-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo thực tập Dương Thị Hồng Sinh YK17C11T - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập Dương Thị Hồng Sinh YK17C11T - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Quản trị kinh doanh (za) 22 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Báo cáo thực tập Dương Thị Hồng Sinh YK17C11T - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập Dương Thị Hồng Sinh YK17C11T - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Quản trị kinh doanh (za) 22 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tên cơ quan thực tập
: Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Thời gian thực tập
: Từ ngày 23/9 đến ngày 21/12/2019 Người hướng dẫn
: TKYK – Bùi Thị Thùy Vân Sinh viên thực tập : Dương Thị Hồng Sinh Lớp : YK17C11T MSSV : 2175915
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tên cơ quan thực tập
: Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Thời gian thực tập
: Từ ngày 23/9 đến ngày 21/12/2019 Người hướng dẫn
: TKYK – Bùi Thị Thùy Vân Sinh viên thực tập Dương Thị Hồng Sinh Lớp : YK17C11T MSSV : 2175915
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2019 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T TRÍCH YẾU
Sau 3 tháng thực tập (từ 23/9/2019 đến 21/12/2019) tại Khoa Hậu môn –
Trực tràng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, đã tạo cho tôi được trải nghiệm và
học hỏi nhiều kinh nghiệm về chuyên ngành Thư ký Y khoa trong môi trường y tế.
Thời gian đầu khi thực tập tại bệnh viện, tôi thấy lạ lẫm, mới mẻ và còn nhiều điều
thiếu sót cần trau dồi, học hỏi nhiều hơn để bản thân hoàn thiện theo từng ngày.
Những công việc hằng ngày mà tôi thường làm là: làm thủ tục nhập viện, tư vấn
BHYT cho người bệnh, thủ tục xuất viện, phát trả bảng photo các xét nghiệm kết quả
cận lâm sàng và BHYT cho người bệnh xuất viện, giao công văn,…Tôi luôn cố gắng
hoàn thành tốt các công việc được giao.
Tôi áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã được học tại Trường Đại học Hoa
Sen để hoàn thành những mục tiêu mà tôi đã đặt ra trong kỳ thực tập này. Sau một
thời gian thực tập tôi dần hòa nhập vào môi trường y tế, không còn cảm thấy lạ lẫm
nữa. Thay vào đó, tôi cảm thấy tự tin và thân thiện hơn với mọi người. Ở môi trường
này, tôi được trau dồi thêm nhiều kiến thức và tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu cho
bản thân trong kỹ năng giao tiếp với người bệnh và đồng nghiệp.
Sau thời gian thực tập, tôi nhận ra được những điểm bản thân còn thiếu sót, cần
phải cố gắng và cải thiện hơn để có thể trở thành một Thư ký Y khoa chuyên nghiệp trong tương lai.
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 1 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T MỤC LỤC
TRÍCH YẾU...........................................................................................................1
LỜI CÁM ƠN.........................................................................................................4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................5
NHẬP ĐỀ...............................................................................................................6
GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP....................................................................7
1. Giới thiệu chung.................................................................................................7
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................7
1.2 Mô hình hoạt động..........................................................................................8
1.3 Quy mô...........................................................................................................8
1.4 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.......................................8
2. Giới thiệu Khoa Hậu môn – Trực tràng..............................................................8
2.1 Thông tin về Khoa Hậu môn – Trực tràng......................................................8
2.2 Đội ngũ nhân viên...........................................................................................8
2.3 Ban lãnh đạo Khoa.........................................................................................9
2.4 Chức năng và nhiệm vụ Khoa Hậu môn – Trực tràng.....................................9
2.5 Đào tạo...........................................................................................................10
2.6 Nghiên cứu khoa học......................................................................................10
2.7 Sơ đồ tổ chức Khoa Hậu môn – Trực tràng....................................................10
3. Nội dung công việc.............................................................................................10
3.1 Thủ tục nhập viện...........................................................................................10
3.2 Thủ tục xuất viện............................................................................................15
3.3 Trình ký và đóng mộc.....................................................................................19
3.4 Nhập máy trả hồ sơ xuất viện về kho..............................................................20
KẾT LUẬN......................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................24
PHỤ LỤC A.....................................................................................................25
PHỤ LỤC B......................................................................................................26
PHỤ LỤC C......................................................................................................28
NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP.............................................................29
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 2 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM..........................................................7
Hình 2: Hình ảnh các quy trình nhập viện...............................................................12
Hình 3: Hình ảnh hệ thống thông tin giám định BHYT...........................................12
Hình 4: Xác định BHYT trên phần mềm.................................................................14
Hình 5: Hình ảnh vào đơn thuốc xuất viện trên phần mềm.....................................16
Hình 6: Danh sách xuất viện...................................................................................16
Hình 7: Hình ảnh vào nhập thông tin xuất viện trên phần mềm..............................17
Hình 8: Bảng nhập thông tin xuất viện....................................................................17
Hình 9: Hình ảnh giấy ra viện, giấy hẹn khám lại và toa thuốc...............................18
Bảng 1: Đánh giá bản thân so với mục tiêu đề ra....................................................23
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 3 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian mà tôi thực tập tại Khoa Hậu môn – Trực tràng, tôi đã được học
hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu, tôi xin chân thành cám ơn đến:
- Ông PGS TS BS. Nguyễn Trung Tín – Trưởng khoa Khoa Hậu môn –
Trực tràng là người đã tiếp nhận tôi vào khoa, giúp tôi hoàn thành kỳ thực tập.
- Bà CNĐD. Lê Thị Hồng Nhung – Điều dưỡng Trưởng Khoa Hậu môn –
Trực tràng cũng là người đã tiếp nhận tôi và hướng dẫn tận tình cho tôi khi tôi mới
vào khoa thực tập. Hiện nay, bà Lê Thị Hồng Nhung đã về hưu.
- Bà CNĐD. Nguyễn Thị Thùy Anh – Phụ trách điều dưỡng Khoa Hậu môn –
Trực tràng là người thay thế bà Lê Thị Hồng Nhung sau khi về hưu. Bà Nguyễn Thị
Thùy Anh đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tôi hoàn thành tốt kỳ thực tập này.
- Bà Bùi Thị Thùy Vân và Bà Đoàn Thủy Thúy Nga – Thư ký Y khoa Khoa
Hậu môn – Trực tràng là người đã giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc của một người
Thư ký y khoa là như thế nào, đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt cho tôi kiến thức cũng
như nhiều kinh nghiệm trong suốt thời gian tôi thực tập tại khoa cũng như hướng dẫn
cho tôi hoàn thành bài báo cáo.
- Bà ThS. Đào Thị Hải – Giảng viên chủ nhiệm chương trình ngành Thư ký Y
khoa Trường Đại học Hoa Sen và quý thầy cô khóa YK17C11T đã nhiệt tình giải đáp
thắc mắc và truyền đạt cho tôi những kiến thức, những kinh nghiệm đã trải qua, góp
phần làm hành trang cho tôi sau khi ra trường có thể áp dụng vào những công việc thực tế.
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 4 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT 1 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 2 PGS Phó Giáo sư 3 BS Bác sĩ 4 TS Tiến sĩ 5 CNĐD Cử nhân điều dưỡng 6 ĐD Điều dưỡng 7 TKYK Thư ký y khoa 8 TK Thư ký 9 NB Người bệnh 10 NN Người nhà 11 VD Ví dụ 12 GCT Giấy chuyển tuyến 13 BHYT Bảo hiểm y tế 14 CMND Chứng minh nhân dân 15 P.KHTH
Phòng Kế hoạch Tổng hợp 16 HSBA Hồ sơ bệnh án
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 5 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T NHẬP ĐỀ
Ngày nay, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao và cải thiện.
Chính vì vậy, nhu cầu về sức khỏe của người dân ngày càng được quan tâm nhiều
hơn. Giá trị cốt lỗi của con người là có một sức khỏe tốt. Vì vậy, số lượng công việc
tại các bệnh viện ngày càng tăng cao, người bệnh không chỉ đến thăm khám mà còn
có nhu cầu tư vấn giáo dục sức khỏe, dẫn đến sự quá tải tại các bệnh viện. Từ đó,
ngành Thư ký Y khoa ra đời. Thư ký Y khoa là cánh tay đắc lực của Bác sĩ, là cầu nối
giữa Bác sĩ với người bệnh, giúp Bác sĩ giảm tải công việc, đồng thời cũng san sẻ
công việc hành chính cho điều dưỡng.
Nhu cầu trong môi trường y tế trở nên đa dạng hơn và đòi hỏi cao hơn trong xã
hội hiện nay, trường Đại học Hoa Sen là đơn vị tiên phong đào tạo về ngành Thư ký Y
khoa chuyên nghiệp tại Việt Nam cũng là nơi mà tôi đặt niềm tin. Tại đây, tôi được
rèn luyện kỹ năng giao tiếp, biết lắng nghe cũng như khắc phục được các khuyết điểm của mình.
Trước khi bước vào kỳ thực tập tốt nghiệp, tôi đặt ra cho bản thân ba mục tiêu sau đây:
Mục tiêu 1: Áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế
Mục tiêu 2: Hòa nhập vào môi trường y tế
Mục tiêu 3: Được tuyển dụng làm việc tại bệnh viện sau khi tốt nghiệp
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 6 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T
GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP 1. Giới thiệu chung
Hình 1: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Tên bệnh viện: Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tên tiếng Anh: University Medical Center
Địa chỉ: 215 đường Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM Email: bvdhyd@ucm.edu.vn
Website: http://www.bvdaihoc.com.vn
Số điện thoại: (84.28) 38554269
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 10/4/1994: Khai trương Phòng khám Đa khoa Đại học Y Dược TPHCM có giường lưu.
Ngày 18/10/2000: Thành lập Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM trên cơ sở sát
nhập Phòng khám Đa khoa Đại học Y Dược TP.HCM.
Ngày 12/4/2006: Bệnh viện khởi công xây dựng tòa nhà 15 tầng.
Ngày 07/01/2013: Tòa nhà mới chính thức đưa vào hoạt động.
Ngày 24/4/2013: Nhận Quyết định công nhận bệnh viện đạt chuẩn bệnh viện hạng I.
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 7 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T
Bệnh viện có 3 cơ sở, trụ sở chính tại 215 Hồng Bàng, P11, Q.5. Từ năm 2013
Bệnh viện đưa vào hoạt động tòa nhà 15 tầng đã mở rộng khả năng đáp ứng số lượng
người bệnh đến khám ngoại trú và điều trị nội trú tại bệnh viện. Đây là tòa nhà thiết kế
theo tiêu chuẩn bệnh viện quốc tế, đem đến môi trường khám chữa bệnh tiện nghi
Xanh – Sạch – Đẹp, an ninh giúp người bệnh thoải mái hơn khi vào bệnh viện. 1.2. Mô hình hoạt động
Bệnh viện Đai học Y Dược TPHCM là bệnh viện công lập, đa khoa, hoạt động
theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
trong công tác khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Bệnh viện đã và đang áp dụng những kỹ thuật mới, những phương pháp mới
trong chuẩn đoán và điều trị, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác
khám chữa bệnh, sánh ngang tầm các nước trong khu vực cũng như trên thới giới. 1.3. Quy mô
Bệnh viện có 3 cơ sở với gần 1000 giường bệnh
Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM
Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM
Cở sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TPHCM
1.4. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (Xem phụ lục A) 2.
Giới thiệu khoa Hậu môn – Trực tràng
2.1. Thông tin về khoa Hậu môn – Trực tràng
Khoa Hậu môn – Trực tràng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM được thành lập
vào năm 2015 với tiêu chí “Trao nụ cười – giữ niềm tin”. Đẩy mạnh các hoạt động
đào tạo, nghiên cứu khoa học và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mới tại
khoa và đây cũng là Khoa Hậu môn – Trực tràng đầu tiên được thành lập tại Việt Nam. 2.2. Đội ngũ nhân viên - Bác sĩ: 09
- Điều dưỡng trung cấp: 15
- Cử nhân Điều dưỡng: 05 - Thư ký y khoa: 02
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 8 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T - Hộ lý: 05 2.3. Ban lãnh đạo Khoa
- PGS TS BS. Nguyễn Trung Tín – Trưởng khoa
- CNĐD. Nguyễn Thị Thùy Anh – Phụ trách Điều dưỡng
2.4. Chức năng và nhiệm vụ khoa Hậu môn – Trực tràng Chức năng:
Khoa Hậu môn – Trực tràng thực hiện chuẩn đoán , điều trị chuyên sâu các bệnh
Hậu môn – Trực tràng và sàn chậu học như sau: Bệnh trĩ Nứt hậu môn Áp xe hậu môn Rò hậu môn Rò mông
Rò xoang tổ lông (hay rò xoang nang lông) U nhú hậu môn
U hạt hậu môn trực tràng
Hẹp hậu môn trực tràng do những nguyên nhân lành tính Sa trực tràng
Polyp hậu môn – trực tràng
Rò trực tràng – âm đạo Rách tầng sinh môn
Đi cầu không tự chủ do tổn thương cơ thắt hậu môn
Sa sàn chậu và tạng chậu (sa bàng quang, sa tử cung)
Táo bón do sa trực tràng kiểu túi
Táo bón do sa ruột non kiểu túi
Táo bón do co thắt cơ mu trực tràng
Đau do chèn ép dây thần kinh thẹn
Đau do hội chứng cơ nâng Đau vùng chậu mạn tính
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 9 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T Nhiệm vụ:
o Chẩn đoán, điều trị các bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng.
o Chẩn đoán, thăm khám, theo dõi, phân loại và xử trí các trường hợp cấp cứu
chảy máu do nguyên nhân ở hậu môn trực tràng.
o Chẩn đoán các trường hợp rò hậu môn do ung thư hậu môn hay do lao.
o Khám chuyên khoa, hội chẩn chuyên khoa ở các khoa khác.
o Thăm khám đánh giá và tối ưu hóa bệnh nhân trước mổ.
o Khám tiền mê, sắp xếp phẫu thuật, giảm đau sau mổ.
o Điều trị phản hồi sinh học, Keygel cho những bệnh nhân sa sàn chậu và tạng chậu trước và sau mổ. 2.5. Đào tạo
Tổ chức đào tạo và đào tạo liên tục về chẩn đoán, điều trị và chăm sóc các bệnh
vùng Hậu môn – Trực tràng và sàn chậu học cho bác sĩ định hướng, bác sĩ sau đại học,
sinh viên, điều dưỡng viên.
Giảng dạy tại các lớp chuyên khoa như: phẫu thuật Longo, phẫu thuật các bệnh
lành tính Hậu môn – Trực tràng,… 2.6. Nghiên cứu khoa học
Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công tác
chẩn đoán, điều trị, đào tạo chuyển giao về Hậu môn – Trực tràng và sàn chậu học.
Khoa đang thực hiện các đề tài nghiên cứu về bệnh tổ lông vùng cùng cụt, bệnh
rò trực tràng âm đạo, bệnh trĩ trên người bệnh có thai, bệnh rò hậu môn phức tạp,…
2.7. Sơ đồ tổ chức khoa Hậu môn – Trực tràng (Xem phụ lục B) 3. Nội dung công việc 3.1. Thủ tục nhập viện Mô tả công việc
o Khi NB đến khám ở phòng khám Hậu môn – Trực tràng tại tầng trệt khu B,
BS khám và nếu NB có dấu hiệu bất thường phải nhập viện điều trị. BS sẽ tư
vấn và giải thích tình trạng bệnh của NB nếu NB đồng ý nhập viện thì BS sẽ
cho y lệnh nhập viện và Thư ký phòng khám sẽ nhập thông tin NB in giấy
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 10 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T
nhập viện và hướng dẫn NB qua Khoa Hậu môn – Trực tràng lầu 12 khu A
để nộp giấy nhập viện và tiến hành làm thủ tục nhập viện.
o Tại quầy tiếp nhận Khoa Hậu môn – Trực tràng lầu 12 khu A, NB sẽ được
ĐD hướng dẫn nộp giấy nhập viện vào rổ tiếp theo ngồi chờ ĐD gọi tên theo
thứ tự và hướng dẫn điền đầy đủ thông tin trên các biểu mẫu đã có sẵn, khi
ĐD hướng dẫn tư vấn cho NB làm đầy đủ hoàn tất các bước ĐD sẽ bàn giao
hồ sơ cho TK và TK tiến hành làm thủ tục nhập viện.
o Thư ký sẽ gọi NB hoặc NN xuất trình giấy tờ tùy thân có dán ảnh (VD:
CMND, Giấy phép lái xe, Hộ chiếu passport, Thẻ học sinh, Thẻ hưu trí, Thẻ
đoàn viên,…) để đối chiếu với thông tin “Giấy nhập viện – Phiếu tư vấn
trước nhập viện” (VD: Họ tên, Năm sinh, Địa chỉ). Sau đó xem NB có điền
đầy đủ thông tin trong “Giấy nhập viện – Phiếu tư vấn trước nhập viện” và
NB có cần chỉnh sửa thông tin gì lại không (VD: NB muốn điều chỉnh lại đổi
lại địa chỉ nhà) thì lúc này TK in bản điều chỉnh thông tin sai đưa cho NB
hoặc NN để điều chỉnh lại cho đúng rồi sau đó ký tên xác nhận.
o Khi tất cả các thông tin đều đầy đủ TK sẽ tiến hành làm thủ tục nhập viện:
Đối với NB đã có số hồ sơ, TK sẽ đăng nhập vào phần mềm “Nội trú”.
Thao tác cụ thể như sau: vào phần mềm rồi bấm vào nội viện đăng ký
nhập viện đăng ký NB nhập viện mới nhập số hồ sơ của NB bấm
nút tìm tên NB sẽ hiện ra nhấp đôi chuột vào tên NB sẽ xuất hiện hộp
thoại đăng ký nhập viện nhập đầy đủ các thông tin NB xác nhận lưu
trữ in vòng đeo tay cho NB nhập thông tin tạm ứng lưu in giấy
tạm ứng kết thúc thao tác.
Đối NB mới chưa có số hồ sơ thì phải tạo hồ sơ mới cho NB, vào nội viện
bấm đăng ký nhâp viện kế tiếp chọn đăng ký NB nhập viện mới rồi chọn
vào ô tạo số hồ sơ mới sẽ hiện ra hộp thoại thông tin NB nhấn nút thêm
rồi điền đầy đủ thông tin của NB vào sau đó bấm lưu sẽ hiện ra số hồ sơ
của NB. Sao chép số hồ sơ của NB dán vào ô số hồ sơ bấm nút tìm và
thực hiện các bước như NB cũ.
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 11 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T
Hình 2: Một số hình ảnh quy trình nhập viện trên hệ thống
o Thư ký sẽ hỏi NB hoặc NN có sử dụng BHYT không. Yêu cầu NB hoặc NN
nộp BHYT và GCT (nếu có), kiểm tra thông tin trên giấy tờ tùy thân NB đã
nộp trước đó với thẻ BHYT. Nếu họ tên trong BHYT và họ tên trong giấy tờ
tùy thân không trùng khớp hoặc ngày, tháng, năm sinh trong giấy tờ tùy thân
và ngày, tháng, năm sinh trong BHYT cũng không trùng khớp thì NB sẽ
không được hưởng BHYT và TK sẽ hướng dẫn NB về địa phương để xin
cấp lại thẻ mới. Bắt đầu kiểm tra xem BHYT của NB còn giá trị sử dụng hay
không. Vào phần mềm “Cổng tiếp nhận dữ liệu hệ thống thông tin giám định
BHYT” sau đó nhấp chuột vào hàng chữ thông tuyến khám chữa bệnh rồi
chọn quản lý thông tuyến sẽ hiện ra bảng quản lý thông tuyến rồi nhập mã
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 12 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T
thẻ BHYT, họ tên, năm sinh và nhấn enter sẽ xem được quá trình sử dụng và
giá trị sử dụng của thẻ BHYT.
Hình 3: Hình ảnh hệ thống thông tin giám định BHYT
o Nếu thẻ BHYT của NB còn giá trị sử dụng thì phải xác định xem NB thuộc
đối tượng hưởng BHYT nào:
BHYT đúng tuyến thì phải có GCT và kiểm tra xem GCT chuyển đến có
hợp lệ, xem phần kính gửi có phải gửi đến Bệnh viện Đại học Y Dược
TPHCM và phải chuyển theo đúng tuyến, xem chuyển tuyến đúng chuyên khoa hay không.
Đối với những NB nhập viện vào Khoa Cấp cứu được chuyển lên khoa
điều trị, nếu BS đánh giá NB trong tình trạng cấp cứu thì NB sẽ được
hưởng BHYT đúng tuyến mà không cần GCT. Ngược lại, nếu BS đánh
giá NB không thuộc tình trạng cấp cứu thì NB sẽ được hưởng BHYT vượt tuyến.
Có những thẻ BHYT có ký hiệu đặc biệt theo khu vực (VD: K1, K2, K3)
thì chỉ được hưởng đúng tuyến trong thời gian điều trị nội trú mà không
cần GCT, khi điều trị ngoại trú thì không được hưởng đúng tuyến và khi
đi tái khám phải xin GCT thì mới được hưởng tái khám đúng tuyến.
Mức hưởng BHYT đúng tuyến là từ 80% - 95% - 100% tùy thuộc vào mã thẻ của NB.
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 13 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T
BHYT vượt tuyến thì chỉ cần thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có dán ảnh
VD: (CMND, Giấy phép lái xe, Hộ chiếu passport, Thẻ học sinh, Thẻ hưu
trí, Thẻ đoàn viên,…). Mức hưởng BHYT vượt tuyến là từ 32% - 38% -
40% tùy thuộc vào mã thẻ của NB.
Nếu NB đi tái khám đúng tuyến thì phải có GCT photo và toa thuốc photo
khám bệnh ngày gần nhất.
o Nếu thẻ BHYT còn giá trị sử dụng thì bắt đầu nhập thông tin BHYT của NB.
Thao tác cụ thể như sau: vào phần mềm “Quản lý BHYT” rồi bấm vào
BHYT Nội trú Đăng ký BHYT nội trú Nhấn vào nút có chữ thêm Sẽ
hiện ra bảng danh mục thẻ BHYT Nhập vào hết các thông tin trong ô
trống Lưu Sẽ hiện ra lại bảng đăng ký BHYT nội trú với các thông tin
mà đã nhập Chọn lý do NB nhập viện (VD: khám, tái khám, chuyển viện,
cấp cứu, đối tượng K1, K2, K3,..) Lưu Xác định BHYT đúng tuyến/trái
tuyến In bản cam kết Ký tên đóng mộc đúng tuyến/trái truyến vào tờ
bản cam kết, giấy nhập viện Kết thúc thao tác.
o Tư vấn mức hưởng BHYT cho NB. Mức hưởng chỉ nằm trong danh mục bảo
hiểm, theo khung giá bảo hiểm quy định còn những cái nào nằm ngoài danh
mục thì NB sẽ tự chi trả. Sau đó cho người bệnh ký tên vào bản cam kết và
NB ký nhận lại giấy tờ tùy thân, thông báo với NB khoa giữ lại thẻ BHYT
khi xuất viện mới gửi lại cho NB.
o GCT (nếu có) bệnh viện giữ lại bản gốc, để lưu HSBA gửi lại bản photo cho
NB và hướng dẫn NB tái khám cầm theo để được hưởng BHYT đúng tuyến.
o Nếu thẻ BHYT không còn giá trị sử dụng thì hướng dẫn NB hoặc NN về
BHYT địa phương nơi NB mua, mua mới hoặc cấp mới thẻ BHYT lại.
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 14 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T
Hình 4: Xác nhận BHYT trên phần mềm
o Sau khi đã làm xong các thủ tục nhập viện và các bước BHYT, TK sẽ hướng
dẫn NB đi đóng tiền tạm ứng mà trước đó đã in giấy tạm ứng, hướng dẫn NB
đến quầy Kế toán để đóng tiền tạm ứng, sau đó TK bàn giao lại hồ sơ cho
ĐD nhận bệnh, ĐD sẽ tiếp nhận và hướng dẫn NB vào phòng khám của
khoa. Bác sĩ sẽ khám và cho chỉ định cận lâm sàng và khám chuyên khoa cần thiết. Khó khăn
- Thời gian đầu khi thực hiện thủ tục nhập viện do tôi chưa quen với các phần
mềm trên máy tính nên việc thực hiện các thao tác còn rất chậm và nhập thông
tin nhập viện còn sai sót. Trong quá trình tư vấn, hướng dẫn cho NB tôi còn gặp
khó khăn trong cách truyền đạt nên NB không nắm bắt hết được thông tin tôi đã cung cấp.
- Chưa xác định được các mức hưởng BHYT và nắm rõ các chi phí dự kiến của NB.
- Chưa xác định được GCT có chuyển đúng tuyến và hợp lệ. Thuận lợi
- Được sự hỗ trợ nhiệt tình từ Thư ký và Điều dưỡng đã giúp tôi hiểu rõ hơn về
các mức hưởng của BHYT và biết cách kiểm tra GCT cũng như biết được các chi phí dự kiến của NB. Rút kinh nghiệm
- Ghi nhớ các mức hưởng BHYT
- Quan sát và học hỏi cách tư vấn, hướng dẫn NB của người hướng dẫn
- Kiểm tra kỹ các thông tin nhập viện trước khi in ra
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 15 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T 3.2. Thủ tục xuất viện Mô tả công việc
o Mỗi ngày, BS sẽ đi đến từng phòng thăm khám NB. Nếu tình trạng sức khỏe
sau mổ của NB ổn định thì BS sẽ cho y lệnh xuất viện.
o Tiếp theo, BS tổng kết lại HSBA và cho toa thuốc xuất viện. Thư ký sẽ kiểm
tra xem danh sách NB xuất viện trong ngày.
o Đầu tiên, đăng nhập vào phần mềm thao tác cụ thể như sau: vào Nội viện
Chọn toa thuốc xuất viện Đơn thuốc xuất viện Chọn vào chữ danh sách
toa thuốc đã vào Sau đó sẽ hiện ra danh sách toa thuốc của NB xuất viện
ngày hôm đó Kết thúc thao tác.
Hình 5: Hình ảnh vào đơn thuốc xuất viện trên phần mềm
Hình 6: Danh sách xuất viện
o Tiếp đó cũng mở thêm một phần mềm nữa vào phần mềm chọn Nội viện
Nhập thông tin xuất viện Sau đó chọn vào chữ danh sách bệnh nhân nội
trại Nhập 4 số cuối hồ sơ của NB vào Bấm nút tìm Sẽ hiện ra tên NB
mình cần tìm nhấn đôi chuột vào tên NB Sẽ hiện ra bảng nhập thông tin
xuất viện điền đầy đủ vào các ô trống Sau đó bấm chữ xác nhận nhập viện
In giấy ra viện mặt trước In giấy ra viện mặt sau sau đó bấm trang
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 16 Trường Đại học Hoa Sen YK17C11T
tiếp Bấm in thông tin xuất viện Mở lại cổng 1 nhấp đôi chuột vào tên
NB mình cần tìm Hiện ra toa thuốc xuất viện Bấm in toa thuốc xuất
viện Sau khi in xong toa thuốc kiểm tra hồ sơ NB xem NB được hưởng
BHYT đúng tuyến hay vượt tuyến (nếu đúng tuyến thì lật mặt sau toa thuốc
bấm in giấy hẹn khám lại) Kết thúc thao tác.
Hình 7: Hình ảnh vào nhập thông tin xuất viên trên phần mềm
Hình 8: Bảng nhập thông tin xuất viện
o Lúc này TK kiểm tra lại thông tin trong giấp nhập viện, thông tin xuất viện
và bản cam kết BHYT (nếu có) trong HSBA. Kế tiếp, TK bàn giao hồ sơ
xuất viện đã kiểm tra cho Kế toán khoa để kết toán lại viện phí của NB chuẩn bị xuất viện.
o Sau khi các bước đều hoàn tất TK sẽ kiểm tra lại thông tin của NB trong
( giấy ra viện , toa thuốc, thông tin xuất viện, giấy hẹn khám lại(nếu có))
xem có trùng khớp tên với nhau và xem phần chẩn đoán có trùng khớp với
chẩn đoán trong HSBA. Kiểm tra xong các bước đều đầy đủ và chính xác
Báo cáo thự c tậ p tố t nghiệ p Trang 17