnh mẽ: “Cuộc chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định
thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”; “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. 18 lOMoAR cPSD| 39651089
Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một
nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ”. Niềm tin mạnh
mẽ của Bác Hồ lúc bấy giờ là trụ cột tinh thần, giúp khích lệ, động viên, củng cố niềm
tin, sự quyết tâm để Đảng và quân dân ta đi đến thắng lợi, đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải
phóng miền Nam. Niềm tin ấy đã tiếp cho dân tộc ta ý chí quyết tâm sục sôi, tạo nên một
khí thế cách mạng hào hùng, giúp quân và dân ta lao động và chiến đấu anh dũng, kiên
cường, vượt qua mọi gian khổ, mất mát, không chịu khuất phục trước kẻ thù đế quốc.
Ngoài tiền tuyến, bộ đội thi đua giết giặc lập công, còn ở hậu phương, nhân dân ta đề ra
và thực hiện những khẩu hiệu: “Tất cả hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn”, “Tất cả vì
miền Nam ruột thịt”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, … Và
cuối cùng, chúng ta đã chiến thắng, Tổ quốc ta đã thống nhất, đồng bào Nam Bắc đã sum
họp một nhà - lời khẳng định chắc chắn của vị cha già dân tộc trong bản Di chúc của Người.
2.2.5. Tư tưởng về tăng cường đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng thế giới
Cách mạng Việt Nam không thể tách rời cách mạng thế giới. Sự vững mạnh của
Đảng còn được khẳng định trong mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ với các đảng cộng sản
và bè bạn quốc tế. Lời dặn dò của Bác trong bản Di chúc “về phong trào cộng sản thế
giới” là chỉ dẫn định hướng quan trọng cho quan hệ đối ngoại của Đảng, đó là nguyên
tắc về tình đoàn kết quốc tế dựa trên “nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc
tế vô sản, có lý có tình”. Bác mong muốn khi nước nhà được độc lập, sẽ thay mặt nhân
dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em, các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình
ủng hộ và giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Bác cũng có
nỗi trăn trở về những bất hòa, chia rẽ giữa các nước anh em lúc bấy giờ và mong Đảng
sẽ tích cực hoạt động, góp giải quyết vấn đề ấy:
“Về phong trào cộng sản thế giới- là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi
càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu,
thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục
lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa
quốc tế vô sản, có lý có tình.”
Những định hướng ấy của Người đã giúp Đảng ta có được những nhận thức sâu sắc hơn
về đường lối đối ngoại, cũng như mục tiêu và vai trò của công tác tăng cường đoàn kết
quốc tế. Tới nay, toàn thể Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam vẫn đang tiếp
tục cố gắng xây dựng hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc bạn bè quốc tế,
cùng hợp tác và phát triển. 19 lOMoAR cPSD| 39651089 Phần kết luận
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá kết tinh những tinh
hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những điều cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch
đường chỉ lối cho Đảng trong 50 năm qua và cả trong mai sau; là chúc thư của một lãnh
tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa trông rộng, một chiến sĩ cộng sản
suốt đời yêu thương, trân trọng con người, sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc của nhân dân.
Tác phẩm đã góp phần chỉ dẫn, động viên giúp Đảng và nhân dân ta trên con đường đi
đến thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng như trong công cuộc
xây dựng, phát triển đất nước ngày nay.
Đọc bản Di chúc, chúng ta không chỉ thấm thía những lời chỉ dạy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về phương hướng, đường lối trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và sự
nghiệp xây dựng Tổ quốc mà còn thấy được những tư tưởng nhân văn cao đẹp, tình yêu
thương sâu sắc, bao la Người để lại cho toàn thể nhân dân ta. Suốt đời, ham muốn tột
bậc của Bác là đất nước, dân tộc ta được độc lập, tự do, cuộc nhân dân ta được no ấm,
đầy đủ, hạnh phúc. Qua bản Di chúc, Bác đã gửi gắm mong muốn, tâm nguyện này cho
chúng ta, căn dặn, động viên toàn thể nhân dân không ngừng đoàn kết phấn đấu xây dựng
một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đối với sinh viên Việt Nam, bản Di chúc là lời chỉ dẫn, khích lệ mỗi người luôn
cố gắng học tập, luyện rèn, không chỉ tiếp thu kiến thức và trau dồi kỹ năng chuyên môn
mà còn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào xã như “Tiếp sức mùa thi”, hiến máu
nhân đạo …, góp phần cống hiến cho cộng đồng, đất nước.
Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
đã phụ trách tổ chức chuyến tham quan lăng chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí
Minh bên cạnh việc trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn đề tài này. Nhờ sự nhiệt tình, tận
tụy của cô, chúng em đã có được những kiến thức bổ ích không chỉ giới trong những bài
giảng trên lớp mà còn từ trải nghiệm thực tế, giúp chúng em có những hiểu biết sâu rộng,
quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 20