Báo cáo thực tế “Xu hướng mua sắm trực tuyến trong thời đại công nghệ kỹ thuật số tại Việt Nam"
Báo cáo thực tế “Xu hướng mua sắm trực tuyến trong thời đại công nghệ kỹ thuật số tại Việt Nam"
Preview text:
PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 2
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2
3.2. Khách thể nghiên cứu .............................................................................................. 2
3.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
PHẦN II. NỘI DUNG KHẢO SÁT ............................................................................ 2
1. Sơ lược chung ............................................................................................................. 2
1.1. Lý do xu hướng mua sắm trực tuyến ...................................................................... 2
1.2. Những trở ngại trong xu hướng ............................................................................... 3
1.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng ................................................................... 3
2. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 3
3. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu ...................................................................... 3
4.1. Cách tiếp cận đề tài ................................................................................................. 3
4.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4
4.3. Chọn mẫu ................................................................................................................ 4
5. Bảng câu hỏi khảo sát ................................................................................................. 4
6. Kết quả khảo sát ......................................................................................................... 6
7. Ý nghĩa kết quả........................................................................................................... 7
PHẦN III. KẾT LUẬN ................................................................................................ 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 8 1
PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có quá trình chuyển đổi kỹ thuật
số nhanh nhất trên thế giới và đã đạt được những tiến bộ quan trọng. Và nền kinh tế Việt Nam
đang phát triển là thị trường đầy hứa hẹn cho thương mại điện tử.
Kéo theo đó là một trong những năm vừa qua, mua sắm trực tuyến (online shopping) đã trở
nên rất phổ biến. Tại Việt Nam, trong vòng 5 năm trở lại đây, hình thức mua sắm trực tuyến
đang ngày càng trở nên phổ biến. Việt Nam có thể là "mỏ vàng" cho những người bán hàng
nhỏ lẻ với các cửa hàng trực tuyến tư nhân. Vì vậy, chúng em đã quyết định tìm hiểu về tình
trạng mua sắm online đã và đang tác động trong tiềm thức người dân Việt Nam như thế nào và
đó cũng là lý do đưa chúng em đến với bài báo cáo khảo sát: “Xu hướng mua sắm trực tuyến
trong thời đại công nghệ kỹ thuật số tại Việt Nam và đề xuất nâng cao chất lượng dịch vụ” để
có thể tìm hiểu sâu hơn cũng như nhận biết những hạn chế của hình thức mua sắm trực tuyến
và đưa ra những đề xuất cải thiện chất lượng dịch vụ.
2.Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.
- Tìm hiểu về những ưu điểm và mặt hạn chế khi mua sắm trực tuyến và đưa ra các biện
phápnâng cao chất lượng dịch vụ.
3.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những thói quen mua sắm của người tiêu dùng qua các hình thức mua sắm trực tuyến.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Nhóm thiếu niên, thanh niên, trung niên.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Không giới hạn.
- Về thời gian: số liệu nghiên cứu được tiến hành khảo sát từ 28/11 đến 2/12.
PHẦN II. NỘI DUNG KHẢO SÁT 1. Sơ lược chung
1.1. Lý do xu hướng mua sắm trực tuyến
- Cũng bởi tính chất công việc, học tập hiện nay khiến không ít người tiêu dùng luôn trong
cảnh bận rộn vì thế mà mua sắm trực tuyến xuất hiện và trở thành một công cụ vô cùng tiện
lợi có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển. Bên cạnh đó, các trang
thương mại điện tử cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện khuyến mãi thu hút khách hàng
giúp người tiêu dùng có thể mua sản phẩm mình mong muốn với giá ưu đãi khi mua sắm trực
tuyến. Các trang mạng điện tử cũng có nhiều sản phẩm đa dạng dễ dàng giành được sự ưa
chuộng của người tiêu dùng. Chúng ta cũng có thể thoải mái so sánh giá cả trên các sàn
thương mại khác nhau để tìm ra mức giá phù hợp với bản thân. 2
1.2. Những trở ngại trong xu hướng
- Khả năng cao bị lợi dụng, lừa đảo bởi những kẻ xấu. - Phí giao hàng cao.
- Đồ vật vận chuyển dễ bị hư hỏng.- Khó kiểm định chất lượng hàng hóa - Thời gian chờ đợi lâu.
- Một số nơi không hỗ trợ đổi trả hàng hoá.
- Sản phẩm trên ảnh quảng cáo với sản phẩm thực tế hoàn toàn khác xa nhau.
1.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng -
Người tiêu dùng đặc biệt phải nâng cao cảnh giác trong việc mua sắm trực tuyến để
tránh trường hợp gặp phải lừa đảo. -
Nhà nước cần thắt chặt an ninh trên các trang thương mại điện tử tránh bị kẻ xấu thực hiện hành vi. -
Người dùng cần kiểm tra kỹ thông tin người bán cũng như sản phẩm trước khi mua
hàng.- Tránh mua hàng ở những trang web không chính thống, những trang ít lượt tương tác, ít người mua.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Bạn có thường mua sắm online không ?
Câu hỏi 2: Tại sao bạn chọn mua sắm online ?
Câu hỏi 3: Bạn cảm thấy hình thức mua sắm online có gì vượt trội so với cách mua hàng truyền thống ?
Câu hỏi 4: Bạn có hài lòng sau khi nhận được hàng ?
3. Giả thuyết nghiên cứu
Dành thời gian nhiều cho việc lướt web và các trang mạng trực tuyến ảnh hưởng đến tâm trí người mua.
Tiện lợi không cần di chuyển là yếu tố dẫn đến hành vi.
Việt Nam đẩy mạnh thời kỳ chuyển biến công nghệ, hình thức mua sắm trực tuyến cũng không ngoại lệ
4. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu
4.1. Cách tiếp cận đề tài
Sử dụng bảng khảo sát thực hiện khảo sát 100 người ngẫu nhiên thuộc các nhóm tuổi khác
nhau đến từ nhiều nơi để khảo sát về thực trạng, nhu cầu về việc mua sắm trực tuyến tại Việt
Nam hiện nay và những đề xuất để nâng cao chất lượng, dịch vụ mua sắm trực tuyến. 3
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định lượng 4.3. Chọn mẫu
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phi xác suất ( phương pháp phán đoán)
- Ưu điểm: Dễ thực hiện do không cần lên danh sách cụ thể, tiết kiệm thời gian và chiphí.
- Nhược điểm: ít thể hiện được tính chất của tổng thể nghiên cứu.
Đối tượng chọn mẫu là 100 người thuộc các nhóm tuổi khác nhau bao gồm thiếu niên, thanh niên và trung niên.
5. Bảng câu hỏi khảo sát *Thông tin cá nhân:
Câu 1: Tên của bạn là gì ?
Câu 2: Giới tính của bạn là: Nam/Nữ Câu
3: Bạn đang thuộc độ tuổi:
a. Thiếu niên (6 - 16 tuổi)
b. Thanh niên (16 - 40 tuổi)
c. Trung niên (40 - 65 tuổi) d. Mục khác
Câu 4: Bạn hiện làm công việc gì ? a. Học sinh/sinh viên b. Công chức/viên chức c. Công nhân d. Kinh doanh buôn bán e. Nội trợ f. Mục khác
Câu 5: Địa chỉ thường trú (tỉnh/thành phố):
*Mức độ sử dụng Internet:
Câu 1: Trung bình mỗi ngày bạn truy cập Internet khoảng bao nhiêu giờ ? a. Dưới 3 giờ b. 3 - 5 giờ c. 5 - 7 giờ d. 7 - 9 giờ e. Trên 9 giờ
Câu 2: Thời điểm bạn truy cập Internet thường xuyên nhất: a. 8 - 12 giờ b. 12 - 16 giờ c. 16 - 20 giờ d. 20 - 24 giờ e. 0 - 8 giờ
Câu 3: Bạn sử dụng Internet cho các hoạt động nào ?
● Xem tin tức, đọc báo
● Nghiên cứu, học tập
● Giải trí (xem phim, nghe nhạc, game,...)
● Tham gia mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo,...) ● Bán hàng ● Thanh toán hóa đơn 4 ● Mục khác
Câu 4: Địa điểm bạn truy cập Internet: a. Ở nhà b. Chỗ làm
c. Nơi công cộng (Công viên, khách sạn, nhà hàng,...) d. Trường học *Mua sắm trực tuyến:
Câu 1: Bạn tìm kiếm thông tin trước khi mua sắm online bằng thiết bị nào ?
● Điện thoại di động ● Máy vi tính, laptop
● Hỏi bạn bè, người thân
Câu 2: Bạn có mua ngay sau khi đã tìm kiếm thông tin ? a. Có b. Không
Câu 3: Bạn thường mua sắm hàng hóa/dịch vụ gì ? ● Thực phẩm
● Đồ dùng cá nhân (Giày dép, quần áo, mỹ phẩm,...) ● Sách, hoa, quà tặng
● Thiết bị công nghệ, điện tử ● Vé xem phim/ca nhạc ● Vé máy bay/tàu hỏa
● Đặt khách sạn/tour du lịch
Câu 4: Ước tính giá trị đơn hàng bạn mua là bao nhiêu ? a. Dưới 500 nghìn b. 500 - 1 triệu c. 1 triệu - 3 triệu d. 3 triệu - 5 triệu e. Trên 5 triệu
Câu 5: Thông thường bạn thanh toán sản phẩm/dịch vụ bằng hình thức: a. Thẻ thanh toán b. Tiền mặt
c. Ví điện tử (Momo, Zalopay, Vnpay,...)
d. Chuyển khoản ngân hàng
Câu 6: Bạn thường mua sắm online thông qua nền tảng nào ?
a. Mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok,...)
b. Sàn giao dịch điện tử (Shopee, Lazada, Tiki,...)
c. Các website hàng hóa/dịch vụ
Câu 7: Ước tính số lượng món hàng mà bạn mua: a. Dưới 3 b. 3 - 5 c. 5- 10 d. Mục khác
Câu 8: Những yếu tố khiến bạn quan tâm khi mua sắm ? ● Giá cả ● Thương hiệu ● Chất lượng ● Đẹp mắt, bắt trend
● Thời gian giao hàng dự kiến ● Uy tín người bán ● Mục khác 5
Câu 9: Điều gì khiến bạn lựa chọn mua sắm bằng hình thức trực tuyến ?
● Giá rẻ so với bên ngoài
● Được nhiều mã giảm giá
● Không cần phải di chuyển
● Tham khảo được nhiều loại mặt hàng, giá cả
● Dịch vụ chăm sóc khách hàng online tốt
● Có nhiều chính sách bảo hành
Câu 10: Những điều lo lắng khi bạn mua sắm trực tuyến tại Việt Nam ?
● Hàng hóa kém chất lượng
● Giá cả quá cao so với giá trị thực
● Quy trình đặt hàng phức tạp
● Thời gian giao hàng chậm
● Dễ bị lộ thông tin (địa chỉ, sđt,...) ● Mục khác
Câu 11: Đề xuất nâng cao chất lượng mua sắm trực tuyến:
● Tăng cường đội ngũ chăm sóc khách hàng
● Kiểm tra hàng trước khi nhận
● Bảo hành sản phẩm, đổi trả, hoàn tiền
● Tăng tốc độ giao hàng
● Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phần mềm
● Ban hành và thực thi đạo luật về thương mại điện tử
● Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ viễn thông ● Mục khác
6. Kết quả khảo sát 6
- Khung giờ lượt truy cập Internet nhiều nhất là từ 16h - 24h.
- Số lượng người truy cập Internet từ 5-9h/ ngày chiếm 55.5%.
- Các hoạt động được thực hiện khi truy cập Internet nhiều nhất là: giải trí( xem phim,
nghenhạc,….); tham gia mạng xã hội và xem tin tức, tài liệu học tập.
- Địa điểm truy cập Internet ở hầu hết các đối tượng khảo sát: ở nhà và trường học.
- Có 66.3% người khảo sát chấp nhận mua ngay mặt hàng khi đã tìm kiếm thông tin.
- Các mặt hàng mua sắm online nhiều nhất: đồ dùng cá nhân( quần áo, giày dép,…), thựcphẩm, sách, quà lưu niệm.
- Giá trị đơn hàng được người khảo sát dành để chi tiêu chiếm 72.3% với các mặt hàng có giátrị dưới 500.000đ
7. Ý nghĩa kết quả
Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy rằng thời gian truy cập cũng như thời gian
sử dụng Internet của người dân Việt Nam ở mức độ mạnh mẽ và thường xuyên. Nhu cầu mua
hàng trực tuyến rất đa dạng từ mặt hàng cho đến giá cả. Theo kết quả, mua hàng trực tuyến là
hình thức rất được ưa chuộng cũng như phổ biến ở những người trẻ thuộc nhóm tuổi thanh
niên ( từ 16 đến 40 tuổi). Họ rất quan tâm đến chất lượng của món hàng cũng như giá thành
sản phẩm, các chính sách bảo hành, đổi trả hoặc hoàn tiền bởi lẽ đó cũng là yếu tố căn bản cốt
lõi đảm bảo trong quá trình mua sắm giữa người bán và người mua. Ngoài ra, điều làm họ cảm
thấy thích thú trong mua sắm trực tuyến đó là vì giá thành khi mua online thấp hơn nhiều so
với mua trực tiếp mà không cần phải di chuyển tốn kém đường xa, và lựa chọn được giá thành
tốt nhất ưu đãi nhất. Bên cạnh đó, mong muốn của họ trong tương lai là làm sao dịch vụ mua
sắm này đem lại chất lượng tốt cải thiện được các vấn đề đang mắc phải như: thời gian giao
hàng chậm, chất lượng không đảm bảo, lộ thông tin người mua,... Đó là vấn đề mà hiện nay
người mua còn đang rất là lo ngại. Chính vì thế, các phương án như: tăng cường đội ngũ chăm
sóc khách hàng, kiểm tra trước khi nhận, bảo hành sản phẩm đã được họ tích cực đề xuất nhằm
mang lại chất lượng dịch vụ. Nhìn chung, mua sắm trực tuyến tại Việt Nam hiện nay đang rất
thịnh hành và là điều quen thuộc trong thời đại công nghệ ngày nay, và trong tương lai chắc
chắn nền tảng mua sắm này sẽ càng phát triển hơn nữa. PHẦN III. KẾT LUẬN
Dựa trên số liệu khảo sát từ 100 người về việc mua sắm trực tuyến thì kết quả thu được cho
thấy việc mua sắm trực tuyến đang có xu hướng tăng và có khả năng cạnh tranh so với mua
sắm truyền thống. Một phần của sự ưa chuộng mua hàng trực tuyến đến từ thói quen truy cập
Internet của hầu hết các đối tượng được
khảo sát. Bởi phần lớn người truy cập 7
Internet hiện nay thường dùng phần lớn thời
gian trên các nền tảng mạng xã hội, các
trang web tra cứu nên các tổ chức kinh doanh cũng thường xuyên đăng tải các quảng cáo cho
mặt hàng kinh doanh của mình trên đây. Từ các nhu cầu cá nhân cùng một số sự lặp lại của
các quảng cáo hàng hóa đến từ Internet mà các giao dịch online được thực hiện nhanh chóng.
Các mặt hàng được mua sắm trực tuyến cũng đa dạng và phổ biến như khi mua ở các cửa hàng, trung tâm mua sắm.
Tuy nhiên, thời gian mua hàng và các bước thanh toán khi mua hàng trực tuyến được rút ngắn
và hiện đại hóa thông qua các thao tác trên sàn giao dịch điện tử như Tiki, Shopee, Lazada,…
Và phần lớn người được khảo sát thường chỉ thực hiện giao dịch với số lượng nhỏ và giá thành
thấp. Dù vậy nhưng các yếu tố như: giá cả, chất lượng và uy tín người bán hay chất lượng hàng
hóa, thông tin cá nhân, thời gian giao hàng,… cũng được người mua hàng chú ý hơn cả. Một
số mong muốn của người được khảo sát trong vấn đề mua sắm trực tuyến của mình là các
chính sách đổi trả hàng và thời gian giao hàng.
Tóm lại, từ cuộc khảo sát nghiên cứu trên, nhóm chúng em đã khảo sát và nắm được các yếu
tố tạo nên thói quen mua hàng trực tuyến hiện nay cũng như các thuận lợi, hạn chế của việc
mua sắm online so với hình thức mua hàng truyền thống. Nhưng nhìn chung từ kết quả khảo
sát thì hình thức mua hàng này có khả năng phổ biến cao trong tương lai và có thể thay thế cả
các giao dịch trực tiếp trong tương lai theo một hướng phát triển nào đó của khoa học, kỹ thuật.
Mặc dù có được những thuận lợi, tiện ích nhất định nhưng mua hàng online cũng có những
mặt hạn chế khi mà tương tác giữa người bán và người mua có khoảng cách lớn về mặt trực
tiếp. Từ đó, nhóm chúng em cũng nắm được một số khía cạnh và đề xuất có tính khả thi của
người được khảo sát về tính an toàn trong việc mua hàng không trực tiếp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO https://www.studocu.com.vn https://tapchicongthuong.vn https://www.academia.edu 8