Báo cáo thu hoạch cuối kỳ môn học nhập môn ngành công nghệ kĩ thuật Ô Tô | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Năm 1958, nhiều nước châu Á đã bắt tay vào ngành công nghiệp ô tô và sản xuất ô tô cho đại chúng.Mặc dù việc sao chép nguyên xi hay một phần ý tưởng đều không được cho phép, thế nhưng nhiều công ty châu Á vẫn lấy cảm hứng thiết kế từ các mẫu xe của phương Tây. Cũng vào tháng 12 năm đó, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đến thăm nhà máy sản xuất chiếc xe đầu tiên của Việt Nam có tên là Victory (nghĩa là Chiến Thắng). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công nghệ kĩ thuật oto (OTO21)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
BÁO CÁO THU HOẠCH CUỐI KỲ
MÔN HỌC NHẬP MÔN NGÀNH CNKT Ô TÔ
Sinh viên: TRẦN QUỐC THỊNH Mã số SV: 21145284
Nhóm lớp: INTAT130130 – Nhóm CLC 01 Học kỳ 1 – NH 2021- 2022 TP.HCM, 01/2022
Phần 1: Lịch sử phát triển và vai trò của ngành công nghiệp ô tô đối với nền kinh
tế đất nước và thế giới.
1. Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam và trên thế giới 1.1. Ở Việt Nam
Năm 1958, nhiều nước châu Á đã bắt tay vào ngành công nghiệp ô tô và sản xuất ô tô cho
đại chúng.Mặc dù việc sao chép nguyên xi hay một phần ý tưởng đều không được cho phép,
thế nhưng nhiều công ty châu Á vẫn lấy cảm hứng thiết kế từ các mẫu xe của phương Tây.
Cũng vào tháng 12 năm đó, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đến thăm nhà máy sản xuất chiếc xe
đầu tiên của Việt Nam có tên là Victory (nghĩa là Chiến Thắng). Xe được lấy cảm hứng từ
chiếc Renault Fregate của Pháp, và được chế tạo tại Trường Bách khoa Hà Nội.
Năm 1995, các nhà máy ô tô đầu tiên được xây dựng ở đất nước này. Các thương hiệu đến
và bắt đầu sản xuất xe ở đây là Mitsubishi, Toyota và Isuzu. Hầu hết các nhà sản xuất này
đã trở thành thành viên của Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam.
Sang thế kỷ 21, đường bộ Việt Nam phần lớn vẫn chỉ có xe tải và xe máy. Sự gia tăng của
loại phương tiện xe máy là bởi đường xá lúc nào cũng đông đúc, ngay cả khi điều kiện
đường phố Việt Nam lúc đó chả bảo vệ được gì cho người đi đường khỏi thời tiết khó chịu ở đây.
Ngày nay, dù ngành công nghiệp ô tô vẫn còn tương đối nhỏ ở Việt Nam, thì theo Tổ chức
các nhà sản xuất xe cơ giới quốc tế (International Organization of Motor Vehicle
Manufacturers), ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô ở Việt Nam hiện đang phát triển nhanh
nhất ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, quy trình sản xuất xe thường sẽ hoạt động như thế này…
Ô tô được thiết kế ở nước ngoài và sau đó từng bộ phận xe sẽ được sản xuất ở nước khác.
Sau đó các bộ phận được vận chuyển về Việt Nam và lắp ráp.Tính đến năm 2018, 85% tổng
doanh số bán xe đến từ những bộ dụng cụ xe hơi này.Những chiếc xe này sau đó chủ yếu
được bán trong nước do các quy định xuất nhập khẩu phức tạp. Tuy nhiên, mức sản xuất
phụ tùng ô tô riêng của Việt Nam lại vượt mức – xuất khẩu hơn 4,4 tỷ đô la phụ tùng ô tô
trên toàn thế giới trong năm 2017.Dịch vụ vận chuyển cũng đóng một phần lớn trong ngành
công nghiệp xe hơi vì Việt Nam đang phát triển như một trung tâm sản xuất của khu
vực.Khi ngành vận tải đường bộ phát triển, sẽ có nhiều xe tải lưu thông.Hiện tại, xe tải hỗ
trợ 75,6% cho việc vận tải hàng hóa tại Việt Nam.Tuy nhiên, có một điều quan trọng là hiện
có đến 40% mạng lưới đường đang ở trong tình trạng kém và chỉ 19% được rải thảm nhựa.
https://vietnamcarcare.com/lich-su-san-xuat-o-to-tai-viet-nam/ 1.2. Trên thế giới
Chiếc ô tô chạy bằng động cơ xăng đầu tiên trên thế giới được chế tạo bởi Carl Benz, một
kỹ sư người Đức và là người tiên phong trong ngành ô tô, vào năm 1885 tại thành phố
Mannheim, Đức. Ông được cấp bằng sáng chế ngày 20 tháng 1 năm 1886 và trở thành nhà
sản xuất ô tô đầu tiên vào năm 1888 ngay sau khi vợ ông, bà Bertha Benz, thực hiện thành
công chuyến đi xa đầu tiên (từ Mannheim đến Pforzheim và trở về) vào tháng 8 cùng năm.
Thật vậy, chuyến đi của bà đã chứng minh với mọi người rằng chiếc xe không dùng sức
ngựa kéo đó hoàn toàn phù hợp để sử dụng như phương tiện đi lại hàng ngày. Từ năm 2008,
Bertha Benz Memorial Route, một đại lộ được đặt theo tên bà để ghi nhớ sự kiện này.
Không lâu sau đó, năm 1889 tại Stuttgart, Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach thiết kế
một chiếc ô tô từ một chiếc xe linh tinh, tựa như một chiếc xe ngựa kéo được gắn động cơ.
Họ thường được xem như những nhà phát minh của chiếc ô tô đầu tiên vào năm 1886. Tuy
nhiên, từ năm 1892, một người Ý thuộc trường đại học Padua, Enrico Bernardi, đã xin bằng
sáng chế cho một động cơ một xy lanh chạy bằng xăng, công suất 0,024 mã lực (17,9 W)
122 cc. Động cơ này được ông gắn vào chiếc xe ba bánh của cậu con trai, và biến nó trở
thành sản phẩm ứng cử cho chiếc ô tô đầu tiên và chiếc môtô đầu tiên trên thế giới. Năm
1892, Bernardi mở rộng chiếc xe ba bánh để có thể chở được hai người.
Lịch sử ngành công nghiệp ô tô gắn liền với sự sản xuất và tiêu thụ hàng loạt. Đầu thế kỷ
20, mô hình Ford trở thành hình mẫu cho nền kinh tế hiện đại: phân chia công việc (với sự
chuyên môn hóa sản xuất, mô hình sản xuất dây chuyền phát triển bởi Taylor), sự tiêu chuẩn
hóa và nâng cao sức mua của công nhân, nhằm thúc đẩy tiêu dùng và tăng nhu cầu. Vào
những năm 1970, một mô hình cạnh tranh rộ lên ở Nhật: mô hình Toyota.
Mặc cho sự xâm chiếm của những mô hình kinh tế mới (sau mô hình Ford, hậu công nghiệp
hóa, v.v.), công nghiệp ô tô vẫn tiếp tục giữ một vai trò chủ chốt trong nền kinh tế thế giới,
nhất là với sự khẳng định vị thế của châu Á (đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc) và những
nước công nghiệp mới (NPI).
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p_%C3%B4_t%C3%B4
2. Vai trò của ngành công nghiệp ô tô đối với nền kinh tế Việt Nam và thế giới
2.1. Đối với nền kinh tế Việt Nam
Theo xu hướng phát triển, khi thu nhập cá nhân tăng cao, họ có xu hướng ưu tiên sử dụng
các sản phẩm hiện đại, chất lượng đảm bảo và an toàn. Để đáp ứng yêu cầu này, ô tô sẽ trở
thành phương tiện được lựa chọn và dần thay thế xe máy theo xu hướng phát triển đi lên của
đất nước. Đồng thời, trong công nghiệp và nông nghiệp, người ta sử dụng ô tô như một
nguồn lực trực tiếp phục vụ lưu thông hàng hóa, thúc đẩy thương mại phát triển. Mặt khác,
ngành công nghiệp ô tô được coi là một trong những ngành công nghiệp đầu tàu, thúc đẩy
sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp ô tô là “khách hàng” của
nhiều ngành liên quan như kim loại, máy móc, điện tử, hóa chất… Vì vậy, sự phát triển
mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được coi là yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của
các ngành liên quan, tạo và thúc đẩy đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.2. Đối với nền kinh tế thế giới
Kể từ khi thành lập đến nay, ngành công nghiệp ô tô thế giới luôn chứng tỏ tầm quan trọng
hàng đầu của mình trong các lĩnh vực: không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng
hóa ngày càng tăng của người dân mà còn đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia. Và toàn bộ nền kinh tế thế giới. Năm 1999, sáu gã khổng lồ ô tô lớn của
thế giới GM, Ford, Toyota, DaimlerChrysler và Volkswagen đều đứng trong top 10 những
công ty có tài sản ở nước ngoài nhiều nhất thế giới. Sáu công ty này đóng góp 5% tổng vốn
đầu tư trực tiếp toàn cầu.
Ngành công nghiệp ô tô đã và đang là động lực tăng trưởng của nhiều quốc gia. Công
nghiệp ô tô là một ngành có quy mô lớn và thu nhập cao. Tổng giá trị hàng hóa được sản
xuất ra trong ngành này đã lên tới một con số khổng lồ. Theo số liệu của Bộ Thương mại
Mỹ, ngành công nghiệp ô tô Mỹ chiếm 4,5% tổng sản phẩm quốc dân, tạo ra 1,4 triệu việc
làm cho công nhân tại 4.400 nhà máy ô tô. Ở Nhật Bản, theo thống kê của Bộ Công nghiệp
Nghiên cứu năm 1991, ngành công nghiệp ô tô chiếm 12,9% tổng sản phẩm quốc dân và
22,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Con số này hiện tại chắc chắn cao hơn rất nhiều.
Công nghiệp ô tô được coi là ngành sản xuất vật chất, cung cấp phương tiện đi lại và vận
chuyển tốt nhất, đảm bảo lưu thông máu, thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo thống kê, 82%
vận chuyển hàng hóa và 75% hành khách đi lại bằng phương tiện cơ động này. Cho đến
nay, ngành công nghiệp ô tô đã gián tiếp đóng góp một vai trò không thể thiếu vào sự phát
triển của đất nước và nền kinh tế thế giới.
https://xemtailieu.net/tai-lieu/vai-tro-va-vi-tri-cua-nganh-cong-nghiep-o-to-trong-nen-kinh- te-the-gioi-92634.html#
Phần 2: Xu hướng phát triển của ô tô, ngành công nghiệp ô tô và nhu cầu của thị trường lao động.
1. Xu hướng phát triển của ô tô, ngành công nghiệp ô tô
Ngành ô tô thế giới đang từng bước thay đổi và có những bứt phá vô cùng mạnh mẽ. Ngành
ô tô cũng có ảnh hưởng không nhỏ các nhiều ngành liên quan. Vậy sau đây là một số xu
hướng ngành ô tô hiện nay và trong tương lai:
Tự động hóa: Xe điện ngày càng được quan tâm và phát triển, mở ra thị trường rộng
lớn thu hút nhiều nhà đầu tư. Với sự phát triển thần kỳ của trí tuệ nhân tạo AI, máy
móc và mạng nhân tạo đang dần cho phép các phương tiện tự hành vươn lên và
chiếm lĩnh thị trường. Xe ô tô tự lái giờ đây không chỉ xuất hiện trên phim ảnh mà
còn xuất hiện ngoài đời thực. Giờ đây, mọi người có thể tận hưởng và trải nghiệm
cảm giác thư thái, tuyệt vời nhất trên xe, thay vì những giây phút căng thẳng như
trước đây. Vấn đề khó khăn khi ngồi trên ô tô sẽ được giải quyết hoàn toàn nhờ ô tô thông minh.
Điện khí hóa: Sự phát triển của điện khí hóa đã thay đổi toàn bộ tình hình và dần trở
thành xu hướng trong ngành công nghiệp ô tô. Hiện nay các nhà sản xuất ô tô đang
tập trung vào các dòng xe thân thiện với môi trường và xe điện thân thiện với môi
trường. Xe điện được chế tạo với công nghệ hiện đại nhằm hạn chế tiếng ồn, khói bụi
và khí thải. Đặc biệt, trong tương lai gần những chiếc xe này sẽ thay thế hoàn toàn xe chạy xăng.
Sự chia sẻ: Những năm gần đây, đi chung xe để giảm bớt lượng phương tiện đang trở
thành xu hướng tại các thành phố lớn. Đi chung xe là một giải pháp thông minh để
giảm chi phí đi lại. Đồng thời giúp bảo vệ môi trường, giúp không khí trong sạch, ít ô
nhiễm hơn. Không những vậy, hành động này còn giúp giảm lượng xe vào nội đô và
hạn chế tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông vào trung tâm thành phố. Hiện tại, ước
tính có khoảng 70 triệu người trên toàn thế giới đang sử dụng các ứng dụng chia sẻ
xe và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2025, doanh thu từ
dịch vụ đi chung xe sẽ đạt 2 tỷ USD.
Liên tục đổi mới: Tự động hoá, điện khí hoá đã mang đến một làn gió mới cho nền
công nghiệp ô tô trong thập kỷ qua. Điều này, cũng khiến cho các nhà sản xuất không
ngừng cập nhật, làm mới mình để không bị bỏ lại trong cuộc đua. Vòng đời của
những chiếc xe ô tô giờ đây dường như chỉ kéo dài trong 5 - 8 năm, sau đó chúng dần
đi vào quên lãng. Thay vào đó, những mẫu xe mới liên tục xuất hiện, được làm mới,
được cập nhật những công nghệ mới nhất, tính năng hiện đại nhất. Đây sẽ là thử
thách không hề nhỏ cho các nhà sản xuất xe ô tô.
Sự kết nối: Sự kết nổi đang được nhắc đến ở đây chính là sự kết nối giữa những
người lái xe. Các phương tiện, các người lái xe đều được kết nối với nhau bởi những
trang bị hiện đại trên xe. Không chỉ vậy, các tiện ích thông minh đều được gói gọn
chỉ trong cabin xe ô tô. Người lái xe có thể thoải mái trò chuyện, nghe nhạc, xem
phim, lướt web, check mail ngay trên xế yêu của mình.
Xe tự hành: Xe tự lái nhằm mục đích giảm thiểu nhu cầu về tài xế là con người và
sẵn sàng thay đổi phương tiện giao thông hàng ngày. Các đội xe tự hành mở rộng
phạm vi giao hàng/khách hàng chặng cuối, giảm thời gian “chết” và nhằm mục đích
khiến cho phương tiện giao thông công cộng tương đối an toàn hơn. Ví dụ, bằng cách
giảm thiểu tai nạn gây ra do người lái xe mệt mỏi hoặc cẩu thả. Xe tự hành được
trang bị các công nghệ nhận dạng tiên tiến, chẳng hạn như tầm nhìn máy tính được
nâng cao để xác định các chướng ngại vật dọc theo tuyến đường.
Trí tuệ nhân tạo AI: Các công nghệ trí tuệ nhân tạo như máy học, học sâu và thị giác
máy tính tìm thấy các ứng dụng trong tự động hóa robot trong ngành công nghiệp ô
tô. Công nghệ này giúp gợi ý xe ô tô tự lái, quản lý đội xe, hỗ trợ người lái xe nâng
cao độ an toàn và cải thiện các dịch vụ như kiểm tra xe hoặc bảo hiểm. AI cũng tìm
thấy các ứng dụng trong sản xuất ô tô, nơi nó tăng tốc tốc độ sản xuất và giúp giảm
chi phí. RevitsOne-Công ty khởi nghiệp Ấn Độ RevitsOne cung cấp phần mềm quản
lý đội xe do AI hỗ trợ, phù hợp với các đội xe có quy mô khác nhau. Hệ thống quản
lý phương tiện của công ty khởi nghiệp cung cấp thông tin chi tiết về tốc độ, chỉ số
chạy và thông tin sức khỏe. Người lái xe được hưởng lợi từ Voicera ID, một trợ lý ảo
dựa trên giọng nói giúp họ theo dõi thông tin họ cần. Ngoài ra, bộ ghi nhận tốc độ
trên xe giới hạn tốc độ để ngăn cản các hành vi lái xe nguy hiểm.
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/10-xu-huong-cong-nghe-va-ung-dung-
moi-cho-nganh-cong-nghiep-o-to-2021.html
https://skyauto.vn/xu-huong-nganh-cong-nghiep-o-to-trong-tuong-lai
2. Nhu cầu của thị trường lao động
Ngày nay, nhu cầu thị hiếu con người ngày càng cao, yêu cầu về số lượng và chất lượng của
các sản phẩm xã hội cũng không ngừng tăng. Điều đó đòi hỏi các dây chuyền sản xuất trong
công nghiệp ngày càng hiện đại, có mức độ tự động hóa ngày càng cao với việc sử dụng các
kỹ thuật điều khiển hiện đại có trợ giúp của máy tính.
Theo những số liệu thu thập được tại các kì thi tuyển đại học – cao đẳng các năm gần đây
thì số lượng hồ sơ nộp vào các trường, khoa đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô có xu
hướng tăng dần. Điều này chứng minh một thực tế là ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô đang
nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ hoặc là động thái tự cân bằng tất yếu của cung cầu
trong thị trường lao động ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô nói riêng và xã hội nói chung.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp
hóa hiện đại hóa, theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành này luôn có thu nhập cao và
không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai. Từ đó kéo theo nhu cầu nhân lực
của ngành sẽ gia tăng ngày một nhiều đặc biệt trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Dưới góc độ tuyển dụng, kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam của
VietnamWork.com cho thấy, ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô hiện đang là một trong những
ngành có nhu cầu tuyển dụng cao, nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là các
thí sinh dự thi vào bậc đại học. Cơ hội việc làm của các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp là
rất cao, các sinh viên theo học ngành này luôn được các nhà tuyển dụng nhân lực lựa chọn
và ký hợp đồng ngay từ khi còn đang học.