-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo thực tập giáo trình chăn nuôi II | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài báo cáo này là kết quả của thực tập giáo trình chăn nuôi gia cầm tại một trang trại chăn nuôi gà. Nó cung cấp thông tin chi tiết về cơ sở chăn nuôi, quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà, cũng như khảo sát về công tác giống và tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Chăn nuôi 7 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Báo cáo thực tập giáo trình chăn nuôi II | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài báo cáo này là kết quả của thực tập giáo trình chăn nuôi gia cầm tại một trang trại chăn nuôi gà. Nó cung cấp thông tin chi tiết về cơ sở chăn nuôi, quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà, cũng như khảo sát về công tác giống và tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Môn: Chăn nuôi 7 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NUÔI ---------------
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH
CHĂN NUÔI II
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hoàng Thịnh Nhóm 47 Họ và tên MSV Lớp
Nguyễn Công Minh 653023 K65CNTYB
Nguyễn Quốc Mạnh 653317 K65CNTYB
Đinh Trọng Dũng 652082 K65CNTYB
HÀ NỘI - 2020
LỜI CẢM ƠN
Nhóm sinh viên chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong
khoa Chăn nuôi đã hướng dẫn , truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm đồng thời
tạo điều kiện thuận lợi để nhóm chúng tôi có khoảng thời gian thực tập giáo
trình chăn nuôi lợn đạt hiệu quả tốt.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy Nguyễn Hoàng Thịnh người đã hướng
dẫn trong suốt thời gian thực tập tại trại. Cảm ơn sự quan tâm đặc biệt của các
thầy cô trong bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa đã quan tâm tới tình hình học tập của cả nhóm.
Qua đây nhóm tôi cũng xin gửi lời cảm ơn anh Trần Tiến Huân và anh
Nguyễn Bá Trung - chủ trang trại gà chúng tôi thực tập cùng các anh công
nhân viên đang lao động tại trại đã nhiệt tình chỉ bảo, chia sẻ, tạo mọi điều kiện
giúp đỡ, học hỏi, tích lũy, tiếp thu kinh nghệm thực tế trong suốt 4 tuần làm việc tại trại.
Do trình độ, năng lực, kiến thức thực tế chưa được nhiều nên trong báo cáo còn
nhiều sai sót. Kính mong toàn thể các thầy cô giúp đỡ nhóm chúng tôi để bài
báo cáo được hoàn thiện hơn.
Thực tập tại Trung tâm giống gia cầm Lạc Thủy tại Kim Bôi - Hòa
Bình Thời gian: Từ ngày 28/11/2023 đến ngày 24/12/2023
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu việc chăn gia cầm đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Thịt gà
cũng trở thành thực phẩm chính của mỗi bữa cơn gia đình. Hiện nay, với các
trang thiết bị hiện đại, kĩ thuật có tay nghề cùng với các biện pháp phòng trừ
bệnh dịch hiệu quả chăn nuôi gà đã thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều so
với cách chăn nuôi truyền thống. Việc chăn nuôi theo quy mô trang trại ngày
càng phát triển cũng hạn chế được tối đa tình hình dịch bệnh, lợi nhuận từ
chăn nuôi cũng đã tăng đáng kể so với trước đây. Tuy nhiên, ngành chăn
nuôi nói chung, chăn nuôi gà nói riêng cũng gặp phải không ít khó khăn
trong thời buổi kinh tế thị trường gặp biến động. Năm ngay, do ảnh hưởng
của covid 19, cũng như dịch tả châu phi nên người chăn nuôi chuyển từ nuôi
lợn sang nuôi gà, tăng đàn nhiều khiến giá gà xuống thấp khiến gà cũng khó
tiêu thụ. Việc tăng đàn khiến nguồn cung tăng cao nên giá gà thấp hơn so với
năm trước khoảng 15.000- 20.000đ/kg. Với giá bán ở thời điểm hiện tại
người chăn nuôi sẽ thua lỗ nặng.
Song song với thực trạng về lực lượng lao động, đa phần lối dạy và học của
các trường đại học hiện nay là học lý thuyết, thời gian học trên lớp quá nhiều
mà thời gian thực hành lại rất ít. Vì vậy mà những sinh viên ra trường làm
việc chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển
dụng. Đặc biệt sinh viên các ngành kỹ thuật đòi hỏi yêu cầu tay nghề cao
trong đó có ngành chăn nuôi .
Do đó, được sự đồng ý và giúp đỡ từ phía nhà trường, Khoa chăn nuôi và các
cơ sở chăn nuôi tại các địa phương, nhóm chúng em đã có được kỳ thực tập bổ ích và ý nghĩa.
Trong đợt thực tập giáo trình vừa qua, nhóm chúng em thực tập giáo trình 2
môn Chăn nuôi gia cầm tại trang trại giống gia cầm của anh Trần Tiến Huân
và anh Nguyễn Bá Trung tại xã Vĩnh Tiến – Kim Bôi Hòa Bình, chúng em
đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm làm việc và ứng dụng những điều
thầy cô giảng dạy trên lớp vào thực tế. MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CƠ SỞ CHĂN NUÔI
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
THỐNG KÊ CƠ CẤU ĐÀN GÀ NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÔNG TÁC GIỐNG THÔNG TIN CHUNG NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG – CHĂM SÓC THÔNG TIN CHUNG
QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG – CHĂM SÓC NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG 4. KHẢO SÁT CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI THÔNG TIN CHUNG KẾT CẤU CHUỒNG TRẠI
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG 5. KHẢO SÁT QUY TRÌNH VỆ SINH THÚ Y
TỔNG QUÁT CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ TRANG THIẾT BỊ CHĂN NUÔI
KHẢO SÁT QUY TRÌNH TIÊM PHÒNG CỦA TRANG TRẠI
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀN GÀ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG 6. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG 7. HẠCH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ
CHƯƠNG 8. PHÂN TÍCH THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH SWOT NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG 9. ĐỀ NGHỊ HƯỚNG GIẢI QUYẾT NHẰM PHÁT TRIỂN
HƠN NỮA NGÀNH CHĂN NUÔI. PHẦN I
BÁO CÁO THỰC TẬP
CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CƠ SỞ CHĂN NUÔI
1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Xã Vĩnh Tiến - Kim Bôi – Hòa Bình có địa hình và khí hậu mát mẻ khá
thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. Tận dụng lợi thế đó, anh Trần Tiến
Huân đã xây dựng và phát triển trang trại chăn nuôi gà tại Trung Tâm
giống gia cầm Lạc Thủy
Năm 2018 anh Trần Tiến Huân đã xây dựng trang trại gà và đưa vào hoạt
động từ tháng 7 năm 2018. Hiện nay tổng số lao động phục vụ chăn nuôi
gồm: 1 công nhân chính và một số công nhân thời vụ, diện tích dành cho
chăn nuôi gà 650m2 còn lại là đất trống, chuồng nuôi lợn rừng, khu nhà
ở, kho và các công trình phụ trợ khác.
Các dãy trại chủ yếu xây theo địa hình đồi. Các dãy trại cũng đã hoàn
thành và đi vào hoạt động ổn định. Sơ đồ trang trại
Chuồng gà giống: Chia làm 4 chuồng nhỏ Máy ấp trứng: 7 máy
2 THỐNG KÊ CƠ CẤU ĐÀN GÀ
Quy mô các chuồng bao gồm: 3 chuồng lớn và chia thành 10 chuồng có kích
cỡ khác nhau tùy loại gà
Mỗi ô chuồng nuôi chung bình từ 2000 - 3000 con gà.
Tổng đàn gà hiện tại của trại vào ngày 20/12/2023 là 1 vạn con.
Thống kê số lượng gà của trang trại trong 3 năm. Loại gia cầm Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Sl Tỷ lệ Sl Tỷ lệ Sl Tỷ lệ (%) (%) (%) Gà thịt thương phẩm 42000 77% 39000 79.6% 40000 80% Gà bố mẹ giống 12000 23% 10000 20.4% 10000 20% 3 NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
Khó khăn: Do tình hình dịch covid những năm 2019 đến 2021, cũng như
dịch tả heo châu phi mọi người đổ xô sang chăn nuôi gà khiến chăn nuôi
gà trong nước gặp nhiều khó khăn về việc kiểm soát dịch bệnh cũng như
cần tìm nơi tiêu thụ sản phẩm khó khăn hơn.
Thuận Lợi: Địa lí các dãy trại lằm trong dãy đồi núi lên việc bị bệnh cũng
rất ít, tuy nằm trong khu vực có đường nhỏ nhưng việc đi lại cũng như
giao thông vận chuyển thức ăn hay bán gà cho các trại khá dễ dàng.
Quy mô chăn tuy không quá lớn nhưng việc đảm bảo chất lượng cũng
như việc phòng bệnh lại rất nghiêm ngặt nên không bị phát dịch bệnh
nghiêm trọng trong việc nuôi. Trang trại cũng là nguồn kinh tế chính của
gia đình và bên cạnh đó có thêm 1 công ty chuyên sản xuất thuốc bổ trợ
phục vụ cho trang trại và cũng bán ra thị trường.
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÔNG TÁC GIỐNG 1. THÔNG TIN CHUNG
Nguồn gốc: Giống gà Mía đang nuôi tại trang trại có nguồn gốc từ xã Phùng
Hưng - Tùng Thiện - Sơn Tây Độ tin cậy: Cao
Sơ đồ lai tạo gà: Bố mẹ: Mía x Mía Đặc điểm ngoại hình: Gà con
Gà con 1 ngày tuổi có bộ lông đồng nhất màu vàng óng, da vàng, mỏ và da
chân màu vàng, tốc độ mọc lông nhanh, chỉ sau 1 tuần tuổi đã mọc hết lông
cánh, sau 4 tuần tuổi có thể phân biệt trống, mái qua đặc điểm ngoại hình.
Đây là đặc điểm nổi bật nhất của giống gà này, mà không giống gà nào khác
có được. Khi 4 tuần tuổi, con mái có lông trắng, hồng nhạt, con trống lông
đã bắt đầu ngả màu đỏ tía. Gà Lạc Thủy trước 4 ngày tuổi có bộ lông trắng
hồng, chưa phân biệt trống/mái.
Trưởng thành
Khi trưởng thành gà có vóc dáng to, nặng, gà trống lông có màu đỏ sẫm đan
xen lông màu đen ở đùi, đuôi và lườn, lông cánh ánh xanh, đùi to, mào cờ,
con mái có lông vàng nhạt đan xen lông đen ở cánh gà đuôi, lông cổ có màu
nâu. Gà mía hơi giống gà Lạc Thủy, sự khác biệt của gà Mía là có 2 sọc đỏ ở chân . 2. Khảo sát chi tiết Chỉ tiêu Gia cầm
Tuổi đẻ trứng đầu tiên 25 tuần tuổi Sản lượng trứng 50-55 quả/ năm Khối lượng trứng 25-50g/quả Tỉ lệ ấp nở 80-85% Chỉ tiêu Gà giai đoạn Gà giai đoạn Giai đoạn vỗ béo úm(1-8tuần) trưởng (14-16tuần) thành(8- 14tuần) Tỷ lệ nuôi sống(%) 98% 97.4% 98% Khối lượng cơ thể gà 0-650 650-1800 1800-2500 qua các tuần tuổi(g) Tiêu tốn thức ăn qua 15-54 58-82 68-90 các tuần tuổi(g/con/ngày) 3. Nhận xét đánh giá
Gà Mía là giống gà bản địa có nguồn gốc rõ ràng, khả sinh sống, chống trọi
bệnh tật tốt và phát triển mạnh do là giống gà đồi thích bay nhảy nên thân hình
trắc khả năng tăng khối lượng chậm, nhưng những con trưởng thành đều có
khối lương lớn, khả năng sinh sản khá tốt, tỉ lệ ấp nở cao. Nhìn trung gà Mía là
giống gà có nguồn gen khá trội nhưng do tính vận động nhiều nên thích hợp
nhất chỉ nuôi ở địa phương.
Tỉ lệ dị tật khi đẻ ra cũng khá cao nên không tránh khỏi trường hợp chết khi đang nuôi úm.
Thịt gà mía có da giòn, dưới da khá ít mỡ, thịt dai, chắc và ngon.
Do đó trang trại chủ yếu giống gà này được nuôi để lấy thịt.
Chương 3. Khảo sát quy trình nuôi dưỡng - chăm sóc 1. Thông tin chung
Tổng lượng thức ăn tiêu thụ/năm 320-350 tấn cám
Trong đó : Thức ăn hỗn hợp 100%
Để đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, khâu chăm sóc nuôi dưỡng đóng vai
trò quan trọng. Nếu cho ăn thức ăn không hợp lý, không đúng loại, thừa hay
thiếu có thể làm giảm năng suất sinh sản, giảm chất lượng thịt và từ đó giảm hiệu quả chăn nuôi.
Hiện tại trang trại đang dùng loại thức ăn hỗn hợp là cám viên của công ty Hưng Phát VN
Tổng đàn gà đang sinh sản của trại ở thời điểm này là 5000 con, ước tính
trung bình mỗi con gà có khẩu phần ăn là 50-80g cám/ngày trong đó 1 bao
25kg với giá tiền khác nhau tùy thuộc vào loại cám ( từ 250.000 đến 290.000
đồng/bao tùy giá thị trường).
Qua thời gian dài sử dụng , chủ hộ hài lòng về chất lượng các sản phẩm cám của công ty.
Việc sử dụng thức ăn dạng viên khô rất dễ bảo quản, cám có mùi thơm kích
thích gà ăn nhiều, hơn nữa cám có chất lượng cao, thành phần phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của đàn gà, lại được sử dụng được trực tiếp không
cần chế biến nên rất tiện lợi cho trang trại quy mô lớn. Trại có hệ thống nhà
kho đảm bảo để bảo quản và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
Hãng cung cấp : Công ty cổ thức ăn chăn nuôi Hưng Phát
Tiêu tốn thức ăn (kg/1 đơn vị sản phẩm): 3.5kg cám /1kg thịt
Nhận xét cảm quan về thức ăn: Màu sắc hấp dẫn, thơm, độ cứng vừa phải.
Ưu điểm: Thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn của gà, lượng
cám cung cấp đầy đủ với nhu cầu của trại. 2. Khảo sát chi tiết
Nguồn thức ăn cho vật nuôi vào trại:
Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, trang trại đã làm cam kết với công ty thức
ăn chăn nuôi Hưng Phát VN, do đó mọi nguồn thức ăn đều do công ty cung
cấp, quy cách đóng gói 25kg/bao. Hiện tại, trang trại có sử dụng 2 loại cám.
Bảng: Nguồn thức ăn cho vật nuôi mà hộ đã và đang sử dụng: Loại thức ăn Thức ăn đã từng
Thức ăn đang Lý do thay đổi sử dụng sử dụng Hỗn hợp RICH FARM Không thay đổi VN316 Hỗn hợp RICH FARM Không thay đổi VN311
Bảng:Kỹ thuật sản xuất,chế biến và bảo quản thưc ăn mà hộ đang áp dụng: Kỹ thuật
Loại thức ăn
sản xuất –
Kỹ thuật bảo quản Nhận xét chết biến Bảo quản trong kho khô RICH FARM Bảo quản đúng
ráo, thoáng mát.Cách mặt VN316 đất 15 quy cách -20 cm Bảo quản trong kho khô RICH FARM Bảo quản đúng
ráo, thoáng mát.Cách mặt VN311 đất 15 quy cách -20 cm
Bảo quản thức ăn: Trại có 1 kho bảo quản thức ăn, với tổng công suất được
khoảng 1-2 tấn, dưới có lớp gỗ làm nót trước khi xếp cám.
Bảng: Đặc điểm kỹ thuật của các loại thức ăn sử dụng tại cơ sở Chỉ tiêu Gà Con Gà Trưởng Thành Tên thức ăn RICH FARM VN311 RICH FARM VN316 Đạm tối thiểu(%) 21 19 NLTĐ(kcal/kg) 3300 3000 Xơ thô tối đa(%) 5 5 Ca(%) 0.4-1.4 0.4-1.4 P(%) 0.3-1.4 0.3-1.4 Lysine tổng số 1.0 1.0 (%) min Độ ẩm 14 14
3. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc 3.1 Úm gà
- Quây úm nên làm bằng cót bố trí trong chuồng úm, không làm gần
cửa ra vào tránh gió lùa.
- Các tấm cót nhựa có chiều cao từ 40-50cm, có thể dùng các tấm quây
vòng tròn có đường kính 2,8-4,0m hoặc hình chữ nhật có kích thước
2*4m khoảng 6m2. Một quây gà đường kính trên nuôi được 500 gà
con vào mùa hè và 650 con vào mùa đông.
- Bố trí trong quây úm: khay, mẹt cho gà con ăn và máng uống nhỏ
được bố trí xen kẽ nhau trong quây đảm bảo cho gà con ăn uống được
thuận tiện. Sưởi ấm giữ nhiệt trong quây úm dùng bóng hồng ngoại để
cung cấp nhiệt sưởi, treo cao 40-50 cm so với mặt nền đảm bảo nhiệt
độ trong quây úm trong 3 tuần đầu từ 35-32oC , vào những ngày trời
lạnh cần phủ thêm chiếu hoặc mành lưới đen lên trên quây úm có tác
dụng không làm cho nhiệt thoát ra ngoài, giữ ấm cho gà con và tiết kiệm điện.
- Chú ý thời gian chiếu sáng: cho gà con từ 24-8 tiếng/ ngày trong từ 1-
30 ngày tuổi . Ban ngày có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên. Điều này
vừa giúp tiết kiệm điện vừa sử dụng ánh sáng tự nhiên giúp gà phát
triển tốt và diệt khuẩn trong môi trường chuồng nuôi.
- Trước khi nhận gà vào quây phải: + Kéo rèm che kín chuồng
+ Bật đèn sưởi ấm trong quây úm khoảng 2 giờ nếu thời tiết ngoài trời lạnh
+ Cho nước vào máng uống. Trong nước uống cần pha thêm thuốc
kháng sinh, Bcomplex, và đường glucozo theo hướng dẫn. Nước uống
phải là nước sạch, an toàn và có thể đun nước cho ấm nếu úm gà vào
mùa lạnh. Nước uống được cho vào máng gallon loại 1,5-2l, đáy
máng uống được kê phẳng bằng gạch mỏng đặt trên đệm lót.
- Trải đều và mỏng thức ăn cho gà con lên máng ăn, để xen kẽ với
máng uống tránh đẻ ngay dưới bóng điện.
- Sau khi thả gà vào quây: kiểm tra lại số lượng con sống và con chết,
loại bỏ những con chết và gà không đạt tiêu chuẩn ra khỏi chuồng,
quan sát và phân bố đều gà trong quây úm để gà uống nước và ăn ngay.
3.2 Chuẩn bị vườn thả gà và thả gà ra vườn
Vườn thả thiết kế bằng phẳng, có trồng cây hoặc tạo dàn cây che mát.
Vườn thả đảm bảo đủ rộng cho gà vận động, diện tích vườn thả và
chuồng nuôi có tỷ ệ 3:1 tức là cứ 1m2 chuồng nuôi cần 3m2 sân vườn.
Chu vi cần được rào lưới hoặc xây tường bao đảm bảo cho gà không thể
bay qua hoặc chui ra ngoài. Chỉ thả gà khi thời tiết khô và ấm, thời tiết
bất thuận ( sau mưa, lạnh ẩm dài ngày) phải nuôi nhốt hoàn toàn trong
chuồng vs mật độ 7-8 con/m2.
Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị thả gà ra chăn thả.
4. Nhận xét và đánh giá
- Khả năng chủ động trong chế biến sản xuất chưa có phụ thuộc vào cám
- Hệ thống cho ăn và uống của trại chưa hợp lí:
+ Cám khi cho ăn không có xe chở chuyên dụng mà dung xe rùa để đẩy tới
chuồng và phải bóc từng bao cho vào từng máng cám nhỏ và 1 ngày phải làm đi
làm lại nhiều lần khiến người chăm sóc yêu cầu cao về sức khỏe
+ Nước uống cũng phải bê từng xô đổ vào chậu từng vị trí khác nhau cho gà
thịt. Còn gà con cho bằng máng nhỏ khá nhiều và mất thời gian nên sẽ phải cần thêm người chăm sóc.
Chương 4: Khảo sát chuồng trại chăn nuôi 1. THÔNG TIN CHUNG
Tổng diện tích chuồng nuôi là 650 m2 trong đó có 3 chuồng lớn chia làm 10
dãy chuồng nhỏ. 3 chuồng cách nhau khoản 2-3m, khu chuồng A có nuôi gà
thịt, khu B có 5 chuồng nhỏ nuôi gà đẻ trứng, khu C có 3 mỗi chuồng rộng
khoảng nuôi gà thịt, trung bình các chuồng nhỏ nuôi được khoảng 1000-3000 gà
con và chuồng lớn 4000-5000 gà trưởng thành. Các chuồng có khoảng 2 – 4 cửa
trước cả sau, mỗi cửa rộng khoảng 2 – 2,5 m, chiều cao các chuồng khoảng 3 –
3,5 m. Mỗi chuồng nuôi đều có các sân chơi cho gà rộng khoảng 50-100 m2
( rộng bằng 5 lần của mỗi chuồng). Các sân chơi trồng cây lấy bóng mát, khi to
lấy các cây buộc ngang làm chỗ cho gà đậu. Kho cám và nhà cho các công nhân
đều được xây dựng gần chuồng nuôi rất dễ kiểm tra và cho ăn, chăm sóc cho gà.
- Trại được xây dựng cách khu dân cư, nơi công cộng và đường lớn
khoảng 1 km, khoảng cách các dãy chuồng với nhau phân bố không
đều mà chủ yếu dựa trên địa hình đồi chuồng trại chủ yếu xây theo hướng đông – nam
- Sơ đồ tổng thể khu chăn nuôi:
2. Kết cấu chuồng trại
Kiểu chuồng phụ thuộc vào địa hình của đồi. + Chuồng lát bê tông:
Tường xây bằng gạch và đan xen các tấm lưới sắt để tạo độ thông thoáng.
Bên ngoài : chủ yếu sử dụng các tấm lưới sắt cao khoảng 2-3m xung quanh sân chơi cho gà
Mái: Tôn cách nhiệt và ngói bờ lô
Hệ thống máng ăn: Thủ công và bán tự động
Hệ thống nước: Bán tự động
Hệ thống xử lý phân nước thải: Không có hệ thống xử lí vì trang trại rải trấu và
sử dụng men để ủ phân
Hệ thống ánh sáng: Có rèm kéo, bóng úm, bóng điện
Điều khiển không khí: Chỉ có chuồng gà đẻ mới có quạt điều hòa khí, 2 chuồng gà thịt không có
Phương thức chống nóng: Nâng rèm của chuồng, mở cửa hoặc bật quạt gió để
thông thoáng. Bên cạnh đó có sử dụng các thuốc bổ trợ như B.comlex điện giải để giữ nước cho gà
Phương thức chống rét: Bóng úm, bóng sưởi, hạ rèm chắn gió cho chuồng
3 Hệ thống kiểm soát dịch bệnh và xử lí chất thải
- Trang trại được bao quanh bởi tường bê tông xây rất vững chắc, không thể trèo
vào từ bên ngoài. Tuy nhiên không có chuồng tân đáo hay chuồng cách ly để xử lý gà
- Trang trại hiện tại không xảy ra bệnh dịch nào nguy hiểm nên không có nơi xử lí gia cầm bị bệnh.
- Trang trại cũng sử dụng các chế phẩm sinh học để giảm thiểu mùi hôi của
phân và lên men phân gà nên không có hệ thống xử lí chất rắn mà chỉ dọn dẹp thủ công. 4 Nhận xét – Đánh giá
- Các dãy chuồng và công trình phụ trợ bố trí đạt tiêu chuẩn, tuy nhiên nhóm
thực tập trong quá trình làm việc nhận xét nuôi gà đẻ giữa 2 chuồng gà thịt như
vậy là chưa hợp lí và khoảng cách các chuồng với nhau quá gần nên việc kiểm
soát dịch nếu xảy ra khó có thể xử lí nhanh chóng.
- Bên cạnh đó gia đình trang trại còn nuôi lợn rừng gần khu vực chuồng gà và
chó mèo nuôi thả rông có thể tự do đi ra vào chuồng gà nên khá quan ngại việc
quản lí an toàn sinh học quanh khu vực chăn nuôi gà.
CHƯƠNG 5. KHẢO SÁT QUY TRÌNH VỆ SINH THÚ Y
1 Khảo sát cơ sở hạ tầng và thiết bị chăn nuôi
Vị trị của trại nằm ở khu vực đồi, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của
địa phương, đã được địa phương và các cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Với khoảng cách xa khu dân cư, đúng với các quy định hiện hành. Có cam
kết không gây ô nhiễm môi trường đã được các cơ quan kiểm tra và đánh giá.
Trong trang trại, các công trình được xây dựng riêng rẽ với nhau như: khu
vực chuồng, khu vực nhà ở , khu vực kho thuốc, kho cám, khu vực sát
trùng, khu vực xử lí chất thải... đảm bảo quy trình vệ sinh thú, kiểm soát
dịch bệnh, xử lí chất thải an toàn với môi trường.
2 Khảo sát cơ sở hạ tầng và thiết bị chăn nuôi
Chuồng được xây dựng bằng gạch, bê tông theo kiểu mới là chuồng kín 2
mái, nền được làm cao hơn so với mặt đất và có hướng chuồng Đông Nam
– Tây Bắc với kích thước vừa đủ cho 1200 lợn nái sinh sản đảm bảo nhiệt
độ, ít bị ảnh hưởng từ yếu tố môi trường, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
Khu hành chính, nhà ở cho công nhân được xây dựng cách xa khu chuồng
trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh thú y.
Các nhà xưởng, kho được bố trí riêng biệt như kho cám, kho thuốc, kho
chứa các dụng cụ chăn nuôi, khu điện nước, khu cách ly, khu xử lý chất
thải đều được xây dựng hợp lí.
Đối với kho cám và kho thuốc thì luôn được đảm bảo vệ sinh, khô ráo,
thông thoáng, không có ánh nắng trực tiếp, không bị gió lùa, mưa hắt, bảo
quản đúng theo quy định. Kho thuốc luôn có tủ lạnh để bảo quản vacxin và
một số loại kháng sinh.
Mọi thiết bị chăn nuôi, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống,… liên tục được
vệ sinh đảm bảo an toàn cho gà.
Trang trại luôn đặt phòng bệnh lên hàng đầu nên hệ thống vệ sinh sát trùng
gồm sát trùng xe tại cổng ra vào, sau đó sát trùng ở phòng sát trùng đối với
người hoặc sát trùng ở nhà sát trùng xe đối với xe tải chở cám, chở gà,…
Ngoài ra vôi bột được rải khắp các lối đi trong trang trại, thường xuyên
thay nước và đổ vôi ở bể sát trùng trước mỗi lối đi vào chuồng. Hệ thống
sát trùng này đã góp phần xây dựng lên một trang trại an toàn, giảm thiểu
được tối đa sự lây lan của mầm bệnh từ bên ngoài.
Kỹ sư, công nhân lao động cũng như khách tham quan luôn luôn phải có
giày ủng, trang bị bảo hộ được xử lý qua khử trùng trước khi vào chuồng làm việc, tham quan.
Tổng quát cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chăn nuôi Yêu cầu Chỉ Có tiêu /Không điều chỉnh
1. Địa điểm xây dựng
Vị trí xây dựng trang trại có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất Có
của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép không?
Khoản cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây Có
dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành không?
Trang trại có được thiết kế gồm các khu vực khác nhau không? Có
Giữa các khu có tường rào ngăn cách không?
2. Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi
Hướng chuồng, kích thước, kiểu chuồng, nền chuồng, mái Có
chuồng, vách chuồng … của chuồng trại có hợp lý không?
Chuồng trại cho các loại gia súc gia cầm khác nhau có đảm bảo Có
các yêu cầu kỹ thuật không?
Khu hành chính (văn phòng, nhà làm việc, khu vệ sinh …) có Có
đặt ngoài hàng rào khu chăn nuôi không?
Nhà xưởng và kho (kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, thuốc sát Có
trùng, kho chứa các dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa,
khu cách ly, khu xử lý chất thải …) có bố trí riêng biệt không?
Hệ thống vệ sinh sát trùng ở cổng ra vào chuồng trại có thích Có
hợp để giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh không?
Kho chứa nguyên liệu và thức ăn có được xây dựng hợp lý và Có
hợp vệ sinh không? Các nguyên liệu và thức ăn khi nhập kho
bảo quản có đúng theo tiêu chuẩn quy định chưa?
Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng có được xây dựng thông Có
thoáng, không bị dột, tạt nước khi mưa gió không?
Có kho lạnh, tủ lạnh để bảo quản vắc xin và một số loại kháng Có
sinh yêu cầu được bảo quản lạnh không?
Thiết bị chăn nuôi, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống … có đầy Có
đủ và hợp vệ sinh không?
Trang bị bảo hộ có được khử trùng và cất giữ đúng nơi quy định không?
Có quần áo, giày ủng, nơi tắm rửa, khử trùng, thay quần áo cho
công nhân và khách tham quan không?
3. Vệ sinh chăn nuôi
Dụng cụ có đầy đủ để vệ sinh và thu gom chất thải của chuồng Có trại không?
Hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng có thường Không
xuyên thay theo quy định không? có hố sát trùng
Có hệ thống phun thuốc sát trùng phương tiện vận chuyển ra vào Có trại không?
Có thực hiện định kỳ việc phát quang bụi rậm, khơi cống rãnh để Có
diệt ruồi, và sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi không?
Có thực hiện việc sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi Có
đợt nuôi; khi chuyển đàn không?
Có định kỳ sát trùng bên trong chuồng trại, các dụng cụ chăn Có
nuôi, làm vệ sinh các silo, thùng chứa thức ăn, máng ăn và trên
gia súc bằng thuốc sát trùng thích hợp không?
Có dùng riêng phương tiện vận chuyển gia súc gia cầm, thức ăn, Có
dụng cụ … trong trang trại không?
Có thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển gia súc gia cầm, Có
thức ăn, dụng cụ trước và sau khi vận chuyển trong trại không?
Có thực hiện ghi chép chi tiết về hóa chất, nguyên liệu, thức ăn, Có
thuốc, vắc xin … xuất nhập kho không?
Có sử dụng kháng sinh hoặc chất cấm/chất đặc biệt vào trong Không
thức ăn của gia súc gia cầm không?
Có bán gia súc gia cầm chết ra thị trường hoặc sử dụng trong bếp Không ăn tập thể không?
Có nơi xử lý gia súc gia cầm chết (lò thiêu, đất chôn) đủ tiêu Có chuẩn không?
Có báo cáo với cán bộ thú y khi phát hiện GSGC chết không? Có
5.3.2. Khảo sát quy trình tiêm phòng của trang trại Loại vaccine Gà con
Gà hậu bị Gà đẻ
Gà thịt TP Cầu trùng v v v v ND – IB thận v v v v Gumboro v v v v ILT v v v H5N1 v v v Newcastle v v v Thương hàn v v v ND – IB – Đậu v v v Coryza v v v
Ghi chú: khảo sát cụ thể quy trình tiêm phòng.
5.2.1. Một số bệnh thường gặp trên đàn gia súc gia cầm và biện pháp phòng trị Tên bệnh
Biện pháp điều trị (thuốc sử dụng) Liệu trình Thương hàn B.Complex Sưng phù đầu
Ghi chú: khảo sát cụ thể phác đồ điều trị cho từng loại bệnh.
5.2.2. Một số bệnh thường gặp trên đàn gia súc gia cầm sinh sản và biện pháp phòng trị
Biện pháp điều trị Tên bệnh Liệu trình
(thuốc sử dụng)
Ghi chú: khảo sát cụ thể phác đồ điều trị cho từng loại bệnh.
5.4. Khảo sát tình hình quản lý chất thải tại trang trại
5.4.1. Quản lý chất thải rắn
Hằng ngày có thu gom phân hay không? Có
• Phương pháp ủ: Ủ men vi sinh
5.5. NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ Chương 6
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Lọa hình sản phẩm bán ra: Gà Mía giống GS/GC giống: Thương phẩm:
Khác (ghi rõ).........................................................
Nơi tiêu thụ sản phẩm (vẽ sơ đồ ngành hàng gia cầm/GSNL):
Có hợp đồng tiêu thụ không ? Không có:
Có (ghi rõ): .................................
Giá cả từng loại sản phẩm: (đồng/ đv sản phẩm) Phương thức thanh toán: Thời gian thanh toán:
Ý kiến của chủ hộ về tiêu thụ sản phẩm (mức độ khó dễ tiêu thụ sản phẩm): Khó: Dễ: TB:
Tại sao: ..................................................................................
6.4. NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ
Dựa trên các thông tin thu thập được, sinh viên sẽ phân tích đánh giá thị trường sản
phẩm, vẽ được sơ đồ ngành hàng gia súc gia cầm và phân tích tiềm năng tiêu thụ sản phẩm của cơ sở. Chương 7
HẠCH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ
7.1. MỤC TIÊU
Thông qua bài học sinh viên nắm bắt được các yếu tố cấu thành chi phí đầu vào và
đầu ra để từ đó có thể hạch toán được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
7.2. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ
72.1. Hạch toán hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia súc gia cầm sinh sản
Sinh viên điều tra khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp chủ trang trại và điền các
thông tin thu được vào bảng hạch toán hiệu quả kinh tế sau đây. Hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi GSGC sinh sản được tính bằng lợi nhuận thu được tính trên một lứa đẻ hoặc chu kỳ nuôi và tính trong một năm. Chỉ tiêu
Phương pháp tính Kết quả
Chi phí con giống
Được tính dựa trên: Tiền mua con giống ban 15.000đ/con
đầu, thời gian khai thác dự kiến và tiền thu được
từ việc bán gia súc gia cầm loại thải
Chi phí thức ăn
Bao gồm tổng tiền thức ăn cho 1 chu kỳ sản xuất
Chi phí thú y
Tổng chi phi thú y cho 1 chu kỳ sản xuất
Chi khấu hao chuồng
Được tính toán dựa trên tổng chi phí xây dựng trại
chuồng trại, thời gian khai thác dự kiến, quy mô
chăn nuôi và số chu kỳ nuôi bình quân/năm
Chi điện nước
Được tính toán dựa trên tổng chi phí điện nước 1 20 – chu kỳ sản xuất 25tr/tháng
Chi phí lao động
Được tính toán dựa trên tổng chi phí lao động, quy mô chăn nuôi Chi khác
Thuế đất, thuế môn bài, lãi vay...
Bao gồm các chi phí con giống, chi phí thức ăn, Tổng chi
chi phí thú y, khấu hao chuồng trại, chi phí điện
nước, chi phí lao động... Tổng
Tổng tiền thu được từ việc bán sản phẩm thu
Lợi nhuận/lứa nuôi Tổng thu –tổng chi
Lợi nhuận/ năm
Lợi nhuận/đợt x số đợt nuôi/năm
7.2.2. Hạch toán hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia súc gia cầm thương phẩm
Sinh viên điều tra khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp chủ trang trại và điền các
thông tin thu được vào bảng hạch toán hiệu quả kinh tế sau đây. Hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi gia súc gia cầm thương phẩm được tính bằng lợi nhuận thu được tính trên một đầu gia
súc gia cầm và tính trên một năm. Chỉ tiêu
Phương pháp tính Kết quả Chi phí con giống
Tổng số GSGS/đợt x giá mua/con
Được tính dựa trên tổng lượng thức ăn toàn đàn sử
Chi phí thức ăn/đợt nuôi
dụng trong thời gian nuôi ở mỗi giai đoạn nuôi và
giá thành thức ăn (đ/kg)
Tổng chi phi thú y cho một đợt nuôi, bao gồm chi Chi phí thú y/đợt nuôi
phí tiêm phòng vaccine và chi phí điều trị bệnh trong thời gian nuôi
Được tính toán dựa trên tổng chi phí xây dựng
Chi khấu hao chuồng trại
chuồng trại, thời gian khai thác dự kiến, và số đợt nuôi bình quân/năm
Được tính toán dựa trên tổng chi phí điện nước Chi điện nước
trong thời gian nuôi một đợt nuôi
Được tính toán dựa trên tổng chi phí lao động và số Chi phí lao động đợt nuôi/năm Chi khác
Thuế đất, thuế môn bài, lãi vay...
Bao gồm các chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi Tổng chi
phí thú y, khấu hao chuồng trại, chi phí điện nước, chi phí lao động Tổng thu
Tổng tiền thu được từ việc bán GSGC/đợt
Lợi nhuận/đợt Tổng thu –tổng chi
Lợi nhuận/năm
Lợi nhuận/đợt x số đợt nuôi/năm Chương 8
PHÂN TÍCH THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT
TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI
8.1. MỤC TIÊU
Phân tích được những thuận lợi, khó khăn về mặt kỹ thuật (giống, thức
ăn, quy trình chăm sóc, thú y, …); Những thuận lợi, khó khăn về kinh tế - xã hội
(nguồn vốn vay, hỗ trợ của nhà nước, thể chế chính sách địa phương...).
8.2. PHƯƠNG PHÁP - DỤNG CỤ TIÊN HÀNH
Phương pháp: tư duy logic, phân tích SWOT
Công cụ tiến hành: giấy bút, máy tính 8.3. NỘI DUNG
Dựa trên tất cả các thông tin thu thập được về quy mô, cơ cấu, chế độ
nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh thú y, tiêu thụ sản phẩm ... Sinh viên sẽ sử dụng
phương pháp phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của trang trại ở nhiều khía cạnh khác nhau. Sinh viên sẽ lập sơ đồ
phân tích SWOT theo sơ đồ sau:
Điểm mạnh: (S)
Điểm yếu: (W)
- Giống : Chống chọi bệnh tật
- Giống: tỉ lệ chết khi úm khá khỏe nhiều ( 5 -10 con )
- Dinh dưỡng - Thức ăn: gà
- Dinh dưỡng - Thức ăn : nếu
không kén, dễ hấp thu. Các
muốn gà phát triển tốt thì cần
loại cám thông thường có thể
phải bổ sung thêm các chất bổ cho gà ăn thoải mái
trợ và dinh dưỡng để tang khả
- Chuồng trại : đơn giản, lát bê năng hấp thu
tông rải trấu là đủ yêu cầu
- Chuồng trại : do là chuồng bán
- Thú y : dễ làm vacxin, dễ dàng
kín nên những ngày nắng nóng
xử lí và tiếp cận các đàn có
hoặc mưa lạnh phải chủ động triệu chứng bệnh
điều chỉnh bạt để cải thiện
- Vệ sinh - môi trường : Thường nhiệt độ
xuyên rải vôi để sát trùng
- Thú y : công tác vacxin vẫn
quanh chuồng và môi trường
chưa đủ nhanh vì thiếu công
thoáng mát, có rất nhiều đất nhân
canh tác và đồi núi xung quanh
- Vệ sinh - môi trường : Trang
- Tiêu thụ sản phẩm : dễ dàng
trại thả chó đi vệ sinh bừa bãi
xuất bán qua các lái buôn nhỏ không
lẻ và một số buôn lớn
- Tiêu thụ sản phẩm: nhiều dân
- Kỹ thuật chăn nuôi: không yêu buôn ép giá quá thấp
cầu kinh nghiệm cao, dễ dàng
- Kỹ thuật chăn nuôi (?):............ học hỏi
- ..................................................
- .................................................. ...
Cơ hội: (O)
Thách thức: (T)
- Giống : có thể chủ động về
- Giống : tuy giống gà nuổi giống
tiếng và rất được ưa chuông
- Dinh dưỡng - Thức ăn : có thể
nhưng đi kèm với đó là tỷ lệ
chủ động nghiên cứu điều
canh tranh ở khu vực này rất chỉnh các loại cám
cao do có nhiều đổi thủ cạnh
- Chuồng trại : Còn rất nhiều đất tranh
trống có thể mở rộng ra quy
- Dinh dưỡng - Thức ăn : mô lớn hơn nữa
- Chuồng trại : chuồng trại
- Thú y : Trại có một công ty
xuống cấp từng ngày đòi hỏi tu
thuốc sản xuất các loại thực
sửa, nguồn nước khá ít nhiều
phẩm chức năng và buôn bán
lúc vàng khè không sạch.
nhiều loại thuốc nên vấn đề
- Thú y : tuy trại liên hệ với thú y rất chuyên sâu
nhiều cơ sở và công ty khác
- Vệ sinh - môi trường : Trại đã
nhau nhưng nhân lực thú y
tận dụng được khu nuôi lợn
trong trại còn thiếu chỉ có 1
rừng để ăn gà chết ko vứt gà người.
bừa bãi, về phân đã được rắc
- Vệ sinh - môi trường : Phân gà men tiêu bớt phân
thì có men gà chết thì có lợn
- Tiêu thụ sản phẩm : đây là loại
ăn nhưng xảy ra vấn đề mới là
gà rất nổi tiếng rất nhiều nơi
chất thải của lợn trại chưa có
ưa chuộng nhiều đợt gà được
biện pháp xử lý cụ thể bán rất nhanh
- Tiêu thụ sản phẩm : hiện tương
- Kỹ thuật chăn nuôi : Chủ trại
đập mái mổ cắn nhau còn
còn rất trẻ có nhiều mối liên hệ
nhiều nên gà trụi lông xấu
với các công ty vừa chăn nuôi khách vào chê
anh còn đi tiêm và buôn bán ở
- Kỹ thuật chăn nuôi : tuy trại có
nhiều nơi nên chắc chăn sẽ học
nhiều mối liên hệ và kiến thức
hỏi nhiều từ đó kỹ thuật chăn
nhưng để tăng kỹ thuật chăn
nuôi sau này sẽ được cải thiện
nuôi thì thách thức lớn nhất là đáng kể
kinh tế để phát triển cơ sở vật
- .................................................. chất của trại ... - .
8.4. NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ
- Hạ tầng đầy đủ đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công ty và có quỹ đất phát
triển thêm là cơ hội, tiềm năng lớn để cơ sở tăng số lượng gà. Cùng với đó cơ sở
đã có nhiều năm kinh nghiệm trong chăn nuôi gia công, đã thu hồi vốn, có
nguồn vốn tích trữ và có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm.
- Đi đôi với cơ hội lớn cũng là những thách thức không nhỏ:
+ Cần lực lượng công nhân không chỉ có kinh nghiệm mà cả kiến thức tương đối.
+ Vấn đề môi trường là việc cần quan tâm khi tăng đàn.
+ Lượng nước ở đây khá ít cần đào thêm giếng và cố gắng xử lý tốt chất thải
tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1991) Tiêu chuẩn ngành. Qui trình kỹ thuật chăn
nuôi gà công nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội.
Đặng Vũ Bình (2000). Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi. NXB Nông nghiệp.
Hoàng Kim Giao, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Xuân Trạch, Phan Văn Kiểm, Trương Văn Dung,
Phùng Quốc Quảng, Bùi Quang Tuấn, Phạm Kim Cương, Tăng Xuân Lưu (2004). Cẩm nang
Chăn nuôi bò sữa. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội..
Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn (1994) Chăn nuôi gia cầm. NXB Nông nghiệp.
Nguyễn Xuân Nguyên, Hoàng Đại Tuấn, 2004. Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương
pháp vi sinh và sản xuất phân bón.
Nguyễn Xuân Trạch (2003). Khuyến nông chăn nuôi bò sữa. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
Nguyễn Xuân Trạch (2003, 2004, 2005). Chăn nuôi bò sinh sản. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Xuân Trạch (2003, 2004, 2005, 2011). Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi gia súc
nhai lại. Nxb Nông nghiệp,Hà Nội.
Nguyễn Xuân Trạch (2004). Chăn nuôi bò sữa ở nông hộ. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Sỹ Lăng (2009). Bệnh trâu bò ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch (2002). Khai thác sữa năng suất-chất lượng-vệ sinh.
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch (2003, 2004, 2005). Thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa.
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
QCVN 01-79:2011/BNNPTNT. Quy chuẩn quốc gia: Cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm - Quy
trình kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y.
Vũ Chí Cương và Nguyễn Xuân Trạch (đồng chủ biên) (2005). Nâng cao các kỹ năng về di
truyền, sinh sản và lai tạo giống bò thịt nhiệt đới. Nxb Nông nghiệp,Hà Nội.
Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn (1999). Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng. NXB Nông nghiệp.
Vũ Duy Giảng, Nguyễn Xuân Bả, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Chí Cương,
Nguyễn Hữu Văn (2008). Dinh dưỡng và thức ăn cho bò. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.