-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam | Bộ môn tự động điều khiển Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp là một trong những thử thách đầu tiên trước khi em vào những công việc thực tế. Trong quá trình thực tập 6 tháng ở công ty, em được tiếp xúc với bản sẽ layout của xưởng, thực thiện Standand AM Step 1 ở xưởng Beauty-Wellbeing Personal Care Plant, thực hiện 5S ở line model Masterfill 140. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tự động điều khiển (Automotive Engineerings) 9 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam | Bộ môn tự động điều khiển Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp là một trong những thử thách đầu tiên trước khi em vào những công việc thực tế. Trong quá trình thực tập 6 tháng ở công ty, em được tiếp xúc với bản sẽ layout của xưởng, thực thiện Standand AM Step 1 ở xưởng Beauty-Wellbeing Personal Care Plant, thực hiện 5S ở line model Masterfill 140. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tự động điều khiển (Automotive Engineerings) 9 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
111Equation Chapter 1 Section 1211Equation Chapter 1 Section
1311Equation Chapter 1 Section 1411Equation Chapter 1 Section 1BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ UNILEVER VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Minh Tâm
Cán bộ hướng dẫn: Lại Nguyễn Mạnh Trực
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Hạnh MSSV : 20151466
Vị trí : Process Engineer
TP. HỒ CHÍ MINH , 01/2024
TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
MINH KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ----o0o----
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ UNILEVER VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Minh Tâm
Cán bộ hướng dẫn: FLM. Lại Nguyễn Mạnh Trực
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hồng Hạnh - 20151466
Nhận xét của quý doanh nghiệp:
.............................................................................................................. ..........
.................................................................................................... ....................
.......................................................................................... ..............................
................................................................................ ........................................
...................................................................... ..................................................
............................................................ ............................................................
.................................................. ......................................................................
........................................ ................................................................................
..............................
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
.............................................................................................................. ..........
.................................................................................................... ....................
.......................................................................................... ..............................
................................................................................ ........................................
...................................................................... ..................................................
............................................................ LỜI CẢM ƠN
Báo cáo thực tập tốt nghiệp là một trong những thử thách đầu tiên
trước khi em vào những công việc thực tế. Trong quá trình thực tập 6 tháng
ở công ty, em được tiếp xúc với bản sẽ layout của xưởng, thực thiện
Standand AM Step 1 ở xưởng Beauty-Wellbeing Personal Care Plant, thực
hiện 5S ở line model Masterfill 140. Tuy trong quá trình em chưa được tiếp
xúc nhiều với máy và về vận hành nhưng em có thể nắm được quy trình
vận hành ở Line Mas 140. Bên cạnh đó, được làm việc trong môi trường kỹ
thuật em cảm thấy rất mãn nguyện và cảm thấy kiến thức mình được học
trong nhà trường đã được ứng dụng đúng chỗ, đáp ứng được nhu cầu công
việc của công ty là một thành viên của công ty. Báo cáo này không thể
hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của những anh chị. Em chân thành
cảm ơn Plant Manager chị Lê Thị Cẩm Linh cùng quý anh chị trong team ở
nhà máy: anh Cell Leader Phạm Thanh Tùng. Cùng anh chị trong team
Process Engineer anh Nguyễn Minh Hùng, chị Trương Nhật Uyên đã tận
tình chỉ bảo em trong quá trình thực tập, giúp em được biết thêm nhiều kiến
thực thực tế. Cảm ơn ban Giám đốc và các anh chị đồng nghiệp đã giúp đỡ
tạo điều kiện cho chúng em được thực tập tại công ty. Và em xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất với First Line Manager anh Lại Nguyễn Mạnh
Trực, người chịu trách nhiệm hướng dẫn em trong quá trình học tập và làm
việc ở nhà máy, giúp em nắm được những kiến thức thực tế, các máy móc
và các tool quản lý máy, góp phần hoàn thiện kiến thức ở trường, được áp dụng ở nhà máy.
Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Tâm đã tận tình hướng dẫn, góp ý,
động viên nhóm chúng em trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo này.
Cảm ơn toàn thể giáo viên trường Đại Học Sư phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí
Minh đã dạy dỗ chúng em những kiên thức để áp dụng vào thực tế trong
quá trình thực tập này. MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP.............................................. 1.1
Lịch sử hình thành và phát triển Công ty............................................1
1.1.1 Lịch sử hình thành Cty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam........1
1.1.2 Tổng quan về công ty Unilever Việt Nam......................................2
1.1.3 Sơ đồ tổ chức...................................................................................3 1.2
Hoạt động kinh doanh...........................................................................3
1.2.1 Giá trị, Sứ mệnh, tầm nhìn.............................................................4
CHƯƠNG 2 . CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN THIẾT BỊ TRÊN LINE MASTERFILL 140............
3.1 Bottle Unscrambler System.....................................................................7
3.1.1 Cấu thành của hệ thống hoàn chỉnh.................................................7
3.1.2 Nguyên lý hoạt động của Bottle Unscrambler System.....................8
3.1.3 Cách thức làm việc Bottle Unscrambler System..............................9
3.2 Automatic filling machine.......................................................................11
3.3 Case Packer..............................................................................................13
CHƯƠNG 4: CHI TIẾT CÁC LINH KIỆN QUAN TRỌNG TRÊN LINE
MASTERFILL 140...................................................................................................
4.1 Biến tần....................................................................................................14
4.1.1 Biến tần MITSUBISHI FR-D700....................................................14
4.1.2 Biến tần Rockwell Allen Bradley PowerFlex 4M...........................16
4.2 Bộ xử lý điều khiển..................................................................................18
4.2.1 Giới thiệu về PLC.............................................................................18
4.2.2 PLC MITSUBSHI FX3G-60M........................................................19
4.2.3 PLC Mitsubishi Q61P Dòng MELSEC-Q.....................................21
CHƯƠNG 5: QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC TẠI SƠ SỞ THỰC TẬP.......................
5.1 Tham gia các khóa học ở công ty...........................................................22
5.2 Các công việc thực hiện...........................................................................23
5.2.1 Thực hiện AM Step 1.......................................................................23
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN........................................................................................
6.1 Nhận xét...................................................................................................29
6.2 Kết quả đạt được.....................................................................................29
6.3 Phương hướng phát triển........................................................................29
6.4 Kết luận....................................................................................................29 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam............................................1
Hình 2. Các thương hiệu ở Unilever......................................................................2
Hình 3. Sơ đồ tổ chức của công ty Unilever Việt Nam.........................................3
Hình 4. Hình vẽ 2D line Masterfill 140.................................................................5
Hình 5. Hình vẽ 3D line Masterfill 140.................................................................5
Hình 6: Cụm máy Spider.......................................................................................9
Hình 7: Bảng thông số kỹ thuật...........................................................................10
Hình 8: Cụm máy fill tự động Mas 140...............................................................11
Hình 9: Sử dụng 14 vòi fill pitong.......................................................................12
Hình 10: Case Packer Mas140............................................................................13
Hình 11: Biến tần MITSUBISHI FR-D700.........................................................14
Hình 12: Sơ đồ đấu dây FR-D700.......................................................................15
Hình 13: Biến tần Rockwell Allen Bradley PowerFlex 4M................................16
Hình 14: Sơ đồ đấu dây Biến tần Rockwell Allen bradley PowerFlex 4m..........17
Hình 16: PLC FX3G-60M của hãng MITSUBISHI............................................20
Hình 17: PLC Mitsubishi Q61P Dòng MELSEC-Q............................................21
Hình 18: Ví dụ thực hiện Step 1 của AM............................................................24
Hình 19: Sơ đồ quy trình đúng hạn (Proper TAG process diagram)...................25
Hình 20: POC Map version 1..............................................................................27
Hình 21: Một bài phân tích vấn đề ở kẹp cổ........................................................28
Hình 22: Bài phân tích của team PE....................................................................28
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành Cty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
Unilever, thành lập vào năm 1930 thông qua việc hợp nhất giữa Magrine
Unie (công ty bơ thực vật Hà Lan) và Lever Brother (nhà sản xuất xà phòng Anh
Quốc), đã từng hoạt động trên 40 quốc gia. Tinh thần kinh doanh và công tác từ
thiện của Magrine Unie và Lever Brother đã giúp Unilever tiếp cận cộng đồng
một cách tích cực, và tinh thần này vẫn là giá trị cốt lõi của Unilever đến ngày
nay. Một trong những nhà sản xuất hàng tiêu dùng phát triển nhanh chóng trên
toàn cầu, chủ yếu sản xuất bột giặt, sản phẩm chăm sóc gia đình và cá nhân, cùng
các sản phẩm thực phẩm. Một số nhãn hiệu nổi tiếng của Unilever bao gồm
Lipton, Sunsilk, Clear, Pond’s, Vim, Vaseline và nhiều sản phẩm khác.
Công ty bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1995, với tổng
số vốn đầu tư là 120 triệu USD. Unilever đã chia thành ba nhóm kinh doanh là
Công ty Liên doanh Việt Nam, Elida p/s, và Unilever Best Foods.
Dưới đây là bảng thông kê về tên công ty, tổng số vốn đầu tư, địa điểm nhà máy
và các nhãn hiệu hàng hoá của Unilever trên thị trường Việt Nam.
Để đạt được thành công, Unilever đặt sự chặt chẽ và hiệu quả trong việc
phối kết hợp giữa các bộ phận làm việc, cùng với đam mê và tận tụy đối với sản
phẩm của mình. Với sự chặt chẽ và hiệu quả trong quản lý và kết hợp giữa các bộ
phận làm việc, Unilever không chỉ chú trọng vào sản phẩm mà còn vào quá trình
sản xuất và vận chuyển. Việc sử dụng kỹ thuật tiên tiến giúp Unilever tối ưu hóa
chi phí và tăng cường sự linh hoạt trong chuỗi cung ứng.
1.1.2 Tổng quan về công ty Unilever Việt Nam -
Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam -
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Unilever Vietnam International Company Limited. - Mã số thuế: 0300762150 -
Người đại diện: Nguyễn Thị Bích Vân -
Địa chỉ trụ sở: Lô A2-3, Khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi , Xã Tân An
Hội, Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam -
Website: https://www.unilever.co
Hình 2. Các thương hiệu ở Unilever 2
1.1.3 Sơ đồ tổ chức
Hình 3. Sơ đồ tổ chức của công ty Unilever Việt Nam
1.2 Hoạt động kinh doanh
Công ty Unilever Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối
các sản phẩm hàng tiêu dùng, tập trung vào các lĩnh vực chăm sóc cá nhân,
thực phẩm và sản phẩm gia đình. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về hoạt
động kinh doanh của công ty: -
Chăm Sóc Cá Nhân: Unilever sản xuất và cung cấp nhiều sản phẩm chăm
sóc cá nhân, bao gồm sữa tắm, kem đánh răng, dầu gội và sản phẩm chăm
sóc da. Các nhãn hiệu nổi tiếng như Dove, Sunsilk, Pond’s và Vaseline
thường được liệt kê trong danh mục sản phẩm chăm sóc cá nhân của Unilever. -
Thực Phẩm: Unilever Việt Nam cung cấp một loạt các sản phẩm thực
phẩm, từ thực phẩm chế biến sẵn đến các nguyên liệu nấu ăn. Nhãn hiệu
nổi tiếng như Lipton (trà), Knorr (gia vị và thực phẩm chế biến), và các
sản phẩm kem đá Breyers là một số trong danh sách các sản phẩm thực phẩm của Unilever. 3 -
Sản Phẩm Gia Đình: Công ty cung cấp nhiều sản phẩm gia đình như bột
giặt (Vim), nước rửa chén (Sunlight), và các sản phẩm làm sạch khác.
1.2.1 Giá trị, Sứ mệnh, tầm nhìn
Giá Trị: Bền Vững: Unilever Việt Nam cam kết đặt giá trị bền vững ở trung tâm
mọi quyết định và hành động kinh doanh. Họ tìm kiếm cách để sản xuất và cung
cấp sản phẩm mà không gây hại đến môi trường và cộng đồng.
Chất Lượng và Đổi Mới: Unilever đặt chất lượng và đổi mới lên hàng đầu,
không chỉ trong sản phẩm mà còn trong cách họ tiếp cận vấn đề và giải quyết
những thách thức ngày càng phức tạp.
Sứ Mệnh: Nourishing Lives (Nuôi Dưỡng Cuộc Sống): Unilever Việt Nam cam
kết đảm bảo rằng mỗi sản phẩm của họ đều mang lại giá trị cho cuộc sống, từ
chăm sóc cá nhân đến thực phẩm và sản phẩm gia đình. Những thương hiệu
mang sứ mệnh sẽ tăng trưởng, những doanh nghiệp mang sứ mệnh sẽ trường tồn,
và những con người mang sứ mệnh sẽ phát triển”.
Tầm Nhìn: Dẫn Đầu trong Việc Xây Dựng Một Tương Lai Bền Vững: Tầm nhìn
của Unilever không chỉ là về việc dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn là
về việc tạo ra một tương lai bền vững.
Điều Kiện Cơ Bản của Unilever (Unilever Compass):
- Nourishing Lives and Well-being (Nuôi Dưỡng Cuộc Sống và Sức Khỏe):
Cam kết cung cấp những sản phẩm giúp cải thiện cuộc sống và sức khỏe của người tiêu dùng.
- Reducing Environmental Impact (Giảm Ảnh Hưởng Đến Môi Trường):
Tập trung vào việc giảm tác động của sản xuất đến môi trường và thúc đẩy
việc sử dụng nguyên liệu tái tạo.
- Enhancing Livelihoods (Nâng Cao Sinh Kế): Hỗ trợ và nâng cao điều kiện
sống của những người tham gia trong chuỗi cung ứng và cộng đồng nơi Unilever hoạt động. 4
CHƯƠNG 2 . CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong quá trình thực tập em được tiếp cận với một line trong dây chuyền nhà
máy, và line đó gọi là Masterfill 140, mang tên 140 vì line đó có thể chạy với tốc
độ 140 sản phẩm trên phút. Và sau đây là một số hình ảnh trên line và các thiết bị
2. 1 Giới thiệu tổng quan về Masterfill 140
Hình 4. Hình vẽ 2D line Masterfill 140
Hình 5. Hình vẽ 3D line Masterfill 140
Tổng quan về các trạm ở các line Masterfill 140 gồm có: Spider, Filler, Capper,
Bonino, Case Packer, Case Sealer, Case Erector, Cobot AGV. 5
+ Spider (Robot Delta): cụm máy Spider sử dụng 3 robot Delta gắp thả chay vào
vị trí chính xác trong khi động cơ và băng tải cấp chai vẫn chạy.
+ Filler: Sử dụng cơ cấu 14 vòi fill nạp sản phẩm vào với 2 kẹp cổ độc lập cho
phép chạy với tốc độ tối da, rút ngắn thời gian fill từ đó đẩy nhanh thời gian
Cycline time, tăng OLE của line.
+ Bonino: Một cụm máy riêng biệt có chức năng đẩy thổi nắp theo thanh ray đến
mấu nắp và điều chỉnh vị trí chính xác sau cho nắp chai nằm vừa khít lên miệng chai.
+ Capper: Máy đóng nắp, được dùng để đóng nắp các các chai sau khi Bonino
thực hiện chức năng gắn nắp vào chai.
+ Case Packer: Sử dụng 2 Cobot để gắp thả các chai vào các thùng, tùy SKU mà
set số lượng gắp các chai vào 1 thùng. Vị trí, tọa độ sẽ được PE và Cơ điện hỗ trợ
setup ngay từ khi lắp đặt.
+ Case Sealer: Đây là trạm kế tiếp, sau khi Case Packer bỏ đủ chai vào thùng sẽ
được băng tải chuyển đến Case Sealer, nơi đây thùng sẽ được dán kín lại và đưa vào trạm khác.
+ Cobot AVG: Nơi đây là trạm cuối cùng trước khi đưa ra nơi tập kết và lưu kho.
Từng thùng sẽ được xếp hàng hóa lên pallet.
+ Case Erector: Vị trí ở trên lầu, nơi bỏ chai xuống Hopper chai, cấp chai cho Spider. 6
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN THIẾT BỊ TRÊN LINE MASTERFILL 140
3.1 Bottle Unscrambler System
Bottle unscrambler system, hay còn gọi là hệ thống điền chai tự động, là một hệ
thống cung cấp chai cho dây chuyền chiết rót tự động được sử dụng trong Nhà
máy sản xuất Hóa chất, Đồ dùng gia đình như Nước tẩy rửa, nước giặt. Ở nhiều
nhà máy, quá trình sản xuất thường bị gián đoạn, hiệu suất máy chiết không cao
do các chai thứ tự không đều hoặc bị lộn xộn. Hệ thống này có thể đảo ngược
hoặc xoay các chai để đưa chúng vào đúng vị trí và hướng trước khi chúng được
đưa vào công đoạn chiết rót, đóng nắp và dán nhãn hoàn thiện.
3.1.1 Cấu thành của hệ thống hoàn chỉnh
Bottle Unscrambler System với trung tâm là hệ thống Delta Robot gắp thả kết
hợp cùng các cơ cấu cơ khí được kết hợp để hỗ trợ quá trình giải quyết vấn đề
của các chai thứ tự không đều hoặc bị lộn xộn trong quá trình sản xuất. Các thành
phần chính của hệ thống Bottle Unscrambler bao gồm:
-Bộ đầu vào chai: Bộ đầu vào chai được sử dụng để đưa các chai vào hệ thống.
Các chai sẽ được đưa vào từ đầu vào này, và sau đó sẽ được đưa vào các bước
tiếp theo của hệ thống.
-Bộ đẩy chai: Bộ đẩy chai được sử dụng để di chuyển các chai từ đầu vào đến các
bước tiếp theo của hệ thống. Bộ đẩy chai có thể được thiết kế để di chuyển các
chai đến các bộ phận khác nhau của hệ thống, bao gồm bộ đảo ngược chai và bộ xoay chai.
- Bộ đảo ngược chai: Bộ đảo ngược chai được sử dụng để đảo ngược các chai
nằm ngược lại hoặc bị đặt sai hướng thành chai đúng hướng trước khi chúng
được đưa vào quá trình đóng nắp và đóng gói. Bộ đảo ngược chai thường được
thiết kế để đảm bảo các chai được đặt đúng hướng và thứ tự, và giảm thiểu lỗi sản phẩm. 7
- Bộ xoay chai: Bộ xoay chai được sử dụng để xoay các chai không đúng hướng
hoặc thứ tự thành vị trí đúng trước khi chúng được đưa vào quá trình đóng nắp và đóng gói.
- Bộ đầu ra chai: Bộ đầu ra chai được sử dụng để đưa các chai đã được giải quyết
vấn đề đến quá trình đóng nắp và đóng gói.
Tất cả các bộ phận trong hệ thống Bottle Unscrambler System được điều khiển
trên nền tảng thống nhất để đảm bảo rằng các chai được xử lý một cách chính xác
và hiệu quả trong quá trình sản xuất.
3.1.2 Nguyên lý hoạt động của Bottle Unscrambler System
Bottle Unscrambler System là một hệ thống tự động được vận hành theo một số bước chính sau:
- Chuẩn bị hệ thống: Trước khi khởi động hệ thống, các nhân viên cần kiểm tra xem
tất cả các bộ phận của hệ thống đã được lắp đặt đúng cách và hoạt động bình thường.
Họ cũng cần đảm bảo rằng tất cả các chai đầu vào đã được chuẩn bị đúng cách.
- Khởi động hệ thống: Khi tất cả các bộ phận đã được kiểm tra và sẵn sàng, hệ thống
sẽ được khởi động bằng cách bấm nút khởi động trên bộ điều khiển tự động.
- Đưa chai vào hệ thống: Các chai sẽ được đưa vào bộ đầu vào chai để bắt đầu quá trình sản xuất.
- Xử lý chai: Các chai sẽ được di chuyển qua các bộ phận của hệ thống, bao gồm bộ
đẩy chai, bộ đảo ngược chai hoặc bộ xoay chai, và bộ đầu ra chai để đảm bảo các chai
đều đặt đúng hướng và thứ tự.
- Điều chỉnh hệ thống: Nếu cần thiết, các cảm biến và bộ phận của hệ thống có thể
được điều chỉnh để đảm bảo rằng các chai được xử lý một cách chính xác và hiệu quả.
- Dừng hệ thống: Khi quá trình sản xuất hoàn thành hoặc khi hệ thống gặp sự cố, hệ
thống sẽ được dừng bằng cách bấm nút dừng trên bộ điều khiển tự động. 8
- Bảo trì hệ thống: Các nhân viên cần thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống để
đảm bảo rằng nó hoạt động bình thường và tránh sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất. Hình 6: Cụm máy Spider
3.1.3 Cách thức làm việc Bottle Unscrambler System
Các nhà máy sản xuất có sản phẩm,bao bì, kiểu dáng, đóng gói,... đa dạng và
khác biệt nhằm thu hút khách hàng. Một nhà máy có thể sản xuất nhiều SKU
khác nhau trên cùng một khoảng thời gian, một dây chuyền sản xuất để tối đa
năng suất, thời gian đảm bảo tiết kiệm nhân công, chi phí sản xuất, vốn đầu tư
mang lại lợi nhuận tối đa cho việc đầu tư dây chuyền sản xuất.
Ngoài ra còn nhiều yếu tố cấu thành để xây dựng và đưa vào một hệ thống dây
chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn cao cho các nhà máy hiện cho Bottle
Unscrambler System đại bao gồm:
-Tốc độ: Yếu tố năng suất luôn được đặt lên hàng đầu trong bất kỳ một nhà máy
sản xuất gia công nào. Nên tốc độ là chìa khóa thành công, ảnh hưởng trực tiếp
đến quyết định đầu tư và sau đó là khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp 9
Ngoài ra Bottle Unscrambler System nằm trong một hệ thống tổng thể nên cần
phối hợp tốc độ đảm bảo cho việc vận hành diễn ra một cách trơn tru đảm bảo
rằng nó có thể đuổi kịp bất kỳ thiết bị nào khác trong dây chuyền nếu có sự cố ngừng hoạt động.
-Thùng chứa: Kích thước thùng chứa cũng là một lý do chính dẫn đến hiệu suất
làm việc, cũng như trong tính toán thiết kế toàn bộ dây chuyền Bottle
Unscrambler System. Hệ thống cấp và tải chai tự động là một giải pháp hữu hiệu
cho việc này. Nó có thể tự điền đầy và cấp chai lên trên băng tải vận chuyển để
đưa đến vị trí robot gắp. Nhưng cần đáp ứng đủ yêu cầu về tốc độ và số lượng
chai cấp mỗi phút cho hệ thống Bottle Unscrambler System đưa vào sản xuất.
-Thiết kế: Áp dụng các công nghệ mới, tích hợp nhiều tính năng vào trong
Bottle Unscrambler System tạo ra những đột phá về tốc độ, ổn định và an toàn.
Mỗi tính năng hay thay đổi nào trên hệ thống cũng cần được tính toán cân nhắc
đảm bảo tính chính xác, va đập, trầy xước, biến dạng sản phẩm.
-Không gian/ vị trí lắp đặt: Thiết kế bố trí của Bottle Unscrambler System ngày
càng cải tiến tinh gọn để phù hợp với nhiều không gian nhà xưởng, xí nghiệp sản
xuất. Bố cục tổng thể không gian và vị trí lắp đặt trong cả dây chuyền tự động
hóa được thiết kế tính toán tối ưu cho công nhân vận hành, dây chuyền ổn định
cũng như việc bảo trì, bảo dưỡng 10
Hình 7: Bảng thông số kỹ thuật 11