-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo thu hoạch cuối kỳ môn học nhập môn ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Lịch sử xe hơi trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển gắn liền với những phát minh về động cơ hơi nước và đốt trong. Nhờ các cải tiến không ngừng của những bộ óc thiên tài, ngành ô tô khởi đầu từ những chiếc xe thô sơ với vận tốc 5 km/h trở thành ngành công nghiệp tỉ đô với những siêu xe tự lái cực kỳ tiện nghi và hiện đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Công nghệ kĩ thuật oto (OTO21) 155 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Báo cáo thu hoạch cuối kỳ môn học nhập môn ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Lịch sử xe hơi trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển gắn liền với những phát minh về động cơ hơi nước và đốt trong. Nhờ các cải tiến không ngừng của những bộ óc thiên tài, ngành ô tô khởi đầu từ những chiếc xe thô sơ với vận tốc 5 km/h trở thành ngành công nghiệp tỉ đô với những siêu xe tự lái cực kỳ tiện nghi và hiện đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công nghệ kĩ thuật oto (OTO21) 155 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO --------------------------
BÁO CÁO THU HOẠCH CUỐI KỲ
MÔN HỌC NHẬP MÔN NGÀNH CNKT Ô TÔ
Sinh viên: TIÊU QUÁCH ANH TUẤN Mã số SV: 21145656
Nhóm lớp: INAT130130 – Nhóm 01 CLC Học kỳ I – NH 2021-2022 TP.HCM, 01/2022
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN MỤC LỤC
PHẦN 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô
TÔ TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP VÀ KINH TẾ ĐẤT NƯỚC..................................1
Lịch sử phát triển......................................................................................................1
Vai trò của ngành công nghiệp ô tô trong nền công nghiệp và kinh tế đất nước. .4
PHẦN 2: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA Ô TÔ, NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
VÀ NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG........................................................6
PHẦN 3: ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ CÔNG VIỆC CỦA BẢN
THÂN SAU KHI RA TRƯỜNG......................................................................................7 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC VÀ THẾ GIỚI.
Lịch sử phát triển:
- Lịch sử xe hơi trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển gắn liền với những phát
minh về động cơ hơi nước và đốt trong. Nhờ các cải tiến không ngừng của những bộ óc
thiên tài, ngành ô tô khởi đầu từ những chiếc xe thô sơ với vận tốc 5 km/h trở thành
ngành công nghiệp tỉ đô với những siêu xe tự lái cực kỳ tiện nghi và hiện đại.
- Thuở sơ khai với động cơ hơi nước: Chiếc ô tô sơ khai đầu tiên được ra đời bởi Đại Úy
Pháo Binh Nicolas Joseph Cugnot vào năm 1769. Chiếc xe này được quân đội Pháp sử
dụng vào việc kéo pháo, nó chỉ có 3 bánh và đạt được vận tốc khoảng 5 km/h. Cứ sau 10
đến 15 phút vận hành thì xe phải dừng lại chờ cho đổ nước, động cơ và nồi hơi được lắp
đặt tách biệt ở phía trước xe. Động cơ hơi nước làm xe chuyển động bằng cách đun sôi
nước trong nồi hơi sau đó dùng áp suất của hơi nước đẩy Pittông và Pittông được nối với
một thanh truyền để làm quay các bánh xe. Các nhà sử gia cho rằng nếu loại xe gắn động
cơ hơi nước chạy trên đường được xem là ô tô thì Nicolas Joseph Cugnot chính là nhà
phát minh ra ô tô đầu tiên. Năm 1771, trong một lần lái chiếc xe của mình Cugnot đã vô
tình đâm phải vách núi. Đây được xem là vụ tai nạn ô tô đầu tiên trong lịch sử, vụ tai nạn
khiến nguồn tài trợ cho những thí nghiệm sau này của ông dần cạn kiệt. Richard
Trevithick Junior – một kỹ sư người Anh đã chế tạo được một chiếc xe hoạt động dựa
trên cả máy móc lẫn hơi nước. Vào đêm giáng sinh năm 1801, Trevithick mang xe ra thử
nghiệm trên đường phố, công việc thử nghiệm rất tốt đẹp và chiếc xe hơi không có thắng
này đã ngừng lại trước một quán ăn vì hết hơi. Thật may mắn nhưng tài xế Trevithick đã
quên tắt lửa nên nồi súp-de cạn khô rồi nóng đỏ và chỉ trong chốc lát chiếc xe hơi đã
thành đống tro. Từ năm 1820, nhiều nhà kỹ thuật bắt đầu tìm cách áp dụng động cơ hơi
nước vào các loại phương tiện di chuyển phổ biến điển hình như xe ngựa cổ điển. Thế
nhưng chỉ có W.H. James là người thực hiện thành công ý tưởng này vào năm 1829.
Chiếc xe của James rất cồng kềnh, nặng 3 tấn và chở được 15 hành khách, được chia làm
3 phần (tài xế ngồi trên bục cao tại đầu xe, hành khách ngồi tại phần giữa, cuối cùng là
nồi súp-de và người đốt lò). Xe của James đã chạy được và chuyến những sau mỗi lần sử
dụng phải đem đi sửa chữa. Năm 1869, một kỹ sư tên Ravel đã chế tạo thành công một
chiếc xe dùng hơi nước nhưng còn khá thô sơ. 4 năm sau, chiếc xe này được Bolée được
cải để trở thành chiếc xe đầu tiên sử dụng hơi nước thành công. Xe của Bolée khi đó nặng
5 tấn nhưng chỉ có thể chở được 10 hành khách và chạy được với tốc độ 25 dặm/h. Bolée
đã áp dụng vào chiếc xe của mình nhiều cải cách đường thời, như đặt tất cả các cần kiểm
soát tại chỗ ngồi lái. Tuy nhiên, xe vẫn còn nồi súp-de và các máy móc đặt tại phần cuối
và tại đó vẫn cần có người đốt lò được gọi là “chauffeur”.
- Những hãng xe hơi đầu tiên: Một trong những người có vai trò quan trọng trong lịch sử
phát triển xe hơi đó là Walter Hancock. Năm 1836, Hancock đã chế tạo 9 chiếc xe ngựa
rồi lắp vào một máy hơi nước loại nhỏ. Xe của ông cũng có tài xế ngồi phía trước và
người đốt lò ngồi cuối xe nhưng ông đã loại bỏ được các ống khói và che bớt các máy 1
móc. Với loại xe hơi này, Hancock đã thành lập công ty “London and Paddington Steam
Carriage”, công ty này có các chuyến xe chạy theo thời gian biểu rõ ràng. Sự thành công
của Hancock kích thích nhiều hãng xe khác thành lập, từ đây bắt đầu có nhiều xe chạy
trên đường hơn. Tuy nhiên, các loại xe thời kỳ này vẫn chỉ được chế tạo từ kiến thức hạn
chế về máy hơi nước. Các xe hơi thời đó trông giống như những toa tàu của gánh xiếc
chúng chạy ầm ầm chen giữa các xe ngựa, nhiều xe đã phát nổ do áp suất hơi nước lên
quá cao. Thêm vào đó, khói xe, sự thiếu êm ái và những nguy hiểm tiềm ẩn khiến cho dân
chúng mất dần cảm tình. Sau đó, Quốc Hội Anh ra “đạo luật cờ đỏ” vào năm 1865, vận
tốc của xe cũng bị giới hạn. Theo đạo luật này, các xe có động cơ chạy trên công lộ bắt
buộc phải có một người chạy đằng trước phất một lá cờ đỏ nếu là ban ngày, cầm một
ngọn đèn đỏ nếu là ban đêm. Vận tốc của xe cũng bị giới hạn là 6 km/h nếu chạy qua
cánh đồng và 3 km/h nếu chạy qua làng mạc và trong thành phố. Năm 1878, “đạo luật cờ
đỏ” được bỏ đi những vẫn phải có người chạy đằng trước xe hơi. Sự kiện này đã làm cho
ngành xe hơi nước Anh không tiến triển được cho tới năm 1895, khi Quốc Hội Anh sửa
đổi đạo luật. Đây chính là lý do những cuộc cải cách to lớn về ô tô sau này chỉ được thực
hiện ở các nước Đức, Pháp, Hoa kỳ.
- Động cơ đống trong bốn thì: Trong cùng thời gian này, các nhà phát minh đã tạo ra động
cơ nổ hai thì và dùng khí thắp làm khí đốt. Tuy nhiên máy hơi nổ lúc đầu chưa đem lại
kết quả khả quan, các kiến thức về hòa khí, cách đốt hòa khí và cách chế tạo máy hơi nổ
còn khá sơ khai. Năm 1860, Jean Joseph Etienne Lenoir là người đầu tiên chế tạo động
cơ đốt trong đúng nghĩa. Những nghiên cứu về động cơ đốt trong của Lenoir được
Nikolaus August Otto biết tới, Otto và Wilhelm tìm ra hòa khí gồm không khí và
hidrocacbua được đốt cháy trong xilanh bằng một tia lửa điện. Otto liền xin bằng phát
minh nhưng bị khước từ vì bị cho rằng chiếc máy của ông gần giống chiếc máy của
Lenoir. Sau đó ông thôi việc và dồn hết thời giờ để nghiên cứu về động cơ đốt trong.
Năm 1862, chiếc máy đầu tiên của Otto hoạt động được nhưng rồi bị phát nổ. Vì buồn
chán nên ông đã bỏ ra 2 tuần để sang nước Anh tham dự một cuộc triển lãm. Tại đây ông
được truyền cảm hứng bởi một động cơ áp suất dơ 2 người Ý tên là Barsanti và Matteucci
chế tạo. Tới tháng 2 năm 1864, Otto quen với Eugen Langen – một nhà doanh nghiệp
kiêm kỹ sư, do ông cũng quan tâm tới xe hơi nên đã bỏ vốn cộng tác với Otto. Sau 2 năm
tìm tòi, Otto và Langen cộng tác thêm với một người nữa tên là Franz Reuleaux. Nhờ
Reuleaux đứng đầu hội đồng kỹ thuật cấp phát bằng phát minh, nên vào tháng 4 năm
1866, Otto và Langen lãnh được bằng phát minh động cơ đốt trong. Tới năm 1871, nhóm
Otto thành lập hãng Deutzer Gasmotorenfabrik và đã chế tạo được các máy móc đáp ứng
được nhu cầu của nước Đức thời bấy giờ. Năm 1872, Langen thuê Gottlieb Daimler làm
giám đốc kỹ thuật. Daimler là một kỹ sư tài giỏi cùng với sự trợ giúp của Wilhelm
Maybach, Daimler đã làm tăng gấp đôi hiệu xuất của xưởng Otto và mỗi ngày cho ra đời
25 động cơ nổ. Các động cơ Otto được bán tại khắp châu u và tới năm 1876, được trưng
bày trong Cuộc Triển Lãm 100 Năm Độc Lập tại Philadelphia, Hoa Kỳ. Năm 1878, Otto
công bố một phát minh mới, biến đổi hoàn toàn động cơ đốt trong để khắc phục những
hạn chế của động cơ đốt trong kiểu Lenoir. Otto đã tìm cách sử dụng một pittong cho mỗi
buồng đốt và chia quá trình cháy thành 4 kỳ. Đó chính là động cơ đốt trong 4 thì đầu tiên 2
của thế giới. Nhưng thật đáng tiếc, Otto và Langen vì mãi quan tâm các động cơ đốt trong
dành cho máy móc công nghiệp mà quên đi những chiếc xe hơi. Năm 1882, sau khi rời
khỏi công ty Otto vì bất đồng ý kiến, Daimler lập ra một xưởng máy tại Caustatt-
Stuttgard. Ông nghĩ tới một động cơ nhẹ hơn, nổ nhanh hơn dành cho xe hơi. Năm 1883,
với sự trợ giúp của Wilhelm Maybach, Daimler đã cho ra đời động cơ đốt trong 4 thì đầu
tiên dành cho xe hơi. Động cơ này quay được 900 vòng/phút trong khi động cơ của Otto
chỉ quay được từ 150 – 200 vòng/phút.
- Chiếc xe hơi đúng nghĩa đầu tiên: Năm 1885, kỹ sư người Đức Karl Benz và vợ ông
Bertha Benz đã tạo ra chiếc xe hơi 3 bánh Benz Patent Motorwagen chạy bằng động cơ
đốt trong. Phát minh này cũng Benz đánh dấu một bước tiến vô cùng quan trọng trong
lịch sử phát triển công nghệ ô tô toàn cầu. Đó là chiếc ô tô đầu tiên được thiết kế toàn bộ,
chứ không đơn giản là một xe kéo lắp động cơ. Motorwagen là chiếc xe hơi 3 bánh có
kiểu dáng độc đáo và chủ yếu được làm từ ống thép, ghế ngồi sử dụng chất liệu ván gỗ
sơn màu nâu vàng, bánh xe được làm bằng thép với nhiều nan hoa đan cài vào nhau và sử
dụng lốp làm bằng cao su đặc. Người lái sẽ ngồi vào ghế và điều khiển cho xe di chuyển
bằng bộ phận cầm tay được đóng thẳng vào trục xe. Benz Patent Motorwagen không
trang bị lò xo cho thiết bị lái và lắp động cơ xăng Benz 4 kỳ, xi lanh đơn dung tích 954cc
cho phép xe đạt công suất 6 mã lực với tốc độ tối đa 16 km/h. Đáng chú ý chiếc xe này
được trang bị 1 thùng sợi ngâm nhiên liệu có chức năng như bộ chế hòa khí sau này để
cung cấp năng lượng cho xi lanh. Đặc biệt, vợ của Karl Benz – bà Bertha Benz đã lái thử
nghiệm chiếc Benz Patent Motorwagen với đoạn đường lên tới 194 km. Thời điểm ấy
giới chuyên gia đánh giá rất cao về khả năng di chuyển của chiếc xe này và sự xuất hiện
của Benz Patent Motorwagen đã thay thế cho xe ngựa truyền thống. Năm 1886, Karl
Benz đăng ký bản quyền cho Benz Patent Motorwagen và giới thiệu với người Đức vào
ngày 3/7/1886. Thời điểm ra mắt, giá bán xe Benz Patent Motorwagen khoảng 150 USD
(~ hơn 4.000 USD bây giờ) và sau đó được cho là đã nâng lên mức 1000 USD (~ 26.337
USD hiện nay). Năm 2001 - 2002, Mercedes đã tiến hành tái sản xuất 1 số ít xe Benz
Patent Motorwagen. Sau Benz Patent Motorwagen, bắt đầu từ năm 1888, Karl Benz cùng
đội ngũ của mình đã chính thức bắt tay vào giai đoạn sản xuất ô tô chuyên nghiệp hơn,
tạo tiền đề cho sự ra đời của loạt mẫu xe ấn tượng của hãng Mercedes-Benz nổi tiếng sau
này. Đặc biệt, những sáng chế của Karl Benz như bộ chế hòa khí, chân ga, bộ đánh lửa,
bugi, khớp ly hợp hay hệ thống làm mát bằng nước thật sự là những đóng góp quan trọng
giúp ngành cơ khí ô tô phát triển hơn rất nhiều.
- Những bước tiến nhanh chóng: Một trong những cái tên không thể thiếu trong lịch sử
phát triển của ô tô đó chính là Henry Ford. Ông bắt đầu thử nghiệm chiếc xe Ford
Quadricycle của mình vào năm 1896. Năm 1901, Ford đã tinh chỉnh thiết kế để tạo ra
một chiếc xe 26 mã lực để có thể chạy đua. Sau đó, ông đã giới thiệu chiếc xe ra công
chúng và thành lập công ty mang tên mình. Những phát minh vượt bậc tiếp tục xuất hiện,
những năm đầu thế kỷ 20, ngành ô tô bắt đầu sử dụng phanh tang trống và khung gầm
bằng tôn dập. Năm 1905, Pieere Bossu sáng chế bộ động cơ bằng điện tuy nhiên mãi đến
năm 1911 mới được Kettering dùng trên một chiếc Cadillac, nên người ta thường gán
sáng chế này cho Kettering. Cũng trong năm này nhà sáng chế người Mỹ Christie đã phát 3
minh bộ dẫn động bánh trước và kĩ sư và Truffault sáng chế cái giảm xóc dùng ma sát.
Đó cũng là năm xuất hiện kính chắn gió xe hơi. Năm 1913, Henry Ford bắt đầu vận hành
dây chuyền lắp ráp hàng loạt đầu tiên. Đó là chiếc Ford-T, chiếc xe bình dân đầu tiên, bị
tước bỏ mọi phụ tùng thừa, và được sản xuất tới 18 triệu chiếc. Quy tắc sản xuất hàng
loạt được áp dụng một cách nghiêm chỉnh đến mức mọi xe đều được giao cho khách với
màu sơn đen. Ford nói: “Khách hàng có thể yêu cầu bất cứ màu gì…”, rồi ông thêm “…
miễn là đen”. Ngay sau Thế chiến Thứ nhất, ở Mỹ đã xuất hiện thùng xe toàn bằng thép.
Năm 1922, nhà chế tạo Italia Vincenzo Lancia giới thiệu một loại ô tô khác, có hệ thống
treo phía trước, với bánh xe độc lập. Nó chủ yếu là xe sản xuất hàng loạt không có khung
gầm, tức là thùng xe tự mang, nhờ đó xe có sàn cực kì thấp. Năm 1926, hai kĩ sư trẻ Jean
A. Grégoire và Pierre Fenaille tung ra chiếc Tracta, xe đầu tiên dẫn động bằng bánh
trước, hoạt động mĩ mãn, đặc biệt nhờ sự nối đồng tốc, hệ thống này trong Thế chiến Thứ
hai đã được áp dụng cho xe Jeep và các ô tô bốn bánh có động lực khác. Cũng trong năm
này, hệ thống đánh lửa bằng Delco bắt đầu thay thế hệ đánh lửa dùng manhêtô. Năm
1928 chứng kiến một sự đổi mới, xe Cadillac sử dụng hộp số đồng bộ hóa đầu tiên. Năm
1931, chiếc xe ô tô đầu tiên có thùng xe khí động lực được sản xuất hàng loạt. Năm 1932,
Cotal sáng chế hộp số điện từ. Rồi năm 1940, Oldsmobile tung ra những chiếc ô tô đầu
tiên sang số tự động. Những tiến bộ quan trọng nhất được ghi nhận từ khi kết thúc Thế
chiến Thứ hai đó là năm 1950, ở Anh đã chế tạo chiếc xe ô tô đầu tiên chạy bằng tuabin
khí. Năm 1952, những chiếc ô tô đầu tiên được sản xuất hàng loạt với tay lái có trợ lực
bởi công ty Chrysler. Năm 1953, xuất hiện cái phanh đĩa trên xe Jaguar của Anh. Năm
1960, ô tô NSU Wankel có động cơ dùng pittông quay và ô tô chạy trên đệm không khí
xuất hiện. Từ những năm 1970 trở đi, các thế hệ ô tô mới đều có đặc điểm chủ yếu là
nâng cao công suất, giảm mức tiêu thụ chất đốt, và khí gây ô nhiễm,. gia tăng vai trò của
thiết bị điện tử. Các nỗ lực tăng tiện nghi , độ an toàn, sự hoàn thiện và trang thiết bị
chẳng hạn như đai an toàn, hệ thống phanh ABS, đệm an toàn tự thổi phồng và ống xả
xúc tác. Nói chung, các loại xe trung bình có xu hướng bắt kịp những chỉ tiêu mà trước
đây vốn chỉ dành cho xe hơi loại sang. Thùng xe được làm thuôn để giảm tối thiểu sức
cản không khí và sử dụng hợp kim hoặc vật liệu composite nhẹ, nhưng chịu đựng tốt cả
sự va chạm lẫn ăn mòn. Năm 1995 chiếc xe Safrana Carmina ra đời, đó là chiếc xe ô tô
đầu tiên ở châu Âu có trang bị một hệ bản đồ định vị (GPS) và chỉ dẫn hành trình.
- Xe ô tô ngày càng “thông minh” ở kỷ nguyên mới: Bước vào đầu thế kỷ 21, ô tô ngày
càng được nâng cấp tiện lợi hơn, kéo theo đó là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ô tô
điện. Bên cạnh độ bền càng yếu tố về thẩm mỹ và tính tiện nghi ngày càng được chú
trọng. Sau hơn 200 năm phát triển, những chiếc ô tô còn được tran bị những tính năng
thông minh nhất, giúp xe được an toàn hơn, phục vụ đời sống hằng ngày của con người.
Có thể nói, một chiếc xe càng thông minh thì sẽ càng an toàn và thân thiện với người dùng.
Vai trò của ngành công nghiệp ô tô đối với nền kinh tế đất nước và thế giới:
Ngành công nghiệp ô tô có thể được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn, đi đầu và có tác
động không nhỏ đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Sự phát triển mạnh 4
mẽ của ngành công nghiệp ô tô là một trong những yếu tố tích cực có tác động thúc đẩy
các ngành có liên quan phát triển, tạo tiền đề và động lực xây dựng nền công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Để hoàn thành một chiếc ô tô cần có rất nhiều chi tiết từ nhỏ tới
lớn, từ trong ra ngoài cấu thành nên. Vì vậy ngành công nghiệp ô tô liên kết được với rất
nhiều ngành công nghiệp khác chẳng hạn như cơ khí, điện tử, cao su – nhựa. Những linh
kiện đó hay từng bộ phận cần công nghệ sản xuất khác nhau, từ trung bình thấp đến
những công nghệ cao phức tạo. Vì vậy, ngành ô tô nói chung và các ngành công nghiệp
liên quan nói riêng được xếp vào nhóm các ngành công nghiệp có cộng nghệ trung bình –
cao. Điều đó tạo nên sự liên kết giữa đầu vào và đầu ra của ngành là vô cùng lớn cộng
với sự phối hợp của công nghiệp cao đã làm cho ngành ô tô có ảnh hưởng không nhỏ đến
quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp ô tô sản xuất ra
các sản phẩm đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và sự “di chuyển” của nền kinh
tế đất nước cũng ít nhiều ảnh hưởng bởi ngành công nghiệp mũi nhọn này. Theo xu
hướng phát triển, khi thu nhập cá nhân tăng cao, họ có xu hướng ưu tiên sử dụng các sản
phẩm hiện đại, chất lượng đảm bảo và an toàn. Để đáp ứng yêu cầu này, ô tô sẽ trở thành
phương tiện được lựa chọn và dần thay thế xe máy theo xu hướng phát triển đi lên của đất
nước. Đồng thời, trong công nghiệp và nông nghiệp, người ta sử dụng ô tô như một
nguồn lực trực tiếp phục vụ lưu thông hàng hóa, thúc đẩy thương mại phát triển. Mặt
khác, ngành công nghiệp ô tô được coi là một trong những ngành công nghiệp đầu tàu,
thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp ô tô là
“khách hàng” của nhiều ngành liên quan như kim loại, máy móc, điện tử, hóa chất… Vì
vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được coi là yếu tố tích cực thúc
đẩy sự phát triển của các ngành liên quan, tạo và thúc đẩy đất nước công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Đóng góp của ngành công nghiệp ô tô vào sự phát triển của toàn ngành và cho
nền kinh tế - xã hội là một thực tế được ghi nhận ở hầu hết các quốc gia có ngành công
nghiệp ô tô phát triển. Với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, có cơ hội thu hút
vốn từ các nước công nghiệp phát triển, công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, kinh
nghiệm quản lý và kinh doanh hiện đại, tạo cơ hội việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
công nghiệp có trình độ kỹ thuật cao, ý thức và kỷ luật lao động nghiệp. Tại Việt Nam,
ngành công nghiệp ô tô tuy còn sơ khai nhưng cũng đã có những đóng góp vô cùng ý
nghĩa cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể, ngành sản xuất ô tô của Việt
Nam đã đóng góp vào ngân sách hàng tỷ đô la tiền thuế và tạo công ăn việc làm cho hàng
trăm nghìn lao động trực tiếp. Từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, một yếu tố vô
cùng quan trọng của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Điều này không bao gồm thuế và đóng góp việc làm từ mạng lưới đại lý và nhà cung cấp
của các công ty sản xuất trong ngành. Tóm lại, ngành công nghiệp ô tô là một ngành công
nghiệp hàng đầu và có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nước ta. Vì vậy, rất cần sự
quan tâm, trau dồi về cả nhân lực và công nghệ để cả ngành và kinh tế có thể song song đi lên. 5
PHẦN 2: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA Ô TÔ, NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Ô TÔ VÀ NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG.
Ngành công nghiệp ô tô đang trải qua những thay đổi chưa từng có và mang lại những
ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với người tiêu dùng cũng như nhiều khối ngành khác nhau.
Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp ô tô rất rõ ràng và được tóm gọn trong 4
mảng: Điện khí hóa, tự động hóa, sự chia sẻ, sự kết nối. Đầu tiên là về điện khí hóa, đây
có thể coi là sự xanh hóa ngành công nghiệp ô tô bởi các nhà sản xuất ô tô hiện nay đang
rất đặt sự quan tâm và phát triển những chiếc ô tô – tức là xe điện nhằm giảm thiểu việc
bảo vệ môi trường, làm cho không khí bớt ô nhiễm bởi những khí thải của những động cơ
đốt trong. Đây có thể coi là cú chuyển mình mang tên điện khí hóa đang dần dẫn đầu xu
hướng của ngành công nghiệp ô tô trong những năm gần đây. Bằng việc tung ra thị
trường những mẫu xe chạy bằng điện thân thiện với môi trường, các nhà sản xuất ô tô
đang dần “xanh hóa” đường đua sản xuất những chiếc ô tô. Đối với thị trường Việt Nam,
đi đầu với xu hướng phát triển chúng ta có Vinfast đang là hãng xe sản xuất ra những
chiếc ô tô điện vừa đẹp vừa thân thiện với môi trường và có vị thế không nhỏ trong thị
trường quốc tế. Những dòng xe điện liên tục được cải tiến, thải ít khí thải, tiếng ồn và bụi
bẩn ra môi trường hơn và dần trở thành sự thay thế hoàn hảo cho các phương tiện giao
thông đô thị hiện hành. Tiếp theo đó là xu hướng tự hóa hay là giải tỏa sự căng thẳng của
tài xế. Bên cạnh việc xe điện đang dần chiếm lĩnh “miếng bánh giao thông”, một tương
lai mới theo cơ chế tự chủ của ô tô cũng đang dần mở ra. Những thay đổi nhanh chóng
trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và mạng thần kinh nhân tạo (Neural
Networks) đã dẫn đến sự phát triển bùng nổ của xe tự lái gần đây. Xe tự lái không còn chỉ
xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng nữa mà giờ đây mọi người có thể tận
hưởng khả năng tự động hóa mà không cần phải trải qua hàng giờ lái xe căng thẳng. Mọi
hành động và điều khiển đều được xe thông minh xử lý nhanh chóng và kịp thời. Trong
những năm qua, xu hướng đi chung xe đã và đang nở rộ tại nhiều thành phố lớn trên khắp
thế giới. Xu hướng đó được gọi là sự chia sẻ hay còn được coi là giải pháp đi lại thông
minh và tiện lợi. Đi chung xe đã trở thành một giải pháp đi lại thông minh, tiện lợi không
chỉ giúp người dùng giảm chi phí đi lại mà còn giúp môi trường trở nên trong sạch hơn
khi lượng phương tiện lưu thông trên đường giảm dần. Ước tính có khoảng 70 triệu người
trên thế giới hiện đang sử dụng ứng dụng đi chung xe. Với tốc độ tăng trưởng nhanh
chóng này, đến năm 2025, doanh thu toàn cầu từ dịch vụ đi chung xe dự kiến đạt 2 tỷ
USD. Và xu hướng cuối cùng có thể coi là hơi thở mới trong nền công nghiệp ô tô đó
chính là sự kết nối. Xe kết nối chính là mạng lưới toàn cầu của các phương tiện. So với
những phương tiện truyền thống, những mẫy xe mới của tương lai đã và sẽ được trang bị
những tính năng ưu việt, có thể kết nối giữa người lái với môi trường và mọi người xung
quanh hay kết nối giữa các phương tiện với nhau và cơ sở hạ tầng giao thông chẳng hạn
như đèn tín hiệu. Thêm vào đó, khoang cabin xe là nơi mà mọi tiện ích được đóng gói, nó
cho phép người lái có thể trò chuyện, làm việc, lướt web và tận hưởng các loại hình giải
trí khác như nghe nhạc, xem phim trong suốt hành trình của mình. Xu hướng cuối là sự
liên tục đổi mới hay là sự chuyển mình liên tục để không bị tụt hậu. Rõ ràng rằng 4 định
hình mang tên điện khí hóa, tự động hóa, kết nối và chia sẻ đã thổi một làn gió mới vào 6
nền công nghiệp ô tô trong thập kỉ vừa qua đồng thời cũng đòi hỏi các nhà sản xuất ô tô
phải liên tục cập nhật và tự làm mới mình. Vòng đời kéo dài từ 5 đến 8 năm của những
chiếc ô tô sắp sửa đi vào quá khứ, thay vào đó những chiếc xe được làm mới, cập nhật
mỗi năm nhằm tích hợp những phần mềm và công nghệ mới nhất và bắt kịp với sự biến
đổi của thời đại cũng như phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng. Về nhu cầu xã
hội đối với ngành công nghệ ô tô, con người hằng ngày phải đi lại và sử dụng phương
tiện hay cả việc chuyên chở, buôn bán mọi thứ đều cần sự hiện diện của những chiếc xe 4
bánh từ lớn cho tới nhỏ. Vì vậy, nhu cầu xã hội về ngành công nghệ ô tô là rất lớn. Ngoài
ra, hiện nay, trong xu thế phát triển và đóng là trò là ngành công nghiệp hàng đầu vì vậy
đất nước cần nguồn nhân lực dồi dào trong ngành cũng như sự tiếp nhận về công nghệ.
Suy cho cùng, ngành công nghệ ô tô có vị trí và vai trò rất lớn đối nền kinh tế và nhu cầu
của xã hội. Trong tương lai, ngành công nghệ ô tô sẽ là ngành cực kì phát triển và sẽ là
đầu tàu kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác.
PHẦN 3: ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ CÔNG VIỆC CỦA
BẢN THÂN SAU KHI RA TRƯỜNG.
Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô hiện nay có thể được coi là xu hướng phát triển cũng như
vị trí và tiềm năng của ngành là rất cao. Đối với bản thân em, em cảm thấy bản thân đã nỗ
lực và rất vinh dự là một sinh viên thuộc ngành công nghệ kỹ thuật ô tô và học tại trường
Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Về định hướng học tập, nghiên cứu
công việc sau khi ra trường thì bản thân em cũng có những mong muốn, sở thích cho
công việc tương lai. Đối với góc nhìn của riêng em, em nhận thấy ngành công nghệ kỹ
thuật ô tô sẽ phát triển rất mạnh về mảng tự động hóa và điện khí hóa. Bằng chứng của
việc đó là hiện nay nhiều nhà sản xuất xe họ đầu tư vào nghiên cứu những tính năng nổi
bật gắn liền với đời sống của con người hằng ngày như tự động lái, kết nối với giọng nói
con người, lùi xe tự động,…Đặc biệt nhất là giờ đây, các nhà sản xuất ô tô đang chú trọng
đến “ô tô xanh”, những chiếc xe ô tô chạy bằng điện, thân thiện với môi trường. Điều đó
đã làm thay đổi ít nhiều đến cục diện của xu hướng phát triển ngành công nghệ kĩ thuật ô
tô. Vì vậy, những định hướng học tập, nghiên cứu và công việc của em cũng sẽ liên quan
đến xu hướng trên. Trước mắt thì bản thân em cần nắm vững bản chất và các kiến thức
cốt lõi của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô từ đó làm cơ sở để phát triển, học và tìm hiểu
thêm những kiến thức về xu hướng hiện đại cũng như mong muốn được nghiên cứu
những công trình liên quan tới ô tô điện. Ngoài ra, hiện tại em rất mong muốn trong
tương lai mình có một garage ô tô của bản thân mình. Đó cũng như là động lực cũng như
là mục tiêu của em để phấn đấu và nỗ lực. Thêm vào đó, trong thời kỳ hội nhập quốc tế
việc bồi đắp cho bản thân những kiến thức về ngoại ngữ là vô cùng quan trọng nên bản
thân em cũng phải cố gắng học thêm ngoại ngữ để sau này có thể làm việc trong môi
trường đa ngôn ngữ. Tóm lại, đối với một tân sinh viên như em việc am hiểu kiến thức và
đặc thù của ngành là còn rất hạn chế nhưng bản thân em đã có những nhận định và định
hướng riêng của mình để phát triển. Vì vậy, hiện tại công việc của em là cố gắng học thật
tốt, trau dồi bản thân và tham gia hoạt động hết mình để cọ xát và tích lũy cho mình 7
những kỹ năng cần thiết để sau này có thể thành công bước đi trên con đường với những mình đã chọn. Tài liệu tham khảo https://bit.ly/3zlfipc https://bit.ly/3pR81u8 https://bit.ly/3eLyNy4 https://bit.ly/32Ziyuj https://bit.ly/3zlfipc https://bit.ly/3JILTKI 8