-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo | Trình bày đặc trưng cơ bản của làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài báo cáo này tập trung vào việc trình bày đặc trưng cơ bản của làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng. Nó cũng nghiên cứu vai trò quan trọng của các làng nghề và ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam.
Quản lí tài nguyên và môi trường 9 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Báo cáo | Trình bày đặc trưng cơ bản của làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài báo cáo này tập trung vào việc trình bày đặc trưng cơ bản của làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng. Nó cũng nghiên cứu vai trò quan trọng của các làng nghề và ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam.
Môn: Quản lí tài nguyên và môi trường 9 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN -----ooo000ooo----- BÁO CÁO
ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LÀNG
NGHỀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG.
Học phần: Quản lý môi trường (MT02011 – nhóm 06 kỳ 2 năm học 2023-2024)
Nhóm đề tài 12: STT
Họ và tên MSV STT: 9 Nguyễn Quang Anh MSV: 671193 STT: 24 Trần Quốc Dũng MSV: 671340 STT: 30 Đào Duy Phú Đức MSV: 671302 STT: 70 Đặng Khôi Nguyên MSV: 671733 STT: 72 Lê Kiều Phong MSV: 671765 STT: 75 Trần Công Phú(NT) MSV: 671770 STT: 85 Nguyễn Ngọc Sơn MSV: 671829 STT: 112 Ngô Long Vũ MSV: 672056
Bảng điểm đánh giá
Họ và tên MSV
Phần việc phụ trách
Điểm đánh giá
Nguyễn Quang Anh 671193 Lấy ví dụ cụ thể về làng nghề 8 Trần Quốc Dũng 671340
Tìm hiểu về nguyên nhân 8 Đào Duy Phú Đức 671302
Đặng Khôi Nguyên 671733 Làm powerpoint 8 Lê Kiều Phong 671765
Làm word, giới thiệu về làng nghề, cơ hội 8 Trần Công Phú 671770
Tìm hiểu về thách thức, tác hại đến môi trường, 8 giải pháp Nguyễn Ngọc Sơn 671829
Tác động của khu vực đó với môi trường, vai trò 8 của làng nghề Ngô Long Vũ 672056 I. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay trên thị trường rất đa dạng và phong phú về chủng loại vật liệu trong ngành xây
dựng nói chung. Vật liệu được sử dụng rộng rãi, là thành phần chính để góp phần kiến tạo
nên cho nhiều loại hình công trình như: Biệt thự, Nhà Phố, Căn hộ Dịch Vụ, Văn Phòng
Công Ty, Khách Sạn …Một số vật tư thông dụng phải kể đến như: Cọc, Cát, Đá, Thép,
Chống thấm, ống nước, Sơn nước, Thạch cao, Gỗ ….. chính vì vậy tầm quan trọng của
vật liệu trong xây dựng được xem là yếu tố mà rất nhiều gia chủ quan tâm khi xây nhà.
Vật liệu xây dựng đóng vai trò quan trọng và rất cần thiết trong việc thi công xây dựng,
chính vì vậy chi phí giá thành của vật tư cũng tăng cao trong thời gian gần đây, ngoài
việc vật tư khan hiếm do các nguồn nguyên liệu như cát, đá, thép,… phần nữa là do khai
thác tối đa đó là một yếu tố để giá vật tư leo thang, ngoài ra còn có nhiều yếu tố khách
quan tác động cho nên các Thương hiệu uy tín đặc biệt là các vật tư hoàn thiện như chống
thấm, sơn nước,… ngày càng được các đơn vị, nhà cung cấp khác làm giả, làm nhái một
cách rất tinh vi và khó nhận biết. tầm quan trọng của vật liệu xây dựng
1.2 Đặt vấn đề
Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất như đá
vôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước nghiêm trọng. Do quy trình khai thác lạc hậu,
không có hệ thống thu bụi nên hàm lượng bụi tại những nơi này thường lớn gấp 9 lần so
với tiêu chuẩn cho phép.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
• Xác định vai trò quan trọng của các làng nghề
• Xác định vai trò quan trọng của vật liệu xây dựng
• Thách thức của ngành vật liệu xây dựng
• Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường
• Giải pháp ngăn chặn việc ô nhiễm môi trường II. Nội dung
2.1 Vai trò của làng nghề tại Việt Nam
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản phẩm sản xuất
trực tiếp tại làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia
đình và tận dụng những lao động dư thừa lúc nông nhàn. Đa số làng nghề nước ta đã trải
qua lịch sử phát triển hằng trăm năm, song song với quá trình phát triển kinh tế, xã hội,
văn hóa và nông nghiệp của đất nước.
Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nước ta có 2.790 làng nghề,
riêng ở Hà Nội có 1.160 làng nghề. Rất nhiều trong số này đã có hàng trăm năm tuổi như
làng nghề nổi tiếng Bát Tràng. Làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát
triển; nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình), hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non
Nước (Đà Nẵng) cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo tổng hợp của Tổng cục
Môi trường năm 2008, làng nghề nước ta phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông
Hồng, chiếm khoảng 60%, miền Trung, chiếm khoảng 30% và miền Nam khoảng 10%.
Kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm của làng nghề
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trước đây, làng nghề không chỉ là trung tâm sản xuất sản phẩm thủ công mà còn là điểm
văn hóa của khu vực, của vùng. Làng nghề là nơi hội tụ những thợ thủ công có tay nghề
cao mà tên tuổi đã gắn liền với sản phẩm trong làng. Ngoài ra, làng nghề cũng chính là
điểm tập kết nguyên vật liệu, là nơi tập trung những tinh hoa trong kỹ thuật sản xuất sản
phẩm của làng. Các mặt hàng sản xuất ra không chỉ để phục vụ sinh hoạt hằng ngày mà
còn bao gồm cả các sản phẩm mỹ nghệ, đồ thờ cúng, dụng cụ sản xuất... nhằm đáp ứng
nhu cầu thực tế của thị trường khu vực lân cận.
Sự phát triển của làng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
địa phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60% -
80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40%. Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở
ngành nghề ở nông thôn đang tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8% - 9,8%/năm, kim
ngạch xuất khẩu từ các làng nghề cũng không ngừng tăng lên. Trung bình mỗi cơ sở
doang nghiệp tư nhân chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho khoảng 27 lao động
thường xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ; các hộ cá thể chuyên nghề tạo 4 - 6 lao động
thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ. ở những làng nghề thêu ren, dệt, mây tre đan,
mỗi cơ sở có thể thu hút 200 - 250 lao động. Làng nghề thực sự đóng vai trò quan trọng
đối với việc xóa đói, giảm nghèo, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động trong
lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
Các làng nghề giờ đây đang chuyển mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Những thay đổi
này vừa mang lại những thuận lợi vừa tạo ra thách thức đối với các làng nghề trong quá
trình phát triển. Mở cửa, hội nhập, các làng nghề có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình
với khách nước ngoài. Đó là những mặt hàng xuất khẩu mạnh của nước ta trong nhiều
năm qua, mà phần nhiều có xuất xứ từ các làng nghề truyền thống trong cả nước, như thủ
công mỹ nghệ, thêu ren, gốm sứ Theo thống kê, hiện hàng hóa của các làng nghề nước
ta đã có mặt ở hơn 100 nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Nếu
như năm 2004, kim ngạch xuất khẩu mới đạt 450 triệu USD, thì năm 2008 đã tăng lên
hơn 776 triệu USD. Nếu tính cả các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu thì tổng kim ngạch đạt
trên 2,4 tỉ USD. Tuy nhiên, do đứng trước khủng hoảng kinh tế, nhiều làng nghề đang có
nguy cơ phá sản do đọng vốn, đọng sản phẩm vì bị đối tác nước ngoài cắt hợp đồng tiêu thụ.
Theo báo cáo của 38 tỉnh, thành phố, đã có ít nhất 9 làng nghề phá sản; 124 làng nghề sản
xuất cầm chừng; hơn 2.100 hộ đăng ký kinh doanh bỏ nghề. Có những làng nghề như đồ
gỗ mỹ nghệ Đồng kỵ (Bắc Ninh) với hơn 200 cơ sở sản xuất, mặt hàng chủ yếu xuất khẩu
sang Trung Quốc, nhưng đến nay 80% số cơ sở ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng,
sản phẩm tồn kho ước tính khoảng 20 triệu USD. Làng nghề giấy Phong Khê (Bắc Ninh)
thu hút khoảng một vạn lao động, nhưng đến nay có 50% số cơ sở ngừng sản xuất, hoặc
sản xuất cầm chừng. Làng nghề tơ lụa ở Vạn Phúc (Hà Nội) là một trong những làng
nghề truyền thống lâu đời nhất ở nước ta, có 600 cơ sở sản xuất thì hiện nay 30% số này
đã đóng cửa... Trước thực trạng suy giảm kinh tế hiện nay, theo dự báo của Hiệp hội
Làng nghề, nếu không có những giải pháp hỗ trợ kịp thời, sẽ có khoảng 40% số làng nghề
có nguy cơ phá sản, kéo theo hàng vạn người bị mất việc làm.
Đảng và Nhà nước ta đang đề ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển ngành nghề ở
nông thôn, áp dụng phổ biến các công nghệ mới thúc đẩy sản xuất tại các làng nghề, làm
tăng thu nhập của mỗi người dân nông thôn. Các làng nghề mới và các cụm làng nghề
không ngừng được khuyến khích phát triển, vượt qua những thách thức, hội nhập sâu vào
nền kinh tế thế giới, đạt được sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở
khu vực nông thôn.nguonthamkhao
2.2 Vai trò của ngành sản xuất vật liệu xây dựng
Trong các lĩnh vực ngành Xây dựng, lĩnh vực có bước phát triển nhanh là công nghiệp
VLXD. Sản xuất VLXD đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành VLXD của Việt Nam đã bắt đầu
hướng đến áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi
trường; đảm bảo an ninh kinh tế; chủ động hội nhập quốc tế; hình thành các điều kiện cơ
bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải rắn, phát thải các-bon thấp để sản xuất ra hàng trăm
chủng loại VLXD khác nhau.
Đặc biệt, trong 15 năm qua, ngành VLXD đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, Việt Nam từ
một nước nhập khẩu hầu hết vật liệu, đến năm 2010, cơ bản Việt Nam đã sản xuất được
những sản phẩm VLXD, đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay, các nhà máy mới được đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại của
thế giới thay vì sử dụng các dây chuyền sản xuất cũ, công nghệ lạc hậu, năng suất, hiệu
quả thấp, gây ô nhiễm môi trường... Mẫu mã sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng
sản phẩm đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao và đa
dạng của thị trường trong nước, từng bước thay thế hàng nhập khẩu. Một số sản phẩm
như kính, gạch ốp lát… đã được xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Cùng với đó, hành lang pháp lý, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng đầy
đủ, hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Trong thời gian qua, Vụ VLXD đã xây dựng và tham mưu cho Bộ Xây dựng trình Chính
phủ phê duyệt Đề án phát triển VLXD phục vụ các công trình ven biển và hải đảo đến
năm 2025 tại Quyết định 126/QĐ-TTg ngày 25/01/2019.
Trong điều kiện của Việt Nam với hơn 3 nghìn ki-lô-mét bờ biển, có hàng nghìn hòn đảo,
vật liệu dùng cho biển đảo rất cần thiết và quan trọng. Do đó, mục tiêu của Đề án nhằm
phát triển đa dạng các chủng loại xi măng có tính năng chịu được trong môi trường khí
hậu biển phục vụ cho các công trình xây dựng ven biển và hải đảo…
Bên cạnh đó, Vụ VLXD cũng đã tham mưu cho Bộ trình Chính phủ phê duyệt Đề án an
ninh kinh tế trong lĩnh vực VLXD tại Quyết định 112/QĐ-TTg ngày 09/12/2020; tham
mưu phát triển kinh tế tuần hoàn lĩnh vực VLXD, trong đó lồng ghép thực hiện Quyết
định số 2171/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển vật
liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030, nhằm tăng cường sử dụng các chất thải
của ngành công nghiệp (tro, xỉ...), giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên không
tái tạo, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành sản xuất VLXD, mang lại lợi ích
kép (vừa giảm sử dụng tài nguyên, vừa giảm ô nhiễm môi trường). Đồng thời, đẩy nhanh
tiến độ đầu tư, tận dụng nhiệt thừa, khí thải của nhà máy xi măng để phát điện, tiết kiệm
điện, giảm phát thải ra môi trường.
Đáng chú ý, ngày 18/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1266/QĐ-
TTg phê duyệt Chiến lược phát triển VLXD Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
Trong đó, Chiến lược đã định hướng phát triển ngành sản xuất VLXD theo hướng sản
xuất VLXD đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; triệt để tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tận
dụng tối đa chất thải từ các ngành khác; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; giảm các
chỉ số phát thải nhằm bảo vệ môi trường…
Với định hướng trên, ngành VLXD nước ta sẽ phát triển ngày càng hiệu quả, bền vững,
các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu có chọn lọc các sản phẩm có giá trị
gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.nguonthamkhao
2.3 Thách thức đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng
Bên cạnh những thuận lợi, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng gặp phải nhiều thách
thức như tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt, cần phải có giải pháp, công nghệ để
sử dụng nguyên liệu có chất lượng thấp, tận dụng phế thải từ các ngành khác, chi phí cho nhiên liệu...
Ngày 28/9, Báo Xây dựng phối hợp với Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) tổ chức
Hội thảo: “Xu dướng công nghệ Vật liệu xây dựng trong công trình xây dựng”.
Ông Nguyễn Anh Dũng - Tổng biên tập Báo Xây dựng chia sẻ, trong những năm vừa
qua, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã phát triển mạnh về số lượng, chất lượng và
chủng loại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nhà ở.
Theo ông Nguyễn Quang Hiệp - Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, cùng với sự phát
triển chung của đất nước, ngành vật liệu xây dựng trong những năm qua không ngừng
được đầu tư, đổi mới và phát triển. Trên tất cả các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng đều
có sự chuyển biến tích cực.
Phát triển vật liệu xây dựng đã từng bước được chú trọng hơn theo hướng phát triển bền
vững, bảo vệ môi trường. Công suất thiết kế và sản lượng một số sản phẩm vật liệu xây
dựng đã tăng gấp 2 đến 3 lần so với thời kỳ 10-15 năm trước.
"Mẫu mã sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn của các
nước phát triển đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường trong nước,
từng bước thay thế hàng nhập khẩu và đã xuất khẩu ra thị trường thế giới", ông Hiệp chia sẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng gặp phải
nhiều thách thức đó là, tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt, cần phải có giải pháp,
công nghệ để sử dụng nguyên liệu có chất lượng thấp, tận dụng phế thải từ các ngành khác.
Theo ông Hiệp, nhiên liệu hoá thạch ngày càng khan hiếm, chi phí cho nhiên liệu, năng
lượng ngày một tăng cao; Các yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính
tạo ra các thách thức không nhỏ khiến ngành sản xuất vật liệu xây dựng cần phải có thay
đổi mạnh mẽ về công nghệ sản xuất.
Hiện có rất nhiều loại vật liệu xây dựng và hoàn thiện tiên tiến đã được đưa ra thị trường
hoặc đang tiếp cận thị trường. Mặc dù có nhiều tiềm năng lớn, nhưng các loại vật liệu
mới vẫn khó thâm nhập thị trường, chưa nói đến việc đạt được sự chấp nhận rộng rãi.
Ngày 28/4/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 567 về Chương trình phát
triển vật liệu xây không nung đến năm 2020. Ngày 16/4/2012, Thủ tướng ban hành Chỉ
thị số 10 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung.
"Đây là chủ trương đột phá tích cực trong việc sản xuất sạch và sử dụng vật liệu xây thân
thiện của Việt Nam. Tuy nhiên cũng không dễ để thay đổi thói quen lâu đời đối với người
dân, các doanh nghiệp và ngay cả các cấp chính quyền", Thạc sĩ Lê Văn Tới, Phó chủ
tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam chia sẻ.
Ngày càng có nhiều khối nhà cao tầng sử dụng kính tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên vẫn
chưa phải tất cả các chủ đầu tư, tại mọi dự án nhà cao tầng đều sử dụng, trong khi Quy
chuẩn Việt Nam số 09/2013/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây
dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, đã quy định việc hạn chế bức xạ mặt trời.
Về tiêu thụ vật liệu xây không nung, theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng, nếu tính bình
quân cả nước và các loại vật liệu xây không nung nói chung thì con số sử dụng năm 2015
là 4,98 tỷ viên QTC trên tổng số 23 tỷ viên VLX được sử dụng, đạt 21%. Như vậy chỉ
tiêu thứ nhất của Chương trình 567 là tỷ lệ sử dụng bình quân trong cả nước đã đạt
(Chương trình đề ra là trên 20%);
Thực tế tới năm 2015 cả nước đã đầu tư trên 2 nghìn dây chuyền sản xuất gạch block bê
tông (gạch xi măng cốt liệu), trong đó gần 150 dây chuyền khoảng trên 10 triệu viên/năm
và 13 dây chuyền gạch bê tông khí chưng áp. Chỉ tính 3 loại vật liệu xây không nung cơ
bản là block bê tông, AAC và bê tông bọt, cả nước đa có tổng công suất là 6,5 tỷ viên
QTC. Công suất đó có thể nói đã vượt chỉ tiêu của năm 2020...
Năm 2016 đến 2018 lượng vật liệu xây không nung được đưa vào sử dụng cũng đã được
tăng thêm so với năm 2015. Tuy nhiên vẫn tồn tại một thực trạng là tỷ lệ sử dụng vật liệu
xây không nung loại nhẹ vẫn còn thấp so với chỉ tiêu đề ra. Từ năm 2019 lượng vật liệu
xây không nung được đưa vào sử dụng bị giảm dần.
Từ đầu năm 2020 cả nước bị ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19, các ngành sản xuất bị
đình trệ, trong đó có ngành xây dựng và lĩnh vực vật liệu xây dựng. Các cơ sở sản xuất
không được khai thác hết công suất do việc tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn, vì vậy việc
đầu tư mới các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung cũng chững lại.
Theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng, năm 2021 cả nước tiêu thụ tổng cộng 21,75 tỷ
viên quy tiêu chuẩn, trong đó vật liệu xây không nung 3,35 tỷ viên QTC chiếm 15,4%. 8
tháng đầu năm 2022 cả nước tiêu thụ tổng cộng 11,94 tỷ viên QTC, trong đó vật liệu xây
không nung 1,94 tỷ viên chiếm 16,25%.
Như vậy, đối chiếu với tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung năm 2015 và Chương trình
phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 đã được phê duyệt bởi Quyết định
567/QĐ- TTg ngày 28/4/2010 và Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2030 đã
được phê duyệt bởi Quyết định số 2171/QĐ-TTg ngày 23/12/2021 thì con số sử dụng
thực tế còn rất xa với mục tiêu Chương trình.
Để phát triển việc sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện, theo ông Lê Văn Tới,
Nhà nước cần phải có những biện pháp hành chính cần thiết để thúc đẩy sử dụng vật liệu
xây dựng thân thiện. Những biện pháp này cần được quy định trong văn bản pháp luật, ít
nhất là trong Nghị định.
Các cơ quan chức năng cần ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ
thuật liên quan đến sản phẩm, đến việc sử dụng VLXD thân thiện. Đặc biệt đối với công
trình “xanh” cần đưa ra các tiêu chí và thông số đặc thù cụ thể.
Về đào tạo, cần phải có chương trình giảng dạy tại các trường chuyên ngành xây dựng về
thiết kế, thi công sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện, cần có sự cập nhật, cải tiến trong
biên soạn giáo trình.nguonthamkhao
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường
ÔNMT tại các làng nghề là hình thái ô nhiễm tập trung trên phạm vi một khu vực (thôn,
làng, xã...) ở nông thôn. Khu vực này bao gồm nhiều nguồn ô nhiễm dạng điểm (hộ gia
đình, cơ sở sản xuất) gây tác động trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng sống tại khu vực đó.
ÔNMT tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề, loại
hình sản phẩm và gây tác động trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí trong khu
vực dân sinh. Vì tính phân tán của các nguồn thải nên khó khăn khi tập trung xử lý các ô nhiễm.
ÔNMT tại làng nghề còn thể hiện rất rõ trong môi trường làm việc (môi trường vi khí
hậu) vì điều kiện lao động hạn chế, nhà xưởng chật hẹp, trang thiết bị lạc hậu chắp vá,
trang bị bảo hộ thiết và ý thức tự bảo vệ cũng như BVMT chung của người lao động còn rất yếu.
ÔNMT tại các làng nghề ảnh hưởng rõ nét không chỉ tới người lao động trực tiếp mà còn
tới dân cư, các gia đình sống trong và xung quanh khu vực. Các hộ sản xuất vừa là
nguyên nhân và cũng là nạn nhân của ÔNMT sống.
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: Ô nhiễm chủ yếu do sử dụng nhiên liệu là than,
củi. Khí thải chứa các chất ô nhiễm SO2, NO2, CO, bụi và gây ô nhiễm nhiệt khu vực lân
cận. Hàm lượng bụi vượt TCCP 12 lần, các khí SO2, CO, lớn hơn TCCP từ 1,8 - 2 lần.nguonthamkhao
2.5 Giải pháp
Thực hiện Chỉ thị 36/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường
BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Bộ xây dựng đã triển khai
thực hiện kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm và BVMT tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong
ngành. Công tác điều tra hiện trạng môi trường đã được tiến hành tại các đơn vị cơ sở,
các sở xây dựng các tỉnh/thành, các công ty, tổng công ty trực thuộc. Qua điều tra khảo
sát, tổng hợp báo cáo của các đơn vị cho thấy toàn ngành có tới hơn 300 cơ sở sản xuất
vật liệu xây dựng, các công trường xây dựng thuộc các thành phần kinh tế có phát sinh ô nhiễm
Căn cứ vào tiêu chuẩn môi trường, tới đây ngành cần phải xử lý triệt để các cơ sở gây ô
nhiễm nằm xen lẫn trong các khu dân cư, cụ thể như sau:
- Đình chỉ, đóng cửa: 13 cơ sở, cụm cơ sở chủ yếu là các khu lò nung gạch thủ công gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
- Di chuyển toàn bộ, di chuyển bộ phận, qui hoạch lại: 27 cơ sở, cụm cơ sở;
- Đổi mới, thay thế công nghệ, chuyển đổi sản xuất: 40 cơ sở, cụm cơ sở;
- Nâng cấp, xây dựng công trình xử lý: 104 cơ sở, cụm cơ sở .
Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng quốc doanh trong thời gian qua đã có cố gắng đổi
mới công nghệ. Nhiều nhà máy xi măng lò quay, nhà máy sản xuất gạch ốp lát, kính xây
dựng, trong đó chủ yếu là các cơ sở sản xuất sử dụng vốn nước ngoài hoặc liên doanh đã
thực hiện khá tốt Luật BVMT, còn lại rất nhiều cơ sở sản xuất với dây chuyền công nghệ
cũ nát, lạc hậu, hệ thống xử lý chất thải không đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc không có
hệ thống xử lý chất thải nằm xen kẽ trong khu dân cư đô thị trên toàn quốc đã gây ô
nhiễm môi trường. Các nguyên liệu, nhiên liệu dùng cho các nhà máy khi đưa vào sản
xuất tạo ra rất nhiều chất thải độc hại, nếu không được xử lý kịp thời và triệt để sẽ gây tác
động xấu tới môi trường. Đa số các cơ sở này là các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân
làm ăn không hiệu quả, trình độ quản lý kém, không có vốn đầu tư để cải tạo, xây dựng
hệ thống xử lý chất thải, đổi mới dây chuyền sản xuất nên tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được giải quyết.
Chủ trương của Bộ xây dựng là đặc biệt chú trọng tới các biện pháp xử lý chất thải gây ô
nhiễm ví dụ như khói thải của các nhà máy gạch tuynen, các lò gạch tư nhân; nước thải
của nhà máy khoá, nhà máy tấm lợp; bụi thải của nhà máy xi măng sản xuất theo công
nghệ lò đứng; bụi thải có chứa amiăng của nhà máy tấm lợp và chất thải rắn của các cơ sở
sản xuất... và đầu tư trang thiết bị công nghệ thích hợp để đảm bảo có một môi trường
trong sạch ngay trong khu vực sản xuất và không gây ô nhiễm đối với các khu vực xung
quanh. Chất thải công nghiệp và việc xử lý chất thải công nghiệp là một trong những điều
kiện tiên quyết để xem xét và cho phép một đơn vị sản xuất có được tồn tại hay không.
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng,
công trường xây dựng, bên cạnh các giải pháp về qui hoạch, đổi mới công nghệ cần tiến
hành đồng bộ các giải pháp về quản lý mà nội dung là kiểm soát ô nhiễm, đề xuất các
biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm, kịp thời xử lý sự cố môi trường. Công tác
quản lý, đầu tư và hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường cũng cần được đặc biệt quan tâm.
Trên những quan điểm đó và từ đặc điểm của các lĩnh vực sản xuất, ngành xây dựng đã
đề ra một số các giải pháp công nghệ nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản
xuất điển hình của ngành:
1. Tại các nhà máy xi măng.
Ô nhiễm môi trường chủ yếu phát sinh từ các nhà máy sản xuất xi măng theo công nghệ
lò đứng và công nghệ lò quay phương pháp ướt không có hệ thống điều khiển tự động, từ
nhiều nhà máy không có hệ thống xử lý chất thải hoặc hệ thống đã cũ, hỏng, không hoạt
động. Các nhà máy xi măng lò quay công nghệ khô có trang bị hệ thống xử lý chất thải,
vì vậy ít gây ô nhiễm môi trường, công tác BVMT ở đây chủ yếu là kiểm soát kỹ các
khâu vận chuyển nguyên vật liệu và vệ sinh trong khu vực sản xuất.
Phế thải trong dây chuyền sản xuất xi măng bao gồm xỉ than, nước thải, bụi. Xỉ than của
lò đốt không gây độc hại, có thể được sử dụng làm chất phụ gia. Nước thải chủ yếu là
nước được sử dụng cho công đoạn làm mát máy nên không chứa các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm chủ yếu trong quá trình sản xuất xi măng là ô nhiễm bụi, vì vậy tại tất cả các
điểm phát sinh bụi đều cần phải có hệ thống xử lý thích hợp. Tuỳ theo nồng độ mà sử
dụng hệ thống lọc bụi 2 cấp cấp 1 là xyclon, cấp 2 là lọc bụi tĩnh điện hoặc hệ thống lọc
bụi 1 cấp dùng loại lọc bụi kiểu túi có hệ thống hoàn nguyên túi lọc bằng rung rũ. Các
điểm phát bụi tại các công đoạn vận chuyển, đóng bao và xuất hàng được trang bị lọc bụi
tay áo. Máy nghiền được thiết kế lắp đặt lọc bụi tĩnh điện.
Đối với các nhà máy xi măng phải tiến hành đầu tư trang bị các thiết bị lọc bụi tiến tiến,
ứng dụng các công nghệ giảm thiểu SOx và NOx thải ra môi trường hoặc thực hiện đổi
mới công nghệ sản xuất. Vấn đề tiết kiệm năng lượng đã được quan tâm và đã có nhiều
biện pháp tích cực để chuyển giao các công nghệ tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu
CO2 chống ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn như dự án mẫu về tiết kiệm năng lượng, tận
dụng nhiệt thừa từ lò nung klinker để chạy máy phát điện do tổ chức NEDO Nhật Bản tài
trợ đang được thực hiện tại Nhà máy xi măng Hà Tiên II.
Đối với các nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng nằm xen kẽ trong khu dân cư thì phải
đình chỉ sản xuất hoặc di chuyển địa điểm.
2. Tại các nhà máy sản xuất gạch gạch men, gạch ốp lát... và các lò gạch tư nhân.
Chất thải rắn của nhà máy có số lượng không lớn, chủ yếu là các sản phẩm bền hoá học,
không bị phân huỷ hoặc tạo ra mùi khó chịu, có thể tái sử dụng nên về mặt môi trường
các chất thải này không phải là điều đáng quan tâm. Thành phần nước thải của nhà máy
bao gồm các tạp chất vô cơ không tan, cũng chứa một số chất hữu cơ lơ lửng và hoà tan,
một số vi trùng gây bệnh.
Khí thải chủ yếu sinh ra do đốt dầu FO, DO khi sấy, nung gạch với khói có chứa các chất
ô nhiễm như oxit lưu huỳnh, oxit nitơ, oxit cacbon, hydrocacbon, aldehyt và khí HF sinh
ra do phân huỷ đất sét. Bụi thải chủ yếu phát sinh trong các công đoạn vận chuyển
nguyên liệu, nghiền, sấy phun, tráng men, lò nung rolic và chủ yếu là bụi than, các hạt
bụi vô cơ đất đá, bụi silic có kích thước rất nhỏ. Nguồn ô nhiễm chủ yếu là bụi từ xyclon lọc bụi của nhà máy.
Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, tại các nhà máy sử dụng biện pháp
phát tán qua ống khói; lắp đặt hệ thống xử lý khói thải từ lò nung, lò sấy cho khói thải đi
qua thiết bị lọc ướt dạng đĩa hoặc dạng đệm... để giảm nồng độ các chất ô nhiễm trước
khi phát tán vào khí quyển; trang bị hệ thống hút bụi, thiết bị tách bụi xyclon hoặc buồng
lắng, thiết bị lọc bụi túi vải, ống tay áo... ở các công đoạn: Sấy phun, cân đong phối liệu,
ép và sấy phun, tráng men và lò nung rolic. Sau khi đi qua các thiết bị xử lý, phần lớn bụi
và một phần khí độc hại được tách ra khỏi khí thải, khí thải lại tiếp tục được làm sạch
bằng hệ thống lọc bụi 2 cấp mà cấp lọc thứ 2 là lọc túi vải. Như vậy khả năng thu hồi bụi
thải có thể đạt tới 98%, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tại khu vực làm việc của công nhân
bố trí các hệ thống hút bụi cục bộ để hút và lọc bụi.
Đối với các lò gạch tư nhân sản xuất theo công nghệ lò đứng, không có hệ thống xử lý
khí thải hoặc hệ thống xử lý đã cũ, hỏng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sẽ đình
chỉ những cơ sở gây ô nhiễm quá nặng, qui hoạch lại - xây dựng hệ thống lò nung tuynen
có trang bị hệ thống xử lý chất thải trong khi chờ qui hoạch, các lò gạch thay phiên nhau
hoạt động hoặc chuyển đổi sản xuất.
3. Tại nhà máy sản xuất tấm lợp amiăng.
Hội nghị quốc tế chuyên đề về việc sử dụng amiăng ở Montreal Canada tháng 7/1997 đã
khẳng định sợi amiăng loại crysotyl để sản xuất tấm lợp là vô hại đối với con người khi
tiếp xúc qua đường tiêu hoá hay trực tiếp với da và chỉ ảnh hưởng đến đường hô hấp
giống như các loại bụi vô cơ khác giống như bụi silic không tự phân huỷ trong phổi mà
được tích tụ lại gây bệnh bụi phổi. Vấn đề chính được đặt ra cho các nhà máy sản xuất
tấm lợp là phải kiểm soát được lượng bụi có chứa các sợi amiăng, vì vậy phải kiểm soát
triệt để ở khâu pha trộn để bụi không phát sinh hoặc khuyếch tán ra môi trường xung
quanh, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, ngăn ngừa các bệnh nghề nghiệp.
Công nghệ sản xuất tấm lợp sử dụng phương pháp xeo nên quá trình sản xuất cần dùng
rất nhiều nước, vì vậy việc kiểm soát nước thải phải được chú trọng. Nước thải sản xuất
của nhà máy chủ yếu có hàm lượng kiềm và chất lơ lửng cao, các chất thải rắn có trong
nước thải tạo cặn trắng dọc theo tuyến mương thải. Nước thải có chứa các sản phẩm của
quá trình thuỷ hoá sợi amiăng và xi măng. Các chất lơ lửng trong nước chủ yếu là chất
rắn vô cơ và môi trường kiềm do dung dịch hydroxyt canxi tạo ra.
Phương pháp được đề xuất để xử lý nước thải là dùng khói lò kết hợp sử dụng axit để làm
giảm lượng kiềm trong nước thải, thiết kế xây dựng hệ thống sử dụng khí thải, xây dựng
hệ thống bể lắng, xử lý lắng bổ sung bằng các chất keo tụ khi cần thiết nhằm đảm bảo
nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn qui định đối với nước thải công nghiệp.
Tại dây chuyền sản xuất tấm xi măng amiăng được chưng hấp bằng hơi nước, khói của lò
hơi dùng than antraxit chủ yếu chứa khí CO2, lượng SO2 và CO là không đáng kể.
Lượng khí CO2 này sẽ phản ứng với hydroxyt canxi trong nước thải tạo thành cacbonat
canxi kết tủa trắng. Các chất lơ lửng sẽ được lắng cơ học trong các bể lắng ngang nếu
lượng chất lơ lửng vẫn còn cao sẽ được xử lý tiếp bằng hoá chất keo tụ. Lượng kiềm sẽ
được trung hoà bằng dung dịch axit sunfuaric. Sau đó nước thải được đưa vào xử lý lắng
cơ học, tách cặn lỏng và thải ra ngoài theo mương thoát nước.
Các kho chứa nguyên vật liệu phải được trang bị hệ thống lọc bụi, quạt hút gió và được
xây dựng ở những nơi cao ráo, thông thoáng.
Một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng có thể sẽ thay đổi loại hình sản xuất ví
dụ tại tỉnh Thái Nguyên.
4. Xưởng sản xuất vôi thủ công theo công nghệ lò đứng, xưởng khai thác đá.
Các cơ sở này nằm rải rác ở một số tỉnh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói,
bụi. Trong tương lai cần phải di chuyển địa điểm và đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến,
hiện đại. Mặt khác cần chú trọng qui hoạch lại việc khai thác tài nguyên để đảm bảo môi
trường sinh thái của khu vực.
5. Xưởng sản xuất bê tông.
Nguồn gây ô nhiễm chính là nước thải và bụi nhưng ở mức độ trung bình. Biện pháp
ngăn ngừa ô nhiễm là xây dựng bể lắng, gắn bộ lọc cyclon làm giảm bụi và khói.
6. Các cơ sở sản xuất cơ khí sản xuất khoá, bi, đạn, tấm lót cho xi măng, vật tư thiết bị phục vụ xây dựng....
Các cơ sở này ít gây ô nhiễm môi trường. Nguồn phát sinh ô nhiễm chủ yếu là nhiệt thừa,
tiếng ồn và nước thải, khí thải từ các phân xưởng mạ. Riêng đối với Nhà máy khoá Minh
Khai đến nay đã đầu tư cải tạo hệ thống xử lý nước thải và đang đầu tư kinh phí cho xử lý khí thải.
Trong quá trình mạ, một lượng lớn chất độc hại và hoá chất sử dụng được xả vào môi
trường nước và không khí. Các chất độc hại như Cr+6 có tác động xấu tới sức khỏe con
người như gây ra bệnh ung thư, viêm loét dạ dày, Ni tác động đến đường hô hấp, muối
kẽm gây ra các cơn co giật. Kim loại trong nước thải chưa được xử lý sẽ thấm sâu vào đất
gây ô nhiễm nước ngầm. Nước thải có chứa axit dùng trong quá trình tẩy gỉ gây nên ăn
mòn bê tông và kim loại của hệ thống thoát nước, gây phân huỷ xà phòng có trong nước
thải, tạo váng làm cản trở quá trình thoát nước và hoà tan oxy trong nước thải.
Xử lý nước thải của Nhà máy khóa Minh Khai được tiến hành theo phương pháp trao đổi
ion, tiến hành phân ly nước thải có chứa các kim loại crôm, niken từ phân xưởng cơ khí.
Đối với nước thải có chứa axit và kiềm thì được thu gom vào bể điều hoà. Nước thải có
chứa crôm được xử lý bằng dung dịch sunfat sắt 2, nước thải có chứa niken được xử lý
bằng dung dịch hydroxyt canxi, tách cặn lắng và chuyển tới nơi qui định.
Chất thải rắn chủ yếu là phoi tiện, phoi gang và vụn sắt nhưng số lượng không lớn và
được thu gom, vận chuyển đến bãi chôn lấp.
7. Đối với nước thải đô thị.
Ngành cũng đang triển khai một số dự án nghiên cứu xử lý nước thải trong các khu dân
cư đô thị. Các đề tài nghiên cứu mô hình xử lý nước thải cho điểm dân cư qui mô nhỏ,
nước thải của nhà máy đường, nhà máy dệt đã được nghiệm thu và đang chuẩn bị xây
dựng thành các dự án thực nghiệm.
Song song với các giải pháp trên, Bộ xây dựng đã ban hành Qui chế BVMT ngành xây
dựng và thành lập mạng lưới BVMT ngành với sự tham gia của các đơn vị trực thuộc tuỳ
theo chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị. Rất nhiều đề án, dự án, các văn bản nhằm
phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường của ngành đã và đang được tiến hành. Công tác
BVMT của ngành ngày càng được thực hiện chặt chẽ và có kế hoạch hơn nhằm đóng góp
tích cực cho mục tiêu xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp và môi trường bền vững.nguonthamkhao
2.5 Ví dụ cụ thể về làng nghề sản vật liệu xây dựng
Nghề nung vôi: Khắp các vùng miền ở xứ Nghệ đều có nghề nung vôi thủ công, nhưng
nổi tiếng nhất là nghề nung vôi thủ công truyền thống ở thôn Vân Tập, huyện Đông
Thành (nay là thôn Vân Tập, xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu). Vân Tập đập đá nung vôi
Miệng thì thổi lửa tay lôi rành rành Nghề nung vôi ở thôn Vân Tập, có từ lâu đời, đã hình
hành phường và được tổ chức rất chặt chẽ. Đứng đầu là trùm phường, thủ quỹ và các hội
viên. Tất cả các hoạt động, giao dịch của phường đều do trùm phường phân công, quản
lý, từ việc cung cấp vôi phục vụ cho việc xây dựng các công trình lớn trong vùng như:
đình, đền, chùa, miếu đến việc phân công bán vôi lẻ trong các phiên chợ… Hàng năm
quỹ phường được dùng để tổ chức lễ tế Tổ sư và giúp đỡ những hội viên khó khăn. Ngày
nay, do nhiên vật liệu cạn kiệt, hơn nữa vôi chỉ để phục vụ cho sản xuất như khử độ chua
của đất trồng, vệ sinh các chuồng trại chăn nuôi…, còn trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu
như xi măng đã thay thế, nên nghề nung vôi trong tỉnh chỉ mang tính chất theo mùa vụ và
mục đích duy trì nghề truyền thống của làng.
III. Kết luận
Kết Luận về Đặc Trưng Cơ Bản của Làng Nghề Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng: Trên
cơ sở phân tích và nghiên cứu về làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam, chúng
ta có thể rút ra những điểm đặc trưng cơ bản như sau:
1. Đa dạng và Phong Phú: Các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng đa dạng về loại sản
phẩm, từ gạch, ngói, xi măng đến vôi và gỗ xây dựng, phản ánh sự phong phú về nguồn
nguyên liệu và kỹ thuật sản xuất.
2. Bền Vững và Lâu Dài: Nhiều làng nghề đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ, giữ
lại nhiều phương pháp truyền thống và bí quyết sản xuất, tạo nên sự bền vững và lâu dài
trong sản xuất vật liệu xây dựng.
3. Bản Sắc Văn Hóa: Các làng nghề thường giữ lại những giá trị văn hóa đặc trưng của
vùng miền, thể hiện qua cách sản xuất truyền thống và các nghệ nhân làm việc.
4. Tính Quan Trọng trong Nền Kinh Tế Địa Phương: Sản xuất vật liệu xây dựng từ
các làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn cung ổn định, tạo ra
việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương, và góp phần vào phát triển kinh tế địa
phương. Tổng quan, các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng không chỉ là nơi sản xuất
mà còn là nền tảng của di sản văn hóa và kinh tế địa phương, đóng góp vào sự phát triển
bền vững của xã hội và kinh tế.