Bệnh án Lao | Đại học Duy Tân

Cách nhập viện 2 tháng (trước sinh 2 tuần), bệnh nhân xuất hiện sốt về chiều tối, sốt cao 39°C, mệt mỏi, ăn uống kém và đau lưng vai trái, bệnh nhân đến TTYT Cẩm Lệ và được cho thuốc hạ sốt và giảm đau (không rõ loại). Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA Y
--🙢🙢🙢--
BỆNH ÁN LAO
SINH VIÊN: Trần Quốc Phước An
Nguyễn Phương Anh
Nguyễn Văn Thanh Cường
Võ Phi Hùng
Bùi Quốc Huy
Lê Nguyễn Khánh Linh
Đà Nẵng, ngày 08 tháng 03 năm 2023
BỆNH ÁN LAO
I. PHẦN HÀNH CHÍNH:
1. Họ và tên: H Hằng
2. Tuổi: 29
3. Giới tính: Nữ
4. Nghề nghiệp: Lao động tự do
5. Dân tộc: Mnông
6. Địa chỉ: Bon Bu Jri, Xã Đăk Môl, Tỉnh Đăk Nông
7. Ngày giờ vào viện: 15h25p 02/03/2023
8. Ngày giờ làm bệnh án: 19h00 08/03/2023
II. BỆNH SỬ:
1. Lý do vào viện: Ho kéo dài, sốt về chiều
2. Quá trình bệnh lý:
Cách nhập viện 2 tháng (trước sinh 2 tuần), bệnh nhân xuất hiện sốt về chiều tối, sốt
cao 39°C, mệt mỏi, ăn uống kém đau lưng vai trái, bệnh nhân đến TTYT Cẩm Lệ
và được cho thuốc hạ sốt và giảm đau (không rõ loại). Bệnh nhân uống thuốc được vài
ngày thì thấy triệu chứng thuyên giảm, sau đó bệnh nhân sinh em bé và ở cử 1 tháng.
Trước nhập viện Hoàn Mỹ 1 ngày (sau sinh 1 tháng) bệnh nhân bắt đầu ho, ho có đàm
trắng trong, lượng khoảng 20ml, khó thở khi ho, khó thở 2 thì, ngồi dậy thì đỡ khó
thở kèm theo sốt về chiều tối, sốt 39-40°C, mệt mỏi, đau vùng lưng vai trái, đau tức
ngực phải, lan ra vùng sau bả vai, cơn đau xuất hiện khi ho, hắt hơi, hít thở mạnh,
giảm khi nằm nghiêng trái. Tại bệnh viện Hoàn Mỹ, bệnh nhân được chẩn đoán
điều trị (không rõ thuốc)abces phổi, nhưng các triệu chứng không thuyên giảm nên
được làm xét nghiệm Xpert đờm cho kết quả dương tính, bệnh nhân xin xuất viện sau
đó đến bệnh viện đa khoa Đà Nẵng để khám được làm lại xét nghiệm Xpert đờm
cho kết quả dương tính lần 2 nên bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện lao phổi Đà
Nẵng để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Ghi nhận lúc vào viện:( ngày 2.3.2023)
- Bệnh tỉnh, tiếp xúc được.
- Dấu sinh hiệu:
+ Mạch: 95 lần/phút.
+ Nhiệt độ: 37°C.
+ Huyết áp: 110/90 mmHg.
+ Nhịp thở: 20 lần/phút.
- Thể trạng trung bình (cao 160cm, nặng 55kg BMI=21,5kg/m²).
- Da niêm mạc hồng nhạt, không vàng, không phù.
- Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại biên không sờ thấy.
- Tim đều, T1, T2 nghe rõ, chưa nghe âm bệnh lý.
- Ho khạc đờm, tức ngực lan vai trái , không khó thở.
- Phổi (T) ít ran nổ ở đỉnh phổi
- Phổi (P) không ran, thông khí tạm
- Bụng mềm không đau, đại tiện bình thường.
- Gan lách không sờ thấy.
- Đi tiểu thường không rát buốt, nước tiểu vàng trong.
- Chạm thận (-), ấn điểm niệu quản không đau.
- Dấu màng não (-).
Chẩn đoán vào viện:
Bệnh chính: Lao phổi mới có bằng chứng vi khuẩn học
Bệnh kèm: Không
Biến chứng: Bội nhiễm phổi
(*) Xử trí:
- Tổng phân tích nước tiểu
- Sinh hoá máu
- X quang
- Điện giải đồ
- Phác đồ: 2HRZE/4RHE
Diễn tiến bệnh phòng từ ngày 03/03/2023 đến ngày 07/03/2023:
NGÀY GIỜ DIỄN BIẾN Y LỆNH
03/03/2023
08:00
Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt
Không sốt, không khó thở
Ho khạc đờm trắng, không
có máu
Tức ngực (t)
Thể trạng trung bình
Da niêm mạc hồng
Không phù, không xuất
huyết dưới da
Ăn uống kém, không nôn
Tim nhịp đều
Phổi (T) nghe ít ran nổ ở
đỉnh
Phổi (P) không ran, thông
khí tạm
Bụng mềm, không đau
Gan lách không sờ chạm
Dấu màng não âm tính
-Turbe 150mg + 100mg x
3 viên uống
-Ethambutol 400mg x 3
viên uống
-Pyrazinamid (MDR)
500mg x 3 viên uống
-Liverton 140mg x 4 viên
uống (sáng 2 viên; chiều 2
viên)
-Vitamin B1 250mg x 2
viên uống (sáng 1 viên;
chiều 1 viên)
-Theo dõi mạch, nhiệt ,
huyết áp, nhịp thở, SpO2 1
lần/ngày
-Chế độ chăm sóc: cấp 3
-Chế độ ăn: cơm cháo
NGÀY NGHỈ -Turbe 150mg + 100mg x
3 viên uống
-Ethambutol 400mg x 3
viên uống
-Pyrazinamid (MDR)
500mg x 3 viên uống
-Liverton 140mg x 4 viên
uống (sáng 2 viên; chiều 2
viên)
-Vitamin B1 250mg x 2
viên uống (sáng 1 viên;
chiều 1 viên)
-Theo dõi mạch, nhiệt ,
huyết áp, nhịp thở, SpO2 1
lần/ngày
-Chế độ chăm sóc: cấp 3
-Chế độ ăn: cơm cháo
06/03/2023 đến
07/03/2023
Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt
Không sốt, không khó thở
Ho khạc đờm trắng, không
có máu
Tức ngực (t)
Thể trạng trung bình
Da niêm mạc hồng
Không phù, không xuất
huyết dưới da
Ăn uống kém, không nôn
Tim nhịp đều
Phổi (T) nghe ít ran nổ ở
đỉnh
Phổi (P) không ran, thông
khí tạm
Bụng mềm, không đau
Gan lách không sờ chạm
Dấu màng não âm tính
-Turbe 150mg + 100mg x
3 viên uống
-Ethambutol 400mg x 3
viên uống
-Pyrazinamid (MDR)
500mg x 3 viên uống
-Liverton 140mg x 4 viên
uống (sáng 2 viên; chiều 2
viên)
-Vitamin B1 250mg x 2
viên uống (sáng 1 viên;
chiều 1 viên)
-Theo dõi mạch, nhiệt ,
huyết áp, nhịp thở, SpO2 1
lần/ngày
-Chế độ chăm sóc: cấp 3
-Chế độ ăn: cơm cháo
III. TIỀN SỬ:
1. Bản thân:
- Chưa điều trị lao trước đây
- 2/2022 viêm phổi đã điều trị
- 3/2022 nhiễm Covid-19, đã tiêm 3 mũi Vacxin Covid-19
- Chưa phát hiện các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa khác
- Chưa phát hiện tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn,...
- Không hút thuốc lá, rượu bia
- Tiền sử sản khoa: PARA 1001, vừa sinh con cách đây 1 tháng
2. Gia đình:
- Không ai mắc bệnh lao
- Không ai mắc các bệnh ung thư, tự miễn
3. Hoàn cảnh gia đình:
- Bệnh nhân sống với chồng, vừa sinh con cách đây 1 tháng và bệnh nhân ở cử 1
tháng nay sau sinh cho tới lúc nhập viện.
- Hoàn cảnh kinh tế: Trung bình.
- Trình độ văn hóa: 12/12.
- Trạng thái tinh thần: Ổn định.
IV. THĂM KHÁM HIỆN TẠI:
1. Toàn thân:
- Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt
- Sinh tồn:
+ Mạch: 97l/ phút
+ Nhiệt độ: 37°C
+ Huyết áp: 110/90 mmHg
+ Nhịp thở: 20 lần/phút
- Thể trạng trung bình BMI= 21.5 kg/m²
- Da niêm mạc hồng
- Không phù, không xuất huyết dưới da
- Tuyến giáp không lớn
- Hạch ngoại biên không sờ thấy
2. Cơ quan:
a. Hô hấp:
- Ho khạc đờm trắng trong lượng ít, không có máu
- Không khó thở, tức ngực (T)
- Lồng ngực di động theo nhịp thở
- Rung thanh đều 2 phế trường
- Rì rào phế nang nghe êm dịu
- Phổi (T) nghe ít ran nổ ở đỉnh phổi
- Phổi (P) không ran thông khí tạm
b. Tuần hoàn:
- Không hồi hộp đánh trống ngực
- Mỏm tim đập ở gian sườn V, trên đường trung đòn (T)
- Mạch quay đều, rõ
- T1, T2 nghe đều rõ
- Chưa nghe thấy tiếng thổi bệnh lý
c. Tiêu hóa:
- Ăn uống tạm
- Không nôn, Không buồn nôn
- Không đau bụng, trung đại tiện bình thường
- Bụng mềm, ấn không đau
- Gan lách không sờ chạm
d. Thận-tiết niệu:
- Không tiểu buốt, tiểu rắt
- Tiểu thường, từ khi uống thuốc chống lao thì nước tiểu có màu đỏ
ban đêm, còn lại nước tiểu vàng trong.
- Chạm thận (-), bập bềnh thận (-)
- Ấn điểm đau niệu quản trên, giữa 2 bên không đau
e. Cơ xương khớp:
- Không đau cơ, cứng khớp
- Các khớp vận động trong giới hạn bình thường
f. Thần kinh:
- Không có dấu thần kinh khu trú
- Không đau đầu, chóng mặt
- Dấu màng não (-)
g. Mắt:
- Thị lực trong giới hạn bình thường
- Không đau mắt, không mờ mắt
h. Tai mũi họng
- Không đau tai, ù tai
- Thính giác 2 tai trong giới hạn bình thường
i. Các cơ quan khác: chưa phát hiện bất thường
V. CẬN LÂM SÀNG
1. Sinh hóa máu: 2/3/2023
Tên Xét nghiệm Kết quả CSBT Đơn vị
Đo hoạt đọ AST (máu) 15 <=37 U/L
Đo hoạt độ ALT ( máu) 11 <=40 U/L
Định lượng Ure (máu) 2,2 2,5- 7,5 mmol/l
Định lượng Creatinin (máu) 63,6 53- 100 umol/l
Định lượng Bilirubin toàn phần
(máu)
10,3 0-17 mmol/l
Định lượng Bilirubin trực tiếp (máu) 4 0- 4,3 mmol/l
Định lượng Glucose (máu) 5,64 3,9- 6,4 mmol/l
Na+ 140 135- 145 mmol/l
K+ 3,5 3,5- 5 mmol/l
Cl- 104 96- 110 mmol/l
Định lượng CRP 6.7 <=5 mg/L
2. XN nước tiểu: 3/3/2023
Tên xét nghiệm Kết quả CSBT Đơn vị
Tỷ trọng >= 1.030 1.015- 1.025
pH 5.5 4.8- 7.4
Bạch cầu 1+ <=9,999 Leuko/ul
Hồng cầu +- <= 4,999 Ery/ul
Nitrit Pos Âm tính
Protein Neg <= 0,9999 mg/dl
Glucose Neg <= 0,839 mg/dl
Thể Cetonic +- <= 4,9999 mg/dl
Bilirubin 1+ <= 16.899 mg/dl
Urobilinogen 1+ <= 3.999 mg/dl
Cre 26.5
ALB 80
3. Kết quả xét nghiệm lao:
- MTB định danh và kháng RMP Xpert: Có MTB và không kháng Rifampicin
- MTB Kháng thuốc hàng 1; MTB kháng thuốc hàng 2
Môi Thuốc hàng 1 Thuốc hàng 2
Trườn
g
INH RM
P
EMB SM PZA MOX AMK KM CAP
MGIT 0.1 0.4 1.0 5.0 1.0 100 0.25 1.0 1.0 2.5 2.5
LJ 0.2 40 2 4.0 1.0 30 30 40
4. X-quang:
X-quang ngực thẳng: 3/3/2023
- tả: Mờ lan tỏa vùng rốn phổi T, Hình nghi mức nước-mức hơi cạnh
rốn phổi T
- Kết luận: Viêm phổi. TD: Abces phổi T
- Chẩn đoán phân biệt: Dày dính màng phổi T
VI. TÓM TẮT-BIỆN LUẬN-CHẨN ĐOÁN:
1. Tóm tắt:
Bệnh nhân nữ, 29 tuổi, vào viện do ho kéo dài, sốt về chiều, chưa ghi nhận tiền
sử mắc lao trước đây. Qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, kết hợp khai thác tiền
sử, bệnh sử, rút ra được các dấu chứng, hội chứng sau:
+ Hội chứng nhiễm trùng - nhiễm độc mạn tính:
Sốt về chiều tối (dao động từ 38-40°C)
Mệt mỏi, chán ăn
Cảm giác sụt cân
CRP tăng (6,7 mg/L)
+ Hội chứng tổn thương đông đặc phổi không điển hình:
Ho nhiều, ho có đàm, đàm trắng trong, lượng vừa
Nghe ít rale nổ ở đỉnh phổi
Xquang: có đám mờ khu trú ở vùng rốn phổi (T)
+ Dấu chứng nghi nhiễm lao:
Ăn uống kém, mệt mỏi
Sốt về chiều tối
Ho đàm trắng trong kéo dài, khó thở khi ho
Đau tức lưng vai trái
X quang ngực thẳng: Mờ lan tỏa vùng rốn phổi trái, hình ảnh nghi mức nước-
mức hơi cạnh rốn phổi T; theo dõi viêm phổi, abcess phổi T
+ Dấu chứng nhiễm lao:
Xét nghiệm Gene Xpert có MTB và không kháng Rifampicin 3 lần
+ Dấu chứng khác có giá trị:
Tiền sử bản thân và gia đình chưa mắc lao
2/2022 mắc viêm phổi
3/2022 bị covid
Mới sinh em bé cách đây 1,5 tháng, em bé đã được tiêm phòng lao và ngưng bú
sữa trực tiếp từ vú mẹ.
AST, ALT, Ure, Creatinin máu trong giới hạn bình thường
Sau 1 tuần điều trị lao, bệnh nhân đỡ ho, không còn khạc đàm, hết sốt về chiều,
người còn mệt và ăn uống kém , đại tiểu tiện bình thường
Bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng nôn/buồn nôn, đại trung tiện bình
thường, không vàng da vàng mắt, thị giác chưa thay đổi, không đau cứng
khớp, tai nghe rõ, không ù, không đau đầu chóng mặt, không ngứa da, nước tiểu từ khi
uống thuốc chống lao thì nước tiểu màu đỏ ban đêm, còn lại nước tiểu vàng trong,
bụng mềm không đau, gan lách không sờ chạm, dấu màng não âm tính
(*) Chẩn đoán sơ bộ:
Bệnh chính: Lao phổi mới có bằng chứng vi khuẩn học
Bệnh kèm: không
Biến chứng: Bội nhiễm phổi(T)
2. Biện luận
Biện luận bệnh chính:
Bệnh nhân nữ, 29 tuổi vào viện ho kéo dài sốt về đêm. Trên bệnh nhân này có
hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc mạn tính với triệu chứng sốt cao trên 39-40 độ về
đêm chiều tối, mệt mỏi chán ăn, sụt cân (theo lời bệnh nhân khai, không biết cụ
thể giảm bao nhiêu kí), kết quả cận m sàng CRP ng 6.7 mg/l (ngày 2/3/2023),
ngoài ra bệnh nhân còn hội chứng đông đặc phổi với triệu chứng ho khạc đàm
trắng lượng vừa, nghe phổi thấy rale nổ phổi trái. Trên phim Xquang ngực thẳng
chụp ngày 3/3/2023 cho thấy hình ảnh tổn thương mờ lan tỏa vùng rốn phổi T, hình
ảnh nghi mức nước-mức hơi cạnh rốn phổi T, theo dõi viêm phổi, abces phổi T. Bệnh
nhân được thực hiện các xét nghiệm đờm bệnh viện Hoàn Mỹ, ĐKĐN đều cho kết
quả 2 lần Xpert TB(+), xét nghiệm Xpert đờm tại bệnh viện lao phổi vào ngày
20/2/2022 01/03/2023 cho kết quả MTB không kháng Rifampicin nên chẩn
đoán lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học trên bệnh nhân này đã rõ. Bệnh nhân không
có tiền sử mắc lao, điều trị lao trước đây nên nghĩ nhiều đến lao phổi mới.
Biện luận nguồn lây và yếu tố nguy cơ:
Qua hỏi bệnh, chưa ghi nhận tiền sử gia đình mắc bệnh lao trước đó, bệnh nhân cũng
không đi đến những nơi người nhiễm lao phổi, không tiếp xúc với những người
mắc bệnh lao, hàng xóm chưa ghi nhận trường hợp bị lao, do đó chưa thể xác định
được nguồn lây trên bệnh nhân này. Tuy nhiên xét về các yếu tố thuận lợi, bệnh nhân
tiền sử mắc bệnh phổi do virus (covid-19), viêm phổi năm 2022, bệnh nhân vừa
mới sinh con, hơn nữa bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt về chiều tối, sốt
39°C, mệt mỏi, ăn uống kém đau lưng vai trái trước ngày sinh 2-3 tuần, sau đó
triệu chứng giảm, đến khi sinh con đc 1,5 tháng thì lại tiếp tục xuất hiện triệu
chứng như trên, tuy nhiên không thể xác định được thời điểm nhiễm lao của bệnh
nhân trước hay sau khi sinh con cho nên cần tầm soát và điều trị lao tiềm ẩn cho người
thân tiếp xúc gần của bệnh nhân như chồng con của bệnh nhân . Trẻ sinh ra đã
được tiêm phòng vaccin BCG phòng bệnh lao, đã ngưng bú sữa mẹ trực tiếp từ vú mẹ,
cách ly mẹ-con, qua đó giảm nguy cơ lây nhiễm lao từ mẹ sang con, cần theo dõi sát
trẻ.
Biện luận biến chứng:
Bệnh nhân xuất hiện hội chứng đông đặc không điển hình với ho khạc đờm trắng
kèm rale nổ phổi T, kết quả Xquang ngực thẳng hình ảnh tổn thương mờ lan tỏa
vùng rốn phổi T, hình ảnh nghi mức nước-hơi cạnh rốn phổi T, nghĩ nhiều đến tình
trạng bội nhiễm phổi trái. Hiện tại bệnh nhân đã giảm ho, không còn khạc đờm, đáp
ứng tốt với phác đồ điều trị nên nghĩ tình trạng bội nhiễm đã thuyên giảm, đề nghị
chụp lại Xquang phổi để đánh giá.
Biện luận về phác đồ điều trị-đáp ứng điều trị:
+Vì bệnh nhân mắc lao mới, kết quả Xpert đờm cho kết quả không kháng với
Rifampicin nên theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh nhân được sử dụng phác đồ A1
2RHZE/4RHE để điều trị. Trên lâm sàng bệnh nhân hiện tại đang dùng phác đồ A1
ngày thứ 6 tháng thứ 1 giai đoạn tấn công với RHZE. Để theo dõi thì đề nghị chụp
thêm Xquang phổi để đánh giá thương tổn lành hay tiến triển, làm thêm xét nghiệm
đờm vào cuối tháng thứ 2 theo phác đồ A1.
+ Hiện tại là ngày thứ 6 của quá trình điều trị bệnh thuốc kháng lao, bệnh nhân có biểu
hiện đáp ứng tốt với thuốc kháng lao. Cụ thể, cho thấy bệnh nhân đã giảm sốt, chỉ
sốt nhẹ ở ngày 7/3 sau đó giảm, bệnh nhân cũng giảm ho, hết khạc đàm trắng, ăn uống
còn kém nhưng cải thiện, ngủ được, không đau ngực, khó thở. Tuy nhiên khám lâm
sàng thấy bệnh nhân còn hơi mệt, vẫn còn nghe phổi T còn ít ran nổ ở đỉnh và khu vực
rốn phổi, cần theo dõi thêm cho bệnh nhân.
+ Bệnh nhân đang sử dụng phác đồ A1 giai đoạn tấn công bao gồm các loại thuốc
Rifampicin, Isoniazid và Ethambutol, Pyrazinamid có thể có các tác dụng phụ độc tính
đi kèm như tổn thương gan, thận, thần kinh, kích thích tiêu hóa,.... Tuy nhiên hiện tại
bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng nôn/buồn nôn, đại trung tiện bình thường,
không vàng da vàng mắt, thị giác chưa thay đổi, không đau cứng khớp, tai
nghe rõ, không ù, không đau đầu chóng mặt, không ngứa da, nước tiểu từ khi uống
thuốc chống lao thì nước tiểu màu đỏ ban đêm (điều này do bệnh nhân sử dụng
rifamicin trong phác đồ chống lao), còn lại nước tiểu vàng trong, bụng mềm không
đau, gan lách không sờ chạm, dấu màng não âm tính. Kết quả xét nghiệm chứcng
gan, nước tiểu mức ổn định. Cho thấy sau 6 ngày điều trị lao tình trạng bệnh nhân
ổn, tuy hiện tại chưa thấy xuất hiện tác dụng phụ nặng trên bệnh nhân nhưng cần tiếp
tục theo dõi nhắc nhở bệnh nhân khi có các dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho
cán bộ y tế để kịp thời xử lý, giảm liều hoặc thay đổi thuốc, ngoài ra đề nghị dùng các
thuốc bổ gan để hỗ trợ chứng năng gan cho bệnh nhân.
3. Chẩn đoán xác định:
Bệnh chính: Lao phổi(T) mới có bằng chứng vi khuẩn học
Bệnh kèm: Không
Biến chứng: Bội nhiễm phổi(T).
VII. ĐIỀU TRỊ:
1. Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị nguyên nhân
- Điều trị triệu chứng
- Chế độ dinh dưỡng
- Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi
2. Điều trị cụ thể:
a. Điều trị triệu chứng: Điều trị lao phổi theo phác đồ A1 (2RHZE/4RHE)
Trên bệnh phòng điều trị với liều trung bình của thuốc kháng lao thấy
bệnh nhân đáp ứng tốt, không xảy ra các tác dụng phụ nặng nên điều trị tiếp
cùng với liều lượng trung bình như sau:
+Turbe (R 150mg + H 100mg)
Rifampicin: 10mg x 55kg=600mg/24h; Isoniazid: 5mg x 55kg= 300mg/24h
Như vậy nên kê cho bệnh nhân dùng 3 viên Turbe 250/v uống 1 lần 9h00
+Ethambutol 17mg x 55kg= 1g/24h
Như vậy bệnh nhân dùng 3 viên Ethambutol 400mg/v uống 1 lần 9h00
+Pyrazinamid 25mg x 55kg= 1,4g/24
Như vậy bệnh nhân dùng 3 viên Pyrazynamid 500mg/v uống 1 lần 9h00
b. Dự phòng tác dụng phụ thuốc:
- Vitamin B1 250mg x 2v uống (chiều: 1v - tối: 1v)
- Liverton 140mg x 4v uống (chiều: 2v- tối: 2v)
c. Chế độ dinh dưỡng:
Bệnh nhân bị lao và vừa sinh con cách đây 1 tháng nên chế độ ăn uống cần đầy
đủ dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng, ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
-Pro: 2g x 55kg= 110g (trứng, thịt, đậu, cá,..)
-Nhu cầu năng lượng hàng ngày: 50cal x 55= 2750cal/ngày
-Uống nhiều nước
Trong những ngày điều trị lao thì bệnh nhân không sụt cân nhưng ăn
uống vẫn còn kém. Vì bệnh nhân là sản phụ sau sinh nở và đang trong quá trình
điều trị lao và sau khi kết thúc điều trị bệnh nhân vẫn phải nuôi con nên đề nghị
nâng cao dinh dưỡng cho bệnh nhân, cải thiện chất lượng bữa ăn, tăng cường
thể trạng.
d. Chế độ sinh hoạt-nghỉ ngơi:
-Khuyến khích bệnh nhân đi lại vận động nhẹ nhàng.
-Hướng dẫn bệnh nhân tập các bài tập hít thở.
-Tránh làm việc nặng, gắng sức.
-Giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng lo âu
VIII. TIÊN LƯỢNG:
1. Tiên lượng gần: Khá
Bệnh nhân điều trị lao lần đầu, không kháng Rifampicin, chức năng gan thận bình
thường và có đáp ứng tốt với thuốc điều trị lao: giảm ho, không sốt, ăn uống được.
2. Tiên lượng xa: Trung bình
Hiện tại chưa ghi nhận các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên, khi sử
dụng thuốc điều trị Lao kéo dài, dễ gây ra các tác dụng phụ như viêm gan do thuốc,
suy thận, đau khớp, viêm thần kinh, rối loạn tiền đình... Do đó, cần theo dõi tình trạng
lâm sàng bệnh nhân để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường.
Điều trị lao đòi hỏi phải đủ thời gian, dùng thuốc đều đặnđúng liều, thời gian điều
trị dài ngày nên có thể xảy ra trường hợp bệnh nhân bỏ điều trị dẫn đến nguy cơ kháng
thuốc và tái nhiễm sau này.
IX. DỰ PHÒNG:
1. Đối với người bệnh:
+ Tuân thủ điều trị dùng thuốc chống lao
+ Nằm đúng thế, nơi thoáng mát ánh nắng tự nhiên. Dặn bệnh nhân
các triệu chứng bất thường thì báo ngay cán bộ y tế
+ Thường xuyên giặt đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn,...
+ Không khạc nhổ bừa bãi, dùng khẩu trang khi tiếp xúc với người khác
+ Nâng cao thể trạng, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ
+ Tránh không làm việc nặng trong thời gian điều trị thuốc
2. Đối với người nhà, người xung quanh:
+ Khám xét nghiệm Mantoux cho người thân trong gia đình, người tiếp xúc
gần với bệnh nhân để phát hiện người đang mắc lao để điều trị. Nếu Mantoux
(+) mà không biểu hiện lâm sàng của lao thì điều trị lao tiềm ẩn với phác đồ
3HP nếu không có chống chỉ định của thuốc:
Phác đồ 3 HP (Rifapentin (RPT) và Isoniazid):
- Tần xuất uống 1 lần/ tuần (12 liều điều trị trong thời gian 3 tháng)
- Liều Isoniazid 15 mg/kg; Liều uống RPT theo khoảng cân nặng: Từ
25-32kg dùng 600 mg; từ 32-50kg dùng 750 mg; 50.0 kg dùng tối đa
900 mg.
+ Trẻ đã được tiêm Vaccin BCG, theo dõi các triệu chứng phản ứng phụ sau
tiêm chủng của trẻ, nếu 1 tháng sau khi tiêm không thấy sẹo BCG Delta
của trẻ thì nên đưa trẻ đên các sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDR.
Trường hợp thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccine phòng lao.
+ Hiện tại trẻ 1,5 tháng tuổi (< 6 tháng tuổi) thì không điều trị lao tiềm ẩn, cần
theo dõi sát các triệu chứng của trẻ như ho, sốt về đêm, bỏ bú, không lớn,….
Đến khi trẻ được 6 tháng tuổi thì cho chụp Xquang để tầm soát đánh giá xem
có tổn thương ở phổi hay ngoài phổi hay.
+ Dặn người nhà giám sát trẻ, phát hiện sớm các tác dụng phụ của thuốc điều trị.
+ Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi vắt sữa ra bình cho con.
+ Sát khuẩn tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh nhân môi trường sống xung
quanh.
+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị lao phổi.
+ Nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng và lao động hợp lý.
| 1/13

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA Y --🙢🙢🙢-- BỆNH ÁN LAO SINH VIÊN: Trần Quốc Phước An Nguyễn Phương Anh Nguyễn Văn Thanh Cường Võ Phi Hùng Bùi Quốc Huy Lê Nguyễn Khánh Linh
Đà Nẵng, ngày 08 tháng 03 năm 2023 BỆNH ÁN LAO I. PHẦN HÀNH CHÍNH: 1. Họ và tên: H Hằng 2. Tuổi: 29 3. Giới tính: Nữ
4. Nghề nghiệp: Lao động tự do 5. Dân tộc: Mnông
6. Địa chỉ: Bon Bu Jri, Xã Đăk Môl, Tỉnh Đăk Nông
7. Ngày giờ vào viện: 15h25p 02/03/2023
8. Ngày giờ làm bệnh án: 19h00 08/03/2023 II. BỆNH SỬ:
1. Lý do vào viện: Ho kéo dài, sốt về chiều
2. Quá trình bệnh lý:
Cách nhập viện 2 tháng (trước sinh 2 tuần), bệnh nhân xuất hiện sốt về chiều tối, sốt
cao 39°C, mệt mỏi, ăn uống kém và đau lưng vai trái, bệnh nhân đến TTYT Cẩm Lệ
và được cho thuốc hạ sốt và giảm đau (không rõ loại). Bệnh nhân uống thuốc được vài
ngày thì thấy triệu chứng thuyên giảm, sau đó bệnh nhân sinh em bé và ở cử 1 tháng.
Trước nhập viện Hoàn Mỹ 1 ngày (sau sinh 1 tháng) bệnh nhân bắt đầu ho, ho có đàm
trắng trong, lượng khoảng 20ml, khó thở khi ho, khó thở 2 thì, và ngồi dậy thì đỡ khó
thở kèm theo sốt về chiều tối, sốt 39-40°C, mệt mỏi, đau vùng lưng vai trái, đau tức
ngực phải, lan ra vùng sau bả vai, cơn đau xuất hiện khi ho, hắt hơi, hít thở mạnh,
giảm khi nằm nghiêng trái. Tại bệnh viện Hoàn Mỹ, bệnh nhân được chẩn đoán và
điều trị (không rõ thuốc) là abces phổi, nhưng các triệu chứng không thuyên giảm nên
được làm xét nghiệm Xpert đờm cho kết quả dương tính, bệnh nhân xin xuất viện sau
đó đến bệnh viện đa khoa Đà Nẵng để khám và được làm lại xét nghiệm Xpert đờm
cho kết quả dương tính lần 2 nên bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện lao phổi Đà
Nẵng để tiếp tục theo dõi và điều trị.
● Ghi nhận lúc vào viện:( ngày 2.3.2023)
- Bệnh tỉnh, tiếp xúc được. - Dấu sinh hiệu: + Mạch: 95 lần/phút. + Nhiệt độ: 37°C. + Huyết áp: 110/90 mmHg.
+ Nhịp thở: 20 lần/phút.
- Thể trạng trung bình (cao 160cm, nặng 55kg BMI=21,5kg/m²).
- Da niêm mạc hồng nhạt, không vàng, không phù.
- Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại biên không sờ thấy.
- Tim đều, T1, T2 nghe rõ, chưa nghe âm bệnh lý.
- Ho khạc đờm, tức ngực lan vai trái , không khó thở.
- Phổi (T) ít ran nổ ở đỉnh phổi
- Phổi (P) không ran, thông khí tạm
- Bụng mềm không đau, đại tiện bình thường.
- Gan lách không sờ thấy.
- Đi tiểu thường không rát buốt, nước tiểu vàng trong.
- Chạm thận (-), ấn điểm niệu quản không đau. - Dấu màng não (-).
Chẩn đoán vào viện:
Bệnh chính: Lao phổi mới có bằng chứng vi khuẩn học Bệnh kèm: Không
Biến chứng: Bội nhiễm phổi (*) Xử trí:
- Tổng phân tích nước tiểu - Sinh hoá máu - X quang - Điện giải đồ - Phác đồ: 2HRZE/4RHE
● Diễn tiến bệnh phòng từ ngày 03/03/2023 đến ngày 07/03/2023: NGÀY GIỜ DIỄN BIẾN Y LỆNH 03/03/2023
Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt -Turbe 150mg + 100mg x 08:00
Không sốt, không khó thở 3 viên uống
Ho khạc đờm trắng, không -Ethambutol 400mg x 3 có máu viên uống Tức ngực (t) -Pyrazinamid (MDR) Thể trạng trung bình 500mg x 3 viên uống Da niêm mạc hồng -Liverton 140mg x 4 viên Không phù, không xuất
uống (sáng 2 viên; chiều 2 huyết dưới da viên) Ăn uống kém, không nôn -Vitamin B1 250mg x 2 Tim nhịp đều viên uống (sáng 1 viên;
Phổi (T) nghe ít ran nổ ở chiều 1 viên) đỉnh -Theo dõi mạch, nhiệt ,
Phổi (P) không ran, thông huyết áp, nhịp thở, SpO2 1 khí tạm lần/ngày Bụng mềm, không đau
-Chế độ chăm sóc: cấp 3 Gan lách không sờ chạm -Chế độ ăn: cơm cháo Dấu màng não âm tính NGÀY NGHỈ -Turbe 150mg + 100mg x 3 viên uống -Ethambutol 400mg x 3 viên uống -Pyrazinamid (MDR) 500mg x 3 viên uống -Liverton 140mg x 4 viên
uống (sáng 2 viên; chiều 2 viên) -Vitamin B1 250mg x 2 viên uống (sáng 1 viên; chiều 1 viên) -Theo dõi mạch, nhiệt ,
huyết áp, nhịp thở, SpO2 1 lần/ngày
-Chế độ chăm sóc: cấp 3 -Chế độ ăn: cơm cháo 06/03/2023 đến
Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt -Turbe 150mg + 100mg x 07/03/2023
Không sốt, không khó thở 3 viên uống
Ho khạc đờm trắng, không -Ethambutol 400mg x 3 có máu viên uống Tức ngực (t) -Pyrazinamid (MDR) Thể trạng trung bình 500mg x 3 viên uống Da niêm mạc hồng -Liverton 140mg x 4 viên Không phù, không xuất
uống (sáng 2 viên; chiều 2 huyết dưới da viên) Ăn uống kém, không nôn -Vitamin B1 250mg x 2 Tim nhịp đều viên uống (sáng 1 viên;
Phổi (T) nghe ít ran nổ ở chiều 1 viên) đỉnh -Theo dõi mạch, nhiệt ,
Phổi (P) không ran, thông huyết áp, nhịp thở, SpO2 1 khí tạm lần/ngày Bụng mềm, không đau
-Chế độ chăm sóc: cấp 3 Gan lách không sờ chạm -Chế độ ăn: cơm cháo Dấu màng não âm tính III. TIỀN SỬ: 1. Bản thân:
- Chưa điều trị lao trước đây
- 2/2022 viêm phổi đã điều trị
- 3/2022 nhiễm Covid-19, đã tiêm 3 mũi Vacxin Covid-19
- Chưa phát hiện các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa khác
- Chưa phát hiện tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn,. .
- Không hút thuốc lá, rượu bia
- Tiền sử sản khoa: PARA 1001, vừa sinh con cách đây 1 tháng 2. Gia đình: - Không ai mắc bệnh lao
- Không ai mắc các bệnh ung thư, tự miễn
3. Hoàn cảnh gia đình:
- Bệnh nhân sống với chồng, vừa sinh con cách đây 1 tháng và bệnh nhân ở cử 1
tháng nay sau sinh cho tới lúc nhập viện.
- Hoàn cảnh kinh tế: Trung bình.
- Trình độ văn hóa: 12/12.
- Trạng thái tinh thần: Ổn định.
IV. THĂM KHÁM HIỆN TẠI: 1. Toàn thân:
- Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt - Sinh tồn: + Mạch: 97l/ phút + Nhiệt độ: 37°C + Huyết áp: 110/90 mmHg + Nhịp thở: 20 lần/phút
- Thể trạng trung bình BMI= 21.5 kg/m² - Da niêm mạc hồng
- Không phù, không xuất huyết dưới da - Tuyến giáp không lớn
- Hạch ngoại biên không sờ thấy 2. Cơ quan: a. Hô hấp:
- Ho khạc đờm trắng trong lượng ít, không có máu
- Không khó thở, tức ngực (T)
- Lồng ngực di động theo nhịp thở
- Rung thanh đều 2 phế trường
- Rì rào phế nang nghe êm dịu
- Phổi (T) nghe ít ran nổ ở đỉnh phổi
- Phổi (P) không ran thông khí tạm b. Tuần hoàn:
- Không hồi hộp đánh trống ngực
- Mỏm tim đập ở gian sườn V, trên đường trung đòn (T) - Mạch quay đều, rõ - T1, T2 nghe đều rõ
- Chưa nghe thấy tiếng thổi bệnh lý c. Tiêu hóa: - Ăn uống tạm
- Không nôn, Không buồn nôn
- Không đau bụng, trung đại tiện bình thường
- Bụng mềm, ấn không đau - Gan lách không sờ chạm
d. Thận-tiết niệu:
- Không tiểu buốt, tiểu rắt
- Tiểu thường, từ khi uống thuốc chống lao thì nước tiểu có màu đỏ
ban đêm, còn lại nước tiểu vàng trong.
- Chạm thận (-), bập bềnh thận (-)
- Ấn điểm đau niệu quản trên, giữa 2 bên không đau e. Cơ xương khớp:
- Không đau cơ, cứng khớp
- Các khớp vận động trong giới hạn bình thường f. Thần kinh:
- Không có dấu thần kinh khu trú
- Không đau đầu, chóng mặt - Dấu màng não (-) g. Mắt:
- Thị lực trong giới hạn bình thường
- Không đau mắt, không mờ mắt h. Tai mũi họng - Không đau tai, ù tai
- Thính giác 2 tai trong giới hạn bình thường
i. Các cơ quan khác: chưa phát hiện bất thường V. CẬN LÂM SÀNG
1. Sinh hóa máu: 2/3/2023 Tên Xét nghiệm Kết quả CSBT Đơn vị Đo hoạt đọ AST (máu) 15 <=37 U/L Đo hoạt độ ALT ( máu) 11 <=40 U/L Định lượng Ure (máu) 2,2 2,5- 7,5 mmol/l
Định lượng Creatinin (máu) 63,6 53- 100 umol/l
Định lượng Bilirubin toàn phần 10,3 0-17 mmol/l (máu)
Định lượng Bilirubin trực tiếp (máu) 4 0- 4,3 mmol/l
Định lượng Glucose (máu) 5,64 3,9- 6,4 mmol/l Na+ 140 135- 145 mmol/l K+ 3,5 3,5- 5 mmol/l Cl- 104 96- 110 mmol/l Định lượng CRP 6.7 <=5 mg/L
2. XN nước tiểu: 3/3/2023 Tên xét nghiệm Kết quả CSBT Đơn vị Tỷ trọng >= 1.030 1.015- 1.025 pH 5.5 4.8- 7.4 Bạch cầu 1+ <=9,999 Leuko/ul Hồng cầu +- <= 4,999 Ery/ul Nitrit Pos Âm tính Protein Neg <= 0,9999 mg/dl Glucose Neg <= 0,839 mg/dl Thể Cetonic +- <= 4,9999 mg/dl Bilirubin 1+ <= 16.899 mg/dl Urobilinogen 1+ <= 3.999 mg/dl Cre 26.5 ALB 80
3. Kết quả xét nghiệm lao:
- MTB định danh và kháng RMP Xpert: Có MTB và không kháng Rifampicin
- MTB Kháng thuốc hàng 1; MTB kháng thuốc hàng 2 Môi Thuốc hàng 1 Thuốc hàng 2 Trườn INH RM EMB SM PZA MOX AMK KM CAP g P MGIT 0.1 0.4 1.0 5.0 1.0 100 0.25 1.0 1.0 2.5 2.5 LJ 0.2 40 2 4.0 1.0 30 30 40 4. X-quang:
X-quang ngực thẳng: 3/3/2023
- Mô tả: Mờ lan tỏa vùng rốn phổi T, Hình nghi mức nước-mức hơi cạnh rốn phổi T
- Kết luận: Viêm phổi. TD: Abces phổi T
- Chẩn đoán phân biệt: Dày dính màng phổi T
VI. TÓM TẮT-BIỆN LUẬN-CHẨN ĐOÁN: 1. Tóm tắt:
Bệnh nhân nữ, 29 tuổi, vào viện vì lý do ho kéo dài, sốt về chiều, chưa ghi nhận tiền
sử mắc lao trước đây. Qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, kết hợp khai thác tiền
sử, bệnh sử, rút ra được các dấu chứng, hội chứng sau:
+ Hội chứng nhiễm trùng - nhiễm độc mạn tính: •
Sốt về chiều tối (dao động từ 38-40°C) • Mệt mỏi, chán ăn • Cảm giác sụt cân • CRP tăng (6,7 mg/L)
+ Hội chứng tổn thương đông đặc phổi không điển hình: •
Ho nhiều, ho có đàm, đàm trắng trong, lượng vừa •
Nghe ít rale nổ ở đỉnh phổi •
Xquang: có đám mờ khu trú ở vùng rốn phổi (T)
+ Dấu chứng nghi nhiễm lao: • Ăn uống kém, mệt mỏi • Sốt về chiều tối •
Ho đàm trắng trong kéo dài, khó thở khi ho • Đau tức lưng vai trái •
X quang ngực thẳng: Mờ lan tỏa vùng rốn phổi trái, hình ảnh nghi mức nước-
mức hơi cạnh rốn phổi T; theo dõi viêm phổi, abcess phổi T + Dấu chứng nhiễm lao: •
Xét nghiệm Gene Xpert có MTB và không kháng Rifampicin 3 lần
+ Dấu chứng khác có giá trị: •
Tiền sử bản thân và gia đình chưa mắc lao • 2/2022 mắc viêm phổi • 3/2022 bị covid •
Mới sinh em bé cách đây 1,5 tháng, em bé đã được tiêm phòng lao và ngưng bú
sữa trực tiếp từ vú mẹ. •
AST, ALT, Ure, Creatinin máu trong giới hạn bình thường •
Sau 1 tuần điều trị lao, bệnh nhân đỡ ho, không còn khạc đàm, hết sốt về chiều,
người còn mệt và ăn uống kém , đại tiểu tiện bình thường •
Bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng nôn/buồn nôn, đại trung tiện bình
thường, không vàng da vàng mắt, thị giác chưa có gì thay đổi, không đau cơ cứng
khớp, tai nghe rõ, không ù, không đau đầu chóng mặt, không ngứa da, nước tiểu từ khi
uống thuốc chống lao thì nước tiểu có màu đỏ ban đêm, còn lại nước tiểu vàng trong,
bụng mềm không đau, gan lách không sờ chạm, dấu màng não âm tính (*) Chẩn đoán sơ bộ: •
Bệnh chính: Lao phổi mới có bằng chứng vi khuẩn học • Bệnh kèm: không •
Biến chứng: Bội nhiễm phổi(T) 2. Biện luận
Biện luận bệnh chính:
Bệnh nhân nữ, 29 tuổi vào viện vì ho kéo dài và sốt về đêm. Trên bệnh nhân này có
hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc mạn tính với triệu chứng sốt cao trên 39-40 độ về
đêm và chiều tối, mệt mỏi chán ăn, có sụt cân (theo lời bệnh nhân khai, không biết cụ
thể giảm bao nhiêu kí), kết quả cận lâm sàng CRP tăng 6.7 mg/l (ngày 2/3/2023),
ngoài ra bệnh nhân còn có hội chứng đông đặc phổi với triệu chứng ho khạc đàm
trắng lượng vừa, nghe phổi thấy có rale nổ ở phổi trái. Trên phim Xquang ngực thẳng
chụp ngày 3/3/2023 cho thấy hình ảnh tổn thương mờ lan tỏa vùng rốn phổi T, hình
ảnh nghi mức nước-mức hơi cạnh rốn phổi T, theo dõi viêm phổi, abces phổi T. Bệnh
nhân được thực hiện các xét nghiệm đờm ở bệnh viện Hoàn Mỹ, ĐKĐN đều cho kết
quả 2 lần Xpert TB(+), xét nghiệm Xpert đờm tại bệnh viện lao phổi vào ngày
20/2/2022 và 01/03/2023 cho kết quả có MTB và không kháng Rifampicin nên chẩn
đoán lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học trên bệnh nhân này đã rõ. Bệnh nhân không
có tiền sử mắc lao, điều trị lao trước đây nên nghĩ nhiều đến lao phổi mới.
Biện luận nguồn lây và yếu tố nguy cơ:
Qua hỏi bệnh, chưa ghi nhận tiền sử gia đình mắc bệnh lao trước đó, bệnh nhân cũng
không đi đến những nơi có người nhiễm lao phổi, không tiếp xúc với những người
mắc bệnh lao, hàng xóm chưa ghi nhận trường hợp bị lao, do đó chưa thể xác định
được nguồn lây trên bệnh nhân này. Tuy nhiên xét về các yếu tố thuận lợi, bệnh nhân
có tiền sử mắc bệnh phổi do virus (covid-19), viêm phổi năm 2022, bệnh nhân vừa
mới sinh con, hơn nữa là bệnh nhân có xuất hiện triệu chứng sốt về chiều tối, sốt
39°C, mệt mỏi, ăn uống kém và đau lưng vai trái trước ngày sinh 2-3 tuần, sau đó
triệu chứng có giảm, đến khi sinh con đc 1,5 tháng thì lại tiếp tục xuất hiện triệu
chứng như trên, tuy nhiên không thể xác định được thời điểm nhiễm lao của bệnh
nhân trước hay sau khi sinh con cho nên cần tầm soát và điều trị lao tiềm ẩn cho người
thân tiếp xúc gần của bệnh nhân như chồng và con của bệnh nhân . Trẻ sinh ra đã
được tiêm phòng vaccin BCG phòng bệnh lao, đã ngưng bú sữa mẹ trực tiếp từ vú mẹ,
cách ly mẹ-con, qua đó giảm nguy cơ lây nhiễm lao từ mẹ sang con, cần theo dõi sát trẻ. Biện luận biến chứng:
Bệnh nhân có xuất hiện hội chứng đông đặc không điển hình với ho khạc đờm trắng
kèm rale nổ ở phổi T, kết quả Xquang ngực thẳng có hình ảnh tổn thương mờ lan tỏa
vùng rốn phổi T, hình ảnh nghi mức nước-hơi cạnh rốn phổi T, nghĩ nhiều đến tình
trạng bội nhiễm phổi trái. Hiện tại bệnh nhân đã giảm ho, không còn khạc đờm, đáp
ứng tốt với phác đồ điều trị nên nghĩ tình trạng bội nhiễm đã thuyên giảm, đề nghị
chụp lại Xquang phổi để đánh giá.
Biện luận về phác đồ điều trị-đáp ứng điều trị:
+Vì bệnh nhân mắc lao mới, kết quả Xpert đờm cho kết quả không kháng với
Rifampicin nên theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh nhân được sử dụng phác đồ A1
2RHZE/4RHE để điều trị. Trên lâm sàng bệnh nhân hiện tại đang dùng phác đồ A1 ở
ngày thứ 6 tháng thứ 1 giai đoạn tấn công với RHZE. Để theo dõi thì đề nghị chụp
thêm Xquang phổi để đánh giá thương tổn lành hay tiến triển, làm thêm xét nghiệm
đờm vào cuối tháng thứ 2 theo phác đồ A1.
+ Hiện tại là ngày thứ 6 của quá trình điều trị bệnh thuốc kháng lao, bệnh nhân có biểu
hiện đáp ứng tốt với thuốc kháng lao. Cụ thể, cho thấy bệnh nhân đã giảm sốt, chỉ có
sốt nhẹ ở ngày 7/3 sau đó giảm, bệnh nhân cũng giảm ho, hết khạc đàm trắng, ăn uống
còn kém nhưng cải thiện, ngủ được, không đau ngực, khó thở. Tuy nhiên khám lâm
sàng thấy bệnh nhân còn hơi mệt, vẫn còn nghe phổi T còn ít ran nổ ở đỉnh và khu vực
rốn phổi, cần theo dõi thêm cho bệnh nhân.
+ Bệnh nhân đang sử dụng phác đồ A1 giai đoạn tấn công bao gồm các loại thuốc
Rifampicin, Isoniazid và Ethambutol, Pyrazinamid có thể có các tác dụng phụ độc tính
đi kèm như tổn thương gan, thận, thần kinh, kích thích tiêu hóa,. . Tuy nhiên hiện tại
bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng nôn/buồn nôn, đại trung tiện bình thường,
không vàng da vàng mắt, thị giác chưa có gì thay đổi, không đau cơ cứng khớp, tai
nghe rõ, không ù, không đau đầu chóng mặt, không ngứa da, nước tiểu từ khi uống
thuốc chống lao thì nước tiểu có màu đỏ ban đêm (điều này do bệnh nhân có sử dụng
rifamicin trong phác đồ chống lao), còn lại nước tiểu vàng trong, bụng mềm không
đau, gan lách không sờ chạm, dấu màng não âm tính. Kết quả xét nghiệm chức năng
gan, nước tiểu ở mức ổn định. Cho thấy sau 6 ngày điều trị lao tình trạng bệnh nhân
ổn, tuy hiện tại chưa thấy xuất hiện tác dụng phụ nặng trên bệnh nhân nhưng cần tiếp
tục theo dõi và nhắc nhở bệnh nhân khi có các dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho
cán bộ y tế để kịp thời xử lý, giảm liều hoặc thay đổi thuốc, ngoài ra đề nghị dùng các
thuốc bổ gan để hỗ trợ chứng năng gan cho bệnh nhân.
3. Chẩn đoán xác định:
Bệnh chính: Lao phổi(T) mới có bằng chứng vi khuẩn học Bệnh kèm: Không
Biến chứng: Bội nhiễm phổi(T). VII. ĐIỀU TRỊ:
1. Nguyên tắc điều trị: - Điều trị nguyên nhân
- Điều trị triệu chứng - Chế độ dinh dưỡng
- Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi
2. Điều trị cụ thể: a. Điề
u trị triệu chứng: Điều trị lao phổi theo phác đồ A1 (2RHZE/4RHE)
Trên bệnh phòng điều trị với liều trung bình của thuốc kháng lao thấy
bệnh nhân đáp ứng tốt, không xảy ra các tác dụng phụ nặng nên điều trị tiếp
cùng với liều lượng trung bình như sau: +Turbe (R 150mg + H 100mg)
Rifampicin: 10mg x 55kg=600mg/24h; Isoniazid: 5mg x 55kg= 300mg/24h
Như vậy nên kê cho bệnh nhân dùng 3 viên Turbe 250/v uống 1 lần 9h00
+Ethambutol 17mg x 55kg= 1g/24h
Như vậy bệnh nhân dùng 3 viên Ethambutol 400mg/v uống 1 lần 9h00
+Pyrazinamid 25mg x 55kg= 1,4g/24
Như vậy bệnh nhân dùng 3 viên Pyrazynamid 500mg/v uống 1 lần 9h00 b. Dự
phòng tác dụng phụ thuốc:
- Vitamin B1 250mg x 2v uống (chiều: 1v - tối: 1v)
- Liverton 140mg x 4v uống (chiều: 2v- tối: 2v) c. C hế độ dinh dưỡng:
Bệnh nhân bị lao và vừa sinh con cách đây 1 tháng nên chế độ ăn uống cần đầy
đủ dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng, ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
-Pro: 2g x 55kg= 110g (trứng, thịt, đậu, cá,. )
-Nhu cầu năng lượng hàng ngày: 50cal x 55= 2750cal/ngày -Uống nhiều nước
Trong những ngày điều trị lao thì bệnh nhân không sụt cân nhưng ăn
uống vẫn còn kém. Vì bệnh nhân là sản phụ sau sinh nở và đang trong quá trình
điều trị lao và sau khi kết thúc điều trị bệnh nhân vẫn phải nuôi con nên đề nghị
nâng cao dinh dưỡng cho bệnh nhân, cải thiện chất lượng bữa ăn, tăng cường thể trạng. d. C
hế độ sinh hoạt-nghỉ ngơi:
-Khuyến khích bệnh nhân đi lại vận động nhẹ nhàng.
-Hướng dẫn bệnh nhân tập các bài tập hít thở.
-Tránh làm việc nặng, gắng sức.
-Giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng lo âu VIII. TIÊN LƯỢNG:
1. Tiên lượng gần: Khá
Bệnh nhân điều trị lao lần đầu, không kháng Rifampicin, chức năng gan thận bình
thường và có đáp ứng tốt với thuốc điều trị lao: giảm ho, không sốt, ăn uống được.
2. Tiên lượng xa: Trung bình
Hiện tại chưa ghi nhận các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên, khi sử
dụng thuốc điều trị Lao kéo dài, dễ gây ra các tác dụng phụ như viêm gan do thuốc,
suy thận, đau khớp, viêm thần kinh, rối loạn tiền đình.. Do đó, cần theo dõi tình trạng
lâm sàng bệnh nhân để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường.
Điều trị lao đòi hỏi phải đủ thời gian, dùng thuốc đều đặn và đúng liều, thời gian điều
trị dài ngày nên có thể xảy ra trường hợp bệnh nhân bỏ điều trị dẫn đến nguy cơ kháng
thuốc và tái nhiễm sau này. IX. DỰ PHÒNG:
1. Đối với người bệnh:
+ Tuân thủ điều trị dùng thuốc chống lao
+ Nằm đúng tư thế, nơi ở thoáng mát có ánh nắng tự nhiên. Dặn bệnh nhân có
các triệu chứng bất thường thì báo ngay cán bộ y tế
+ Thường xuyên giặt đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn,. .
+ Không khạc nhổ bừa bãi, dùng khẩu trang khi tiếp xúc với người khác
+ Nâng cao thể trạng, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ
+ Tránh không làm việc nặng trong thời gian điều trị thuốc
2. Đối với người nhà, người xung quanh:
+ Khám và xét nghiệm Mantoux cho người thân trong gia đình, người tiếp xúc
gần với bệnh nhân để phát hiện người đang mắc lao để điều trị. Nếu Mantoux
(+) mà không có biểu hiện lâm sàng của lao thì điều trị lao tiềm ẩn với phác đồ
3HP nếu không có chống chỉ định của thuốc:
Phác đồ 3 HP (Rifapentin (RPT) và Isoniazid):
- Tần xuất uống 1 lần/ tuần (12 liều điều trị trong thời gian 3 tháng)
- Liều Isoniazid là 15 mg/kg; Liều uống RPT theo khoảng cân nặng: Từ
25-32kg dùng 600 mg; từ 32-50kg dùng 750 mg; ≥ 50.0 kg dùng tối đa 900 mg.
+ Trẻ đã được tiêm Vaccin BCG, theo dõi các triệu chứng và phản ứng phụ sau
tiêm chủng của trẻ, nếu 1 tháng sau khi tiêm không thấy sẹo BCG ở cơ Delta
của trẻ thì nên đưa trẻ đên các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDR.
Trường hợp thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccine phòng lao.
+ Hiện tại trẻ 1,5 tháng tuổi (< 6 tháng tuổi) thì không điều trị lao tiềm ẩn, cần
theo dõi sát các triệu chứng của trẻ như ho, sốt về đêm, bỏ bú, không lớn,….
Đến khi trẻ được 6 tháng tuổi thì cho chụp Xquang để tầm soát đánh giá xem
có tổn thương ở phổi hay ngoài phổi hay.
+ Dặn người nhà giám sát trẻ, phát hiện sớm các tác dụng phụ của thuốc điều trị.
+ Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi vắt sữa ra bình cho con.
+ Sát khuẩn tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh.
+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị lao phổi.
+ Nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng và lao động hợp lý.